Phát triển khoa học công nghệ quốc phòng Việt Nam

Phát triển khoa học công nghệ quốc phòng Việt Nam I. LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn mới, tình hình trong nước, khu vực và quốc tế có nhiều thay đổi, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải đổi mới tư duy về phát triển CNQP. Ngày nay, CNQP không chỉ là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, với ý nghĩa là một bộ phận của kinh tế quân sự và chỉ bao gồm các xí nghiệp quốc phòng và các cơ sở nghiên cứu khoa học- công nghệ quân sự như trước đây, mà nó còn bao gồm cả một bộ phận năng lực CNQP to lớn nằm trong các doanh nghiệp dân dụng thuộc mọi thành phần kinh tế. II LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI. - Xã hội chúng ta đang sống hiện nay đã bước vào thời kỳ toàn cầu hoá về nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế chính trị vì vậy đã đưa toàn thế giới phát triển mạnh mẽ .Nhiều quốc gia đã trở thành cường quốc về kinh tế như anh ,pháp mỹ nga, nhật .Các nước có nền kinh tế chậm phát triển hơn cũng có rất nhiều cơ hội, đời sống con người ngày càng được nâng cao lên nhưng bên cạnh những măt tích cực mà nền kinh tế phát triển đem lại thì lại có những vấn đè bất cập : kinh tế phát triển nhiều nước trở thành cường quốc về kinh tế ,chính trị mong trở thành bá chủ toàn cầu của một số cường quốc kinh tế chuyển sang các đế quốc đã gây ra cho khắp thế giới tình hình chính trị bất ổn đặc biệt đe doạ tới an ninh quốc phòng của các nước yếu hơn .Thông qua các “Diễn biến hoà bình” và “Bạo loạn lật đổ” các nước đế quốc không ngừng chạy đua vũ trang nhằm xây dựng cho mình một lực lượng mạnh nhất để chuẩn bị cho các mục tiêu của họ. - Việt nam chúng ta là một nước nhỏ phát triển theo con đường XHCN đối lập hoàn toàn với các nước đế quốc hơn nữa tài nguyên thiên nhiên phong phú nên nước ta rất dễ trở thành mục tiêu xâm chiếm của rất nhiều thế lực bên ngoài. - Để đối phó với các nguy cơ trên và bảo vệ vững chắc đất nước ,bảo vệ chế độ XHCN đảng và nhà nước ta cũng đã có những kế hoạch chủ trương cụ thể nhằm xây dựng nền quốc phòng mạnh sẵn sang chống lại bất kỳ thế lực nào xâm lược đất nước. - Một đất nước muốn phát triển một cách bền vững thì phải có một nền an ninh quốc phòng ổn định .Khi nước ta đã bước vào hội nhập kinh tế thế giới hơn nữa tình hình thế giới ngày càng phức tạp ,diễn biến càng trầm trọng hơn. - Trước hiện tại của thế giới nói chung và việt nam nói riêng nhóm futuređã chọn đề tài về “CÔNG NGHỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM “để tìm hiểu kỹ hơn về nền quốc phòng của việt nam những phương hướng cũng nhưng giải pháp cần có để xây dựng một nền quốc phòng việt nam vững mạnh. - CNQP là một trong những công cụ quan trọng chiến lược hàng đầu trong nền công nghiệp quốc gia . - Nhằm củng cố & xây dựng các chiến lược, kế hoạch, phương pháp, phát triển nền KHCN kĩ thuật quân sự quốc phòng Việt Nam - Xuất phát từ nhu cầu bức thiết theo sát hai nhiệm vụ chiến lược : dựng nước & giữ nước của Đảng và Nhà nước ta, nhằm duy trì ổn định, gìn giữ, bảo vệ và xây dựng vững chắc nền hoà bình, an ninh độc lập nước nhà. - Việt Nam đang bị Trung Quốc và Đài Loan tranh giành hai quần đảo: Trường Sa & Hoàng Sa . Phát triển khoa học công nghệ quốc phòng Việt Nam

doc21 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển khoa học công nghệ quốc phòng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BỘ MÔN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Đề tài thuyết trình PHÁT TRIỂN NỀN KHCN QUỐC PHÒNG VIỆT NAM - Giảng viên hướng dẫn: Đinh Hoàng Minh - Nhóm sinh viên thực hiện “FUTURE”: CĐ2-QTKD 1. Nguyễn Văn Quang - Lớp Anh 1 2. Hoàng Văn Ninh - Lớp Anh 1 3. Phùng Thế Ngọc - Lớp Anh 1 4. Đỗ Đăng Thức - Lớp Nhật 5. Phan Thanh Minh- Lớp Nhật 6. Nguyễn Viết Tưởng- Lớp Nhật 7. Nguyễn Thị Kim Phượng - Lớp Anh 1 8. Nguyễn Thị Hoa - Lớp Anh 1 - Nội dung thuyết trình: I. Lời mở đầu II. Lý do lựa chọn đề tài (giá trị thực tiễn của đề tài) III. Đánh giá thực trạng nền KHCN Quốc phòng Việt Nam. 1. Vệ tinh Vinasat 2.Binh chủng Hải quân 3.Binh chủng Không quân 4.Lực lượng Tăng - Thiết giáp 5.Súng AK & AR-15 VI. Chiến lược, kế hoạch, biện pháp phát triên nền KHCN QP Việt Nam. V. Kết luận. - Nguồn tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình CGCN (lưu hành nội bộ) – Vũ Chí Lộc - Trường ĐH Ngoại thương 2. các Websites: - Google.com - Vietbao.com - ttvnol.com - vndefence. Info - Hoangsa.org I. LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn mới, tình hình trong nước, khu vực và quốc tế có nhiều thay đổi, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải đổi mới tư duy về phát triển CNQP. Ngày nay, CNQP không chỉ là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, với ý nghĩa là một bộ phận của kinh tế quân sự và chỉ bao gồm các xí nghiệp quốc phòng và các cơ sở nghiên cứu khoa học- công nghệ quân sự như trước đây, mà nó còn bao gồm cả một bộ phận năng lực CNQP to lớn nằm trong các doanh nghiệp dân dụng thuộc mọi thành phần kinh tế. II LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI. - Xã hội chúng ta đang sống hiện nay đã bước vào thời kỳ toàn cầu hoá về nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế chính trị vì vậy đã đưa toàn thế giới phát triển mạnh mẽ .Nhiều quốc gia đã trở thành cường quốc về kinh tế như anh ,pháp mỹ nga, nhật…….Các nước có nền kinh tế chậm phát triển hơn cũng có rất nhiều cơ hội, đời sống con người ngày càng được nâng cao lên nhưng bên cạnh những măt tích cực mà nền kinh tế phát triển đem lại thì lại có những vấn đè bất cập : kinh tế phát triển nhiều nước trở thành cường quốc về kinh tế ,chính trị mong trở thành bá chủ toàn cầu của một số cường quốc kinh tế chuyển sang các đế quốc đã gây ra cho khắp thế giới tình hình chính trị bất ổn đặc biệt đe doạ tới an ninh quốc phòng của các nước yếu hơn .Thông qua các “Diễn biến hoà bình” và “Bạo loạn lật đổ” các nước đế quốc không ngừng chạy đua vũ trang nhằm xây dựng cho mình một lực lượng mạnh nhất để chuẩn bị cho các mục tiêu của họ. - Việt nam chúng ta là một nước nhỏ phát triển theo con đường XHCN đối lập hoàn toàn với các nước đế quốc hơn nữa tài nguyên thiên nhiên phong phú nên nước ta rất dễ trở thành mục tiêu xâm chiếm của rất nhiều thế lực bên ngoài. - Để đối phó với các nguy cơ trên và bảo vệ vững chắc đất nước ,bảo vệ chế độ XHCN đảng và nhà nước ta cũng đã có những kế hoạch chủ trương cụ thể nhằm xây dựng nền quốc phòng mạnh sẵn sang chống lại bất kỳ thế lực nào xâm lược đất nước. - Một đất nước muốn phát triển một cách bền vững thì phải có một nền an ninh quốc phòng ổn định .Khi nước ta đã bước vào hội nhập kinh tế thế giới hơn nữa tình hình thế giới ngày càng phức tạp ,diễn biến càng trầm trọng hơn. - Trước hiện tại của thế giới nói chung và việt nam nói riêng nhóm future đã chọn đề tài về “CÔNG NGHỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM “để tìm hiểu kỹ hơn về nền quốc phòng của việt nam những phương hướng cũng nhưng giải pháp cần có để xây dựng một nền quốc phòng việt nam vững mạnh. - CNQP là một trong những công cụ quan trọng chiến lược hàng đầu trong nền công nghiệp quốc gia . - Nhằm củng cố & xây dựng các chiến lược, kế hoạch, phương pháp, phát triển nền KHCN kĩ thuật quân sự quốc phòng Việt Nam - Xuất phát từ nhu cầu bức thiết theo sát hai nhiệm vụ chiến lược : dựng nước & giữ nước của Đảng và Nhà nước ta, nhằm duy trì ổn định, gìn giữ, bảo vệ và xây dựng vững chắc nền hoà bình, an ninh độc lập nước nhà. - Việt Nam đang bị Trung Quốc và Đài Loan tranh giành hai quần đảo: Trường Sa & Hoàng Sa III. :THỰC TRẠNG NỀN CNQP VIỆT NAM ( trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ ) - Tuy còn yếu kém như: + Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có trình độ,am hiểu sâu sắc về việc ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ quốc phòng được chuyển giao. + Khả năng tiếp cận, ứng dụng khoa học ,kỹ thuật có chọn lọc các thành tựu của các nước phát triển chưa được phát huy cao độ. nền CNQP nước ta vẫn đứng trước hai nguy cơ và thách thức lớn, đó là sự tụt hậu không chỉ so với CNQP các nước xung quanh, mà còn tụt hậu so với cả công nghiệp dân sinh trong nước; khả năng và điều kiện để bắt nhịp với sự phát triển của kinh tế quân sự tri thức đang diễn ra trên thế giới là rất hạn chế. + Về Ngân sách: Ngân sách chi cho Quốc phòng của Việt Nam còn rất hạn chế, theo bản dự toán Ngân sách chi cho Quốc phòng năm 2007 là: 27,095,563 Tỷ (VND) trong khi đó dân sô nước ta cao, đứng thứ 13 trên thế giới. TheoThống kê cho thấy có 31 nước chi cho Quốc phòng với ngân sách lên tới trên 3,1 tỷ USD. Như vậy nếu so với các khoản chi cho quốc phòng của Thế giới thì ngân sách chi cho Quốc phòng của Việt Nam còn rất khiêm tốn. - Các hoạt động chuyển giao công nghệ tiên tiến của Việt Nam từ các nước phát triển CNQP hiên nay là: Vệ tinh nhân tạo VINASATvinasat - Ngày 12.5.2006, hợp đồng cho gói thầu trên được ký kết giữa VNPT và nhà thầu Lockheed Martin (Mỹ) theo hình thức trọn gói. - Theo đó, nhà thầu này chịu trách nhiệm sản xuất vệ tinh, cung cấp tên lửa đẩy, thiết bị trạm điều khiển và bàn giao vệ tinh trên quỹ đạo 132 độ Đông. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà thầu đã liên kết với thầu phụ là Công ty Arianespace (Pháp) cung cấp tên lửa đẩy để phóng vệ tinh Vinasat. . - Ngày 2-4-2008, vệ tinh VINASAT-1 dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo từ bãi phóng ở Guyana, một quốc gia Nam Mỹ. Sau một tháng kiểm tra hoạt động của vệ tinh trên quỹ đạo, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, nhà thầu Lockheed Martin Corporation sẽ bàn giao cho VNPT để đưa vào khai thác. - Khách hàng lớn nhất của dự án Vinasat là Bộ Quốc phòng và Bộ Công an của Việt Nam BINH CHỦNG HẢI QUÂN: - Về lĩnh vực Hải quân, Hải quân Việt Nam hiện nay được cho là có khoảng 50 chiến hạm cỡ nhỏ với trang bị lạc hậu và khoảng vài trăm tàu xuồng chiến đấu trên sông. Các chiến hạm chủ yếu được chuyển giao từ Liên Xô cũ và một phần là chiến lợi phẩm từ hải quân Ngụy. Hiện nay Việt Nam đã tự đóng được vài chiến hạm nhỏ. Với mục tiêu từng bước hiện đại hóa hải quân, Việt Nam đã mua vài chiếc khu trục hạm lớp Gepard 2.1. Những trang bị vũ khí Hải Quân mà Việt Nam đã đặt mua trong thời gian qua. (nguồn : Vietnam Defence) - Mua 2 tàu chiến Tarantul-1 Class FAC(M) năm 1994 và nhận hàng năm 1996 , người Việt Nam đặt tên là tàu chiến đấu lớp HQ-371. - Mua 2 tàu chiến BPS-500/Type-1241A FAC(M) năm 1996 nhận hàng năm 2001, trong đó 1 chiếc được đóng tại Việt Nam ; người Việt Nam đặt tên là lớp Ho-A - Mua 2 tàu chiến Project-1241 RE FAC(M) hay còn gọi là Tarantul-1 Class FAC(M) vào năm 1998 nhận hàng năm 1999 . - Mua 2 tàu chiến Svetlyak Class Patrol craft _ là loại tàu tuần tra cao tốc, vào năm 2001 và nhận hàng năm 2002 . - Mua 4 tàu tuần tra cao tốc Mirage ( Project 14310). - Mua 12 tàu chiến Project-1241.8 FAC(M) vào năm 2004 , đã nhận 1 chiếc vào cuối năm 2006, 1 chiếc vào đầu năm 2007 , số còn lại sẽ được đóng ở Việt Nam đến năm 2010. - Mua 2 tàu ngầm loại nhỏ lớp Sang-O của Bắc Triều Tiên năm 2000. - Đặt mua 2 tàu khu trục hạm lớp Gepard vào năm 2006, sẽ giao hàng năm 2009. - Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I (Molniya) đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếcTarantul 5. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul 1 nữa Sơ lược về Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I ( Project 1241RE ) Độ giãn nước: 392 tấn _ 455 – 469 tấn full load Kích thước: 56.1 x 10.2 x 2.14 mét Sức đẩy: 2 trục; 2 động cơ gas turbines, 8 000 shp khi chạy bình thường ; 2 động cơ đẩy gas turbines, 24 000 shp; 32 000 shp khi chạy tăng tốc tối đa , vận tốc lớn nhất 43 hải lý/ giờ hoặc ở chế độ tiết kiệm nhiên liệu là 13 hải lý / giờ . Tầm họat động tối đa là 760 hải lý ở tốc độ tối đa và ở tốc độ trung bình là 1400 hải lý . Thủy thủ đoàn: 39 người Fire Control: Garpun-E/Plank Shave missile control Radar: Radar tìm kiém mục tiêu "Monolit" cho tên lửa đối hải, radar "Vympel" MR-123 cho pháo AK-176, Radar "Kivach-2" dùng để định vị đường đi, hễ thống nhiễu điện tử REB "Vympel - R2" Vũ khí: 4 hỏa tiễn SS-N-2C Styx SSM, 1 súng 76.2mm/59cal DP_ AK-176, 1 bệ phóng tên lửa SA-N-8 SAM (1 bệ phóng tên lửa Igla "Strella-3” mang theo 16 tên lửa), 2 pháo súng 30AA _ AK-630 là lọai pháo tốc độ cao ( 30 mm ), hai bệ phóng mồi bẫy PK-16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét - Tarantul 5 - SSN-25 đang trên đường về Việt Nam. Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 12418 “Thần Sấm".Tarantul 5 có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công ngon hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul 5 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao. 2.2. Tàu khu trục hạm lớp Gepard 3.9 ( project 11661 ) Độ giãn nước : 2090 tấn Kích thước: 102 x 13.6 x 3.5 mét ( Cao 5.3 m kể cả ăng ten ). Sức đẩy: 3 trục;1 động cơ diesel 7400 bhp dùng để chạy ở chế độ bình thường ; 2 động cơ đẩy gas turbines 2x15400 shp, tổng công suất điện tạo ra là 800 KW ;vận tốc tối đa 27 hải lý/ giờ _ ứng với tầm họat động 950 dặm , ứng với tầm họat động 5000 dặm với vận tốc trung bình 10 hải lý/giờ hoặc 3000 dặm với vận tốc là 18 hải lý /giờ . Thời gian họat động trên biển : 15 ngày . Thủy thủ đoàn: 103 người + 16 sĩ quan Hệ thống sonar "Zarnisa" Các loại radar MR-325 "Pozitiv", radar điều khiẻn tên lửa chống hạm "Monolit", phòng không MPZ-301 "Baza", MR-123 cho việc điều khiển pháo, hệ thống REB ĐÓ LÀ HỆ THỐNG GÂY NHIỄU ĐIỆN TỬ . Vũ khí: 1 tháp pháo với cỡ nòng 76 mm ( 316 viên đạn ), 4 ống phóng ngư lôi 533 mm , 1 giàn phóng rócket chống ngầm RBU-6000 ASW RL ( 12 ống phóng ), 2x4 SS-N-25 ( Tên lửa đối hạm tầm 130 km ), hệ thống pháo + tên lửa phòng không hoặc + 1 AK-630 ( 2x30 mm ) + 1 Trực thăng Ka-28 , trang bị thêm 10-20 quả thủy lôi và 4 bệ phóng nhiễu PK-16. Tàu phri-ghết lớp Gepard trang bị hệ thống tên lửa chống tàu với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 4 ống phóng ( 8 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg . Hệ thống phóng rốc-két RBU-6000 dựa trên hệ thống Smerch-2 do nhà máy chế tạo quốc gia En-tơ-prai-xơ phát triển. Rốc-két có thể chuyển động tới độ sâu 6000 mét và diệt mục tiêu ngầm hiệu quả ở độ sâu 500 mét. Một cơ số của RBU-6000 có 96 rốc-két. Tàu còn có một sàn đỗ và hầm chứa cho máy bay trực thăng Ka-mốp Ka-28 dùng cho tác chiến chống ngầm và khả năng tiêu diệt được tàu ngầm ở độ sâu 500 mét. Tầm hoạt động của trực thăng Ka-28 đạt hơn 200km. Các khí tài khác lắp trên tàu là 4 hệ thống phóng mồi bẫy PK-16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét. Binh chủng không quân. Máy bay thế hệ mới Su-27SK • Việt Nam có 12 Su-27SK và Su 27 UBK . Những chiếc đầu tiên chuyển giao vào tháng 05 năm 1995, gồm 4 chiếc Su-27SK và 2 chiếc 2 chỗ huấn luyện Su-27UBK. • Hợp đồng ký thứ hai ký vào tháng 12 năm 1996, Việt Nam nhận thêm 2 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK. Tất cả những chiếc Sukhoi này lúc đầu đậu tại Phan Rang sau đó chuyển về Biên Hòa, thuộc sư đoàn KQ 370. • Su-27SK: phiên bản xuất khẩu của Su-27 một chỗ. • Su-27UB ("Flanker-C"): mẫu sản xuất đầu tiên 2 chỗ, được chuyển đổi thành máy bay huấn luyện. - Thiết kế căn bản của Su-27 về mặt khí động học tương tự MiG-29, nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm thiểu trọng lượng cấu trúc, nó sử dụng nhiều titanium (khoảng 30%, nhiều hơn bất kỳ một loại máy bay cùng thời). Vật liệu composite không được sử dụng. Cánh chéo chạy vào thân và về cơ bản là kiểu cánh tam giác, dù các đầu cánh được đặt các thanh treo tên lửa hay các mấu phản công điện tử (ECM). Tuy nhiên . - Vào giữa thập niên 1990, do nhu cầu hiện đại hóa từng bước lực lượng không quân Việt Nam đã mua một số Su-27 nhằm thay thế dần một số chiến đấu cơ Mig-21 đã hết hạn sử dụng và nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng không quân. - Động cơ phản lực của Su-27 là loại Lyulka AL-31F, khoảng cách giữa 2 động cơ khá lớn, vừa để an toàn vừa để đảm bảo không gián đoạn luồng khí xuyên qua những khe lấy không khí. Khoảng không giữa 2 động cơ cũng cung cấp thêm lực nâng, giảm bớt trọng tải cho cánh. Cánh của động cơ có thể di chuyển trong các khe hút không khí cho phép máy bay đạt tốc độ Mach 2+, và giúp duy trì luồng khí vào động cơ luôn ổn định khi máy bay đang ở góc tấn công lớn. Một màn chắn ở mỗi động cơ ngăn không cho các vật thể lạ đâm vào động cơ trong khi máy bay cất cánh. Ngoài những cải tiến thêm vào để tăng tính nhanh nhẹn, Su-27 sử dụng thể tích bên trong để chứa nhiên liệu, nó có sức chứa nhiên liệu rất lớn. Trong mức mang nhiên liệu cực đạt cho phép, nó có thể mang 9,400 kg (20,700 lb) nhiên liệu, trong khi bình thường nó có thể mang 5,270 kg (11,620 lb) nhiên liệu. 3.2. L-39 máy bay huấn luyện đa năng Hiện Việt Nam có khoảng 23 chiếc L-39 đóng tại Học viện Không quân Nha Trang - Đây là chiếc đầu tiên của thế hệ máy bay huấn luyện phản lực thứ hai, và là chiếc máy bay huấn luyện sớm nhất được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt, và sau này được nâng cấp thành loại L-59 Super Albatros và L-139. Mẫu thiết kế này vẫn đang được chế tạo ở tình trạng được nâng cấp thành L-159 Alca, 2,800 chiếc L-39 vẫn hoạt động trong hơn 30 lực lượng không quân trên khắp thế giới. Chiếc Albatros rất linh hoạt, có thể đảm đương các phi vụ tấn công hạng nhẹ ban ngày cũng như vai trò huấn luyện phi công, và vai trò thông thường nhất của nó là máy bay huấn luyện. 4:Xe Tăng 4.1. Lực lượng Tăng - Thiết giáp Việt Nam: PT-85 - Ngoài PT-76 quân đội nhân dân Việt Nam còn nhập các xe tăng lội nước PT-85. Chúng đã được sử dụng trong cả 2 cuộc chiến tranh chống Pháp & chống Mỹ cứu nước, và chô tới ngày nay đang từng bước được cải tiến dần dần. - PT-85 được sản xuất dựa theo mẫu của PT-76 nhưng được thay tháp pháo tương tự như xe tăng T-54, T-59 với nòng pháo cỡ 85 mm.. THÔNG SỐ KỸ THUẬT Loại:Xe tăng lội nước hạng nhẹ Nước sản xuất: Trung Quốc Nặng:18.4 tấn Dài 7.288 m Bề ngang: 3.2 m Cao: 2.522 m Tổ lái:4 người Vũ khí: Súng chính 85mm( 105mm với Type 63A) 1 đại liên đồng trục 7,62mm 1 đại liên 12,7mm gắn trên đỉnh tháp pháo Động cơ:12150L2 diesel 400 mã lực Tầm hoạt động: 370km Vận tốc: 64km/h trên cạn 12km/h dưới nước 4.2. Lực lượng Tăng - Thiết giáp Việt Nam: BMP-2 - Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 được đưa vào sử dụng ở Việt Nam vào những năm 1980, loại này được Việt Nam cải tiến từ loại BMP-1 với những thay đổi về vũ khí chính. - Tháp pháo mới 2 người được thay thế cho tháp pháo 1 người cuả BMP-1, súng chính 30mm nòng dài, nhỏ , tốc độ cao có thể dùng để chống lại máy bay, trực thăng và bộ binh, bệ phóng tên lưả chống tăng gắn trên tháp pháo có thể lắp các loại tên lưả chống tăng như AT-4 SPIGOT hoặc AT-5 SPANDREL. Với tháp pháo được thiết kế rộng hơn, số lượng cưả quan sát cho lính bộ binh giảm xuống còn 2 cửa thay vì 4 cửa ở BMP-1, và số lính bộ binh chở theo giảm đi 1 người( còn 7 người). Mỗi bên sườn xe ở vị trí khoang chở lính có 3 lỗ châu mai và tiềm vọng kính. -BMP-2 có khả năng lội nước như BMP-1, xích cuả nó đ ược cải tiến so với BMP-1 để tăng khả năng nổi trên mặt nước. BMP-2 có thể trang bị giáp nổ cảm ứng ERA nhưng ERA lại gây nguy hiểm cho bộ binh tùng thiết nên giáp bảo vệ thụ động thích hợp hơn còn ERA thì ko được tin cậy, hơn nữa khi lội nước mà gắn thêm giáp thì không phù hợp. - BMP-2 có thêm 1 số cải tiến về bộ phận điều hoà không khí và động cơ mạnh hơn BMP-1. Tháp pháo được thiết kế rộng hơn và có 2 cưả quan sát cho 2 người, như vậy sẽ có 1 người điều khiển súng chính 30mm loại 2A72 và 1 người sử dụng tên lưả chống tăng, tránh được việc 1 người làm 2 việc cùng lúc. - Bệ phóng tên lưả chống tăng Kornet được trang bị thiết bị ngắm hồng ngoại, gồm 1 tên lưả trên bệ phóng và 4 tên lưả dự trữ, cơ chế nạp đạn bằng tay. Loaị tên lưả sử dụng có thể là AT-4, AT-4B hoặc AT-5,AT-5B, ngoài ra BMP-2 có thể sử dụng các loại tên lưả Milan, Milan-2,Milan-3. Thiết bị định hình mục tiêu cho tên lưả bằng hồng ngoại loại Trakt/1PN65 cuả Nga được trang bị cho BMP-2 có tầm định vị khoảng 2500m. 5. SÚNG AK VÀ AR-15 - Cho tới nay, Việt Nam đã tiếp nhận chuyển giao được hai loại súng trường tiến công AK-47 của Nga và AR-15 của Mỹ (mà ta quen gọi là tiểu liên AK, tiểu liên AR-15 hay M16) ,rồi Chúng ta tự chế tạo sau đó.Loại AK-47 & AR-15 được đánh giá là luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong hầu hết các bảng xếp hạng các loại súng bộ binh trên thế giới. -Tiêu chí về uy lực thể hiện sức mạnh hoả lực áp đảo của vũ khí trong chiến đấu. Uy lực được đánh giá qua 3 yếu tố chính: Tốc độ bắn, độ chính xác bắn và khả năng sát thương của đầu đạn. - Súng AK có tốc độ bắn liên thanh lý thuyết là 600 phát/phút, tốc độ bắn liên thanh thực tế là 100 phát phút.Còn Súng AR-15 có tốc độ bắn liên thanh lý thuyết là 750 phát/phút, tốc độ bắn liên thanh thực tế là 150 phát phút. III. CHIẾN LƯỢC, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHCN QP Xây dựng 1 nghành công nghiệp QP tiên tiến, từng bước hiện đại. Thực sự xây dựng được cách thức tổ chức , phương thức quản lý CNQP đạt hiệu quả cao nhất. Đề nghị chuyển giao CNQP cho nhà nước quản lý còn Bộ Quốc phòng chỉ quản lý các cơ sở CNQP nòng cốt, để đầu tư huy động được mọi nguồn lực chất xám, đầu tư tham gia & phát triển CNQP .Vì bây giờ kinh nghiệm các nước cho thấy CNQP đều được tư nhân hoá hoặc cổ phần hoá nhưng chỉ Việt nam là khép kín nghành CNQP ,pháp lệnh CNQP sẽ điều chỉnh lĩnh vực này trong thời gian từ nay đến 2012. - Nhà nước nên đầu tư thêm nhiều Ngân sách hơn nữa cho nghành công nghiệp quốc phòng Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức ,cá nhân trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu KHCN phục vụ nhiệm vụ xây dựng & phát triển CNQP Việt Nam . Nhà nước tổ chức thành lập nhiều dự án chế tạo các vũ khí chiến lược như của Nga, Mỹ, Anh, iraq, Trung Quốc…….như :Máy bay chiến lược, hệ thống tàu ngầm Borei… - Cần phải tổ chức đào tạo chuyên sâu về công nghệ kĩ thuật chế tạo các loại vũ khí quốc phòng đồng thời cử cán bộ của Việt Nam ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, kién thức chuyên ngành của những nước có nền CNQP cao . Bởi vì nước ta cán bộ am hiểu lĩnh vực công nghệ còn yếu nhất là trong thời điểm hiên nay nền công nghệ quốc phòng thế giới đã có những bước phát triển nhanh về măt chất và lượng để đi tắt đón đầu bắt kịp với thế giới . - CNQP mở rộng bao gồm toàn bộ năng lực của công nghiệp dân dụng có thể tham gia sản xuất hàng quốc phòng theo đơn đặt hàng của Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Quốc phòng và xuất khẩu hàng quốc phòng theo đơn đặt hàng của nước ngoài được Nhà nước cho phép. Những bộ phận CNQP mở rộng được hình thành nhờ chuyển giao công nghệ từ các xí nghiệp doanh nghiệp CNQP nòng cốt, mà có. Quy mô của CNQP mở rộng phụ thuộc vào cung và cầu sản phẩm, công trình, dịch vụ quốc phòng của thị trường trong và ngoài nước, phụ thuộc vào sự ổn định của môi trường khu vực và quốc tế. - Cơ chế quản lý CNQP phải là cơ chế phù hợp với cơ cấu CNQP trong thời kỳ mới, tức là quản lý theo hệ thống liên ngành công nghiệp quốc gia. Chính phủ trực tiếp điều hành hoạt động của CNQP, Bộ Quốc phòng và Bộ Công nghiệp làm chức năng tư vấn. Theo chúng tôi, chúng ta có thể hình thành cơ chế: Chính phủ trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ các thành phần tạo nên cơ cấu CNQP. Bộ Công nghiệp tổ chức thực hiện, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề xuất và dự báo nhu cầu và đặt hàng theo yêu cầu nhiệm vụ được - Trong quá trình đầu tư có chọn lọc theo hướng hiện đại chúng ta có thể và cần phải quan tâm đến những vấn đề rất cơ bản là: + Sớm cụ thể hóa việc mở rộng phạm vi bảo đảm những sản phẩm, công trình, dịch vụ quân sự – quốc phòng cho các đối tượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bội đội biên phòng, cảnh sát biển, lực lượng dự bị động viên, cảnh sát, an toàn, dân quân tự vệ, an ninh nhân dân, phòng thủ dân sự và các lực lượng khác có liên quan đến bảo vệ tổ quốc. + Đầu tư thỏa đáng cho thành phần CNQP nòng cốt, đột phá vào một số lĩnh vực sản phẩm mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu phòng tránh, đánh trả vũ khí công nghệ cao trong chống chiến tranh kiểu mới của địch. + Đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu các sản phẩm, công trình, dịch vụ quân sự - quốc phòng, phục vụ cho các lực lượng bảo vệ tổ quốc bằng các phương thức phi vũ trang, phòng tránh và phòng thủ dân sự. + Chuẩn bị tốt những tiền đề để CNQP hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền công nghiệp quốc gia, dưới sự quản lý của Nhà nước. Bộ Quốc phòng thể hiện nhu cầu bằng phương thức đặt hàng, chuẩn bị động viên công nghiệp và chuyển giao công nghệ quân sự – quốc phòng cho công nghiệp quốc gia. - Sớm xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về CNQP quốc gia phù hợp với chiến lược bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới - Nên phân chia giai đoạn chuyển giao công nghệ. Giai đoạn một, bao gồm nhóm công nghệ sản xuất, sửa chữa những sản phẩm quốc phòng có công nghệ gần với công nghệ sản xuất, sửa chữa hàng dân dụng. Giai đoạn hai, cùng với sự tiến bộ của quá trình CNH, HĐH đất nước, tiếp tục chuyển giao công nghệ ở nhóm công nghệ hiện đại, có độ phức tạp cao hơn cần phải có sự đầu tư và chuẩn bị đầy đủ hơn. Như vậy, quá trình “lưỡng dụng” hóa CNQP và hội nhập CNQP vào công nghiệp quốc gia có thể diễn ra trong thời gian 10 đến 15 năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCong nghe quoc phong.doc
Tài liệu liên quan