Phát triển kinh tế biển thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững

Kết luận Phát triển kinh tế biển thành phố Đà Nẵng, nhất là các lĩnh vực du lịch, cảng, khai thác và công nghiệp thủy hải sản vừa phù hợp với điều kiện của địa phương, vừa phản ánh xu thế phát triển kinh tế biển của Việt Nam và cả thế giới. Thời gian tới, Đà Nẵng cần có chiến lược khai thác kinh tế biển, lấy kinh tế biển làm động lực thúc đẩy sự phát triển của cả thành phố. Cần nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện có cơ sở khoa học về tiềm năng du lịch nói chung, tiềm năng du lịch biển, đảo nói riêng để làm căn cứ cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển du lịch trong thời gian tới. Tiếp tục đẩy mạnh khả năng phát triển du lịch sinh thái biển, đảo dựa trên thế mạnh của tiềm năng đa dạng sinh học, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử Phát triển ngành thủy sản một cách bền vững, xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đối với vận tải biển, tập trung nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cảng nước sâu Tiên Sa và cảng Liên Chiểu. Đồng thời, chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là các khu kinh tế, khu du lịch, đô thị ven biển, có chính sách liên kết, hợp tác vùng, nhất là địa phương trên “Con đường Di sản miền Trung”. Như vậy, phát triển kinh tế biển, đảo cần được nhận thức đầy đủ, sâu sắc, trên cơ sở đó đưa ra các chương trình hành động và giải pháp cụ thể nhằm xây dựng các chiến lược, hướng đến khai thác và quản lý biển, đảo một cách bền vững. Phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng theo hướng bền vững vừa là một xu hướng vừa là một nhiệm vụ quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi thế giới mà con người đang tồn tại khá “mỏng manh, dễ bị tổn thương” bởi những tác động của chính con người chúng ta. Khai thác, sử dụng các lợi thế cần đi đôi với bảo vệ, tôn trọng, khôi phục để con người có thể khai thác được lâu dài. Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển theo hướng phát triển bền vững là xu thế tất yếu của Thành phố Đà Nẵng hiện tại và tương lai !

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế biển thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011) 81 PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Hoàng Thị Diệu Huyền * TÓM TẮT Thế kỷ XXI là thế kỷ của các quốc gia có biển! Việc khai thác lợi thế để phát triển kinh tế biển đang trở thành yêu cầu cấp thiết của sự phát triển. Đà Nẵng là một thành phố biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, thành phố có vị trí địa lí rất thuận lợi về đặc điểm tự nhiên, và cả sự giao lưu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. Đà Nẵng có đường bờ biển trải dài 30km từ Hải Vân cho đến Ngũ Hành Sơn. Ở một số nơi, núi ăn lan ra sát biển, tạo điều kiện để hình thành các cảng, trong đó có cảng Liên Chiểu, Tiên Sa Địa hình núi cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp và biển Đà Nẵng đã trở thành một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới. Với những điều kiện trên, Đà Nẵng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển, bao gồm hàng hải biển, khai thác thủy hải sản, du lịch biển Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững là một chiến lược phát triển của Đà Nẵng nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả những lợi thế biển phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 1. Đặt vấn đề Kinh tế biển là tổng hợp các hoạt động kinh tế, các ngành kinh tế (khai thác nuôi trồng thủy hải sản, hoạt động hàng hải, khai thác dầu khí và các khoáng sản khác và du lịch biển), có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với biển và đại dương nên có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ở các quốc gia có biển. Thế kỷ XXI là thế kỷ của các quốc gia có biển, vì vậy khai thác lợi thế để phát triển kinh tế biển trở thành yêu cầu cấp thiết của sự phát triển. Việt Nam là nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, toàn bộ phía Đông và Nam giáp với Biển Đông. Với đường bờ biển dài hơn 3.260km và vùng biển rộng khoảng một triệu km² nên có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển. Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của cả nước, đường bờ biển dài khoảng 30km, với các tài nguyên biển và ven biển đa dạng, từ đó Đà Nẵng xác định kinh tế biển là một trong những định hướng phát triển kinh tế -xã hội quan trọng của thành phố trong thế kỷ XXI. Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15055’Bắc đến 16014’Bắc và từ 107008’ Đông đến 108020’Đông. Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài trên 30km chạy dài từ đèo Hải Vân đến Non Nước; cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam. Thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích là 1256,53km2 trong đó nội thành chiếm 213,05km2, các huyện ngoại thành chiếm 1042,48km2. Đà Nẵng hiện có 6 quận và 2 huyện là huyện Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Đà Nẵng hiện nay là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I – trung tâm kinh tế- chính trị- xã hội; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đà Nẵng nằm TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1 (2011) 82 ở vị trí trung chuyển giữa Bắc và Nam, giữa Đông và Tây; trên trục giao thông đường bộ (Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh), đường sắt, đường biển, đường hàng không. Trên phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên (Quốc lộ 14B) và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar thông qua Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 2. Phát triển kinh tế biển thành phố Đà Nẵng 2.1. Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển 2.1.1. Đà Nẵng có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú tạo điều kiện phát triển của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển - Địa hình Đà Nẵng khá phức tạp với nhiều dạng địa hình khác nhau: núi, đồng bằng, vùng ven biển. Địa hình núi cao tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, địa hình đồng bằng hẹp ven biển. Địa hình ven biển của thành phố cũng có nhiều nét độc đáo, rất thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế. Dãi bờ biển có những bãi cát trắng chạy dài và một số địa hình cao (các dãy núi, mỏm núi ra sát biển ở Hải Vân, Sơn Trà, Non Nước). - Với hơn 30km đường bờ biển, Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, nguồn tài nguyên phong phú đa dạng. Trong các lợi thế đó, dải các bãi biển đẹp, có điều kiện lý tưởng từ Liên Chiểu đến Non Nước (Nam Ô, Xuân Thiều, Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê...), được xem là khu vực hấp dẫn các nhà đầu tư và là động lực chính của việc phát triển các ngành kinh tế biển. Gần đây, bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh, cùng với sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, là động lực cho Đà Nẵng xây dựng thành thành phố biển mang tầm quốc tế với ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch biển. Các bãi biển Đà Nẵng có độ dốc không đáng kể (0,43 - 0,78°), cát có độ trắng mịn cao. Diện tích trung bình các bãi biển từ 6.000 – 9.000m², bề rộng từ 50 - 55m, sức chứa khoảng 1.500 – 2.000 người/bãi biển. Một vài nơi lại xen kẽ với các khối núi tạo nên độ tương phản độc đáo, tăng sức hấp dẫn du khách... Nhiệt độ nước biển tầng mặt của Đà Nẵng thường cao, trung bình là 27ºC. Sự phân bố nhiệt độ nước biển khá đều trong năm. Thời gian nóng kéo dài trong các tháng 4 - 9 và nóng nhất là tháng 6 với 29,1ºC. Tháng có nhiệt độ nước biển thấp nhất là tháng 12 đạt 22,7ºC. Nhiệt độ tầng mặt thay đổi theo hướng tăng dần từ bờ ra khơi (Sơn Trà 25,5ºC, Hoàng Sa 26,6ºC). Sự phân bố như vậy có ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Với nền nhiệt cao, luôn trên 20ºC, vùng biển Đà Nẵng là nơi thích hợp cho sinh vật phù du, cá, tôm, san hô phát triển, đem lại nguồn lợi hải sản lớn cho thành phố. Độ mặn trung bình của vùng biển Đà Nẵng khoảng hơn 33‰. Chế độ mặn thay đổi rõ trong năm, thời kỳ độ mặn cao - mùa mặn vào tháng 6, 7; và thời kỳ độ mặn thấp - mùa nhạt vào tháng 12, tháng giêng; độ mặn cũng tăng dần từ bờ ra khơi. Gió trên vùng biển Đà Nẵng có các hướng chính: Đông Bắc (tháng 10 UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011) 83 đến tháng 4); Nam, Tây Nam, Đông Nam xen kẽ hoạt động (tháng 5 - tháng 9). Đà Nẵng còn có gió đất và gió biển luân chuyển trong ngày, giúp cho hoạt động ra khơi của ngư dân thuận lợi. Sóng ở biển Đà Nẵng không lớn, khá hiền hòa; các biển ở phía Đông (độ cao con sóng trung bình 1,2m) do có bán đảo Sơn Trà che chắn. Chế độ thủy triều trên vùng biển Đà Nẵng là bán nhật triều không đều. Biên độ triều trung bình ở Đà Nẵng là 0,96m. Việc xác định chế độ thủy triều giúp cho quá trình ra vào của tàu thuyền được thuận lợi. Biên độ triều nhỏ còn giúp cho việc xây dựng cầu cảng, cơ sở bốc xếp hàng hóa dễ dàng, ít tốn kém hơn. Như vậy, các bãi biển Đà Nẵng có điều kiện rất thích hợp cho du lịch biển và các hoạt động kinh tế khác. Địa hình bờ biển Đà Nẵng có độ khúc khuỷu lớn, có vịnh Đà Nẵng khá kín, được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất ở Việt Nam hiện nay, được che chắn bởi dãy Bạch Mã ở phía Bắc và núi Sơn Trà ở phía Nam; với không gian rộng (12km²), độ sâu vừa phải (10 - 17m), là khu vực có thể tổ chức các hoạt động kinh tế như du lịch biển, cảng biển, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản Ven biển Đà Nẵng còn có dạng địa hình độc đáo, đó là địa hình Karst ở Ngũ Hành Sơn (Non Nước), nằm cách trung tâm thành phố 8km về phía Đông Nam, là một danh thắng thu hút lượng khách du lịch lớn đến Đà Nẵng. - Tài nguyên biển và ven biển Biển Đông là một trong những biển lớn và giàu tài nguyên của thế giới. Vùng biển Đà Nẵng là một bộ phận thuộc Biển Đông nên nguồn lợi hải sản khá phong phú. Nguồn lợi hải sản là to lớn nhất trong các loại tài nguyên biển và ven biển của Đà Nẵng. Đà Nẵng có bờ biển dài 30km, có vịnh nước sâu với các cửa ra biển như Liên Chiểu, Tiên Sa, có ngư trường lớn với diện tích khoảng 15.000km², vùng thềm lục địa rộng với độ sâu 200m, tạo thành một vành đai nước rộng lớn, nên có sự phân bố nguồn lợi hải sản theo độ sâu khác nhau. Sinh vật biển Đà Nẵng phong phú, với hơn 266 loài có giá trị kinh tế cao, riêng về cá có hơn 600 loài (30 - 40 loài có giá trị kinh tế cao). Trữ lượng hải sản lớn, khoảng 1.136 nghìn tấn, khả năng khai thác hằng năm là 60.000 - 70.000 tấn hải sản các loại. Nhiều loại cá: cá thu, sòng, ngừ, trích, cơm; mực chủ yếu có mực nang, mực ống, là 2 loại có sản lượng khai thác cao; tôm có khả năng khai thác 8 - 9 tấn mỗi năm, phần lớn dùng để chế biến xuất khẩu; và nhiều loại hải sản quý hiếm như hải sâm, tôm hùm, tôm sú, bào ngư, ngọc trai Biển Đà Nẵng là vùng biển nhiệt đới, quanh năm nắng ấm, là điều kiện tốt cho san hô phát triển. San hô Đà Nẵng phát triển quanh bán đảo Sơn Trà thành dạng diềm, trong đó san hô đá hơn 90%. San hô có vai trò bảo đảm đa dạng sinh học trên vùng biển thành phố và là lợi thế phát triển du lịch. Hiện nay, Đà Nẵng phát triển loại hình du lịch lặn biển ngắm san hô thu hút du khách gần xa. Vùng biển ngoài khơi, quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa của thành phố cũng là TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1 (2011) 84 khu vực giàu hải sản, và là nơi thuận lợi để nuôi trồng thủy sản. Thành phố có trên 576ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn, phân bố ở các khu vực Thọ Quang, Nại Hiên Đông, Hòa Cường, Hòa Hiệp, quanh đèo Hải Vân. Các tài nguyên và lợi thế ven biển khác: Khoáng sản: Có cát trắng, tập trung ở khu vực bãi biển Nam Ô, là nguyên liệu dùng trong công nghiệp thủy tinh, vật liệu xây dựng, luyện quặng, trữ lượng dự báo là 5,5 triệu tấn. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có mỏ dầu - khí ở ngoài khơi khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa (trong bể trầm tích Nam Trung bộ). Lợi thế về cảnh quan: Cảnh quan ven biển đẹp, độc đáo, các dạng địa hình tương phản gây nên sự hấp dẫn đối với du khách. Lợi thế về vị trí chiến lược của một thành phố biển: Là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế miền Trung, là thành phố hạt nhân để hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung kéo dài từ Huế đến Dung Quất, Quảng Ngãi. 2.1.2. Các điều kiện kinh tế - xã hội Đà Nẵng có dân số đông, là nguồn tiêu thụ lớn, lực lượng lao động dồi dào, lao động có trình độ kỹ thuật chiếm 18,3% dân số, tương đối cao so với cả nước. Đà Nẵng là trung tâm giáo dục - đào tạo lớn của cả nước, điều kiện cùng với môi trường sống tốt nên đã thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực từ các địa phương đến học tập, làm việc, và định cư tại đây. Trong số gần 500.000 lao động, có tới 26,5% làm việc trong lĩnh vực kinh tế biển, đông nhất là ngành thủy sản và du lịch biển. Các cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, mạng lưới giao thông, dịch vụ đã và đang được thành phố đầu tư, phát triển tạo điều kiện phát triển kinh tế và thay đổi bộ mặt thành phố. Đà Nẵng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nên được sự đầu tư, quan tâm đúng mức của thành phố và Nhà nước. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 19 xác định phải xây dựng Đà Nẵng thành một đô thị trung tâm của miền Trung, đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ chính ra biển của Tây Nguyên và EWEC; chú trọng phát triển kinh tế biển gắn với đa dạng các dịch vụ cảng biển, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ và đa dạng hóa sản phẩm; phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, gắn với công nghiệp chế biến và tăng cường xuất khẩu. Đây được xem là định hướng chung nhất cho sự phát triển kinh tế biển của thành phố! 2.2. Phát triển kinh tế biển Đà Nẵng theo hướng bền vững Báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Uỷ ban Thế giới về môi trường và phát triển (WCED) nêu rõ: “Phát triển bền vững là sự đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ”. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011) 85 thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau. 2.2.1. Phát triển kinh tế hàng hải Phát triển giao thông vận tải biển và kinh doanh cảng biển là một trong những thế mạnh của kinh tế biển Đà Nẵng. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi để xây dựng cảng biển, nhất là trong vùng vịnh Đà Nẵng, ngành vận tải biển không ngừng được hoàn thiện và phát triển. Vịnh Đà Nẵng là một vịnh biển rộng, điều kiện địa chất ổn định, khá kín gió, lại nằm trên tuyến hàng hải quốc tế, nên có tiềm năng rất lớn. Một trong những mục tiêu quan trọng của thành phố là xây dựng cảng Đà Nẵng trở thành một trong những cảng biển quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm qua của thành phố, sự phát triển của EWEC, cộng với cơ sở hạ tầng có nhiều tiến bộ có tác động lớn đến năng lực hoạt động của cảng. Nhu cầu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một vùng rộng lớn tạo động lực lớn để cảng Đà Nẵng không ngừng phát triển nhằm nâng cao năng lực bốc dỡ, khả năng vận chuyển, chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng trong và ngoài nước. Hiện cảng Đà Nẵng có 3 khu bến (Tiên Sa, Sông Hàn, Liên Chiểu). Đà Nẵng đang triển khai nâng cấp khu bến Tiên Sa giai đoạn 2 và xây dựng mới cảng Liên Chiểu với số vốn gần 5.000 tỷ đồng, công suất dự kiến 8,5 triệu tấn/năm. Trong những năm qua, hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng liên tục tăng, năm 2007 đạt 2,6 triệu tấn, năm 2010 lên gần 5,6 triệu tấn. Phía Đông thành phố nhìn ra Biển Đông rộng lớn, cảng Đà Nẵng có thể thiết lập các tuyến hàng hải đến các vùng trong nước, trong khu vực và thế giới một cách thuận lợi, nhất là khi EWEC đi vào hợp tác phát triển chính thức. Vấn đề cần đặc biệt chú trọng là xử lý các chất thải đối với môi trường vùng cảng biển, nhất là những trường hợp vệ sinh tàu, tràn dầu (cảng Sông Hàn, Liên Chiểu...) 2.2.2. Khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản Phát triển mạnh ngành hải sản là một hướng phát triển của kinh tế biển Thành phố nhằm góp phần cải thiện đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, chủ quyền vùng biển. Bờ biển dài, ngư trường đánh bắt rộng, các loại hải sản phong phú là điều kiện tốt cho hoạt động khai thác hải sản. Trong những năm qua do được đầu tư về phương tiện đánh bắt hiện đại, sản lượng khai thác liên tục tăng, năm 2010 đạt khoảng 50.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho thành phố và cả nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1 (2011) 86 Đà Nẵng còn có điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhất là những loại có giá trị kinh tế cao, ở những vùng nước lợ, mặn (Sơn Trà, Thủy Tú, Cu Đê) như tôm sú, cá mú, cá chình, cá lóc, ba ba Hiện thành phố đã thành lập các trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống cung cấp cho các cơ sở nuôi trồng trên địa bàn thành phố. Sản lượng trong những năm qua không ngừng tăng, đạt gần 2.000 tấn các loại. Khu Công nghiệp thủy sản Thọ Quang hiện là nơi tập trung các cơ sở chế biến thủy hải sản phục vụ nhu cầu trong vùng và xuất khẩu. Thành phố có kế hoạch đầu tư 15 - 20 cơ sở chế biến có dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có chất lượng xuất khẩu quốc tế. Khối lượng sản phẩm thủy sản thành phố những năm gần đây luôn tăng, đóng góp đáng kể vào giá trị xuất khẩu của ngành và của thành phố. Trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, thành phố cần chú ý vấn đề bảo vệ môi trường sống của sinh vật và cả con người. Đó là vấn đề khai thác cạn kiệt các nguồn thủy hải sản; là vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tạp chất từ thức ăn cho vật nuôi; là vấn đề môi trường không khí khu vực chế biến luôn bị ảnh hưởng bởi mùi hôi bốc lên thường xuyên ảnh hưởng môi trường sống 2.2.3. Phát triển du lịch biển Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều biện pháp huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, nhờ vậy ngành du lịch có mức tăng trưởng cao. Du lịch biển Đà Nẵng đã có gần như đầy đủ các loại hình du lịch biển - gắn với biển có tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển, thể thao trên biển (lướt sóng, đua thuyền, mô tô nước..); gắn với đời sống dân cư vùng biển có các hình thức tham quan, tìm hiểu các hoạt động văn hóa địa phương, mua sắm sản phẩm du lịch Thời gian hoạt động của du lịch biển Đà Nẵng kéo dài gần suốt năm; các bãi biển Đà Nẵng luôn hấp dẫn du khách nhất là vào mùa hè. Ngoài loại hình du lịch tắm biển phổ biến từ trước đến nay, Đà Nẵng phát triển các sản phẩm biển phong phú để thu hút khách du lịch đến với thành phố biển. Đó là lặn ngắm san hô ở Sơn Trà; lướt sóng Mỹ Khê; câu cá trên biển ở các Bãi Nam, Bãi Bụt; Lễ hội Cầu ngư, Lễ Tế Cá Ông ở Nam Ô, Thanh Khê. Đà Nẵng còn phát triển các dịch vụ du lịch chất lượng cao phục vụ mọi loại đối tượng, đó là các khu mua sắm, các resort cao cấp ven biển như Furama, Sandy Beach, Bãi Bụt, Biển Đông Thị trường khách du lịch ngày càng mở rộng, lượng khách ngày một tăng. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, môi trường du lịch an toàn là những lý do khiến khách du lịch đến Đà Nẵng nhiều hơn. Ngoài khách nội địa, khách quốc tế cũng mở rộng địa bàn từ Tây Âu, Bắc Mỹ, đến Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN Năm 2010, tổng lượt khách du lịch đến Đà Nẵng là UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011) 87 1.770.000 người, trong đó có 370.000 khách quốc tế. Doanh thu du lịch của thành phố năm 2010 là 1.239 tỷ đồng, trong đó du lịch biển chiếm 36,5%. Để đẩy mạnh phát triển du lịch biển thành một ngành kinh tế chủ lực của thành phố, Đà Nẵng cần khai thác tiềm lực về tự nhiên và con người cùng với nền văn hóa giàu bản sắc của địa phương. Mặt khác, Đà Nẵng cũng cần tranh thủ sự đầu tư, hợp tác của các tổ chức, tập đoàn nước ngoài trong việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch cao cấp mà thành phố có lợi thế. Tuy nhiên, việc khai thác phát triển kinh tế biển cần có sự quy hoạch một cách bền vững, bảo đảm tính hiệu quả để các sản phẩm du lịch có giá trị dài lâu. Đồng thời cần có sự chung tay của cả cộng đồng trong bảo vệ môi trường du lịch xanh, sạch, thân thiện để Đà Nẵng luôn là một địa chỉ tin cậy của du khách. 3. Kết luận Phát triển kinh tế biển thành phố Đà Nẵng, nhất là các lĩnh vực du lịch, cảng, khai thác và công nghiệp thủy hải sản vừa phù hợp với điều kiện của địa phương, vừa phản ánh xu thế phát triển kinh tế biển của Việt Nam và cả thế giới. Thời gian tới, Đà Nẵng cần có chiến lược khai thác kinh tế biển, lấy kinh tế biển làm động lực thúc đẩy sự phát triển của cả thành phố. Cần nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện có cơ sở khoa học về tiềm năng du lịch nói chung, tiềm năng du lịch biển, đảo nói riêng để làm căn cứ cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển du lịch trong thời gian tới. Tiếp tục đẩy mạnh khả năng phát triển du lịch sinh thái biển, đảo dựa trên thế mạnh của tiềm năng đa dạng sinh học, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử Phát triển ngành thủy sản một cách bền vững, xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đối với vận tải biển, tập trung nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cảng nước sâu Tiên Sa và cảng Liên Chiểu. Đồng thời, chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là các khu kinh tế, khu du lịch, đô thị ven biển, có chính sách liên kết, hợp tác vùng, nhất là địa phương trên “Con đường Di sản miền Trung”. Như vậy, phát triển kinh tế biển, đảo cần được nhận thức đầy đủ, sâu sắc, trên cơ sở đó đưa ra các chương trình hành động và giải pháp cụ thể nhằm xây dựng các chiến lược, hướng đến khai thác và quản lý biển, đảo một cách bền vững. Phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng theo hướng bền vững vừa là một xu hướng vừa là một nhiệm vụ quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi thế giới mà con người đang tồn tại khá “mỏng manh, dễ bị tổn thương” bởi những tác động của chính con người chúng ta. Khai thác, sử dụng các lợi thế cần đi đôi với bảo vệ, tôn trọng, khôi phục để con người có thể khai thác được lâu dài. Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển theo hướng phát triển bền vững là xu thế tất yếu của Thành phố Đà Nẵng hiện tại và tương lai ! TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1 (2011) 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. [2] Đà Nẵng, Tiềm năng kinh tế, triển vọng đầu tư – NXB Đà Nẵng. [3] Lê Bá Thảo (2001), Thiên nhiên Việt Nam, NXB KHKT Hà Nội. [4] Lê Thông (2007), Việt Nam đất nước con người, NXB Giáo dục - Hà Nội [5] – 64 tỉnh, thành phố DEVELOPING THE MARINE ECONOMY OF DANANG CITY IN THE SUSTAINABLE ORIENTATION Hoang Thi Dieu Huyen The University of Danang – University of Science and Education ABSTRACT The twenty-first century is the century of all countries which have the sea. Exploiting marine resources to develop sea economics becomes the vital demand of national development. Danang is a coastal city in the Southern Central Region of Vietnam. Located in the middle of Vietnam, this city has a good condition for the formation of natural and economic characteristics as well as the national and international cooperation. The coastline of Danang extends 30 km from the Hai Van in the north to the Mable Mountain in the south. In some areas, the mountains extend directly into the sea. This creates a number of protected harbors which are suitable for shipping, including those of the port city of Da Nang, such as Lien Chieu, Tien Sa The mountains also forms a picturesque backdrop; and beaches at Da Nang are among the most popular resort areas in the country. Therefore, Danang has many advantages to improve sea industries such as marine transport, exploiting marine products, marine tourismSustainable developing of sea industries is one of the most important strategies of Danang to exploit marine resources reasonablely and effectually to serve the aims of Danang’s economic – social development. * ThS. Hoàng Thị Diệu Huyền - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_kinh_te_bien_thanh_pho_da_nang_theo_huong_ben_vun.pdf
Tài liệu liên quan