- Công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, nhưng chậm và hiệu quả chưa cao, chưa thúc đẩy sự liên kết kinh tế giữa trong nước với nước ngoài, giữa các ngành kinh tế, các địa phương, các doanh nghiệp.
Sự cách biệt quá lớn của công nghiệp hóa,hiện đại hóa các ngành công nghiệp và dịch vụ so với ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn.Trong công nghiệp và dịch vụ, những năm qua tốc độ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đạt khá cao, có nhiều lĩnh vực đạt trình độ khu vực và thế giới như đóng tàu, viễn thông. Nhờ đó tốc độ tăng trưởng của hai khu vực kinh tế này cũng mạnh hơn. Nhưng tốc độ công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn rất chậm. Nền nông nghiệp nước ta vẫn còn phân tán, manh mún, năng suất lao động thấp, ngay cả những loại nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, chè, thủy sản. chủ yếu vẫn là sản phẩm từ lao động thủ công. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn là nền sản xuất nhỏ, tỷ suất hàng hoá thấp. Chưa hình thành những vùng sản xuất chuyên canh có sản lượng nông sản hàng hoá bảo đảm chất lượng có thể cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Tập quán sản xuất ở một số nơi còn lạc hậu, nhất là vùng núi. Tác động do thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục và biến động của thị trường đã làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm. Hạn chế về vốn, khoa học công nghệ và chất lượng lao động khu vực nông thôn, nông nghiệp đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.Kết cấu hạ tầng nông thôn dù được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, nhu cầu đầu tư cho thủy lợi, giao thông nông thôn còn rất lớn, vượt xa khả năng ngân sách các cấp. Bởi vậy, khó có thể hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước nếu nông nghiệp và kinh tế nông thôn không thoát được tình trạng lạc hậu, kém phát triển.
12 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ Mở đầu:
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước để phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.Thực hiện công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước là một tất yếu khách quan khi chúng ta đã gia nhập WTO,trong điều kiện toàn cầu hóa.Khi nền kinh tế nước ta còn trong tình trạng kém phát triển với mức GDP bình quân đầu người còn dưới 800USD.Trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ, nếu chúng ta không có các biện pháp khắc phục thì nguy cơ sẽ bị tụt hậu ngày càng xa hơn xo với các nước khác.Trước nguy cơ đó,Đảng ta đã chủ trương tiến hành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước tầm nhìn 2020,thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu,rút ngắn thời gian,nhằm đưa Việt Nam bắt kịp với các nước trên thế giới.Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất,kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội,phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ,trong điều kiện cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh chóng ,những thuận lợi và khó khăn về khách quan và chủ quan ,có nhiều thời cơ và cũng có nhiều nguy cơ,vừa tạo ra vận hội mới ,vừa cản trở, thách thức nền kinh tế của chúng ta,đan xen với nhau,tác động lẫn nhau.Vì vậy,đất nước chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm lấy thời cơ,phát huy những thuận lợi tăng nhanh quá trình công nghiệp hóa ,tạo ra thế và lực mới để vượt qua những khó khăn ,đẩy lùi nguy cơ,đưa nền kinh tế tăng trưởng phát triển bền vững.
Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở nước ta là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội dựa trên một nền khoa học và công nghệ tiên tiến ,tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ,phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ,cải thiện đời sống vật chất ,thực hiện dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh.Đảng đã đề ra mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020,trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến, tỉ trọng công nghiệp vượt trội so với nông nghiệp cả về GDP và lực lượng lao động.Trong điều kiện vốn hạn hẹp,nhu cầu việc làm bức bách,đời sống nhân dân khó khăn,tình hình kinh tế xã hội không ổn định.Trước tình hình đó,chúng ta cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp,nông thôn,phát triển nhanh các ngành công nghiệp,xây dựng và dịch vụ,phát triển kinh tế vùng,
B/Nội dung:
I/ Lí luận chung:
Chủ trương của Đảng ta là thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhanh và rút ngắn dựa trên nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả bền vững, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Trong nửa sau thế kỷ XX, dòng thác công nghiệp đã lan nhanh cả bề sâu và bề rộng tại Châu Á và các nước trong vùng này nối đuôi nhau trong quá trình phát triển. Vì điều kiện lịch sử, Việt Nam đã mất phần lớn của nửa sau thế kỷ này về phương diện phát triển kinh tế. Công cuộc đổi mới đã đưa Việt Nam hội nhập vào làn sóng công nghiệp trong khu vực từ đầu thập niên 1990 nhưng vào đầu thế kỷ XXI, giữa Việt Nam và các nước lân cận còn một khoảng cách lớn về trình độ phát triển. Mặt khác, hiện nay vẫn còn hơn 60% lực lượng lao động còn trong nông nghiệp, công nghiệp mới thu hút chỉ hơn 10% số lao động có việc làm trên toàn quốc. Ngoài ra còn có hơn 400.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, trong đó nhiều người làm việc trong những điều kiện khó khăn nên nếu trong nước có nhiều cơ hội làm việc, đa số họ sẽ không chọn con đường lao động ở xứ người. Như vậy, Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hóa để phát triển nhanh hơn, để thu hút lao động nhiều hơn, tạo tiền đề rút ngắn khoảng cách với các nước. Công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên tạo ra công ăn việc làm còn góp phần lớn vào việc thực hiện công bằng xã hội.
-Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập, trong điều kiện khoa học - công nghệ trên thế giới diễn ra như vũ bão, đặc biệt là trong điều kiện của kinh tế tri thức, do đó nước ta có khả năng và cần thiết phải công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhanh và rút ngắn nếu không muốn tụt hậu.
Để công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhanh và rút ngắn, Việt Nam phải lựa chọn mô hình kiểu mới, thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa thích hợp. Đó là mô hình áp dụng kinh tế tri thức trong lựa chọn phát triển các ngành, lựa chọn công nghệ để phát triển nhanh và phát triển các lĩnh vực công nghệ cao mà ta có khả năng như: điện tử, sinh học; phải xuất khẩu và xuất khẩu qua chế biến sâu những mặt hàng mà ta có lợi thế so sánh.
Phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường.
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa phải thực hiện trên cơ sở nâng cao chất lượng của sự phát triển nền kinh tế quốc dân và phải nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp và của các sản phẩm.
II/Thực trạng:
Những kết quả và thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đó là: công nghiệp hóa,hiện đại hóa trở thành sự nghiệp của quần chúng; Từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực; Đảm bảo sự tăng trưởng khá cao và bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; Trong tổ chức thực hiện đã xác định đúng trọng tâm, áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ, phong phú để huy động mọi lực lượng tham gia.
Tuy nhiên công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong những năm đổi mới của nước ta còn một số tồn tại, khuyết điểm, yếu kém đó là:
Mục tiêu của công nghiệp hóa,hiện đại hóa là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập với thế giới mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa có chiến lược, chính sách cụ thể trong việc xác định mục tiêu, nội dung, bước đi trong phát triển các ngành có ý nghĩa quyết định tới trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân như: cơ khí, điện tử, hoá chất, luyện kim...
Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất còn thấp, chưa đầu tư tạo dựng thương hiệu, sản phẩm thường trùng lặp, giá trị gia tăng thấp. Máy móc, thiết bị sản xuất nhiều nguồn gốc, nhiều thế hệ, bên cạnh những dây chuyền, thiết bị mới, một số máy, thiết bị thuộc thế hệ những năm 1960 - 1970, hiệu quả thấp, khó nâng cấp chất lượng sản phẩm. Đầu tư sản xuất ở từng doanh nghiệp còn mang tính tự phát, dàn trải, thiếu sự phối kết hợp giữa các doanh nghiệp và Hiệp hội sản xuất kinh doanh . Đầu tư nước ngoài vào sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng thị trường, kể cả về số dự án và vốn đầu tư, chưa thu hút được đầu tư vào các mục tiêu ưu tiên, chưa giữ chân được các nhà đầu tư lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kém năng lực cạnh tranh, đặc biệt khả năng tổ chức marketing. Những yếu kém thể hiện trong việc tổ chức kênh phân phối sản phẩm, hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu, v.v... dẫn tới thiếu các nguồn lực lẫn kinh phí dành cho nghiên cứu.
Nền kinh tế vẫn ở tình trạng nhập siêu. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chưa thể hiện đầy đủ mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ và hội nhập kinh tế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là một số nông sản, hàng gia công, hàng thủ công mỹ nghệ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị... Hầu hết các nguyên liệu sản xuất đều phải nhập khẩu. Một số nguyên liệu trong nước đã sản xuất được thì kém khả năng cạnh tranh so với nguyên liệu nhập ngoại, nên vẫn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm v.v...
- Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục trong những năm đổi mới vừa qua, nhưng sự phát triển kinh tế không bền vững, hiệu quả chưa cao, chất lượng phát triển thấp.
- Về cơ cấu kinh tế, những ngành có sự tăng trưởng cao là những ngành có giá trị gia tăng thấp, chi phí lao động lớn, chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, ví dụ giầy dép 86% nguyên liệu nhập. Công nghiệp chế biến phát triển còn ở trình độ thấp, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới. Với công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản thì chủ yếu là chế biến thô, chưa chế biến sâu, nhiều nông sản tỷ lệ chế biến còn thấp như chè 55%; rau quả: 5%; thịt: 1%. Với các ngành chế biến khác thì cơ cấu mặt hàng chế biến còn nghèo, trình độ và chất lượng sản phẩm chế biến còn thấp.
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm do Việt Nam sản xuất còn kém.
- Công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, nhưng chậm và hiệu quả chưa cao, chưa thúc đẩy sự liên kết kinh tế giữa trong nước với nước ngoài, giữa các ngành kinh tế, các địa phương, các doanh nghiệp.
Sự cách biệt quá lớn của công nghiệp hóa,hiện đại hóa các ngành công nghiệp và dịch vụ so với ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn.Trong công nghiệp và dịch vụ, những năm qua tốc độ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đạt khá cao, có nhiều lĩnh vực đạt trình độ khu vực và thế giới như đóng tàu, viễn thông... Nhờ đó tốc độ tăng trưởng của hai khu vực kinh tế này cũng mạnh hơn. Nhưng tốc độ công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn rất chậm. Nền nông nghiệp nước ta vẫn còn phân tán, manh mún, năng suất lao động thấp, ngay cả những loại nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, chè, thủy sản... chủ yếu vẫn là sản phẩm từ lao động thủ công. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn là nền sản xuất nhỏ, tỷ suất hàng hoá thấp. Chưa hình thành những vùng sản xuất chuyên canh có sản lượng nông sản hàng hoá bảo đảm chất lượng có thể cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Tập quán sản xuất ở một số nơi còn lạc hậu, nhất là vùng núi. Tác động do thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục và biến động của thị trường đã làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm. Hạn chế về vốn, khoa học công nghệ và chất lượng lao động khu vực nông thôn, nông nghiệp đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.Kết cấu hạ tầng nông thôn dù được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, nhu cầu đầu tư cho thủy lợi, giao thông nông thôn còn rất lớn, vượt xa khả năng ngân sách các cấp. Bởi vậy, khó có thể hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước nếu nông nghiệp và kinh tế nông thôn không thoát được tình trạng lạc hậu, kém phát triển.
Bên cạnh đó không thể không nói tới vấn đề môi trường. Quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Không những ở thành thị mà cả ở nông thôn. Đã đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước. Song chúng ta cũng đã thấy rõ vấn đề môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm nặng, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống. Những khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp ngày càng nhiều, những khu đô thị mới hiện đại mọc lên, và sản xuất hàng hóa, chế biến nông sản, thực phẩm ở nông thôn ngày càng trở nên sôi động. Tất cả đều liên quan đến môi trường tự nhiên, thực tế cho thấy có dòng sông đã bị nhuộm màu đen do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, hóa chất, khí thải CO2 và các chất thải rắn làm hàng loạt sinh vật bị chết. Không khí ô nhiễm quá mức cho phép do khói bụi gây ra, và có "làng ung thư" do nguồn nước bị nhiễm chất a-sen.Con người đã đốt phá rừng bừa bãi, khai thác cạn kiệt tài nguyên một cách thiếu kế hoạch.
Tất cả những thực trạng trên đang đặt ra một dấu hỏi lớn,nhức nhối,đòi hỏi phải được giải quyết một cách triệt để lâu dài .Có vậy mới tạo được sự phát triển bền vững cho đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước vào năm 2020.
III/ Giải pháp:
1/Đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
Trong sự nghiệp đổi mới, khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta thấy cần và có thể rút ngắn thời gian bằng những bước nhảy vọt xen lẫn những bước tuần tự. Đảng ta đã đề ra chủ trương: tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.
Sau 20 năm đổi mới thế và lực của đất nước ta đã mạnh hơn nhiều, tuy "từng bước phát triển" nhưng một số thành phần của kinh tế tri thức như công nghệ thông tin, in-tơ-nét, điện thoại di động... trong giai đoạn 2001 - 2005 đã phát triển khá nhanh. Nhiều nước phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Phần Lan, Ấn Độ... biết kết hợp phát triển kinh tế tri thức đều đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Do đó, tranh thủ thời cơ mà bối cảnh quốc tế tạo ra, kết hợp nội lực với các thuận lợi bước đầu về phát triển kinh tế tri thức, Đảng ta đã đề ra đường lối: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức".
2/Phát triển kinh tế tri thức là một xu thế tất yếu
Lao động sản xuất bao giờ cũng phải dựa vào tri thức, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều hay ít. Kinh tế nông nghiệp, khởi đầu cách đây khoảng mười ngàn năm, phải dựa nhiều vào hiểu biết về canh tác, chăn nuôi, thời tiết... tức là những tri thức cơ bản về nông nghiệp. Nhưng lúc đó đất đai, lao động thủ công lại quan trọng hơn, nên tri thức chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Đến khoảng giữa thế kỷ XVIII, kinh tế công nghiệp cơ giới xuất hiện và phát triển mạnh, dựa vào các tri thức cơ học cổ điển để chế tạo ra máy móc cơ khí phục vụ sản xuất. Nhưng để hình thành được thị trường hàng hóa của kinh tế công nghiệp cổ điển thì tài nguyên và vốn (tư bản) lại quan trọng hơn nên tri thức cơ học cổ điển cũng chỉ có vai trò thứ yếu.
Đến khoảng giữa thế kỷ XX, kinh tế công nghiệp cổ điển hết tiềm năng phát triển và bắt đầu suy thoái, vì tài nguyên trở nên cạn kiệt, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chiến tranh hủy diệt đe dọa thường xuyên... Trong bối cảnh đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại xuất hiện và phát triển bùng nổ, dựa trên những khối tri thức khổng lồ, rất mới và vô cùng phong phú về thế giới vật chất vĩ mô và vi mô, với thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Lực lượng sản xuất mới được hình thành dựa trên nguồn lực chủ yếu là tri thức, tạo nên hệ thống công nghệ cao với máy móc thông minh mà điển hình là máy tính điện tử (máy điện toán) mô phỏng não người.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới này đã dẫn tới một hình thái kinh tế mới. Đó là một nền kinh tế trong đó việc sáng tạo tri thức, sự lan truyền và quảng bá nhanh tri thức đưa vào ứng dụng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tạo ra của cải, tạo ra việc làm cho tất cả các ngành kinh tế. Nhà kinh tế học P.F.Durker gọi đó là nền kinh tế tri thức và tên gọi này hiện nay đã trở thành phổ biến với việc sử dụng chính thức của Ngân hàng thế giới. Trong nền kinh tế mới, kinh tế tri thức sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn lực tri thức. Tài nguyên và vốn dù quan trọng vẫn chỉ giữ vai trò thứ yếu.
Như vậy, trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại con người là động vật duy nhất có năng lực sáng tạo tri thức, do đó biết lao động sản xuất và tiến dần tới nền kinh tế dựa vào tri thức là chính. Bởi vậy, kinh tế tri thức là một lịch sử tất yếu.
Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, khoảng từ giữa thế kỷ XX, dựa trên những tri thức sáng tạo, đi sâu vào thế giới vĩ mô và thế giới vi mô, dẫn tới sự phát minh ra các máy móc, thuộc loại hoàn toàn mới, gọi là máy móc thông minh. Điển hình là máy điện toán, mô phỏng được những chức năng chủ yếu của não người: biết nhớ, biết tính toán kể cả các bài toán rất phức tạp, biết thực hiện các lệnh, biết tư vấn cho người dùng trong một số việc..., đóng vai trò chính trong các hệ tự động hóa toàn phần của sản xuất và trong các mạng thông tin toàn cầu. Máy móc thông minh kết hợp với tri thức sáng tạo trở thành nguồn lực của các công nghệ cao như: công nghệ thông tin hoặc công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến - nano..., trong đó công nghệ thông tin và truyền thông giữ vai trò dẫn đầu. Hệ thống công nghệ cao là cốt lõi của lực lượng sản xuất mới. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới đã thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức trong nửa sau của thế kỷ XX.
3/Những quan điểm, nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức bắt đầu xuất hiện vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước tại các nước công nghiệp phát triển cao. Lúc đó tại những nước này công nghiệp hiện đại công nghệ cao đã chiếm tỷ trọng với số lao động tri thức đã vượt trên 50% tổng số lao động.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa thế giới, một số nước đang phát triển, tuy chưa có công nghiệp hiện đại, công nghệ cao nhưng biết chủ động hội nhập kinh tế, tranh thủ tiếp thu công nghệ cao trên cơ sở nguồn nhân lực thích hợp, thì vẫn có thể bước đầu phát triển kinh tế tri thức.
Nước ta, tuy còn ở trong nền kinh tế nông nghiệp và là nước đang phát triển thu nhập thấp, nhưng biết phát huy đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có năng lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ cao, qua chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh hơn. Muốn vậy, phải đồng thời tiếp thu công nghệ cao của phát triển kinh tế tri thức và vận dụng ngay vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh vực cần thiết. Ví dụ phát triển các phần mềm hệ điều hành máy, có thể đem ứng dụng với sự điều chỉnh hợp lý, vào các máy trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực tế cho thấy khi chúng ta phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, in-tơ-nét, mạng viễn thông kỹ thuật số, điện thoại di động..., tức là phát triển một số bộ phận của kinh tế tri thức thì mặc nhiên thúc đẩy hiện đại hóa, ở trình độ cao, nhiều lĩnh vực của công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ. Do đó việc kết hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu trong đổi mới.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: Tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Như vậy, lý luận và thực tiễn là căn cứ vững chắc để xây dựng đường lối đúng đắn, tranh thủ thời cơ, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, phát triển kinh tế tri thức phải tập trung nguồn lực vào bốn hướng chính sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước phải xây dựng thể chế xã hội và chính sách kinh tế năng động, rộng mở, khuyến khích sáng tạo và ứng dụng có hiệu quả những tri thức mới. Thúc đẩy kinh doanh, tác động cho nở rộ doanh nghiệp mới làm ăn phát đạt. Phải tạo dựng một nền hành chính có hiệu quả, tránh phiền hà, tham nhũng. Giảm mạnh các chi phí hành chính, góp phần tăng sức cạnh tranh.
Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực tài năng sáng tạo, biết phối hợp và chia sẻ ứng dụng những thông tin, tri thức thành sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
Thứ ba, xây dựng một hệ thống đổi mới hiệu quả bao gồm: các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức tư vấn và các tổ chức khác liên kết, trao đổi thông tin, tri thức với nhau theo những mục tiêu đã xác định. Họ phải thường trực tiếp cận các kho thông tin, tri thức của thế giới được liên tục chất đầy, để tích cực "tiêu hóa" chúng và thích nghi hóa cho các nhu cầu của mình và từ đó sáng tạo ra công nghệ cao mới.
Thứ tư, tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển ngành công nghệ cao dẫn đầu này. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá, phổ biến và sáng tạo tri thức.
Bốn hướng trên đây thường được xem như bốn trụ cột xây dựng kinh tế tri thức mà lãnh đạo nhà nước phải chỉ đạo mới có thể thành công.
Căn cứ vào các chỉ số đánh giá về mức phát triển kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới, nếu so sánh nước ta với nhóm các nước công nghiệp phát triển cao (OECD) thì nước ta có một số ít chỉ số đạt khá như tăng trưởng GDP hằng năm, chỉ số phát triển con người (HDI), vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI)... Nhưng nhìn chung vẫn còn thấp kém so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, nhất là chỉ số phát triển nguồn nhân lực, phát triển và đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông... Bảng dưới đây trình bày một số chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông trong một số năm qua.
Bảng các chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
Năm
Các chỉ số ICT
2001
2003
2005
2007 (dự kiến)
Tháng 5 năm 2007
Số vi tính/1000 dân
8.9
9.85
>11
...
...
Số điện thoại/100 dân
4.18
9.19
19
43
42
Trong đó số đthdđ/100 dân
0.99
2.34
9.5
32
30
Số TV/100 dân
180
185
190
>200
...
Tỷ lệ số người sử dụng In-ter-net ...
...
4.3
12.9
22.0
18.96
Những số liệu trên đây cho thấy, tuy còn ở trình độ thấp, kinh tế tri thức ở nước ta đã phát triển tương đối khá. Từ cuối 2006 sang 2007 bắt đầu thực hiện đường lối "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức", các thành phần của kinh tế tri thức đã phát triển khá. Theo kết quả đánh giá chỉ số kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới năm 2006 nước ta đạt mức 2.69/10, sang năm 2007 tăng thêm 15% và đạt 3.10/10, nghĩa là nền kinh tế nước ta đã hòa tri thức tới 31%. Với đà phát triển như hiện nay và cao hơn, tới năm 2020 kinh tế tri thức với công nghiệp công nghệ cao hiện đại sẽ trở thành chủ yếu.
Thực hiện thành công đường lối nêu trên của Đại hội X, chúng ta nhanh chóng vượt qua kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiếp cận ngay với công nghiệp có trình độ hiện đại cao của kinh tế tri thức. Như vậy, đã rút ngắn đáng kể được thời gian và bắt kịp nhịp của thời đại.
4/Các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
Vấn đề quan trọng hàng đầu là, chúng ta phải chủ động phát huy năng lực sáng tạo tri thức ở trong nước, đồng thời phải biết tranh thủ cơ hội tiếp thu tri thức của thế giới toàn cầu hóa.
Thực vậy, trong điều kiện chưa có đủ nguồn lực để phát triển kinh tế tri thức lên ngay trình độ cao, ta phải coi trọng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đẩy mạnh hợp tác về công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, trên cơ sở cùng có lợi. Qua hội nhập và hợp tác cùng với việc gửi đi nâng cao trình độ ở nước ngoài, các chuyên gia Việt Nam từng bước trưởng thành, có thể chủ động trong ứng dụng các công nghệ cao và tiến tới sáng tạo tri thức mới rất cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở trình độ cao. Nhiều ví dụ trong công nghiệp điện tử, trong thiết lập mạng viễn thông quốc gia, trong công nghiệp chế biến nông sản phẩm, trong chế tạo trang thiết bị cơ - điện tử... đã cho thấy kết quả tốt và đạt bước tiến nhanh rõ rệt.
Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, nông nghiệp phải gắn kết với phát triển ứng dụng tri sáng tạo mới, cụ thể là: phải chuyển giao tri thức về công nghệ sinh học, tri thức về giống cây, con chất lượng và năng suất cao, về canh tác và chăn nuôi hiện đại cho nông dân. Đồng thời phải cung cấp tri thức về tổ chức sản xuất gắn với thị trường và về xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong mọi hoạt động hiện đại hóa nông nghiệp.
Trong công nghiệp và xây dựng thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ gắn kết thuận lợi với phát triển kinh tế tri thức vì công nghiệp trong kinh tế thị trường là rất hiện đại dựa vào các công nghệ cao. Trước hết công việc thiết kế của công nghiệp và xây dựng ở mọi cấp phải chuyển nhanh từ thiết kế thủ công sang thiết kế dùng máy tính sẽ rất chính xác và nhanh chóng, tranh thủ khai thác các phần mềm thiết kế và thư viện các thiết kế sẵn có. Ngành chế tạo cũng phải chuyển nhanh sang sử dụng máy thông minh có "nhúng" máy điện toán tự động hóa hoàn toàn hoặc robot, hoặc các dây chuyền máy tự động hóa toàn phần.
Việc tiếp thu nắm vững công nghệ cao trong công nghiệp và xây dựng sẽ là điểm tựa để chúng ta có thể sáng tạo thêm nhiều tri thức mới trong lĩnh vực này. Chúng ta bước đầu đã đạt được một số kết quả khích lệ trong hiện đại hóa nền công nghiệp và xây dựng kết cầu hạ tầng. Nhưng nhìn chung vẫn còn tụt hậu về công nghiệp công nghệ cao. Gần đây, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), số dự án công nghệ cao đã tăng nhanh với vốn đầu tư lớn hứa hẹn triển vọng tốt.
Dịch vụ là một lĩnh vực rất lớn của kinh tế tri thức, có khi chiếm đến trên 70% GDP, bởi vậy gắn kết với phát triển kinh tế tri thức sẽ có thuận lợi đẩy mạnh hiện đại hóa nhanh dịch vụ ở nước ta. Các ngành dịch vụ quan trọng như thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, y tế, giáo dục, pháp luật... bắt buộc phải nhanh chóng chuyển sang ứng dụng công nghệ thông tin, mạng in-tơ-nét, viễn thông toàn cầu... Thời gian qua một số ngành dịch vụ nước ta đã có tiến bộ đáng kể trong hiện đại hóa, nhưng nhìn chung chưa khai thác hết tiềm năng, đáng lý còn có thể đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nhiều hơn nữa.
Về mặt xã hội có nhiều loại dịch vụ quan trọng cần hiện đại hóa theo hướng kinh tế tri thức. Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triển như nước ta, có định hướng xã hội chủ nghĩa, thì cần tập trung vào dịch vụ hành chính điện tử (hoặc chính phủ điện tử). Đây là một cuộc cách mạng thực sự hướng tới chủ nghĩa xã hội, vì nó, nếu được xây dựng đúng đắn và đầy đủ, sẽ khách quan bảo đảm được công khai, minh bạch, không tham nhũng, công bằng, dân chủ, văn minh. Đáng tiếc là thời gian qua có quyết tâm cao, nhưng dùng người chưa đúng nên kết quả yếu kém, cần rút kinh nghiệm để sắp tới làm tốt hơn. Khi đó sẽ có một nền hành chính điện tử được hiện đại hóa nhanh dẫn tới rút ngắn được thời kỳ quá độ.
Thời đại chúng ta là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XX (1917). Cũng không phải ngẫu nhiên mà cách mạng khoa học công nghệ bùng lên từ khoảng giữa thế kỷ XX dẫn đến sự khởi đầu kinh tế tri thức và trở thành đặc trưng của thời đại. Phải chăng đây là phản ánh mối quan hệ biện chứng tất yếu giữa khoa học và cách mạng, cơ bản tương tự như những lần biến động thay đổi hình thái kinh tế - xã hội trước đây, nhưng phức tạp và dữ dội hơn nhiều.
Bên cạnh đó phải giải quyết vấn đề môi trường. Môi trường tự nhiên càng được bảo vệ bao nhiêu sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế một cách có hiệu quả hơn. Chúng ta chỉ có thể tồn tại và phát triển trên một nền tảng kinh tế được kết hợp hài hòa với môi trường sinh thái cân bằng và bền vững. Để giải quyết vấn đề môi trường một cách có hiệu quả, trước hết chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền đến với mỗi người dân, từng gia đình, cơ quan, xí nghiệp, cần có ý thức và nghĩa vụ bảo vệ môi trường vì cuộc sống của chúng ta, và tương lai con cháu sau này. Vì vậy, trong công tác quy hoạch đô thị, các khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp cần chú ý đến việc xử lý nước thải, khí thải trước khi đổ nước ra sông và thải khí lên trời. Trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp trong khu, cụm điểm công nghiệp, ở thành phố, hay nông thôn phải tự xử lý hoặc đóng góp tài chính để xây dựng những khu xử lý chung. Việc xử lý môi trường ô nhiễm do chính những doanh nghiệp gây ra phải trở thành quy chế bắt buộc-thành luật. Ở những vùng nông thôn có nguy cơ ô nhiễm nặng do sản xuất ngày càng phát triển, cần có quy hoạch đưa những cơ sở sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp ra khỏi khu dân cư, để việc xử lý nước thải bị ô nhiễm, khí thải và các chất thải khác được dễ dàng hơn. Nhằm bảo đảm cuộc sống bình yên, môi trường trong sạch, các cơ quan quản lý môi trường cần nghiên cứu đề xuất những chế tài từ xử phạt hành chính đến phạt kinh tế, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường tùy theo mức độ vi phạm, để mọi người, mọi doanh nghiệp có ý thức tự giác chấp hành, từng bước lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực gìn giữ môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp.
C/Kết luận:
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với tốc độ mãnh liệt và bao trùm tất cả các hoạt động từ kinh tế, chính trị, khoa học và công nghệ, xã hội, văn hoá và môi trường hiện nay, những diễn biến trên thế giới chiếm một vị trí quan trọng, có ảnh hưởng mang tính toàn diện đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia với những thách thức và cơ hội mới. Trong bối cảnh phức tạp, biến động khôn lường và khó dự báo của thế giới trong những thập niên tới, một Chiến lược phát triển hiệu quả là phải huy động được tối đa năng lực đổi mới của tư duy, xây dựng được bản lĩnh và khả năng thích nghi, nhằm đạt được những mục tiêu trên cơ sở phát triển bền vững.
Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục- đào tạo đang trở thành yếu tố nòng cốt tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực, góp phần quan trọng vào năng lực cạnh tranh kinh tế và bản lĩnh phát triển của dân tộc.
Hơn 10 năm qua, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, tạo ra tiền đề cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, hình thành quan điềm xuất phát mới cho quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng những thành tựu đó còn dựa chủ yếu vào quá trình đổi mới theo bề rộng; khai thác tài nguyên thiên nhiên, và lợi thế giá nhân công rẻ, mà chưa tạo được các yếu tố nuôi dưỡng sự tăng trưởng kinh tế lâu dài và quá trình phát triển bền vững dựa trên khoa học và công nghệ; chưa phát huy tối đa lợi thế so sánh của đất nước là nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trí tuệ trong thời cơ cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, có 3 yếu tố quan trọng đang tạo thành sức cản rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta, đó là: trình độ lạc hậu của nền kinh tế; sức ì của cơ chế quan liêu bao cấp; sự chậm chạp và chưa sẵn sàng hội nhập quốc tế. Đây chính là các khâu cần đột phá trong khi tìm kiếm những giải pháp khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế hiện tại và tạo đà tăng trưởng mới, nhằm đạt được những mục tiêu phát triển đất nước trong tầm nhìn đến năm 2020.Giải pháp duy nhất là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức. Mức đóng góp của tri thức đối với tăng trưởng kinh tế là rất to lớn. Ap dụng kinh tế tri thức trong lựa chọn phát triển các ngành, lựa chọn công nghệ để phát triển nhanh và phát triển các lĩnh vực công nghệ cao.Từ đó đưa đất nước ta bắt kịp với thế giới,không bị tụt hậu so với các nước tiên tiến.
Việt Nam bắt buộc phải phát triển nhanh, đủ sức hội nhập vào quỹ đạo phát triển chung của thế giới hiện đại và khẳng định được vị thế xưng đáng của mình trong khu vực trong vòng vài năm tới. Chúng ta tin tưởng rằng Việt Nam có đủ điều kiện và khả năng để đạt được mục tiêu đó.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mac-Lênin
www.vnexpress.net
www.irv.moi.gov.vn
www.tapchicongsan.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7395.doc