Phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh Vĩnh Phúc, một số vấn đề cần quan tâm

Sáu là, tăng cường công tác về người Việt Nam ở nước ngoài Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị. Xây dựng cơ sở dữ liệu người Bắc Giang hiện đang định cư, lao động, học tập ở nước ngoài. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, trong đó có chính sách đại đoàn kết dân tộc và các quyền lợi của kiều bào khi thực hiện các dự án đầu tư tại tỉnh. Công khai, minh bạch về chính sách, quy định, thủ tục đầu tư và nhất quán trong thực hiện. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp, nhất là các cơ quan có chức năng trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính với kiều bào và nhân dân như: Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Cục thuế, Công an tỉnh. khẩn trương rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cải tiến quy trình, nâng cao hiệu quả phục vụ. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các hội đồng hương Việt kiều gốc Vĩnh Phúc ở các nước. Xây dựng kế hoạch vận động Việt kiều gốc Vĩnh Phúc tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh Vĩnh Phúc, một số vấn đề cần quan tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 53 (03/2019) 49-54 49 PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC, MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM SOME CONCERNS ABOUT EXTERNAL ECONOMIC DEVELOPMENT OF VINH PHUC PROVINCE Bùi Thu Chang****** Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 7/9/2018 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 7/3/2019 Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/3/2019 Tóm tắt: Phát triển kinh tế đối ngoại được tỉnh Vĩnh Phúc xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Bằng nhiều hoạt động kinh tế đối ngoại thiết thực, hiệu quả trong những năm qua, công tác kinh tế đối ngoại của tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy vậy, công tác kinh tế đối ngoại của tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Bài viết đưa ra một số kiến nghị đối với tỉnh Vĩnh Phúc để làm tốt hơn công tác kinh tế đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: kinh tế đối ngoại, hoạt động, sự phát triển kinh tế-xã hội, tồn tại, kiến nghị chị Đông tự thêm nhé Abstract: External economic development is identified one of the important tasks by Vinh Phuc province. With many practical and effective external economic activities in the past years, the province's foreign economic affairs have achieved certain results, contributing positively to the socio- economic development. However, the foreign economic affairs of the province still exist some limitations. The paper provides some recommendations for Vinh Phuc province to better do external economic work in the current period. Keywords: external economy, activities, socio-economic development, limitations, recommendations. ******Viện Xây dựng Đảng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 50 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Xác định kinh tế đối ngoại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của công tác đối ngoại, trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã coi trọng thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời Tỉnh ủy vừa ban hành kế hoạch số 109- KH/TU ngày 17 tháng 10 năm 2018 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tăng cường quan hệ với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trong và ngoài nước...Bằng nhiều hoạt động kinh tế đối ngoại thiết thực, hiệu quả trong những năm qua, công tác kinh tế đối ngoại của tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nổi bật là: 9 tháng năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2017 và đạt gần 77% kế hoạch. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng điện tử, dệt may, chè, phụ tùng ô tô, đệm ghế ô tô Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết số 50/2018/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2018 về việc hỗ trợ đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2019-2021. Theo Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, trong 6 tháng đầu năm 2018, dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 13.137 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 12/2017, toàn tỉnh đã có 255 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 3,75 tỷ USD. Đến hết tháng 8/2018, tỉnh Vĩnh Phúc có 305 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 4,3 tỷ USD. Tính đến tháng 9 năm 2017, toàn tỉnh thu hút được hơn 1.000 dự án đầu tư, trong đó, có hơn 700 dự án DDI, tổng vốn đăng ký đầu tư gần 70.000 tỷ đồng Dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn 6 tháng đầu năm đạt 13.137 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Trong đó, nguồn vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện 2.741 tỷ đồng, chiếm 20,86% tổng vốn và giảm 6,26% so với cùng kỳ năm trước. Vốn ngoài nhà nước thực hiện 6.833 tỷ đồng, chiếm 52,01% và tăng 10,53%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 3.563 tỷ đồng, chiếm 27,13% và tăng 17,59% so với cùng kỳ. Về tình hình thực hiện các dự án ODA và dự án phi chính phủ nước ngoài, các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài là các dự án có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến hết 31/5/2018 khối lượng thực hiện và giải ngân đạt 47,6 tỷ đồng, ước 6 tháng đạt 70 tỷ đổng (bằng 9,07% kế hoạch vốn được giao). Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn bố trí cho các dự án sử dụng vốn ODA và ngân sách trung ương đạt thấp so với tỉ lệ giải ngân chung của tỉnh chủ yếu do các dự án hầu hết là dự án mới đang thực hiện các thủ tục để khởi công, bên cạnh đó nguồn vốn bố trí cho các dự án lớn; quy trình, thủ tục thanh toán các dự án sử dụng vốn ODA phức tạp. Về công tác xúc tiến đầu tư, các hoạt động xúc tiến đầu tư tiếp tục được quan tâm như: tiếp và làm việc với các đoàn doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore đến tìm hiểu môi trường, cơ hội đầu tư tại tỉnh; hướng dẫn nhà đầu tư triển khai Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 51 các dự án sau khi ký biên bản ghi nhớ đầu tư với tỉnh; tổ chức đưa nhà đầu tư tham quan thực địa hạ tầng một số khu công nghiệp của tỉnh để tìm địa điểm đầu tư phù hợp... Kết quả 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 45 dự án, trong đó các dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 94,59 triệu USD và các dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,42 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư 129,7 triệu USD cho 16 lượt dự án FDI và 718,34 tỷ đồng cho 7 lượt dự án DDI. Tổng vốn đầu tư của các dự án FDI 6 tháng đầu năm 2018 (bao gồm cả đăng ký mới và tăng vốn) ước đạt 224,3 triệu USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ, đạt 89,7% so với kế hoạch; các dự án DDI đạt 2.146,6 tỷ đồng, tăng 77,1% so với cùng kỳ, đạt 85,8% so với kế hoạch Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kinh tế đối ngoại của tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế chủ yếu là: Quan hệ kinh tế đối ngoại còn yếu và kém hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực: Đầu tư, thương mại và du lịch, chưa thu hút được các tập đoàn lớn của nước ngoài và các dự án có hiệu quả đầu tư vào địa bàn; kết quả vận động ODA còn thấp, hoạt động vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài còn thụ động, phụ thuộc vào sự điều phối của Trung ương. Công tác xúc tiến thương mại và du lịch còn yếu, chưa hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh lữ hành. Hoạt động thương mại quốc tế như xuất nhập khẩu, gia công xuất khẩu của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Để kinh tế đối ngoại của tỉnh tiếp tục đóng góp mạnh mẽ hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, cần quan tâm, chú trọng làm tốt một số nội dung sau: Một là, tăng cường công tác tuyên truyền về ngoại giao kinh tế, đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại Tiếp tục quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến toàn thể các cấp, các ngành, khối doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Triển khai phổ biến, tập huấn cho các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về kiến thức ngoại giao kinh tế và hội nhập quốc tế. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng bá hình ảnh của tỉnh dưới nhiều hình thức như: Đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, xây dựng và nâng cao chất lượng tin bài trên chuyên trang tiếng nước ngoài, cổng thông tin điện tử của tỉnh; giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, mở rộng và phát triển thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao nhận thức trong các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân về vai trò, vị trí, ý nghĩa to lớn việc phát triển kinh tế đối ngoại trong quá trình xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế của tỉnh thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Website chuyên ngành giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền quảng bá hình ảnh quê hương đối với bạn bè quốc tế. Xây dựng kế hoạch hợp tác trao đổi thông tin giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành phố nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại 52 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion giao nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và sự phối hợp của cộng đồng người Việt và người Vĩnh Phúc ở nước ngoài làm cầu nối thiết lập, thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế giữa Vĩnh Phúc với đối tác nước ngoài. Hai là, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với các đối tác, tập đoàn lớn. Chủ động tiếp cận, vận động các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn lớn, có uy tín đến thăm, tìm hiểu về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào địa bàn tỉnh. Rà soát, bổ sung và thực hiện nhất quán các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Bổ sung, cập nhật danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hướng tới chọn lọc các dự án, các lĩnh vực yêu cầu hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghiệp sạch. Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nhà tài trợ lớn như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), tổ chức KOIKA (Hàn Quốc), tổ chức JICA (Nhật Bản), Liên minh Châu Âu (EU), các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nhằm huy động tối đa sự hỗ trợ nguồn vốn trong việc phát triển hạ tầng, đô thị, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thành lập Tổ công tác vận động ODA và Ban công tác phi chính phủ nước ngoài của tỉnh nhằm tạo bước chuyển biến mới trong công tác vận động viện trợ và quản lý Nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Mở rộng các thị trường tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa và lao động của tỉnh. Tăng cường trợ giúp thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng và tiếp cận với các thị trường mới cho hàng hóa, dịch vụ và lao động của tỉnh, trong đó đặc biệt chú ý các thị trường truyền thống và các thị trường mới nhưng giàu tiềm năng như châu Á, châu Phi, Trung Đông,...Tổ chức các đoàn đi khảo sát thực tế, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; nghiên cứu thị trường, tham gia hội thảo, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước; đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm quốc tế nhằm mở rộng, phát triển kinh tế đối ngoại. Tích cực triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020; thiết lập quan hệ hợp tác với các hiệp hội như Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA)... Bốn là, chủ động hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực: Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Nỗ lực chuẩn bị tốt các điều kiện để đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế như: Đổi mới và hoàn thiện thể chế, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ doanh nhân, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng; củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ từng bước đảm bảo đủ năng lực để thực hiện hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh. Tham gia các diễn đàn khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh trong khu vực và quốc tế. Tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế về văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế và thể thao. Tham gia các hoạt động hợp tác khu vực và toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 53 Chủ động xúc tiến thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với các tỉnh, thành phố nước ngoài có nhiều điểm tương đồng với tỉnh và có tiềm năng, lợi thế khác biệt trong việc hợp tác phát triển kinh tế, nhất là các địa phương tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc... Năm là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác đối ngoại và bổ sung nguồn lực cho công tác ngoại giao kinh tế Phối hợp chặt chẽ các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, giữa chủ trương hội nhập quốc tế với nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh. Tạo môi trường, điều kiện cho công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế tiến hành thuận lợi. Tiếp tục rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế nhằm tăng cường công tác phối hợp về quản lý nhà nước ở các ngành, địa phương đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Tích cực triển khai và cụ thể hóa các Chương trình, nhiệm vụ theo Quyết định số 151-QĐ/TU ngày 25/5/2016 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tích cực đào tạo cán bộ quản lý hành chính, quản lý nhà nước vừa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ côn nghệ thông tin, am hiểu pháp luật quốc tế, trình độ ngoại ngữ giỏi và có đạo đức công chức, tinh thần làm việc trách nhiệm cao; tích cực triển khai các chương trình đào tạo, huấn luyện theo kỹ năng và kiến thức hội nhập; bố trí, sắp xếp biên chế theo dõi, phụ trách công tác đối ngoại ở cấp huyện, một số Ban của Đảng và tổ chức đoàn thể. Bổ sung chức năng tham mưu về công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao nhân dân cho Sở Ngoại vụ theo tinh thần Thông báo số 73-TB/TW của Bộ Chính trị về tăng cường quan hệ đối ngoại Đảng trong tình hình mới. Tuyển chọn cán bộ trẻ, có trình độ ngoại ngữ cử đi đào tạo, huấn luyện ở các nước có trình độ phát triển kinh tế cao, có trình độ và kinh nghiệm quản lý nhà nước, quản lý đô thị, có sự tương đồng về văn hóa và điều kiện lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực làm công tác đối ngoại đáp ứng được những yêu cầu về chính trị, luật pháp, ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ. Nghiên cứu ban hành chính sách thu hút và sử dụng cán bộ giỏi được đào tạo ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài trình độ cao về làm việc tại tỉnh, tăng cường xúc tiến các chương trình học bổng nước ngoài cho cán bộ làm công tác đối ngoại và khoa học- công nghệ. Sáu là, tăng cường công tác về người Việt Nam ở nước ngoài Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị. Xây dựng cơ sở dữ liệu người Bắc Giang hiện đang định cư, lao động, học tập ở nước ngoài. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, trong đó có chính sách đại đoàn kết dân tộc và các quyền lợi của kiều bào khi thực hiện các dự án đầu tư tại tỉnh. Công khai, minh bạch về chính sách, quy định, thủ tục đầu tư và nhất quán trong thực hiện. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp, nhất là các cơ quan có chức năng trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính với kiều bào và nhân dân như: Sở Ngoại vụ, Sở Kế 54 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Cục thuế, Công an tỉnh... khẩn trương rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cải tiến quy trình, nâng cao hiệu quả phục vụ. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các hội đồng hương Việt kiều gốc Vĩnh Phúc ở các nước. Xây dựng kế hoạch vận động Việt kiều gốc Vĩnh Phúc tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bảy là, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại Hỗ trợ giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp trong quá trình hợp tác, kinh doanh ở nước ngoài. Thường xuyên làm tốt công tác hỗ trợ thông tin về các vấn đề kinh tế, thị trường, pháp luật, tập quán kinh doanh và thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thông qua các website của các đơn vị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của tỉnh. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm hàng hóa tại nước ngoài. Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các doanh nghiệp của tỉnh về kỹ năng đàm phán, đấu thầu quốc tế. Hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp thương mại khi tham gia các hoạt động kinh tế đối ngoại./. Tài liệu tham khảo: 1. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo phát triển tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, tháng 12- 2018. 2. Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo hoạt động kinh tế đối ngoại giai đoạn 2014-2018, tháng 12-2018. 3. Mai Việt Bách, Vĩnh Phúc: Công tác đối ngoại góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ngày 21-2-2017. 4. Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Báo cáo đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc 5. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc. 6. Khổng Văn Thắng (2017) “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tỉnh Bắc Ninh, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. 7. Buckley, P. J.; Clegg, J.; Wang, C.; and Cross, A. R. (2002), "FDI, Regional Differences and Economic Growth: Panel Data and Evidence from China", Journal of Transnational Corporation, Vol. 2, No. 1, pp. 1-28. 8. Bulent Esiyok và Mehmet Ugur (2012), Foreign direct investment in provinces: A spatial regression approach to FDI in Vietnam, University of Greenwich, https://mpra.ub.uni-muenchen.de/, posted 23. January 2012 Địa chỉ tác giả: 135 Nguyễn Phong Sắc Email: buithuchang@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_kinh_te_doi_ngoai_cua_tinh_vinh_phuc_mot_so_van_d.pdf
Tài liệu liên quan