Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách thúc đẩy KTTH trong nông nghiệp
Trong bối cảnh thực hiện thể chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp là động lực trung tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân cùng tham gia thực hiện. Vai trò kiến tạo của nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để KTTH phát triển. Đó là môi trường với hệ thống luật pháp rõ ràng, lộ trình phù hợp, có các hình thức khuyến khích (ưu đãi về cơ chế và thủ tục hành chính, về tài chính, về tiếp cận các nguồn lực) và chế tài rõ ràng, minh bạch. Từ đó, các mô hình KTTH tốt được khuyến khích và tạo hiệu ứng thực hiện KTTH trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội, nhất là ở khu vực nong thôn.
Phân tích thực trạng cho thấy các yếu tố liên quan đến KTTH đã được đề cập trong nhiều chính sách và văn bản pháp luật. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chính sách riêng về KTTH trong ngành nông nghiệp. Vì thế, các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các mô hình KTTH còn phân tán và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp
(iii) Phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cần dựa trên các mô hình đã có phù hợp đặc trưng của vùng miền và từng lĩnh vực của nong nghiệp
Do đặc tính tự nhiên, văn hóa xã hội của mỗi vùng, miền và địa phương khác nhau, ở đó đã có những mô hình gần với KTTH, do vậy phát triển các mô hình KTTH phải dự trên quá trình hình thành và phát triển ở đó, ví dụ các mô hình VAC phù hợp đồng bằng, các mô hình VRAC phù hợp trung du và miền núi
Đối với ngành lĩnh vực, dựa trên cơ sở đặc trưng ngành lĩnh vực đã có biểu hiện của KTTH để hoàn thiện, phát triển và nhân rộng, ví dụ trong chăn nuôi thu hồi phân, khí thải của các trang trại lợn bò, hay quy mô hộ gia đình. Trong thủy hải sản mô hình cá-lúa, tôm-cá-hải sản rừng ngập mặn , sản xuất theo Vietgap.
(iv) Thay đổi phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật theo hướng phân bón hữu cơ, hạn chế việc sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất
Dư thừa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh và thuốc tăng trưởng đang là một vấn đề của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Điều này không chỉ ảnh hướng tới an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường mà còn hạn chế khả năng tuần hoàn vật liệu trong ngành nông nghiệp. Thật vậy, khi dư lượng hóa chất lớn, việc tận dụng nguyên liệu có thể sẽ gây hại cho các quá trình sản xuất sau, không chỉ giảm hiệu quả kinh tế mà còn gây ra nhiều rủi ro khó lường trước. Vì thế, phân bón hữu cơ và các biện pháp sử dụng “thiên địch” trong nuôi trồng và chăn nuôi cần được khuyến khích, hỗ trợ để phát triển, thay thế cho việc sử dụng hóa chất.
(v) Phát triển KTTH trong nông nghiệp kết hợp với công nghệ cao
Nông nghiệp Việt Nam để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thế giới về chất lượng, mẫu mã, giá thành cần phải phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, có địa chỉ rõ ràng và đăng ký thương hiệu, địa chỉ địa lý. Ngoài ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm tài nguyên, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp ngành nông nghiệp bớt phụ thuộc vào các điều kiện thay đổi của thiên nhiên, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Đặc biệt, công nghệ cao sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm tài nguyên nước và tài nguyên đất. Trong bối cảnh mới, đây là yêu cầu tối quan trọng để duy trì nông nghiệp bền vững.
(vi) Trong phát triển nong thôn mới giai đoạn tới cần bổ sung tiêu chí phát triển mô hình KTTH của địa phương
Hiện nay chúng ta đã có bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới, trong giai đoạn tới để thực hiện chủ trương của Đảng phát triển nhanh, bền vững, việc xây dựng và phát triển mô hình KTTH trong nông nghiệp cần bổ sung vào các tiêu chí nông thôn mới.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, TS Nguyễn Hoàng Nam
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
Đặt vấn đề
Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), lượng tài nguyên mà con người khai thác trong năm 2017 đã gấp 3,4 lần so với gần 50 năm trước và con số này vẫn đang tiếp tục tăng nhanh (IRP, 2019). Tổ chức GFN (2018) ước tính nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế của con người hiện nay đã gấp 1,7 lần khả năng đáp ứng của trái đất. Vì thế, nếu không thay đổi cách thức phát triển, việc cạn kiệt tài nguyên, ngay cả với các tài nguyên tái tạo là không thể tránh khỏi.
Tại Việt Nam, kể từ năm 2015, nước ta đã trở thành nước nhập siêu về than đá và luôn cần nhập rất nhiều nguyên nhiên liệu khác phục vụ cho sản xuất như dầu thô, sắt thép các loại, các kim loại thường, chất dẻo nguyên liệu, phụ liệu cho dệt may và da giày (IEA, 2019; Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2019).
Trong nông nghiệp, khoảng 5 năm gần đây, Việt Nam luôn là nước nhập siêu về phân bón và thuốc trừ sâu, với mức chi hàng tỷ USD. Đi kèm với đó là các vấn đề môi trường. Ngân hàng Thế giới World Bank (2016: 102) ước tính chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP của năm 2013. Ô nhiễm nước dự báo sẽ gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP (World Bank, 2019). Đó là còn chưa kể đến ô nhiễm đất và suy thoái đất đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, vốn là nghề truyền thống bao năm qua của phần lớn người dân Việt Nam, cùng với biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế của Việt Nam.
Trước những vấn đề trên, nhiều nước hiện nay đang thực thiện chuyển đổi sang nền Kinh tế tuần hoàn (KTTH - Circular Economy), Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó. Kinh tế tuần hoàn là khái niệm đối lập với kinh tế tuyến tính (KTTT - Linear Economy), được coi là một cách thức phát triển phù hợp trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu của phát triển bền vững (SDGs) và ứng phó với biến đổi khí hậu. Kinh tế tuần hoàn gắn liền và hỗ trợ cho việc thực hiện 10 trong tổng số 17 mục tiêu chung của phát triển biền vững, gồm SDG2, SDG6, SDG7, SDG8, SDG 9, SDG 12, SDG 13, SDG 14, SDG 15 và SDG 17. Đặc biệt trong đó có các mục tiêu liên quan trực tiếp tới ngành nông nghiệp, như SDG2-Xoá đói; SDG12-Sản xuất và tiêu dùng có trách nghiệm và SDG15-Sử dụng đất bền vững.
2. Bản chất của kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuyến tính là mô hình bắt đầu từ khai thác tài nguyên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, rồi sản xuất, phân phối, tiêu dùng và cuối cùng là thải loại (Hình 1). Một cách ngắn gọn, có thể nói đây chính là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Hình 1: Mô hình Kinh tế tuyến tính
Nguồn: Dựa theo DeCourcey (2016)
Kinh tế tuần hoàn (KTTH – Circular Economy) là cách tiếp cận phát triển kinh tế mới hơn, dựa trên nguyên lý động lực học và định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, hướng tới việc kết nối điểm cuối của quá trình ấy trở lại với điểm đầu, thậm chí khôi phục và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể (Hình 2).
Hình 2: Mô hình Kinh tế tuần hoàn
Nguồn: Dựa theo DeCourcey (2016)
Khái niệm của Kinh tế tuần hoàn đã sớm được đưa ra từ những năm 60 và 70 của thế kỷ trước bởi một số nhà kinh tế môi trường và kinh tế sinh thái (Stahel & Reday-Mulvey, 1976). Trải qua nhiều năm, khái niệm này đã có nhiều bước phát triển và hoàn thiện. Ngày nay, có thể hiểu Kinh tế tuần hoàn như sau:
KTTH là một hệ thống có tính tái tạo và khôi phục thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của nó. (Ellen MacArthur Foundation, 2012, p. 7).
Đáng chú ý, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP, 2011) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2011) đều cho rằng kinh tế tuần hoàn “là cách tốt nhất để phá vỡ sự ràng buộc lâu nay giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường”.
Theo đó, KTTH có 3 nội hàm cơ bản, gồm:
- Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát, nhằm sử dụng hợp lý các tài nguyên và tái tạo các hệ thống tự nhiên; đặc biệt, đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo;
- Tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kỹ thuật và sinh học;
- Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa các ngoại ứng tiêu cực, thông qua thiết kế chất thải, thiết kế mô hình ngay từ đầu của quá trình sản xuất.
Đối với phát triển nông nghiệp, cần lưu ý rằng KTTH không chỉ bao gồm 3R hay xử lý chất thải, ngược lại, KTTH coi chất thải là tài nguyên bị đặt nhầm chỗ, hoặc bị đánh giá chưa đúng giá trị (Sharma, 2018: 190; Taiwan EPA, 2018). Vì thế, KTTH hướng tới việc không phát thải ra môi trường, tận dụng toàn bộ các vật chất để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất. Các mô hình KTTH trong nông nghiệp hướng tới việc kết nối giữa các hoạt động canh tác và sản xuất một cách có tính toán trước, sao cho sự kết hợp được ăn khớp nhất, tạo thành các vòng tròn tuần hoàn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường hướng đến phát thải bằng không.
3. Xu hướng thực hiện KTTH nói chung và trong ngành nông nghiệp nói riêng
Hiện nay, KTTH đang trở thành một xu hướng, được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả khối liên minh châu Âu (đi đầu là Hà Lan, Đức và Đan Mạch), châu Mỹ (tiêu biểu là Canada và Mỹ) và cả châu Á (tiêu biểu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore). Tới nay đã có khoảng 34 quốc gia với 118 mô hình tiêu biểu thực hiện việc chuyển dịch này (Nam, Huê, & Phương, 2019).
Châu Âu được biết đến là nơi hiện đang thúc đẩy KTTH mạnh mẽ nhất. Liên minh châu Âu (EU) xác định rất rõ KTTH không chỉ là vấn đề chất thải. Vì thế, mặc dù dự kiến thông qua đề xuất lập pháp về vấn đề chất thải vào năm 2014, Ủy ban châu Âu đã tạm dừng và thay thế đề xuất này bằng Gói đề xuất KTTH vào năm 2015, nhằm tiếp cận vấn đề rộng hơn, quan tâm toàn bộ các quá trình nền kinh tế, từ sản xuất và tiêu thụ thị trường nguyên liệu thứ cấp (EC, 2016). Tiếp theo đó, khối liên minh này đã triển khai Kế hoạch hành động KTTH và Kế hoạch thiết kế sinh thái 2016-2019 (European Commission, 2019). Từ đó, mỗi quốc gia thuộc khối cũng triển khai các hành động riêng của mình để thực hiện KTTH một cách hệ thống nhất.
Tuy nhiên trên thực tế, các chính sách liên quan đến KTTH đã xuất hiện từ trước đó rất lâu ở các quốc gia, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ngay tại châu Âu, Hà Lan đã có bước đi đầu tiên từ những năm 1970 với “thang Lansink”, ưu tiên ngăn ngừa và hạn chế phát sinh chất thải, thúc đẩy tái sử dụng và tái chế, sau đó là việc xử lý rác bằng phương pháp đốt trước khi áp dụng biện pháp cuối cùng là chôn lấp (Cramer, 2014). Tại Đức là Luật về quản lý chất thải và chu trình khép kín (Closed Substance Cycle and Waste Management Act) năm 1996 (BMU, 2011; Schnurer, 2002). Tại châu Mỹ là Hoa Kỳ với các cách tiếp cận dựa vào thị trường đối với rác thải từ năm 1677 (Nam, Huê, & Nhạn, 2018). Tại Châu Á, Nhật Bản khởi xướng với Luật Cơ bản cho việc thành lập một xã hội dựa trên tái chế (The Basic Law for Establishing a Recycling - Based Society) từ năm 2002 (OECD, 2002). Năm 2009, Trung Quốc cũng có Luật Xúc tiến KTTH (Circular Economy Promotion Law) (McDowall và cộng sự, 2017).
Trong nông nghiệp, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đặt ra các lĩnh vực ưu tiên của Kinh tế tuần hoàn bao gồm:
- Sinh khối (Biomass) và các sản phẩm sinh học. Trong đó, sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp được coi là các lĩnh vực trọng tâm để thúc đẩy chuyển dịch toàn bộ nền kinh tế theo hướng phát thải các-bon thấp và thân thiện với khí hậu (climate friendly economy), bởi lẽ một số khí nhà kính thường thấy trong nông nghiệp có khả năng gây hiệu ứng nhà kính rất mạnh. Ví dụ, 1 kg khí metan (CH4) từ hoạt động chăn nuôi có thể gây hiệu ứng mạnh gấp 25 lần 1 kg khí các-bon-nic (CO2) từ các hoạt động giao thông. Vì vậy, thu hồi và sử dụng các năng lượng sinh khối nói chung và biogas nói riêng là hướng ưu tiên của các mô hình KTTH trong ngành nông nghiệp;
- Thay đổi phân bón theo hướng phân bón hữu cơ, đặc biệt là các loại phân bón hữu cơ được xử lý từ chất thải hữu cơ trong nông nghiệp;
- Tuần hoàn nước trong nông nghiệp, vì nông nghiệp là một trong những ngành sử dụng nước nhiều nhất (cho tưới, rửa sản phẩm,). Việc tuần hoàn nước trong nông nghiệp là yêu cầu quan trọng để duy trì nông nghiệp bền vững;
- Ngăn chặn chất thải thực phẩm (Food waste), muốn thực hiện được cần thông qua việc tối ưu hóa các chuỗi cung ứng thực phẩm, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu theo dõi chất thải thực phẩm, tăng cường các mô hình chia sẻ, quyên góp thực phẩm
4. Thực trạng KTTH trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam
Những vấn đề về quản lý và phát triển bền vững ngành nông nghiệp trước những áp lực của của suy giảm tài nguyên, gia tăng chất thải và biến đổi khí hậu là thách thức đối với Việt Nam. KTTH được xem là cách tiếp cận phù hợp cho phát triển nông nghiệp theo xu hướng phát thải bằng không đạt hiệu quả kinh tế và môi trường trong nông nghiệp. Nhận thức được xu thế này, Đảng và nhà nước cũng đã có các chủ trương và chính sách để thực hiện KTTH nói chung và KTTH trong ngành nông nghiệp nói riêng.
Mặc dù thuật ngữ “kinh tế tuần hoàn” chưa được chính thức sử dụng, nhưng từ năm 1998, Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã nêu rõ cần thiết phải “ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm hỗ trợ áp dụng các công nghệ sạch” và “áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng”. Tiếp theo đó là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị nêu rõ “khuyến khích tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế” và “từng bước áp dụng các biện pháp buộc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải thu hồi và xử lý sản phẩm đã qua sử dụng”. Các Chỉ thị 29/CT-TW năm 2009, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, và Nghị Quyết 24/NQ-TW ngày 03/06/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cũng tiếp tục nhấn mạnh và chi tiết hóa các nhiệm vụ trên.
Về chính sách và pháp luật của Nhà nước, Chiến lược PTBV Việt Nam 2011-2020, Chiến lược BVMT đến 2020, tầm nhìn 2030, Chiến lược tăng trưởng xanh, Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Quyết định 16/2015/QĐ-TTg và đặc biệt là Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn năm 2018 là những chính sách tiêu biểu, thể hiện những bước chuyển dịch về chính sách theo hướng kinh tế tuần hoàn của Việt Nam lien quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn trong nong nghiệp.
Trên thực tế, Việt Nam đã có một số biểu hiện của KTTH trong ngành nông nghiệp. Mô hình Vườn-Ao-Chuồng (VAC) và biến thể Vườn-Ao-Chuồng-Biogas (VACB), Vườn-Ao-Chuồng-Rừng (VACR) - mô hình kết hợp giữa VAC với hoạt động lâm nghiệp tại các tỉnh miền núi và Vườn-Ao-Hồ (VAH) - mô hình trang trại trên cát tại các tỉnh miền trung đã không chỉ giúp giảm phát thải mà còn đem lại thu nhập tốt cho người dân. Đặc biệt, VACB là giải pháp giúp khắc phục sự bất hợp lý trong quản lý phế thải, sử dụng hợp lý phế phụ phẩm nông nghiệp, để trả lại độ phì cho đất. Xử lý an toàn chất thải động vật, tạo năng lượng tái sinh tạo nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt chống ô nhiễm môi trường và góp phần giảm phát thải, giảm hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh nông nghiệp với các sản phẩm được sản xuất thông qua hình thức trang trại đang trở nên phổ biến, việc áp dụng các mô hình mở rộng của VAC, theo các nguyên lý của KTTH sẽ là hướng đi phù hợp để phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn.
Gần đây tiếp tục xuất hiện một số mô hình KTTH trong nông nghiệp, đó là mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm,) tạo ra Chitosan, SSE, với tiềm năng 4-5 tỉ USD mỗi năm, ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa. Các điển hình này cần được tổng kết và xem xét hỗ trợ để phát triển nhân rộng.
Đặc biệt, dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp 2013-2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cũng có thể coi là một điển hình tốt của KTTH trong nông nghiệp. Dự án triển khai tại 10 tỉnh bao gồm Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng. Dự án đã tiến hành thí điểm công nghệ mới tách ép chất thải chăn nuôi. Một số hộ dân có quy mô trên 2.000 lợn đã có thể chạy máy ép 2 lần một tuần, mỗi lần chạy 2-3 giờ, mỗi lần chạy thu được khoảng 1 tấn phân ép, có giá bán từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng. Các chủ trang trại có thu nhập bổ sung hàng chục triệu đồng/tháng từ áp dụng công nghệ này. Nhiều trang trại chăn nuôi lợn, sau khi được trang bị máy của dự án đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn và mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, điển hình là trang trại tăng từ 3.000 lợn lên 7.000 lợn ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh (Ban Quản lý các dự án nông nghiệp, 2019). Nhận thấy những kết quả từ việc áp dụng mô hình VACB, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất hỗ trợ 70% chi phí thiết bị cho các trang trại chăn nuôi có nhu cầu trang bị máy. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự án thí điểm tại 10 tỉnh.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển của các mô hình cũng đang có một số hạn chế. Các công trình biogas quy mô nhỏ đem lại hiệu quả tốt trong khi các công trình khí sinh học quy mô lớn còn nhiều hạn chế do khí ga sinh ra không được sử dụng, một số hầm khí sinh học vẫn không đáp ứng được QCVN 62 về nước thải chăn nuôi, dẫn đến nhiều chủ trang trại không có động lực vận hành, bảo dưỡng các công trình lớn đúng cách. Ngoài ra, công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi thường có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn các ngành sản xuất, nên việc nhân rộng mô hình VACB sẽ gặp khó khăn. Ngay cả Dự án hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp 2013-2019 kể trên, được coi là thành công nhưng vẫn chưa được tiếp tục nhân rộng. Vì thế, các dự án này cần được Chính phủ quan tâm hỗ trợ để tạo động lực cho người dân đầu tư xử lý môi trường hiệu quả và bền vững.
Đặc biệt, hiện nay sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn chú trọng vào số lượng, tìm cách tăng sản lượng, tăng năng suất và giảm giá thành nhưng chưa quan tâm đúng mức đến các tiêu chí phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Lượng dư thừa đầu vào của quá trình sản xuất như dư thừa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn cũng như các rủi ro với môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trong khí đó, để có thể đẩy mạnh Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, việc giảm dư thừa đầu vào và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật là tối quan trong.
5. Kết luận và một số giải pháp phát triển KTTH trong nông nghiệp
Như vậy, thực hiện HTTH đang là một xu hướng trên thế giới, diễn ra với nhiều ngành của nền kinh tế, ngành nông nghiệp cũng không thể là ngoại lệ. Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, một số giải pháp cần được xem xét như sau:
(1) Thay đổi nhận thức của người dân và xã hội
Cần thiết kế nội dung KTTH trong nong nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nông dân, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và các tầng lớp về phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn sản xuất trong nông nghiệp, hiệu quả của các mô hình này và những lợi ích mà phát triển mô hình KTTH mang lại, từ đó sẽ loại bỏ dần các mô hình sản xuất nong nghiệp cũ-mô hình kinh tế tuyến tính.
(2) Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách thúc đẩy KTTH trong nông nghiệp
Trong bối cảnh thực hiện thể chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp là động lực trung tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân cùng tham gia thực hiện. Vai trò kiến tạo của nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để KTTH phát triển. Đó là môi trường với hệ thống luật pháp rõ ràng, lộ trình phù hợp, có các hình thức khuyến khích (ưu đãi về cơ chế và thủ tục hành chính, về tài chính, về tiếp cận các nguồn lực) và chế tài rõ ràng, minh bạch. Từ đó, các mô hình KTTH tốt được khuyến khích và tạo hiệu ứng thực hiện KTTH trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội, nhất là ở khu vực nong thôn.
Phân tích thực trạng cho thấy các yếu tố liên quan đến KTTH đã được đề cập trong nhiều chính sách và văn bản pháp luật. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chính sách riêng về KTTH trong ngành nông nghiệp. Vì thế, các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các mô hình KTTH còn phân tán và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp
(iii) Phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cần dựa trên các mô hình đã có phù hợp đặc trưng của vùng miền và từng lĩnh vực của nong nghiệp
Do đặc tính tự nhiên, văn hóa xã hội của mỗi vùng, miền và địa phương khác nhau, ở đó đã có những mô hình gần với KTTH, do vậy phát triển các mô hình KTTH phải dự trên quá trình hình thành và phát triển ở đó, ví dụ các mô hình VAC phù hợp đồng bằng, các mô hình VRAC phù hợp trung du và miền núi
Đối với ngành lĩnh vực, dựa trên cơ sở đặc trưng ngành lĩnh vực đã có biểu hiện của KTTH để hoàn thiện, phát triển và nhân rộng, ví dụ trong chăn nuôi thu hồi phân, khí thải của các trang trại lợn bò, hay quy mô hộ gia đình. Trong thủy hải sản mô hình cá-lúa, tôm-cá-hải sản rừng ngập mặn, sản xuất theo Vietgap.
(iv) Thay đổi phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật theo hướng phân bón hữu cơ, hạn chế việc sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất
Dư thừa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh và thuốc tăng trưởng đang là một vấn đề của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Điều này không chỉ ảnh hướng tới an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường mà còn hạn chế khả năng tuần hoàn vật liệu trong ngành nông nghiệp. Thật vậy, khi dư lượng hóa chất lớn, việc tận dụng nguyên liệu có thể sẽ gây hại cho các quá trình sản xuất sau, không chỉ giảm hiệu quả kinh tế mà còn gây ra nhiều rủi ro khó lường trước. Vì thế, phân bón hữu cơ và các biện pháp sử dụng “thiên địch” trong nuôi trồng và chăn nuôi cần được khuyến khích, hỗ trợ để phát triển, thay thế cho việc sử dụng hóa chất.
(v) Phát triển KTTH trong nông nghiệp kết hợp với công nghệ cao
Nông nghiệp Việt Nam để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thế giới về chất lượng, mẫu mã, giá thành cần phải phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, có địa chỉ rõ ràng và đăng ký thương hiệu, địa chỉ địa lý. Ngoài ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm tài nguyên, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp ngành nông nghiệp bớt phụ thuộc vào các điều kiện thay đổi của thiên nhiên, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Đặc biệt, công nghệ cao sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm tài nguyên nước và tài nguyên đất. Trong bối cảnh mới, đây là yêu cầu tối quan trọng để duy trì nông nghiệp bền vững.
(vi) Trong phát triển nong thôn mới giai đoạn tới cần bổ sung tiêu chí phát triển mô hình KTTH của địa phương
Hiện nay chúng ta đã có bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới, trong giai đoạn tới để thực hiện chủ trương của Đảng phát triển nhanh, bền vững, việc xây dựng và phát triển mô hình KTTH trong nông nghiệp cần bổ sung vào các tiêu chí nông thôn mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BMU. (2011). Closed-loop waste management: Recovering wastes – conserving resources. R. Friederich, A. Jaron & J. Schulz. Berlin, Germany: Federal Ministry for the Environment, Nature Conservation and Nuclear Safety (BMU). Retrieved from https://gnse.files.wordpress.com/2012/10/waste-management.pdf
Cramer, J. (2014). Moving towards a circular economy in the Netherlands: challenges and directions. Retrieved from https://wp.hum.uu.nl/wp-content/uploads/sites/32/2015/04/Paper-HongKong-JC-april-2014.pdf
DeCourcey, M. (2016). The U.S. Chamber of Commerce Foundation Helps Companies Reimagine the Future of Business [Image]. 1. Washington, DC: PYXERA Global. Retrieved from https://www.pyxeraglobal.org/u-s-chamber-commerce-foundations-helps-companies-reimagine-future-business/
EC. (2016). Circular economy: Closing the loop - An EU action plan for the circular economy [Press release]. European Commission.
Ellen MacArthur Foundation. (2012). Towards the circular economy: Economic and business rationale for an accelerated transition. Retrieved from
European Commission. (2019). Report from the Commission to the European Parliament, the Council, the European Economic and Social Committee and the Committee of the Regions on the implementation of the Circular Economy Action Plan [Press release]. Brussels:
Global Footprint Network. (2018). National Footprint Accounts 2018 edition. Retrieved 10/10/2018, from https://data.footprintnetwork.org
IEA. (2019, 02/05/2019). International energy statistics (2019). International Energy Agency [IEA]. Retrieved from https://www.eia.gov/beta/international/data/browser/
IRP. (2019). Global Resources Outlook 2019: Natural Resources for the Future We Want. B. Oberle, Bringezu, S., Hatfeld-Dodds, S., Hellweg, S., Schandl, H., Clement, J., and Cabernard, L., Che, N., Chen, D., Droz-Georget , H., Ekins, P., Fischer-Kowalski, M., Flörke, M., Frank, S., Froemelt , A., Geschke, A., Haupt , M., Havlik, P., Hüfner, R., Lenzen, M., Lieber, M., Liu, B., Lu, Y., Lutter, S., Mehr , J., Miatto, A., Newth, D., Oberschelp , C., Obersteiner, M., Pfster, S., Piccoli, E., Schaldach, R., Schüngel, J., Sonderegger, T., Sudheshwar, A., Tanikawa, H., van der Voet, E., Walker, C., West, J., Wang, Z., Zhu, B. Nairobi, Kenya. Retrieved from https://www.resourcepanel.org/reports/global-resources-outlook#download
McDowall, W., Geng, Y., Huang, B., Barteková, E., Bleischwitz, R., Türkeli, S., . . . Doménech, T. (2017). Circular economy policies in China and Europe. Journal of Industrial Ecology, 21(3), 651-661.
Nam, N. H., Huê, H. T., & Nhạn, N. T. T. (2018). Cách tiếp cận thị trường trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Kinh nghiệm Hoa Kỳ. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 4 (2018), 43-50.
Nam, N. H., Huê, H. T., & Phương, N. T. B. (2019). Kinh tế tuần hoàn và sự chuyển dịch tất yếu. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 35 (2019).
OECD. (2002). OECD Environmental Performance Reviews: Japan 2002,. Paris: O. Publishing.
OECD. (2011). Resource Productivity in the G8 and the OECD. A Report in the Framework of the Kobe 3R Action Plan. Retrieved from https://www.oecd.org/env/waste/47944428.pdf
Schnurer, H. (2002). German Waste Legislation and Sustainable Development: Development of waste legislation in Germany towards a sustainable closed substance cycle, International Institute for Advanced Studies (IIAS) in Kyoto/Japan. Retrieved from https://www.bmu.de/fileadmin/bmu-import/files/pdfs/allgemein/application/pdf/entwicklung_abfallrecht_uk.pdf
Sharma, A. (2018). Microbial Biotechnology in Environmental Monitoring and Cleanup. USA: IGI Global.
Stahel, W. R., & Reday-Mulvey, G. (1976). The potential for substituting manpower for energy; report to DG V for Social Affairs. Commission of the EC, Brussels (research contract no. 760137 programme of research and Actions on the development of the Labour Market). (76/13).
Taiwan EPA. (2018). Future prospects. Retrieved from https://recycle.epa.gov.tw/en/NAV08.htm
Tổng Cục Hải Quan Việt Nam. (2019). Thống kê hải quan. Retrieved 22/06/2019, from https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/Default.aspx
UNEP. (2011). Decoupling natural resource use and environmental impacts from economic growth. A Report of the Working Group on Decoupling to the International Resource Panel. Fischer-Kowalski, M., Swilling, M., von Weizsäcker, E.U., Ren, Y., Moriguchi, Y., Crane, W., Krausmann, F., Eisenmenger, N., Giljum, S., Hennicke, P., Romero Lankao, P., Siriban Manalang, A. UNEP/Earthprint.
World Bank. (2016). The cost of air pollution: Strengthening the economic case for action. Washington: W. B. Group.
World Bank. (2019). Vietnam: Toward a Safe, Clean, and Resilient Water System. Washington, DC: W. Bank.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_kinh_te_tuan_hoan_trong_nong_nghiep_nong_thon_o_v.doc