KẾT LUẬN
Kỹ năng xử lý tình huống là một yêu cầu không
thể thiếu đối với mỗi hướng dẫn viên du lịch. Tuy
nhiên, qua kết quả khảo sát các bài thực hành
và các chuyến đi trải nghiệm thực tế cho thấy
nhiều sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du
lịch, Trường Đại học Sao Đỏ vẫn còn yếu trong
kỹ năng xử lý các tình huống. Vì vậy, việc xây
dựng một hệ thống tình huống và tìm ra các giải
pháp khai thác, đưa các tình huống đó vào giảng
đường; rèn luyện kỹ năng cho sinh viên là điều
hết sức cần thiết vì sự phát triển bền vững của
Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng và ngành du
lịch nói chung.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kỹ năng xử lý tình huống cho sinh viên chuyên ngành hướng dẫn du lịch trường Đại học Sao Đỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 95
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
IMPROVING SITUATION HANDLING SKILLS FOR TOURISM TOUR
GUIDE STUDENTS AT SAO DO UNIVERSITY
Nguyễn Thị Hương Huyền, Tăng Thị Hồng Minh
Email: huyentb2010@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 25/9/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 21/11/2017
Ngày chấp nhận đăng: 28/12/2017
Tóm tắt
Đi du lịch hiện nay đã trở thành một nhu cầu tất yếu đối với rất nhiều người trong xã hội hiện đại. Khi đi
du lịch theo các chương trình đã định, du khách cần có sự kết nối, hướng dẫn và giúp đỡ của hướng
dẫn viên du lịch trên nhiều lĩnh vực. Do vậy, các hướng dẫn viên du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng
không chỉ đối với các công ty du lịch mà đối với cả ngành du lịch của đất nước. Tuy nhiên, để trở thành
một hướng dẫn viên du lịch giỏi, ngoài kiến thức chuyên môn, kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý...
còn cần phải có nhiều kỹ năng khác. Trong đó, kỹ năng xử lý tình huống là vô cùng quan trọng đối với
mỗi hướng dẫn viên. Bởi lẽ, do sự dịch chuyển, vận động của du khách trong những không gian và thời
gian khác nhau sẽ có thể có rất nhiều tình huống xảy ra; khi đó một hướng dẫn viên du lịch có kỹ năng
xử lý tình huống tốt sẽ là người làm cho du khách cảm thấy an toàn nhất, đảm bảo cho sự toàn vẹn của
mỗi chuyến đi.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Trường Đại học Sao Đỏ đã không
ngừng nâng cao cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng xử lý tình huống cho sinh viên chuyên ngành
hướng dẫn du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập trong việc
trang bị kỹ năng xử lý tình huống cho sinh viên. Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bài
báo dưới đây sẽ chỉ ra thực trạng việc phát triển kỹ năng xử lý tình huống trong dạy và học của sinh
viên khoa Du lịch và Ngoại ngữ Trường Đại học Sao Đỏ; đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành hướng dẫn du lịch.
Từ khóa: Xử lý tình huống; kỹ năng xử lý tình huống; hướng dẫn viên du lịch; du lịch.
Astract
Traveling has now become an indispensable demand for every modern human being, in addition to the
need to eat, drink, sleep... Therefore, more and more travel companies are born that are represented
by tour guides to meet the needs of exploring, visiting and entertaining of each group and individual.
However, to become a good tourist guide, besides professional knowledge, knowledge of culture,
history, geography, etc., there is a need for other soft skills of which skills in handling situations is a very
crucial skill for every tour guide. A well-trained tour guide will make visitors feel the safest, ensure the
integrity of each trip.
Recognizing the importance of this, Faculty of Tourism and Foreign Languages, Sao Do University has
continuously improved both professional knowledge and situation handling skills for tourism students.
However, there are some inadequacies in the training process to equip the students with these skills.
This article aims to present the current status of teaching and learning situation handling skills of
students at Sao Do University’s Faculty of Tourism & Foreign Languages. At the same time this paper
offers solutions to improve the quality of training Tourism tour guide major.
Keywords: Handling situations; situation handling skills; tour guide; travel.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với nhiều xu hướng mới của con người trong thời
đại công nghiệp hiện nay, du lịch đã và đang phát
triển nhanh chóng, trở thành ngành công nghiệp
không khói, mang lại hiệu quả cao trên nhiều lĩnh
vực. Du lịch không chỉ mang lợi nhuận kinh tế mà
còn mang lại nhiều lợi ích chính trị, văn hóa - xã
hội khác cho nhiều vùng, quốc gia trên thế giới.
96
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
Là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi nhiều
mặt, Việt Nam với phong cảnh thiên nhiên tươi
đẹp, hùng vĩ cùng với chiều dài lịch sử hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước oai hùng đã tạo cho
nơi đây có nguồn tài nguyên du lịch cả tự nhiên và
văn hóa vô cùng phong phú. Mặc dù có nhiều lợi
thế như vậy nhưng du lịch Việt Nam hiện nay vẫn
được đánh giá là “Giàu tài nguyên nhưng nghèo
sản phẩm”. Nguyên nhân chính của vấn đề này
xuất phát từ đâu và ai là người chịu trách nhiệm
chính? Có nhiều ý kiến khác nhau song đa phần
các ý kiến đều cho rằng nguyên do chủ yếu xuất
phát từ sự thiếu sáng tạo, thiếu kiến thức và thiếu
tính chuyên nghiệp của những người làm du lịch.
Trong đó không thể không kể đến đội ngũ hướng
dẫn viên du lịch, những người được coi là “linh
hồn” của sản phẩm du lịch.
Khoa Du lịch và Ngoại ngữ Trường Đại học
Sao Đỏ được thành lập từ tháng 9 năm 2006
và đã đào tạo được 3 khóa trung cấp, 7 khóa
cao đẳng, 1 khóa đại học chính quy, 1 khóa đại
học liên thông ra trường. Hiện khoa đang đào
tạo 3 khóa đại học chính quy và 1 khóa đại học
liên thông. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đánh
giá qua các bài kiểm tra thực hành, qua các
chuyến đi thực tế của sinh viên đã cho thấy kỹ
năng xử lý tình huống của sinh viên chỉ mang
tính chất lý thuyết mà chưa thể hiện rõ kỹ năng
cần có của một hướng dẫn viên du lịch. Điều đó
đặt ra yêu cầu cần thiết và cấp bách phải phát
triển kỹ năng xử lý tình huống cho các em sinh
viên chuyên ngành hướng dẫn du lịch - những
hướng dẫn viên du lịch tương lai.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đánh giá được thực trạng kỹ năng xử lý tình
huống của sinh viên chuyên ngành hướng dẫn du
lịch, Trường Đại học Sao Đỏ và vai trò của xử
lý tình huống trong hoạt động du lịch, tác giả đã
tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu
thông qua sách, báo, tạp chí, các tài liệu kỷ yếu
hội thảo để thu thập các thông tin cho bài viết
của mình; nghiên cứu kết quả các bài kiểm tra trên
lớp, các chuyến đi thực tế của sinh viên cao đẳng
khóa 06, 08 và 09, đại học chính quy khóa 03 và
khóa 04. Phương pháp điều tra xã hội học thông
qua việc điều tra bảng hỏi đối với giảng viên và
sinh viên ngành Việt Nam học. Đối với sinh viên,
việc điều tra bảng hỏi đối tượng được lựa chọn là
các sinh viên đại học khóa IV (năm thứ 4), khóa
V (năm thứ 3) và khóa VI (năm thứ 2) đang học
chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Trên cơ sở dữ
liệu và số liệu có được, nhóm tác giả tiến hành xử
lý và tập hợp để có nguồn tư liệu chính xác cho
bài viết của mình.
3. VAI TRÒ CỦA XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TRONG
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN DU LỊCH
Bất cứ một chương trình du lịch nào cũng sẽ có
những tình huống khác nhau dù là đơn giản hay
phức tạp, bất ngờ hay đôi khi là bất khả kháng...
Hướng dẫn viên du lịch có kỹ năng xử lý tình
huống tốt sẽ có những lợi thế sau:
- Tạo sự tin tưởng, yên tâm cho khách trong quá
trình đi du lịch.
- Giảm thiểu những tổn thất tới mức thấp nhất có thể.
- Dự đoán những tình huống có thể xảy ra và
phòng ngừa, nhanh chóng khắc phục những tình
huống đó khi xảy ra.
- Dễ dàng giải quyết và ứng phó kịp thời với các tình
huống xảy ra trong quá trình dẫn khách đi du lịch.
4. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH HƯỚNG
DẪN DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
4.1. Kỹ năng xử lý tình huống trong môn học
trên giảng đường
Mặc dù đã thành lập được 11 năm, tuy vậy khoa
Du lịch và Ngoại ngữ mới đào tạo được 6 khóa
sinh viên cao đẳng tốt nghiệp ra trường. Đối với
hệ đại học, hiện khoa đào tạo được 1 khóa sinh
viên đại học chính quy và 1 khóa liên thông tốt
nghiệp ra trường. Khoa đang đào tạo 3 khóa đại
học chính quy và 1 khóa đại học liên thông. Tuy
nhiên, sinh viên đại học liên thông không học bài
thực hành kỹ năng xử lý tình huống.
Để có một cái nhìn khách quan và đầy đủ nhất về
thực trạng kỹ năng xử lý tình huống của sinh viên
chuyên ngành hướng dẫn du lịch, nhóm tác giả
đã phân tích, đánh giá kết quả kỹ năng xử lý tình
huống của sinh viên hiện đang học tập tại trường
và những ý kiến đóng góp của các em sinh viên
đã tốt nghiệp ra trường hiện đang làm việc tại các
công ty du lịch gồm: điểm bài kiểm tra kỹ năng xử
lý tình huống, chương trình thực tế hệ cao đẳng
và đại học; kết quả phiếu điều tra về nội dung
chương trình và tình huống đã học.
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 97
Căn cứ vào điểm bài kiểm tra kỹ năng xử lý tình huống:
- Đối với hệ cao đẳng
Bảng 1. Kết quả bài kiểm tra kỹ năng xử lý tình huống của sinh viên hệ cao đẳng các khóa VI, VIII và IX
Khóa Số SV
Xếp loại
XS Tỉ lệ G Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ TBY Tỉ lệ Kém Tỉ lệ
VI 21 1 4,7% 2 9,5% 4 19% 6 28,6% 7 33,3% 1 4,7%
VIII 16 1 6,3% 5 31,3% 6 37,5% 3 18,8% 1 6,3%
IX 04 2 50% 2 50%
Tổng 41 1 2,4% 3 7,3% 11 26,8% 14 34,1% 10 24,4% 2 4,9%
(Nguồn: Khoa Du lịch và Ngoại ngữ)
- Đối với hệ đại học
Bảng 2. Kết quả bài kiểm tra kỹ năng xử lý tình huống của sinh viên hệ đại học khóa III và IV
Khóa
Số
SV
Xếp loại
XS Tỉ lệ G Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ TBY Tỉ lệ Kém Tỉ lệ
III 29 2 6,9% 4 13,8% 5 17,2% 13 44,8% 3 10,3% 2 6,9%
IV 21 2 9,5% 6 28,6% 10 47,6% 2 9,5% 1 4,7%
Tổng 40 2 5% 6 15% 11 27,5% 23 57,5% 5 12,5% 3 7,5%
(Nguồn: Khoa Du lịch và Ngoại ngữ)
Qua kết quả trên cho thấy sinh viên cao đẳng khóa
VI được đánh giá là có đầu vào tốt nhưng số sinh
viên có tỷ lệ trung bình yếu và kém cũng khá cao
(38%) do thời gian này các em ít được cọ sát với
thực tế, chỉ có duy nhất một chuyến đi xa (chương
trình thực tế miền Trung), còn lại chủ yếu luyện tập
tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Chí Linh
như khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ Chu
Văn An. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo lúc này
chưa chú trọng nhiều đến rèn luyện kỹ năng cho
sinh viên dẫn tới kỹ năng xử lý tình huống của sinh
viên chưa tốt.
Khóa VII, do khoa không tuyển sinh được sinh
viên vào học nên không có kết quả để phân tích.
Với khóa VIII kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ sinh
viên có kết quả trung bình yếu và kém giảm nhiều
so với khóa VI bởi lẽ sinh viên khóa VIII được
đánh giá là có đầu vào tốt, thêm vào đó các em
ngoài việc thực tế các điểm trên địa bàn Chí Linh,
chương trình thực tế “Con đường di sản miền
Trung” trong 4 ngày 5 đêm, còn có các chuyến
tham quan thực tế, thực hành hướng dẫn trên địa
bàn một số tỉnh lân cận như Ninh Bình, Quảng
Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh... Đây chính là cơ hội để
các em được tiếp cận thực tế với công việc của
một hướng dẫn viên du lịch tương lai và được rèn
luyện các kỹ năng tốt hơn. Mặc dù vậy, tỷ lệ sinh
viên có kết quả trung bình vẫn còn tương đối cao.
Khóa IX do có ít sinh viên, thêm vào đó thời lượng
học thực hành và thực tế nhiều nên việc rèn luyện
kỹ năng cho sinh viên được quan tâm sát sao
tới từng sinh viên cụ thể nên kết quả phân tích
tỉ lệ sinh viên đạt mức trung bình yếu và kém đã
không còn.
98
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
Đối với hệ đại học, kết quả kỹ năng xử lý tình
huống của sinh viên từ mức khá trở lên tương đối
cao. Có được kết quả này là do chất lượng đầu
vào của sinh viên được đánh giá cao hơn so với
hệ cao đẳng; đồng thời, thời lượng học lý thuyết
của sinh viên nhiều hơn nên sinh viên được tiếp
cận với kỹ năng xử lý tình huống ngay từ khi học
lý thuyết.
Đối với cả hai hệ cao đẳng và đại học, trong quá
trình giảng dạy tại giảng đường hay qua các
chuyến đi thực tế giảng viên cũng đã cố gắng sưu
tầm, tạo ra nhiều tình huống thông qua hình thức
diễn kịch, tạo yếu tố bất ngờ trong khi sinh viên
đang thuyết minh... Ưu điểm của phương pháp
này là giảng viên có thể tạo ra nhiều tình huống
huống ở các giai đoạn khác nhau của quá trình
thực hiện chương trình du lịch và những tình
huống đó là có thực, yêu cầu sinh viên phải xử
lý ngay. Bên cạnh đó phương pháp này cũng có
những nhược điểm do điều kiện khách quan mà
không thể diễn tả được hết nội dung, ý nghĩa của
tình huống. Tuy vậy số sinh viên có khả năng xử lý
tình huống ngay khi giảng viên vừa tạo tình huống
rất ít, đa phần các em còn lúng túng hoặc chậm
trễ trong việc ứng phó với tình huống bất ngờ đó.
4.2. Kỹ năng xử lý tình huống trong môn học
gắn với các chuyến đi thực tế tại các điểm
du lịch
Kể từ sinh viên cao đẳng khóa IV, sau mỗi khóa
học học phần “Thực hành hướng dẫn du lịch”
khoa và Nhà trường luôn tạo điều kiện cho các
em sinh viên đi thực tế Du lịch để các em biết
được công việc của một hướng dẫn viên du lịch
tương lai và được tiếp thu kiến thức từ các điểm
đó. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Du lịch Việt
Nam khi hướng dẫn tại các điểm tham quan du
lịch đòi hỏi người hướng dẫn phải có Thẻ hướng
dẫn viên. Do đó, giảng viên chỉ có thể cho sinh
viên tham gia vào một số công đoạn trong quy
trình hướng dẫn như: chuẩn bị và đón tiếp khách;
thuyết minh trên xe; tổ chức các hoạt động hoạt
náo, mua sắm; sắp xếp lưu trú, ăn uống; chia tay
đoàn... mà không thể hướng dẫn tại các điểm du
lịch. Do hạn chế như vậy nên kết thúc chương
trình trải nghiệm thực tế giảng viên khó có thể
đánh giá được hết đầy đủ kỹ năng của sinh viên.
Bởi lẽ, để đánh giá chính xác về kỹ năng hướng
dẫn của sinh viên phải đánh giá được toàn bộ cả
về kiến thức và một số các kỹ năng khác nữa như
kỹ năng thuyết minh, kỹ năng tổ chức hoạt động
hoạt náo, kỹ năng xử lý tình huống...
Cũng trong quá trình đi thực tế cùng sinh viên các
khóa hệ cao đẳng, các giảng viên đều nhận thấy
rằng sinh viên có kiến thức nền tảng và kỹ năng
thuyết minh khá tốt nhưng kỹ năng trả lời câu hỏi
và xử lý tình huống ngay khi vừa xảy ra thì còn
khá nhiều hạn chế. Một số sinh viên mất bình tĩnh;
số khác thì né tránh trách nhiệm hoặc không biết
xử lý thế nào...
Trong nội dung các bài báo cáo do giảng viên yêu
cầu sinh viên phải rút kinh nghiệm từ chuyến đi
thực tế thì có 45 - 60% các báo cáo đều rút ra bài
học từ các tình huống lý thuyết trong khi đi du lịch.
Điều đó cho thấy, kiến thức và kỹ năng xử lý tình
huống của sinh viên chưa đầy đủ, mới chỉ mang
tính chất lý thuyết mà chưa vận dụng được vào
thực hành, thực tế công việc.
5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
5.1. Một số giải pháp phát triển kỹ năng xử lý
tình huống cho sinh viên
5.1.1. Xây dựng hệ thống tình huống du lịch
Để kỹ năng xử lý tình huống của sinh viên trở nên
thuần thục hơn đòi hỏi việc rèn luyện phải thường
xuyên, liên tục không chỉ trên lý thuyết mà còn cần
phải cả trên thực hành và thực tế. Do đó, ngay
khi sinh viên học xong học phần Lý thuyết nghiệp
vụ hướng dẫn du lịch cần phải có một hệ thống
các tình huống du lịch phù hợp với đặc điểm, trình
độ sinh viên để luyện tập trong học phần Thực
hành hướng dẫn du lịch. Từ đó sinh viên sẽ tự tin
hơn trong các chuyến đi thực tế. Khi xây dựng tình
huống du lịch phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là, khi xây dựng các tình huống du lịch phải
đảm bảo tính thực tiễn. Một tình huống lấy từ thực
tiễn bao giờ cũng được đánh giá rất cao. Điều
này sẽ giúp sinh viên cảm thấy hào hứng hơn khi
được tham gia vào một tình huống có thật như là
được trải nghiệm vào hoạt động thực tế của một
chuyến đi du lịch. Những công việc thực tế diễn
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 99
ra tại các khách sạn, nhà hàng, các điểm du lịch,
tại sân bay nhà ga, trên xe hay xảy ra ngay với
chính khách du lịch... luôn có sức hấp dẫn cao
đối với sinh viên; bởi lẽ khó khăn đặt ra ở đó là
thực nhất và thách thức mà sinh viên phải đối mặt
cũng là thực nhất. Tính thực tiễn làm cho việc xây
dựng các tình huống trong du lịch có sức sống,
và sinh viên cảm thấy việc giải quyết nó không
đơn thuần là học tập, mà là làm việc thực sự, sinh
viên có những hình dung ban đầu để đối mặt với
những tình huống trong thực tế nghề nghiệp sau
này. Tuy nhiên, việc đưa tình huống thực tiễn vào
giảng dạy không phải là việc sao chép “nguyên xi”
mà cần có những cải biên phù hợp với yêu cầu sư
phạm của tình huống.
Hai là, tình huống du lịch cần phải đa dạng gắn
với những chu trình cụ thể. Một chu trình hướng
dẫn tham quan du lịch bao gồm các bước: chuẩn
bị trước chuyến đi; đón đoàn; hướng dẫn tham
quan; tổ chức ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí,
mua sắm; chia tay đoàn... Bất cứ giai đoạn nào
trong chu trình hướng dẫn tham quan cũng có thể
xảy ra các tình huống khác nhau và không tình
huống nào giống tình huống nào. Do đó hệ thống
tình huống du lịch cần bám sát các bước trong
chu trình trên để sinh viên được tiếp cận với các
tình huống một cách đầy đủ nhất.
Một tình huống hay còn cần phải có một hoặc một
số “bẫy nhận thức”, có khả năng gây tranh luận.
“Bẫy nhận thức” được hiểu là sự kiện trong tình
huống có thể đưa đến những cách giải quyết khác
nhau, tùy vào cách tiếp cận của người học. “Bẫy
nhận thức” làm cho việc giải quyết tình huống trở
nên khó khăn hơn và thú vị hơn, thông qua đó,
người học thu hoạch được nhiều hơn. Ngay cả khi
người học không đưa ra phương án đúng vẫn có
thể ghi nhớ tốt hơn nếu việc họ sai vì những “bẫy
nhận thức” này.
Ba là, việc xây dựng các tình huống du lịch phục
vụ dạy và học chuyên ngành hướng dẫn du lịch
cần xác định rõ mục tiêu của việc nghiên cứu tình
huống đó để lựa chọn một lượng thông tin vừa
đủ cung cấp cho người học. Việc xây dựng tình
huống cần đặt những câu hỏi như: Loại tình huống
này được sử dụng để giảng dạy bài nào? Mục tiêu
của việc nghiên cứu tình huống này là gì? Thông
qua việc nghiên cứu tình huống này, sinh viên có
thể học được kiến thức gì? Những kỹ năng thực
tế nào sinh viên có thể đạt được khi nghiên cứu và
giải quyết các tình huống đó?
Bốn là, khi xây dựng các tình huống du lịch cần
phải phù hợp với khả năng của sinh viên xuất phát
từ đặc điểm và khả năng nhận thức của sinh viên
khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Trường Đại học Sao
Đỏ. Tình huống quá khó sẽ làm cho sinh viên cảm
thấy công việc quá sức và cảm giác tự ti sẽ làm
cho sinh viên không còn hứng thú với việc rèn
luyện kỹ năng. Ngược lại, tình huống quá dễ sẽ
làm sinh viên thấy việc rèn luyện kỹ năng trở nên
tẻ nhạt, buồn chán, không hữu ích. Do đó, khi xây
dựng hệ thống tình huống phải đặt mình vào vị trí
của sinh viên và hiểu được những yêu cầu cơ bản
và những đòi hỏi thiết yếu về nghề hướng dẫn du
lịch sau này cần những gì để xây dựng những tình
huống ở mức độ từ dễ đến khó trong khả năng
của phần lớn sinh viên để có thể thực hiện nhiệm
vụ của mình được đặt ra trong tình huống và sinh
viên thấy được tầm quan trọng của việc học và
giải quyết các tình huống du lịch đó.
Để xây dựng được hệ thống các tình huống du lịch
thực tế, khoa học, phù hợp với trình độ của sinh
viên và bám sát chương trình học phần có thể xây
dựng theo một quy trình gồm các bước sau:
- Bước 1: Xác định cụ thể các bước trong quy
trình tổ chức thực hiện một chương trình tham
quan du lịch.
Một chương trình tham quan du lịch đầy đủ bao
gồm các bước: đón và tiễn khách, tổ chức việc ăn
nghỉ và mua sắm cho khách, thực hiện chương
trình tham quan du lịch. Ngoài ra, có thể chia thêm
nhóm tình huống bất khả kháng và liên quan tới
mối quan hệ của hướng dẫn viên.
- Bước 2: Xác định các yếu tố tạo thành tình huống
trong du lịch
Các yếu tố đó tạo nên tình huống du lịch có thể là
khách quan, có thể từ chủ quan của những người
tham gia vào hoạt động du lịch và tùy vào mỗi
nhóm tình huống có các nhân tố khác nhau. Từ
việc xác định các yếu tố đó sẽ xây dựng nên các
100
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
tình huống và cần tránh sự giống nhau giữa các
tình huống trong cùng một nhóm tình huống hay
với các nhóm tình huống khác.
- Bước 3: Nghiên cứu, xây dựng các tình huống
thường gặp trong quá trình thực hiện chương
trình du lịch.
- Bước 4: Đánh giá, phân loại tình huống
Sau khi đã có được một hệ thống các tình huống
căn cứ vào các giai đoạn ở bước 1 cần đánh giá
và phân chia các tình huống vào các nhóm tình
huống phù hợp.
Trên cơ sở hệ thống tình huống đã xây dựng,
giảng viên căn cứ vào mục tiêu bài học cụ thể lựa
chọn tình huống phù hợp để làm mẫu và cho sinh
viên rèn luyện kỹ năng.
5.1.2. Nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng
chuyên môn của giảng viên
Nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng cao,
do đó để ngành du lịch thực sự phát triển và đáp
ứng một cách tốt nhất nhu cầu của du khách trong
chuyến đi; hướng dẫn viên du lịch không chỉ cần
phải có kiến thức mà còn phải tổng hợp nhiều kỹ
năng, trong đó kỹ năng xử lý tình huống được coi
là quan trọng nhất trong tổng thể các kỹ năng của
hướng dẫn viên. Bởi lẽ việc đảm bảo sự an toàn
về tính mạng, tài sản, không có bất kỳ sai sót nào
sẽ khiến cho chương trình tham quan được trọn
vẹn, đầy đủ hơn.
Tuy nhiên, các kỹ năng đó không thể thuần thục
ngay khi vừa tốt nghiệp ra trường đi làm mà cần
phải được rèn luyện ngay từ khi còn đang ngồi
trên ghế nhà trường. Người trực tiếp hình thành
và phát triển kỹ năng cho sinh viên không ai khác
chính là những người giảng viên trực tiếp giảng
dạy chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Do đó, mỗi
thầy cô phải không ngừng tự nâng cao trình độ
chuyên môn bản thân mình bằng cách cọ sát với
thực tế trong các chương trình du lịch với đầy đủ
loại hình du lịch, tìm kiếm thông tin tại các công ty
du lịch, tự đặt ra nhiều tình huống khác nhau và
đưa ra cách xử lý phù hợp nhất. Từ đó vận dụng
vào trong từng bài học cụ thể để phân tích, giải
thích, đưa ra cách xử lý và các tình huống tương
tự để sinh viên rèn luyện kỹ năng. Có như vậy, sau
khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể tự tin và
làm tốt hơn công việc của mình.
5.1.3. Tăng cường đưa tình huống du lịch vào
hoạt động dạy và học học phần “Thực hành
hướng dẫn du lịch”
Muốn xử lý tình huống du lịch tốt đòi hỏi người
làm nghề hướng dẫn cần phải có kỹ năng trước
khi đi làm. Vì vậy, để các em sinh viên có thể xin
được việc ngay khi ra trường và tự tin với ngành
nghề mà các em đã lựa chọn, ngay từ khi học
học phần Thực hành hướng dẫn các em cần phải
được thường xuyên rèn luyện kỹ năng này.
Đối với việc dạy và học tại lớp: Trước mỗi bài học
giảng viên sẽ lựa chọn những tình huống phù hợp
với bài giảng và hay xảy ra đối với hướng dẫn viên
để đưa ra cách xử lý mẫu cho các em. Các tình
huống còn lại sẽ được giảng viên đặt ra cho sinh
viên giải quyết khi các em vừa thuyết minh xong.
Đồng thời, để tạo không khí sôi nổi cho lớp học,
giảng viên cũng có thể chia lớp ra thành nhiều
nhóm để thi xử lý tình huống giữa các nhóm. Mỗi
nhóm sẽ tự đặt ra những tình huống liên quan tới
bài học để đặt cho nhóm khác xử lý. Kết thúc mỗi
tình huống thi giữa các nhóm, giảng viên sẽ phân
tích, đưa ra cách xử lý hợp lý nhất và có thể có
những phần quà để động viên, khích lệ tinh thần
học tập của sinh viên.
Đối với những tiết học thực tế tại điểm, giảng viên
yêu cầu sinh viên trong quá trình hướng dẫn nếu
có tình huống xảy ra vẫn phải xử lý giống như một
hướng dẫn viên thực thụ. Nếu không có những
tình huống xảy ra ngay lúc đó giảng viên có thể
căn cứ vào tình hình thực tế để đặt ra cho sinh
viên xử lý.
Kết thúc mỗi ca thực hành (cả trên lớp và tại điểm)
giảng viên giao nhiệm vụ về nhà cho sinh viên xử
lý tình huống hoặc yêu cầu sinh viên tìm kiếm các
tình huống du lịch có thể xảy ra và cách xử lý trên
các website du lịch hoặc tại thư viện nhà trường
và giảng viên có thể kiểm tra đánh giá điểm ý thức
của sinh viên trong các ca thực hành sau đó.
Để việc rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống trở
thành một hoạt động thường xuyên và là niềm
yêu thích của sinh viên, trong mỗi bài kiểm tra
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 101
giảng viên cũng nên đưa phần xử lý tình huống
vào để đánh giá lấy điểm. Tuy nhiên, chỉ nên để
điểm phần này chiếm 30 - 40% tổng số điểm trong
các bài kiểm tra đánh giá kỹ năng hướng dẫn của
sinh viên.
5.1.4. Tổ chức nhiều hoạt động, sân chơi ý
nghĩa dành cho sinh viên
Với đặc điểm chung của sinh viên là năng động,
sáng tạo, thích các hoạt động bề nổi; vì vậy những
hoạt động ngoại khóa “Học mà chơi, chơi mà học”
chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo sinh viên
tham gia. Giảng viên bộ môn Hướng dẫn du lịch
có thể kết hợp với Đoàn Thanh niên của khoa tổ
chức một số hoạt động và khuyến khích sinh viên
tham gia để tự rèn luyện kỹ năng, nâng cao kiến
thức cho bản thân như:
- Câu lạc bộ du lịch: Trước đây, sinh viên cao đẳng
khóa V và học sinh trung cấp khóa VIII cũng đã
thành lập câu lạc bộ du lịch trong khoa. Tuy nhiên,
câu lạc bộ hoạt động chưa thực sự hiệu quả,
chưa mang tính chất, đặc điểm ngành nghề và
ngay khi sinh viên của các khóa này tốt nghiệp thì
câu lạc bộ cũng không còn. Vì vậy, với mục đích
thu hút số lượng các thí sinh hàng năm đăng kí
học chuyên ngành do khoa phụ trách và giúp các
em có kiến thức, kỹ năng vững chắc khi ra trường
nên tổ chức nhiều hoạt động dưới các hình thức
khác nhau. Câu lạc bộ du lịch sẽ do chính các
em sinh viên đứng ra điều hành, duy trì và có quy
định, lịch sinh hoạt cụ thể. Nội dung của Câu lạc
bộ sẽ tập trung vào kiến thức lịch sử, văn hóa, địa
lý... rèn luyện kỹ năng hướng dẫn và xử lý tình
huống du lịch, kỹ năng hoạt náo...
- Tổ chức những buổi giao lưu: Hàng năm khoa và
bộ môn có thể mời đại diện các hãng lữ hành, các
hướng dẫn viên du lịch, cựu sinh viên của khoa
có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực du lịch về giao
lưu với sinh viên trong khoa. Qua những buổi giao
lưu như thế này sinh viên sẽ được chia sẻ kinh
nghiệm khi đi hướng dẫn, những cách xử lý tình
huống và trả lời câu hỏi của du khách một cách
thông minh và sẽ làm tăng thêm lòng yêu nghề với
mỗi sinh viên chuyên ngành hướng dẫn du lịch.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để sinh viên có thể
cộng tác trong công việc hay khi đi thực tập.
- Tổ chức hội thi Kỹ năng hướng dẫn du lịch: Năm
học 2012 - 2013 là năm đầu tiên khoa tổ chức
Hội thi Kỹ năng hướng dẫn du lịch. Qua hội thi đã
đánh giá được kiến thức và kỹ năng của sinh viên
qua nhiều vòng loại như trả lời nhanh, hướng dẫn
tham quan một điểm trong thời gian 5-7 phút, xử lý
tình huống, hoạt động văn nghệ... Hội thi cũng đã
nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía sinh
viên và tạo nên làn sóng dư âm từ đó đến nay. Tuy
nhiên, kể từ sau hội thi đó thì chưa có hội thi nào
được tổ chức tiếp theo cho các em. Thiết nghĩ,
đây là một sân chơi bổ ích và cần phải được duy
trì thường xuyên hơn.
5.2. Khuyến nghị
- Đối với Nhà trường: Có thể nói với sinh viên
chuyên ngành Hướng dẫn du lịch được đi đây đi
đó cách xa nơi các em sinh sống, học tập để tham
quan du lịch, hay tìm hiểu nghiên cứu những điều
mới lạ phục vụ cho công việc sau này là mong
muốn của bất kì sinh viên nào. Kiến thức mà các
em học trong nhà trường là nền tảng cơ sở để các
em đi làm sau này nhưng những kiến thức đó cần
phải được rèn luyện trong thực tế để trở thành kỹ
năng. Việc Nhà trường hỗ trợ kinh phí cho các
chuyến đi thực tế tham quan học tập sẽ góp phần
tạo điều kiện cho các em được thực hành trong
thực tế, nâng cao kiến thức và kỹ năng, giúp các
em tự tin hơn trong công việc sau này. Bên cạnh
đó việc hỗ trợ kinh phí của Nhà trường trong các
chuyến đi của sinh viên sẽ góp phần làm cho hình
ảnh của Nhà trường được quảng bá rộng rãi hơn
bởi các thế hệ học sinh, sinh viên do khoa và
Trường đào tạo.
- Đối với khoa Du lịch và Ngoại ngữ: Việc thực
hành hướng dẫn du lịch nói chung, thực hành kỹ
năng xử lý tình huống nói riêng của sinh viên cần
phải được gắn kết với thực tế. Nếu việc thực hành
chỉ được thực hiện trên lớp hay một số điểm du
lịch trên địa bàn Chí Linh sẽ không thể phát huy
hết khả năng của các em. Do đó, để tạo điều kiện
cho các em sinh viên được tiếp cận với thực tế và
tiếp thu thêm kiến thức về các điểm du lịch, cũng
như rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ bổ trợ, khoa
Du lịch và Ngoại ngữ có thể liên hệ với các công ty
du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Hà Nội hoặc
102
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
một số tỉnh lân cận khác để sinh viên có điều kiện
được làm cộng tác viên với các công ty này trong
những ngày nghỉ cuối tuần hay những kỳ nghỉ hè,
lễ tết... Nếu làm được điều này không chỉ là cơ hội
cho các em sau khi ra trường có thể dễ dàng xin
việc đúng chuyên ngành mà còn là cơ hội để nâng
cao chất lượng đào tạo và thu hút các em học sinh
đăng kí vào ngành Việt Nam học chuyên ngành
Hướng dẫn du lịch của khoa. Các giáo viên khi
giảng trên giảng đường cần có các băng ghi hình,
ghi âm để chiếu các tình huống, dừng lại phân
tích, chỉ ra các cách xử lý đúng đắn, phù hợp khi
không có điều kiện học tập thực tế.
6. KẾT LUẬN
Kỹ năng xử lý tình huống là một yêu cầu không
thể thiếu đối với mỗi hướng dẫn viên du lịch. Tuy
nhiên, qua kết quả khảo sát các bài thực hành
và các chuyến đi trải nghiệm thực tế cho thấy
nhiều sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du
lịch, Trường Đại học Sao Đỏ vẫn còn yếu trong
kỹ năng xử lý các tình huống. Vì vậy, việc xây
dựng một hệ thống tình huống và tìm ra các giải
pháp khai thác, đưa các tình huống đó vào giảng
đường; rèn luyện kỹ năng cho sinh viên là điều
hết sức cần thiết vì sự phát triển bền vững của
Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng và ngành du
lịch nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đinh Trung Kiên (2000). Lý thuyết nghiệp vụ
hướng dẫn. NXB Quốc gia Hà Nội.
[2]. Trương Tử Nhân (2006). Thực hành nghiệp vụ
hướng dẫn du lịch. NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội.
[3]. Nguyễn Văn Quảng (2006). Để trở thành hướng
dẫn viên du lịch giỏi. NXB Trẻ.
[4]. Bùi Thanh Thủy (2007). Nghiệp vụ hướng dẫn du
lịch. NXB Văn hóa-Thông tin Hà Nội.
[5]. Viện Đại học Mở Hà Nội (2000). Nguyên lý thực
hành hướng dẫn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_ky_nang_xu_ly_tinh_huong_cho_sinh_vien_chuyen_nga.pdf