phát triển làng nghề huyện Sóc SơnChương 1: Vai trò của cụng làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn.
1.1.Tổng quan về làng nghề.
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm làng nghề.
1.1.1.1. Khái niệm.
Làng nghề là một cụm những hộ dân cư đang sinh sống trong một thôn (làng) cùng làm một nghề sản xuất ra một loại một sản phẩm, dịch vụ nào đó nhằm mục đích bán ra thị trường để thu lời. Trong làng nghề, công nông nghiệp kết hợp với nhau, vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề hoặc làm nghề nhưng “ly nông bất ly hương”.
Nói đến làng nghề ta thường nghĩ ngay đến những làng làm nghề thủ công truyền thống như làng nghề lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ. Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ giản đơn với con mắt và bộ óc của nghệ nhân và thợ kỹ thuật. Đối với mỗi nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu tố sau:
Một là, đó hỡnh thành, tồn tại và phỏt triển lõu đời ở nước ta hoặc là một nghề mới từ địa phương khác mang đến song được các nghệ nhân ở nơi cũ truyền đạt lại kinh nghiệm và kỹ sảo kinh nghiệm.
Hai là, sản xuất tập trung, tạo thành cỏc làng nghề, phố nghề.
Ba là, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề.
Bốn là, kỹ thuật sản xuất tinh vi, chứa nhiều yếu tố kinh nghiệm từ đời sang đời khác và công nghệ khá ổn định.
Năm là, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất. Nhỡn chung nghề truyền thống được hỡnh thành gắn liền với điều kiện tự nhiên của vùng (đất đai, khí hậu, môi trường ) và như vậy nó gắn bó với vùng nguyên liệu có tỡnh đặc thù cho sản xuất.
Sáu là, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất độc đáo vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá văn nghệ kỹ thuật mỹ thuật mang bản sắc văn hoá dân tộc, có giá trị chất lượng cao và có vị trí cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bảy là, là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp đáng kể về kinh tế và ngân sách nhà nước, dồng thời nó cũn sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn và lao dộng thành thị.
Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công cũng đồng thời là người làm nghề nông. Làng nghề là trung tâm sản xuất ra hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đỡnh chuyờn làm nghề mang tớnh chất truyền thống lõu đời, có sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ và bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có ý thức tuõn thủ những ước chế xó hội và gia tộc
91 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Mở đầu
Chương 1:Vai trò của làng nghề trong quá trình CNH-HĐH huyện Sóc Sơn.
Tổng quan về làng nghề.
Khái niệm và đặc điểm của làng nghề.
Khái niệm.
Đặc điểm.
Phân loại làng nghề.
Làng nghề truyền thống (LNTT)
Làng nghề mới.
Một số tiêu chí xác định làng nghề.
Vai trò của LNTT trong quá trình CNH-HĐH nông thôn.
Khôi phục và phát triển LNTT đã thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn.
Khôi phục và phát triển LNTT đã thực sự tăng thu nhập cho lao động, cải thiện đời sống dân cư nông thôn.
Sự phát triển của các LNTT đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng , tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Phát triển nghề truyền thống đã góp phần bảo tồn truyền thống văn hoá dân tộc.
Kinh nghiệm phát triển LNTT ở một số nước.
Tình hình phát triển LNTT ở một số nước.
Kinh nghiệm rút ra từ tình hình phát triển LNTT ở một số nước.
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn.
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Sóc Sơn.
2.1.2. TÌnh hình kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn.
2.1.2.1. hững thành tựu đạt được.
2.1.2.2. Những tồn tại hạn chế.
2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề huyện Sóc Sơn.
2.2.1. Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn trước năm 2000.
2.2.2 Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn sau năm 2000.
2.2.2.1. Số lượng làng nghề và quy mô của các làng nghề.
2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và chúng
Chương 1: Vai trò của công làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn.
1.1.Tổng quan về làng nghề.
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm làng nghề.
1.1.1.1. Khái niệm.
Làng nghề là một cụm những hộ dân cư đang sinh sống trong một thôn (làng) cùng làm một nghề sản xuất ra một loại một sản phẩm, dịch vụ nào đó nhằm mục đích bán ra thị trường để thu lời. Trong làng nghề, công nông nghiệp kết hợp với nhau, vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề hoặc làm nghề nhưng “ly nông bất ly hương”.
Nói đến làng nghề ta thường nghĩ ngay đến những làng làm nghề thủ công truyền thống như làng nghề lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ. Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ giản đơn với con mắt và bộ óc của nghệ nhân và thợ kỹ thuật. Đối với mỗi nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu tố sau:
Một là, đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta hoặc là một nghề mới từ địa phương khác mang đến song được các nghệ nhân ở nơi cũ truyền đạt lại kinh nghiệm và kỹ sảo kinh nghiệm.
Hai là, sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề.
Ba là, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề.
Bốn là, kỹ thuật sản xuất tinh vi, chứa nhiều yếu tố kinh nghiệm từ đời sang đời khác và công nghệ khá ổn định.
Năm là, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất. Nhìn chung nghề truyền thống được hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiên của vùng (đất đai, khí hậu, môi trường…) và như vậy nó gắn bó với vùng nguyên liệu có tình đặc thù cho sản xuất.
Sáu là, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất độc đáo vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá văn nghệ kỹ thuật mỹ thuật mang bản sắc văn hoá dân tộc, có giá trị chất lượng cao và có vị trí cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bảy là, là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp đáng kể về kinh tế và ngân sách nhà nước, dồng thời nó còn sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn và lao dộng thành thị.
Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công cũng đồng thời là người làm nghề nông. Làng nghề là trung tâm sản xuất ra hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính chất truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ và bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc.
Làng nghề thủ công được công nghiệp hoá, có những nét khác biệt so với doanh nghiệp nghề nghiệp. Trước hết, doanh nghiệp nghề nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, sản xuất tập trung theo một kế hoạch chung, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, còn làng nghề không có tư cách pháp nhân, các hộ gia đình trong làng không được tổ chức phối hợp chặt chẽ, sản xuất phân tán, mạnh ai lấy làm, tuy nhiên lại tận dụng được nhân lực rỗi rãi, thời gian rỗi rãi và địa điểm sản xuất.
1.1.1.2. Đặc điểm.
Thứ nhất, rất nhiều nghề thủ công truyền thống đã ra đời và phát triển rực rỡ trên các miền quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ, làng nghề thường gắn liền với nông thôn, các làng nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn.
Thứ hai, kỹ thuật công nghệ sản xuất được truyền từ đời này sang đời khác có tính chất gia truyền. Công cụ lao động trong làng nghề đa số là công cụ thủ công truyền thống, thô sơ.
Thứ ba, hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người chủ gia đình thường đồng thời là thợ cả mà trong số họ không ít nghệ nhân, còn những thành viên trong hộ được huy động vào làm những việc khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của từng người, vào giới tính hay lứa tuổi. Gia đình có thể thuê mướn lao động trong và ngoài làng. Cá biệt có những lao động ở ngoại tỉnh thường xuyên hoặc theo thời vụ, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận.
Thứ tư, làng nghề thường ở các làng quê gắn liền với sản xuất nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn trong dân không nhiều. Hơn nữa, hệ thống tín dụng ở các vùng này hầu như chưa phát triển nên vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá trong thiết bị sản xuất, tìm và nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề còn hạn chế.
Thứ năm, các loại sản phẩm thường có một số sản phẩm mang tính nghệ thuật cao. Mặt khác, sản phẩm thường không phải do sản xuất hàng loạt mà có tính đơn chiếc nên có tính độc đáo và khác biệt cao. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển của các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc.
Phân loại làng nghề.
Có rất nhiều tiêu chí có thể được sử dụng để phân loại làng nghề. Căn cứ vào thời gian tồn tại và phát triển có thể chia làng nghề thành hai loại.
Làng nghề truyền thống (cổ truyền).
Làng nghề truyền thống (LNTT) hình thành do các nghệ nhân truyền nghề. Những nghệ nhân này thường được suy tôn là tổ nghề. Các làng nghề nổi tiếng nhất ở đồng bằng Bắc Bộ đều được hình thành như vậy và có tuổi nghề rất cao, từ một vài trăm năm đến hàng nghìn năm. Lụa Hà Đông, với làng dệt lụa Vạn Phúc lừng danh đã từng xuất hiện từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, do bà Lã Thị Nga - tổ nghề - truyền dạy cho dân làng. Tính đến nay đã tồn tại và phát triển khoảng 1700 năm. Làng Gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành, phát triển đã 500 năm nay.
LNTT ra đời và phát triển nhằm đáp ứng một nhu cầu của xã hội. Ví dụ như ở Thăng Long có làng nghề Nghĩa Đô chuyên làm giấy sắc rồng vì các triều vua có nhu cầu viết giấy chiếu sắc, hay La Khê có nghề dệt the phục vụ cho nhu cầu may mặc.
Ngày nay, sự biến động của thị trường có tác động mạnh mẽ tới các làng nghề, các LNTT phát triển theo các xu thế:
( Nhóm các làng nghề dần bị mai một do sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường hoặc nhu cầu thị trường về sản phẩm làng nghề bị hạn chế như làng Chuông, làm nón lá, làng nghề đan quạt nan, mành cọ, đan rổ rá, làng pháo Bình Đa.
Nhóm này có hai xu thế có thể phát triển. Thứ nhất, nếu không thể khôi phục và phát triển nghề cũ thì làng nghề có thể chuyển sang làm các nghề mới, có đặc điểm sản xuất phù hợp với người thợ thủ công. Thứ hai, có thể tìm thị trường tiêu thụ mới, hoặc giá trị sử dụng mới cho sản phẩm làng nghề.
( Nhóm các LNTT cần được bảo tồn như làng nghề đúc đồng, nghề nặn Tò He, làng vẽ tranh dân gian…Sản phẩm không có tính hàng hoá, thị trường nhưng mang yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc cần phải có chính sách bảo tồn để không bị thất truyền.
( Nhóm các LNTT phát triển tốt do sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường như các làng dệt, làng nghề chế biến nông sản, làm đồ gỗ nội thất gia đình, hàng mây tre đan…
Tuy nhiên, không phải cứ ngành nghề nào kém phát triển thì mọi làng nghề làm nghề đó đều bị mai một, tan rã đi, mà có thể có làng nghề sản xuất mặt hàng đó vẫn tồn tại và có khi còn phát triển được. Ví dụ như trong khi làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh) bị sa sút mạnh mẽ thì làng nghề Gốm Bát Tràng (Hà Nội) lại phát triển lan toả ra cả một vùng lân cận tạo nên xã nghề. Mặt khác, những làng nghề có xu hướng phát triển tốt cũng luôn phải đối diện với những khó khăn như sự cạnh tranh khốc liệt của lụa tơ tằm Vạn Phúc với lụa tơ tằm công nghiệp của Trung Quốc về mẫu mã cũng như chất lượng vải và các đặc tính nổi trội như độ bóng, độ nhàu, độ dai… Chính vì vậy, đòi hỏi các làng nghề cần phải luôn luôn cố gắng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, đều do thị trường quyết định. Hay nói cách khác, là sản xuất và bán cái mà người ta cần chứ không phải sản xuất và bán cái mà mình có.Vậy cái chính ở đây là sản phẩm của làng nghề phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường về kiểu dáng, chất lượng, giá cả thì mới có cơ hội phát triển được.
Làng nghê mới.
Làng nghề mới được hình thành bằng nhiều con đường, nhưng chủ yếu do sức ép về kinh tế, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành làng nghề mới ra đời. Các làng nghề mới thường có vị trí địa lý, nằm ở nơi có đất chật, người đông, chất đất hoặc khí hậu không phù hợp nên nghề nông khó có điều kiện phát triển, không đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay, các làng nghề ven đô, làng ven thị trường bị mất đất sản xuất để xây dựng các khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông và các công trình khác. Cần phải tạo ra công ăn việc làm cho những người nông dân bị thất nghiệp này để họ ổn định cuộc sống và không trở thành gánh nặng cho xã hội. Nghề thủ công truyền thống (TCTT) là một trong những lựa chọn phù hợp nhất vì nghề này có nhiều công đoạn cần sử dụng nhiều lao động, thời gian đào tạo để biết làm nghề về cơ bản là ngắn và thích hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi lao động. Mặt khác, đặc điểm của nghề nông là sau khi trồng trọt, chăm bón cần một khoảng thời gian cho cây hấp thụ tăng trưởng, đó chính là những lúc người nông dân rỗi rãi, nông nhàn. Tận dụng thời gian này để làm nghề thủ công tăng thu nhập thì thật là thích hợp. Các con đường hình thành nghề mới:
( Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số LNTT, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận LNTT.
( Một số làng nghề gần dây mới hình thành một cách có chủ ý do chủ trương phát triển nghề phụ hay còn nói là cấy nghề mới. Các nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề ở địa phương khác về dạy nghề và phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho dân địa phương.
( Một số làng nghề cổ truyền cũ bị mai một chuyển sang làm nghề mới nhằm tận dụng các điều kiện sẵn có và kỹ thuật tay nghề khéo léo của đội ngũ thợ thủ công trong làng để bù đắp khoản thu nhập đã bị mất do nghề cũ.
( Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những kỹ năng và có sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo đó, quy trình sản xuất và sản phẩm của họ không ngừng được hoàn thiện, Tiêu biểu cho hình thức này là sự phát triển của tranh thêu Đà Lạt.
Những làng nghề mới được hình thành chủ yếu là những nghề có tiềm năng phát triển nên sản phẩm ít nhiều đã có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, như ta đã biết chất lượng của sản phẩm nghề truyền thống chịu ảnh hưởng rất lớn vào tay nghề kỹ thuật của các nghệ nhân. Làng nghề mới thì đội ngũ nghệ nhân lành nghề được đào tạo bài bản không nhiều, trong khi đó các bí quyết công nghệ kỹ thuật ở các LNTT thường được truyền từ đời này sang đời khác có tính chất gia truyền. Do đó, sản phẩm của các làng nghề mới sản xuất ra thường không tinh tế bằng sản phẩm của làng nghề gốc làm ra, dẫn đến giá trị sản phẩm trên thị trường cũng thấp hơn hẳn.
Các tiêu chí xác định làng nghề.
Khái niệm về tiêu chí: Tiêu chí là một thuật ngữ khoa học xuất hiện và được sử dụng nhiều trong khoảng 30 năm nay. Tiêu chí là đặt ra những điều kiện cần và đủ làm cơ sở xem xét sự vật.
Xây dựng tiêu chí làng nghề là tìm ra những điều kiện cần, những cơ sở chuẩn mực để từ đó xem xét đánh giá một làng nghề.
Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định tiêu chí làng nghề là dựa trên những thành tố cơ bản để liên kết bên trong ở các làng nghề, đồng thời dựa vào đặc điểm các làng nghề CN-TTCN, cho phép chúng ta nhận thấy rằng trong các làng nghề gồm sáu thành tố gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo thành những tiềm năng vững chắc cho sự phát triển mỗi làng nghề.
Một là, biên độ dao động số hộ làm nghề TTCN các làng nghề trên chiếm 60%-80% số hộ trong làng.
Hai là, biên độ dao động số hộ làm một nghề chính ở làng chiếm từ 65%-90% so với tổng số hộ làm nghề TTCN. Tên của làng nghề được gọi bằng chính tên của nghề chính đó.
Ba là, có ý kiến cho rằng cần xem xét tỷ trọng giá trị doanh thu của TTCN trong tổng doanh thu của làng trong năm, coi đó là một tiêu chuẩn xem xét công nhận một làng nghề. Thực tiễn cho thấy, xác định tỷ trọng TTCN ở làng trong tổng giá trị kinhh tế trong một năm là rất khó, bởi lẽ sản phẩm của làng nghề luôn luôn biến động theo mùa vụ, những con số đưa ra chỉ là ước tính.
Bốn là, ở những LNTT, những người cùng làm nghề có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau trong tình cảm cộng đồng, làng xóm. Một số làng xã đã tổ chức ra hội ngành nghề giữ vai trò liên kết những người làm nghề dịch vụ liên quan đến nghề, làng nghề. Đồng thời quy tụ những người cùng nghề, tổ chức sinh hoạt văn hoá nghề ở nhà thờ tổ, hoặc đình làng, đền.
Năm là, thực tiễn cho thấy ở các làng nghề, quá trình lao động, làm ra sản phẩm, lực lượng lao động đã tự phân công thành các lớp thợ với trình độ tay nghề khác nhau. Lớp thợ giỏi được người thợ tôn vinh là thợ cả, có nơi tôn vinh là nghệ nhân. Dưới thời bao cấp, nhà nước đã phong tặng một số các nghệ nhân danh hiệu “bàn tay vàng”. Số thợ giỏi của các làng nghề chiếm từ 5%-20% lao động chính. Số thợ cả, nghệ nhân ở các làng nghề đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo lưu yếu tố truyền thống cũng như cách thức đẩy nghề phát triển, họ cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ thực tiễn lao động, tự họ gây được uy tín đối với người làng, góp phần truyền nghề cho lớp trẻ, giữ gìn sự đoàn kết, tham gia điều hành các vấn đề KT-XH ở làng, uy tín của một làng nghề gắn với vai trò, trách nhiệm của lớp thợ và các nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm, tinh thông nghề nghiệp.
Từ việc phân tích các thành tố gắn kết trong làng nghề đã giúp chúng ta tìm ra một mẫu số chung định hình khá rõ ở các làng nghề điển hình. Từ đó, chúng ta có thể có được những tiêu chí xác định về một làng nghề như sau:
Số hộ và số lao động làm nghề TTCN ở làng đạt từ 50% trở lên so với số hộ và lao động của làng.
Số hộ làm nghề chính ở làng chiếm tỷ lệ trên 50% tổng thu nhập của làng trở lên so với hộ làm nghề TTCN và nghề chính ấy là tên gọi của làng nghề.
Có tỷ trọng giá trị thu nhập TTCN ở làng đạt trên 50% trong một năm lao dộng.
Có tổ chức điều phối các hoạt động KT –XH ở làng nghề, phường hội, HTX, câu lạc bộ, ban quản lý mang tính tự quản do người trong làng bầu ra.
Có địa điểm là trung râm sinh hoạt KT-XH của làng nghề liên quan đến hoạt động của làng nghề.
Sản phẩm làm ra có tính mỹ thuật cao, mang đậm nét yếu tố văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam.
Sản phẩm có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các tiêu chí trên được xây dựng xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn để các cấp chính quyền căn cứ vào đó lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu làng nghề.
Về tiêu chí nghề truyền thống, LNTT thì cho đến nay chưa có những tiêu chí được quy định một cách chính thức để xác định thế nào là nghề truyền thống, LNTT, song cách hiểu phổ biến hiện nay là:
( Nghề truyền thống: bao gồm những nghề tiểu thủ công có từ trước thời Pháp thuộc, còn đến nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng máy móc hiện đại trong sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.
( LNTT: là những làng có 50 hộ hoặc có từ 1/3 số hộ hoặc lao động cùng làm một nghề truyền thống.
( Xã nghề truyền thống: là một xã mà ở đó không chỉ có một làng mà có nhiều làng cùng làm một nghề truyền thống.
( Phố nghề truyền thống: là những LNTT được đô thị hoá hoặc do nhiều lao động từ LNTT ra đô thị lập nghiệp tập trung lại thành phố nghề. Xã nghề truyền thống, phố nghề truyền thống thường được gọi chung là LNTT.
LNTT là một vấn đề lớn, cần nghiên cứu để có các chủ trương, chính sách thích hợp, thúc đẩy hình thành các làng nghề phù hợp với tính chất của ngành nghề thủ công và tập quán của nhân dân ta.
Từ những phân tích ở trên có thể hiểu rằng, ngành nghề truyền thống là những ngành nghề TTCN đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta còn tồn tại đến ngày nay. Bao gồm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.
Do sự phát triển của khoa học công nghệ nên nhiều sản phẩm mới ra đời ưu thế hơn những sản phẩm truyền thống. Vì thế mà ngành nghề truyền thống dần dần bị mất đi, và một số ngành nghề mới xuất hiện để phù hợp với sự đòi hỏi khách quan của thị trường về cơ cấu, chất lượng, chủng loại sản phẩm.
Đối với những nghề được xếp vào ngành nghề TCTT cần phải có những yếu tố sau:
Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta.
Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề.
Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề.
Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam.
Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, chủ yếu là trong nước.
Sản phẩm làm ra mang tính chất truyền thống độc đáo, bản sắc của Việt Nam.
Là nghề nuôi sống bộ phận dân cư, cộng đồng, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Có thể phân chia ngành nghề truyền thống ở nông thôn thành ba nhóm chính:
Nhóm một: Chế biến nông lâm, thủy sản
Nhóm hai: CN-TTCN & XD.
Nhóm ba: Dịch vụ.
Vai trò của LNTT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn.
Vai trò của LNTT là một trong những vấn đề có tính thời sự cấp bách đang đặt ra hiện nay ở nông thôn nước ta. Nông thôn Việt Nam với dân số chiếm 73.2% dân số cả nước, nơi đây chiếm 56.8% lao động của cả nước. Và nông thôn cũng chính là nơi có tỷ lệ nghèo đói chiếm phần lớn số người nghèo của cả nước. Một số vai trò của LNTT như sau:
Khôi phục và phát triển LNTT đã thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn.
Giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề bức xúc số một hiện nay, bởi dân số và lao động gia tăng nhanh, diện tích đất canh tác trên đầu người thấp và ngày càng thu hẹp, khả năng thu hút lao động hiện rất thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp cao.
Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.
Đơn vị : %
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
6.4
6.3
6
5.8
5.6
5.3
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
74.2
74.3
75.3
77.7
79.4
80.6
Nguồn: TCTK.
Trong thời gian qua, ngoài kết quả tích cực nổi bật về mặt sử dụng số lượng lao động ở thành thị: tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị đã liên tục giảm xuống thì chúng ta đã đạt được một số kết quả tích cực khác về mặt sử dụng số lượng lao động và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong tuổi lao động ở nông thôn đã liên tục tăng lên.
Kết quả này càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện dân số và số người đến tuổi lao động thời gian qua vẫn còn rất lớn. Mặc dù tốc độ tăng dân số giảm từ 1.86% năm 1991 xuống còn 1.65% năm 1995, còn 1.36% (2000), 1.33% (2005), nhưng quy mô dân số năm 2005 đã lên tới 83.127 nghìn người, tăng 15.879,3 nghìn người so với năm 1991. Bình quân một năm tăng 1.058,6 nghìn người. Số người đến tuổi lao động hàng năm vẫn còn rất lớn, lên đến trên 1 triệu người, tạo ra sức ép lớn về giải quyết việc làm, lao động.
Như vậy, giải quyết việc làm cho số lao động đang thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động đến tuổi lao động… là vấn đề bức xúc đang được đặt ra. Đặc biệt, khu vực nông thôn với gần 75% dân số và với tỷ lệ thất nghiệp xấp xỉ 20%, thì vai trò của các làng nghề đống góp vào việc giải quyết việc làm cho người lao động là rất quan trọng. Bởi trong các ngành nghề TCTT, lao động sống thường chiếm tỷ lệ tới 60%-65% giá thành sản phẩm, nên việc phát triển các làng nghề sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động đang ngày càng dư thừa một cách nhanh chóng ở nông thôn. Sự phát triển làng nghề không những chỉ thu hút lao động dư thừa ở gia đình mình, làng xã mình, mà còn có thể thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê. Không những thế, sự phát triển các làng nghề còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo được nhiều việc làm cho người lao động.
Phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn trong những năm qua không những đã góp phần tăng trưởng, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu, mà còn thu hút nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy phân công lao động. Giảm tỷ trọng dân cư và lao động nông nghiệp đến năm 2010 còn 50% như Nghị quyết đại hội IX của đảng đề ra.
Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hộ gia đình, các làng nghề, hội nghề, các hộ ngành nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn đã có tác dụng tích cực về nhiều mặt đến quá trình phát triển KT-XH và ngày càng trở thành động lực mang tính nội sinh thúc đẩy quá trình phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Như vậy, với sự phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao từ sản xuất hàng hoá phi nông nghiệp thu hút một bộ phận lớn nông dân chuyển hẳn sang hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Và cũng có tác động lớn trong việc tạo việc làm cho nông dân vào các tháng nông nhàn. Điều này có tác động lớn hạn chế dòng người ồ ạt tự phát kéo ra các thành phố, thị xã gây ra hậu quả khó lường.
Khôi phục và phát triển LNTT đã thực sự tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư nông thôn.
Ở những địa phương, ngành nghê truyền thống được mở mang cùng với sự chuyển dịch rõ rệt về cơ cấu lao động, và từ kinh tế hộ thu nhập của các hộ nông dân cũng đang có những chuyển biến tích cực theo hướng: thu nhập từ hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và tiền công làm thuê ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh tế nói chung củ hộ nông đân. Đặc biệt là những nơi biết khai thác các tiềm năng và thế mạnh về ngành nghề truyền thống về đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề; nắm bắt được nhu cầu thị trường , có khả năng tiếp thị và liên doanh, liên kết để mở rộng thị trường thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH rõ nét. Các hoạt động ngành nghề thực sự đã được xem như động lực của sự tăng trưởng, tạo việc làm mới, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho bản thân người lao động cũng như mỗi gia đìnhvà cả cộng đồng.
Mặc dù ngành nghề nông thôn còn đang gặp nhiều khó khăn trên con đường phát triển nhưng qua kết quả và bước đầu đã đạt được ở không ít những địa phương, người nông dân nông thôn đã hiểu rằng: nếu chỉ làm thuần nông, độc canh cây lúa thì giỏi nhất cũng chỉ đủ ăn, còn muốn làm giàu lên thì phải kết hợp hoặc chuyển hẳn sang các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề có khả năng tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước hoặc phụ vụ cho xuất khẩu. Ở hầu hết các làng nghề, đặc biệt là các LNTT đã được khôi phục và phát triển đều giàu có hơn các làng thuần nông khác trong vùng. Ở các làng nghề, tỷ lệ hộ khá giàu lên thường cao, không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề chiếm đại bộ phận tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trình công cộng, kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cửa cao tầng của các hộ dân mọc lên san sát và ngày một gia tăng, tỷ lệ số hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng khá.
Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ các hộ ngành nghề, các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở chuyên ngành nghề, các hộ nghề, làng nghề ở nông thôn một mặt tạo ra cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho nông dân; mặt khác, đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, phân tán, độc canh, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá nông nghiệp đa canh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với phát triển ngành nghề, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Sự phát triển của các LNTT đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng (GDP), tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng phong phú, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Phát triển LNTT nông thôn góp phần tăng trưởng, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng và phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, là một trong những nội dung quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm.
Đơn vị: %
Năm
Tỷ trọng
1993
1997
1998
2000
2003
2005
NN
29.69
25.77
25.98
24.3
22.5
20.9
CN-XD
28.63
32.07
32.7
36.6
39.5
41
DV
42.28
42.15
41.32
39.1
38
38.1
Nguồn: TCTK.
Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam năm 2005 chỉ tương đương với cơ cấu ngành kinh tế của những nước trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 80 của thế kỷ trước và hiện vẫn lạc hậu hơn cơ cấu kinh tế của những nước này.
Bảng 3: Số lao động và cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế.
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1. Tổng số lao động (nghìn người)
37609.6
38562.7
39507.7
40573.8
41590
42710
NN-LN-TS
24481
24468.4
24455.8
24443.4
24730.7
24259.3
CN-XD
4929.7
5551.9
6084.7
6670.5
7216.5
7645.1
DV
8198.9
8542.4
8967.2
9459.9
9639.1
10805.6
2. Tỷ trọng (%)
100
100
100
100
100
100
NN-LN-TS
65.09
63.45
61.90
60.24
59.46
56.80
CN-XD
13.11
14.40
15.40
16.44
17.35
17.90
DV
21.80
22.15
22.70
23.32
23.18
25.30
Nguồn: TCTK.
Cơ cấu lao động nông thôn thay đổi, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm từ 65.09% năm 2000 xuống còn 56.80% năm 2005, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng, CN-XD tăng từ 13.11% năm 2000 lên 17.90% năm 2005, DV tăng từ 21.80% năm 2000 lên 25.30% năm 2005. Góp phần phân bố lao động hợp lý theo hướng “ly nông bất ly hương”. Sự phát triển LNTT đã phá vỡ thế thuần nông và tạo đà cho công nghiệp phát triển, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp, kinh tế nông thôn.
Việc khôi phục các nghề và các LNTT, phát triển các làng nghề mới, sản phẩm mới, các doanh nghiệp nhỏ, các ngành nghề ở nông thôn một mặt tạo ra việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho người dân nông thôn, mặt khác đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ, phân tán, độc canh tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đa canh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp dịch vụ, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao động trong nông thôn.
Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông nghiệp phi tập trung, làm tiền đề để xây dựng công nghiệp lớn, hiện đại, là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán lên công nghiệp lớn, hiện đại, đô thị hoá. Làng nghề sẽ là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp nông-công nghiệp có hiệu quả. Sự phát triển của các làng nghề là một trong những hướng rất quan trọng để thực hiện việc chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH-HĐH.
Tỷ trọng GDP của CN-TTCN, DV tăng lên trong tổng GDP được tạo ra ở nông thôn. Tỷ trọng nông nghiệp giảm trong khi sản lượng lương thực vẫn tăng lên. Thu nhập của các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh tế của người dân nông thôn.
Trên cơ sở tạo thêm được việc làm, tăng thu nhập các hoạt động ngành nghề được coi như là một động lực trực tiếp làm chuyển dịch cơ cấu KT-XH nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, xoá hộ đói, nâng cao phúc lợi và ổn định xã hội.
Hiện nay, sản phẩm của ngành nghề nông thôn đang có triển vọng phát triển rất rộng lớn:
Thị trường trong nước với 83.1217 triệu dân (2005) tiếp tục là thị trường quan trọng nhất của công nghiệp nông thôn. Nhiều sản phẩm tiêu thụ tại chỗ (vật liệu xây dựng, công cụ cầm tay phục vụ sản xuất nông nghiệp, một số sản phẩm chế biến lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng). Nhiều sản phẩm có nhu cầu ngày càng tăng trong sự tăng trưởng kinh tế va đời sống nhân dân được nâng cao.
Thị trường du lịch có tiềm năng lớn đối với ngành nghề thủ công nghiệp. Số khách nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, số người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài cũng tăng nhanh, do đó sản phẩm quà lưu niệm của công nghiệp nông thôn hàng năm có thể bán cho khách du lịch ngày một tăng nhanh.
Bảng 4: Số lượng và tốc độ tăng khách du lịch vào Việt Nam qua các năm.
Năm
Tổng số
Nghìn lượt người
Tốc độ tăng (%)
1997
1715.6
6.7
1998
1520.0
-11.4
1999
1781.8
17.2
2000
2140.1
20.1
2001
2330.8
8.9
2002
2628.2
12.8
2003
2429.7
-7.6
2004
2927.9
20.5
2005
3467.8
18.4
Nguồn: TCTK.
Thị trường xuất khẩu của công nghiệp nông thôn cũng có tiềm năng lớn. Về lâu dài, thị trường xuất khẩu là thị trường quan trọng vì các nước phát triển giá nhân công đắt, sản phẩm công nghiệp chủ yếu là bằng máy móc, vì vậy các sản phẩm mang tính chất thủ công với kỹ xảo điêu luyện là rất có giá.
Phát triển nghề truyền thống đã góp phần bảo tồn truyền thống văn hoá dân tộc.
Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hoá Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển các làng nghề. Văn hoá làng với các thể chế cộng đồng chứa đựng những quan hệ huyết thống, láng giềng, hôn nhân, nghề nghiệp, với các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang đậm những sắc thái riêng đã tạo nên bản sắc truyền thống văn hoá phong phú, sâu đậm của dân tộc Việt Nam. Lịch sử nông thôn Việt Nam đã ghi nhận, sự hình thành và phát triển của các LNTT là một trong những thành tố quan trọng tạo nên những nét đặc sắc của văn hoá làng. Mỗi làng nghề đều thờ cúng một thành hoàng làng, hoặc một ông tổ nghề riêng, với những lễ hội, phong tục, tập quán và những luật lệ riêng. Có nhiều nghề, LNTT ở nước ta đã nổi bật lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam.
Nhiều sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra mang tính nghệ thuật cao, mang tính riêng có của làng nghề, và những sản phẩm đó đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hoá, là những bảo vật được coi là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc Việt Nam. Ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, chính là di sản quý giá mà ông cha ta đã tạo lập và để lại cho các thế hệ sau. Làng nghề là cả một môi trường kinh tế, xã hội, văn hoá. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, hun đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài ba và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam thông qua những mặt hàng TCTT đặc sắc. Bởi vậy, bảo tồn và phát triển các làng nghề góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH.
LNTT là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làng quê hay phường hội. Đó chính là cộng đồng nhỏ về văn hoá. Những phong tục, tập quán, đền thờ, miếu mạo,., của mỗi làng, xã vừa có nét chung của văn hoá dân tộc Việt Nam, vừa có nét riêng của mỗi làng quê, làng nghề. Các sản phẩm của LNTT làm ra là sự kết tinh, sự giao lưu giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm nét văn hoá dân tộc thể hiện khá đậm nét qua các bức hoạ điêu khắc trạm trổ. Những sản phẩm đó làm cho sản phẩm làng nghề vừa mang nét đặc sắc riêng biệt, vừa mang những nét tương đồng với các dân tộc khác trên thế giới. Rõ ràng những sản phẩm của LNTT là dấu ấn di sản văn hoá quý báu mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau. Vì vậy, trong quá trình CNH nếu không có ý thức bảo tồn nghề TCTT thì những nét văn hoá độc đáo đó sẽ bị mai một. Cho nên, việc duy trì ngành nghề truyền thống là rất cần thiết vì các sản phẩm TCTT có giá trị đặc biệt, nó mang trong mình bản sắc văn hoá dân tộc mà các dân tộc khác không có được. Mặt khác, các sản phẩm TCTT là bức thông điệp bền vững của một dân tộc được lưu truyền lại cho các thế hệ sau.
Kinh nghiệm phát triển LN TCTT ở một số nước.
1.3.1. Tình hình phát triển LNTT ở một số nước.
Trung quốc: nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như đồ gốm, dệt vải, dệt lụa tơ tằm, luyện kim, nghề làm giấy. Đầu thế kỷ XX cả nước có khoảng 10 triệu thợ thủ công làm việc trong các làng nghề, trong các hộ gia đình. Đến năm 1953, số người làm TTCN được tổ chức vào HTX (sau phát triển thành xí nghiệp Hương Trấn).
Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp công, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải..hoạt động ở khu vực nông thôn, bắt đầu xuất hiện vào đầu năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa. Tiền thân của xí nghiệp Hương Trấn được bắt nguồn từ những cơ sở TTCN có truyền thống lâu đời trong lịch sử Trung Quốc. Đó là những phường hội, cơ sở thủ công nghiệp và làm nghề phụ như thêu ren, cán bóng, xay xát.. đã có từ lâu đời và bước đầu thoát ly khỏi nông nghiệp. Xí nghiệp Hương Trấn phát triển mạnh mẽ, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của Trung Quốc trong quá trìh thực hiện chiến lược CNH, lựa chọn con đường đi lên CNXH.
Thái Lan: là một nước có nghề TCTT, hàng hoá xuất khẩu vào loại khá của khu vực. Các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như chế tác vàng bạc, đá quý, đồ trang sức được duy trì và phát triển. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mỹ nghệ, vàng bạc, đá quý năm 1990 đạt gần 2 tỷ USD. Nghề gốm cổ truyền những năm gần đây phát triển, sản phẩm có chất lượng cao, cạnh tranh trên thị trường thế giới và trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn. Vùng gốm Chiềng Mai được xây dựng thành trung tâm quốc gia với ba mặt hàng truyền thống: gốm công nghiệp, gốm mới được sản xuất trong 2 xí nghiệp chính và 72 xí nghiệp lân cận. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, chính phủ Thái Lan đã tích cực xúc tiến các chương trình nâng cao tay nghề cho công nhân của 93 xí nghiệp, Gốm Chiềng Mai và Lam Dang. Bên cạnh đó, nghề kim hoàn, chế tác ngọc,, chế tác đồ gỗ tiếp tục được phát triển, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1977-1981), chính phủ Thái Lan đã chuyển chính sách CNH tập trung sang thực hiện chính sách phân tán hoá không gian công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Vì vậy, ở Thái Lan có rất nhiều xí nghiệp gia công sản xuất đã được xây dựng ở nông thôn. Ngoài ra, chính phủ còn khuyến khích các doanh nghiệp ở thành phố và nông thôn xây dựng xí nghiệp, nhất là xí nghiệp gia công nông sản phẩm và thủ công nghiệp. Nhờ vậy, sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan được mở rộng (ngoài các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, ngô, cao su, đường, ở nông thôn còn có thêm mặt hàng xuất khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rau xanh…).
Bên cạnh đó, Thái Lan còn có phong trào “one Tambon, one product” hay còn gọi là “Thai Tambon project” (tiếng Thái “Tambon” nghĩa là làng). Đây được gọi là mỗi làng một sản phẩm, được phát động sau khi thủ tướng Thái Lan đi thăm cửa hàng “one village, one product” tại Nhật Bản. Chương trình này được giới thiệu tại Thái Lan vào năm 1999, chính thức đi vào hoạt động vào 10/2001. Trong chương trình này, chính Phủ Thái Lan đã hỗ trợ mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao, chủ yếu hỗ trợ ở khâu tiếp thị, xúc tiến bàn hàng, huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân. Chính phủ Thái Lan cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2002 chương trình này đã đem lại 3.66 tỷ baht (84.2 triệu USD) lợi nhuận cho nông dân. Năm 2003 danh số bán hàng của các làng tham gia chương trình “mỗi làng một sản phẩm” đã đạt mức 30.8 tỷ baht, tăng 13% so với 2002. Dự kiến đạt 40 tỷ baht năm 2004 và nhờ vào phong trào này mà người nước ngoài đã biết nhiều về sản phẩm thủ công của Thái Lan.
Phong trào ở Nhật Bản: Nhằm mục đích thúc đẩy phát triển các sản phẩm thủ công đặc trưng của mỗi vùng. Trong quá trình tiến hành CNH nền kinh tế đất nước, ngành nghề thủ công Nhật Bản bị phân hoá và phát triển theo hai hướng: một số ngành nghề TTCN đi lên CNH (chiếm ưu thế); một số khác tiếp tục theo hướng thủ công truyền thống. Bước vào những năm 1970, nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng từ chỗ coi trọng tính hợp lý cơ năng, chuyển sang xu hướng đa dạng hoá và đề cao cá tính, coi trọng chất lượng, tính độc đáo hơn là số lượng theo kiểu tiêu chuẩn hoá đồng loạt. Các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu và một số tài nguyên thiên nhiên khác trên thế giới vào những năm đó khiến Chính phủ Nhật Bản phải suy nghĩ lại về giá trị của các làng nghề thủ công truyền thống đã tồn tại lâu đời, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. Trong khi đó hàng TCTT Nhật Bản mất dần khả năng cạnh tranh so với hàng tiêu dùng sản xuất bằng công nghiệp, lại vấp phải hàng loạt khó khăn về thông tin thị trường, tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực bị hút ra thành thị, vào các ngành sản xuất hiện đại hoá…Vì thế, các ngành nghề thủ công Nhật Bản đã bị suy thoái.
Trong bối cảnh đó, Nghị viện Nhật Bản năm 1974 đã ban hành Luật phát triển nghề TCTT. Được sự hỗ trợ của chính phủ, phong trào “mỗi làng một sản phẩm” được khai sinh tại quận Oita vào năm 1979 với ý tưởng làm sống lại các ngành nghề TCTT. Có hai khẩu hiệu nổi tiếng là “Nghĩ về tổng thể, hành động ở địa phương”, và “Độc lập sáng tạo”. Nhờ phong trào, một số sản phẩm truyền thống của Oita trở thành nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản, mà còn trên thị trường nhiều nước.
Từ thành công của quận Oita, sau 5 năm phát động cả nước Nhật đã có 20 quận hưởng ứng các dự án tương tự như “sản phẩm của làng”, “chương trình phát triển thành phố quê hương”, “chương trình làm sống lại địa phương”…Tinh thần của phong trào này đã hấp dẫn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
1.3.2. Kinh nghiệm rút ra từ tình hình phát triển ngành nghề, LNTT ở một số nước.
Từ thực tiễn phát triển ngành nghề, LNTT ở một số nước trên, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống gắn với quá trình CNH nông thôn.
Trong quá trình CNH, đô thị hoá, thương mại hoá ở các nước đã có lúc làm cho nét độc đáo, tinh xảo của các làng nghề bị phai nhạt, lu mờ. Nhưng với cách nhìn nhận mới, các nước đã chú trọng và coi làng làng nghề là một bộ phận của quá trình CNH nông thôn. Do vậy, khi tiến hành CNH họ thường kết hợp thủ công với kỹ thuật cơ khí hiện đại tuỳ điều kiận cơ sở vật chất của mỗi nước mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại. Đồng thời tổ chức các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu và đặt tại làng xã có truyền thống để tiện cho việc phát triển sản xuất, giao lưu hàng hoá.
Hai là, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn.
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của LNTT. Vì thế các nước đều chú ý đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến. Bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất quan trọng. Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽ không thành công như mong đợi. Nhìn chung các nước đều triệt để sử dụng những phương pháp huấn luyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn theo phương châm thiếu gì huấn luyện nấy. Xúc tiến thành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào tạo một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu. Để đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, các nước cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời những nhà kinh doanh, những nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc CNH nông thôn để báo cáo một số chuyên đề tập huấn hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi.
Ba là, để nâng cao vai trò của nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cho LNTT phát triển sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của LNTT, từ vài thập kỷ gần đây các Nhà nước rất quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách đề cập đến vấn đề phát triển ngành nghề TCTT. Trong đó, chủ trương hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của LNTT. Sự hỗ trợ tài chính, vốn của Nhà nước được thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất ngân hàng, hoặc bù giá đầu ra cho người sản xuất. Thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho ngành nghề TCTT đổi mới công nghệ mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và sức cạnh tranh trên thị trường.
Bốn là, Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy LNTT phát triển.
Đi đôi với việc hỗ trợ tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trường của Nhà nước để khuyến khích LNTT, ngành nghề truyền thống phát triển. Bởi vì, chính sách thuế được coi như phương tiện để kích thích sự phát triển của LNTT và đóng vai trò thúc đẩy tiến bộ xã hội; còn thị trường là điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại của mỗi đơn vị sản xuất trong làng nghề. Thị trường không chỉ là nơi mua bán vật tư, nguyên liệu và sản phẩm của LNTT mà còn có những ý kiến cố vấn kỹ thuật, các dịch vụ và nhiều thông tin quý giá.
Năm là, khuyến khích sự kết hợp giữa công nghiệp và TTCN và trung tâm công nghiệp với LNTT.
Sự kết hợp giữa công nghệp với TTCN và trung tâm công nghiệp với LNTT là thể hiện sự phân công hợp tác lao động thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là các vấn đề lựa chọn kỹ thuật và lựa chọn hướng sản xuất. Để tạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nước đều thiết lập chương trình kết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với LNTT.
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn.
2.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Sóc Sơn.
Huyện Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Hà Nội, có danh giới tiếp giáp với:
Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.
Phía Nam giáp với huyện Đông Anh-Hà Nội.
Phía Đông giáp với huyện Yên Phong và Hiệp Hoà tỉnh Bắc Ninh.
Phía Tây giáp với huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện Sóc Sơn nằm ở phía Bắc và cách trung tâm thủ đô khoảng 35 km, với diện tích 314 km2 chiếm 1/3 tổng diện tích toàn thành phố và chiếm khoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố.
Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Huyện thuộc bán đảo sơn địa có đặc trưng của vùng đồi gò, phù sa cổ kết hợp. Bởi vậy, địa hình Sóc Sơn chia làm ba cùng kinh tế tự nhiên: Vùng đồi gò, vùng giữa, vùng trũng. Mỗi vùng có những lợi thế riêng tạo nên sự đa dạng, phong phú cho phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện.
Khí hậu Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùng Đồng Bằn Sông Hồng nóng ẩm hoà trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng trung du Bắc Bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28o-29oc, chế độ mưa gắn liền với sự thay đổi theo mùa và đạt mức bình quân hàng năm khoảng 1676mm. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Do sự khác biệt về chế độ mưa và địa hình phức tạp nên thuỷ lợi là yếu tố hết sức quan trọng và thực sự là biện pháp hàng đầu tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp của huyện.
Sóc Sơn là địa phương duy nhất của Thủ đô có rừng với 6630 ha, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, phát triển các loại hình kinh tế trang trại. Sóc Sơn có nhiều đập trữ nước tưới cho cây trồng nhưng đây cũng là một tiềm năng du lịch của Sóc Sơn. Ở đây còn có trữ lượng sét cao lanh lớn tại các xã Quang Tiến, Tiên Dược, Minh Phú, Phù Linh, và có trữ lượng lớn cát vàng, sỏi tạo thuận lợi và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển nghề gốm sứ.
Ngoài ra, Sóc Sơn còn có các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng như: đền Gióng, Chùa non nước, chùa Thanh Nhàn, Núi đôi, di tích lịch sử hội nghị Trung Giã, tạo tiền đề cho phát triển du lịch. Đặc biệt, trên địa bàn huyện còn có cảng hàng không quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp đã và đang được thành lập tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế Sóc Sơn ngày càng phát triển. Trong tương lai, Sóc Sơn là một hướng quan trọng để mở rộng thủ đô Hà Nội lên phía bắc.
Với các nét tự nhiên như trên thì chúng ta có thể kỳ vọng ở một Sóc Sơn phát triển giàu mạnh trong thời gian tới trên các lĩnh vực NN, CN-TTCN và DV, du lịch. Và sẽ là một điểm sáng của thủ đô Hà nội.
2.1.2. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn.
2.1.2.1. Thành tựu đạt được.
( Kinh tế:
Kinh tế huyện trong thời gian qua luôn phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10.43% /năm. Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch đúng hướng, đến hết năm 2005 cơ cấu kinh tế huyện là CN-DV-NN (41.43%-33.35%-24.1%).
Bảng 5: kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính.
STT
chỉ tiêu
kế hoạch
thực hiện
ghi chú.
A
KINH TẾ
1
Tổng giá trị sản xuất
662.700 tr
1.019.746
Vượt
2
Tốc độ tăng BQ do huyện quản lý
9-10%
10.43%
Vượt
3
Tốc độ tăng BQ/năm GTSX ngành NLN_TS
4.6-5%
2.90%
K đạt
4
Tốc độ tăng BQ/năm GTSX ngành CN
23-25%
20.53%
K đạt
5
Tốc độ tăng BQ/năm GTSX ngành dịch vụ
12-14%
5.60%
K đạt
6
Thu nhập BQ/người cuối kỳ
3.8-4 tr
5.1 tr
Vượt
7
Thu nhập/ha canh tác
38-40 tr
36.5 tr
K đạt
8
Cơ cấu kinh tế
100%
100%
đạt
Nông nghiệp
48.7
25.1
Công nghiệp
38
41.4
Dịch vụ
13.3
33.5
9
Cơ cấu nội bộ ngành Nông Nghiệp
100%
100%
K đạt
Trồng trọt
50
56.5
Chăn nuôi
50
43.2
10
Thu ngân sách
17.000 tr
33.000 tr
Vượt
B
XÃ HỘI
1
Dân số
260
263
K đạt
Tỷ lệ tăng dân số
14.62%
2
Tỷ lệ sinh
1.40%
1.83%
K đạt
Tỷ lệ sinh con thứ 3
8%
14.90%
K đạt
3
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
17-18%
22.60%
K đạt
4
Tỷ lệ hộ nghèo
2-3%
0.60%
đạt
5
Số lao động được giải quyết việc làm/năm
5.200-5500
6410.00%
đạt
Nguồn: Thống kê Sóc Sơn.Bảng 6: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn
STT
Chỉ tiêu
đơn vị tính
2001
2004
ước 2005
Tổng số
%
100
100
100
Trong đó Huyện quản lý
%
31.3
22.5
19.6
1
Ngành Công nghiệp_XDCB
%
66.54
69.34
70.25
công nghiệp
%
60.5
64.12
67.1
xây dựng cơ bản
%
6.04
5.22
3.15
2
Ngành dịch vụ
%
17.04
23.33
23.4
3
Ngành nông_lâm_thuỷ sản
%
16.42
7.33
6.35
Bảng 7: Cơ cấu kinh tế huyện quản lý.
STT
Chỉ tiêu
đơn vị tính
2001
2004
ước 2005
Tổng số
%
100
100
100
1
Ngành Công nghiệp_XDCB
%
36.2
39.1
41.4
_Công nghiệp
%
25.4
25.5
28.7
_Xây dựng cơ bản
%
10.8
13.6
12.7
2
Ngành dịch vụ
%
29.5
30.5
33.5
3
Ngành Nông_lâm_thuỷ sản
%
34.3
30.4
25.1
Riêng ngành nông_lâm_thuỷ sản
%
Tổng số
%
100
100
100
4
Nông nghiệp
%
96.68
97.41
97.48
Trồng trọt
%
58.6
57.2
56.5
Chăn nuôi
%
40.8
42.7
43.3
5
Lâm nghiệp
%
1.78
1.12
1.09
6
Thuỷ sản
%
1.54
1.47
1.43
Nguồn: Thống kê Sóc Sơn.
Bảng 8: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001_2005.
STT
Chỉ tiêu
ĐV
kế hoạch
thực hiện
2001
2005
2000
2001
2002
2003
2004
2005
I.
Chỉ tiêu kinh tế
A
Tổng giá trị sản xuất
Tr.đ
447.66
620.7
620.965
686.185
748.21
850.676
935.992
1019.746
1
Thu từ Nông_lâm nghiệp
Tr.đ
272.4
322.7
275.213
275.382
286.639
297.995
308.388
317.148
Thu từ nông nghiệp
Tr.đ
268.4
316.2
271.884
270.414
282.013
294.018
304.882
313.648
Thu từ trồng trọt
Tr.đ
152
160.1
169.346
164.664
169.313
177.932
183.398
188.52
Thu từ chăn nuôi
Tr.đ
116.4
156.1
102.538
105.75
112.7
116.086
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16602.DOC