Qua kết quảthu được, chúng tôi có rút ra một sốnhận xét sau:
- Kết quả bảng 1 cho thấy: trong mỗi tiêu chí thể hiện của
NLGQVĐ&ST, dù là GV hay HS tự đánh giá, điểm số lớp TN
luôn cao hơn lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ khả năng: nhận ra ý
tưởng mới; phát hiện và làm rõ vấn đề; hình thành và triển khai ý
tưởng mới; đềxuất, lựa chọn giải pháp; thực hiện và đánh giá giải
pháp GQVĐ; tư duy độc lập của HS các lớp TN nhanh hơn,
chính xác hơn và hiệu quả hơn HS các lớp ĐC. Khả năng tổng
hợp kiến thức, tự học, tựtìm tòi, độc lập suy nghĩ của HS lớp TN
tốt hơn HS lớp ĐC ởcả bề rộng và chiều sâu của kiến thức. Biểu
hiện, HS các lớp TN vận dụng kiến thức giải quyết vấn đềnhanh
hơn, chính xác hơn, độc đáo hơn so với các lớp ĐC.
- Kết quả bảng 2 cho thấy: điểm trung bình cộng của HS
lớp TN cao hơn HS lớp ĐC, điều đó chứng tỏ HS các lớp TN
nắm vững và vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn
đề tốt hơn HS các lớp ĐC. Độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến
thiên (V) của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC, đã chứng minh độ
phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp TN nhỏ hơn,
tức là chất lượng lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC. Mặt khác, giá
trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng 10%-30%, phép đo
test độc lập với giá trị p (từ 0,000536 đến 0,023016) < 0,05
nên sự sai khác này không phải là ngẫu nhiên, cùng với mức
độ ảnh hưởng trung bình (ES từ 0,57 đến 0,67) chứng tỏ sự
tác động này có ý nghĩa và có thể nhân rộng được.
Như vậy, việc sử dụng bài tập và đề kiểm tra, đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực có ảnh hưởng
đến việc nâng cao kết quả học tập và phát triển
NLGQVĐ&ST cho HS.
3. Kết luận
Chúng tôi đã xây dựng và lựa chọn được hệ thống gồm
45 bài tập để sử dụng trong quá trình dạy học chương Nhóm
nitơ - Hóa học 11 nâng cao, hình thành và phát triển được
năng lực cho HS, trong đó có NLGQVĐ&ST. Khi xác định
được về cấu trúc và những biểu hiện của NLGQVĐ&ST ở
HS trong quá trình làm bài tập thì việc xây dựng và sử dụng
một số dạng bài tập GQVĐ trong dạy học ở trường THPT đã
phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người
học; tạo điều kiện cho người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kĩ năng, phát triển năng lực; góp phần vào việc thực hiện
mục tiêu giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua một số bài tập chương nhóm nitơ (hóa học 11 nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 194-199
194
Email: ducdungsp@gmail.com
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI TẬP CHƯƠNG NHÓM NITƠ
(HÓA HỌC 11 NÂNG CAO)
Trần Thị Huế - Học viên Cao học khóa 26, Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Nguyễn Đức Dũng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngày nhận bài: 22/06/2018; ngày sửa chữa: 28/06/2018; ngày duyệt đăng: 29/06/2018.
Abstract: Problem-solving ability and creativity are the key competencies needed to improve for
students. Many different methods can be used for competency development. In this article, authors
introduce the use of exercises in teaching chemistry to develop these competences for students.
This paper presents a process to design and use exercises to develop problem-solving and
creativiness for students during teaching the chapter of Nitrogen group - Advanced Chemistry 11
at high school.
Keywords: Competency, problem-solving competence, creativity, chemistry exercise.
1. Mở đầu
Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
nước ta trong giai đoạn hiện nay là “chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [1].
Trong đó năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
(NLGQVĐ&ST) là một trong những năng lực chung rất
quan trọng, cần được hình thành và phát triển cho học
sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) [2]. Đã có một số
công trình nghiên cứu về phát triển NLGQVĐ&ST cho
HS trong dạy học hóa học ở trường THPT; trong đó, các
tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện
tư duy giải quyết vấn đề (GQVĐ), tư duy sáng tạo, phát
triển năng lực GQVĐ và năng lực sáng tạo cho HS [3],
[4], [5], [6], [7], [8], [9], [10]. Để phát triển
NLGQVĐ&ST, giáo viên (GV) cần đưa HS vào các tình
huống có vấn đề, buộc các em phải giải quyết. Bài viết
đưa ra quy trình xây dựng và sử dụng dạng bài tập
GQVĐ trong quá trình dạy học hóa học chương Nhóm
nitơ (Hóa học 11 nâng cao) để phát triển NLGQVĐ&ST
cho HS.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm, cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông
Hiện nay, khái niệm năng lực và NLGQVĐ&ST có
nhiều định nghĩa khác nhau, phản ánh các khía cạnh khác
nhau của vấn đề này. Tuy nhiên, theo khái niệm năng lực
được nêu ra trong tài liệu [2], chúng tôi quan niệm:
“NLGQVĐ&ST của HS là khả năng cá nhân sử dụng
hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ,
động cơ, cảm xúc để phân tích, đề xuất các biện pháp,
lựa chọn giải pháp và thực hiện giải quyết những tình
huống, những vấn đề học tập và thực tiễn mà ở đó không
có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường, đồng
thời đánh giá giải pháp GQVĐ để điều chỉnh và vận
dụng linh hoạt trong hoàn cảnh, nhiệm vụ mới”.
Theo [11], cấu trúc năng lực chung được mô tả là sự
tổng hòa của bốn năng lực thành phần, bao gồm: năng
lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội
và năng lực cá thể. Như vậy, năng lực bao gồm các kiến
thức, kĩ năng và thái độ mà cá nhân huy động để thực
hiện thành công hoạt động giải quyết vấn đề đặt ra trong
các tình huống có thay đổi.
Theo tài liệu [2], chúng tôi đã xác định cấu trúc
NLGQVĐ&ST của HS gồm sáu thành tố: nhận ra ý
tưởng mới; phát hiện và làm rõ vấn đề; hình thành và
triển khai ý tưởng mới; đề xuất, lựa chọn giải pháp; thực
hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; tư duy độc lập. Mỗi
thành tố bao gồm một số hành vi của cá nhân khi làm
việc nhóm hoặc làm việc độc lập trong quá trình GQVĐ.
NLGQVĐ&ST giúp HS có ý thức, trách nhiệm với
cá nhân, gia đình và xã hội; ý thức nâng cao chất lượng
và hiệu quả công việc; có khả năng vận dụng các kiến
thức, kĩ năng vào việc phát hiện và giải quyết các vấn đề
trong học tập và thực tiễn để đáp ứng yêu cầu trong xã
hội tri thức và hội nhập quốc tế.
2.2. Bài tập hóa học để phát triển năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo cho học sinh
2.2.1. Bài tập hóa học ở trường phổ thông
Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, bài tập
hóa học giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu đào tạo: Nó “vừa là mục đích, vừa là nội dung,
lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Nó cung
cấp cho HS cả kiến thức, cả con đường giành lấy kiến
thức, mà còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện,
của việc tìm ra đáp số” [12; tr 113].
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 194-199
195
2.2.2. Bài tập giải quyết vấn đề
Theo tài liệu [11], các bài tập giải quyết vấn đề là
những bài tập đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá,
vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải
quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của
người học. Như vậy, bài tập góp phần phát triển
NLGQVĐ&ST là các bài tập chứa đựng tình huống có
vấn đề, “nút thắt” kiến thức mà người học sẽ không “gỡ”
được nếu chỉ học thuộc, chỉ dựa trên cách suy luận, vận
dụng thông thường. Đó là các bài tập đòi hỏi HS phải có
vốn kiến thức sâu, rộng và có sự tư duy logic, linh hoạt,
không lệ thuộc vào vốn kiến thức đã được trang bị.
2.2.3. Quy trình xây dựng bài tập giải quyết vấn đề
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài tập dự định xây dựng.
Phân tích mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
và năng lực của HS cần được hình thành để định hướng
cho việc xác định mục tiêu của bài tập xây dựng.
Bước 2: Xác định tri thức HS đã có và xây dựng nội
dung bài tập chứa đựng tri thức, kĩ năng cần hình thành
hoặc trong bối cảnh, tình huống đã lựa chọn sẵn.
- GV cần nghiên cứu trình độ nhận thức của HS, cấu
trúc logic các bài trong sách giáo khoa để nắm được tri
thức HS đã biết và cái HS chưa biết.
- Nghiên cứu kĩ các nội dung có liên quan trong
chương trình để lựa chọn các đơn vị kiến thức. Những
kiến thức được lựa chọn không chỉ có ý nghĩa đơn thuần
về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn và với đời
sống, cho phép phát triển được các năng lực của HS
nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản
chất hóa học,...
- Liên kết kiến thức chưa biết với cái đã biết một cách
logic nhằm tạo ra “các vấn đề”, đó là mâu thuẫn, tình
huống có vấn đề đặt trong bối cảnh cụ thể để kích thích
HS tìm tòi, khám phá và GQVĐ đó.
- Mâu thuẫn này có thể là mâu thuẫn giữa cái chưa
biết với cái đã biết, mâu thuẫn giữa lí thuyết và hiện
tượng thực tế, mâu thuẫn giữa cách giải quyết trong tình
huống thay đổi, mâu thuẫn trong học tập và cuộc sống.
Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu.
- Xác định được hình thức của bài tập. Đối với bài tập
dùng để phát triển NLGQVĐ&ST thì xây dựng bài tập
dưới hình thức tự luận có nhiều ưu điểm hơn bài tập trắc
nghiệm khách quan, đánh giá được mức độ
NLGQVĐ&ST của HS, đặc biệt là khả năng sáng tạo của
HS khi giải những bài tập đó.
- Xây dựng bài tập phù hợp với những mục tiêu đã
xác định.
- Xây dựng bối cảnh trong học tập hoặc tình huống
trong thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức từ
những nội dung đã xác định ở trên, những mâu thuẫn này
có thể giải quyết theo nhiều cách, nhiều hướng tiếp cận
khác nhau, xây dựng câu hỏi mở, những tình huống phức
hợp và thay đổi.
- Tiến hành diễn đạt bằng lời sao cho nội dung cần
diễn đạt phải rõ ràng, cung cấp đủ các dữ kiện, các yêu
cầu đặt ra phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết, cách
hỏi phải kích thích tính tò mò của HS, câu hỏi có thể để
dưới dạng mở, phát huy được khả năng sáng tạo của HS
chứ không chỉ dừng lại ở việc GQVĐ.
Bước 4: Tiến hành giải, xây dựng đáp án và kiểm tra tính
chính xác, khoa học về nội dung cũng như cách trình bày.
- Dự kiến các cách giải của từng bài tập, các cách giải
của HS, những sai lầm dễ mắc của HS trong quá trình
giải và đưa ra cách khắc phục. Vì một vấn đề có thể được
giải quyết theo nhiều hướng, theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau, và việc GQVĐ đó còn phụ thuộc vào sức sáng
tạo của HS.
Bước 5: Thử nghiệm và chỉnh sửa cho phù hợp.
- Bài tập xây dựng cần thử nghiệm trên đối tượng HS,
hoặc nhờ các chuyên gia, GV bộ môn,... để kiểm tra tính
chính xác, khoa học, thực tiễn của kiến thức hóa học, và
các môn học khác cũng như độ khó, độ phân biệt,... tính
khả thi và hiệu quả của bài tập.
- Chỉnh sửa, sắp xếp và hoàn thiện hệ thống bài tập
một cách khoa học.
2.2.4. Sử dụng bài tập giải quyết vấn đề
Trong dạy học hóa học, bài tập GQVĐ có thể sử dụng
trong các dạng bài học khác nhau như: sử dụng bài tập
GQVĐ khi nghiên cứu tài liệu mới, luyện tập, ôn tập,
giao bài tập về nhà hoặc kiểm tra, đánh giá.
(a) Sử dụng bài tập GQVĐ khi nghiên cứu tài liệu
mới. GV có thể sử dụng bài tập GQVĐ để tạo tình huống
có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy của HS và tổ chức
cho HS thảo luận nhóm để đưa ra các câu trả lời cho các
bài tập mở hoặc các cách giải quyết vấn đề thực tiễn khác
nhau. Từ đó, yêu cầu HS đánh giá và xác định câu trả lời
đầy đủ nhất, cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất.
Ví dụ 1: Trong bài dạy “Axit nitric và muối nitrat”.
GV dùng bài tập sau để dạy phần điều chế axit nitric:
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế một lượng
nhỏ axit nitric bằng cách đun hỗn hợp NaNO3 hoặc
KNO3(r) với axit H2SO4 đặc như hình vẽ:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 194-199
196
NaNO3 + H2SO4 → HNO3 + NaHSO4
a. Theo phương trình hóa học (PTHH) trên, có phải
axit HNO3 yếu hơn axit H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối?
b. Nếu sử dụng NaNO3(dd) và H2SO4 (dd) có thu
được axit HNO3 không?
Phân tích: GV tổ chức hướng dẫn để HS:
HS phát hiện vấn đề: Nếu nhìn vào PTHH thì rõ ràng
đây là phản ứng axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi dung dịch
muối, như vậy có thể kết luận axit HNO3 yếu hơn axit
H2SO4. Thực tế không phải như vậy. Tại sao phản ứng
vẫn xảy ra?
HS thu thập và làm rõ thông tin:
- HS quan sát hình vẽ, ghi chú đặc điểm của các chất
tham gia phản ứng.
- Người ta sử dụng đá với mục đích gì?
- Trạng thái các chất tham gia và tạo thành, bản chất
của phản ứng như thế nào?
HS thực hiện GQVĐ:
- HNO3 sinh ra ở dạng khí do muối sử dụng dưới
dạng rắn, axit H2SO4 đặc có khả năng hút nước thỏa mãn
điều kiện của phản ứng trao đổi là sản phẩm phải tạo ra
chất kết tủa hoặc bay hơi.
- Nước đá làm ngưng tụ khí HNO3 sinh ra, thu được
dung dịch HNO3.
- Tìm hiểu về hằng số phân li axit của HNO3 và
H2SO4.
HS đánh giá và kết luận:
Phản ứng trên thỏa mãn điều kiện của phản ứng trao
đổi chưa thể kết luận axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi dung
dịch muối. Dựa vào hằng số phân li axit kết luận: axit
HNO3 yếu hơn axit H2SO4.
HS đưa ra ý tưởng: Sơ đồ này có thể dùng điều chế
axit HCl.
Axit HNO3 và axit H2SO4 axit nào mạnh hơn và hơn
kém nhau bao nhiêu lần?
(b) Sử dụng bài tập GQVĐ khi luyện tập, ôn tập, giao
bài tập về nhà. GV dùng bài tập GQVĐ để mở rộng, phát
triển kiến thức, rèn kĩ năng và phát triển NLGQVĐ&ST,
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. GV
có thể tổ chức cho HS tự đề xuất các vấn đề thực tiễn cần
được tìm hiểu, giải thích và nêu ra dưới dạng câu đố để
HS tìm câu trả lời.
Ví dụ 2. Cho PTHH của phản ứng sau:
N2 +3 H2 2NH3 ∆H = - 92 kJ/mol
a. Cho biết điều kiện xảy ra phản ứng?
b. Thực hiện phản ứng giữa N2 và H2 có thể tích (1:4)
qua bột sắt nung nóng thì thu được hỗn hợp khí giảm 10%
so với hỗn hợp khí ban đầu. Tính hiệu suất của phản ứng?
c. Ngày nay, ngành công nghiệp phân đạm nói chung
trong đó có cả các nhà máy phân đạm ở Việt Nam sử
dụng quy trình Haber để tổng hợp amoniac. Amoniac
được tổng hợp dựa trên phản ứng cố định nitơ bằng hiđro
trên nền xúc tác Fe để tạo ra NH3, nhiệt độ khoảng 500
0C
và áp suất 200-300 atm. Giải thích tại sao lại sử dụng
khoảng nhiệt độ và áp suất đó?
Phân tích: Khi hướng dẫn HS giải ý c, GV cần tổ chức để:
HS phát hiện vấn đề: Theo nguyên lý chuyển dịch cân
bằng, để hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 cao thì cần
phải giảm nhiệt độ, tăng áp suất. Tuy nhiên, theo quy
trình Haber thì nhiệt độ cần để thực hiện phản ứng là
5000C, áp suất 200-300 atm. Đây là mức nhiệt độ khá
cao, mâu thuẫn với nguyên lí chuyển dịch cân bằng.
HS đề xuất giả thuyết:
- Phản ứng tổng hợp NH3 tỏa nhiệt nên nhiệt độ thấp
sẽ làm cho cân bằng chuyển sang chiều thuận, tuy nhiên
thời gian đạt cân bằng kéo dài làm giảm hiệu quả của quy
trình Haber nên việc giảm nhiệt độ để tăng hiệu suất phản
ứng là không hợp lí.
- Nếu tăng áp suất thì sẽ tăng hiệu suất của phản ứng.
Tuy nhiên cần phải có các thiết bị chịu được áp suất đó,
các thiết bị này thường rất đắt tiền nên việc thực hiện
phản ứng ở áp suất cao ít tính khả thi.
HS đánh giá và đưa ra kết luận: Các giả thuyết đưa
ra đều phù hợp với thực tiễn. Điều kiện thực hiện phản
ứng theo quá trình Haber là hợp lí.
HS hình thành ý tưởng mới: Tổng hợp NH3 ở điều
kiện thường chứ không khắc nghiệt như quy trình mà
chúng ta áp dụng.
(c) Sử dụng bài tập GQVĐ trong tiết kiểm tra, đánh
giá. Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng
bài tập GQVĐ trong tiết kiểm tra, đánh giá. Sau đây
chúng tôi xin trích dẫn một câu hỏi trong đề kiểm tra
chúng tôi đã sử dụng:
Ví dụ 3:
a. Viết PTHH dưới dạng phân tử và ion phản ứng của
Cu với dung dịch axit HNO3.
b. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi cho kim loại Cu vào
dung dịch gồm NaNO3 và H2SO4? Giải thích.
c. Kim loại có phản ứng được với NaNO3 trong môi
trường kiềm không? Nếu có, viết PTHH của phản ứng để
chứng minh.
Phân tích (ý b và ý c): GV cần tổ chức, hướng dẫn để:
- Ý b: HS tiến hành làm thí nghiệm.
Hiện tượng xảy ra: Có khí không mùi, không màu
hóa nâu trong không khí, dung dịch từ không màu
chuyển sang màu xanh lam.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 194-199
197
HS phát hiện vấn đề: Cu không phản ứng với NaNO3
cũng không phản ứng được với H2SO4 loãng nhưng lại
phản ứng được với hỗn hợp (NaNO3 và H2SO4) cho hiện
tượng tương tự với axit HNO3.
HS thu thập và làm rõ thông tin:
+ Hóa chất gồm Cu, dung dịch NaNO3 và H2SO4.
+ So sánh hiện tượng khi cho Cu tác dụng với HNO3
và với dung dịch gồm (NaNO3 và H2SO4).
+ Các phản ứng xảy ra trong dung dịch.
+ Cu đứng sau Na trong dãy hoạt động hóa học nên
Cu không đẩy được Na ra khỏi dung dịch muối.
HS thực hiện GQVĐ:
+ Viết quá trình điện li của các chất trong dung dịch
gồm NaNO3 và H2SO4.
+ Viết phản ứng Cu với các ion có trong dung dịch đó.
+ Đối chiếu với bản chất của phản ứng Cu với axit
HNO3 và hiện tượng xảy ra phản ứng.
HS đánh giá và kết luận vấn đề: Cu phản ứng được
với hỗn hợp (NaNO3 và H2SO4) là do xảy quá trình kết
hợp Cu với ion H+ và NO3
- trong dung dịch trên.
HS có thể đặt ra những câu hỏi:
+ Có phải kim loại nào cũng có phản ứng này không?
+ Cu có phản ứng với muối NaNO3 nếu không có môi
trường H+, môi trường bazơ thì sao?
+ Nếu thay NaNO3 bởi KNO3 hay các muối nitrat
khác được hay không?
+ Cách viết phương trình phân tử, cách cân bằng
phương trình ion. Khi gặp trường hợp này ta nên viết
phương trình phân tử hay ion rút gọn?
+ Phản ứng này có thể dùng để nhận biết ion NO3
-.
- Ý c: Hướng dẫn học sinh:
HS đề xuất phương án GQVĐ: Một số kim loại (Zn,
Al) có thể phản ứng được với NaNO3 trong môi trường
kiềm.
HS lập kế hoạch và thực hiện GQVĐ:
+ Lựa chọn một số kim loại điển hình bao gồm cả
những kim loại có tính chất riêng như có khả năng tan
được trong kiềm.
+ Tiến hành thí nghiệm khả năng phản ứng của một
số kim loại như Cu, , Fe, Zn, Al với NaNO3 trong NaOH.
+ Quan sát hiện tượng, khả năng phản ứng của các
kim loại trên với NaNO3 trong NaOH.
HS đánh giá và kết luận vấn đề: Bản chất của các
phản ứng đó.
HS có thể đặt ra một số câu hỏi: Những kim loại như
thế nào thì phản ứng được với dung dịch NaNO3 trong
môi trường kiềm?
2.2.5. Giới thiệu một số bài tập giải quyết vấn đề
Bài 1. Ngày nay vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề
được rất nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của chúng ta có thể từ bây giờ và ngay
cả về sau. Việc sử dụng các hóa chất bảo quản nếu không
tuân theo quy định sẽ gây hiệu quả nghiêm trọng. N2
cũng là một trong các chất dùng đề bảo quản.
a. N2 dùng để bảo quản những gì? Tại sao N2 được sử
dụng để làm chất bảo quản?
b. Theo các em có nên sử dụng các chất bảo quản để
bảo quản thực phẩm hay không?
Bài 2. Để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước tại
một địa phương ở vùng nông thôn. Người ta lấy một mẫu
nước và đem đi phân tích hàm lượng các ion có trong
mẫu nước đó. Kết quả cho thấy hàm lượng ion NO3
- và
NO2
- lần lượt là 65 mg/l và 5 mg/l.
a. Theo QCVN 01: 2009/BYT, quy chuẩn quốc gia
về chất lượng nước ăn uống thì hàm lượng ion NO3
- và
NO2
-
lần lượt không vượt quá 50 mg/l và 3 mg/l. Hỏi
nguồn nước ở địa phương trên có bị ô nhiễm hay không?
b. Lượng NO3
- và NO2
- trong nước thường sinh ra từ
đâu? Nếu nước bị ô nhiễm bởi hàm lượng NO3
- và NO2
-
thì nó có tác hại gì và biện pháp khắc phục?
Bài 3. Bánh bao là một loại thực phẩm rất quen thuộc
đối với chúng ta. Trước đây bánh làm ra thường đặc kín,
cứng, khó ăn. Ngày nay, để khắc phục tình trạng đó trong
quá trình nhào bột làm bánh, người ta có trộn thêm một
ít bột nở (NH4HCO3) bánh sẽ trở nên xốp và dễ ăn hơn.
a. Tại sao NH4HCO3 được dùng làm bột nở?
b. Tại sao người ta dùng NH4HCO3 làm bột nở chứ
không phải (NH4)2CO3?
Bài 4. “Không có lửa mà lại có khói” đó là hiện tượng
xảy ra khi cho NH3(k) và HCl(k) tiếp xúc với nhau. Nhiệt
phân tinh thể muối NH4Cl sẽ thu được khí NH3(k) và
HCl(k). Ta có thể biểu diễn quá trình đó như sau:
NH4Cl(r) NH3(k) + HCl(k)
Hiện tượng trên có được gọi là hiện tượng thăng hoa
không? Giải thích.
Bài 5. Có phải bón phân càng nhiều càng tốt, trong
bất cứ giai đoạn nào phát triển của cây cũng được? Em
có ý tưởng sử dụng những nguyên liệu nào sẵn có để làm
phân bón cho cây k?
2.3. Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi sử dụng những bài tập đã xây dựng được
vào trong quá trình thực nghiệm sư phạm tại hai trường
THPT tỉnh Ninh Bình: lớp 11B1 thực nghiệm (TN) và
lớp 11B2 đối chứng (ĐC) trường THPT Kim Sơn A và
lớp 11A1 (TN) và lớp 11A2 (ĐC) trường THPT Kim
Sơn C, sử dụng bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ&ST của
HS, kết quả các bài kiểm tra được xử lí bằng phương
pháp thống kê toán học.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 194-199
198
Bảng 1. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ phát triển NLGQVĐ&ST của HS ở hai trường THPT
TT
Tiêu chí thể hiện NLGQVĐ&ST
(mỗi tiêu chí 10 điểm)
Kết quả đánh giá của
GV
Kết quả đánh giá của
HS
Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC
1
Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức
tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; Phân tích
các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh
hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.
8,8 7,6 8,9 7,8
2
Phân tích, phát hiện và phát biểu được vấn đề
trong học tập cũng như trong thực tiễn.
8,4 5,8 8,6 6,5
3
Thu thập, làm rõ thông tin liên quan đến vấn đề.
Biết đề xuất và phân tích các phương án GQVĐ
và lựa chọn giải pháp tối ưu.
7,7 6,2 7,9 5,8
4 Lập kế hoạch thực hiện vấn đề. 8,1 6,7 8,2 5,9
5 Thực hiện GQVĐ. 8,3 6,5 7,8 6,1
6
Đánh giá GQVĐ, biết cách suy ngẫm về tiến trình
và cách thức giải để vận dụng linh hoạt vào tình
huống mới.
7,8 6,7 6,8 5,4
7
Đặt nhiều câu hỏi có giá trị, xem xét vấn đề ở
nhiều khía cạnh khác nhau.
8,6 7,2 8,3 6,7
8
Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và
cuộc sống; kết nối và hình thành các ý tưởng mới
dựa trên những ý tưởng khác nhau.
8,5 6,8 8,1 6,4
9
Đánh giá vấn đề; quan tâm tới các lập luận và
minh chứng thuyết phục, sẵn sàng xem xét, đánh
giá lại vấn đề.
8,9 6,5 8,7 6,2
10
Nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi
của bối cảnh; Đánh giá rủi ro và có dự phòng.
7,8 6,6 7,4 5,7
Điểm trung bình 8,3 6,7 8,1 6,3
Bảng 2. Bảng thống kê các tham số đặc trưng
Trường Bài Đối tượng �̅� S2 S V ES
THPT
Kim Sơn A
1
TN 7,23 2,64 1,62 22,47
0,67
ĐC 6,15 3,26 1,80 29,27
2
TN 7,25 2,76 1,66 22,9
0,63
ĐC 6,2 3,86 1,96 31,61
3
TN 7,28 2,26 1,50 21,28
0,66
ĐC 5,9 4,25 2,10 35,59
THPT
Kim Sơn C
1
TN 6,84 2,57 1,6 23,39
0,57
ĐC 5,92 2,94 1,71 28,88
2
TN 6,92 2,45 1,57 25,59
0,61
ĐC 5,87 2,93 1,71 29,13
3
TN 7,26 1,95 1,4 22,29
0,59
ĐC 6,26 2,85 1,69 27,00
TN 6,97 2,5 1,58 25,00
0,62
ĐC 6,05 3,35 1,83 30,25
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 194-199
199
Với giá trị p chúng tôi tính được là:
Trường
Bài KT
1 2 3
THPT
Kim Sơn A
0,023016 0,005868 0,000536
THPT
Kim Sơn C
0,009014 0,003289 0,003522
Qua kết quả thu được, chúng tôi có rút ra một số nhận xét sau:
- Kết quả bảng 1 cho thấy: trong mỗi tiêu chí thể hiện của
NLGQVĐ&ST, dù là GV hay HS tự đánh giá, điểm số lớp TN
luôn cao hơn lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ khả năng: nhận ra ý
tưởng mới; phát hiện và làm rõ vấn đề; hình thành và triển khai ý
tưởng mới; đề xuất, lựa chọn giải pháp; thực hiện và đánh giá giải
pháp GQVĐ; tư duy độc lập của HS các lớp TN nhanh hơn,
chính xác hơn và hiệu quả hơn HS các lớp ĐC. Khả năng tổng
hợp kiến thức, tự học, tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ của HS lớp TN
tốt hơn HS lớp ĐC ở cả bề rộng và chiều sâu của kiến thức. Biểu
hiện, HS các lớp TN vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề nhanh
hơn, chính xác hơn, độc đáo hơn so với các lớp ĐC.
- Kết quả bảng 2 cho thấy: điểm trung bình cộng của HS
lớp TN cao hơn HS lớp ĐC, điều đó chứng tỏ HS các lớp TN
nắm vững và vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn
đề tốt hơn HS các lớp ĐC. Độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến
thiên (V) của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC, đã chứng minh độ
phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp TN nhỏ hơn,
tức là chất lượng lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC. Mặt khác, giá
trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng 10%-30%, phép đo
test độc lập với giá trị p (từ 0,000536 đến 0,023016) < 0,05
nên sự sai khác này không phải là ngẫu nhiên, cùng với mức
độ ảnh hưởng trung bình (ES từ 0,57 đến 0,67) chứng tỏ sự
tác động này có ý nghĩa và có thể nhân rộng được.
Như vậy, việc sử dụng bài tập và đề kiểm tra, đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực có ảnh hưởng
đến việc nâng cao kết quả học tập và phát triển
NLGQVĐ&ST cho HS.
3. Kết luận
Chúng tôi đã xây dựng và lựa chọn được hệ thống gồm
45 bài tập để sử dụng trong quá trình dạy học chương Nhóm
nitơ - Hóa học 11 nâng cao, hình thành và phát triển được
năng lực cho HS, trong đó có NLGQVĐ&ST. Khi xác định
được về cấu trúc và những biểu hiện của NLGQVĐ&ST ở
HS trong quá trình làm bài tập thì việc xây dựng và sử dụng
một số dạng bài tập GQVĐ trong dạy học ở trường THPT đã
phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người
học; tạo điều kiện cho người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kĩ năng, phát triển năng lực; góp phần vào việc thực hiện
mục tiêu giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-
NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
[3] Nguyễn Thị Hồng Gấm (2011). Sử dụng bài tập hóa
học có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực
sáng tạo cho học sinh. Tạp chí Khoa học giáo dục,
số 73, tr 26 - 27, 42.
[4] Trần Thị Thu Huệ (2012). Phát triển một số năng
lực của học sinh trung học phổ thông thông qua
phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học hóa
học phần hóa học vô cơ. Luận án tiến sĩ Khoa học
Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[5] Cao Thị Thặng - Nguyễn Cương - Trần Thị Thu Huệ
(2012). Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề thông qua dạy học môn Hóa cho học sinh
trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 279, tr 29.
[6] Phạm Thị Bích Đào (2014). Phát triển năng lực sáng
tạo cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học
hóa học hữu cơ chương trình nâng cao. Luận án tiến sĩ
Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7] Hoàng Thị Bích Nguyệt (2015). Phát triển năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề cho sinh viên sư phạm
Hóa học Trường Đại học Tây Bắc. Tạp chí Giáo
dục, số 7, tr 32.
[8] Nguyễn Cương - Trần Thị Ngân (2015). Xây dựng,
sử dụng một số đề kiểm tra và công cụ đánh giá năng
lực sáng tạo của học sinh trong dạy học hoá học Vô
cơ. Tạp chí Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, số 6A, tr 12-24.
[9] Nguyễn Thị Sửu - Nguyễn Ngọc Duy (2017). Bước đầu
nghiên cứu thực trạng năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo của học sinh trung học phổ thông miền Núi Tây Bắc
và đề xuất biện pháp phát triển. Kỉ yếu Hội thảo khoa học
quốc tế phát triển năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên
khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 156-163.
[10] Trang Quang Vinh - Nguyễn Thị Sửu (2016). Xây dựng
và sử dụng bài tập phân hóa chương Hiđrocacbon
Không no hóa học 11 nhằm phát triển năng lực giải
quyết vấn đề cho học sinh. Tạp chí Khoa học, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, 61 (6A), tr 25 - 35.
[11] Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2014). Lí luận dạy
học hiện đại. Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và
phương pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm.
[12] Nguyễn Ngọc Quang (1994). Lí luận dạy học hóa
học tập 1. NXB Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 41tran_thi_hue_nguyen_duc_dung_9907_2096445.pdf