Hình 2, 3 cho thấy, NLHT của học sinh lớp thực nghiệm (cột màu xanh) có phát triển sau
tác động và phát triển nhiều hơn so với lớp đối chứng (cột màu đỏ); đồng thời các lớp thực
nghiệm có điểm trung bình NLHT cao hơn lớp đối chứng và các giá trị pT-test độc lập đều nhỏ
hơn 0,05; mức độ ảnh hưởng của tác động theo tính toán cho thấy ở mức độ từ cao đến rất
cao (0,9 đến 1,3). Điều đó chứng tỏ rằng, NLHT của học sinh ở hai nhóm trước khi sử dụng
DHDA là tương đương nhau nhưng sau khi được học theo dự án, NLHT của học sinh ở các
nhóm lớp thực nghiệm cao hơn đáng kể so với ở nhóm lớp đối chứng và sự tác động của
DHDA tới việc phát triển NLHT cho học sinh là ở mức độ cao đến rất cao.
3. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy DHDA là một phương pháp dạy học phù hợp và có
ảnh hưởng lớn trong việc phát triển NLHT cho học sinh. Chính quá trình hợp tác trong
một thời gian khá dài để hoàn thành dự án, học sinh có điều kiện hiểu nhau hơn, phối hợp
nhịp nhàng hơn trong công việc, biết tự điều chỉnh hành vi và thái độ để dung hòa các
mối quan hệ, học cách lắng nghe và phản hồi tích cực,. Có thể xem kết quả nghiên cứu
này là một minh chứng khoa học của việc sử dụng DHDA phát triển NLHT cho học sinh
và là động lực cho các thầy cô giáo ở trường phổ thông mạnh dạn áp dụng phương pháp
dạy học này vào dạy học hóa học nói riêng và dạy học nói chung nhằm đáp ứng mục tiêu
dạy học phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra – chú trọng phát triển phẩm chất và
năng lực cho học sinh.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học dự án phần hóa học hữu cơ trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(47)/2018: tr. 45-54
Ngày nhận bài: 08/11/2017; Hoàn thành phản biện: 13/11/2017; Ngày nhận đăng: 08/01/2018
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC
CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN
PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY 1,*, PHẠM THỊ BẢO CHÂU 2
1 Đại học Quốc tế Miền Đông
2 Học viên Cao học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
*Email: thuypdc@gmail.com
Tóm tắt: Bài báo này trình bày nghiên cứu sự phát triển năng lực hợp tác
thông qua dạy học dự án. Dự án dạy học, thang đo, bộ công cụ và dự án dạy
học hóa học Hữu cơ sau khi thiết kế được sử dụng để phát triển và đánh giá
năng lực hợp tác của học sinh.
Từ khóa: năng lực hợp tác, phát triển năng lực hợp tác, phát triển năng lực,
dạy học dự án.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của thông tin cùng với yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh
giá, giáo viên không thể dạy học theo cách truyền thụ - nhồi nhét kiến thức như trước.
Mặt khác, theo UNESCO, mục đích học tập là "Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để tự khẳng định mình". Vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng
đa dạng các phương pháp dạy học và đa dạng đánh giá để tạo điều kiện cho học sinh phát
triển được các phẩm chất, năng lực theo yêu cầu mục tiêu giáo dục phổ thông [1].
Năng lực hợp tác (NLHT) là một năng lực rất cần thiết để chúng ta có thể sống hòa nhập
và thích nghi tốt với sự phát triển không ngừng của xã hội. Vì vậy, giáo dục trong Nhà
trường phổ thông cần chú trọng phát triển năng lực này cho học sinh.
Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, sự đổi mới về phương pháp dạy học rất được chú
trọng. Trong đó, dạy học dự án (DHDA), theo một số tác giả trong và ngoài nước 4, [5],
[6], là một trong những phương pháp dạy học quan trọng; khuyến khích học sinh bước đầu
biết gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; phát triển nhiều
năng lực cho học sinh, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Từ những lí do và thực tiễn như trên, chúng tôi thấy rằng NLHT có tầm quan trọng không
hề nhỏ đối với học sinh và việc sử dụng phương pháp DHDA để phát triển NLHT cho
học sinh là điều cần thiết. Nghiên cứu này là một minh chứng khoa học cho việc sử dụng
DHDA để phát triển NLHT cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Năng lực hợp tác
2.1.1. Khái niệm
Theo Mai Văn Hưng 3, NLHT là khả năng của cá nhân biết thích ứng với tập thể nhóm,
biết tự nhận trách nhiệm, chia sẻ công việc, giúp đỡ cộng sự và thực hiện có hiệu quả
những thỏa thuận trong nhóm như kế hoạch đã đề ra.
46 PHAN ĐỒNG CHAU THỦY, PHẠM THỊ BẢO CHÂU
2.1.2. Cấu trúc NL hợp tác
Trên cơ sở những năng lực thành phần của NLHT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất
1 và căn cứ vào thực tiễn quá trình dạy học cũng như kinh nghiệm bản thân, chúng tôi
đề xuất cấu trúc NLHT gồm những năng lực thành phần sau đây:
- Thảo luận
- Thực nhiện nhiệm vụ
- Hỗ trợ bạn cùng nhóm
2.1.3. Thang đo, bộ công cụ đo NLHT
Thang đo NLHT của học sinh được chúng tôi xây dựng theo qui trình gồm 6 bước như
sau:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, xác định các căn cứ để xây dựng thang đo.
Bước 2: Xác định các năng lực thành phần.
Bước 3: Xây dựng các biểu hiện cho mỗi năng lực thành phần.
Bước 4: Xây dựng mô tả chi tiết các mức độ tương ứng với mỗi biểu hiện trong
thang đo năng lực.
Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia về các năng lực thành phần, biểu hiện và các tiêu
chí đánh giá năng lực.
Bước 6: Điều chỉnh thang đo
Thang đo hoàn chỉnh được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Thang đo NLHT nhóm
Năng
lực
thành
phần
Biểu hiện
Mức độ
Điểm
1 (1 điểm) 2 (2 điểm) 3 (3 điểm) 4 (4 điểm)
Thảo
luận
1. Đóng góp
ý kiến
Hiếm khi
đóng góp ý
kiến
Thỉnh thoảng
có đóng góp ý
kiến
Thường xuyên
đóng góp ý
kiến, một số ý
kiến có giá trị
Luôn luôn
đóng góp ý
kiến, có nhiều
ý kiến hay và
sáng tạo.
2. Phản hồi
Hiếm khi có
phản hồi
Thỉnh thoảng
có phản hồi
Thường xuyên
có phản hồi
Luôn luôn có
phản hồi tích
cực, hiệu quả
3. Thuyết
phục và giải
quyết các
mâu thuẫn
phát sinh
trong nhóm
Hiếm khi
thuyết phục
và giải quyết
mâu thuẫn
Biết thuyết
phục và giải
quyết mâu
thuẫn nhưng
không thường
xuyên
Biết thuyết
phục và giải
quyết mâu
thuẫn thường
xuyên, tương
đối hiệu quả
Thuyết phục
và giải quyết
mâu thuẫn
thường xuyên
và hiệu quả
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN... 47
Thực
hiện
nhiệm
vụ
4. Xác định
nhiệm vụ
Thoái thác
nhiệm vụ
được giao
Miễn cưỡng
nhận nhiệm
vụ được giao
Hăng hái
nhận nhiệm
vụ được giao
Chủ động
nhận nhiệm
vụ phù hợp
với khả năng
của mình
5. Thực hiện
nhiệm vụ
được giao
Có thực hiện
nhưng không
hoàn thành
nhiệm vụ
được phân
công
Thực hiện
nhiệm vụ
được giao
nhưng không
hoàn thành
tất cả các
nhiệm vụ
hoặc không
đúng hạn
Thực hiện
nhiệm vụ
được giao
đúng hạn
nhưng kết quả
chưa tốt
Thực hiện
nhiệm vụ một
cách linh
hoạt, sáng tạo
và hiệu quả
cao
Hỗ
trợ
bạn
cùng
nhóm
6. Hỗ trợ bạn
cùng nhóm
Hiếm khi hỗ
trợ bạn cùng
nhóm mặc dù
có thể
Thỉnh thoảng
có hỗ trợ bạn
cùng nhóm
nhưng chưa
nhiệt tình
Thường xuyên
hỗ trợ bạn
cùng nhóm
Chủ động,
tích cực hỗ
trợ bạn cùng
nhóm có hiệu
quả
Tổng
Trung bình
Quy ước điểm năng lực (x):
1,0 ≤ x < 2,0 điểm: NLHT ở mức độ thấp
2,0 ≤ x < 3,0 điểm: NLHT ở mức độ trung bình
3,0 ≤ x ≤ 4,0 điểm: NLHT ở mức độ cao.
Để đánh giá NLHT của học sinh, chúng tôi đã thiết kế các công cụ đánh giá bám sát 6
tiêu chí trong thang đo trên. Bộ công cụ đánh giá đã được điều chỉnh sau khi hỏi ý kiến
một số chuyên gia, bao gồm:
Biên bản hoạt động nhóm: để đo các tiêu chí (biểu hiện) 1, 3, 5.
Phiếu đánh giá đồng đẳng: để đo các tiêu chí (biểu hiện) 2, 4, 6.
BIÊN BẢN HOẠT ĐỘNG NHÓM
Tên bài học/dự án: ............................................................................................
Tên nhóm: ....................................................................................Lớp: ............
1. Mục tiêu, sản phẩm của bài học/dự án
.................................................................................................................................
2. Thảo luận phương án thực hiện nhiệm vụ của bài học/dự án
STT Tóm tắt nội dung kế hoạch/giải pháp Tên thành viên đề xuất
1
48 PHAN ĐỒNG CHAU THỦY, PHẠM THỊ BẢO CHÂU
3. Thực hiện nhiệm vụ
STT Tên thành viên Nhiệm vụ
được phân công
Kết quả thực hiện so với
mục tiêu, thời hạn
1
4. Thuyết phục và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh
STT Tóm tắt nội dung mâu thuẫn Tên thành viên giải quyết
1
Nhóm trưởng Thư kí Các thành viên
(kí tên) (kí tên) (kí tên)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG
Tên bài học /dự án: ...........................................................................................
Nhóm: .................................................................................... Lớp: .................
Người đánh giá:.
Quy ước cho điểm ở mỗi tiêu chí:
4: luôn luôn biểu hiện, phần lớn biểu hiện có kết quả tốt, tích cực
3: thường xuyên biểu hiện, phần lớn biểu hiện có kết quả tốt, tích cực
2: thỉnh thoảng biểu hiện và đa số kết quả không tốt hoặc tiêu cực
1: hiếm khi biểu hiện, có biểu hiện nhưng kết quả không tốt hoặc tiêu cực
STT
Tên học
sinh
Tiêu chí đánh giá (biểu hiện)
Lắng nghe và
phản hồi ý kiến
của các thành
viên trong nhóm
Thái độ khi nhận
nhiệm vụ
Hỗ trợ bạn cùng
nhóm
1
2.2. Dạy học dự án
2.1.1. Khái niệm
Theo Nguyễn Thị Diệu Thảo, “Dạy học theo dự án là một hình thức tổ chức dạy học,
trong đó người học dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện một nhiệm vụ học tập phức
hợp mang tính thực tiễn với hình thức làm việc nhóm là chủ yếu. Nhiệm vụ này được
thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, tạo ra những sản phẩm có
thể trình bày, giới thiệu” 4.
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN... 49
2.1.2. Vì sao dạy học dự án phát triển NLHTcho học sinh?
Theo kết quả điều tra thực trạng về DHDA và việc phát triển NLHT trên 57 giáo viên tại
một số trường THPT ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, đa số giáo viên
(70,2%) cho rằng DHDA phát triển được NLHT cho học sinh. Nhận định này được đưa
ra từ kinh nghiệm thực tế dạy học của họ.
Mặt khác, theo tài liệu về “Lí luận dạy học hiện đại” của Bernd Meier - Nguyễn Văn
Cường 2, DHDA có thể phát triển NLHT cho học sinh do có tính hợp tác nhóm. Có
nghĩa là các dự án học tập thường mang tính xã hội, đòi hỏi có sự cộng tác giữa các thành
viên trong nhóm từ khâu vạch ra kế hoạch thời gian, đề xuất giải pháp, phân công và thực
hiện nhiệm vụ, cộng tác giữa người học với giáo viên và có thể mở rộng ra cộng đồng.
2.3. Dạy học bằng dự án “Xà phòng handmade” nhằm phát triển NLHT cho học
sinh THPT lớp 12
* Tên dự án: Xà phòng handmade (Bài Lipit, SGK Hóa học 12; thời gian thực hiện: 3 tuần).
* Ý tưởng dự án
Xà phòng là một vật phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hiện nay,
trên thị trường có rất nhiều loại xà phòng. Tuy nhiên, xà phòng công nghiệp chứa nhiều
chất phụ gia và có độ kiềm cao nên thường gây hại cho da.
Hòa cùng các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT , nhân dịp ra mắt Câu lạc bộ Hóa
học, các em hãy tự sản xuất “Xà phòng Handmade” từ các nguyên liệu tự nhiên. Yêu cầu
phải có bao bì thể hiện những thông tin về xà phòng nhằm giới thiệu sản phẩm đến các
thầy cô giáo, các bạn học sinh.
* Mục tiêu dự án:
- Đạt được các mục tiêu kiến thức, kĩ năng của bài Lipit.
- Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng mềm: lập kế hoạch, quản lí thời gian thực hiện
dự án, kĩ năng thực hành thí nghiệm
- Hình thành và phát triển một số phẩm chất và năng lực ở học sinh: yêu thích môn học
hơn vì thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học, có ý thức vệ sinh thân thể, tính kiên
nhẫn, cẩn thận; năng lực tự học, đặc biệt là NLHT nhóm thông qua quá trình làm việc
nhóm để hoàn thành sản phẩm dự án.
* Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để bảo vệ làn da của bạn?
Câu hỏi bài học: Thế nào là xà phòng an toàn với làn da?
Câu hỏi nội dung:
- Lipit là gì?
- Chất béo là gì? Phân loại chất béo?
50 PHAN ĐỒNG CHAU THỦY, PHẠM THỊ BẢO CHÂU
- Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo của chất béo?
- Tính chất hóa học đặc trưng của chất béo là gì? Viết phương trình hóa học xà phòng
hóa tristearin.
- Đặc điểm cấu tạo nào của phân tử xà phòng làm cho nó có tính chất giặt rửa?
- Các nguyên liệu tối thiểu để sản xuất xà phòng là gì?
- Những loại phụ gia nào được thêm vào xà phòng? Tác dụng của chúng là gì?
- Tại sao một số sản phẩm xà phòng lại “ăn tay”?
- Có phương pháp hóa học nào để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?
* Kế hoạch đánh giá
Bảng 2. Kế hoạch đánh giá dự án “Xà phòng handmade”
Trước khi thực hiện dự án Trong khi thực hiện dự án Sau khi thực hiện dự án
Thảo luận câu hỏi khái quát và
câu hỏi bài học.
- Biên bản hoạt động nhóm.
- Phiếu đánh giá đồng đẳng.
- Phiếu đánh giá sản phẩm dự án
- Phiếu đánh giá sản phẩm dự án
Bảng 3. Phiếu đánh giá sản phẩm dự án
Tiêu chí
Các mức độ đạt được (điểm)
Điểm 4 3 2 1
Độ an
toàn của
xà phòng
(*3)
pH của xà
phòng lý tưởng
cho da (6 - 8)
pH của xà phòng
an toàn cho da (8-
9)
pH của xà phòng
khá an toàn (9-
10)
pH của xà phòng
không tốt cho da
(>10)
Độ cảm
quan
Độ cứng vừa,
không bị mẻ
khuôn; màu sắc
bắt mắt, hương
thơm hoa cỏ tự
nhiên; ít bọt và
không kích ứng da
Độ cứng vừa,
không bị mẻ
khuôn; màu sắc tự
nhiên; mùi đặc
trưng của xà
phòng; ít bọt và
không kích ứng da
Hơi mềm, bị mẻ
khuôn; màu sắc tự
nhiên; mùi không
gây khó chịu; bọt
nhiều và kích ứng
da nhẹ.
Mềm, bị mẻ
khuôn nhiều;
màu sắc không
bắt mắt; có mùi
khó chịu; bị kích
ứng da
Bao bì
sản phẩm
Thể hiện thành
phần, cách sử
dụng, hạn dùng,
cách bảo quản,
giá thành
Thể hiện thành
phần, cách sử
dụng, hạn dùng,
cách bảo quản
Thể hiện thành
phần, cách sử
dụng, hạn dùng
Thể hiện thành
phần
Màu sắc tươi
sáng, hài hòa;
hình ảnh phù
hợp; bố cục hợp
lí
Màu sắc lòa loẹt
hoặc tối; hình ảnh
phù hợp; bố cục
hợp lí
Màu sắc lòa loẹt
hoặc tối; hình ảnh
không phù
hợp hoặc không
sử dụng hình ảnh;
bố cục hợp lí
Màu sắc lòa loẹt
hoặc tối; hình
ảnh không phù
hợp hoặc không
sử dụng hình
ảnh; bố cục thiếu
hợp lí
Tổng điểm
Điểm trung bình (= tổng điểm/6)
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN... 51
2.4. Thực nghiệm sư phạm
2.4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng DHDA trong phát triển NLHT cho
học sinh trung học phổ thông qua dạy học phần hóa Hữu cơ.
2.4.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm
Bước 1: Chuẩn bị nội dung thực nghiệm
- Giáo án để đánh giá NLHT của học sinh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm;
- Kế hoạch các dự án tác động vào các lớp thực nghiệm; liên hệ các chuyên gia và
chuẩn bị cơ sở vật chất (hóa chất, thiết bị).
- Các biểu mẫu: phiếu đánh giá sản phẩm dự án, biên bản hoạt động nhóm, phiếu đánh
giá đồng đẳng, thang đo NLHT
Bước 2: Xác định lớp thực nghiệm - đối chứng
- Lấy bất kì 8 lớp dự định làm thực nghiệm sư phạm tại trường THPT chuyên Long An.
- Để chọn ra cặp lớp thực nghiệm - đối chứng trong các lớp trên, chúng tôi tiến hành
như sau:
+ Tổ chức dạy học theo nhóm ở 8 lớp này với bài “Luyện tập Ankan”.
+ Tiến hành đánh giá NLHT của học sinh trong tiết dạy trên.
+ Tính toán các tham số thống kê và lấy kết quả đó làm cơ sở để chọn các cặp lớp thực
nghiệm - đối chứng (thỏa mãn một số tiêu chí như cùng học một chương trình, điểm trung
bình NLHT tương đương nhau, có số học sinh xấp xỉ nhau).
Bảng 4. Các tham số mô tả và so sánh NLHT của học sinh trước thực nghiệm
Lớp 11Sh 11A1 11T2 11A2 11H 11L 11T1 11V
Sĩ số 27 23 24 23 33 33 28 27
Điểm trung bình NLHT 2,79 2,83 2,69 2,74 2,54 2,59 2,67 2,79
pT-test độc lập 0,268 0,215 0,127 0,365
Chọn lớp TN-ĐC TN1 ĐC1 TN2 ĐC2 TN3 ĐC3 TN4 ĐC4
Hình 1. Biểu đồ phân loại NLHT của học sinh trước thực nghiệm
52 PHAN ĐỒNG CHAU THỦY, PHẠM THỊ BẢO CHÂU
Từ kết quả điểm NLHT của học sinh, chúng tôi đã đưa ra bảng phân phối tần suất, tần
suất lũy tích kết quả đánh giá NLHT trước thực nghiệm và vẽ được đồ thị như hình 1.
Đồ thị trên cho phép kết luận NLHT của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước tác
động là tương đương nhau.
Bước 3: Thực nghiệm sư phạm
Trong mỗi cặp lớp, chúng tôi đã lấy ngẫu nhiên một lớp để DHDA “Xà phòng handmade”,
lớp còn lại chúng tôi tiến hành dạy học theo phương pháp truyền thống.
Bước 4: Đánh giá NLHT của học sinh sau tác động
- Chúng tôi tiến hành tổ chức dạy học theo nhóm ở các lớp thực nghiệm và đối chứng với
bài Amin.
- Sử dụng cùng công cụ đo, thang đo NLHT để đo NLHT sau tác động.
- Tính toán các tham số thống kê và nhận xét kết quả.
2.4.3. Kết quả và xử lí kết quả TNSP
Hình 3. Biểu đồ phân loại NLHT của học sinh sau thực nghiệm
Bảng 5. Các tham số mô tả và so sánh mức độ phát triển NLHT của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng sau thực nghiệm
Lớp 11Sh 11A1 11T2 11A2 11H 11L 11T1 11V TN ĐC
Sĩ số 27 23 24 23 33 33 28 27 112 106
Mode 3 2,8 3 2,9 2,9 2,6 3 2,9 3,0 2,6
Trung vị 3,0 2,8 3,1 2,9 2,9 2,6 3,0 2,7 3,0 2,7
Độ lệch chuẩn
(SD) 0,21 0,17 0,15 0,19 0,14 0,15 0,18 0,29
0,19 0,22
Điểm trung bình 3,0 2,8 3,1 2,9 2,9 2,6 3,0 2,7 3,0 2,7
pT-test độc lập 8,82*10-5 3,43*10-6 2,06*10-10 6,55*10-5 3,14*10
-17
Giá trị SMD 1,3 1,3 1,8 0,9 1,1
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN... 53
Hình 2, 3 cho thấy, NLHT của học sinh lớp thực nghiệm (cột màu xanh) có phát triển sau
tác động và phát triển nhiều hơn so với lớp đối chứng (cột màu đỏ); đồng thời các lớp thực
nghiệm có điểm trung bình NLHT cao hơn lớp đối chứng và các giá trị pT-test độc lập đều nhỏ
hơn 0,05; mức độ ảnh hưởng của tác động theo tính toán cho thấy ở mức độ từ cao đến rất
cao (0,9 đến 1,3). Điều đó chứng tỏ rằng, NLHT của học sinh ở hai nhóm trước khi sử dụng
DHDA là tương đương nhau nhưng sau khi được học theo dự án, NLHT của học sinh ở các
nhóm lớp thực nghiệm cao hơn đáng kể so với ở nhóm lớp đối chứng và sự tác động của
DHDA tới việc phát triển NLHT cho học sinh là ở mức độ cao đến rất cao.
3. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy DHDA là một phương pháp dạy học phù hợp và có
ảnh hưởng lớn trong việc phát triển NLHT cho học sinh. Chính quá trình hợp tác trong
một thời gian khá dài để hoàn thành dự án, học sinh có điều kiện hiểu nhau hơn, phối hợp
nhịp nhàng hơn trong công việc, biết tự điều chỉnh hành vi và thái độ để dung hòa các
mối quan hệ, học cách lắng nghe và phản hồi tích cực,... Có thể xem kết quả nghiên cứu
này là một minh chứng khoa học của việc sử dụng DHDA phát triển NLHT cho học sinh
và là động lực cho các thầy cô giáo ở trường phổ thông mạnh dạn áp dụng phương pháp
dạy học này vào dạy học hóa học nói riêng và dạy học nói chung nhằm đáp ứng mục tiêu
dạy học phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra – chú trọng phát triển phẩm chất và
năng lực cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng
thể, Hà Nội.
[2] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014). Lí luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư
Phạm Hà Nội, Hà Nội.
[3] Mai Văn Hưng (2013). Bàn về năng lực chung và chuẩn đầu ra về năng lực, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[4] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009). Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo
viên Trung học cơ sở môn công nghệ, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội.
[5] Phan Đồng Châu Thủy (2014). Dạy học dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên hóa
học (thông qua môn học Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông), Luận án
tiến sĩ giáo dục học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội.
[6] Thomas. J.W. (2000). A review of reseach on Project-based learning, San Rafael. CA:
The Autodesk Foundation.
54 PHAN ĐỒNG CHAU THỦY, PHẠM THỊ BẢO CHÂU
Title: DEVELOPING STUDENT'S COOPERATIVE COMPETENCY THROUGH PROJECT-
BASED LEARNING IN HIGH SCHOOL ORGANIC CHEMISTRY
Abstract: This article presents research on the development in cooperative competency through
project – based learning. The designed project, scale, toolkits are used to develop and survey
student’s cooperative ability.
Keywords: cooperative competency, competence development in cooperatives, developing
competence, project – based learning.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 41_635_phandongchauthuy_phamthibaochau_07_phan_dong_chau_thuy_4302_2096930.pdf