Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ với nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế

Thứ ba, chính sách hỗ trợ về nhân lực: Để dần nâng cao chất lượng nhân lực cho sản xuất công nghiệp nói chung, và ngành CNHT nói riêng, một mặt, cần có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia từ các nước công nghiệp phát triển, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng ngành CNHT, đào tạo nhân lực và hướng dẫn tiếp cận công nghệ hiện đại; mặt khác, chúng ta cũng cần có những cơ chế, chính sách tác động để nâng cao hiệu quả trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp trong nước để tạo ra lực lượng nòng cốt cho phát triển CNHT, đáp ứng yêu cầu cung ứng cho các nhà lắp ráp trong nước và tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu. Việc đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực ngành Công nghiệp có thể được thực hiện thông qua hợp tác, liên kết giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp sản xuất CNHT với các tập đoàn lớn, đa quốc gia như Samsung; cần nâng cao hơn nữa tính liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sản xuất, giữa doanh nghiệp sản xuất CNHT trong nước và các doanh nghiệp lắp ráp, các tập đoàn đa quốc gia, .

pdf16 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ với nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với việc tăng năng suất, hiệu quả các ngành và cả nền kinh tế của Việt Nam thông qua việc nâng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính, thu hút và định hướng có hiệu quả các dòng vốn FDI, đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức, thúc đẩy sự liên kết, ...Từ đó, kết luận của bài viết cho thấy rằng, ngành CNHT có vai trò quan trọng với năng suất hiệu quả trong nền kinh tế. Từ khóa: công nghiệp hỗ trợ, năng suất, hiệu quả. ABSTRACT The paper examines the role of supporting industry (SI) in productivity growth in the Vietnamese economy. Based on qualitative methods such as descriptive statistics, comparative analysis, the paper will go into the analysis of the contributions of developing SI in the country to increasing productivity and efficiency of industries and also the economy of Vietnam through enhancing the competitiveness of key industrial products, attracting and effectively orienting FDI inflows, innovating technology, renovating the organization, promoting the linkage, etc. From that, the conclusions of the paper show that the SI plays an important role in the productivity of the economy. Keywords: supporting industry, productivity, effective. 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, tốc độ tăng không ổn định. Nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn trong khi năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn thấp, đã khiến chất lượng tăng trưởng thấp và thiếu tính bền vững . Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ được coi là biện pháp được ưu tiên trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng và tạo lợi thế cạnh tranh cho cả nền kinh tế nói chung. Việc đưa ra những phân tích về ảnh hưởng của phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đến năng suất, hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam sẽ là những cơ sở cần thiết cho việc nhận thức đúng về tầm quan trọng của ngành CNHT và từ đó, đề xuất những biện pháp phù hợp để phát triển CNHT đồng thời thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả, tăng trưởng của nền kinh tế. 2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu về vai trò của ngành CNHT đối với năng suất và hiệu quả của nền kinh tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu đều khẳng định vai trò tích cực của phát triển CNHT đến nền kinh tế tại mỗi quốc gia. Mô hình kim cương của Michael Porter (Michael Porter, 2012) đã xác Vũ Thị Thanh Huyền, Trường Đại học Thương Mại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 62 định, một trong bốn yếu tố hình thành nên lợi thế cạnh tranh quốc gia là Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Theo ông, thông qua việc tiếp cận hầu hết các yếu tố đầu vào sẵn có từ ngành CNHT, ngành công nghiệp sẽ sinh lời một cách hiệu quả, sớm, nhanh chóng. Đồng thời, ngành CNHT có khả năng tạo ra mối liên kết, tạo ra quá trình đổi mới và cải tiến, từ đó góp phần tăng năng suất của các ngành CN nói riêng và nền kinh tế nói chung. Junichi Mori (Junichi Mori, 2005) thì lập luận rằng, CNHT góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn vì nó là điều kiện cần thiết để duy trì nguồn vốn FDI cho ngành lắp ráp cuối cùng tương đối lâu hơn so với một quốc gia không có ngành CNHT cạnh tranh, sự phát triển của ngành CNHT sẽ tạo nên ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, .... Còn theo Ha-Joon Chang, Antonio Andreoni và Ming Leong Kuan (Ha-Joon Chang et al., 2013), có một sự công nhận rộng rãi rằng công nghiệp chế biến chế tạo nói chung và CNHT nói riêng là nguồn gốc chính của tăng trưởng năng suất theo định hướng công nghệ trong nền kinh tế hiện đại, đồng thời, những kết quả trong ngành CNHT đã và đang trở nên vô cùng quan trọng trong sự tăng trưởng năng suất các ngành khác Như vậy, các nghiên cứu đã đưa ra một số luận cứ lý thuyết để khẳng định vai trò của ngành CNHT đối với năng suất và hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xem xét một cách độc lập, phân tích rõ sự ảnh hưởng của ngành CNHT đến năng suất, hiệu quả tại các quốc gia. 3. Một số lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ 3.1. Khái niệm: Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo nghĩa rộng được hiểu là việc sản xuất ra các sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất chính như sơ chế các nguyên liệu thô hoặc chế tạo một phần những sản phẩm chính tương tự theo tiêu chuẩn kỹ thuật và giấy phép của chính hãng. Hoặc theo nghĩa hẹp “Công nghiệp hỗ trợ gồm một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các linh kiện phụ tùng) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến”. (Nguyễn Thị Xuân Thúy, 2007) Trong phạm vi của bài viết này, tác giả tiếp cận CNHT theo nghĩa tương đối hẹp, theo đó, Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp lắp ráp như ngành ô tô, xe máy, điện tử,... 3.2. Các giai đoạn phát triển của CNHT: CNHT thường phát triển theo các giai đoạn khác nhau, với chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm CNHT sản xuất trong nước ngày càng tăng. (Lê Xuân Sang and Nguyễn Thị Thu Huyền, 2011). Sơ đồ về các giai đoạn phát triển CNHT được thể hiện như sau Hình 1. Các giai đoạn phát triển cnht Nguồn: (Lê Xuân Sang and Nguyễn Thị Thu Huyền, 2011) 3.3. Về đặc điểm CNHT: Theo (Hoàng Văn Châu, 2010), ngành CNHT có 5 đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, tính đa cấp của công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp tham gia CNHT nằm ở các vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị sản TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(04) - 2018 63 xuất ra sản phẩm cuối cùng. Mỗi sản phẩm bất kỳ đều trải qua một quá trình sản xuất, bắt đầu từ nguyên liệu thô, qua các giai đoạn khác nhau cho tới khi giá trị được tích lũy vào thành phẩm cuối cùng. Trong chuỗi sản xuất này, các nhà cung cấp được phân loại theo cấp độ, vị trí họ tham gia vào hệ thống. Ngoài ra, tính đa cấp trong sản xuất CNHT còn thể hiện ở chỗ, các nhà cung cấp sản phẩm CNHT có thể rất khác nhau về quy mô vốn, quy mô sản xuất, sở hữu, công nghệ, ... Thứ hai, tính hệ thống liên kết theo quy trình sản xuất, theo khu vực và phụ thuộc vào ngành công nghiệp chính. Do cùng nằm trong chuỗi giá trị của sản xuất, các doanh nghiệp CNHT có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau. Từ mối quan hệ này cũng dẫn đến yêu cầu cần phát triển CNHT một cách có hệ thống và tập trung theo các cụm, khu công nghiệp. Các cụm liên kết ngành (CLKN) được hình thành từ sự tập trung cao độ các DN trong một số ngành, lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với nhau, do đó, sự lớn mạnh của một CLKN thường kéo theo sự gia tăng và phát triển bền vững của các DN trong ngành CNHT. Thứ ba, tính đa dạng về công nghệ và trình độ sản xuất. Sự đa dạng về công nghệ trong sản xuất CNHT xuất phát từ việc có nhiều loại linh kiện, phụ tùng được cung ứng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng; có những sản phẩm linh kiện đòi hỏi sản xuất với trình độ công nghệ cao như những bộ phận điều khiển, điện tử, ...; ngược lại, có những chi tiết không đòi hỏi kỹ thuật quá khó như các linh kiện cao su, nhựa, ... Thứ tư, thu hút một số lượng lớn doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đặc tính đa cấp, đa dạng về công nghệ; do sự tham gia vào nhiều công đoạn của sản xuất nên ngành CNHT thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp, với các quy mô, trình độ đa dạng, trong đó, số lượng doanh nghiệp ở cấp thấp rất lớn. Đa phần các doanh nghiệp ở cấp này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3.4. Vai trò của ngành CNHT đến năng suất, hiệu quả kinh tế Một là, các lĩnh vực sản xuất CNHT là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu của các hoạt động năng suất cao trong các ngành công nghiệp khác bởi vì nó có khả năng sản xuất đầu vào sản xuất (ví dụ như máy móc, hóa chất, sản xuất các linh phụ kiện và công cụ, ). Do đó, những kết quả trong ngành CNHT đã và đang trở nên vô cùng quan trọng trong sự tăng trưởng năng suất của các ngành khác. (Ha-Joon Chang, Antonio Andreoni and Ming Leong Kuan, 2013). Thông qua việc đáp ứng kịp thời hầu hết các yếu tố đầu vào sẵn có từ ngành CNHT, các ngành công nghiệp sẽ sinh lời một cách hiệu quả, nhanh chóng và đôi khi được ưu đãi (Michael Porter, 2012). Hai là, CNHT phát triển thúc đẩy sự đổi mới tổ chức, nâng cao năng suất lao động. Năng suất tăng trưởng trong hai thế kỷ qua đã được thúc đẩy không chỉ bằng cách thay đổi công nghệ mà còn thay đổi tổ chức, hầu hết có nguồn gốc từ khu vực sản xuất công nghiệp nói chung và CNHT nói riêng (Ha- Joon Chang, Antonio Andreoni and Ming Leong Kuan, 2013). Để có thể tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia, các DN sản xuất CNHT cần phải tiến hành đổi mới tổ chức, cơ cấu lại các bộ phận trong DN và đảm bảo các quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của quốc tế, Ngành CNHT cũng tạo ra lợi thế nhờ việc phối hợp liên tục trong sử dụng máy móc và các yếu tố đầu vào khác (Michael Porter, 2012). Các hoạt động này sẽ làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp, đồng thời, giúp cho hoạt động sản xuất của DN diễn ra ổn định hơn, từ đó, sẽ thúc đẩy năng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 64 suất và hiệu quả của DN nói riêng và nền kinh tế nói chung. CNHT tạo ra quá trình đổi mới và cải tiến thông qua mối quan hệ công việc gần gũi giữa các nhà cung cấp hàng phụ trợ và nhà sản xuất (Michael Porter, 2012). Người cung cấp giúp các công ty nắm được các phương pháp mới và có cơ hội áp dụng công nghệ mới. Các công ty được phép truy cập nhanh chóng thông tin, những ý tưởng và kiến thức mới và những sáng chế của nhà cung cấp. Họ có sức ảnh hưởng đến nỗ lực kỹ thuật của nhà cung cấp cũng như trở thành người kiểm tra cho việc phát triển các sản phẩm. Việc trao đổi công tác R&D và cùng tham gia giải quyết các vấn đề đưa đến các giải pháp nhanh và hiệu quả hơn. Các nhà cung cấp cũng có xu hướng là một kênh truyền thông tin và sáng chế từ công ty sang công ty. Thông qua quá trình này, tốc độ phát minh trong toàn bộ ngành công nghiệp trong nước được đẩy nhanh, nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn ngành. Ba là, phát triển CNHT giúp cho một nền kinh tế có thể thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Sự tập trung của CN linh phụ kiện sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà lắp ráp nước ngoài đầu tư vào, do đó, sẽ tạo điều kiện để tăng cường vốn – một trong những yếu tố đầu vào cơ bản cho sản xuất trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của FDI đối với nước chủ nhà có thể theo hai hướng tác động trái ngược nhau. Một mặt, sự gia nhập thị trường của các công ty đa quốc gia có thể gây ra tiêu cực cho đối thủ cạnh tranh trong nước trong cùng lĩnh vực bởi vì sau khi tập đoàn đa quốc gia (MNCs) gia nhập thị trường, mức sản lượng của các doanh nghiệp trong nước trong cùng một ngành có thể bị thu hẹp do năng suất của họ thấp hơn các MNCs. Mặt khác, FDI có thể cải thiện năng suất của các nhà cung cấp trong nước thông qua các liên kết ngược. Sản lượng và năng suất của các ngành CNHT trong nước có thể tăng lên do sự bổ sung nhu cầu công nghệ và chuyển giao công nghệ từ MNCs. Vì vậy, một đất nước sẽ có nhiều cơ hội để khai thác các tác động tích cực từ FDI nếu nó có các ngành công nghiệp hỗ trợ cạnh tranh mà có thể mở rộng các giao dịch kinh doanh với các nhà lắp ráp đa quốc gia (Junichi Mori, 2005). Các tác động tích cực này sẽ thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Bốn là, CNHT giúp tiếp thu chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, từ đó, thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Một trong các đặc điểm của sản xuất CNHT là phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng, do đó, ngành CNHT phát triển sẽ thúc đẩy quá trình chuyển giao và khả năng ứng dụng nhanh chóng của công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào hoạt động sản xuất . Ngoài ra, các kinh nghiệm về quản lý sản xuất, đào tạo về nhân lực, ... cũng có thể được truyền đạt thông qua sự hợp tác sản xuất, kinh doanh với các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư nước ngoài (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2009). Đây chính là những nhân tố góp phần tăng Tổng năng suất các nhân tố (TFP) của nền kinh tế. Năm là, CNHT thúc đẩy tính liên kết giữa các ngành sản xuất CN trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy năng suất, hiệu quả cho nền kinh tế. Ngành CNHT có khả năng tạo ra mối liên kết giữa các công ty trong chuỗi giá trị và các nhà cung cấp của họ (Michael Porter, 2012). Do cùng nằm trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của sản xuất, các doanh nghiệp CNHT có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau và có mối liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất, lắp ráp cuối cùng. Như vậy, thông qua mối liên hệ chặt chẽ giữa các DN trong chuỗi cung ứng, các chi phí trong hoạt động sản xuất chung sẽ được tối thiểu hóa, từ đó, thúc đẩy sự tăng năng suất và hiệu quả trong toàn chuỗi sản xuất trong nền kinh tế. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(04) - 2018 65 Tóm lại, phát triển CNHT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tăng năng suất, hiệu quả của các ngành công nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Đóng góp của CNHT đến năng suất và hiệu quả trong nền kinh tế được thể hiện thông qua nhiều kênh khác nhau. Một số kênh tác động chủ yếu của CNHT đến năng suất và hiệu quả là: (1) tác động trực tiếp đến năng suất, hiệu quả của các ngành công nghiệp sản xuất thông qua vai trò cung ứng các đầu vào cho sản xuất trong nền kinh tế; (2) đổi mới tổ chức; (3) thu hút và định hướng sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI; (4) đổi mới công nghệ và (5) thúc đẩy sự liên kết giữa các DN ... 4. Nguồn số liệu và phương pháp tiến hành phân tích Nguồn số liệu: để xem xét, đánh giá tình hình phát triển ngành CNHT Việt Nam, cũng như đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng của phát triển CNHT đối với năng suất và hiệu quả trong nền kinh tế, bài viết chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ Tổng cục Thống kê, Trung tâm phát triển Doanh nghiệp CNHT (SIDEC), các số liệu về XNK từ nguồn UNComtrade, các số liệu về FDI từ nguồn Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),... Về phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như thống kê, mô tả; so sánh, đối chiếu; sử dụng các đồ thị, hình vẽ, bảng biểu, ... để làm rõ thực trạng tình hình phát triển CNHT, cũng như đóng góp của phát triển CNHT đến năng suất, hiệu quả trong nền kinh tế Việt Nam. 5. Kết quả và đánh giá 5.1. Khái quát về tình hình phát triển ngành CNHT Việt Nam Sau 30 năm đổi mới, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đóng góp khoảng 33,21% trong tổng sản phẩm trong nước (GDP), tốc độ tăng trưởng từ năm 2005 đến nay luôn cao hơn tăng trưởng GDP. Tuy vậy, các ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn đầu vào nhập khẩu. Nguyên nhân chính là sự yếu kém của các ngành CNHT. Những năm gần đây, CNHT đã trở thành vấn đề trọng tâm, được chính phủ Việt Nam quan tâm phát triển với nhiều chuyển biến trong nhận thức và chính sách. Dù vậy, nhìn chung, CNHT mới chỉ đáp ứng ở mức thấp nhu cầu tối đa sản xuất tại nội địa. Về Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) lĩnh vực linh kiện phụ tùng: Năm 2016, GTSXCN lĩnh vực linh kiện phụ tùng ước đạt 382 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 20,9% so với năm 2015; chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% GTSXCN toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (SIDEC, 2015). Trong đó, sản xuất linh kiện kim loại có GTSXCN cao nhất, đạt 172 nghìn tỷ đồng; GTSXCN linh kiện điện – điện tử đạt 152 nghìn tỷ đồng và phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây. Như vậy, giá trị sản xuất ngành CNHT chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GTSX toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; do đó, mức độ đáp ứng được nhu cầu cho ngành sản xuất trong nước còn vô cùng hạn chế. Bảng 1. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành cnht việt nam Đơn vị: tỷ đồng, giá hiện hành Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Linh kiện kim loại 79812 92030 105120 124900 150000 172000 Linh kiện điện – điện tử 35320 49990 65019 90500 117000 152000 Linh kiện nhựa – cao su 21200 26360 33044 41400 49000 58000 Nguồn: Niên giám thống kê về CNHT các ngành chế tạo Việt Nam 2017-2018 (Trung tâm phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ - Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp, 2017) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 66 Về số lượng doanh nghiệp: Ước tính đến hết năm 2016, có khoảng 1800 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng, tăng trưởng bình quân về số lượng doanh nghiệp giai đoạn 2012 – 2016 đạt 10%/ năm. Trong đó, sản xuất linh kiện phụ tùng kim loại phát triển nhất với 770 doanh nghiệp, chiếm 42,8%. Sản xuất linh kiện điện – điện tử có 610 doanh nghiệp, phát triển rất nhanh, chủ yếu tập trung chủ yếu ở khu vực FDI. Sản xuất linh kiện nhựa – cao su có 420 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng và với số lượng doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chính, có thể thấy một sự chênh lệch bất hợp lý. Năm 2015, tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 67490, trong khi đó, số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng là khoảng 1800 doanh nghiệp (số liệu năm 2016), chiếm 2,67% là một tỷ lệ quá thấp và thể hiện một ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, do đó, ảnh hưởng xấu đến sự tăng năng suất, hiệu quả cho ngành CN chế biến chế tạo nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hình 2. Số lượng dn và lao động lĩnh vực linh kiện phụ tùng Nguồn: Niêm giám thống kê về CNHT các ngành chế tạo Việt Nam, 2017-2018(Trung tâm phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ - Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp, 2017) Về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực: Năm 2016, sản xuất linh kiện và phụ tùng cũng thu hút trên 242 nghìn lao động, tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất linh kiện kim loại và sản xuất linh kiện điện – điện tử.. Đa số doanh nghiệp tham gia sản xuất CNHT thuộc đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới 300 lao động. Đặc trưng của nhóm doanh nghiệp này là họ rất năng động và linh hoạt trong biến động thị trường, đây là điểm mạnh cần phát huy trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, đây là nhóm doanh nghiệp bị nhiều hạn chế bởi vốn, công nghệ, và đặc biệt, là sự thiếu hụt về lao động có trình độ cao, được đào tạo cơ bản. Nhìn chung, chất lượng nguồn lao động của Việt Nam nói chung và ngành CNHT nói riêng là yếu và thiếu. Theo báo cáo “Năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (Tổng cục Thống kê, 2016), cả nước hiện có 80,1% tổng số lao động chưa được đào tạo để đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. Cơ cấu nguồn nhân lực chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, nhân lực được đào tạo trong các ngành kỹ thuật – công nghệ còn chiếm tỷ trọng thấp, lao động có trình độ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đặc biệt là các ngành trọng điểm như cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện, còn thiếu hụt trong khi đây chính là các ngành sản xuất chủ đạo trong ngành CNHT. Thêm vào đó, nhân lực trình độ cao làm việc trong các ngành, các lĩnh vực tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế còn thiếu hụt như: các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, điều khiển và tự động hóa, TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(04) - 2018 67 khiến cho CNHT khó thể phát triển và thúc đẩy được năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Về công nghệ, các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng công nghệ, máy móc của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, EU và một số máy móc được chế tạo hoặc được nâng cấp trong nước. Các tiêu chuẩn, công cụ quản lý tiên tiến cũng đã được các doanh nghiệp quan tâm và ứng dụng. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, ISO 9001, các công cụ quản lý 5S, Kaizen được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng khi doanh nghiệp muốn cung cấp linh kiện cho doanh nghiệp FDI trong nội địa. Khi xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý, doanh nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía các khách hàng FDI, các tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, về cơ bản, nhìn chung công nghệ trong sản xuất CNHT của Việt Nam còn lạc hậu, do vấn đề thiếu vốn, chất lượng nhân lực thấp, chúng ta khó có thể tiếp cận nhanh với công nghệ sản xuất hiện đại. Hầu hết doanh nghiệp CNHT lại là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên quá trình đổi mới công nghệ càng kéo dài, mất nhiều thời gian hơn, điều này cũng khiến năng suất, hiệu quả của ngành khó tăng nhanh trong thời gian qua. Về tình hình nội địa hóa: Sản phẩm chính của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng là các loại linh kiện, phụ tùng phục vụ cho các ngành công nghiệp hạ nguồn trong nước như xe máy, ô tô, máy nông nghiệp, máy động lực, công nghiệp điện tử... Hiện mức độ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước còn rất hạn chế. Các sản phẩm doanh nghiệp nội địa sản xuất có chất lượng thấp, giá thành cao (công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới (do hạn chế nguồn lực, qui trình sản xuất kém) nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nội địa. Thêm vào đó, trong số các ngành sản xuất, ngoại trừ xe máy đang là ngành có tỷ lệ % cung ứng trong nước cao, các ngành còn lại có tỷ lệ % cung ứng trong nước tương đối thấp, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ cao (tỷ lệ % cung ứng trong nước chỉ đạt 10%). Bảng 2. Năng lực cung ứng của lĩnh vực sx linh kiện, phụ tùng Lĩnh vực hạ nguồn Khả năng cung ứng trong nước (%) Linh kiện cơ khí Linh kiện điện – điện tử Linh kiện nhựa – cao su Xe máy 85 – 95% 85 – 90% 85 – 95% Ô tô 15 – 40% 15% 20% Sản xuất thiết bị đồng bộ 30 – 45% 40% - Sản xuất máy nông nghiệp, máy động lực 50 – 60% - - Điện tử gia dụng 50% 30 – 35% 40% Điện tử tin học, viễn thông 30% 15% 15% Công nghiệp công nghệ cao 10% 5% 5% Nguồn: (Trung tâm phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ - Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp, 2015) Về tình hình liên kết trong ngành CNHT: quá trình liên kết sản xuất giữa các DN bắt đầu được manh nha hình thành thông qua sự hình thành một số khu, cụm CN, cụm liên kết. Ngày 27/4/2009, KCN hỗ trợ số 1 của Việt Nam tại Bắc Ninh đã được khởi công xây dựng với sự giúp đỡ của Nhật Bản. Đây được coi là một bước quan trọng trong quá trình phát triển CNHT của Việt Nam. Năm 2012, Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển N&G (N&G Corp) và Shimizu Corp của Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận về việc hợp tác xây dựng và phát triển khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên ở Hà Nội, với tổng số vốn đầu tư dự kiến lên tới gần 1 tỷ USD, ... Đây là những bước đi đầu tiên thể hiện nỗ lực của Chính phủ và DN trong việc thúc đẩy sự hình TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 68 thành các chuỗi cung ứng, cụm liên kết ngành để phát triển CNHT. Tuy nhiên, hoạt động tại các khu CN này vẫn đang trong giai đoạn triển khai, chưa thu hút được đông đảo sự quan tâm của các nhà đầu tư và doanh nghiệp CNHT trong nước. Nhìn chung, sự liên kết kinh doanh, sản xuất giữa các doanh nghiệp là rất yếu là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự kém phát triển của ngành CNHT trong nước. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn cạnh tranh không lành mạnh, thiếu sự phối hợp giữa nhà sản xuất chính với các nhà thầu phụ, cũng như giữa các nhà thầu phụ với nhau, hay giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là mạnh ai nấy làm, dẫn đến không thúc đẩy được chuyên môn hóa sâu, hợp tác rộng để đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, các cụm công nghiệp được hình thành ít, thiếu quy hoạch tổng thể, thường là chú trọng giải quyết về mặt bằng sản xuất hơn là tạo nên chuỗi giá trị thông qua liên kết giữa các doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2009), do đó, không tạo ra được những điều kiện cần thiết để phát triển CNHT Việt Nam. Tóm lại, trong hơn 10 năm hình thành và phát triển, nhìn chung, ngành CNHT Việt Nam vẫn trong tình trạng kém phát triển, điều này cũng dẫn đến hoạt động sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tác động xấu đến hoạt động sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước nói riêng, cũng như tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 5.2. Đóng góp của ngành CNHT đến năng suất và hiệu quả trong kinh tế Việt Nam Do thực trạng kém phát triển, trong hơn 10 năm qua, ngành CNHT Việt Nam vẫn chưa có nhiều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nói chung, và năng suất, hiệu quả trong nền kinh tế nói riêng. Về năng suất lao động xã hội: Hình 3. Năng suất lao động xã hội ngành cn cbct (triệu đ/người) Nguồn: Số liệu thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê, gso.gov.vn Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 đến nay, năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng lên và biến động xung quanh mức năng suất lao động tổng thể của nền kinh tế. So với ngành nông lâm nghiệp và thủy sản, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt năng suất cao hơn, tuy nhiên, nếu so sánh với các ngành dịch vụ, thương mại, thì năng suất ngành công nghiệp chế biến chế tạo lại tương đối thấp. Mặt khác, nếu như trong giai đoạn 2005 – 2010, năng suất lao động của ngành công nghiệp chế biến chế tạo vượt mức và cao hơn nhiều so với năng suất lao động của cả nền kinh tế, thì đến giai đoạn 2011 – 2016, năng suất lao động của toàn ngành có xu hướng thấp hơn so với mức chung của nền kinh tế. Trong khi một số ngành khai thác khoáng sản; kinh doanh bất động sản; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... có năng suất lao động cao hơn nhiều so với mức chung của cả nền kinh tế; thì ngành sản xuất công nghiệp của Việt Nam lại chỉ đạt mức khiêm tốn, là nhân tố cản trở lớn sự phát triển của ngành. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(04) - 2018 69 Bảng 3. Năng suất lao động một số ngành kinh tế của việt nam Triệu đồng/ người 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TỔNG SỐ 55,2 63,1 68,7 74,7 79,4 84,5 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 22,3 25,6 26,4 28,6 30,6 32,9 Khai khoáng 982,8 1.298,6 1.474,3 1.683,3 1.695,6 1.548,5 Công nghiệp chế biến, chế tạo 53,2 60,7 65,8 70,0 71,0 72,4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 580,4 751,3 862,2 1.024,7 1.146,6 1.190,5 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 128,4 141,8 164,4 179,0 179,9 171,2 Xây dựng 48,5 53,4 55,6 60,7 66,5 66,5 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 40,3 47,4 51,7 58,3 63,4 70,2 Vận tải, kho bãi 55,9 62,2 67,0 73,2 71,9 74,8 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 51,1 55,3 60,7 64,2 63,7 69,0 Thông tin và truyền thông 78,4 80,3 82,8 84,9 87,0 92,9 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 493,0 547,7 581,9 588,2 631,1 660,7 Hoạt động kinh doanh bất động sản 1.370,6 1.204,8 1.263,6 1.278,6 1.284,7 1.273,9 Nguồn: Số liệu thống kê về Dân số và lao động, Tổng cục Thống kê, gso.gov.vn Xét về tỷ suất doanh thu theo lao động, sản xuất kim loại, điện tử, sản xuất động cơ là những ngành có doanh thu/ lao động tương đối lớn và cao hơn mức trung bình của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ngược lại, các ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa, kim loại đúc sẵn, thiết bị điện lại có mức tỷ suất doanh thu/ lao động tương đối thấp – đây là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào, các sản phẩm CNHT cho nhiều ngành lắp ráp điện -điện tử, xe máy – ô tô. Do năng suất và hiệu quả trong ngành CNHT thấp đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận/ lao động của các ngành chế tạo hiện tương đối thấp. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 70 Bảng 4. Tỷ suất doanh thu và lợi nhuận theo lao động của một số ngành cn chế tạo vn (tỷ đồng/ người) 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ suất Doanh thu/ lao động Tỷ suất lợi nhuận /lao động Tỷ suất Doanh thu/ lao động Tỷ suất lợi nhuận/ lao động Tỷ suất Doanh thu/ lao động Tỷ suất lợi nhuận/ lao động Tỷ suất Doanh thu/ lao động Tỷ suất lợi nhuận/lao động Tỷ suất Doanh thu/ lao động Tỷ suất lợi nhuận/ lao động Công nghiệp chế biến, chế tạo 0.671 0.023 0.752 0.024 0.828 0.039 0.871 0.039 0.936 0.046 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 0.770 0.022 0.808 0.037 0.826 0.029 0.870 0.035 0.892 0.038 Sản xuất kim loại 2.950 0.009 2.886 -0.026 2.790 -0.007 3.035 -0.006 3.225 -0.064 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 0.809 0.014 0.901 0.012 0.958 0.018 1.031 0.021 1.058 0.024 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 1.125 0.083 1.641 0.081 2.373 0.218 2.227 0.156 2.552 0.1616 Sản xuất thiết bị điện 0.943 0.018 1.015 0.023 1.123 0.044 1.214 0.037 1.273 0.046 Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 1.234 0.036 1.159 0.042 1.290 0.073 1.551 0.115 1.853 0.166 Nguồn: Niêm giám thống kê 2016 (Tổng cục Thống kê, 2017) và tính toán của tác giả Về năng suất và hiệu quả sử dụng vốn: Công nghiệp điện tử và sản xuất xe có động cơ là những ngành có tỷ suất doanh thu/ vốn và lợi nhuận/ vốn tương đối cao, cao hơn mức trung bình của toàn ngành chế biến, chế tạo, thể hiện là những ngành có hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn. Ngược lại, những ngành sản xuất nguyên vật liệu cơ bản cho sản xuất chế tạo như cao su, plastic, sản xuất kim loại và kim loại đúc sẵn lại có tỷ suất doanh thu và lợi nhuận trên vốn tương đối thấp, là biểu hiện của năng suất, hiệu quả sản xuất trong ngành còn tương đối thấp, phản ánh sự kém phát triển của CNHT và ảnh hưởng xấu đến sự tăng năng suất, hiệu quả nói chung của toàn ngành CN CBCT. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(04) - 2018 71 Bảng 5. Tỷ suất doanh thu và lợi nhuận theo vốn của một số ngành chế tạo vn (tỷ đồng) 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ suất Doanh thu/ vốn Tỷ suất lợi nhuận/ vốn Tỷ suất Doanh thu/ vốn Tỷ suất lợi nhuận/ vốn Tỷ suất Doanh thu/ vốn Tỷ suất lợi nhuận/ vốn Tỷ suất Doanh thu/ vốn Tỷ suất lợi nhuận/ vốn Tỷ suất Doanh thu/ vốn Tỷ suất lợi nhuận/ vốn Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.336 0.046 1.313 0.041 1.332 0.063 1.327 0.059 1.280 0.063 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 1.275 0.036 1.199 0.055 1.090 0.039 1.086 0.043 0.969 0.042 Sản xuất kim loại 1.487 0.004 1.193 -0.011 0.906 -0.002 0.732 -0.001 0.598 -0.012 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 1.076 0.019 1.002 0.014 1.096 0.021 1.093 0.022 1.067 0.024 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 2.159 0.160 2.651 0.132 3.139 0.288 2.480 0.174 2.481 0.157 Sản xuất thiết bị điện 1.380 0.026 1.394 0.031 1.422 0.055 1.541 0.047 1.491 0.054 Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 1.436 0.041 1.356 0.050 1.497 0.085 1.655 0.123 1.556 0.139 Nguồn: Niêm giám thống kê 2016(Tổng cục Thống kê, 2017) và tính toán của tác giả Về thu nhập bình quân đầu người của lao động: Từ năm 2010 đến nay, công nghiệp chế biến, chế tạo có mức thu nhập bình quân đầu người trong các DN thấp hơn so với mức bình quân của toàn nền kinh tế, trong đó, tính đến năm 2013, các ngành sản xuất các nguyên vật liệu cơ bản như cao su, nhựa, kim loại có mức thu nhập bình quân thấp hơn cả nền kinh tế và cả mức thu nhập toàn ngành CN CBCT. Đến hết năm 2015, một số ngành sản xuất chế tạo đã đạt mức thu nhập bình quân cao hơn so với mức chung của toàn nền kinh tế và của ngành CN CBCT là sản xuất cao su và nhựa, sản xuất kim loại và kim loại đúc sẵn, sản xuất sản phẩm điện tử, thiết bị điện, sản xuất xe có động cơ rơ moóc. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 72 Bảng 6. Thu nhập bình quân đầu người của lao động trong các dn (triệu đồng/ người) Thu nhập bình quân đầu người của người lao động 2011 2012 2013 2014 2015 Công nghiệp chế biến, chế tạo 45.905 55.408 61.383 65.613 73.522 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 50.366 60.100 66.071 70.487 80.763 Sản xuất kim loại 57.532 61.724 64.949 78.495 92.704 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 49.035 59.671 64.220 74.276 84.442 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 44.976 57.217 71.999 66.286 83.125 Sản xuất thiết bị điện 60.463 64.662 74.009 80.904 85.879 Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 50.427 64.007 70.395 79.353 86.692 Tổng số 54.372 63.012 68.181 73.535 80.586 Nguồn: Niêm giám thống kê 2016(Tổng cục Thống kê, 2017) và tính toán của tác giả Về thu hút và sử dụng đầu tư Hiện CN CBCT đang là ngành thu hút được nhiều vốn FDI nhất với số vốn đăng ký lũy kế đến năm 2015 chiếm 57,74% tổng số vốn FDI của toàn nền kinh tế (Theo số liệu Thống kê, Tổng cục Thống Kê, 2017). Điều này nhấn mạnh sức hút của ngành CN CBCT nói chung. Tuy nhiên, phần lớn các dự án thu hút FDI hiện nay lại chủ yếu tâp trung vào các ngành lắp ráp, thâm dụng lao động (như các dự án Samsung điện tử có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD) hay thâm dụng tài nguyên (sử dụng nhiều đất đai và khai thác mặt nước như cảng biển) (Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2015), trong khi doanh nghiệp FDI lại chủ yếu nhập khẩu linh, phụ kiện để phục vụ hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Điều này cho thấy sự kém hiệu quả trong sử dụng và định hướng dòng vốn FDI trong nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Mặt khác, hiện đang phát sinh nguy cơ rút vốn tại một số DN FDI những năm gần đây do nguyên nhân là ngành CNHT kém phát triển, trong khi lợi thế về lao động giá rẻ tại Việt Nam đang mất dần. Việc thiếu vốn đầu tư vào ngành CNHT trong bối cảnh các DN CNHT chủ yếu tập trung ở quy mô nhỏ và vừa, càng khiến ngành CNHT có điều kiện phát triển trong thời gian qua, ngược lại, CNHT kém phát triển cũng sẽ là yếu tố bất lợi để thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả. Do đó, trong thời gian tới, việc thúc đẩy thu hút FDI theo định hướng tập trung vào ngành CNHT sẽ là cần thiết để phát triển CNHT theo định hướng tăng năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. CNHT với đổi mới công nghệ: như đã phân tích trong phần 5.1, từ khoảng năm 2015 trở lại đây, vấn đề đổi mới công nghệ tại các DN CNHT đã bắt đầu được quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Về phía Nhà nước, Nghị định 111 ra đời đã quy định cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho ngành CNHT, trong đó có chính sách khuyến khích đổi mới về công nghệ. Về phía DN, một số đã chủ động đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp FDI, các tập đoàn đa quốc gia.(Trung tâm phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ - Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp, 2016) Tuy nhiên, do đặc điểm của các DN CNHT tại Việt Nam là có quy mô nhỏ và vừa, thiếu vốn, lao động trình độ cao, cộng với sự thiếu sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, quá TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(04) - 2018 73 trình đổi mới và phát triển công nghệ tại các DN sản xuất CNHT gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, trình độ khoa học công nghệ tại các DN CNHT còn nhiều hạn chế, quá trình đổi mới công nghệ diễn ra chậm. Từ đó, dẫn đến ngành CNHT hiện vẫn chưa có đóng góp đáng kể cho sự đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ cho toàn ngành sản xuất công nghiệp, cũng như cho toàn nền kinh tế. Các ngành CN CBCT của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu trong tình trạng lắp ráp, giá trị gia tăng thấp là do sự kém phát triển của ngành CNHT. Trong bối cảnh này, để thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, rất cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ để đổi mới công nghệ trong ngành CNHT. Về đổi mới tổ chức, đã bắt đầu có những ảnh hưởng tích cực, đặc biệt với những DN CNHT đã được tham gia vào các chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia, Chẳng hạn, với một số DN cung ứng cho Samsung như Công ty CP sản xuất điện tử Thành Long, Công ty CP Hanel xốp nhựa, Công ty TNHH cơ khí HTMP Việt Nam, là ba trong số 215 DN Việt tham gia chuỗi cung ứng của Samsung. Để có thể trở thành nhà cung cấp cho Samsung, các DN này đã phải tiến hành rất nhiều các đổi mới, cải tiến về mặt tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả và năng suất; đồng thời, các DN cũng nhận được sự tư vấn cải tiến DN do chính các chuyên gia của Samsung từ Hàn Quốc thực hiện. Thông qua những hoạt động như vậy, năng suất và hiệu quả hoạt động của các DN CNHT chắc chắn sẽ được cải thiện, và ảnh hưởng tích cực đến quá trình tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn các DN CNHT thuần Việt đều gặp khó khăn trong quá trình đổi mới tổ chức, tổ chức, sắp xếp lại sản xuất do những khó khăn trong chất lượng nguồn nhân lực, thiếu vốn, Sự thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng nhân lực cũng là nguyên nhân khiến các DN CNHT chậm đổi mới công nghệ và tiếp cận với các DN trong chuỗi cung ứng. Tóm lại, có thể thấy rằng, trong thời gian qua, do thực trạng chung kém phát triển, ngành CNHT Việt Nam chưa có những đóng góp đáng kể đối với tăng năng suất và hiệu quả chung trong nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành CNHT cũng đã có những vai trò nhất định trong việc gia tăng thu hút FDI vào lĩnh vực CN CBCT, thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và đổi mới tổ chức. Thêm vào đó, quá trình liên kết giữa các DN đã bắt đầu trong quá trình hình thành, mặc dù chưa thực sự hiệu quả, nhưng đã có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển ngành CNHT, và lâu dài sẽ có ảnh hưởng tốt đến quá trình tăng năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Như vậy, để thúc đẩy sự tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất công nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung, giải pháp phát triển các ngành CNHT vẫn là rất quan trọng và cần thiết cho Việt Nam trong những năm tiếp theo. 6. Một số gợi ý giải pháp và kiến nghị phát triển ngành CNHT để nâng cao năng suất, hiệu quả trong nền kinh tế giai đoạn hiện nay Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành CNHT Việt Nam gắn với nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế, có thể nhận định chung rằng sự kém phát triển của các ngành CNHT khiến cho ngành chưa có những tác động tích cực đáng kể đến tăng năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến thu hút đầu tư còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành CNHT hiện vẫn vô cùng yếu, ứng dụng tiến bộ công nghệ diễn ra chậm và tính liên kết yếu, là những tồn tại lớn trong quá trình phát triển CNHT. Do đó, để thúc đẩy phát triển CNHT, từ đó thúc đẩy năng suất và hiệu quả trong nội bộ ngành nói riêng và cả nền kinh TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 74 tế nói chung, cần tập trung vào một số giải pháp và kiến nghị như sau: 6.1. Một số giải pháp Thứ nhất, thu hút và định hướng dòng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành CNHT. Như đã phân tích trong phần thực trạng, hiện nay, các DN CNHT Việt Nam chủ yếu là đối tượng DN nhỏ và vừa, thiếu vốn; thêm vào đó, mặc dù lượng vốn FDI được thu hút vào ngành CN CBCT là tương đối lớn, nhưng lại không định hướng cụ thể vào ngành CNHT, dẫn đến hiệu quả sử dụng FDI thấp, chưa có đóng góp đáng kể vào tăng năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Do đó, trong thời gian tới, cần có các biện pháp thu hút FDI theo hướng trọng tâm hơn vào ngành CNHT. Để thu hút các dự án FDI vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ, cần có các ưu đãi thích hợp đủ sức hấp dẫn. Đối với các doanh nghiệp FDI có qui mô vừa trở lên,thường có nguồn lực tương đối mạnh, vì vậy, một trong những ưu đãi mà họ quan tâm nhất khi đầu tư vào Việt Nam là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp CNHT vừa và nhỏ của Nhật Bản có trình độ công nghệ và sản xuất rất cao cũng là đối tượng cần phải hướng tới để thu hút. Các doanh nghiệp này có qui mô vừa và nhỏ, họ cần có sự hỗ trợ và sẵn sàng về mặt hạ tầng như mặt bằng, hệ thống nhà xưởng, thủ tục hành chính...trong các cụm công nghiệp hỗ trợ. Về phía DN CNHT Việt Nam, để có thể thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn FDI thì doanh nghiệp cần chủ động trong tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư thông qua nhiều kênh khác nhau như khách hàng, đối tác truyền thống, các hội chợ, hội thảo xúc tiến thương mại, ... Doanh nghiệp cũng cần cho thấy nỗ lực không ngừng cài tiến và sự sẵn sàng thay đổi để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, khách hàng, ... – đây là một trong những yếu tố quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Thứ hai, Các DN CNHT cần chủ động, tích cực trong đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức sản xuất. Để có thể tham gia vào các chuỗi cung ứng của các tập đoàn điện tử đa quốc gia như Samsung, Canon, ..., DN cần chủ động nghiên cứu các xu hướng công nghệ trên thế giới nói chung, và các tập đoàn điện tử lớn nói riêng. Để làm được điều này rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo ra môi trường chia sẻ thông tin minh bạch, cập nhật; đồng thời, phía DN cũng cần gia tăng sự liên kết với khách hàng, nhà cung cấp của mình để nắm bắt được các ý tưởng, xu hướng công nghệ mới. Mặt khác, DN cũng cần mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, kết hợp với quá trình đổi mới quy trình sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm chi phí, giảm giá bán sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng cho các khách hàng của DN. Thứ ba, thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp CNHT với các doanh nghiệp lắp ráp; các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia để tận dụng các cơ hội nhận được các hỗ trợ của các tập đoàn lớn trong đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức, từ đó thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Sự liên kết này nên tập trung vào xác định rõ các yêu cầu, nhu cầu với các sản phẩm CNHT; các hỗ trợ về công nghệ, nhân lực trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm; xây dựng các hợp đồng dài hạn giữa các bên doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, cũng như đảm bảo đầu ra cho các doanh nghiệp sản xuất CNHT. Thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp CNHT nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng sản xuất ngay trong nội bộ ngành CNHT, tăng tính chuyên môn hóa cho từng doanh nghiệp và cho cả ngành CNHT, góp phần giảm chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm, thúc đẩy tính kinh tế nhờ quy mô để nâng cao năng suất, hiệu quả. Đồng thời, cần gia tăng tính liên kết giữa các Hiệp hội và trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp với nhau, với TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(04) - 2018 75 các cơ quan quản lý Nhà nước, viện nghiên cứu, để xác định các chính sách, biện pháp phù hợp nhất nhằm hỗ trợ phát triển cho ngành CNHT trong nước, cũng như tránh các biện pháp chồng chéo, trùng lặp giữa các tổ chức này, gây lãng phí và kém hiệu quả cho xã hội. Thứ tư, chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho ngành CNHT để tạo cơ sở cho sự đổi mới tổ chức và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất. Như đã phân tích trong phần 5.1 và 5.2, hiện ngành CNHT đang thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn đến khó khăn trong tiếp cận công nghệ, đổi mới tổ chức, thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực cho ngành CNHT không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành, mà còn là yếu tố để nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Một mặt, cần có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia từ các nước có ngành CNHT phát triển, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng ngành CNHT; mặt khác, cần tập trung hơn nữa trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp trong nước để tạo ra lực lượng nòng cốt cho phát triển CNHT, đáp ứng yêu cầu cung ứng cho các nhà lắp ráp trong nước và tham gia chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu. Việc đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực ngành Công nghiệp có thể được thực hiện thông qua hợp tác, liên kết với các tập đoàn lớn, đa quốc gia như Samsung; cần nâng cao hơn nữa tính liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sản xuất, giữa doanh nghiệp sản xuất CNHT trong nước và các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản. 6.2. Một số kiến nghị với cơ quan QLNN Thứ nhất, Chính sách thu hút đầu tư: hoàn thiện các chính sách nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho sản xuất ngành CNHT trong nước, trong đó, tiếp tục chú trọng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, cải thiện môi trường kinh doanh mà trước hết là đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp FDI khi xin các cấp phép đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất CNHT. Thêm vào đó, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (đường xá, điện, nước, ...), chú trọng cung cấp các dịch vụ công cộng có chất lượng (y tế, giáo dục, ...) đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, ... để tạo ra môi trường sống thuận lợi cho các nhà đầu tư, các chuyên gia muốn sinh sống, làm việc lâu dài tại Việt Nam. Thứ hai, chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ: khẩn trương xây dựng và ban hành các Thông tư hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục để tiếp nhận các hỗ trợ về công nghệ, đặc biệt là tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ phát triển công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, cũng như 1 số nguồn vốn hỗ trợ khác dành cho DNNVV để đầu tư đổi mới và phát triển công nghệ, ứng dụng nhanh các công nghệ mới, hiện đại cho sản xuất sản phẩm. Thêm vào đó, các chính sách hỗ trợ về công nghệ có thể thực thi thông qua hệ thống Hiệp hội doanh nghiệp, các Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tiếp nhận các chuyên gia đến từ các nước có ngành CNHT phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, nhằm cung cấp các dịch vụ hướng dẫn về công nghệ, hướng dẫn về tiếp cận công nghệ mới, cũng như đào tạo, nâng cao trình độ về công nghệ cho đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Thứ ba, chính sách hỗ trợ về nhân lực: Để dần nâng cao chất lượng nhân lực cho sản xuất công nghiệp nói chung, và ngành CNHT nói riêng, một mặt, cần có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia từ các nước công nghiệp phát triển, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng ngành CNHT, đào tạo nhân lực và hướng dẫn tiếp TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 76 cận công nghệ hiện đại; mặt khác, chúng ta cũng cần có những cơ chế, chính sách tác động để nâng cao hiệu quả trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp trong nước để tạo ra lực lượng nòng cốt cho phát triển CNHT, đáp ứng yêu cầu cung ứng cho các nhà lắp ráp trong nước và tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu. Việc đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực ngành Công nghiệp có thể được thực hiện thông qua hợp tác, liên kết giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp sản xuất CNHT với các tập đoàn lớn, đa quốc gia như Samsung; cần nâng cao hơn nữa tính liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sản xuất, giữa doanh nghiệp sản xuất CNHT trong nước và các doanh nghiệp lắp ráp, các tập đoàn đa quốc gia, ... TÀI LIỆU THAM KHẢO Chang, Ha-Joon; Antonio Andreoni and Ming Leong Kuan. 2013. "International Industrial Policy Experiences and the Lessons for the Uk," UK: Foresight, Government Office for Science, 10-20. Châu, Hoàng Văn ed. 2010. Chính Sách Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Ở Việt Nam Đến Năm 2020. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Mori, Junichi. 2005. "Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization: Increasing Positive Vertical Externalities through Collaborative Training," Master of Arts in Law and Diplomacy Thesis. The Fletcher School, Tufts University., 7-16. Porter, Michael. 2012. Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia (Sách Dịch). Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ. Sang, Lê Xuân and Nguyễn Thị Thu Huyền. 2011. "Chính Sách Thúc Đẩy Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ: Lý Luận, Thực Tiễn Và Định Hướng Cho Việt Nam," Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: 1-16. Thúy, Nguyễn Thị Xuân. 2007. "Chương 2: Công Nghiệp Hỗ Trợ: Tổng Quan Về Khái Niệm Và Sự Phát Triển," K. Ohno, Xây Dựng Công Nghiệp Hỗ Trợ Tại Việt Nam. Việt Nam: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 29-52. Tổng cục Thống kê. 2016. "Năng Suất Lao Động Của Việt Nam: Thực Trạng Và Giải Pháp," Hà Nội, Việt Nam: 4-19. ____. 2017. "Niêm Giám Thống Kê 2016," Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Thống kê, 269- 418. Trung tâm phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ - Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp. 2015. "Niên Giám Về Công Nghiệp Hỗ Trợ Các Ngành Chế Tạo Việt Nam," Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động, 174-79. ____. 2016. "Niên Giám Về Công Nghiệp Hỗ Trợ Các Ngành Chế Tạo Việt Nam 2016- 2017," Hà Nội: NXB Công Thương, 213 - 22. ____. 2017. "Niên Giám Về Công Nghiệp Hỗ Trợ Các Ngành Chế Tạo Việt Nam 2017- 2018," Hà Nội: Nhà xuất bản Công thương, 219 - 30. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương. 2009. "Phát Triển Các Ngành Công Nghiệp Phụ Trợ Thực Trạng Và Một Số Khuyến Nghị," Hà Nội: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương 2-23.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nganh_cong_nghiep_ho_tro_voi_nang_cao_nang_suat_v.pdf
Tài liệu liên quan