Phát triển nguồn nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Kinh nghiệm cho thấy để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả cao, phải có sự kết hợp đồng bộ của 8 nhóm chủ thể: cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo và lao động - việc làm; các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp, các đoàn thể; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động; các cơ quan nghiên cứu nhân lực dự báo nhu cầu, thông tin thị trường lao động, cung ứng việc làm; các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; cơ quan truyền thông; phụ huynh, học sinh, lực lượng lao động. Công tác hướng nghiệp cần được tiến hành từ cấp trung học cơ sở vì nhiều học sinh sẽ không học tiếp trung học phổ thông mà chuyển sang học nghề sơ cấp hoặc trung cấp. Thứ năm, cần nghiên cứu hoàn thiện chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các hình thức tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lực lượng lao động; đồng thời đầu tư mở rộng các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế để tăng trưởng việc làm tại chỗ và hội nhập, khuyến khích thanh niên làm chủ sản xuất - kinh doanh. Duy trì, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm cho lao động thanh niên, lao động nữ, lao động nông thôn, lao động là người khuyết tật, lao động trẻ em, lao động mất việc làm, lao động hộ gia đình nghèo thuộc vùng.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 CHUYÊN MỤC KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM NGUYỄN VĂN TUYÊN* TRẦN ANH TUẤN** Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội của TPHCM và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Thị trường lao động của vùng và từng địa phương có nhiều biến động, nhưng nhìn chung việc làm có xu hướng tăng qua các năm; số lượng lao động được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật của vùng tăng nhanh tuy chưa thực sự bắt kịp nhu cầu về nhân lực, đặc biệt là nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp và xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng và dự báo nguồn nhân lực của Vùng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới. Từ khóa: nguồn nhân lực, phát triển, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Nhận bài ngày: 12/12/2018; đưa vào biên tập: 18/12/2018; phản biện: 25/12/2018; duyệt đăng: 31/7/2019 1. DẪN NHẬP Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành: TPHCM, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, chỉ chiếm 8% diện tích và khoảng 21% dân số của cả nước, nhưng sản xuất chiếm hơn 40% GDP, chiếm 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 60% ngân sách quốc gia và thu hút hơn 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước (Tổng Cục Thống kê, 2017). Trong 10 năm trở lại đây, mức tăng trưởng kinh tế của Vùng ổn định và cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước 1,5 lần được Thủ tướng Chính phủ đánh giá “là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công * Trường Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở 2), Thành phố Hồ Chí Minh. ** Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (250) 2019 19 nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi đầu phát triển một số ngành sản xuất và dịch vụ tiên tiến, nhất là các ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất phần mềm, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thông, du lịch góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước” (Thủ tướng Chính phủ, 2014). Vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế; nguồn nhân lực dồi dào với kỹ năng tay nghề tương đối khá so với các vùng khác, do đó là địa bàn có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội so với cả nước. Đây là trung tâm đầu mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng Là đầu tàu về kinh tế trong cả nước, TPHCM và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đặc biệt quan tâm và định hướng cụ thể việc phát triển nguồn nhân lực; khai thác thế mạnh về giáo dục - đào tạo, khoa học kỹ thuật để phát triển các ngành kỹ thuật cao và dịch vụ hiện đại. Công tác xã hội hóa giáo dục của vùng đạt hiệu quả tốt, được sự đồng tình và hưởng ứng của toàn xã hội. Vấn đề cần quan tâm nghiên cứu là lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh về số lượng nhưng chưa đồng bộ, đặc biệt là nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp và xã hội. Do đó, các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực thích ứng với sự phát triển kinh tế của Vùng trong bối cảnh mới. 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với dân số hơn 19,655 triệu người, chiếm 21,2% dân số cả nước, là nơi có nguồn lao động dồi dào. Tính sơ bộ năm 2017, tổng số người trong độ tuổi lao động cả Vùng là 11.242,3 ngàn người, chiếm 57,2% dân số trong vùng và chiếm hơn 20,5% so với tổng số lao động trong cả nước (Tổng Cục Thống kê, 2017). Tỷ lệ lực lượng lao động trong vùng biến thiên từ 53,2% (TPHCM) đến 64,7% (Bình Dương) (Bảng 1). Đây có thể được xem là tỷ lệ dân số vàng, tức đa số người dân trong độ tuổi lao động, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế vùng. Trong đó, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động cao nhất là hai tỉnh Bình Dương và Tiền Giang cùng chiếm 62,3% và thấp nhất là TPHCM, chiếm 51,2%, tính trung bình trong cả Vùng thì con số này đạt 55,8%. Nhìn chung, số người trong độ tuổi lao động tham gia vào lao động xã hội chưa cao. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong vùng lại rất thấp, trung bình là 1,95% trong tổng số lực lượng lao động. Điều này chứng tỏ, một số không nhỏ học sinh, sinh viên trong độ tuổi còn đi học không tham gia lao động và người dân trong độ tuổi lao động không tham gia tìm kiếm việc làm. NGUYỄN VĂN TUYÊN - TRẦN ANH TUẤN – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 20 Nhìn chung trong toàn Vùng, nguồn nhân lực khá dồi dào nhưng lực lượng lao động đã qua đào tạo có tỷ lệ thấp, tỷ lệ này biến thiên từ 10,2% (Tiền Giang) đến 35,7% (TPHCM) và trung bình trong cả vùng là 18,89% (Tổng Cục Thống kê, 2017) (Bảng 1). Ngay cả TPHCM là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục hàng đầu trong cả nước, với thế mạnh về khoa học kỹ thuật và giáo dục - đào tạo với công tác xã hội hóa cao nhưng lực lượng lao động đã qua đào tạo tại Thành phố cũng chỉ đạt 35,7% (Bảng 1). Nhìn chung, nguồn nhân lực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khá dồi dào, tuy nhiên lực lượng tham gia lao động toàn vùng chưa cao và đặc biệt tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất thấp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển thị trường lao động và phát triển khoa học công nghệ. 3. XU HƯỚNG NHU CẦU NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (2018) thì trong giai đoạn 2020 - 2025, TPHCM và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ ưu tiên phát triển đào tạo nguồn nhân lực gắn với sự phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đảm bảo chất lượng trên cả 3 mặt (trình độ chuyên môn cao, sức khỏe và phẩm chất đạo đức); đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia TPHCM trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao có uy tín quốc tế; ưu tiên, tập trung đầu tư cho 8 trường dạy nghề chất lượng cao với các nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực (cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; điện tử và công nghệ thông tin; chế biến thực phẩm theo hướng tinh Bảng 1. Lực lượng lao động tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam 2017 Tỉnh/thành Dân số (ngàn người) Lực lượng lao động Số người (ngàn người) So với dân số (%) Tham gia lực lượng lao động (%) Đã qua đào tạo (%) Thất nghiệp (%) Bình Phước 956,4 587,4 61,4 59,8 13,9 2,12 Tây Ninh 1.118,8 658,4 58,8 59,9 12,3 0,97 Bình Dương 1.995,8 1.291,5 64,7 62,3 16,3 1,71 Đồng Nai 2.963,8 1.676,5 56,6 56,3 21,9 1,82 Bà Rịa - Vũng Tàu 1.092 598,8 54,8 53,1 26,4 1,89 TPHCM 8.297,5 4.415,9 53,2 51,2 35,7 3,28 Long An 1.490,6 900,5 60,4 59,5 14,4 1,88 Tiền Giang 1.740,2 1.113,3 64,0 62,3 10,2 1,94 Tổng 19.655,1 11.242,3 57,20 55,80 18,89 1,95 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (250) 2019 21 chế; hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm)... Cũng theo dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực, trong giai đoạn 2020 - 2025, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tạo ra đến 640.000 việc làm mỗi năm (trong đó chỗ làm việc mới chiếm tỷ trọng bình quân 50%), trong đó mỗi năm TPHCM tạo ra khoảng 270.000 việc làm, chiếm gần 42,19% trong cả vùng; các tỉnh còn lại có nhu cầu lao động ít hơn, từ 30.000 việc làm (Tây Ninh) đến 90.000 việc làm (Đồng Nai) mỗi năm trong giai đoạn này. Những năm tiếp theo nhu cầu về nguồn nhân lực đã qua đào tạo tăng trưởng theo từng năm: Nếu năm 2020 tỷ lệ trung bình lao động qua đào tạo là 59,75% thì đến năm 2025 con số này phải cần đến 73,88% (Bảng 2). Từ kết quả khảo sát và tổng hợp của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM và Đại học Quốc gia (2015) thì giai đoạn 2020 - 2025 nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo phù hợp trình độ chuyên môn như Bảng 3. Xét theo toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì tỷ lệ giảm dần theo trình độ chuyên môn cao: tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ nghề sơ cấp và trung cấp chiếm đến 81,2%, trong khi đó, tỷ lệ này từ bậc cao đẳng trở lên chỉ cần 18,8%. Riêng tại TPHCM, trong giai đoạn 2020 - 2025, nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao hơn. Cụ thể, nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ sơ cấp đến trung cấp chỉ cần 62% và từ bậc cao đẳng trở lên sẽ là 38%. Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ như: nhân viên kinh doanh, bán hàng, dịch vụ - phục vụ, y tế - chăm sóc sức khỏe, du lịch, tư vấn - bảo hiểm và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề như: Bảng 2. Nhu cầu nhân lực giai đoạn 2020 - 2025 của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tỉnh/thành Lao động qua đào tạo (%) Nhu cầu nhân lực/năm (việc làm) 2020 2025 TPHCM 72 85 270.000 Tây Ninh 51 70 30.000 Bình Phước 55 70 55.000 Bình Dương 70 90 80.000 Đồng Nai 55 70 90.000 Bà Rịa - Vũng Tàu 70 81 40.000 Long An 60 70 35.000 Tiền Giang 45 55 40.000 Tổng 59,75 73,88 640.000 Nguồn: Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TPHCM, 2018. NGUYỄN VĂN TUYÊN - TRẦN ANH TUẤN – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 22 cơ khí, xây dựng, công nghệ thông tin, điện tử, điện - điện công nghiệp - điện lạnh... Nhìn chung, thị trường lao động Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhu cầu về nhân lực với số lượng lớn và yêu cầu cao về chất lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp sẽ tăng nhu cầu thường xuyên tuyển lao động bao gồm lao động quản lý; chuyên môn kỹ thuật và lao động phổ thông để đào tạo nghề gắn với bố trí việc làm. Các doanh nghiệp sẽ phát triển năng động, tăng quy mô, quan tâm đến chính sách phát triển nhân lực. Các trường đào tạo nghề cũng trong quá trình chuyển đổi, tạo sự gắn kết với doanh nghiệp; đào tạo theo nhu cầu xã hội và hoàn thiện các tiêu chuẩn đào tạo nghề là điều kiện thuận lợi để người lao động học nghề, tìm việc mới hoặc tái đào tạo nghề gắn nhu cầu việc làm. 4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung, trong đó có Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì đến năm 2020 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tập trung ưu tiên đầu tư các ngành có tiềm năng, lợi thế, có năng suất lao động và hàm lượng tri thức cao, gắn liền với việc đẩy mạnh liên kết giữa các ngành, thành phần kinh tế và giữa các địa phương. Đến năm 2030, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục là vùng kinh tế phát triển năng động với chất lượng tăng trưởng cao và điển hình về phát triển bền vững, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức; là vùng kinh tế động lực đầu tàu của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực và Châu Á; là trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ tầm quốc tế, trong đó phát triển Vũng Tàu trở thành đô thị du lịch; là trung tâm công nghiệp công nghệ cao với trình độ chuyên môn hóa cao; đồng thời là trung tâm văn hóa - đào tạo - y tế chất lượng cao, là vùng có cảnh quan và môi trường tốt (Thủ tướng Chính phủ, 2014). Trên cơ sở phân tích thực trạng và dự báo nguồn nhân lực của Vùng, bài viết khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng Bảng 3. Cơ cấu nhu cầu nhân lực qua đào tạo theo trình độ giai đoạn 2020 - 2025 (tỷ lệ %) Khu vực Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Tổng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 0,7 11,3 6,8 27,1 54,1 100 TPHCM 2,5 16,5 19,0 35,8 26,2 100 Nguồn: Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TPHCM, 2018. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (250) 2019 23 nhu cầu phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong giai đoạn tới như sau: Thứ nhất, quản lý hiệu quả nguồn lao động, cập nhật tình trạng thất nghiệp, mất việc làm, di chuyển chỗ làm việc, nhu cầu học nghề, nhu cầu việc làm. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý nhà nước về cung - cầu lao động, xây dựng kho dữ liệu thị trường lao động Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và từng địa phương tạo sự kết nối thực hiện cập nhật các dữ liệu như cung - cầu lao động, biến động lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động thất nghiệp theo định kỳ 6 tháng/lần. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động TPHCM với các tỉnh khu vực phía Nam để hỗ trợ học nghề và tìm việc làm của thanh niên, người lao động phù hợp với yêu cầu thực tế từng tỉnh, thành và toàn vùng. Thứ hai, thiết lập hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gắn kết với quốc gia. Xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động khoa học và có hệ thống, tổ chức phối hợp giữa cơ quan quản lý đào tạo - việc làm với các đơn vị dịch vụ việc làm, cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp theo hệ thống tiêu chuẩn và định kỳ thường xuyên. Hoàn thiện mô hình, nâng cao năng lực hoạt động phân tích và dự báo cung - cầu nhân lực toàn diện 3 góc độ: ngành đào tạo, ngành kinh tế và việc làm (gắn với nghề nghiệp) tạo cơ sở khoa học cho việc định hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và các kỹ năng của nhân lực được đào tạo, hạn chế mất cân đối, thừa thiếu trong các ngành kinh tế. Phát triển các hoạt động tư vấn quan hệ doanh nghiệp, thông tin nghề nghiệp - việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm tại các trường, cơ sở đào tạo. Nâng cao năng lực chuyên môn của các trung tâm dịch vụ việc làm theo quy trình hướng nghiệp - thông tin việc làm và giới thiệu việc làm. Xây dựng và triển khai chương trình hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả của công tác thông tin thị trường lao động để xử lý tổng hợp lưu trữ và khai thác dữ liệu, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào lĩnh vực thông tin thị trường lao động như xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý nguồn nhân lực, phát triển hệ thống thông tin điện tử về “Dự báo nhu cầu nhân lực”, “Người tìm việc - Việc tìm người”. Thứ ba, các cơ quan thẩm quyền thực hiện nhanh lộ trình sắp xếp hệ thống đào tạo chuyên ngành ở từng cấp đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp, tránh sự chồng chéo giữa các ngành đào tạo trong các trường như hiện nay. Phát triển đào tạo liên thông theo loại hình vừa học vừa làm, thống nhất không phân biệt bằng cấp theo loại hình đào tạo. Tạo chuyển biến mạnh với các cơ quan, tổ chức, xã hội về phát triển nguồn nhân lực có kế hoạch, theo định hướng chuyên môn, chất lượng cao. Nâng cao sự nhận thức về các yếu tố cạnh tranh trong quá trình tham gia thị trường lao động của các NGUYỄN VĂN TUYÊN - TRẦN ANH TUẤN – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 24 doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động. Tăng cường hoạt động truyền thông định hướng xã hội không nên “chạy theo” bằng cấp mà tham gia vào thị trường lao động bằng năng lực hành nghề, chọn nghề học theo năng lực, điều kiện và xu hướng thị trường lao động. Bên cạnh đó, định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với hoạt động của các trường đào tạo, dạy nghề. Đào tạo người lao động phù hợp phát triển thị trường lao động theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp: năng lực thực hành nghề chuyên môn; kỹ năng mềm, đặc biệt kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động; năng lực ứng dụng tin học và sử dụng tốt ngoại ngữ; hiểu biết cụ thể về thị trường lao động và pháp luật lao động. Xác định và cân đối chỉ tiêu đào tạo tổng thể và chỉ tiêu đào đạo của từng trường đào tạo nghề, gắn kết với nhu cầu thực tế của từng địa phương và toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo ngành nghề và cấp trình độ đào tạo. Xây dựng khung chương trình đào tạo phù hợp, có nội dung phù hợp với nhu cầu công việc xã hội và các doanh nghiệp. Hạn chế việc đào tạo tự phát, không đảm bảo chất lượng gây tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động và gia tăng thất nghiệp. Chất lượng đào tạo bậc đại học, cao đẳng rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, vì việc đào tạo cần phải có chiến lược cụ thể để tránh lãng phí nguồn lực của nhà nước, cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Bên cạnh việc định hướng đầu vào, các trường đại học, cao đẳng là yêu cầu rất cần thiết về cân đối nguồn nhân lực hiện nay và các năm tới. Quy hoạch tổng thể đào tạo nghề, sắp xếp lại hệ thống dạy nghề trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường lao động và khả năng đào tạo của các trường nghề, phát triển một số trường đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả đào tạo thu hút nhiều học viên. Thứ tư, phát triển các tổ chức hướng nghiệp chuyên nghiệp để mở rộng hoạt động hướng nghiệp đối với học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn 8 tỉnh thành và liên kết toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Công tác hướng nghiệp phải định hướng sự chú ý, kích thích sự hứng thú của học sinh, sinh viên vào những ngành nghề kinh tế - xã hội cần phát triển của địa phương và cả nước; giúp học sinh, sinh viên tự đánh giá và kiểm nghiệm năng lực bản thân, sở trường, điều kiện để học nghề và tham gia thị trường lao động một cách tích cực phù hợp. Kinh nghiệm cho thấy để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả cao, phải có sự kết hợp đồng bộ của 8 nhóm chủ thể: cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo và lao động - việc làm; các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp, các đoàn thể; các trường đại học, cao đẳng, trung TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (250) 2019 25 cấp, dạy nghề; các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động; các cơ quan nghiên cứu nhân lực dự báo nhu cầu, thông tin thị trường lao động, cung ứng việc làm; các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; cơ quan truyền thông; phụ huynh, học sinh, lực lượng lao động. Công tác hướng nghiệp cần được tiến hành từ cấp trung học cơ sở vì nhiều học sinh sẽ không học tiếp trung học phổ thông mà chuyển sang học nghề sơ cấp hoặc trung cấp. Thứ năm, cần nghiên cứu hoàn thiện chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các hình thức tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lực lượng lao động; đồng thời đầu tư mở rộng các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế để tăng trưởng việc làm tại chỗ và hội nhập, khuyến khích thanh niên làm chủ sản xuất - kinh doanh. Duy trì, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm cho lao động thanh niên, lao động nữ, lao động nông thôn, lao động là người khuyết tật, lao động trẻ em, lao động mất việc làm, lao động hộ gia đình nghèo thuộc vùng.  TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Báo Vietnam +: “Cơ chế để tận dụng lợi thế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, ngày 4/1/2017. 2. Hoa Việt. 2017, thua-lao-dong-nhung-thieu-nhan-luc-chat-luong-cao, ngày 3/4/2017, chat-luong-cao.html, truy cập ngày 5/3/2018. 3. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng_kinh_t%E1%BA%BF_tr%E1%BB%8Dn g_% C4%91i%E1%BB%83m_Nam_b%E1%BB%99, truy cập ngày 3/3/2018. 4. Thủ tướng Chính phủ. 2014. “Phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, Quyết định số 879/QĐ-TTg, ngày 09/6/2014. 5. Thủ tướng Chính phủ. 2014. “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết định số 880/QĐ- TTg, ngày 09/6/2014. 6. Tổng cục Thống kê. 2017. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=706&ItemID= 13412, truy cập ngày 20/7/2018. 7. Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TPHCM. 2018. “Hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Kỷ yếu hội thảo Hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 8. TTXVN/Vietnam+. 2017. co-che-de-tan-dung-loi-the-vung-kinh-te-trong-diem-phia- nam, ngày 4/1/2017, https://www.vietnamplus.vn/co-che-de-tan-dung-loi-the-vung-kinh- te-trong-diem-phia-nam/423678.vnp, truy cập ngày 15/3/2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_cua_vung_kinh_te_trong_diem_phia_n.pdf
Tài liệu liên quan