KẾT LUẬN
Huyện Phong Điền có vị trí địa lí thuận
lợi, đồng thời có nguồn tài nguyên du lịch
phong phú và đa dạng tạo nên những lợi
thế cho sự phát triển ngành du lịch nói
chung và loại hình DLCĐ nói riêng. Trên
thực tế, trong những năm qua, DLCĐ của
huyện đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, thu hút nhiều du khách và đóng góp
vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương,
đem lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội -
môi trường. Tuy nhiên, trong sự phát triển
ấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế ảnh
hưởng đến tính bền vững của DLCĐ, cụ
thể là những hạn chế về SPDL. Chính vì
vậy, việc tập trung nghiên cứu và tạo ra
những sản phẩm DLCĐ mang dấu ấn đặc
trưng sẽ giúp huyện Phong Điền giải quyết
những vấn đề còn tồn đọng trong phát
triển du lịch và đạt được những mục tiêu
của DLCĐ bởi vì SPDL mang nét đặc
trưng là một loại sản phẩm có sức cạnh
tranh cao.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
155
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trần Thị Kiều Trang1, Tăng Tấn Lộc2, Lê Văn Hiệu3 và Dương Thanh Xuân2
1Trung tâm Chuẩn đầu ra và Phát triển nguồn nhân lực, Trường Đại học Tây Đô
2Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô
3Khoa Khoa học và Xã hội nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ
(Email: tangtanloc@gmail.com)
Ngày nhận: 11/11/2018
Ngày phản biện: 20/11/2018
Ngày duyệt đăng: 15/01/2019
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát sản phẩm du lịch và đề xuất một số giải pháp cho
phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. Kết hợp các phương
pháp nghiên cứu lí thuyết và thực tế để đánh giá tổng quan các sản phẩm du lịch (SPDL)
hiện có trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố (TP) Cần Thơ. Từ kết quả khảo sát, một
số giải pháp được đề xuất nhằm tạo ra SPDL đặc trưng và góp phần quảng bá hoạt động du
lịch cộng đồng (DLCĐ) tại địa phương. Việc phát triển các sản phẩm DLCĐ đặc trưng của
huyện Phong Điền không chỉ giúp du lịch địa phương thu hút du khách mà còn hỗ trợ người
dân khai thác tốt hơn các tiềm năng du lịch và thúc đẩy du lịch địa phương phát triển theo
hướng bền vững.
Từ khóa: Du lịch cộng đồng, giải pháp phát triển, huyện Phong Điền, sản phẩm du lịch, TP
Cần Thơ.
Trích dẫn: Trần Thị Kiều Trang, Tăng Tấn Lộc, Lê Văn Hiệu và Dương Thanh Xuân, 2019.
Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế, Trường Đại học Tây Đô. Số
Chuyên đề: 155-164.
*Tiến sĩ Trần Thị Kiều Trang –Phó Giám đốc Chuẩn đầu ra và Phát triển nguồn nhân lực, Trường
Đại học Tây Đô
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
156
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và là một
đô thị trẻ năng động, Cần Thơ đã và đang
trở thành một lực hút của du lịch ĐBSCL.
Đóng góp đáng kể vào sự phát triển du
lịch ở thành phố (TP) Cần Thơ trong
những năm gần đây là việc xây dựng
thành công và phát triển mô hình DLCĐ
ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Huyện
Phong Điền là “vành đai xanh” của TP
với những vườn cây trái sum suê, không
khí trong lành, kênh rạch chằng chịt cùng
nét văn hóa nông nghiệp của người dân.
Những lợi thế đó đã giúp Phong Điền dần
hình thành loại hình DLCĐ và thu hút du
khách cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên,
không nằm ngoài những hạn chế trong
phát triển DLCĐ của cả nước, các sản
phẩm DLCĐ ở huyện Phong Điền vẫn bị
trùng lắp, các điểm du lịch còn nhỏ lẻ,
mang tính tự phát và quan trọng nhất là
chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực còn
yếu kém. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến
sự hài lòng và khả năng quay lại của du
khách, làm hạn chế sự phát triển du lịch
bền vững trong tương lai. Chính vì vậy,
việc phân tích, đánh giá về các SPDL
hiện tại nhằm đề xuất các giải pháp phát
triển sản phẩm DLCĐ tại huyện Phong
Điền theo hướng bền vững là vấn đề cần
được quan tâm.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài báo sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: tài
liệu lí thuyết về SPDL, kinh nghiệm tổ
chức hoạt động du lịch trên thế giới cũng
như ở Việt Nam được chúng tôi tổng hợp
từ nhiều nguồn đáng tin cậy như bài báo
từ các tạp chí khoa học, luận văn, luận
án đây chính là cơ sở để tiến hành các
khảo sát, điều tra và đề xuất các giải pháp
phát triển sản phẩm DLCĐ tại huyện
Phong Điền.
- Phương pháp bản đồ: được sử dụng
để xác định và phân bố chính xác vị trí
của các điểm du lịch, các nguồn tài
nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ
du lịch, trên cơ sở đó đánh giá tổng quan
các SPDL hiện có tại địa phương, từ đó
đưa ra định hướng phát triển và tổ chức
hoạt động DLCĐ trong tương lai.
- Phương pháp khảo sát, điều tra:
được thực hiện bằng bảng hỏi và phỏng
vấn trực tiếp chủ các cơ sở du lịch, người
dân, chính quyền địa phương và các công
ty du lịch về tình hình phát triển DLCĐ
nhằm tạo nên cơ sở thực tiễn cho đề tài.
Bên cạnh đó, việc trực tiếp khảo sát tại
địa phương cũng giúp tác giả đánh giá sâu
sắc hơn các SPDL tại địa phương, từ đó
đề xuất một số giải pháp gắn với thực tế
phát triển của địa phương hơn.
- Phương pháp toán thống kê: công cụ
được sử dụng để phân tích số liệu thống
kế về thực trạng phát triển DLCĐ tại
huyện Phong Điền là phần mềm SPSS.
Do không cần kết quả kiểm định nên lệnh
xử lí chủ yếu là thống kê mô tả.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá tổng quan về sản phẩm
du lịch tại huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ
Theo Luật Du lịch định nghĩa thì
SPDL là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
157
khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa
mãn nhu cầu của du khách. Như vậy
SPDL bao gồm tài nguyên du lịch, hàng
hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ
khách du lịch.
SẢN PHẨM DU LỊCH = TÀI
NGUYÊN DU LỊCH + DỊCH VỤ DU
LỊCH
Để đánh giá tổng quan về SPDL tại
huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, tác giả
đã tổng hợp tài liệu và tiến hành khảo sát,
phỏng vấn các nội dung chủ yếu gồm: tài
nguyên du lịch, các loại hình du lịch, dịch
vụ du lịch và chất lượng nguồn nhân lực.
3.1.1. Tài nguyên du lịch
Huyện Phong Điền với thế mạnh là các
vườn trái cây xanh mướt cùng hệ thống
kênh rạch chằng chịt đậm nét văn hóa
miệt vườn, không khí miền quê yên ả gắn
liền với cuộc sống thanh bình của những
con người chân chất hiền lành, các nét
văn hóa đầy giá trị, tất cả là tiềm năng để
phát triển loại hình du lịch sinh thái - văn
hóa gắn với cộng đồng. Ngoài ra với vị trị
địa lí thuận lợi, giáp với trung tâm TP Cần
Thơ, có đường Nguyễn Văn Cừ nối dài và
Lộ Vòng Cung, nằm cạnh Kênh Xáng Xà
no nên vấn đề giao thông khá thuận tiện
và tận dụng được hệ thống cơ sở hạ tầng
của mình. Vấn đề an ninh chính trị, trật tự
xã hội tại đây luôn được đảm bảo, tạo cảm
giác an toàn cho khách tham quan cũng
góp phần vào sự phát triển du lịch của
huyện. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đó
là tài nguyên du lịch ở các tỉnh ĐBSCL
tương đối giống nhau đặt ra vấn đề làm
thế nào để DLCĐ huyện Phong Điền nổi
bật so với các địa phương khác.
3.1.2. Các loại hình du lịch
Dựa trên những điều kiện sẵn có, hiện
nay huyện Phong điền đã khai thác và tổ
chức các hoạt động du lịch khá đa dạng,
có thể kể đến một số loại hình du lịch đặc
thù gắn liền với cộng đồng địa phương
sau:
- Du lịch sinh thái – vườn trái cây: Đây
là loại hình chủ yếu đang được khai thác
hiện nay. Ở hầu hết các điểm du lịch
vườn, du khách sẽ được mua vé “bao
bụng”, giá vé tùy theo mùa. Bên cạnh đó,
du khách có thể tham gia các trò chơi tại
vườn như chèo xuồng, tát mương bắt cá,
kéo lưới thuê xe đạp tham quan khung
cảnh làng quê, thưởng thức các món ăn
địa phương
- Du lịch văn hóa - di tích lịch sử - tâm
linh: Khi đến với Phong Điền, ngoài việc
được tham quan các vườn trái cây, du
khách sẽ có dịp tìm hiểu và thưởng thức
nét nghệ thuật độc đáo của miền sông
nước Nam Bộ - đờn ca tài tử - mà nghệ sĩ
là chính những người dân địa phương.
Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan
các di tích lịch sử - văn hóa - tâm linh như
Di tích lịch sử văn hóa Giàn Gừa (xã Nhơn
Nghĩa), Thiền viện Trúc Lâm Phương
Nam (xã Mỹ Khánh), Di tích lịch sử văn
hóa Chiến thắng Ông Hào (xã Trường
Long),
- Du lịch ẩm thực: Mỗi vùng, mỗi địa
phương có những nét văn hóa riêng về ẩm
thực, đó một trong những SPDL thu hút
du khách. Đến với huyện Phong Điền, du
khách sẽ được thưởng thức các món đặc
trưng của vùng sông nước Cửu Long như
cá tai tượng chiên xù, cá lóc nướng, lẩu
mắm, canh chua, Ngoài ra, du khách
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
158
còn có thể trải nghiệm tự tay làm món
bánh hỏi mặt võng truyền thống của gia
đình ông Út Dzách - là đặc sản nổi tiếng
của huyện.
- Du lịch homestay: Loại hình du lịch
này giúp du khách có thể trải nghiệm trọn
vẹn văn hóa - sinh hoạt của CĐĐP. Du
khách được sống với người dân trong
những ngôi nhà đơn sơ, hái trái cây, chăm
sóc vườn, bắt cá, chế biến món ăn, đi chợ,
làm bánh cùng chủ nhà. Qua đó giúp du
khách hiểu và cảm nhận được phần nào lối
sống của người dân địa phương.
Trong đó, các loại hình du lịch được
nhiều du khách lựa chọn thông qua các
công ty du lịch bao gồm du lịch văn hóa,
du lịch tham quan và du lịch sinh thái.
3.1.3. Dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch được xem là yếu tố
quan trọng để đánh giá chất lượng của
một điểm du lịch, ảnh hưởng đến sự hài
lòng của du khách, tạo nên thương hiệu
và sức hấp dẫn của cơ sở du lịch. Ngoài
ra, xây dựng các dịch vụ du lịch hiệu quả
có thể kéo dài thời gian lưu trú và tăng
khả năng chi tiêu của du khách nhằm
mang lại chất lượng và lợi nhuận cao
trong HĐDL. Chính vì vậy, hiện nay, các
điểm du lịch sinh thái – vườn trái cây tại
huyện Phong Điền không chỉ đơn thuần
tham quan vườn trái cây mà còn tổ chức
nhiều dịch vụ khác như ăn uống, lưu trú,
trải nghiệm nghề truyền thống, đóng vai,
tham gia các trò chơi dân gian (chèo
xuồng, tát mương bắt cá), thưởng thức
đờn ca tài tử, mua bán đồ lưu niệm
Tuy nhiên, hầu hết các dịch vụ tại các
điểm đều giống nhau đã gây ra sự cạnh
tranh và chưa phát huy được lợi ích của
DLCĐ. Cụ thể, các cơ sở du lịch đều có
phục vụ ăn uống với các món ăn miền
sông nước như lẩu mắm, cá lóc nướng, cá
tai tượng chiên Hầu hết các điểm du
lịch đều phát triển từ hộ gia đình làm
nông nên hoạt động chính vẫn là tham
quan các vườn trái cây bao gồm dâu Hạ
Châu, vú sữa, chôm chôm, cam, nhãn,
măng cụt Các trò chơi dân gian đều là
đi cầu dây, xe đạp thăng bằng, tát mương
bắt cá, chèo xuồng Các dịch vụ thật sự
hấp dẫn và tác động đến chi tiêu của du
khách nhằm tăng doanh thu du lịch như
biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm nghề
truyền thống, mua bán đồ lưu niệm thì
vẫn chưa phổ biến. Tại các cơ sở tác giả
khảo sát vào tháng 4/2018 chỉ có
Homestay Mỹ Thuận có tổ chức biểu diễn
đờn ca tài tử và đó là một trong những lí
do cơ sở thu hút du khách dù vị trí và giao
thông khá khó khăn, đặc biệt là khách
quốc tế. Mặt khác, những mặt hàng lưu
niệm vẫn còn khá mờ nhạt, chưa đặc
trưng và có tính đột phá, các mặt hàng lưu
niệm hiện nay chủ yếu nhập từ nơi khác
như túi thổ cẩm, nón lá, kẹo dừa, bánh
pía... Vườn cacao Mười Cương là cơ sở
duy nhất có mặt hàng lưu niệm mang dấu
ấn riêng - đó là những sản phẩm từ cacao
do chính cơ sở sản xuất. Ngoài ra, còn
một số dịch vụ khác như thuê xe đạp, dịch
vụ tàu tham quan chợ nổi, các tour du lịch
một ngày, đón khách tham quan, đóng vai
địa chủ nhưng vẫn còn khá hạn chế.
Không chỉ vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất - kĩ thuật tại địa phương
còn nhiều yếu kém, giao thông tại một số
điểm du lịch còn nhiều khó khăn, các hoạt
động vui chơi – giải trí về đêm còn nghèo
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
159
nàn. Điều này đã làm hạn chế thu nhập du
lịch và sự đóng góp của du lịch vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Phong Điền và TP Cần Thơ.
3.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực
Lực lượng lao động có liên quan trực
tiếp đến quá trình hình thành SPDL cũng
như quyết định chất lượng dịch vụ của địa
phương. Kết quả điều tra tại 13 điểm du
lịch vườn trái cây - homestay có 220 lao
động được sử dụng trực tiếp, bao gồm cả
lao động nhà và lao động thuê. Trung
bình mỗi ngày 13 điểm tham quan đón
tiếp khoảng 1100 lượt khách, trong khi
lực lượng lao động tại các điểm này có
220 lao động bao gồm cả quản lí và nhân
viên phục vụ. Như vậy trung bình trong
một ngày 1 lao động phục vụ cho khoảng
5 du khách, với tương quan này có thể
đảm bảo được chất lượng phục vụ.
Về trình độ chuyên môn, phần lớn các
lao động đều là những người dân địa
phương có truyền thống làm nông nghiệp
nên vấn đề tổ chức và quản lí còn gặp
nhiều khó khăn, kiến thức và nghiệp vụ
không cao, họ phục vụ khách chủ yếu
theo kinh nghiệm. Cách phục vụ hiện nay
tuy có tính gần gũi, thân mật, dễ tạo sự
gắn kết giữa du khách với chủ vườn
nhưng không đủ sức hấp dẫn, chuyên
nghiệp để đáp ứng các nhu cầu vui chơi,
nghĩ dưỡng, nghiên cứu và khám phá của
một bộ phận du khách. Bên cạnh đó, trình
độ ngoại ngữ cũng là một thách thức lớn
đối với các cơ sở, mỗi cơ sở chỉ có 1 - 2
người có thể nói ngoại ngữ nên còn tình
trạng bất đồng ngôn ngữ khi đón tiếp và
phục vụ khách quốc tế.
3.2. Đề xuất giải pháp phát triển sản
phẩm du lịch cộng đồng tại huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ
3.2.1. Tập trung nghiên cứu những
sản phẩm du lịch độc đáo
Đối với loại hình du lịch lễ hội, chính
quyền cần nâng tầm các lễ hội truyền
thống mang đậm văn hóa địa phương và
tổ chức các lễ hội hiện đại với các hoạt
động hấp dẫn nhằm quảng bá hình ảnh du
lịch và thu hút du khách như Rằm Tháng
Giêng, Lễ vía Bà Thượng Động Cố Hỉ,
Ngày hội Du lịch sinh thái Phong Điền -
Cần Thơ Các lễ hội gắn với tâm linh
cần bố trí trang hoàng đẹp mắt nhằm gây
ấn tượng với du khách, tăng thêm nhiều
hoạt động hấp dẫn như không gian ẩm
thực chay, các buổi thuyết giảng về các
vấn đề thiết thực trong cuộc sống hoặc thả
hoa đăng trên sông nhằm tạo điều kiện
tăng thu nhập cho người dân bằng cách
phục vụ ăn uống, nhang đèn cúng lễ, dịch
vụ chèo thuyền thả hoa đăng Tuy nhiên
cần phải có kế hoạch cụ thể và quản lí
chặt chẽ để tránh tình trạng biến tướng ở
các lễ hội và gây ô nhiễm môi trường, làm
xấu hình ảnh của du lịch địa phương.
Đối với các dịch vụ du lịch, cần đảm
bảo về chất lượng phục vụ và tính hấp dẫn
của các hoạt động. Người dân có thể tận
dụng các thương hiệu sẵn có của địa
phương gắn kết với các hoạt động du lịch
sẽ tạo cho du khách sự hứng thú, có thể kể
đến các thương hiệu như bánh hỏi mặt
võng Út Dzách, dâu Hạ Châu, gạo Phong
Điền, cacao Mười Cương, rượu Trường
Long Các hộ gia đình tham gia du lịch
có thể tổ chức các hoạt động đặc sắc liên
quan đến đời sống, văn hóa và ẩm thực
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
160
như soi ếch, bắt đom đóm, thử tài chăn
nuôi của du khách, hướng dẫn du khách
làm nghề truyền thống (bán hàng trên chợ
nổi, đan lưới, đan lọp, chằm nón lá),
hướng dẫn du khách chuẩn bị nguyên liệu
và chế biến món ăn địa phương, hướng
dẫn chăm sóc và thu hoạch nông sản, biểu
diễn nghệ thuật đờn ca tài tử... Quan trọng
là các chủ vườn cần tạo ra dấu ấn đặc trưng
cho cơ sở của mình về một mặt nhất định,
có thể về ẩm thực như bánh hỏi mặt võng,
gỏi thập cẩm (Nhà vườn sinh thái Út
Dzách), gà sốt dâu Hạ Châu (Vườn du lịch
sinh thái Giáo Dương), gà nấu ấu (Khu du
lịch sinh thái Lung Cột Cầu) hoặc về các
hoạt động trải nghiệm như “Một ngày làm
điền chủ” và tham quan Nhà cổ Nam Bộ
(Khu du lịch Mỹ Khánh), thưởng thức đờn
ca tài tử (Homestay Mỹ Thuận) SPDL
mang nét đặc trưng riêng là một loại sản
phẩm có sức cạnh tranh cao nhất trong các
loại sản phẩm.
Bên cạnh nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, khám phá và trải nghiệm, du
khách còn có nhu cầu mua sắm để phục
vụ cho bản thân và làm quà tặng bạn bè
hoặc người thân. Đặc biệt, khi đối tượng
khách là khách quốc tế, hoạt động này lại
trở thành hình thức xuất khẩu tại chỗ, từ
đó, lợi nhuận sẽ được nâng cao hơn nữa.
Chính vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện
các sản phẩm có sẵn để phục vụ cho du
khách, việc tổ chức sáng tạo quà lưu niệm
mang nét đặc trưng của địa phương và
phù hợp với tiêu chuẩn của du khách là
việc rất cần thiết. CĐĐP có thể khôi phục
và phát triển các nghề truyền thống như
chằm nón lá, đan lọp, điêu khắc gỗ
nhằm tạo ra các sản phẩm độc đáo với các
biểu tượng địa phương để du khách có thể
lựa chọn hoặc tự tay làm các mặt hàng lưu
niệm. Ngoài ra, người dân có thể làm mô
hình hoặc tranh ảnh về các điểm du lịch
nổi bật của địa phương như chợ nổi
Phong Điền, Thiền viện Trúc Lâm
phương Nam từ các nguyên liệu đơn
giản và gần gũi như gạo, tre, gỗ, chai
nhựa, gáo dừa, vỏ lon Cần lưu ý là các
sản phẩm lưu niệm nên được thiết kế nhỏ
gọn phù hợp với việc vận chuyển của du
khách; các loại nông sản như sản phẩm từ
cacao, trái cây, rượu Trường Long, gạo
Phong Điền cần được kiểm tra chất
lượng, đăng kí bảo hộ thương hiệu, cải
thiện hình thức bao bì cho sản phẩm, xây
dựng các khu sản xuất và trưng bày để du
khách có thể vừa tham quan và lựa chọn
mang về làm quà tặng.
Đồng thời, cần tận dụng tốt các nguồn
lực sẵn có về vốn để sửa chữa, nâng cấp
và mở rộng các tuyến đường đến các
điểm du lịch, đảm bảo việc đi lại thuận
tiện của người dân và du khách. Bên cạnh
đó, cần xây dựng lại các bến đò đón
khách tham quan chợ nổi và bến đò
ngang. Đồng thời nâng cấp mạng lưới
điện và thông tin liên lạc, bưu chính viễn
thông, cơ sở y tế để chất lượng phục vụ.
Xây dựng bờ kè ven kênh Xáng Xà no để
tránh hiện tượng sát lở và đảm bảo cảnh
quan đô thị. Tập trung đầu tư và kêu gọi
đầu tư hiệu quả, tránh đầu tư tràn lan,
trùng lắp, thi công không đúng tiến độ.
Mở các điểm trưng bày và giới thiệu sản
phẩm của địa phương. Xây dựng các
điểm vui chơi, giải trí, tham quan về đêm
để kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
161
3.2.2. Khuyến khích sự tham gia của
cộng đồng
Huyện Phong Điền cần xây dựng
thành công không gian giao lưu văn hóa
cộng đồng đậm chất bản địa để du khách
cảm nhận được sự gần gũi và nhiệt tình
của người dân, sự độc đáo và thú vị của
văn hóa địa phương. Bên cạnh đó, người
dân có thể tham gia gián tiếp vào phát
triển DLCĐ của địa phương bằng cách
tham gia cung ứng các dịch vụ, bao gồm:
ăn uống, hướng dẫn, lữ hành Phần lớn
người dân tại huyện Phong Điền vẫn còn
hoạt động nông nghiệp, đó sẽ là nguồn
cung cấp lương thực - thực phẩm để phục
vụ du lịch. Điều đó không chỉ đáp ứng
nhu cầu ăn uống của du khách mà còn
đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm nông
nghiệp của địa phương, góp phần phát
triển cộng đồng.
Bên cạnh quá trình phát triển, cần nâng
cao nhận thức của người dân trong việc
bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch
để đảm bảo sự phát triển bền vững của
loại hình du lịch này, cũng như đảm bảo
CLCS của họ thông qua các hoạt động mà
họ tham gia. Quan trọng nhất, chính
quyền cần xây dựng cơ chế phù hợp nhằm
tạo điều kện cho sự tham gia của cộng
đồng vào các hoạt động phát triển du lịch,
đảm bảo cộng đồng được hưởng lợi từ du
lịch. Đồng thời cũng nên mở thêm các lớp
đào tạo kĩ năng, nghiệp vụ làm du lịch
cho cộng đồng như kĩ năng nấu ăn, kĩ
năng hướng dẫn, các lớp ngoại ngữ, các
lớp vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức
các cuộc thi như người hướng dẫn giỏi,
để đánh giá năng lực của người dân.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong
và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực
làm du lịch cho cộng đồng, hạn chế tác
động đến cảnh quan và môi trường du
lịch.
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực
Chính quyền địa phương cần đào tạo
bài bản nguồn nhân lực tại địa phương.
Các chương trình đào tạo cần được thiết
kế dễ hiểu để người dân dễ tiếp thu và phù
hợp với hướng phát triển du lịch của từng
hộ dân: phục vụ ăn uống, hướng dẫn du
lịch, chế biến món ăn, lữ hành, thiết kế
chương trình tham quan, phục vụ lưu
trú Đồng thời, cần tạo điều kiện cho
cộng đồng thích nghi với hình thức kinh
doanh du lịch liên kết - hợp tác so với việc
phát triển một cách riêng lẻ, tự phát như
trước đây thông qua các buổi tuyên
truyền, kí tên cùng tham gia, thảo luận
phân chia lợi nhuận và hình thức hợp
tác
Bên cạnh đó, địa phương cần mở các
lớp tập huấn theo định kì nhằm giúp
người dân bổ sung những kĩ năng cần
thiết cho từng sự đổi mới trong lĩnh vực
du lịch và thay đổi phương thức hoạt
động phù hợp. Xây dựng các chương
trình nâng cao năng lực cộng đồng thông
qua các buổi tập huấn, các chuyến tham
quan và nghiên cứu mô hình hoạt động
DLCĐ trong và ngoài nước như mô hình
DLCĐ tại Cồn Sơn (Cần Thơ), Cù lao
Thới Sơn (Tiền Giang), Sapa (Lào Cai),
làng Pha Mee (Chiang Rai - Thái Lan)
Thành lập các câu lạc bộ du lịch theo từng
xã hoặc theo từng ngành, tổ chức sinh
hoạt định kì hàng tuần hoặc hàng tháng
để người dân có thể chia sẻ những kinh
nghiệm cũng như những khó khăn để
được giải quyết kịp thời.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
162
Ngoài ra, cần trang bị thêm cho người
dân các kĩ năng cần thiết trong cung ứng
dịch vụ du lịch như kĩ năng sơ cứu cho du
khách khi gặp nạn, kĩ năng thuyết minh,
kĩ năng quản lí, kĩ năng tổ chức, các
phương thức nấu ăn theo tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm Cần nâng cao trình độ
ngoại ngữ cho người dân, trước hết là lực
lượng hướng dẫn viên du lịch, nội dung
chủ đề ngoại ngữ cần gắn với thực tế tại
địa phương để người dân có được cơ hội
thực hành ngay trong những lần đón tiếp
du khách. Đặc biệt lưu ý người dân về
truyền bá nền văn hóa địa phương đến du
khách một cách chính xác và thân thiện,
làm gương cho du khách về vấn đề bảo vệ
môi trường và bảo tồn giá trị văn hóa
truyền thống vốn có.
Đối với cán bộ chính quyền địa
phương tham gia quản lí hoạt động du
lịch cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn nhằm nâng cao năng lực
quản lí cũng như trình độ chuyên môn để
theo kịp sự phát triển của ngành du lịch.
Tập trung vào các hình thức đào tạo ngắn
hạn và có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ
chức trong và ngoài nước để tổ chức các
khóa đào tạo với những nội dung có tính
thực tiễn và chuyên môn cao.
3.2.3. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá
du lịch địa phương
Để phát triển du lịch, thu hút du khách
trong và ngoài nước, CĐĐP cần phải tích
cực quảng bá hình ảnh du lịch đến với du
khách thông qua các kênh truyền thông
như: catalogue, brochure, báo du lịch, tạp
chí du lịch, website, phim ảnh, diễn đàn,
truyền hình cần tạo ấn tượng cho du
khách với những nội dung thông điệp mới
sáng tạo hơn với đầy đủ hình ảnh, âm
thanh; phối hợp với các tổ chức truyền
thông để quảng bá hình ảnh và con người
huyện Phong Điền; liên kết với các công
ty lữ hành, vận chuyển để quảng cáo trên
taxi, bến xe; thiết kế những đoạn phim
ngắn giới thiệu hoạt động du lịch địa
phương và chia sẻ trên các trang mạng xã
hội phổ biến hiện nay như facebook,
instagram, twitter, youtube
Có thể tham khảo các chiến dịch quảng
bá du lịch xuất sắc trong và ngoài nước
để từ đó tổ chức các chương trình xúc tiến
du lịch cho địa phương như chiến dịch
“Tôi ghét Thái Lan” (2014), chiến dịch
“Du lịch Queensland: Công việc tốt nhất
thế giới” (2014), chiến dịch “Discover
Thainess” (2015), quảng cáo du lịch Phú
Yên qua bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh” (2015) Ngoài ra, địa phương
cũng cần có hệ thống bảng quảng cáo, chỉ
dẫn cho du khách đến được với những
điểm du lịch trên địa bàn, thành lập và
phát hành Bản đồ du lịch huyện kèm Sổ
tay du lịch văn minh cho du khách.
Các công ty du lịch - lữ hành, các cơ
sở kinh doanh du lịch nên có các chương
trình khuyến mãi đối với các tour theo
ngày lễ, thời kì trái vụ, mùa mưa. Đối với
du khách tự túc, nhóm khách lẻ, đặc biệt
là giới trẻ, CĐĐP có thể thành lập nhóm
trên các trang mạng xã hội phổ biển, điển
hình là facebook để du khách có thể chủ
động liên hệ, tìm hiểu về cách thức đi lại,
địa điểm tham quan, các dịch vụ tại địa
phương để chuẩn bị kế hoạch tham quan;
ngược lại, người dân cũng chủ động tư
vấn, giới thiệu dịch vụ và hướng dẫn du
khách, tạo cảm giác gần gũi và thân thiện
ngay từ ban đầu.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
163
Các cơ sở lưu trú, homestay tại huyện
có thể liên kết với các ứng dụng và trang
web du lịch như tripadvisor.com,
booking.com, agoda.com, traveloka.com,
vntrip.vn để dễ dàng tiếp cận với nhiều
đối tượng du khách hơn. Tham gia quảng
bá du lịch địa phương tại các buổi hội
chợ, lễ hội; phối hợp với ban tổ chức các
hội nghị, hội thảo để thực hiện loại hình
du lịch MICE. Quan trọng nhất là cần xây
dựng thương hiệu DLCĐ huyện Phong
Điền thành công.
Có thể nói, truyền miệng là hình thức
tiết kiệm nhất nhưng mang lại hiệu quả
rất cao trong công tác marketing. Vì vậy,
để giới thiệu rộng rãi du lịch huyện Phong
Điền đến khách hàng nội địa tiềm năng
trước hết cần phải làm thỏa mãn nhu cầu
đa dạng và phục vụ du khách với chất
lượng tốt nhất, như vậy sẽ có điều kiện
tiếp cận với thị trường khách mới thông
qua khách cũ, đồng thời tăng khả năng
quay lại của du khách.
Ngoài việc đa dạng hóa SPDL, đảm
bảo an toàn giao thông và an ninh xã hội,
bảo vệ môi trường nên thường xuyên
thăm dò ý kiến của du khách nhằm có
những điều chỉnh hợp lí.
4. KẾT LUẬN
Huyện Phong Điền có vị trí địa lí thuận
lợi, đồng thời có nguồn tài nguyên du lịch
phong phú và đa dạng tạo nên những lợi
thế cho sự phát triển ngành du lịch nói
chung và loại hình DLCĐ nói riêng. Trên
thực tế, trong những năm qua, DLCĐ của
huyện đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, thu hút nhiều du khách và đóng góp
vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương,
đem lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội -
môi trường. Tuy nhiên, trong sự phát triển
ấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế ảnh
hưởng đến tính bền vững của DLCĐ, cụ
thể là những hạn chế về SPDL. Chính vì
vậy, việc tập trung nghiên cứu và tạo ra
những sản phẩm DLCĐ mang dấu ấn đặc
trưng sẽ giúp huyện Phong Điền giải quyết
những vấn đề còn tồn đọng trong phát
triển du lịch và đạt được những mục tiêu
của DLCĐ bởi vì SPDL mang nét đặc
trưng là một loại sản phẩm có sức cạnh
tranh cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Chất và Dương Đức
Minh, 2014. Phát triển du lịch cộng
đồng dựa vào loại hình du lịch homestay
tại ĐBSCL.
/nghiencuu-traodoi/857-phat-trien-du-
lich-cong-dong-dua-vao-loai-hinh-du-
lich-homestay-tai-dong-bang-song-
cuulong.html Truy cập ngày 20/3/2018.
2. Nguyễn Phạm Thu Giang, 2017.
Phân tích tiềm năng phát triển du lịch
cộng đồng kết hợp với làng nghề tại
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Luận
văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
3. The ASEAN Secretariat, 2016.
ASEAN Community Based Tourism
Standard. Jakarta, Indonesia.
4. Võ Quế, 2006. Du lịch cộng đồng –
Lý thuyết và vận dụng. NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
164
DEVELOPING COMMUNITY TOURISM IN PHONG DIEN
DISTRICT, CAN THO CITY
Tran Thi Kieu Trang1, Tang Tan Loc2, Le Van Hieu3 and Duong Thanh Xuan2
1Training Center for Graduation Standard – Human Resource Development
2Faculty of Linguistics and Literature, Tay Do University
3Faculty of Humanity and Social Sciences, Can Tho University
(Email: tangtanloc@gmail.com)
ABSTRACT
This study aimed at surveying the tourist products and suggesting sollutions for development
of community tourism in Phong Dien district, Can Tho city. Both theoretical and practical
research methods were. Based on the results, some solutions were proposed to create specific
tourism products as well as to contribute to the promotion of community tourist activities in
Phong Dien district. The development of typical community tourist products in Phong Dien
district does not only make local tourist activities attractive to tourists but also supports local
people to better exploit the tourism potential and to promote local sustainable tourism
development.
Key words: Can Tho city, community tourism, Phong Dien district, solutions, tourist
products.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_san_pham_du_lich_cong_dong_tai_huyen_phong_dien_t.pdf