Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Kinh nghiệm quốc tế và những hàm ý cho Việt Nam

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những thách thức, khó khăn đối với những nước đi sau, chậm phát triển, song cũng tạo ra những cơ hội để học tập kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển thị trường khoa học và công nghệ nói riêng. Trên đây là một số kinh nghiệm quốc tế và những hàm ý cho Việt Nam trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Và rằng, dựa vào bối cảnh quốc tế nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam phải có những nhận thức đầy đủ về những thời cơ, thách thức trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Đi tắt, đón đầu trên cơ sở tận dụng những cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tuy vậy cũng phải có lộ trình bước đi để phù hợp với đặc điểm của nước ta. Trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể và yêu cầu phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Kinh nghiệm quốc tế và những hàm ý cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ NHỮNG HÀM Ý CHO VIỆT NAM Phạm Nguyễn Ngọc Anh* TÓM TẮT Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, robot, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã góp phần tác động to lớn đến phương thức sản xuất và phương pháp quản trị, nhờ đó mà đưa kinh tế tri thức, hoạt động sáng tạo phát triển không ngừng. Trong bối cảnh đó, việc phát triển thị trường khoa học và công nghệ trở thành một giải pháp tiên phong cho mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển và phát triển bền vững. Bài viết này, tiếp tục làm rõ nội hàm của khái niệm thị trường khoa học và công nghệ, phân tích các yếu tố tạo thành và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường khoa học và công nghệ; lược khảo một số bài học kinh nghiệm của thế giới để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; trên cơ sở đó chỉ ra một số gợi ý chính sách, giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Khoa học; công nghệ; thị trường khoa học và công nghệ; cách mạng công nghiệp 4.0 DEVELOPMENT OF THE SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL MARKET IN THE CONTEXT OF THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION: INTERNATIONAL EXPERIENCE AND IMPROVEMENTS FOR VIETNAM ABSTRACT Today, the world is entering the Fourth Industrial Revolution (Industrial Revolution 4.0) with the center being the development of artificial intelligence, internet connectivity, robotics, nanotechnology, biotechnology. The industrial revolution 4.0 has greatly contributed to the way production and management methods have led to the development of the knowledge economy and innovative activities. In this context, the development of the science and technology market becomes a pioneering solution for each country towards development and sustainable development. This paper, further clarifying the implications of the science and technology market concept, analyzes the factors that make up and impact the industrial revolution 4.0 to the science and technology market; review some of the world’s lessons learned to develop the science and technology market in the new context; On that basis, we have pointed out a number of policy suggestions and solutions to develop the science and technology market in Vietnam. Keywords: science; technology; science and technology market; industrial revolution 4.0 * TS. GV. Trường Đại học Ngô Quyền, Bộ Quốc phòng. Điện thoại: 0985.62.82.89; Email: phamanh.ktct@gmail.com 55 Tác động của các yếu tố Văn hóa... 1. BÀN VỀ KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỚC BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Khoa học và công nghệ là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất, được kết tinh trong con người, vật hóa trong tư liệu sản xuất và biểu hiện ở các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ là nhân tố góp phần nâng cao nĕng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất vật chất, tạo ra sự phát triển và phát triển bền vững của đất nước. Thị trường khoa học và công nghệ là một thị trường khá mới mẻ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, nghiên cứu về thị trường khoa học công nghệ cần chú ý đến nội hàm của các khái niệm sau: Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì khái niệm Thị trường nghĩa là: 1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nói chung; 2. Nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa1. Như vậy, điều kiện tiên quyết để tồn tại thị trường là phải có hàng hóa để mua, bán, trao đổi, nếu không có hàng hóa thì không tồn tại thị trường. Nói cách khác, thị trường bao gồm 4 yếu tố cơ bản: có hàng hóa, theo nghiên cứu của kinh tế chính trị học thì hàng hóa bao gồm hàng hóa hữu hình (có hình dạng kích thước cụ thể như là công cụ, phương tiện) và hàng hóa vô hình (không có hình dạng kích thước cụ thể như các tài sản trí tuệ); người bán (bên cung hàng hóa); người mua (bên cầu hàng hóa); tập hợp các quy định điều chỉnh hoạt động mua, bán. Như đã trình bày, hiện nay thị trường khoa học và công nghệ của Việt Nam là một loại thị trường khá mới mẻ, hoạt động còn đơn điệu, đạt hiệu quả chưa cao. Phương diện lý luận, các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận có hay không thị trường khoa học và công nghệ. Theo Trần Vĕn Hải (2012), ông tiếp cận dưới góc độ pháp luật về sở hữu trí tuệ cho rằng khoa học không phải là hàng hóa vì vậy sẽ không có thị trường khoa học và công nghệ mà chỉ có thị trường công nghệ. Trong khi đó với một số nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2006); Hoàng Thúy (2007) có phân tích thuật ngữ thị trường khoa học và công nghệ, đồng nghĩa với việc thừa nhận có thị trường khoa học và công nghệ. Các vĕn kiện, vĕn bản tài liệu mới nhất của Đảng, Nhà nước cũng nói về thị trường khoa học và công nghệ, như Vĕn kiện Đại hội XII của Đảng (2016) có nhận định: “Thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý”. Theo quan điểm của tác giả, khoa học và công nghệ là hàng hóa nên tồn tại thị trường khoa học và công nghệ. Về cơ bản thị trường khoa học và công nghệ cũng giống như các thị trường khác, được hình thành trên cơ sở ba điều kiện sau: (i) Phải có hàng hoá, đây được coi là điều kiện thiết yếu nhất cho thị trường hình thành và phát triển và đương nhiên khoa học và công nghệ chính là hàng hóa; (ii) Quan hệ mua bán, tức là sự phân công lao động xã hội sao cho xuất hiện mối quan hệ cung - cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ; (iii) Phải có phương tiện thanh toán đáp ứng nhu cầu của người bán. Dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế chính trị học thì có thể gọi thị trường khoa học và công nghệ là một thị trường đặc biệt bởi tính đặc biệt của hàng hóa khoa học và công nghệ. Khác với các hàng hóa thông thường, hàng hóa khoa học và công nghệ có những đặc trưng đặc biệt đó là: hàng hóa khoa học và công nghệ thực chất là những tri thức, kiến thức được thể hiện dưới dạng một vật chất hữu hình như bằng sáng chế, nhưng cũng có thể tồn tại dưới dạng vô hình như là các ý tưởng công nghệ, nguyên tắc thị trường; Việc xác định giá trị của hàng hóa khoa học và 1 Nguyễn Như Ý (chủ biên) 1998, Đại Từ điển tiếng Việt, NXB Vĕn hóa - Thông tin, Hà Nội. 56 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Cach-mang-cong-nghiep-4.0 2 Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới công nghệ là phức tạp vì lao động được kết tinh trong hàng hóa khoa học và công nghệ là lao động phức tạp, lao động trí óc, tồn tại sự bất đối xứng thông tin giữa người bán và nguời mua. Trong đó, thông thường trong trường hợp này, người bán (nhà phát minh, sáng chế) ở vị thế mặc cả kém hơn người mua; Hàng hoá khoa học và công nghệ mang tính chất tác động ngoại lai tích cực mà ở đó, lợi ích xã hội do hàng hoá đem lại lớn hơn lợi ích cá nhân; So với các hàng hoá khác, hàng hoá khoa học và công nghệ được sản xuất và phát triển muộn hơn so với các hàng hoá vật thể thông thường. Vậy, Thị trường khoa học và công nghệ là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các sản phẩm khoa học và công nghệ như: bản quyền, ý tưởng kinh doanh, bí quyết, sáng kiến và các dịch vụ liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ. Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, về cơ bản cuộc cách mạng này dựa trên ba lĩnh vực chính: Lĩnh vực Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối Internet (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI); Lĩnh vực Công nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, nĕng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu; Lĩnh vực Vật lý: Robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions), công nghệ nano1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến thị trường khoa học và công nghệ. Đó là, “sự thay đổi cơ bản trong cách thức chúng ta tạo ra, tiêu thụ và liên đới lẫn nhau, được dẫn dắt bởi sự hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số và con người chúng ta”2. Tốc độ phát minh những sản phẩm hàng hóa khoa học và công nghệ hiện nay chưa từng có trong lịch sử. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, cuộc cách mạng lần thứ tư đang phát triển theo hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống, quản lý và quản trị. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia trong quá trình phát triển là việc thúc đẩy các nguồn lực nhất là nguồn nhân lực bậc cao trong nắm bắt, vận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bối cảnh này cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ của mỗi quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG BỐI CẢNH MỚI Thế giới có nhiều mô hình kinh tế thị trường khác nhau cả về cấp độ và màu sắc. Điểm chung của các mô hình này là đều thừa nhận thị trường của các loại hàng hóa và dịch vụ trong đó có thị trường khoa học và công nghệ. Nghiên cứu sự phát triển thị trường khoa học và công nghệ của một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Một là, đổi mới cơ chế về quản lý và hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển. Điển hình trong hoạt động này đó chính là Trung Quốc, từ nĕm 1996 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành chuyển các viện nghiên cứu ứng dụng thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Khi đã trở thành doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thì mọi hoạt động đều tuân thủ theo các quy luật của thị trường. Các tổ chức nghiên cứu cơ bản hoặc cung cấp dịch vụ công cộng phi lợi nhuận vẫn có sự hỗ trợ của Nhà nước, vẫn là đơn vị sự nghiệp hoặc nghiên cứu phi lợi nhuận. Quá trình chuyển cơ chế đối với các viện nghiên cứu và phát triển của Trung 57 Tác động của các yếu tố Văn hóa... Quốc đã có tác động tích cực trong việc gắn nghiên cứu với sản xuất, huy động nhiều nguồn kinh phí, đặc biệt từ sản xuất để phát triển khoa học và công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm cho thị trường khoa học và công nghệ. Thực hiện cơ chế mới, hầu hết các viện đã xây dựng bộ phận thị trường, các nhà khoa học đã tìm đến các doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu đổi mới công nghệ và xúc tiến hợp đồng. Các viện đều có các đơn vị phát triển công nghệ để phục vụ giải quyết các yêu cầu của sản xuất. Hai là, hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trung gian môi giới. Các tổ chức này được hình thành nhằm tạo quan hệ, kết nối cung - cầu, hỗ trợ cho các hoạt động chuyển giao công nghệ được tiến hành nhanh hơn và có hiệu quả hơn. Ở Đức, hình thái tổ chức của trung tâm này rất đa dạng như: Trung tâm tư vấn; Trung tâm thông tin; Trung tâm chuyển giao, trình diễn công nghệ; Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp Trong đó: Trung tâm tư vấn: Thực hiện các dịch vụ tư vấn, giúp đỡ trọn gói một việc tư vấn chuyển giao; Giúp đỡ tìm kiếm thông tin và xử lý theo yêu cầu; Môi giới các đối tác hợp tác và đối tác chuyển giao; Tổ chức các mạng liên kết, các quan hệ hợp tác liên kết với các đối tác; Trung tâm thông tin: Tổ chức, môi giới làm việc với các nhà sáng chế; Tổ chức các hội thảo, lớp học; Trung tâm chuyển giao, trình diễn công nghệ: Tư vấn và trình diễn công nghệ đặc thù; tiến hành các công việc thường xuyên liên quan đến các dự án chuyến giao công nghệ do Nhà nước tài trợ; Tra cứu, cung cấp các kết quả nghiên cứu cơ bản; Giúp chuẩn bị khi đưa các công nghệ mới vào sử dụng; Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp: Tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ giai đoạn khởi lập, duy trì các hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển, cung ứng cơ sở hạ tầng và nhà xưởng cho thuê, tiến hành các dịch vụ chung, môi giới các dịch vụ và tiến hành các tư vấn. Ba là, phát huy vai trò của các chủ thể trong hoạch định các chính sách hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ. Trong xu thế toàn cầu hóa, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các nước trên thế giới đã có nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ, xem đây là chìa khóa để phát triển kinh tế tri thức một cách bền vững. Ở Trung Quốc, để hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ, chính phủ nước này đã thành lập các Quỹ phát triển như: Quỹ phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với 2 nguồn vốn chính: Từ Bộ Tài chính và từ Ngân hàng Trung ương, hỗ trợ các doanh nghiệp ở giai đoạn sản xuất thử nghiệm; Quỹ đầu tư mạo hiểm dành cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án công nghệ có triển vọng; Quỹ phát triển sáng chế để đầu tư nghiên cửu, hoàn thiện sáng chế. Trung Quốc xác định chủ thể của sáng tạo, đổi mới công nghệ là các doanh nghiệp. Do vậy đã có rất nhiều giải pháp khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp nào nếu dành lợi nhuận trước thuế để mua công nghệ thì sẽ được Nhà nước miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần kinh phí đó. Ở Đức, chính phủ đã tiến hành ban bố các điều kiện khung, các biện pháp khuyến khích để hỗ trợ tĕng cường nĕng lực làm nghiên cứu và phát triển, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu, giúp đỡ các dự án chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp. Việc mua bán, chuyển giao công nghệ giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp vừa và nhỏ được Nhà nước khuyến khích bằng các công cụ nêu trên và có thể phân ra thành 2 nhóm: Chuyển giao công nghệ gián tiếp và Chuyển giao công nghệ trực tiếp. Ngoài ra còn có các tố chức hiệp hội của những tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ cũng được thành lập và hoạt động rất mạnh để giúp đỡ các tổ chức này tham gia có hiệu quả vào hoạt động chuyển giao công nghệ. 58 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Trong giai đoạn toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại, phát triển kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0, Hàn Quốc cũng đã chuyển mình nhanh chóng nhờ những chính sách hỗ trợ để phát triển khoa học và công nghệ. Luật Thúc đẩy chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc được ban hành nhằm thúc đẩy thương mại hóa công nghệ được tạo ra từ các tổ chức nghiên cứu công thông qua các biện pháp miễn, giảm thuế, hồ trợ tài chính, hỗ trợ thành lập các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ như Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Quốc gia, Vĕn phòng Chuyển giao Công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu công, và các cơ quan chuyên trách đánh giá công nghệ. Những kinh nghiệm nói trên là bài học cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ bao gồm: phát triển hàng hóa khoa học và công nghệ, các trung tâm môi giới, sàn giao dịch, cũng như các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các trung tâm, viên nghiên cứu và phát triển. 3. HÀM Ý ĐỂ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY Ở Việt Nam, Thị trường khoa học và công nghệ là một bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có vai trò then chốt trong việc tạo môi trường thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ; nâng cao nĕng lực khoa học và công nghệ quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hiện nay, thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam đã gia tĕng cả về quy mô lẫn tốc độ phát triển. Loại hình hàng hóa trên thị trường khoa học và công nghệ ngày càng phong phú; Các hình thức giao dịch trên thị trường khoa học và công nghệ theo đó cũng đa dạng, như: Giao dịch mua, bản quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giao dịch chuyển giao công nghệ là các thiết bị, máy móc, công nghệ thuần tuý giữa các chủ thể tham gia thị trường. Tuy nhiên, thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta còn nổi lên một số hạn chế, khiếm khuyết như: So với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0, giá trị và lượng hàng hóa khoa học và công nghệ được giao dịch ở nước ta hiện nay chưa nhiều; Thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta vẫn ở trình độ thấp, các yếu tố cấu thành thị trường chưa phát triển đồng bộ; Nĕng lực của nhiều chủ thể trên thị trường khoa học và công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế và khoa học, công nghệ hiện nay; Số lượng, chất lượng của các tổ chức nghiên cứu và phát triển đang còn nhiều bất cập, hoạt động hiệu quả chưc cao, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý Trên cơ sở những kinh nghiệm quốc tế, thực trạng bất cập, yếu kém để thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta phát triển trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0, cần thực hiện một số hàm ý chính sách và giải pháp sau: Thứ nhất, về mặt chính sách pháp lý: Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về tính tất yếu tồn tại, vị trí vai trò của thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và cạnh tranh, cụ thể là: Rà soát lại hệ thống vĕn bàn pháp luật, chính sách về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và cạnh tranh nhằm khắc phục ngay những quy định không thống nhất trong các vĕn bản; Xoá bỏ những bất cập và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách này, đặc biệt là các vĕn bản quy định chi tiết như: nghị định, thông tư về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và cạnh tranh nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường khoa 59 Tác động của các yếu tố Văn hóa... học và công nghệ, phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong các định chế quốc tế và khu vực. Thứ hai, thực hiện các chính sách tài chính để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ. Vận dụng các bài học của Trung Quốc, Đức... trong hỗ trợ các chủ thể tham gia phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Ở nước ta cần triển khai, luật hóa, duy trì hoạt động hỗ trợ này. Ví dụ như: thành lập Quỹ phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Quỹ phát triển sáng chế; doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần kinh phí mua công nghệ; doanh nghiệp được trích 5% doanh thu (không tính thuế) để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Cần xem xét nâng tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước hàng nĕm ở mức 5 - 7 % tổng chi ngân sách ứng với 2% GDP. Ưu đãi miễn giảm thuế để khuyến khích doanh nghiệp tĕng cường hoạt động đổi mới sáng tạo; Sản xuất thử nghiệm; miễn thuế cho các hoạt động trung gian, môi giới trên thị trường khoa học và công nghệ như: triển lãm, giới thiệu sản phẩm mới Thứ ba, bổ sung và hoàn thiện các chính sách về nhập khẩu công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn vào Việt Nam. Cụ thể, nhà nước cần ban hành các quy định về thẩm định các công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam. Theo đó, khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến hạn chế đến mức tối thiểu nhập khẩu công nghệ cũ, lạc hậu, ô nhiễm môi trường. Chính sách về nhập khẩu công nghệ nhằm tĕng cường công tác kiểm tra chất lượng công nghệ thông qua các nội dung như: Xác định rõ các tiêu chuẩn; Những giới hạn nhất định đối với các công nghệ được chuyển giao; Thực hiện sự giám định và kiểm tra đối với các công nghệ được chuyển giao tổ chức; Nắm bắt thông tin về nĕng lực công nghệ, trình độ công nghệ của các quốc gia, tập đoàn công nghệ cao Thứ tư, thành lập các sàn giao dịch khoa học và công nghệ: Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc cho thấy thị trường khoa học và công nghệ ở các nước này phát triển là do việc sớm hình thành các sàn giao dịch công nghệ ở các thành phố như: Thượng Hải, Quảng Đông, Seoul hay 4 loại hình trung tâm dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Đức Vì vậy ở Việt Nam cũng nên hình thành và nâng cao chất lượng hiệu quả các sàn giao dịch khoa học và công nghệ tại các thành phố trung tâm của quốc gia như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng Các sàn giao dịch này sẽ góp phần tạo nên sự sôi động, gắn kết giữa cung - cầu về các sản phẩm hàng hóa khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát triển. Thứ nĕm, chính sách hỗ trợ nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ: Để phát triển thị trường khoa học và công nghệ, một trong những yếu tố quan trọng đó chính là việc tập trung phát triển các sản phẩm khoa học và công nghệ, muốn vậy cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao. Ở Hàn Quốc, trong một thời gian khá dài đã đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tĕng khoảng 4% hàng nĕm, tương ứng với tốc độ tĕng trưởng kinh tế, vì vậy số lượng đĕng kí các sáng chế tĕng gấp 4 lần trong 10 nĕm qua; ngược lại ở Mỹ trong 10 nĕm qua, tỉ lệ các bài báo về công nghệ kĩ thuật gần như không tĕng, điều này hoàn toàn phù hợp với mức đầu tư không tĕng đáng kể cho nghiên cứu và phát triển. Như vậy, để cho các sản phẩm khoa học và công nghệ ngày càng phong phú, đa dạng cả về số lượng và chất lượng nhà nước cần chú trọng đầu tư cho các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ hiện tại và kế cận đáp ứng với yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. 60 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 4. KẾT LUẬN Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những thách thức, khó khĕn đối với những nước đi sau, chậm phát triển, song cũng tạo ra những cơ hội để học tập kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển thị trường khoa học và công nghệ nói riêng. Trên đây là một số kinh nghiệm quốc tế và những hàm ý cho Việt Nam trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Và rằng, dựa vào bối cảnh quốc tế nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam phải có những nhận thức đầy đủ về những thời cơ, thách thức trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Đi tắt, đón đầu trên cơ sở tận dụng những cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tuy vậy cũng phải có lộ trình bước đi để phù hợp với đặc điểm của nước ta. Trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể và yêu cầu phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia [2]. Trần Vĕn Hải, 2012, Thuật ngữ “thị trường khoa học và công nghệ” và “thị trường công nghệ” tiếp cận từ pháp luật về sở hữu trí tuệ, Tạp chí hoạt động khoa học số 638, Trường Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh [3]. Nguyễn Minh Phượng, Thị trường khoa học và công nghệ Trung Quốc: Xây dựng những mô hình mới, (Nguồn internet: nghe-trung-quoc-xay-dung-nhung-mo-hinh-moi) [4]. Nguyễn Mạnh Quân, 2011, Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam. (Nguồn internet: https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/15066/khcn) [5]. Nguyễn Như Ý (chủ biên) 1998, Đại Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Vĕn hóa - Thông tin, Hà Nội. [6]. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2006), Phát triển thị trường KH&CN: kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam (Nguồn internet: nghiem-Viet-Nam-va-Trung-Quoc-c1043)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_thi_truong_khoa_hoc_va_cong_nghe_trong_boi_canh_c.pdf
Tài liệu liên quan