Tổng cục Du lịch tích cực phối hợp với các
cơ quan, ban ngành có liên quan soạn thảo kế
hoạch thực hiện các chiến lược dài hạn, đồng
thời tư vấn, đề xuất cho Chính phủ các giải
pháp đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành
chính nhằm mục tiêu giảm thiểu sự chồng chéo
về mặt quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh loại hình du lịch biển và hạn chế tối
đa sự phức tạp trong quá trình hoàn tất thị thực
nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế.
Tỉnh Nghệ An sớm có kiến nghị với Tổng
Cục du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
trong những năm tới, cần quan tâm và đẩy
mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về phát
triển du lịch của Thị xã Cửa Lò, nhằm tạo
điều kiện cho quá trình triển khai các chiến
lược, quy hoạch các chương trình kế hoạch
phát triển du lịch ở địa phương một cách hiệu
quả và thiết thực. Phối hợp với các bộ, ngành
liên quan hướng dẫn các địa phương các bước
lập thủ tục hồ sơ để công nhận Đô thị du lịch;
Khu, tuyến, Điểm du lịch theo quy định của
Luật du lịch. Xây dựng và ban hành hệ thống
các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên,
môi trường du lịch; các hoạt động dịch vụ du
lịch đặc trưng về biển, các chính sách nhằm
đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa trong
các hoạt động du lịch. Sắp xếp, kiện toàn hệ
thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Chuyên môn hoá các lĩnh vực hoạt động kinh
doanh du lịch. Điều chỉnh và tổ chức lại các
doanh nghiệp du lịch. Đổi mới phương thức
hoạt động của Hiệp hội du lịch, phát huy vai
trò hơn nữa của Hiệp hội trong việc xây dựng
môi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh,
đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các
doanh nghiệp.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển thương hiệu du lịch biển Cửa Lò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ
BRANDING STATEGY FOR CUA LO BEACH
Phan Thảo Nguyên
Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công Nghệ Bức Xạ
Tác giả liên hệ: Phan Thảo Nguyên (Email: phanthaonguyenvn@gmail.com)
Ngày nhận bài: 02/03/2020; Ngày phản biện thông qua: 24/03/2020; Ngày duyệt đăng: 31/03/2020
TÓM TẮT
Đối với ngành du lịch, việc xây dựng thương hiệu có tầm quan trọng đặc biệt và quyết định sức hấp dẫn
cũng như khả năng cạnh tranh của điểm đến. Thương hiệu cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần tăng
lợi thế cạnh tranh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những năm qua, hoạt động du lịch Cửa Lò
đã có những bước chuyển mình và đạt được những kết quả quan trọng nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế,
bất cập. Bài báo này phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, phát triển thương hiệu biển Cửa
Lò, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu du lịch biển
Cửa Lò.
Từ khóa: Thương hiệu, du lịch, biển, Cửa Lò.
ABSTRACT
For the tourism industry, branding is of utmost importance and determines the attractiveness and com-
petitiveness of the destination. At the same time, the brand’s image is also an integral contributor to increased
competitive advantage, making tourism a key economic sector. Over the past years, tourism activities in Cua
Lo have seen some changes and achieved signifi cant results but there still exist shortcomings. This study was
conducted to evaluate the current situation of business operations, the development of Cua Lo sea brand,
thereby proposed several solutions and recommendations to improve Cua Lo Beach’s tourism brand develop-
ment strategy.
Keywords: Branding, Tourism, Beach, Cua Lo.
I. MỞ ĐẦU
Nghệ An có đường bờ biển dài 82 km với
nhiều bãi tắm đẹp phục vụ cho phát triển du
lịch, trong đó Cửa Lò là một trong những bãi
biển đẹp nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói
riêng và cả nước nói chung [4,5,6,7]. Với các
điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, với
những tiềm năng thuận lợi vốn có thế nhưng
du lịch biển Cửa Lò hiện vẫn chưa có được
một thương hiệu tổng thể mang tầm vóc Quốc
gia. Tuy lượng khách du lịch đến Cửa Lò trong
những năm gần đây có sự gia tăng, song hiệu
quả của hoạt động thu hút khách du lịch của
Cửa Lò vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
sẵn có [2]. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp
và tổ chức cũng như ban lãnh đạo thị xã Cửa
Lò cần chung tay góp sức để xây dựng một
thương hiệu riêng để thu hút khách du lịch [3].
Nghiên cứu này phân tích và đánh giá thực
trạng hoạt động du lịch tại Cửa Lò từ đó chỉ
ra những lợi thế, bất cập và nguyên nhân. Kết
quả nghiên cứu giúp tác giả đề xuất một số giải
pháp, chính sách nhằm phát triển thương hiệu
du lịch biển Cửa Lò trong thời gian tới.
II. NỘI DUNG
1. Những kết quả và thành tựu đạt được
trong phát triển thương hiệu du lịch biển
Cửa Lò
Lượt khách du lịch đến thị xã Cửa Lò tăng
(cả nội địa và quốc tế) trong giai đoạn năm
2014 - 2018, tốc độ tăng trưởng trung bình
9,05% [1]. Cá biệt năm 2016 do sự cố môi
trường biển Hà Tĩnh đã ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động du lịch của thị xã, lượng khách du
VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI
72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
Bảng 1. Lượt khách du lịch đến thị xã Cửa Lò giai đoạn 2014 - 2018
Đơn vị tính: lượt người
Năm
Tổng số khách du lịch Khách quốc tế Khách nội địa
Lượt khách
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Lượt khách
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Lượt khách
Tốc độ tăng
trưởng (%)
2014 2.250.000 6,13 5.500 1,85 2.244.500 6,14
2015 2.452.000 8,98 5.700 3,63 2.446.300 8,9
2016 1.652.000 -32,63 5.000 -12,2 1.647.000 -32,7
2017 2.470.000 49,52 5.500 10 2.464.500 49,63
2018 2.798.000 13,23 6.953 29,06 2.791.047 13,25
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hoạt động du lịch thị xã Cửa Lò)
Bảng 2. Doanh thu từ hoạt động du lịch tại thị xã Cửa Lò
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng doanh thu 1.730 2.260 1.420 2.280 2.851
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hoạt động du lịch thị xã Cửa Lò)
lịch giảm 32,63%. Tuy nhiên nhờ có sự chỉ đạo
kịp thời của UBND thị xã Cửa Lò về việc đẩy
mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá,
đẩy mạnh công tác quy hoạch và chỉnh trang đô
thị, thu hút được một số dự án lớn đầu tư vào
địa bàn. Đồng thời thị xã đã tập trung xử lý kịp
thời sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung
trên địa bàn, tạo được niềm tin cho du khách
nên lượng khách du lịch đã tăng nhanh trong
năm 2017 là 49,52%.
Khách du lịch quốc tế đến thị xã Cửa Lò
chưa đáng kể, bình quân mỗi năm Cửa Lò đón
từ 5.000 - 6.000 lượt khách nước ngoài, trong
đó chủ yếu là khách Lào, Thái Lan và bắt đầu
xuất hiện một số đoàn khách du lịch từ Trung
Quốc. Năm 2018 Cửa Lò đã triển khai nhiều
giải pháp để duy trì và tiếp tục gia tăng lượng
khách quốc tế này như tham gia các hoạt động
xúc tiến tại 4 thành phố lớn ở Trung Quốc, làm
việc và mời các doanh nghiệp đối tác và tập
đoàn lớn đến khảo sát, xây dựng thêm nhiều
cơ sở lưu trú để tăng lượng phòng cho mùa du
lịch.
Số lượng khách du lịch ngày càng tăng đã
tạo điều kiện cho các tác nhân tham gia kinh
doanh dịch vụ du lịch nâng cao kết quả kinh
doanh của mình. Do vậy mà doanh thu từ hoạt
động du lịch cũng tăng qua các năm, chỉ có
năm 2016 doanh thu bị giảm do tác động của
sự cố môi trường biển miền Trung.
Thị xã đã xây dựng được một thương hiệu
du lịch tại vùng Duyên hải miền Trung, thu
hút một lượng lớn khách du lịch hàng năm
đến với Cửa Lò. Năm 2018, thị xã đã tổ
chức thành công lễ hội du lịch 2018 đặc sắc,
ấn tượng, thu hút gần 2 triệu lượt khách đến
với du lịch Cửa Lò, nâng tổng doanh thu du
lịch năm 2018 đạt 2.851 tỷ đồng, tăng 25% so
với năm 2017. Đồng thời, đã xây dựng được
hệ thống giao thông thuận lợi dẫn tới thị xã.
Hiện nay, hệ thống giao thông nối Cửa Lò với
các huyện và tỉnh lân cận khá hoàn chỉnh và
đang được tiếp tục đầu tư (đường sắt, Quốc lộ
1A, QL46, Đại lộ Vinh - Cửa Lò, Cảng Cửa
Lò, Sân bay Vinh...) nhằm nhanh chóng giúp
Cửa Lò có đủ điều kiện nâng cấp thành đô thị
loại II, từ đó tạo cho Cửa Lò một môi trường
đầu tư mới hấp dẫn, an toàn và hiệu quả. Có
những cơ sở đào tạo về ngành du lịch, nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ
du lịch của thị xã. Cửa Lò đã có một hệ thống
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, liên thông
từ trung cấp đến cao đẳng về ngành du lịch,
hướng tới việc xây dựng con người văn minh,
hiếu khách, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo
thành những điểm nhấn đối với lĩnh vực dịch
vụ du lịch. Xây dựng và quy hoạch những khu
đô thị du lịch, những khu du lịch nghỉ dưỡng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73
Bảng 3: Số liệu điều tra thị trường khách du lịch tại Thị xã Cửa Lò
STT Thị Trường Số lượng khách Tỷ lệ (%)
1 Miền Bắc 114 57
2 Miền Trung 58 29
3 Miền Nam 22 11
4 Nước Ngoài 10 5
Tổng 200 100
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2019)
khang trang và các ngành bổ trợ cho dịch vụ
du lịch sắp đi vào hoạt động trong thời gian
tới. Tiếp tục hình thành các hành lang kinh tế,
các cực tăng trưởng, các phân khu chức năng
làm nền tảng cho phát triển các ngành dịch
vụ (khu, cụm công nghiệp ở Nghi Thu; trung
tâm nghiên cứu khoa học ở Nghi Hải; khu các
trường đại học và cao đẳng, khu thương mại du
lịch cao cấp tại Nghi Hương, Nghi Thu; khu
nghỉ dưỡng, du lịch tại Thu Thủy, các khu vui
chơi, giải trí cao cấp ở đảo Ngư, đảo Lan Châu,
khu vực Cửa Hội...). Thiết lập được các tuyến
du lịch trong và ngoài nước như: Cửa Lò – Đảo
ngư, Cửa Lò – Vinh – Nam Đàn, Cửa Lò –
Pùmat, Cửa Lò – Đảo Chè Thanh Chương, Cửa
Lò – Tiên Điền (Hà Tĩnh), Cửa Lò – Lacxao
(Lào), Cửa Lò – Cửa khẩu cầu Treo – Thanh
Thủy, Cửa Lò – Nghĩa Đàn – Yên thành – Diễn
châu, Cửa Lò – Đảo Yến (Vũng chùa). Nhiều
đơn vị lữ hành, nhiều sự kiện mang tính quốc
gia, khu vực đã chọn Cửa Lò là nơi tổ chức,
tham quan, nghĩ dưỡng.
2. Những điểm hạn chế và bất cập
Bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý,
cảnh quan thiên nhiên cũng như con người, du
lịch biển Cửa Lò còn nhiều khó khăn tồn tại bất
cập, cụ thể như sau:
Một là, thị trường khách du lịch chưa mở
rộng đa dạng đối tượng. Qua quá trình nghiên
cứu thu thập số liệu, tác giả tổng hợp được
nguồn khách đến Cửa Lò tại những địa phương
như bảng 3. Kết quả khảo sát cho thấy khách
du lịch tại thị xã chủ yếu đến từ miền Bắc, là
các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Nam
Định. Thứ hai là các khách du lịch đến từ
miền Trung, mà trong đó chủ yếu là khách du
lịch đến từ các vùng lân cận trong tỉnh Nghệ
An và các tỉnh như Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bên
cạnh đó, lượng khách du lịch từ miền Nam
và nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ. Tác giả đã
tìm hiểu nguyên nhân, do thị xã Cửa Lò chưa
thực sự thu hút và có thương hiệu lớn như Nha
Trang – Khánh Hòa, các khách du lịch quốc tế
và khách du lịch miền Nam thường chọn Nha
Trang là điểm đến du lịch. Điều này cho thấy
thương hiệu của Cửa Lò chưa được phổ biến
rộng rãi đến khách du lịch quốc tế và các tỉnh
miền Nam, hay các tỉnh xa khác. Thị xã Cửa
Lò cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục
và đẩy mạnh công cuộc xây dựng thương hiệu
du lịch hơn nữa.
Hai là, công tác phát triển thương hiệu du
lịch Cửa Lò chưa hiệu quả. Nhằm đánh giá
được đúng sự lan toả thương hiệu du lịch của
Cửa Lò, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của
khách hàng về sự tiếp cận thương hiệu du lịch
Cửa Lò theo các nguồn nào? Thông qua báo
đài, tivi; người quen; internets, hay các nguồn
khác. Qua quá trình thu thập thông tin, tác giả
hệ thống lại bảng 4. Kết quả cho thấy phần lớn
khách hàng biết đến biển Cửa Lò do người
quen giới thiệu, chiếm đến 60%. Tiếp theo là
các nguồn thông tin từ tivi, báo đài chiếm 21%,
nguồn thông tin từ Internet chiếm tỷ trọng nhỏ
hơn là 15%. Điều này cho thấy chủ yếu các
khách du lịch quyết định chọn Cửa Lò làm nơi
nghỉ mát là do có người thân quen đã từng đến
Cửa Lò rồi tư vấn. Điều này cho thấy công tác
phát triển thương hiệu của thị xã còn yếu, chủ
yếu du khách biết đến Cửa Lò qua sự truyền
miệng, còn các nguồn quảng cáo trên tivi, báo
đài hay internet còn chưa hiệu quả.
Ba là, chất lượng các khách sạn, khu lưu trú,
chất lượng ẩm thực và dịch vụ. Kết quả nghiên
74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
Bảng 4: Số liệu điều tra nghiên cứu phương tiện tiếp cận thương hiệu
STT Phương tiện Số lượng khách Tỷ lệ (%)
1 Tivi 42 21
2 Internet 30 15
3 Người quen 120 60
4 Khác 8 4
Tổng 200 100
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2019)
Bảng 5: Số liệu điều tra những điểm không hài lòng của du khách đến với Cửa Lò
STT Đánh giá chung Số lượng khách Tỷ lệ (%)
1 Chất lượng khách sạn lưu trú 61 30,5
2 Ẩm thực tại nơi du lịch 44 20
3 Giá cả 25 12,5
4 Đi lại 22 11
5 Dịch vụ tại Cửa Lò 42 21
6 Khác 10 5
Tổng 200 100
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2019)
cứu chỉ ra những điểm mà du khách chưa hài
lòng về khu du lịch Cửa Lò. Kết quả nghiên
cứu đã chỉ rõ, du khách không hài lòng với chất
lượng các khách sạn, khu lưu trú tại Cửa Lò
chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiếp theo đó là hai yếu
tố có tỷ trọng gần bằng nhau là chất lượng ẩm
thực và dịch vụ tại khu du lịch còn chiếm tỷ
trọng đến 20%. Điều này cho thấy chất lượng
dịch vụ tại Cửa Lò chưa cao, dẫn đến nhiều du
khách chưa hài lòng về chất lượng phục vụ tại
khu du lịch Cửa Lò.
Bốn là, hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống
giao thông quy hoạch đang thiếu tính đồng bộ.
Phần lớn quy hoạch nghiêng về quy hoạch đô
thị hơn là quy hoạch khu du lịch ở một vùng
biển, đảo mang tính chất khí hậu 4 mùa rõ rệt;
dẫn đến cơ sở dịch vụ xây dựng mới đáp ứng
phần nào khách du lịch nội địa, gần như chưa
đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế. Chất
lượng quy hoạch chưa cao, không ít vùng quy
hoạch bị phá vỡ, xây dựng ồ ạt dẫn đến tình
trạng bê tông hóa, phá vỡ cảnh quan, gây ô
nhiễm môi trường. Quy mô và chất lượng hệ
thống hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu
ngành du lịch của thị xã. Phát triển du lịch biển
đang đứng trước những nguy cơ về ô nhiễm
môi trường do quy hoạch và quản lý quy hoạch
đô thị chưa được triển khai kịp thời; quy hoạch
xây dựng các bãi rác, tổ chức thu gom xử lý rác
thải, quy hoạch và xây dựng hệ thống cấp thoát
nước, hệ thống điện, nước sạch chưa đồng bộ...
Năm là, chính sách thu hút đầu tư vào du
lịch dịch vụ chưa hấp dẫn. Các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch hầu hết thuộc vào hạng vừa
và nhỏ; Năng lực quản lý yếu kém. Các sản
phẩm du lịch biển chưa đa dạng, chưa phong
phú, sức cạnh tranh thấp.
Sáu là, khu trung tâm thương mại siêu thị
hải sản đồ khô, đồ tươi sống chưa có. Hiện tại,
thị xã Cửa Lò chỉ có một khu chợ hải sản đồ
tươi sống, và đồ khô lớn. Tuy nhiên, trong định
hướng phát triển lâu dài và còn phục vụ du lịch
thì thị xã càn có một khu trung tâm thương mại
lớn, có tính chuyên nghiệp cao để phục vụ du
khách tốt hơn. Hình thức kinh doanh hải sản ở
Cửa Lò vẫn là hình thức kinh doanh cá thể, còn
manh mún và chưa được sự tham gia quản lý
nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng về chất
lượng, chủng loại cũng như mẫu mã sản phẩm.
Điều này cũng là một hạn chế trong việc tuyên
truyền và quảng bá hình ảnh du lịch biển Cửa
Lò đến với các du khách.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75
Bảy là, các sản phẩm du lịch Ẩm thực chế
biến chưa được đa dạng phong phú. Thị xã Cửa
Lò đang trong giai đoạn phát triển các loại hình
sản phẩm du lịch, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp.
Hiện nay, du khách đến với Cửa Lò phần lớn vì
mục đích du lịch, tắm biển và nghỉ dưỡng, các
hình thái du lịch còn lại chưa thực sự thu hút
và được phổ biến rộng rãi tới du khách. Phần
lớn sản phẩm ẩm thực được chế biến theo các
phương pháp thông thường như nướng và hấp
chưa tạo được những nét đặc biệt, nét riêng của
Cửa Lò để hấp dẫn các du khách.
Tám là, du lịch còn mang tính thời vụ. Thị xã
Cửa Lò chịu sự khắc nghiệt đặc trưng của thời
tiết miền Bắc Trung Bộ, mùa hè nắng nóng, mùa
đông mưa bão nhiều. Điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống của người dân và hoạt động
du lịch tại thị xã. Đây chính là một yếu tố chủ
yếu ảnh hưởng đến tính mùa vụ của du lịch biển
Cửa Lò. Do đó du lịch tại đây mang tính thời vụ
rất cao. Vào mùa hè thì quá tải vì lượng khách
du lịch tại khắp nơi đổ về tắm biển, nghỉ dưỡng.
Còn mùa đông thì tuyệt đối vắng vẻ, các doanh
nghiệp cung cấp du lịch trên địa bàn không có
các nguồn thu về du lịch nên gây ra sự lãng phí
kinh tế khá lớn cho địa phương..
Cuối cùng, thương hiệu du lịch Cửa Lò
chưa đạt đến tầm Quốc gia. Thương hiệu du
lịch biển Cửa Lò chỉ mang tính chất vùng
miền chứ chưa đạt được đến tầm Quốc gia như
Đà Nẵng hay Nha Trang, Hạ Long Mặc dù
doanh thu và khách du lịch tăng khá, nhưng
lượng khách du lịch quốc tế đến các khu, điểm
du lịch biển đạt rất thấp, hàng năm chiếm tỷ
trọng 2,5 đến 3% trong tổng lượng khách du
lịch đến các vùng biển. Điều này thực sự cần
một định hướng phát triển du lịch đúng đắn
cùng với những chiến lược truyền thông phù
hợp từ chính quyền thị xã cũng như tỉnh Nghệ
An để xây dựng thương hiệu du lịch Cửa Lò trở
thành một thương hiệu Quốc gia để phát triển
mạnh mẽ hơn ngành du lịch nơi đây.
3.Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch
biển Cửa Lò
Thứ nhất, phát triển loại hình và sản phẩm
du lịch theo lãnh thổ và theo thị trường. Trong
đó, những loại hình du lịch chủ yếu của Cửa
Lò từ nay đến năm 2030 vẫn chủ yếu là du lịch
biển đảo, nhiều loại hình du lịch phong phú
cho khách quốc tế và khách nội địa. Đồng thời,
xây dựng các sản phẩm du lịch với nhiều mức
giá khác nhau phù hợp với các đối tượng khác
nhau cũng như chấm dứt tình trạng hét giá đối
với khách tại những điểm cung cấp dịch vụ du
lịch.
Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao trong ngành du lịch, đặc biệt là đội ngũ
hướng dẫn viên. Đào tạo, sử dụng và phát huy
nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao sẽ giúp
định vị sâu sắc cất lượng hướng dẫn viên cũng
như chất lượng phục vụ của thương hiệu du
lịch thị xã Cửa Lò trong tâm trí khách du lịch.
Thứ ba, nâng cao mức độ an toàn trong các
tour du lịch và các điểm du lịch, tăng cường và
đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
trong cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam; phối
hợp giữa cơ sở du lịch và các lực lượng khác
để đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm du lịch
và đảm bảo an toàn cho du khách;
Thứ tư, có chiến lược đầu tư phát triển du
lịch phù hợp với định hướng phát triển du lịch
của tỉnh, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
Trong đó, những lĩnh vực ưu tiên đầu tư: hệ
thống hạ tầng phục vụ du lịch như giao thông,
cấp điện cấp thoát nước, cải tạo môi trường,
hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và chợ
đầu mối hải sản.
Thứ năm, bảo tồn và phát triển tài nguyên,
môi trường du lịch, tôn tạo, nâng cấp hệ thống
tài nguyên du lịch đặc biệt đối với các di tích
văn hoá - lịch sử, các lễ hội truyền thống phục
vụ du lịch. Cải tạo môi trường tự nhiên khu
vực hoạt động du lịch, đặc biệt là môi trường
biển khu vực các đảo, các bãi tắm tự nhiên của
thị xã.
Sáu là, phát huy giá trị văn hóa biển đảo,
phục vụ phát triển bền vững các loại hình dịch
vụ du lịch, đẩy mạnh, lồng ghép các di sản văn
hóa phi vật thể vào các tour du lịch, phát triển
du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho du khách
tham gia các hoạt động của cộng đồng dân cư.
4. Một số đề xuất, kiến nghị
Trước hết, Chính phủ cần có những ưu tiên
đặc biệt với những dự án đầu tư phát triển du
76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
lịch biển có tính bền vững để khuyến khích
các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là
các doanh nhân Việt Kiều đầu tư có chiều sâu,
đảm bảo vừa phát triển du lịch biển không
ngừng, vừa giữ gìn bảo tồn những tài nguyên
biển đặc thù của thị xã. Chính phủ có cơ chế
cụ thể xây dựng thị xã Cửa Lò theo tiêu chuẩn
quốc tế để thu hút du khách trực tiếp đến thị
xã Cửa Lò bằng đường không và đường thủy
trong tương lai.
Tổng cục Du lịch tích cực phối hợp với các
cơ quan, ban ngành có liên quan soạn thảo kế
hoạch thực hiện các chiến lược dài hạn, đồng
thời tư vấn, đề xuất cho Chính phủ các giải
pháp đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành
chính nhằm mục tiêu giảm thiểu sự chồng chéo
về mặt quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh loại hình du lịch biển và hạn chế tối
đa sự phức tạp trong quá trình hoàn tất thị thực
nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế.
Tỉnh Nghệ An sớm có kiến nghị với Tổng
Cục du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
trong những năm tới, cần quan tâm và đẩy
mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về phát
triển du lịch của Thị xã Cửa Lò, nhằm tạo
điều kiện cho quá trình triển khai các chiến
lược, quy hoạch các chương trình kế hoạch
phát triển du lịch ở địa phương một cách hiệu
quả và thiết thực. Phối hợp với các bộ, ngành
liên quan hướng dẫn các địa phương các bước
lập thủ tục hồ sơ để công nhận Đô thị du lịch;
Khu, tuyến, Điểm du lịch theo quy định của
Luật du lịch. Xây dựng và ban hành hệ thống
các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên,
môi trường du lịch; các hoạt động dịch vụ du
lịch đặc trưng về biển, các chính sách nhằm
đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa trong
các hoạt động du lịch. Sắp xếp, kiện toàn hệ
thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Chuyên môn hoá các lĩnh vực hoạt động kinh
doanh du lịch. Điều chỉnh và tổ chức lại các
doanh nghiệp du lịch. Đổi mới phương thức
hoạt động của Hiệp hội du lịch, phát huy vai
trò hơn nữa của Hiệp hội trong việc xây dựng
môi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh,
đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các
doanh nghiệp.
III. KẾT LUẬN
Du lịch biển tại thị xã Cửa Lò hiện nay đang
phát triển khá thuận lợi với sự tăng trưởng
lượng khách du lịch và được khách du lịch
đánh giá cao về giá trị cảnh quan biển đảo. Du
lịch biển Cửa Lò được du khách trong nước
biến đến từ lâu, tuy nhiên chỉ ở mức là một khu
du lịch vùng miền, phục vụ phần lớn khách du
lịch trong nước. Do vậy trong thời gian tới để
thương hiệu du lịch biển thị xã Cửa Lò được
phát triển một cách bền vững rất cần các chính
sách, giải pháp đồng bộ và sự hỗ trợ và phối
hợp tích cực của nhà nước, chính quyền địa
phương và cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục thống kê tỉnh Nghệ An (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2014,
2015, 2016, 2017 và 2018.
2. Chương trình hành động số 55-CTr/TU về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2017 - 2030.
3. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
4. https://baonghean.vn
5. https://www.nghean.gov.vn
6. https://www.ngheantourism.gov.vn
7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_thuong_hieu_du_lich_bien_cua_lo.pdf