Phát triển thương mại điện tử tại công ty TNHH giải pháp trực tuyến

LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tàiToàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với tự do hóa thương mại sẽ được đẩy mạnh, đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng được mở rộng. Song, bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, nhất là sức ép đối với một đất nước kém phát triển như đất nước ta. Sự cạnh tranh diễn ra trong các ngành thương mại, dịch vụ, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư và công nghệ ngày càng trở nên gay gắt. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh: đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, khắc phục được các trở ngại về không gian và thời gian mà đây lại chính là những điểm mạnh của thương mại điện tử. Như vậy có thể thấy, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động của các doanh nghiệp là một tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thấy thương mại điện tử là một phương thức giúp cho doanh nghiệp mình nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, việc ứng dụng thương mại điện tử ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nhận thức, trình độ nhân lực, đặc điểm kinh doanh, hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp đó Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến(ESC), em nhận thấy vấn đề phát triển thương mại điện tử ở đây còn có những tồn tại: Mặc dù phương thức kinh doanh thương mại điện tử đã được doanh nghiệp áp dụng nhưng chưa triệt để. Doanh nghiệp mới chỉ xây dựng được website nhằm mục đích giới thiệu về doanh nghiệp mình cùng các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh mà khách hàng chưa thể đặt hàng qua website. Việc tham gia các sàn giao dịch điện tử, đào tạo thêm nguồn nhân lực hoặc thiết lập phòng ban riêng về thương mại điện tử cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm đến. Do vậy trong những năm vừa qua, mặc dù công ty luôn kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả kinh doanh đạt được chưa cao, lợi nhuận thu về chưa tương xứng với tổng mức chi phí mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình. Với mong muốn đóng góp ý kiến, góp phần vào sự phát triển của phương thức kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam nói chung và ở Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến(ESC) nói riêng, em đã chọn đề tài “Phát triển TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2.Mục đích nghiên cứuViệc phát triển TMĐT đang rất được chú trọng tại công ty. Để thực hiện thành công luận văn này chúng ta cần làm rõ thêm vấn đề thực trạng tồn tại để phát triển TMĐT. Trên cơ sở nhận thức và thực tiễn của vấn đề đó em đưa ra phương hướng, các giải pháp nhằm thúc đẩy pháp triển TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu vào phát triển TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến và có tham khảo một số từ sách báo và internet. Phạm vi nghiên cứu: Do năng lực và thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của luận văn em xin phép chỉ tập trung phát triển TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến và định hướng kế hoạch phát triển thương hiệu ngày một ngày vững mạnh. 4.Phương pháp nguyên cứuLuận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp chuẩn tắc để đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn. Đồng thời số liệu nghiên cứu được lấy từ nguồn thứ cấp và sơ cấp kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, tham khảo các ý kiến chuyên gia và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, để hoàn thành luận văn này.5.Kết cấu đề tàiVới phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử. Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến. Chương 3: Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến.

doc74 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển thương mại điện tử tại công ty TNHH giải pháp trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dụng phương thức kinh doanh TMĐT vào hoạt động của mình, ban lãnh đạo công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến cho biết: Nhờ có website www.esc.vn, hoạt động kinh doanh của công ty đã có những thay đổi về chất, khắc phục được những trở ngại về địa lý giữa Việt Nam và các nước. Website www.esc.vn đã mang lại cho công ty thêm khoảng 30% lượng khách hàng tìm đến với dịch vụ của mình. Ngoài ra, sự xuất hiện của công ty trên Internet đã góp phần đưa uy tín của DN này lên một tầm cao mới. Nhiều đề nghị hợp tác, nhiều cơ hội thị trường mới đã xuất hiện nhờ sự có mặt của website này trên Internet. Đến tháng 8/2009, chỉ sau vài tháng kể từ khi website www.bookvn.com hệ thống bán phần cứng công ty được chính thức đưa vào hoạt động. Đây chính là điều kiện cần và đủ để công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến phát triển bền vững vươn tới chiếm lĩnh thị trường cả phần mềm, phần cứng và khẳng định thương hiệu. Với lợi thế là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ web nên việc xây dựng website trở nên dễ dàng và tạo được tính chất đặt thù website của riêng mình. Công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng hoàn chỉnh, cập nhật thường xuyên các thông tin về dịch vụ CNTT, mặt khác công ty còn tiếp tục mở rộng và phát triển thêm dịch vụ gia tăng về TMĐT… Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến trong vòng ba năm trở lại đây TT Nội dung Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 Tính cho cả 3 năm 1 Tổng số khách 1.037 1.477 1.618 2.137 2.539 8808 Khách domain 780 1.134 1.235 1.639 1.960 6.748 Khách hosting 199 241 280 361 427 1.508 Khách Website 58 102 103 137 152 552 2 Chi phí (triệu VND) 2.405 2.871 3.229 3.511 3.899 15.915 3 Tổng doanh thu (triệu VND) 2.816 3.303 3.686 4.083 4.726 18.614 4 Lãi gộp (triệu VND) 411 432 457 572 827 2.399 Bảng 2.2. Sự tăng giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo từng năm (từ năm 2005 đến năm 2009) Qua biểu đồ biểu diễn ba chỉ tiêu: doanh thu, chi phí và lợi nhuận ta thấy rõ hiệu quả trong hoạt động của công ty. Tổng doanh thu của doanh nghiệp qua từng năm luôn cao hơn tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đường tổng doanh thu luôn có xu hướng đi lên và song song với đường chi phí do vậy có thể đưa ra nhận xét: cơ cấu giữa doanh thu và chi phí là khá hợp lý. Bên cạnh đó, đường lợi nhuận thuần (lãi gộp) luôn có xu hướng đi lên, tức lợi nhuận thu được của doanh nghiệp năm sau luôn đạt và vượt cao hơn năm trước. Về doanh thu từ TMĐT của 5 năm gần đây (từ năm 2005 đến 2009) so với các năm trước đó mà DN chưa đẩy mạnh phương thức kinh doanh TMĐT. Nhìn chung có thể nhận thấy trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ TMĐT của doanh nghiệp luôn đạt hiệu quả, tỷ lệ tăng doanh thu và tỷ lệ tăng lợi nhuận năm sau luôn đạt và vượt cao hơn năm trước. Việc ứng dụng và phát triển khá thành công phương thức kinh doanh TMĐT vào hoạt động kinh doanh của DN cũng đem lại những kết quả bước đầu khá khả quan. Với những thành tựu đã đạt được của DN với phương thức kinh doanh TMĐT trong những năm vừa qua có thể nói: TMĐT ở công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến đã bước sang giai đoạn mới và điều này hứa hẹn trong những năm tới, TMĐT ở DN có thể có những bước tiến nhảy vọt, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh của công ty và góp phần vào sự phát triển kinh tế thương mại chung của cả nước. Công ty đã liên kết với hầu hết tất cả các ngân hàng lớn trong và ngoài nước để có thể thanh toán qua các loại thẻ, Visa, Master, Credit, DebitCard, … Ngày càng hoàn thiệt hệ thống thanh toán hơn với sự giúp đỡ từ các ngân hàng Vietcombank, Dongabank, Vietinbank, ACB, vv… Hệ thống được bảo trì và bảo hành ở cấp độ cao, được bảo mật thông tin 3 lớp. Trang bị máy chủ server đặt tại trung tâm Datacenter Công viên Phần Mềm Quang Trung. Bảo mật thông tin tất cả các khách hàng tham gia mua hàng tại website của công ty. Nâng cấp hệ thống bán hàng trực tuyến cho phù hợp tương thích cho người dung cũng như hệ thống liên ngân hàng. Đang kiêu gọi nhà tài trợ cùng tham gia khai thác kênh bán hàng này để mở rộng tương lai. ESC đã liên kết với các website bán hàng lớn trong nước như www.chodientu.vn, www.gophatdat.com , www.5giay.vn, www.vatgia.com 2.4.2. Những tồn tại cần quan tâm giải quyết để thương mại điện tử ở doanh nghiệp Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển phương thức kinh doanh TMĐT ở Việt Nam. Bằng việc ban hành các văn bản pháp lý để hướng dẫn và quản lý việc áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT, Nhà nước đã tạo dựng được một môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển TMĐT tại các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử ngày 9 tháng 6 năm 2006 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử. Nghị định này thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động liên quan tới thương mại. Đây là cơ sở để DN và người tiêu dùng yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích TMĐT phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Nghị định về thương mại điện tử là nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và là nghị định thứ sáu hướng dẫn Luật Thương mại (sửa đổi) được ban hành. Mặc dù vậy, nhiều tồn tại, bức xúc vẫn cần phải được quan tâm giải quyết trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển TMĐT ở DN. Cụ thể là: Việc ban hành các văn bản thi hành luật Giao dịch điện tử diễn ra còn chậm. Nhiều Bộ ngành đã rất cố gắng trong việc xây dựng các nghị định khác hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử như Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2009 chưa có nghị định nào trong số những nghị định này được ban hành. Việc rà soát các văn bản pháp luật liên quan tới TMĐT chưa được tiến hành. Một số quy định bất hợp lý cho thương mại điện tử đã được doanh nghiệp nhắc tới từ những năm trước vẫn chưa được khắc phục. Những quy định về cấp phép thành lập website hay mua bán tên miền chưa phù hợp với thực tiễn. Cho đến hiện nay, nhận thức của DN về sự cần thiết và hiệu quả của việc áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT chưa đầy đủ. Doanh nghiệp hiện nay rất thiếu cán bộ có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của công nghệ như: Việc nối mạng và sử dụng mạng cơ sở; kiến thức, kỹ năng nhận và xử lý thông tin; ngôn ngữ trên mạng; khả năng tài chính để kinh doanh và sử dụng mạng. Do vậy, DN đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của phương thức kinh doanh TMĐT nhưng thực sự họ không biết khởi đầu từ đâu và làm như thế nào với ai. Website của DN nhìn chung chưa thực sự phát huy được những chức năng của một website chuyên nghiệp. Website chỉ mới dừng lại ở hình thức đưa tin, giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm lên mạng, đặt hàng quan mạng, ngoài ra có hệ thống quản lý tên miền nhưng chưa thanh toán trực tiếp qua website. Thêm vào đó, thông tin trên website không được cập nhật thường xuyên, không có những thông tin về sản phẩm mới, hay chiến dịch bán hàng mới. Vì vậy các website đã không phát huy được tính ưu việt của hình thức kinh doanh trên mạng dẫn đến giao dịch trên mạng đạt kết quả không cao. Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến TMĐT cũng là một vấn đề đáng chú ý trong năm 2010. Những hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội tăng lên một cách đáng lo ngại, điển hình là những vụ tấn công các website thương mại điện tử www.vatgia.com, www.chodientu.com, ngay cả cổng TMĐT quốc gia www.ecvn.gov.vn cũng bị các hacker tấn công. Bên cạnh đó, tình trạng đột nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động TMĐT lành mạnh. Doanh nghiệp cũng đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và tham gia TMĐT, nhưng để đưa ra các biện pháp tự bảo vệ thì DN còn lúng túng. Chính vì thế mà thái độ của DN vẫn là e ngại và chờ đợi, chưa chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề bảo mật an toàn mạng nói chung và trong giao dịch TMĐT nói riêng. Những sự kiện thương mại điện tử nổi bật trong những năm qua: 1) Năm 2006 Việt Nam đăng cai và chủ trì thành công các hội nghị về thương mại điện tử trong khuôn khổ APEC; Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực; 2) năm 2007 Cổng Thương mại điện tử quốc gia (ECVN) vươn ra tầm quốc tế; Ban hành Nghị định về thương mại điện tử; và 5) Sàn thương mại điện tử hàng đầu của Việt Nam (ECVN) bị tấn công. Năm 2008 website bộ giao dục bị tất công. Điều này cho thấy sự cấp thiết phải xây dựng hệ thống văn bản pháp quy và triển khai các biện pháp phòng chống tội phạm công nghệ cao nhằm tạo môi trường ổn định cho thương mại điện tử phát triển. Bên cạnh những vấn đề về an toàn và bảo mật thông tin là trở ngại lớn nhất đối với DN thì việc kết nối Internet chậm và không ổn định do đường truyền có tốc độ thấp, giá kết nối và truy cập mạng so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn ở mức cao cũng là một trở ngại. Những trở ngại này có thể nói đã ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng và phát triển phương thức kinh doanh thương mại điện tử ở DN. Một vấn đề cũng cần được quan tâm đó là nguồn lực cho công nghệ thông tin nói chung và cho việc phát triển TMĐT ở doanh nghiệp nói riêng vẫn còn thiếu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng TMĐT doanh nghiệp. Khó nối hệ thống thông tin với ngân hàng hay dịch vụ cung cấp, thanh toán điện tử. Cơ sở vật chất phục vụ việc thanh toán điện tử chưa cao. Cơ sở hạn tầng côn nghệ thông tin còn yếu kém sơ với các nước trên thế giới nên chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Nhân sự thiếu nhân sự cho việc bán hàng. Việc bảo trì và bảo hành website cũng như hệ thống chưa có đi vào hướng chuyên nghiệp cao. Hợp đồng điện tử chưa áp dụng(rào cản vướt mắt từ các bên thanh gia cũng như đơn vị trung gian và luật pháp chưa rõ ràng). Niềm tin trong TMĐT Có đến 98% các trang web TMĐT chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về chủ trang web như địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh doanh; 96% trang web không công bố cơ chế giải quyết tranh chấp; 48% không công bố thông tin về các điều khoản giao dịch; 38% trang web không công bố rõ ràng cơ cấu giá; 46% trang web không công bố đầy đủ điều khoản giao dịch; 20% trang web không đưa ra thời hạn trả lời đề nghị đặt mua hàng của khách. Đặc biệt, tất cả các trang web này đều có thu thập thông tin cá nhân của khách hàng, kể cả các thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, số tài khoản... nhưng chỉ 12% trang web có chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và 6% trang web cho phép khách hàng lựa chọn đồng ý hoặc từ chối cung cấp thông tin cá nhân khi tham gia giao dịch. Thối quen mua hàng truyền thống, văn háo làng xã của người Á Đông và đặt biệt là Việt Nam, văn hóa làng xã cũng là rào cảng cực lớn để thương mại điện tử pháp triển. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TRỰC TUYẾN 3.1. Quan điểm 3.1.1 Quan điểm 1: TMĐT là xu hướng tất yếu trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phát triển kinh tế đang là công cụ hữu hiệu nhất của mõi quốc gia hiện nay và cả Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Bằng chứng là rất nhiều trang website ra đời, những sàn giao dịch, mua bán…ra đời. 3.1.2 Quan điểm 2: Phát triển TMĐT sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của DN trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Thương mại điện tử tạo ra cơ hội mới giúp DN mở rộng thị trường, giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng, v.v... qua đó nâng cao sức cạnh tranh của mình. Trong giai đoạn 2006 – 2011, Việt Nam sẽ hội nhập sâu sắc và toàn diện vào nền kinh tế thương mại quốc tế. Năm 2006 cũng là năm đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), thể hiện cam kết tiếp tục mở cửa nền kinh tế với thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi DN phải quan tâm thực sự đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, TMĐT là một công cụ quan trọng được DN quan tâm triển khai ứng dụng. Đồng thời với việc tiếp tục mở cửa thị trường trong nước theo lộ trình của các cam kết quốc tế, hàng hoá và DN cũng có cơ hội rất lớn để thâm nhập thị trường toàn cầu. Phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử sẽ giúp DN nắm bắt được các cơ hội mới. 3.1.3 Quan điểm 3: Doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến sự phát triển TMĐT là người bán, người mua, người ứng dụng và phát triển công nghệ lớn nhất. Chính DN sẽ tự quyết định có tham gia TMĐT hay không, tham gia như thế nào, vào thời điểm nào, sẽ đầu tư nhân lực và nguồn lực ra sao, v.v... Nói cách khác, DN là lực lượng nòng cốt đối với việc ứng dụng và phát TMĐT. Mặc dù DN là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong ứng dụng và phát triển TMĐT nhưng Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Nhà nước có nhiệm vụ tạo ra môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển TMĐT, xây dựng khung khổ pháp lý, thiết lập sự cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp, bí mật riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng, v.v... Nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ cho TMĐT như hải quan điện tử, thuế điện tử, đăng ký đầu tư điện tử, cấp phép nhập khẩu điện tử, v.v... Nếu nhà nước không hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công này thì TMĐT cũng rất khó phát triển một cách toàn diện và mạnh mạnh mẽ. Chúng ta có thể dẫn ra một số những bất lợi cho doanh nghiệp khi không có website và không tham gia phương thức kinh doanh TMĐT. Khó tiếp cận được thị trường thế giới rộng với chi phí nhỏ. Không cung cấp được đầy đủ thông tin cho khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi. Không giải đáp thắc mắc, yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Không cung cấp được dịch vụ tiện lợi cho khách hàng chọn hàng, đặt hàng. Marketing bị giới hạn phạm vi địa lý. Không truyền tải được nhiều thông tin, thời lượng. Không dễ dàng theo dõi hiệu quả, nhận tương tác của khách hàng. Chi phí marketing rất cao chi phí in ấn, gửi tài liệu, liên lạc qua phone, fax... đặc biệt là khi người nhận ở xa (liên tỉnh, quốc tế) vv... Bộ mặt DN, lợi thế cạnh tranh:Khi đối thủ cạnh tranh có website mà doanh nghiệp không có thì doanh nghiệp khó giữ khách hàng cũ và tìm thêm khách hàng mới. Tính chuyên nghiệp trong thời đại Toàn cầu hóa, Kỹ thuật số, Thông tin, Kinh tế Tri thức... Một doanh nghiệp không có website ắt hẳn không theo kịp thời đại, không chuyên nghiệp đó là những gì mọi người nghĩ và tin như thế. 3.2. Mục tiêu Tại Việt Nam cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất năng động và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này bị hạn chế về nguồn lực nên ứng dụng TMĐT là cơ hội để họ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí giao dịch và chăm sóc khách hàng, v.v... Thực tế ở Việt Nam tới 2011 cho thấy chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ là lực lượng tiên phong trong việc ứng dụng TMĐT. Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến là một điển hình cho mô hình DN này và DN cũng đã có những ứng dụng nhất định TMĐT vào từng khâu hay của toàn bộ các khâu của giao dịch thương mại. 3.2.1. Công cụ cung cấp thông tin: Website là một công cụ cung cấp thông tin quan trọng của doanh nghiệp không những cho đối tượng khách hàng mà còn cho các đối tượng khác như: nhà đầu tư, cổ đông, đối tác, thông tin đại chúng. Ngoài ra, các ứng dụng web rất phong phú và đa dạng có thể ứng dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi xây dựng và hoàn thiện website của mình không thể không biết đến ba từ không thể thiếu với một website chuyên nghiệp. Có ba từ đại diện cho những nhân tố then chốt trong thành công của bất cứ website nào. Nắm vững được tầm quan trọng của 3 từ này tức là DN đã đạt được một nửa con đường tới thành công trên Internet. Và ngược lại, nếu không để ý đến chúng thì nhà kinh doanh sẽ khó lòng đạt được bất cứ một thành công tài chính nào từ chiến dịch marketing trên mạng. Miễn phí Nhân tố then chốt trong toàn bộ thế giới Internet chỉ là một từ đơn giản "Miễn phí". Đây là từ DN phải biết nếu muốn kinh doanh thành công trên Internet. Cách dễ nhất để thu hút mọi người đến thăm website là cung cấp một vài dịch vụ miễn phí nào đó. Có thể là tin tức, số liệu, thông báo miễn phí hoặc một chương trình tìm kiếm miễn phí. Mặc dù các chuyên gia công nghệ thông tin đưa ra rất nhiều lời khuyên khác nhau về cách thu hút người truy cập web, nhưng thực sự bí mật thu hút truy cập chỉ nằm trong một từ... miễn phí. DN nên đưa ra một số tiện ích hấp dẫn có liên quan đến thị trường mục tiêu của mình và cung cấp miễn phí trên website. Đây chính là "lưỡi câu" bí mật đầy hiệu quả mà DN đặt trên website liên tục 24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần. Sau đây là một số "lưỡi câu" đã được sử dụng rất thành công để thu hút lượng truy cập và lôi kéo khách hàng quay trở lại trên website: Thông báo, Sách điện tử, Trang tập hợp mọi đường link theo chủ đề, Rao vặt, Real Audio hay Real Video, Newsletter, Nhóm thảo luận, Bưu thiếp và các chương trình tìm kiếm, tất nhiên tất cả đều miễn phí. Tiện ích miễn phí tốt nhất mà DN nên cung cấp cho hầu hết các thị trường là một bản thông tin miễn phí hướng về sản phẩm của DN. Chẳng hạn, đưa ra bài viết miễn phí bí quyết thu hút truy cập, nếu DN bán một báo cáo nghiên cứu về thu hút truy cập trên Internet. Nếu DN tạo một bản tin miễn phí có liên hệ đến sản phẩm chính của mình, DN có thể sử dụng các hệ thống tiếp nối tự động và tạo một hệ thống tiếp nối tự động gửi các bức thư chào hàng đến những người đã đăng ký nhận tin miễn phí. DN nên đặt bản tin miễn phí trong một hệ thống phản hồi nhiều chiều, sau khi nhận được thông tin đầu tiên của hệ thống phản hồi tự động. Sau đó, DN cần lập trình để hệ thống tự gửi đi các bức thư chào hàng vào sau ngày một khách hàng đăng ký nhận bản tin miễn phí. Các bức thư này sẽ được lập trình để thực hiện đầy đủ một quá trình bán hàng. Bản tin miễn phí với thư trả lời tự động là một khởi đầu tốt cho quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Các bức thư bán hàng tiếp nối sẽ là nhân tố quan trọng để thực hiện bán hàng tự động trên website. Sản phẩm mũi nhọn Chìa khóa cho thành công của bất kỳ trang web thương mại nào là phải có một sản phẩm chính được coi là sản phẩm chủ đạo. DN không cần nhấn mạnh về tất cả các sản phẩm đối với mỗi khách hàng mới. Có quá nhiều sự lựa chọn sẽ làm khách hàng lúng túng. Hãy giới thiệu với họ một lựa chọn chính mà DN luôn nhấn mạnh trên tòan bộ website. Một chuyên gia thương mại điện tử đã thử nghiệm cả hai phương pháp là tập trung vào một sản phẩm chính và giới thiệu một loạt sản phẩm như một catalog. Kết quả là cách tiếp cận 1 sản phẩm bán chạy gấp đôi cách tiếp cận kiểu catalog. Quá nhiều sản phẩm sẽ gây nhiễu cho các khách hàng, và còn dẫn đến tình trạng họ không thể quyết định chọn sản phẩm nào nên cuối cùng không mua gì cả. Mặc dù một số ít công ty lớn có thể thành công bằng cách tiếp cận kiểu catalog, nhưng đối với các công ty vừa và nhỏ nói chung thì cách làm này khá khó khăn. DN nên sử dụng các sản phẩm khác như là phần phụ trợ để đa dạng hóa nguồn doanh thu. Phụ trợ Tuy nhiên, phần doanh thu từ sản phẩm phụ trợ không phải là nhỏ. Hiện nay, nguyên tắc của doanh số phụ trợ thường bị đa số công ty bỏ qua bởi nhiều người còn chưa nhận ra sức mạnh thực sự của lĩnh vực này. Nếu DN phát triển một sản phẩm phụ trợ tốt khiến nhiều khách hàng phải quay lại tìm mua trên website thì có thể coi là DN đã có một cỗ máy kiếm tiền đều đặn. Doanh nghiệp chú trọng marketing cho website của mình rất nhiều, song lượng người vào xem website của DN không được như ý? Có thể do nội dung trên website của DN chưa hấp dẫn được người xem, làm cho họ vào xem chỉ một lần mà thôi không hẹn ngày tái ngộ! Ý tưởng này giúp DN một số lưu ý làm thế nào để nội dung của website hấp dẫn được người xem và làm cho họ phải quay lại xem nhiều lần khác nữa. Nội dung phải được cập nhật thường xuyên. Nội dung phải phục vụ đúng nhu cầu của đối tượng người xem. Doanh nghiệp phải đặt mình vào vị trí khách hàng để nghĩ xem nội dung website của mình phải như thế nào để gây hứng thú và lôi cuốn người xem. Website phải cung cấp một số tiện ích cho người xem - phục vụ miễn phí nhu cầu của họ. Ngoài nội dung ra, việc phục vụ, hỗ trợ người xem cũng không kém phần quan trọng. Người xem sẽ rất thích và ủng hộ website của DN nếu như mọi câu hỏi của họ đều được trả lời thỏa đáng và nhanh chóng. 3.2.5. Tính năng 3.2.5.1. E-brochure Website có thể đóng vai trò một brochure giới thiệu về công ty, sản phẩm và dịch vụ cung cấp với những hình ảnh và có thể có các file âm thanh và hình ảnh phong phú, sống động. Đối tác, khách hàng có thể truy cập vào xem một cách nhanh chóng, không mất thời gian chờ đợi gửi qua đường bưu điện. Doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí in ấn, gửi thư và luôn cập nhật được thông tin một cách thuận lợi. Đây cũng là một phương tiện xây dựng hình ảnh công ty chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. 3.2.5.2. E-catalogue Trên website, doanh nghiệp sẽ đưa những catalogue đầy đủ nhất về sản phẩm với những hình ảnh và thông tin chi tiết của mỗi sản phẩm. Khách hàng có thể tìm sản phẩm theo thuộc tính, theo mã hàng, theo giá cả,... một cách nhanh chóng. 3.2.5.3. E-shop E-catalogue có thể tích hợp những tính năng đặt hàng, hoặc có thể có chức năng thanh toán trực tuyến để trở thành một công cụ bán hàng của doanh nghiệp. 3.2.5.4. E-support Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ khách hàng thông qua website như giải đáp các thắc mắc, tư vấn, cung cấp tài liệu kỹ thuật, đăng ký bảo hành, và có thể chat trực tuyến với khách hàng. Thông qua website, khách hàng cũng có thể liên hệ với doanh nghiệp một cách nhanh nhất. 3.2.5.5. E-pay Cổng thanh toán điện tử, thực chất là một hệ thống phần mềm cho phép các website thương mại điện tử có thể kết nối được với các kênh thanh toán như ngân hàng, nhằm cung cấp công cụ giúp cho khách hàng, có tài khoản tín dụng hoặc các loại thẻ tín dụng có thể thực hiện các thủ tục thanh toán hàng hoá, dịch vụ ngay trên website khi mua hàng. Như vậy, thay vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc nộp tiền mặt trực tiếp, thì khách hàng chỉ cần xác nhận thanh toán là xong, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Cổng thanh toán điện tử tương đương như một điểm bán hàng. Hình 3.1. Quy trình mua bán trực tuyến Cổng thanh toán điện tử Merchant account là một tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép bạn khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này. Payment gateway là một chương trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng. Sau khi hàng hoá hoặc dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp, thì doanh nghiệp thông báo cho ngân hàng nơi họ đăng ký tài khoản thanh toán TMĐT để ngân hàng này thực hiện chuyển tiền từ ngân hàng người mua vào tài khoản của doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu một khoản chi phí thực hiện giao dịch. Quy trình thanh toán tại website Triển khai cổng thanh toán trực tuyến, ESC cho phép khách hàng thực hiện thanh toán trực tuyến bằng các loại thẻ tín dụng hoặc ghi nợ mang thương hiệu quốc tế Visa, Master, American Express, Vietinbank, ACBbank, Vietcombank. Tài khoản Dongabank là ngân hàng để nhận doanh thu bán hàng của Công ty. Doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng dịch vụ cổng thanh toán E-pay của Công ty sẽ mở tài khoản tại ngân hàng bất kì để thể mua hàng tại website www.esc.vn. Người mua (chủ thẻ) sẽ thực hiện thanh toán trực tuyến bằng cách điền thông tin thẻ tại cổng thanh toán E-pay và sẽ được chuyển thông tin đến ngân hàng phát hành thông qua hệ thống của tổ chức thẻ quốc tế đến ngân hàng phát hành để xin cấp phép giao dịch. Kết quả giao dịch sẽ được trả ngược lại cho cổng thanh toán E-pay, đơn vị chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Nếu kết quả giao dịch thành công, Dongabank sẽ thực hiện nghiệp vụ thanh toán bừ trừ với ngân hàng phát hành (ngân hàng của chủ thẻ) theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế. Ngoài công tác tạm ứng doanh thu, Dongabank còn thực hiện các công việc như quản lý rủi ro và tra soát khiếu nại. Hình 3.2. Thanh toán tạm giữ Ngoài ra, Đơn vị chấp nhận thẻ sẽ tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý rủi ro và được hỗ trợ miễn phí hệ thống phát hiện giao dịch giả mạo. Hàng ngày, Dongabank cập nhật các giao dịch bị đòi bồi hoàn từ phía các ngân hàng phát hành trên toàn cầu. Ở Việt Nam, Dongabank được các tổ chức thẻ quốc tế lựa chọn là ngân hàng thanh toán của các đơn vị chấp nhận thẻ trực tuyến do uy tín và sự kết nối rộng rãi với các ngân hàng khác. 3.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển TMĐT Trong năm vừa qua, TMĐT Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới và phát triển trên tất cả mọi khía cạnh từ chính sách, luật pháp, giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và người tiêu dung cũng như sự hỗ trợ đa dạng của các cơ quan nhà nước. Điều này hứa hẹn trong những năm tới, TMĐT ở Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến nói riêng và ở Việt Nam sẽ có những bước tiến nhảy vọt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại chung của cả nước. Để trong những năm tới phương thức kinh doanh TMĐT được áp dụng một cách triệt để hơn nữa ở Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến, DN phải thực hiện tốt các chính sách sau: 3.3.1. Chất lượng website Các công việc cần làm để chuẩn bị xây dựng và hoàn thiện website cho doanh nghiệp bao gồm: Để xây dựng website cho mình, DN cần tìm một công ty thiết kế web để xây dựng, duy trì website cho DN. Về phần mình, DN cũng phải vạch ra cấu trúc của website (là các mục nội dung trên website) và chuẩn bị các nội dung thông tin, hình ảnh muốn đưa lên website. Trước tiên, doanh nghiệp chọn lựa một tên miền phù hợp cho DN mình (tên miền lý tưởng là tên miền dễ nhớ, gắn liền với tên công ty hoặc thương hiệu của sản phẩm). Nếu chọn lựa được tên miền phù hợp DN nên mua ngay càng sớm càng tốt để tránh bị người khác đăng ký mất tên miền. Doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng về mục đích sử dụng website (quảng bá, marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng ...) để đưa ra cấu trúc website phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp nên đặt thử vai trò của mình là người sử dụng website đưa ra các bốc cục hợp lý, các chức năng tiện dụng cho người xem giúp người xem tìm kiếm thông tin nhanh nhất. Tùy theo nhu cầu cần hay không cần cập nhật thông tin thường xuyên để DN quyết định xây dựng website động hay website tĩnh. Về việc thiết kế nên tạo ra dấu ấn riêng phù hợp với DN, nhất là phải tạo ra sự đồng nhất với các tài liệu marketing khác. Lưu ý trong thiết kế website, không nên dùng nhiều hình ảnh, hiệu ứng phức tạp vì sẽ làm trang web nặng (hơn 50 KB/trang), làm cho tốc độ hiển thị chậm, người xem sẽ chán và bỏ đi. Doanh nghiệp nên giao trọn gói việc xây dựng website, xây dựng công cụ cập nhật thông tin, marketing website, duy trì ... cho một đơn vị uy tín thì sẽ hiệu quả hơn là mỗi đơn vị làm một việc, và những việc này có liên quan đến nhau, nên việc phối hợp sẽ mất thời gian, chưa kể đến sự không nhiệt tình hợp tác giữa các công ty dịch vụ thiết kế, duy trì, marketing... Doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm thông qua một website riêng trên mạng... tuy nhiên, trang web đó không thu hút được số lượng khách tới thăm như DN mong muốn. Doanh nghiệp có thể làm gì để thúc đẩy số lượng người truy cập đến? Điều đó sẽ trở nên đơn giản hơn với những cách thức sau đây. Rất có thể DN sẽ tạo dựng được một trang web đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn người truy cập trên mạng. Chất lượng website là yếu tố chính để giữ chân và tạo ấn tượng tốt cho người xem một khi họ đã vào xem website của DN. Chất lượng website thông qua các yếu tố sau: Trình bày thiết kế, bố cục: trình bày trang nhã, ấn tượng, bố cục rõ ràng, đơn giản, không bề bộn, không quá nhiều thông tin trên một trang... Thông tin: thông tin phải chính xác, đầy đủ, súc tích, được cập nhật thường xuyên. Quan trọng hơn nữa là thông tin phải hữu dụng cho người xem. Tốc độ hiển thị: tốc độ hiển thị trang web phải nhanh, nếu không người xem sẽ chán và bỏ qua, đặc biệt là ở Việt Nam tốc độ truy cập Internet đang còn khá chậm. Các chức năng tiện ích phục vụ người xem: website phải có các chức năng tiện ích phục vụ người xem như form liên hệ, chức năng tìm kiếm, chức năng chọn hàng, đặt hàng v.v... để tránh làm mất thời gian, gây phiền phức cho người xem. 3.3.1.1. Cập nhật từ xa Quy trình cập nhật thông tin của hệ thống được mô tả theo sơ đồ dưới đây: CSDL Thông tin Nhập trực tiếp qua mạng LAN Internet Nhập từ xa qua mạng Internet Nhập tin qua mạng LAN Email Thư Fax Hình 3.3. Sơ đồ cập nhật quản trị từ xa Toàn bộ thông tin (văn bản, hình ảnh, âm thanh,...) cập nhật của hệ thống đều thông qua giao diện Web sử dụng trình duyệt Web (Internet Explorer, Firefox, Safari, vv…). Với phương pháp này các máy trạm cập nhật thông tin chỉ yêu cầu cài đặt chương trình duyệt Web. 3.3.1.2 Tính bảo mật Hệ thống được xây dựng với nhiều mức bảo mật khác nhau, trong đó: Bảo mật ở mức ứng dụng:Ở mức ứng dụng hệ thống được bảo mật qua việc quản lý người sử dụng. Mỗi người sử dụng hệ thống được cung cấp tên truy cập và mật khẩu truy cập. Toàn bộ thông tin về người sử dụng và mật khẩu đều được mã hoá với khoá >=128 bits trước khi được truyền qua mạng dùng giao thức SSL. Sử dụng giải pháp tự động thoát khỏi hệ thống khi người sử dụng không có thao tác trong một khoảng thời gian được định nghĩa, để tránh tình trạng truy cập trái phép khi người sử dụng quên không thoát khỏi hệ thống. Bảo mật ở mức cơ sở dữ liêu:Sử dụng cơ chế bảo mật thông tin của hệ cơ sở dữ liệu MySQL hoặc PostgreSQL. Hệ cơ sở dữ liệu được đánh giá có cơ chế bảo mật an toàn nhất hiện nay. Bảo mật ở mức hệ điều hành: Hệ thống được xây dựng trên nền tảng hệ điều hành UNIX/Linux. Hệ điều hành này được đánh giá có độ an toàn cao và được sử dụng rộng rãi trên Internet. Hệ thống được cập nhật và nâng cấp thường xuyên, đồng thời xây dựng hệ thống firewall nhằm ngăn chặn các tấn công từ bên ngoài. Hình 3.4. Mô hình bảo mật tại website www.esc.vn 3.3.1.3. An toàn dữ liệu Hệ thống đảm bảo hoạt động liên tục 24 giờ 1 ngày và 7 ngày mỗi tuần (24x7). Toàn bộ dữ liệu sẽ được sao lưu một cách tự động theo lịch thời gian sao lưu được định nghĩa trong hệ thống. Ngoài hệ thống còn có khả năng khôi phục dữ liệu khi có sự cố về dữ liệu. 3.3.1.4. Mở rộng của hệ thống Hệ thống được xây dựng sẽ đáp ứng mọi yêu cầu cập nhật thông tin, khai thác và xử lý thông tin trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống cũng có thể đáp ứng cho việc mở rộng các dịch vụ gia tăng trên Internet trong tương lai và có thể mở rộng nhiều cấp quản lý một cách dễ dàng. 3.3.1.5. Thanh toán trực tuyến Hiện tại hệ thống đã hoàn thiện đưa vào thanh toán nhưng khả năng thanh toán thành công là rất ít, vi vậy cần có các biện pháp phát triển hệ thống nhằm đảm bảo và khả năng thanh toán cao Hình 3.5. Khả thi thanh toán trực tuyến tại www.esc.vn Cần hoàn thành database và mã nguồn web theo chuẩn mới nhất siêu website(protal) Cần có hướng dẫn cho người dùng đăng ký thành viên và mua hàng tại website. Chính các ngân hàng chũng chia rẽ hệ thông với nhau Đối với mạng lưới thanh toán thẻ của NH, hiện vẫn tồn tại tới 3 liên minh (liên minh của Vietcombank, hệ thống kết nối giữa ANZ và Sacombank, và hệ thống của Dongabank). Do đó, nếu người mua và người bán có tài khoản ở những ngân hàng hoặc liên minh khác thì việc thanh toán điện tử gần như không thực hiện được trong giao dịch thương mại trực tuyến. Cần hỗ trợ chia se kinh nghiệp giữa các đơn vị thanh toán trực tuyến tại Việt Nam và cả trên thế giới để hỗ trợ kết nối(nganluong.vn, chodientu.vn, ebay.com, amazon.com,vv…). 3.3.1.5. Đăng ký chứng chỉ số SSL Việc kết nối giữa một web browser (vd như IE, Firefox, Chrome v.v..) tới bất kỳ điểm nào trên mạng internet đi qua rất nhiều các hệ thống độc lập mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào với các thông tin được gửi đi trên đường truyền. Để bảo vệ những thông tin mật trên đường mạng internet hay bất kỳ mạng TCP/IP nào, SSL đã thiết lập được một giao dịch an toàn: Hình 3.6. Sơ đồ mã xác thực SSL Chứng chỉ số có vai trò rất quan trọng trong các giao dịch trực tuyến như: đặt hàng, thanh toán, trao đổi thông tin,... đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại điện tử, sàn giao dịch vàng và chứng khoán, ngân hàng điện tử, chính phủ điện tử. Khi được sử dụng, mọi dữ liệu trao đổi giữa người dùng và website sẽ được mã hóa (ở phía người gửi) và giải mã (ở phía người nhận) bởi cơ chế SSL mạnh mẽ nhất hiện nay. Nếu website không sử dụng chứng chỉ số, mọi dữ liệu sẽ được truyền đi nguyên bản. Khi đó, nguy cơ dữ liệu bị xâm nhập trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa người gửi và người nhận sẽ rất cao. Một hậu quả trước mắt là khách hàng sẽ không tin tưởng, và dẫn đến không sử dụng dịch vụ của website đó. 3.3.2. Marketing website Đây là khâu quan trọng nhất để thu hút người vào xem website (chủ yếu là lần đầu). Nếu không marketing, không ai biết đến địa chỉ website này, từ đó, hàng năm chỉ có một số rất ít người vào xem, làm cho website trở nên vô dụng. Doanh nghiệp sau khi xây dựng xong website và đưa vào hoạt động, cần phải thực hiện các việc cơ bản sau để marketing website: 3.3.2.1. Viết tên trang Hãy tìm một cái tên có tính miêu tả cho mỗi trang khoảng từ 5 đến 8 chữ, doanh nghiệp không nên đặt tên có sự xuất hiện của các giới từ và liên từ như "the", "and"... Các tên trang này sẽ xuất hiện trên WWW (World Wide Web) khi trang web của DN được tìm thấy. 3.3.2.2. Chuẩn bị một vài cụm từ hoặc lời giới thiệu Đối với trang chủ của DN, doanh nghiệp nên đưa ra một số các cụm từ "gây nhớ" (thường là những từ gần gũi với thói quen sinh hoạt hàng ngày xung quanh chúng ta...) mà với nó người truy cập có thể tìm thấy một doanh nghiệp hay trang web tương tự như của DN. Ngoài ra, viết một đoạn miêu tả, giới thiệu có độ dài khoảng 200 đến 250 ký tự đặt ở đầu trang chủ của DN cũng là một cách hay. Bởi vì một số bộ máy tìm kiếm như Yahoo... đều có khả năng tìm kiếm những đoạn miêu tả về doanh nghiệp, cá nhân trên mạng WWW. 3.3.2.3. Đăng ký trang web của doanh nghiệp lên các bộ máy tìm kiếm. Để làm được điều này, DN có thể sử dụng các công cụ như SubmitBot hay Submission Machine. Các bộ máy tìm kiếm quan trọng nhất hiện nay thường có các con rệp tự động đưa trang web của DN vào bộ máy tìm kiếm như: Google, AltaVista, Excite, AOL Find, Lycos... Tuy nhiên, có một điều mà DN nên tránh là đăng ký trang web của DN với FFA (free for all pages). 3.3.2.4. Đưa trang web của doanh nghiệp lên Google Google có thể coi là trang web có bộ máy tìm kiếm quan trọng nhất hiện nay(riêng ở Việt Nam trên 90% người dùng tại tìm kiếm thông tin quan công cụ này). Hiện tại Việt Nam có hơn 25 triệu người dùng internet. Trong thời buổi công nghệ và phương tiện thông tin tràn ngập cùng với vô số mặt hàng các đơn vị cung cấp thì việc khách hàng muốn mua chọn mặc hàng nào đó bạn có bao giờ tìm hiểu cũng như xem chúng bán ở những nơi nào? So sách các địa điểm bán hàng? Nơi nào có khuyến mãi lớn? không cần đi lại nhiều, tiếc kiệm thời gian,vv… Vậy bạn tìm ở đâu có lượng thông tin đáp ứng tất cả điều bạn mong muốn. Theo tôi sẽ lên mạng Internet tìm kiếm trước khi mua hàng, và Search trên công cụ tìm kiếm. Rồi quyết định đặt hàng. Vì vậy nếu bạn quảng cáo trên Công cụ tìm kiếm trên mạng là hết sức vô cùng quan trọng trong thời buổi hiện đại. Nếu không bạn sẽ chậm chân hơn các đối thủ. Hình 3.7. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp quảng cáo google Ví dụ nếu có 1 khách hàng tìm kiếm từ khóa: “Đăng ký tên miền” sẽ trên hai triệu từ khóa có liên quan tới kết quả nói trên, người tìm kiếm sẽ chú ý vào tốp 10 khách hàng đầu tiền trên công cụ tìm kiếm. Nếu 1 ngày có 1000 khách hàng tìm kiếm từ khóa này thì cơ hội dĩ nhiên sẽ lớn hơn nhiều cho các đơn vị có vị trí cao trong công cụ tìm kiếm nói trên. ESC đã đang kí quảng cáo từ khóa trên Google và nên duy trì liên tục trên, chi tiết hình bên dưới. Lợi ích quảng cáo google Xuất hiện đúng lúc khách hàng cần. Mang lại khách hàng có nhu cầu cao. Dễ  dàng thay đổi và kiểm soát : Kinh phí,từ khóa, quảng cáo, thời gian và địa đi. Độ bao phủ rộng - tiếp cận 95% người  dùng Internet trên toàn quốc(70% người dùng quốc tế). Mức độ hài lòng cao nhất Google 43% Yahoo 17% MSN 13% AltaVista 5% Lycos 4% Excite 3% Rest 12% Overture 2% Netscape 1% Yahoo Google MSN AltaVista Lycos Excite Overture Netscape Rest 88% traffic from 8 SE Hình 3.8. Google được sử dụng tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới Liên kết được tài trợ Liên kết ngẫu nhiên Từ khóa tìm kiếm Hình 3.9. Vị trí xuất hiện khi quảng cáo googleadwords 3.3.2.5. Yêu cầu liên kết trên các trang web ngành Nếu website của doanh nghiệp và có thể nằm trong một hiệp hội thương mại nào đó, DN nên đề nghị một liên kết đến các trang web của hiệp hội đó. Thậm chí, DN có thể tìm những trang web có thể liên kết với DN để thiết lập sự liên kết tương hỗ, kể cả các trang web nhỏ. 3.3.2.6. Thiết lập dấu ấn của doanh nghiệp trên thư điện tử Hầu hết chương trình thư điện tử như AOL, Netscape... và Outlook cho phép DN thiết kế một dấu ấn xuất hiện ở cuối của mỗi thông điệp DN gửi. Tuy nhiên thông điệp này, doanh nghiệp nên hạn chế từ 6 - 8 dòng: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại... 3.3.2.7. Phát hành bản tin thư điện tử Điều này thể hiện rõ mức độ quan tâm của DN tới trang web mà DN tạo dựng tới đâu. Phát hành bản tin thư điện tử hàng tuần, tháng hay quí là một trong những cách tốt nhất để DN liên hệ được với khách hàng tiềm năng, tạo dựng lòng tin, phát triển sự nhận biết thương hiệu và xây dựng DN trong tương lai. Doanh nghiệp có thể phát hành bản tin này bằng cách sử dụng trang web: www.yahoogroups.com. 3.3.2.8. Trao đổi quảng cáo với các doanh nghiệp có thể liên kết Trao đổi quảng cáo, hoặc quảng cáo trên bản tin với các DN có thể liên kết là một ý kiến hay để công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến giành được những khách hàng mới. Doanh nghiệp cũng có thể mua quảng cáo trên các trang web phù hợp với kinh doanh của DN mình, trên các bài viết trong các bản tin thư điện tử, thuê các danh sách thư điện tử mục tiêu. Thậm chí, doanh nghiệp cũng nên tham gia vào một siêu thị mạng nào đó. Nhiều công ty dịch vụ web thiết lập các siêu thị trực tuyến, doanh nghiệp có thể liên hệ với các nhà bán lẻ để có được một chỗ đặt thương hiệu của DN trên đó. Sẽ rất nhàm chán nếu DN cứ mãi tung hô khẩu hiệu: "hãy đến với trang web của chúng tôi và tìm hiểu về kinh doanh của chúng tôi". Nếu có thể, doanh nghiệp hãy đưa ra một loại hình dịch vụ miễn phí nào đó trên trang web của mình. Điều này có khả năng mang lại hiệu quả cao khiến DN không ngờ tới. Một câu nói như: "Sử dụng máy tính để trang hoàng cho ngôi nhà của DN miễn phí trên trang web của chúng tôi" chẳng hạn, đó cũng là một cách mời mọc đầy ý nhị và hấp dẫn người truy cập. Tuy nhiên, phải chắc chắn rằng dịch vụ miễn phí của DN liên hệ mật thiết với những gì DN đang bán để người truy cập mà trang web thu hút sẽ là những khách hàng tiềm năng. Để website mang lại hiệu quả thực sự, có 3 yếu tố phải thỏa mãn: chất lượng website, marketing website, và chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem. Website không hiệu quả, nguyên do không nằm ngoài việc không đảm bảo được ba yếu tố này. Hiện tại công ty đăng quảng cáo rất thành công trên trên công cụ tiền kiếm google vì vậy cần phát huy tăng thêm quảng cáo thêm các từ khóa(đăng kí domain, hosting, thiết kế website). Vì mỗi khách hàng vào xem quảng cáo trên mạng khi click chuột vào quảng cáo website tốn phí khoản 0.2 USD đến 1USD tùy theo như cầu của khách hàng xem bao nhiêu trang web. Vì vậy cần phát huy quảng cáo thêm trên Google vì theo thống kê 60% khách hàng mới biết đến Công ty ESC qua công cụ tìm kiếm này. Hình 3.10. Sơ bộ mức biểu phí quảng cáo googleadwords Đăng ký địa chỉ website với các Danh bạ website (Web Directory) như www.yp.com.vn, www.yahoo.com, www.vietnamwebsite.net...Trao đổi link với các website khác. Gửi email list thông báo địa chỉ website cho các đối tượng khách hàng. www.dantri.com.vn; www.24h.com.vn; vv … Việc đặt banner trên cách website lớn này chi phí tương đối khá cao nên có thể lựa chịn giải pháp đăng quảng cáo trên các site rao vặt: www.raovat.com; www.trangraovat.com; www.muabaoraovat.com; vv…Liên kết banner, rao đổi logo với cáo đối tác. Trao đổi banner với các đối tác các website đối tác kinh doanh tại ESC. Trao đổi logo với đặt trên các web của các đối tác. Việc marketing website là một việc không dễ, và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, đầu tư... Nhưng vai trò của marketing thì không thể phủ nhận đối với sự thành cô1g của một website. Hiện trên Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web. Nếu không nỗ lực marketing, website của DN sẽ chìm sâu trong đại dương Internet và những đầu tư cho website sẽ là công dã tràng. 3.3.3. Ranking (Google PageRank & Alexa Rank) Google PageRank & Alexa Rank hiện là chỉ số đáng tin cậy nhất chỉ giá trị của một trang web, không chỉ bởi những thuật toán xuất sắc dựa trên hơn 100 chỉ số mà còn đánh giá và xếp hạng các trang web bằng cả hai phương pháp tự động và thủ công. Đứng vị trí 2047 tại Việt Nam Hình 3.11. Alexa.com công cụ xếp hạng website Chỉ số thứ hạng Google PageRank & Alexa Rank của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập, phần nào đem lại cho website ấn tượng sống đông và uy tín. Trong thị trường quảng cáo trực tuyến, Google PageRank & Alexa Rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị quảng cáo. Chỉ số Google PageRank & Alexa Rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị website hiệu quả. Làm sao để tăng Google PageRank & Alexa Rank: Bạn nên tiến hành các chiến dịch quảng bá website định kỳ nhằm thường xuyên thu hút khách truy cập website, tăng cao chỉ số Reach. Trong website, nên có các phần thông tin có giá trị cao, cập nhật để thu hút khách hàng thường xuyên quay lại website, tăng Page views. 3.3.4. Hỗ trợ khách hàng Nếu DN đã làm tốt khâu marketing và từ đó có nhiều người biết đến và ghé qua xem website và DN đã làm tốt khâu chất lượng website để cho những ai đã ghé qua xem website đều có ấn tượng tốt, có thể tìm thấy trên website này những thông tin bổ ích cho họ, những điều họ đang đi tìm... Nhưng như thế chưa đủ để mang lại thành công cho website của DN. Cái còn thiếu là: chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem (khách hàng). VD: tốc độ phục vụ trả lời email, xử lý đơn hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng người... Nếu một người quan tâm gửi câu hỏi từ trang liên hệ của website, mà phải chờ vài ngày không thấy câu trả lời, hoặc nhận được câu trả lời không rõ ràng, không đầy đủ, với văn phong cẩu thả... thì chắc chắn DN sẽ bị tổn thất khách hàng tiềm năng. 3.3.5. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực thương mại điện tử Sự bùng nổ của CNTT và sự hội tụ giữa các dịch vụ viễn thông – truyền thông như điện thoại, fax, internet, e-mail... đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh, thương mại của các tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế xã hội của các nước. Sự bùng nổ của CNTT và truyền thông cũng đẩy nhanh tốc độ tự do hóa kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa, điều này tạo ra nhiều sức ép về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đồng thời, cách duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nền kinh tế vừa và nhỏ cũng là đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và đẩy nhanh tốc độ tham gia các thị trường chung. Thương mại điện tử là một yêu cầu tiên quyết vì khi hội nhập kinh tế và tham gia các thị trường chung, doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước đều phải sử dụng hình thức giao dịch đang trở nên phổ biến hiện nay là TMĐT. Thương mại điện tử là một lĩnh vực rộng, cần sự kế thừa các kiến thức kinh tế, thương mại truyền thống và sự sáng tạo trong áp dụng những kiến thức, kỹ năng mới và thành tựu của CNTT và truyền thông. Bên cạnh việc trang bị những kiến thức chung về kinh tế, quản trị kinh doanh cho người học, thương mại điện tử bao gồm thêm các kiến thức chuyên ngành như: chiến lược TMĐT, các mô hình kinh doanh TMĐT, marketing điện tử, tài chính, ngân hàng điện tử, luật về TMĐT, giao dịch điện tử, chính phủ điện tử... cùng những kiến thức về công nghệ thông tin hỗ trợ trực tiếp cho TMĐT như lập trình xây dựng các ứng dụng và website TMĐT, quản trị mạng trong TMĐT, quản trị hệ thống thông tin trong TMĐT, quản trị dự án TMĐT. Thương mại điện tử là một công cụ giúp cho DN nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, muốn ứng dụng có hiệu quả TMĐT thì nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt. Do đó, tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng quản lý các hoạt động liên quan đến TMĐT là một nhu cầu cấp bách của công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến trong giai đoạn hiện nay. Làm thương mại trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi không chỉ am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, nắm vững luật pháp kinh doanh quốc tế mà còn phải biết tận dụng những thành tựu của CNTT và truyền thông vào các hoạt động kinh doanh để tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Với đặc thù của phương thức kinh doanh TMĐT, việc tuyển dụng nguồn nhân lực có kiến thức về kinh doanh quốc tế và chuyên sâu về TMĐT, giỏi ngoại ngữ, có kỹ năng và kiến thức đầy đủ về CNTT, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách của DN trong thời điểm hiện tại. Nắm bắt được lợi thế cạnh tranh cũng như tính hiệu quả của phương thức kinh doanh TMĐT, doanh nghiệp cần phải chủ động nâng cao nhận thức và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên trong toàn bộ DN với nhiều hình thức. Như thế mới có thể đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho TMĐT tại DN, từ đó mới đáp ứng được phần nào chiến lược phát triển TMĐT ở mức chuyên sâu trong hoạt động kinh doanh của DN. Việc đẩy mạnh hoạt động phổ biến tuyên truyền kiến thức về TMĐT cho từng cán bộ công nhân viên của DN cũng có tác động to lớn đến việc có phát triển thành công phương thức kinh doanh TMĐT ở DN hay không. Tuy nhiên, hoạt động này mang tính bề rộng và phong trào, cần phải có các hoạt động nhằm phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực cho TMĐT một cách đồng bộ, cân đối, mang tính bề sâu và diễn ra liên tục. Dựa trên nguồn nhân lực có tri thức về nhiều khía cạnh liên quan tới kinh tế, thương mại, CNTT và truyền thông, pháp lý, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, an ninh…mới có thể đưa TMĐT thật sự đi vào hoạt động. KẾT LUẬN Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, chuyên đề đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Thông qua việc đưa ra các khái niệm về TMĐT, chuyên đề đã xác định đặc điểm, lợi ích của việc ứng dụng phương thức kinh doanh TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến hiện nay. Chuyên đề khẳng định rõ việc lựa chọn và ứng dụng hiệu quả TMĐT sẽ góp phần quan trọng trong việc: cắt giảm chi phí giao dịch, mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Chuyên đề đã nêu được bức tranh về thực trạng phát triển TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt Nam, doanh nghiệp đã linh hoạt lựa chọn, ứng dụng phương thức kinh doanh TMĐT với mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận cho DN và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Xét trên tổng thể, thông qua việc áp dụng TMĐT, doanh nghiệp đã dần tiếp cận với nhiều khách hàng của các nước trên thế giới. Chuyên đề đã nghiên cứu và đánh giá những kết quả mà DN đạt được thông qua việc ứng dụng giải pháp TMĐT, các yếu tố tác động đến việc lựa chọn, ứng dụng và phát triển TMĐT. Đặc biệt là ảnh hưởng của chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước đến kết quả ứng dụng TMĐT tại DN, của yếu tố hạ tầng kỹ thuật, kinh - tế xã hội, nguồn nhân lực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của TMĐT. Xác định rõ những điểm yếu, những tồn tại bức xúc cần quan tâm giải quyết trong việc ứng dụng phương thức kinh doanh TMĐT tại DN hiện nay. Những bức xúc nổi cộm đó là: Thực trang website của DN và nguồn nhân lực cần thiết cho DN áp dụng kinh doanh TMĐT còn nhiều bất cập. Tóm lại, trong xu thế hội nhập, cơ hội tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị trường của DN là rất lớn. Tuy nhiên, việc ứng dụng và phát triển TMĐT ở DN lại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nhận thức, trình độ nguồn nhân lực, đặc điểm kinh doanh, hạ tầng công nghệ của DN. Do vậy, để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thông qua việc ứng dụng và phát triển TMĐT đòi hỏi có sự nỗ lực rất lớn từ bản thân DN trên cơ sở sự hướng dẫn, hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là Bộ Công Thương. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GT Kinh tế thương mại _GS.TS Đặng Đình Đào - GS.TS Hoàng Đức Thân, NXB Thông Kê - Năm 2003. GT Thương mại điện tử_TS. Trần Văn Hoè, NXB Thống Kê - Năm 2009. Tìm hiểu về thương mại điện tử; NXB Chính trị quốc gia - Năm 2009. Doanh nghiệp Việt Nam - APEC - WTO hội nhập và phát triển_Bộ Thương mại ; Năm 2005 Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2010_Bộ Thương mại Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010_Bộ Thương mại. Một số ý kiến về phát triển đào tạo thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010_PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long (Hội thảo “Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng”, Hà Nội, 29/8/2010)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung luan van.doc
  • docLoi cam doan-cam on-muc luc- doanh muc hinh.doc
  • docTrang Bia.doc
Tài liệu liên quan