Phát triển thương mại – du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Để đạt được mục tiêu 2.425 phòng vào năm 2020, cần tích cực quảng bá về quy hoạch phát triển du lịch, đồng thời cụ thể hóa quy hoạch giới thiệu cho chủ đầu tư các khu đất và khu vực dành cho xây dựng; xây dựng các chính sách tạo thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn tại Vân Đồn. Đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với các quy định hiện hành để thực hiện việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ; hỗ trợ đào tạo nghề đối với lực lượng lao động ở địa phương; tạo điều kiện cho lực lượng lao động ở địa phương có thể vào làm việc tại các doanh nghiệp trong khu; khuyến khích và thu hút lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi từ các nơi khác về làm việc tại khu; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân; hỗ trợ xây dựng các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hỗ trợ xúc tiến đầu tư-thương mại; hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh quá trình đầu tư và phát triển khu. Đề xuất thành lập Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Vân Đồn để thống nhất điều phối các hoạt động tiếp thị, cung cấp cho khách du lịch tất cả những thông tin liên quan đến du lịch, giúp họ hiểu được những sản phẩm du lịch mà tài nguyên du lịch Vân Đồn có thể mang lại cho họ

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển thương mại – du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 53 (03/2019) 62-69 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI – DU LỊCH TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH DEVELOPING TRADE - TOURISM IN VAN DON DISTRICT, QUANG NINH PROVINCE Phan Thanh Sơn*‡‡‡‡‡‡‡‡ Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 6/9/2018 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 6/3/2019 Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/3/2019 Tóm tắt: Thương mại và du lịch đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của một vùng hay một quốc gia. Huyện Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cả thương mại và du lịch. Bài viết sẽ tập trung phân tích những tiềm năng và thế mạnh của huyện Vân Đồn để từ đó đưa ra được giải pháp phát triển hơn nữa thương mại và du lịch trong giai đoạn tới. Từ khóa: Thương mại, du lịch, tiềm năng, thế mạnh, giải pháp, Vân Đồn. Abstract: Trade and tourism are increasingly playing an important role in the economic development of a region or a country. Van Don district in Quang Ninh province has a favorable position and natural conditions for developing both trade and tourism. The article will focus on analyzing the potentials and strength of Van Don district in order to find solutions to develop further trade and tourism in the coming period. Keywords: Trade, tourism, potentials, strength, solutions, Van Don. *‡‡‡‡‡‡‡‡Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 63 1. Những vấn đề chung về phát triển du lịch Thông qua hoạt động DL con người được trải nghiệm, đắm mình trong vẽ đẹp bất tận và hùng vĩ của thiên nhiên, những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc và nhân loại. Điều đó, làm cho con người hiểu biết hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của tự nhiên, xã hội đối với sự sống, sự tồn tại và phát triển của mình. Với ý nghĩa thực tiễn này phát triển DL đã góp phần tích cực vào việc giác ngộ, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống của con người một cách hiệu quả nhất. Với nhịp sống của xã hội công nghiệp hiện nay, khi tầng suất lao động của con người ngày tăng lên, người lao động hết sức căng thẳng, mệt mỏi cùng với những bệnh nghề nghiệp ngày một tăng. Nên người lao động muốn tìm đến những nơi yên tỉnh, môi trường sinh thái trong lành để nghĩ ngơi, thư giãn, giải trí, phục hồi sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Muốn đáp ứng được nhu cầu đó, chúng ta phải có một quỹ đất đai mà ở đó có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên, bảo vệ môi trường tự nhiên, nguồn nước, không khí nhằm tạo một môi trường phù hợp với nhu cầu của du khách. Vì vậy, KTDL muốn phát triển, thu lợi nhuận cao, phải có chính sách tu bổ bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn các di sản văn hóa để điểm DL ngày càng hấp dẫn du khách. Có thể thấy rằng, trong hoạt động phát triển DL có sự tham gia của các chủ thể doanh nghiệp với tư cách là nhà kinh doanh, dân cư và nhà nước trung ương và địa phương với vai trò quản lý. Trong đó chủ doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua xây dựng các hình thức tổ chức như: - Kinh doanh lữ hành: đóng vai trò môi giới, trung gian trong sản xuất và trao đổi sản phẩm DL, làm cho hàng hóa, dịch vụ DL từ trạng thái mà người tiêu dùng chưa muốn thành hàng hóa, dịch vụ mà khách DL cần, là cầu nối cho cung cầu DL gặp nhau thúc đẩy sự phát triển của DL. - Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: là hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp các dịch vụ buồng ngủ, ăn uống và các dịch vụ bổ sung như dịch vụ thể thao, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, giặt ủinhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của du khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm, các khu DL của một tỉnh, một vùng hay một quốc gia để thu lợi nhuận. Ở Điều 62 Luật DL Việt Nam đã xác định: “Các cơ sở lưu trú DL bao gồm khách sạn, làng DL, biệt thự DL, căn hộ DL, bãi cắm trại DL, nhà nghĩ DL, nhà có phòng cho khách DL thuê và các cơ sở lưu trú DL khác”. - Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: việc có tính linh hoạt cao, có thể xác định những phương án tổ hợp công việc “chuẩn” mà người lao động có thể đảm nhận trong quá trình làm việc, hoặc xây dựng tổ hợp nhiệm vụ với khối lượng công việc và kết quả làm việc với độ co dãn nhất định. Việc thực thi nhiệm vụ sẽ được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ để thu hẹp bớt khoảng dao động của nhiệm vụ hoặc công việc thực tế của người lao động (cũng như kết quả làm việc tương ứng). Trên thực tế, việc xây dựng các tổ hợp nhiệm vụ thường được áp dụng cho các công việc trong lĩnh vực dịch vụ và quản lý, hành chính cũng như các công việc có tính phục vụ. Sự phát triển của cầu du lịch dự đoán theo 6 xu hướng sau: 64 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion - Nhu cầu du lịch ngày càng tăng, du lịch trở thành một tiêu chuẩn đánh giá mức sống dân cư. - Du lịch quốc tế phát triển, phân bố các luồng khách, hướng du lịch thay đổi. Châu Á ngày càng thu hút nhiều khách du lịch, trong khi lượng khách đến châu Âu, châu Mỹ có xu hướng giảm tương đối. - Cơ cấu chi tiêu của du khách thay đổi theo hướng tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ cơ bản giảm tương đối, trong lúc tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung tăng lên. - Du khách có nhu cầu thay đổi hình thức tổ chức chuyến đi theo hướng tự do hơn, đa dạng hơn. - Sự hình thành các nhóm du khách theo độ tuổi với các mục đích và nhu cầu khác nhau. - Du khách có nhu cầu đi du lịch nhiều địa điểm trong một chuyến du lịch. Các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh hưởng các điều kiện, hoàn cảnh đem lại cho ngành đó, tức là phải có lực đẩy, có tiềm năng. Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên tiềm năng du lịch khác nhau. Đó chính là nét đa dạng tạo nên những chương trình du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái đích cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền. Ngày nay, xu thế thế giới là toàn cầu hóa. Từng dòng tư bản và trí thức có sự luân chuyển giữa các quốc gia với nhau. Trước xu thế đó, các công ty lớn thường có kế hoạch khai phá thị trường của mình. Hoạt động kinh tế, trao đổi thương mại giữa các quốc gia phát triển mạnh. Qua sự giao lưu, tìm hiểu kinh tế với các đối tác nước ngoài cũng như qua các hội nghị kinh tế lớn, ngành du lịch có cơ hội quảng bá điểm mạnh của mình ra thế giới. Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch. Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế. Chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó. Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp. 2. Thực trạng phát triển thương mại – du lịch tại huyện Vân Đồn Huyện Vân Đồn có tổng diện tích khoảng 2.171 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 551 km2; là một trong 15 khu kinh tế ven biển của cả nước. Huyện đảo Vân Đồn, gồm quần thể đảo đá và đất thuộc Vịnh Bái Tử Long; có nhiều giá trị khác biệt về cảnh quan sinh thái và phát triển kinh tế biển trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, với vùng biển rộng 1.620 km2 với trên 600 hòn đảo lớn nhỏ (phần lớn là đảo đất - điểm nhấn là vườn Quốc gia Ba Mùn). Vân Đồn có 1 thị trấn và 11 xã; nằm ở điểm giữa của tuyến đường biển Hạ Long - Móng Cái, thông thương với các địa phương trong nước qua quốc lộ 18 và thông qua đường biển để đến với thế giới. Đây là nơi ông cha ta đã mở thương cảng Vân Đồn (thương cảng đầu tiên của Việt Nam), mở ra lịch sử giao thương với thế giới từ thế kỷ thứ XI. Vân Đồn nằm trên tuyến đường vận chuyển hàng không và hàng Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 65 hải quốc tế sôi động của khu vực và thế giới. Từ Vân Đồn chỉ cần 1 đến 2 giờ bay là đến các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch (như Thượng Hải, Hồng Kông, Macau, Thẩm Quyến, Hải Nam, Đài Bắc) và thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam; từ 3 đến 4 giờ bay là có thể đến với Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Du bai (UAE), từ cảng Vạn Hoa hoặc cảng biển phía Bắc đảo Cái Bầu theo đường biển đến các các của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoàng 200 hải lý, Hồng Kông 580 hải lý và Singapor là 1.300 hải lý, là khoảng cách phù hợp cho các tour du lịch đường biển quốc tế. Vị trí địa lý và sự phong phú về tài nguyên biển, đảo đã tạo cho Vân Đồn có nhiều điều kiện lý tưởng cho phát triển các loại hình du lịch chất lượng cao và trở thành trung tâm tài chính, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển đảo lớn đủ sức cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế. Vân Đồn vừa là vùng đất có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời trên dưới một vạn năm cũng là nơi hội tụ, tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng, văn hóa nghệ thuật của người Việt cũng tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa các dân tộc thiểu số và của Trung Hoa. Nơi đây đã hình thành và tồn tại những nếp sống văn hóa, những hình thái nghệ thuật dân gian độc đáo, nhất là ở vùng biển: hát chèo đường (hò biển ở xã đảo Thắng Lợi), hát soọng cô (người Sán Dìu ở xã Bình Dân), bên cạnh đó Vân Đồn còn có nhiều làng nghề liên quan đến văn hóa biển như làm mắm, làm muối, đóng tầu, đan lưới, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến các loại hải sản, trồng cây chuyên canh cam Vạn Yên, cam Bản Sen. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch: Số cơ sở lưu trú, số phòng và công suất sử dụng phòng tăng trong giai đoạn 2015-2017. Năm 2017, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn huyện hiện là 138 cơ sở với 2230 phòng, trong đó số phòng tại tuyến đảo là 575 phòng, chiếm 48%; số phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao là 250 phòng, đạt 12% trong toàn huyện; số còn lại đạt phòng tiêu chuẩn và chưa thực hiện phân loại xếp hạng, công suất sử dụng phòng trung bình đạt 43%. Hệ thống cơ sở lưu trú tập trung đông ở các tuyến đảo Quan Lạn, Minh Châu, khu Bãi Dài và đường ra cảng Cái Rồng. Cơ sở dịch vụ ăn uống: Tổng số cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện với 50 nhà hàng trên đất liền và 25 nhà hàng trên biển. Tuy nhiên về quy mô và các trang thiết bị tại các cơ sở này chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Đặc biệt hệ thống cơ sở tại các xã đảo, vào các ngày nghỉ cuối tuần trở nên quá tải vì chủ yếu là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có sức chứa từ 50 đến 130 chỗ ngồi. tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch qua các năm khá cao, cụ thể năm 2012 doanh thu du lịch chỉ đạt 250 tỷ đồng đã tăng lên 450 tỷ đồng vào năm 2017; bình quân tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch giai đoạn 2012-2017 đạt 46,13%. Lượt khách du lịch đến Vân Đồn giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 17,2%. Nếu như năm 2012 lượng khách du lịch đến Vân Đồn đạt 540.000 lượt khách, thì năm 2017 là 960.000 cao gấp 1,9 lần. Trong đó, khách du lịch nội địa giai đoạn 2012-2017 tăng 17,8%, khách du lịch quốc tế tăng 35,33%. Như vậy, các năm qua khách du lịch đến Vân Đồn đều có sự tăng trưởng, đặc biệt là khách du lịch có sự tăng trưởng cao. Qua phân tích về dân số cơ cấu theo độ tuổi lao động cho thấy Vân Đồn có nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt số người trong độ tuổi lao động khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi đứng từ góc độ nguồn nhân lực cho phát 66 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion triển kinh tế- xã hội trong đó có du lịch. Bên cạnh nguồn lực tại chỗ, Vân Đồn còn là điểm đến hấp dẫn lao động thời vụ, đặc biệt là từ các địa phương phụ cận đối với một số ngành như xây dựng, công nghiệp và dịch vụ trong đó có du lịch. Như vậy sức “hấp dẫn” của một địa phương năng động và phát triển, nguồn lao động ”thứ cấp” khá dồi dào cũng là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có du lịch Quảng Ninh. Những thách thức của nguồn nhân lực trong phân khúc khách sạn là lượng nhân lực được đào tạo chưa đủ cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại, Vân Đồn có khoảng 2700 người tham gia lao động trực tiếp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, bao gồm tất cả nhân viên làm việc trong các khách sạn, các hãng tàu du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xét về tổng thể, lực lượng lao động nói chung là đủ. Tuy nhiên, lực lượng lao động du lịch được đào tạo yếu kém và thiếu trầm trọng. Có tới một phần ba số lao động du lịch không tiếp tục học lên sau phổ thông trung học và hầu hết không được đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là tình trạng chung ở các khách sạn, không phân biệt hạng, loại khách sạn. Sản phẩm du lịch Vân Đồn hiện nay được khái quát trên 4 mảng chính: du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng- ẩm thực, du lịch văn hóa- tâm linh, du lịch sinh thái. Sản phẩm du lịch biển: Vân Đồn sở hữu Vịnh Bái Tử Long nằm sát cạnh ngay Vịnh Hạ Long- kỳ quan thiên nhiên của thế giới, nhưng chưa xây dựng được các sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu tương xứng với vị thế. Vì vậy, các sản phẩm, dịch vụ du lịch biển Vân Đồn chưa chiếm được vị trí quan trọng, trung tâm, dài ngày và độc lập trong các chương trình du lịch Việt Nam của các hang lữ hành quốc tế. Du lịch nghỉ dưỡng- ẩm thực: Vân Đồn sở hữu một môi trường trong lành, chưa bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. Đồng thời là một trong những ngư trường lớn về nuôi trồng, khai thác thủy hải sản. Song do hệ thống cơ sở lưu trú phát triển tự phát và bị bị chia lẻ bởi qua nhiều chủ sở hữu nên không có thương hiệu mạnh. Cơ sở ăn uống cũng nằm trong tình trạng manh mún, thiếu các cơ sở sang trọng, đẳng cấp và có sức chứa lớn. Du lịch Văn hóa- tâm linh: Sản phẩm điển hình nhất của du lịch Vân Đồn là quần thể di tích đền Cặp Tiên- chùa Cái Bầu năm trong chuỗi hành trình của Yên Tử- đền Cửa Ông và hệ thống đình, chùa, miếu, nghè trên địa bàn xã Quan Lạn. Tuy là các điểm du lịch nổi bật, thể hiện sức hấp dẫn của loại hình du lịch văn hóa tâm linh, nhưng phần lớn khách đến đây thường mang tính tự phát do các nhóm gia đình, người thân hoặc bạn bè tổ chức nhân dịp lễ hội mùa xuân hàng năm. Các công ty du lịch chưa khai thác được nhiều trong loại hình này. Du lịch sinh thái: Vân Đồn có rất nhiều tài nguyên để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại vườn Quốc gia Bái Tử Long và trên địa bàn các xã đảo. Công tác quản lý quy hoạch du lịch hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt tình trạng xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, hệ thống bè dịch vụ ăn uống, nuôi trồng với qui mô nhỏ, dàn trải tập trung ở các khu vực cảng tàu, bãi biển không theo qui hoạch và qui định còn diễn ra rất nhiều. Các hoạt động cải tạo mặt bằng cho các công trình xây dựng, cải tạo bãi biển, các công trình xây dựng phục vụ cho khách du lịch chưa theo kế hoạch tổng thể; việc xây dựng không theo qui hoạch đã gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, làm ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 67 Nguyên nhân do qui hoạch du lịch của tỉnh Quảng Ninh, của huyện Vân Đồn chưa được phê duyệt bên cạnh đó chưa có sự đồng thuận cao giữa các cơ quan ban ngành của tỉnh với chính quyền địa phương. Tuy đã nỗ lực cố gắng trong công tác quảng bá xúc tiến nhưng khách du lịch đến với Vân Đồn vẫn chủ yếu là khách du lịch nội địa, chưa khai thác được thị trường khách quốc tế. Thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau các đơn vị kinh doanh tại Vân Đồn gần như ít khách. Sự đầu tư của các dự án đã bắt đầu khởi sắc nhưng hầu hết vẫn là những nhà đầu tư có tiềm lực thấp và đầu tư nhỏ, dàn trải. Hệ thống lưu trú chất lượng hiện vẫn chưa đầy đủ, đặc biệt còn thiếu các khu resort hạng san hay khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Các cơ sở tiện ích cơ bản như nhà vệ sinh và điểm dừng chân, nghỉ ngơi vẫn còn thiếu. Trên địa bàn huyện chưa có trung tâm giải trí nào cho các hoạt động mua sắm, ăn uống và vui chơi giải trí. Ngoài ra, huyện cũng chưa tổ chức được các hoạt động đáng nhớ, “không thể không thử” như leo núi đá vôi hay đi dạo bộ trong rừng. Các sản phẩm du lịch của Vân Đồn không tận dụng được những tiềm năng đặc trưng của huyện, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của từng phân khúc khách hàng nhất định. Du khách không được tiếp cận với đầy đủ thông tin khi lựa chọn nơi lưu trú và các sản phẩm du lịch khi tới Vân Đồn. Tình trạng thiếu thông tin rõ ràng trong quá trình cung cấp dịch vụ khiến chất lượng dịch vụ du lịch của Vân Đồn bị đánh giá thấp hơn so với các địa điểm du lịch khác. Lực lượng lao động trong ngành du lịch còn ít, mang tính thời vụ, thiếu tính chuyên nghiệp, văn hoá ứng xử và trình độ ngoại ngữ thấp. Thiếu hướng dẫn viên chuyên nghiệp Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa ngang tầm nhiệm vụ, chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ quản lý còn hạn chế 3. Một số giải pháp phát triển thương mại và du lịch tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả có trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Phát triển du lịch dựa vào nguồn lực nội tại được xác định là chiến lược cơ bản và lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá. Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hóa, gìn giữ cảnh quan và bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu quả vào xây dựng Vân Đồn thành khu vực phòng thủ, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Phát triển du lịch phải gắn chặt với lộ trình xây dựng Đặc khu kinh tế Vân Đồn. Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người, xã hội, lịch sử văn hóa Vân Đồn và đẩy mạnh liên kết vùng cho phát triển du lịch. Thời kỳ 2020 khi các dịch vụ được đa dạng hoá và hoàn chỉnh dần, đời sống của khách du lịch trong nước liên tục được cải thiện và nhu cầu giải trí tăng cao, còn khách quốc tế thì cũng theo trào lưu du lịch chung hướng về khu vực, khách có khả năng tham gia vào nhiều dịch vụ du lịch hơn, mức chi trả của khách sẽ tăng lên gấp 2 - 68 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 2,5 lần, nâng tổng doanh thu lên gấp 4 - 5 lần so với giai đoạn năm 2015. Để đạt được những mục tiêu về khách du lịch như đã nêu trên, Vân Đồn cần phải phát triển một hệ thống điểm du lịch liên hoàn và hấp dẫn khách du lịch với các định hướng sau: - Trung tâm du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng biển - đảo cao cấp quốc gia và quốc tế. Tại đây sẽ hình thành hệ thống nhà nghỉ cao cấp, liên kết với nước ngoài xây dựng các nhà nghỉ dưỡng chất lượng cao (khai thác lợi thế về cảnh quan, điều kiện tự nhiên). Tổ chức các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người già trong và ngoài nước, trung tâm phát triển thẩm mỹ, làm đẹp chăm sóc sức khỏe. - Du lịch thể thao và vui chơi giải trí biển; dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng cho người nước ngoài (tại các khu vực biệt lập, tại các đảo độc lập tương đối). - Du lịch văn hoá, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn. Vân Đồn hiện đang có rất nhiều địa điểm du lịch bao gồm các đảo, bãi biển, đền, chùa và trong tương lai sẽ có nhiều điểm đến hơn nữa. Để đưa Vân Đồn trở thành một điểm đến hàng đầu thì cần phải tổ chức, quảng bá và phát triển các điểm tham quan này để đem lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho khách du lịch và đem lại lợi nhuận cho huyện. Để biến huyện Vân Đồn và vùng Vịnh Bái Tử Long thành một khu du lịch biển “ Mới lạ và Sang trọng”, cần tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp các cảng hành khách để làm động lực cho phát triển du lịch tại đây. Theo đó, trước hết cần đầu tư nâng cấp, phát triển cảng Cái Rồng thành cảng du lịch có đẳng cấp quốc tế, bảo đảm khả năng neo đậu nhiều loại tàu thuyền, trong đó có tàu cao tốc, tàu thường, tàu cánh ngầm, tàu ngủ đêm trên vịnh Bái Tử Long, thủy phi cơCảng Cái Rồng sẽ là cảng chính tại vùng Vân Đồn- Bái Tử Long, là điều kiện hạ tầng để kết nối Vịnh Bái Tử Long, các đảo ở Vân Đồn với trung tâm du lịch Hạ Long và quốc tế. Sở VHTTDL tỉnh cần hợp tác với các cơ quan chức năng thuộc ngành giao thông vận tải để đảm bảo lịch trình của các chuyến tàu phà. Đồng thời thông báo rộng rãi lịch trình tàu phà cho các khách sạn, các công ty lữ hành cũng như phải cập nhật trên trang web của Cơ quan tiếp thị điểm đến với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ở các địa điểm du lịch trên huyện Vân Đồn rất hạn chế những hoạt động và đồ lưu niệm mang tính địa phương và không được quan tâm, trú trọng phát triển. Do lượng sản phẩm du lịch hạn chế nên thời gian lưu trú của khách và chi tiêu cũng hạn chế theo. Nhằm mục đích tăng thời gian lưu trú khách du lịch và chi tiêu của họ, việc tạo ra những sản phẩm du lịch mới và cung cấp đa dạng các sản phẩm là cần thiết. Để đạt được mục tiêu 2.425 phòng vào năm 2020, cần tích cực quảng bá về quy hoạch phát triển du lịch, đồng thời cụ thể hóa quy hoạch giới thiệu cho chủ đầu tư các khu đất và khu vực dành cho xây dựng; xây dựng các chính sách tạo thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn tại Vân Đồn. Đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với các quy định hiện hành để thực hiện việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ; hỗ trợ đào tạo nghề đối với lực lượng lao động ở địa phương; tạo điều kiện cho lực lượng lao động ở địa phương có thể vào làm việc tại các doanh nghiệp trong khu; khuyến khích và thu hút lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi từ các Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 69 nơi khác về làm việc tại khu; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân; hỗ trợ xây dựng các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hỗ trợ xúc tiến đầu tư-thương mại; hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh quá trình đầu tư và phát triển khu. Đề xuất thành lập Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Vân Đồn để thống nhất điều phối các hoạt động tiếp thị, cung cấp cho khách du lịch tất cả những thông tin liên quan đến du lịch, giúp họ hiểu được những sản phẩm du lịch mà tài nguyên du lịch Vân Đồn có thể mang lại cho họ Tài liệu tham khảo: 1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 2. Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Khu Kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 3. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Bùi Thị Tám (2014), Tổng quan du lịch, Nxb Đại học Huế 5. Vũ Mạnh Hà (2014), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 6. Hens L. (1998), Tourism and Environment, M.Sc Course, Free University of Brussel, Belgium 7. Max Holloway (2014), Map of the most popular countries in the world, dowloaded 28 February 2016 from s-map Địa chỉ tác giả: 102 Trần Phú – Hà Đông Email: vanphuc.nguyen@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_thuong_mai_du_lich_tai_huyen_van_don_tinh_quang_n.pdf