MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT (tên đối ngoại là ARTEXPORT ) trước đây là một công ty Nhà nước, nay đã được cổ phần hóa và trực thuộc Bộ thương mại (nay là Bộ Công Thương) với chức năng chính là xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Trong đó, hoạt động xuất khẩu mặt hàng thêu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Khi còn là một công ty Nhà nước, ARTEXPORT là đơn vị độc quyền trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, hàng thêu nói riêng. Hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty những năm gần đây có những bước phát triển nhất định, tuy nhiên Công ty cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Thêm vào đó thì Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng vẫn còn rất mới mẻ đối với hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty. Trước tình hình trên và với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ để tìm ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp giúp công ty ngày càng phát triển hoạt động này nên em lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là:
“Phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT”
Mục đích nghiên cứu đề tài: Vận dụng những lý thuyết cơ bản về xuất khẩu để đề ra những biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Đề tài tập trung vào một số vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá: loại hình xuất khẩu, qui trình xuất khẩu, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
+ Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thêu của công ty sang thị trường Mỹ trong 5 năm (2005-2010).
Phương pháp nghiên cứu:Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và các phương pháp thống kê kết hợp khảo sát thực tế để tiếp cận và phân tích những vấn đề có liên quan.
Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1 – Hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT.
Chương 2 – Thực trạng phát triển xuất khẩu hàng thêu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Mỹ.
Chương 3 – Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT.
74 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g năm 2010 nhưng doanh thu trong năm 2008 lại đạt cao nhất kể từ năm 2005-2010. Điều này có được là do trong năm 2008 các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao được Công ty xuất khẩu với số lượng tăng hơn so với các năm trước.
Bảng 2.9 Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ
TT
Tên chỉ tiêu
Năm
So sánh
2005
2006
2007
2008
2009
2010
%/05
%/06
%/07
%/08
%/09
1
Danh mục sản phẩm xuất khẩu
10
12
14
17
19
19
120
116,67
121,43
111,76
100
2
Số lượng sản phẩm xuất khẩu
(nghìn sp)
76.710
88.763
105.822
127.167
139.861
150.132
115,71
119,22
120,17
109,98
107,34
3
Số lượng khách hàng
7
9
12
17
21
24
128,57
133,33
141,67
123,53
114,29
4
Khu vực xuất khẩu
2
3
4
6
7
7
150
133,33
150
116,67
100
5
Thị phần (%)
0,009
0,02
6
Doanh thu xuất khẩu hàng thêu
(triệu đồng)
29.664
28.757
34.723
56.512
46.904
53.665
96,94
120,75
162,75
83,00
114,41
7
Lợi nhuận xuất khẩu hàng thêu
(triệu đồng)
467
412
459
784
804
1020
88,22
111,41
170,81
102,55
126,87
8
Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu (%)
1,57
1,43
1,32
1,39
1,71
1,90
91,01
92,27
104,95
123,56
110,88
Nguồn: Công ty ARTEXPORT
Tuy doanh thu xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ trong những năm qua không ổn định nhưng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty lại có xu hướng tăng lên. Từ năm 2005-2007 lợi nhuận của Công ty có nhiều biến động do gặp phải những khó khăn từ môi trường trong nước và quốc tế đặc biệt là thị trường Mỹ. Nhưng từ năm 2008-2010 lợi nhuận của Công ty liên tục tăng với tố độ tăng nhanh hơn giai đoạn trước và trong năm 2010 Công ty đã đạt mức lợi nhuận từ hoạt động này lên đến 1.020 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là gần 27,7%. Điều này có được là do Công ty có những thay đổi trong công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp nên Công ty đã tiết kiệm đáng kể chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhờ đó mà hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ của Công ty cũng được nâng cao. Thể hiện rõ nhất trong năm 2010 tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của hoạt động này đạt 1,9%.
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hàng thêu của Công Artexport sang thị trường Mỹ.
2.3.1 Những ưu điểm
Qua những phân tích trên cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT đã đạt được những thành tưu đáng kể.
- Về chủng loại sản phẩm và giá trị sản phẩm thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ ngày càng tăng: Công ty đã rất nỗ lực trong việc phát triển xuất khẩu những mặt hàng mới sang thị trường Mỹ trong nhưng năm qua, Công ty không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu những mặt hàng thêu tiêu dùng mà đã từng bước phát triển được những mặt hàng thêu lưu niệm mới. Bên cạnh đó Công ty vẫn giữ được sự tăng trưởng về số lượng và giá trị xuất khẩu những mặt hàng cũ. Chính điều đó đã làm cho tổng giá trị xuất khẩu hàng thêu của Công ty sang thị trường Mỹ liên tục tăng qua các năm. Như vậy, mặt hàng thêu xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, tăng về số lượng và nâng cao được giá trị xuất khẩu.
- Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu mặt hàng thêu sang thị trường Mỹ so với tổng doanh thu xuất khẩu hàng thêu qua các năm luôn tăng. Mặt hàng thêu luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Công ty trong những năm qua, hàng năm doanh thu từ việc xuất khẩu mặt hàng thêu luôn chiếm tỷ trọng trên 30% giá trị xuất khẩu của tổng số 12 mặt hàng xuất khẩu mà Công ty thực hiện trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010. Trong đó, doanh thu xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty luôn tăng và đạt ở mức cao từ 60% đến trên 80% tổng doanh thu xuất khẩu hàng thêu. Như vậy mặt hàng thêu xuất khẩu và đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của Công ty trong những năm qua.
- Thị trường xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ ngày càng mở rộng: Việc xuất khẩu hàng thêu của Công ty Artexport sang thị trường Mỹ ngày càng được mở rộng về số lượng khách hàng, khu vực xuất khẩu và về các hình thức xuất khẩu. Điều này chứng tỏ là Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của thị trường này và đang từng bước mở rộng và phát triển trên thị trường đầy tiềm năng này. Có được điều đó phải kể tới sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo Công ty trong việc đầu tư chi phí để thực hiện các bịên pháp, chiến lược tiếp thị quảng báo sản phẩm và xúc tiến bán hàng trên thị trường Mỹ, một thì trường được xem là có nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức và khó khăn.
2.3.2 Những hạn chế.
Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đạt được từ hoạt động xuất khẩu và cụ thể là xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ trong những năm qua thì Công ty vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định.
- Doanh thu xuất khẩu hàng hoá nói chung và doanh thu xuất khẩu hàng thêu nói riêng mặc dù có tăng qua các năm song không ổn định và nó vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với doanh thu từ hàng nhập khẩu, điều này làm mất sự cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của Công ty.
- Thị phần hàng thêu của Công ty tại thị trường Mỹ vẫn chiến tỷ lệ rất rất nhỏ mặc dù Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng thêu lớn nhất của Công ty. Nguyên nhân là do Công ty mới bắt đầu chiến lược xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm thêu của Công ty tại thị trường Mỹ.
- Cơ cấu mặt hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn chưa hợp lý, các mặt hàng thêu xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ chủ yếu vẫn tập trung vào nhòm hàng thêu tiêu dùng và Công ty mới chỉ phát triển được số lượng rất nhỏ về chủng loại hàng thêu thuộc nhóm hàng lưu niệm. Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty Artexport sang thị trường Mỹ còn tồn tại vấn đề là những mặt hàng có số lượng xuất khẩu lớn thì giá trị của mặt hàng đó lại nhỏ trong khi những mặt hàng có giá trị cao thì số lượng xuất khẩu lại ít.
- Hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ của Công ty Artexport chủ yếu vẫn dưới hình thức hoạt động gia công xuất khẩu (chiếm trên 80%) trong khi đó hình thức sản xuất xuất khẩu và hợp đồng mua bán vẫn còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Chính vì vậy mà những khách hàng Công ty có thể xuất khẩu với số lượng lớn và có quan hệ làm ăn lâu dài lại là những Công ty thương mại giao gia công của Mỹ, còn những khách hàng mà Công ty xuất khẩu những mặt hàng chính thức mang thương hiệu của Công ty lại nhỏ và không ổn định.
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế.
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan
- Công tác nghiên cứu thị trường tại hiện trường của Công ty Artexport còn bị hạn chế. Hầu hết hoạt động này được Công ty thực hiện qua sách báo, internet, qua các thông tin từ phòng thương mại Việt Nam, thương vụ Việt Nam tại Mỹ, cục xúc tiến thương mại – Bộ thương mại, một phần nhỏ được thực hiện qua các hội chợ và đi khảo sát thực tế tại thị trường bởi chi phí để nghiên cứu tại thị trường Mỹ tương đối cao và nguồn tài chính của Công ty có hạn. Mặc dù Công ty rất quan tâm đến việc lựa chọn và tham gia các hội chợ chuyên ngành tại Mỹ nhưng số hội chợ mà Công ty tham gia còn ít và nếu tham gia thì ban lãnh đạo Công ty không có kế hoạch đặt chỗ từ trước hoặc các quyết định tham gia muộn dẫn đến gian hàng của Công ty tại hầu hết các hội chợ mà Công ty tham gia thường không nằm ở những vị trí trung tâm dễ thu hút sự chú ý của những doanh nghiệp đến tham gia hội chợ.
- Lực lượng sản xuất của Công ty còn ít nên công tác tổ chức sản xuất hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ bị phân tán ở nhiều địa điểm gây khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ của Công ty trong việc giám sát sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm. Ngoài đội ngũ thợ thêu của Công ty thì Công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào số lượng thợ thêu ở các làng nghề, họ chủ yếu là nông dân, tranh thủ lúc nông nhàn để sản xuất nên thời gian sản xuất bị hạn chế và việc giữ vệ sinh cho các sản phẩm thêu là rất kém. Đặc điểm của hàng thêu là làm bằng chất liệu vải nên nếu người thợ trong quá trình sản xuất không giữ vệ sinh thì không chỉ làm bẩn khó tẩy sạch mà có thể làm mốc các sản phẩm do mồ hôi tay.
- Đội ngũ cán bộ thiết kế của Công ty còn thiếu, chưa có cán bộ thiết kế chuyên trách nghiên cứu và thiết kế những mẫu thêu riêng cho thị trường Mỹ. Chính vì vậy nên mẫu mã sản phẩm thêu của Công ty còn đơn điệu và nhiều mẫu sản phẩm và đề tài thêu chưa phù hợp với văn hoá và lối sống của người Mỹ.
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan.
- Hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ của Công ty Artexport hoàn toàn là hàng thủ công làm bằng tay vì thế không thể sản xuất nhanh, hàng loạt và chi phí trả công thợ cao hơn rất nhiều chi phí nguyên vật liệu. Đối với hàng thêu thủ công giá trị của sản phẩm không phụ thuộc nhiều vào giá trị nguyên vật liệu mà chủ yếu phụ thuộc vào thời gian hao phí mà người thợ làm ra sản phẩm và sở thích của người dùng.
- Các đơn đặt hàng của Mỹ thường với số lượng lớn, yêu cầu rất cao trong việc thực hiện các cam kết về thời hạn giao hàng, số lượng, chất lượng sản phẩm và cũng đưa ra mức phạt rất cao nêu bên xuất khẩu vi phạm những cam kết đó. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc Công ty không thể cùng một lúc thực hiện nhiều đơn hàng với số lượng lớn để đảm bảo thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân này cũng dẫn đến số lượng khách hàng của Công ty đến nay vẫn ít và Công ty chưa xuất khẩu được nhiều sản phẩm có giá trị cao.
- Mỹ là một thị trường luôn có sự thay đổi, luôn thích sự mới lạ về mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Hơn nữa ở Mỹ luật pháp qui định rất nghiêm ngặt về bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ nên Công ty không được dùng mẫu sản phẩm đã sản xuất cho khách hàng này để sản xuất sản phẩm cho khách hàng khác. Mỗi mẫu sản phẩm chỉ được dùng lại sau ba năm. Chính vì vậy muốn phát triển xuất khẩu sản phẩm thêu sang thị trường Mỹ đòi hỏi đội ngũ thiết kế của Công ty phải không ngừng sáng tạo và thay đổi mẫu mã của từng chủng loại sản phẩm.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG THÊU SANG
THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT
3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ trong giai đoạn từ năm 2011_2015 của Công ty Artexport ARTEXPORT.
3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển chung của Công ty trong giai đoạn 2011_2015
3.1.1.1 Định hướng và mục tiêu tổng quát.
*Mục tiêu tổng quát của công ty trong giai đoạn này là:
- Huy động vốn của toàn xã hội và của các cổ đông nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện để người lao động, người có cổ phần trong Công ty và những người góp vốn được làm chủ thực sự doanh nghiệp. Thiết lập phương thức quản lý tiên tiến, tạo động lực thúc đẩy Công ty làm ăn có hiệu quả cao, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao lợi tức cho cổ đông, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
- Đẩy mạnh, mở rộng và đa dạng các tổ chức sản xuất, dịch vụ gắn liền với hoạt động kinh doanh hàng hoá nhằm mở rộng phát triển thị trường trong và ngoài nước, lấy hiệu quả kinh tế là mục tiêu chính để phấn đấu.
* Định hướng phát triển khách hàng.
- Xác định, phân loại khách hàng và bạn hàng để xây dựng chính sách thống nhất cho hoạt động bán hàng, qui định chế độ ưu đãi về giá cả, dịch vụ và thanh toán đối với các bạn hàng có uy tín gắn bó với Công ty và những bạn hàng quan trọng.
- Xây dựng kế hoạch tiếp thị và xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường, bạn hang, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Giữ vững, củng cố và phát triển quan hệ với các đơn vị sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu, có kế hoạch đầu tư vào khâu sản xuất để chủ động nguồn hàng, tăng hiệu quả hoạt động.
- Mở rộng quan hệ với các đối tác tại nhiều thị trường hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, lựa chọn các đối tác tin cậy và có tiềm năng lớn để thiết lập quan hệ nhằm mở ra những phương thức làm ăn mới, tiết kiệm được chi phí, đáp ứng được nhu cầu về giá cả, chất lượng và thời gian.
* Định hướng phát triển mặt hàng và ngành nghề mới.
- Duy trì, phát triển kinh doanh ngành hàng truyền thống là hàng thủ công mỹ nghệ và tìm kiếm, mở rộng phát triển các ngành hàng khác.
- Từng bước củng cố, đầu tư một cách hợp lý nhằm đẩy mạnh qui mô và doanh số.
- Hết sức quan tâm mở rộng kinh doanh các mặt hàng mới
* Định hướng về chiến lược Marketing:
- Thông qua những nỗ lực tiếp thị để thu hút thêm khách hàng mới, tăng cường công tác tiếp thị quảng bá tên tuổi, các mặt hàng của Công ty thông qua Website và tham gia các hội chợ quốc tế… đặc biệt chú ý đến khách hàng tiêu thụ lớn.
- Xây dựng chiến lược Marketing hấp dẫn và hiệu quả với đầy đủ các yếu tố “Uy tín – Chất lượng – Giá cả - Khuyến mại”.
- Xác định mặt hàng chủ lực, đề ra cơ chế đầu tư thích hợp, đảm bảo lưu chuyển bình thường và có dự trữ tồn kho hợp lý.
- Đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, khuyến mại trên cơ sở hiệu quả.
* Định hướng về vốn và tài chính:
- Khai thác triệt để các nguồn vốn tín dụng, các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước cho phát triển sản xuất kinh doanh. Khai thác tối đa đòn bẩy nợ trên cơ sở duy trì hệ số an toàn về tài chính.
- Tính toán và phân bổ hợp lý nguồn vốn sản xuất và vốn kinh doanh, tranh thủ tối đa các ngồn vốn ứng trước của khách hàng.
- Phấn đấu tăng vòng quay vốn, giảm tối đa công nợ và bán trả chậm.
- Giữ vững mối quan hệ, đảm bảo uy tín đối với Ngân hàng trong việc vay vốn và thanh toán nợ.
* Định hướng đàu tư xây dựng cơ bản:
- Toà nhà Artexport Building tại 31-33 Ngô Quyền, ARTEXPORT đã hoàn thiện và đưa và khai thác khá hiệu quả. Trong giai đoạn tới Công ty sẽ đảm bảo việc duy trì bảo dưỡng để đảm bảo doanh số hằng năm thu được từ việc cho thuê văn phòng khoảng trên 12 tỷ đồng.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng toà nhà Artexport Láng Hạ có tổng diện tích 800m2, qui mô công trình là 25 tầng, với mục đích cho thuê văn phòng, thời gian xây dựng dự kiến là 26-28 thàng (dự kiến khởi công vào quý II/2007 và hoàn thành quý IV/2009), tổng vốn đầu tư 20 tỷ đồng dự kiến hoàn vốn trong 5-7 năm
- Đầu tư xây dựng toà nhà Artexport House tại số 2 Phạm Sư Mạnh, ARTEXPORT có tổng diện tích 607m2, qui mô xây dựng 11 tầng, với mục đích cho thuê làm văn phòng, thời gian xây dựng dự kiến là khoảng 15-16 tháng bắt đầu từ quí I/2007 đến quí II/2008, tổng vốn đầu tư 42 tỷ đồng dự kiến hoàn vốn trong 5 năm.
- Đầu tư vào một số nhà máy liên doanh để sản xuất hàng hoá phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của Công ty.
3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể về một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đến năm 2015
- Doanh thu hàng năm tăng từ 5-10%, Công ty dự kiến đến năm 2015 tổng doanh thu của toàn Công ty sẽ đạt mức 873.486 triệu đồng
Trong đó: + Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 95% trên tổng doanh thu
+ Doanh thu từ hoạt động cho thuê văn phòng, kho bài chiếm 4%trên tổng doanh thu
+ Doanh thu từ hoạt động khác chiếm 1 % trên tổng doanh thu
- Lợi nhuận tăng bình quân 20-40%, Công ty dự kiến đến năm 2015 đạt mức gần 15.000 triệu đồng
- Nộp ngân sách Nhà nước tăng bình quân hàng năm từ 10-15%
- Tỷ lệ chi trả cổ tức đạt 10-12%
- Thu nhập bình quân của người lao động tăng khoảng 10-12%,
- Sắp xếp và bố trí lao động phù hợp với nhu cầu của sản xuất kinh doanh, mỗi năm chi 100 triệu cho công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty để ngày càng nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo năng suất lao động và lợi nhuận đạt được ngày càng cao
3.1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ trong giai đoạn từ năm 2011_2015
- Cơ cấu lại mặt hàng thêu xuất khẩu theo hướng tập trung tăng dần về số lượng các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như các mặt hàng quần áo thêu, chăn thêu, rèm thêu, chao đèn… Trong giai đoạn tới Công ty phát triển thêm cả về chủng loại và số lượng hàng thêu thuộc nhóm hàng lưu niệm. Công ty dự kiến đến năm 2015 sẽ tăng thêm 11 chủng loại hàng thêu mới được xuất khẩu sang Mỹ, trong đó chú trọng khai thác thêm các mặt hàng lưu niệm có giá trị cao như tranh thêu, cờ thêu biểu tượng các nước…, tiến đến tăng tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng thêu lưu niệm lên 25-30% tổng giá trị xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ.
- Nghiên cứu và cải tiến những mẫu mã cũ và phát triển thiết kế thêm các sản phẩm mới phong phú đa dạng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng về sở thích tiêu dùng của thị trường Mỹ và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trong việc chọn lựa mẫu mã để phát triển các đơn hàng xuất khẩu theo hình thức hợp đồng mua bán.
- Duy trì vị trí dẫn đầu về giá trị xuất khẩu hàng thêu trên tổng giá trị xuất khẩu của toàn Công ty, phấn đấu mỗi năm tăng từ 5-10% giá trị xuất khẩu và đạt giá trị xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ ở mức 3.500 nghìn USD vào năm 2010 chiếm 0,035% thị phần.
- Thực hiện xúc tiến bán hàng, tăng cường tham gia các hội chợ chuyên ngành và mở rộng chiến dịch quảng cáo hàng năm vào đầu các mùa lễ hội của Mỹ để tạo nên hiệu quả cao hơn cho hoạt động phát triển hàng thêu trên thị trường Mỹ.
- Mở rộng và phát triển các quan hệ tốt đẹp đã có với các khách hàng lâu dài và thiết lập các quan hệ với các đối tác mới để càng ngày càng phát triển thêm về số lượng khách hàng và mở rộng quan hệ với khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau trên thị trường Mỹ.
- Tiếp tục khai thác các hợp đồng gia công nhưng bên cạnh đó Công ty sẽ hoàn thiện và nâng cao qui trình sản xuất để dần xây dựng thượng hiệu cho các sản phẩm thêu của Công ty, thuyết phục các khách hàng giao gia công chuyên sang nhập khẩu hàng thêu của Công ty dười hình thức hợp đồng mua bán hoặc sản xuất xuất khẩu. Tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu dưới hai hình thức này đến năm 2010 đạt 20-30% tổng giá trị xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ
- Trong giai đoạn tới Công ty dự kiến sẽ tiến hành việc đăng ký với Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) để bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm thêu của Công ty tại thị trường Mỹ
3.2. Một số giải pháp phát triển xuất khẩu hàng thêu của Công ty Artexport ARTEXPORT sang thị trường Mỹ.
3.2.1 Nhóm giải pháp ở thị trường Mỹ
A, Tăng cường hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường.
Cơ sở lý luận: Điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp vì nó giúp cho doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để ra những quyết định đúng đắn và có các phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.
Cơ sở thực tiễn: Mặc dù ban lãnh đạo Công ty Artexport đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường nhưng trong những năm qua hoạt động này của Công ty vẫn chưa được thực hiện thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao cho hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty sang thị trường Mỹ. Thể hiện qua tốc độ tăng trưởng chậm về giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong giai đoạn 2005-2010, giá trị gia công xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ, các mặt hàng mới được Công ty xuất khẩu sang Mỹ trong những năm qua còn ít về chủng loại và số lượng, mỗi năm Công ty chỉ khai thác thêm được từ một đến hai khách hàng mới…
Phương thức tiến hành:
Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là thu thập các thông tin về thị trường Mỹ có những tác động, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu, cạnh tranh và tiêu thụ hàng thêu tại Mỹ, đánh giá đúng đắn về nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng của Công ty, tìm kiếm khách hàng mới, thiết lập các quan hệ lâu dài với họ và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ.
Để thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường, Công ty có thể tiến hành kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường.
Phương pháp nghiên cứu tại bàn là phương pháp mà Công ty có thể tìm kiếm, thu thập thông tin thông qua những hoạt động hỗ trợ của Chính phủ và của các trung tâm tư vấn, trung tâm phát triển ngoại thương như việc cử cán bộ tham dự các cuộc hội thảo chuyên đề về thị trường Mỹ do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức, các thông tin về hội chợ do Cục xúc tiến thương mại Việt Nam cung cấp, các thông tin về môi trường kinh doanh và cơ hội xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ do Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cung cấp… Ngoài ra, Công ty cần phải có sự liên kết, hỗ trợ, khai thác thông tin của các Công ty bán lẻ trên thị trường Mỹ, ngày càng phát triển phương thức thương mại điện tử thông qua mạng Internet. Công ty có thể tìm kiếm thêm các khách hàng mới thông qua các trang web chuyên để tìm kiếm khách hàng của Mỹ như :
…
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Ban xúc tiến thương mại
BAN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
BỘ PHẬN NC THỊ TRƯỜNG
TRONG NƯỚC
BỘ PHẬN NC THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
Để hoạt động nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả thì Công ty không nên dừng lại ở việc tìm kiếm thu thập thông tin mà cần phải biết tổng hợp, phân tích và dự báo được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ trong từng giai đoạn thay đổi như thế nào. Muốn làm được điều này Công ty phải có một đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường am hiểu và biết vận dụng công cụ phân tích và công nghệ tin học vào việc thống kê, phân tích và dự báo. Công ty với chức năng chính là xuất nhập khẩu nên bộ phận nghiên cứu thị trường nước ngoài cơ cấu như hiện nay là thiếu về số lượng khi thị trường xuất khẩu của Công ty đang ngày càng mở rộng vì vậy Công ty phải có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân sự
Điều kiện thực hiện: Đòi hỏi tất cả các cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường trước hết phải giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động, nhanh nhạy để nắm bắt, phân tích và dự báo thông tin một cách chính xác và đòi hỏi bắt buộc là phải giỏi ngoại ngữ (ít nhất là một ngoại ngữ là tiếng Anh) để không gặp khó khăn trong quá trình thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời Công ty cần có những quy chế khuyến khích bằng vật chất (thưởng tiền) đối với nhân viên nào khai thác được thông tin có lợi cho doanh nghiệp.
Bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường Mỹ có cơ cấu gồm 5 người (3 nam và 2 nữ), trong đó gồm một trưởng nhóm và các thành viên.Trưởng nhóm phải là người có kỹ năng quản lý kinh tế, giỏi chuyên môn và ngoại ngữ (Tiếng Anh), thực hiện việc phân công công việc cho các thành viên và có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin tốt. Các thành viên trong nhóm gồm 4 người trong đó có 1 người tốt nghiệp đại học luật để tìm hiểu và nắm vững những luật áp dụng trong thương mại của Mỹ liên quan đến việc xuất khẩu hàng thêu của Công ty, 2 người thành thạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu và 1 người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ giỏi tiếng Anh và tiếng Pháp. Nhóm trưởng và ít nhất một trong hai cán bộ xuất nhập khẩu phải là người đã có thời gian làm việc tại Công ty từ 3 năm trở lên để nắm rõ đặc điểm hàng hóa và những mối quan hệ trước đây mà Công ty đã có với khách hàng Mỹ. Cán bộ có chuyên môn về pháp luật và ngoại ngữ Công ty phải tuyển mới không nhất thiết phải là người có kinh nghiệm.
Hiệu quả: Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho Công ty giữ vững và ngày càng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ, tăng khả năng xác định nhu cầu của khách hàng, có thêm nhiều khách hàng mới trong tương lai và đạt mục tiêu mà Công ty đã đề ra để phát triển hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ là tăng giá trị xuất khẩu hàng thêu hằng năm từ 5-10% và đạt mức 3.500 triệu USD vào năm 2010 và chiếm 0,035% thị phần.
B, Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại.
Cơ sở lý luận: Hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại có vị trí quan trọng đối với việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động này nhằm mục đích tạo ra sự phát triển về nhận thức, sự hiểu biết của với sản phẩm giúp cho người tiêu dùng đi đến quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp. Để đạt được mục đích này qua hoạt động xúc tiến thương mại các doanh nghiệp phải đưa ra được nhưng thông tin về sản phẩm, về sự khác biệt cũng như những ưu điểm nổi bật, những lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp mang lại so với đối thủ cạnh tranh.
Cơ sở thực tiễn: Hiện nay hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại của Công ty Artexport đối với hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ chưa được tiến hành thương xuyên và chưa có những định hướng chiến lược cũng như những hoạt động cụ thể thích hợp
Hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại chủ yếu được thực hiện qua webside của Công ty, xuất bản những cuốn catalogue và tham gia hội chợ hàng năm tại Mỹ. Trước khi chuyển đổi hình thức sở hữu Công ty, do hạn chế về tài chính nên hằng năm Công ty chỉ có thể lựa chọn tham gia một đến hai hội chợ trong khi đó mỗi năm có tới hàng nghìn hội chợ thương mại với qui mô lớn nhỏ được tổ chức tại các bang trên nước Mỹ.
Phương thức tiến hành và điều kiện thực hiện:
Để thực hiện mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ Công ty phải có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại.
- Việc tham gia hội chợ là cách quảng cáo và xúc tiến thương mại hiệu quả vì ở đó không chỉ có các đối thủ cạnh tranh tham gia, các khách hàng, các nhà cung cấp mà còn là nơi thu hút sự chú ý của rất nhiều các phương tiện truyền thông.
- Để có sự ưu tiên trong việc đăng ký và lựa chọn vị trí cho gian hàng trưng bày mang lại hiệu quả quảng cáo cao nhất Công ty phải lựa chọn tham gia một hội chợ chuyên ngành với qui mô lớn và duy trì tham gia liên tục, đều đặn trong nhiều năm. Ngoài ra Công ty có thể lựa chọn một đến hai hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ tham dự luân chuyển qua các khu vực tổ chức hội chợ khác nhau trên nước Mỹ.
Bảng 3.2 Dự trù kinh phí tham dự một hội chợ chuyên ngành tại Mỹ
TT
Nội dung
Chi phí
(USD)
Phòng, ban thực hiện
1
Thuê gian hàng
3.000
Ban xúc tiến TM
2
Thiết kế và trang trí gian hàng
2.000
Phòng thiết kế
3
Hàng mẫu trưng bầy
3.000
Phòng thêu
4
Quà tặng
1.000
Phòng thêu
5
Cử 5 cán bộ tham gia
9.000
Phòng thêu, Ban xúc tiến TM
Tổng cộng
18.000
- Việc quảng cáo sản phẩm của Công ty không chỉ dừng lại ở việc in các cuốn catalogue mà phải làm cả những đĩa VCD để giới thiệu kỹ hơn về công dụng của các sản phẩm và quan trọng nhất là có thể giới thiệu cả qui trình sản xuất bằng những hình ảnh động sẽ mang lại tính thuyết phục cao hơn đối với khách hàng khi lựa chọn sản phẩm của Công ty.
- Quảng cáo trực tuyến webside của Công ty (ví dụ trên Google) là một cách hiệu quả để thâm nhập thị trường Mỹ vì nước Mỹ có tới trên 170 triệu ngưới sử dụng Internet (khoảng 60% dân số), qua những trang web uy tín và phổ biến này sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội được khách hàng Mỹ biết đến hơn. Để quảng cáo trực tuyến trên Google Công ty phải trả chi phí ban đầu là 100USD và tùy vào số lần khách hàng click chuột vào quảng cáo của Công ty để xác định chi phí một tháng (với chi phí một lần click chuột dao động từ 0,05 – 10 USD/ click). Công ty phải đổi mới nội dung truyền tải trên trang web để tăng sức thuyết phục vì hiện nay trang web của Công ty Artexport chưa có sự chọn lựa các hình ảnh của sản phẩm thêu nên Công ty đưa quá nhiều hình ảnh làm mất nhiều thời gian của khách hàng để mở trang web của Công ty.
- Đăng ký thương hiệu và bảo hộ thương hiệu trên phạm vi toàn liên bang của nước Mỹ, đây là hoạt động có tính pháp lý tránh cho doanh nghiệp khỏi những vướng mắc về mặt pháp lý do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn là một cách để quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp trên phạm vi rộng khắp thị trường Mỹ. Vì một trong số những lợi ích mà việc đăng ký thương hiệu và bảo hộ thương hiệu sản phẩm tại Mỹ đó là sẽ được cơ quan đăng ký liên bang đưa vào danh sách nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ và thông báo rộng rãi để người tiêu dùng biết đến. Đây là biện pháp cần làm đối với Công ty Artexport để thực hiện mục tiêu phát triển hàng thêu tại thị trường Mỹ nhưng Công ty phải cân nhắc những mặt hàng đăng ký bảo hộ thương hiệu và thời điểm thực hiện vì phí đăng ký một thương hiệu đang sử dụng là 335USD và phí đăng ký “giữ chỗ” thương hiệu là 100USD, nếu Công ty không có một người thường trú tại Mỹ làm đại diện thì phải thuê luật sư của Mỹ thay mặt đăng ký và phí thuê luật sư trung bình khoảng 1.000USD -1.500USD cho một thương hiệu (Nguồn: Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ – USPTO: www.uspto.gov)
Hiệu quả: Thực hiện quảng bá và xúc tiến thương mại sẽ giúp Công ty nâng cao hình ảnh, uy tín, khách hàng sẽ biết rõ hơn về sản phẩm của Công ty đây sẽ là yếu tố thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm của công ty. Từ đó giúp Công ty duy trì và phát triển việc xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ, tăng giá trị xuất khẩu lên 3.500 nghìn USD năm 2010.
C, Đa dạng hoá hỡnh thức xuất khẩu
Cơ sở thực tiễn :Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức xuất khẩu đó là xuất khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác. Trong cơ cấu xuất khẩu trực tiếp có hai dạng, đó là xuất khẩu theo Nghị định thư và xuất khẩu ngoài Nghị định thư
Xuất khẩu theo nghị định thư là thực hiện xuất khẩu trả nợ theo sự thoả hiệp giữa Nhà nước ta với chính phủ các nước. Xuất khẩu theo nghị định thư có thuận lợi là đã có sẵn thị trường, công ty chỉ việc thu gom và chuẩn bị hàng xuất khẩu. Vì vậy công ty tranh thủ sự trợ giúp của Chính phủ để có chỉ tiêu trả nợ từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời cũng qua hình thức này thiết lập mối quan hệ bạn hang gần gũi tin cậy để làm bước đệm trong kí kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp ngoài nghị định thư .
Phương thức tiến hành và điều kiện thực hiện
Thực hiện hình thức xuất khẩu uỷ thác là việc thu hút các nguồn hàng trong nước, nhận uỷ thác xuất khẩu nhằm hưởng phí uỷ thác, hình thức này hiện nay đang được công ty chú trọng chủ yếu do nguyên nhân khách quan . Cụ thể là trước đây công ty là tổng công ty thủ công mỹ nghệ được Nhà nước cho phép độc quyền xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nên bản thân công ty đã xây dựng uy tín trong các đơn vị nguồn hàng, hơn nữa công ty là một doanh nghiệp Nhà nưsc cấp một nên có nhiều thuận lợi để khách hàng hiểu hơn về công ty, từ đó gợi mở nhu cầu biến nhu cầu thành sức mua thực tế.
Ngoài hai hình thức xuất khẩu chính trên công ty cũng nên sử dụng tổng hợp các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu: Tự doanh, gia công, tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, chuyển khẩu để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. D,Phát triển khách hàng mới
Cơ sở thực tiễn :Khách hàng của công ty rất đa dạng từ nhiều quốc gia song có thể chia làm các loại chính sau:
- Khách hàng quen biết qua các thương vụ buôn bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty.
- Khách hàng được giới thiệu qua các đại lý hoặc văn phòng giao dịch thương mại nước ngoài.
- Khách hàng mà công ty tìm đến thông qua sự gặp gỡ ở các cuộc hội thảo hội chợ.
- Khách hàng tự tìm đến công ty qua quảng cáo, giới thiệu của Bộ thương mại.
Phương thức tiến hành và điều kiện thực hiện
Tạo mối quan hệ vững chắc và lâu dài với khách hàng. Đa số trong số các khách hàng này là các công ty trung gian, các đại lý của các công ty xuất nhập khẩu nước ngoài hoặc chính công ty nước ngoài nhưng làm nhiệm vụ như nhà phân phối.
Tích cực tìm kiếm thêm bạn hàng mới tại thị trường Mỹ thông qua hội chợ bán hàng,quảng cáo,giới thiệu của Bộ thương mại,..
3.2.2 Nhóm giải pháp ở thị trường trong nước
A, Nâng cao năng lực của đội ngũ thiết kế mẫu sản phẩm.
Cơ sở lý luận: Mẫu mã kiểu dáng sản phẩm là một trong những tiêu chuẩn quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm, nó không chỉ phản ánh giá trị, giá trị sử dụng của sản phẩm mà nó còn phản ánh ywus tố vật chất và tâm lý của sản phẩm. Ngày nay theo quan điểm của Marketing hiên đại, việc cải biến sản phẩm ở những khía cạnh này rất quan trọng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và qua đó tạo nên hình ảnh thương hiệu của sản phẩm bởi tính khác biệt hóa của nó.
Cơ sở thực tiễn: Hiện tại Công ty tập trung sản xuất ba nhóm mặt hàng chính là hàng thêu, hàng mỹ nghệ và hàng gốm sứ, việc thiết kế mẫu sản phẩm do các nhà thiết kế thuộc các phòng thêu, phòng mỹ nghệ và phòng gốm đảm nhiệm độc lập chưa có sự liên kết, hợp tác giữa các nhà thiết kế của các phòng trên. Vì vậy, công tác thiết kế mẫu các sản phẩm thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty Artexport còn rất yếu kém cả về số lượng và chủng loại. Công ty chưa có phòng chuyên nghiên cứu và thiết kế mẫu mã cho các sản phẩm xuất khẩu của Công ty nói chung và hàng thêu nói riêng, việc thiết kế mẫu sản phẩm chưa có sự đầu tư thích đáng về con người và chi phí của ban lãnh đạo Công ty
Phương thức tiến hành và điều kiện thực hiện
- Thành lập một phòng nghiên cứu và thiết kế mẫu riêng cho các sản phẩm xuất khẩu trong đó có sản phẩm thêu, ở đó qui tụ những nhà thiết kế đang làm việc riêng lẻ tại các phòng và có kế hoạch tuyển dụng thêm các nhà thiết kế chuyên nghiệp được đào tạo chính qui tại các trường mỹ thuật công nghiệp. Chức năng chính của phòng thiết kế là nghiên cứu và thiết kế những mẫu sản phẩm để liên tự thay đổi và tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của từng sản phẩm xuất khẩu sang từng thị trường. Phòng thiết kế của Công ty sẽ bao gồm 6 nhà thiết kế hiện đang thuộc ba bộ phận tổ chức sản xuất và Công ty phải tuyển thêm 4 nhà thiết kế được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp tại trường Đại học mỹ thuật công nghiệp. Cơ cấu nhân sự của phòng thiết kế được tổ chức theo bảng 3.3
Bảng 3.3 Cơ cấu nhân sự phòng thiết kế
Chức danh
Số lựợng - giới tính
Trình độ đào tạo
Số năm c.tác
Chi phí
tiền lương (1.000VNĐ)
Nguồn cung cấp
Trưởng phòng
01 - Nam
ĐH Mỹ thuật CN
5
5.000
Điều chỉnh nội bộ C.ty
Phó phòng
01 - Nữ
ĐH Mỹ thuật CN
5
4.000
Điều chỉnh nội bộ C.ty
Nhân viên
05 – Nam
03 – Nữ
ĐH Mỹ thuật CN
1-3
2.000 – 3.500
4 người điều chính nội bộ và 4 người tuyển mới
- Tạo điều kiện cho các cán bộ phòng thiết kế của Công ty tăng cường tiếp xúc, tham gia các hội đồng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm tăng thêm sự nhậy bén, sức cạnh tranh ngay từ ý tưởng hình thành ý tưởng mới trong thiết kế như:
+ Cử cán bộ thiết kế cùng tham gia các hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ngoài nói chung và của Mỹ nói riêng thông qua việc trưng bầy và giới thiệu sản phẩm để thăm dò ý kiến của khách hàng về sự phù hợp của các sản phẩm thêu của Công ty và nghiên cứu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh làm cơ sở đưa ra những thiết kế mẫu mới, hấp dẫn hơn.
- Ngoài việc tự nghiên cứu thiết kế mẫu sản phẩm Công ty phải thiết lập được mối quan hệ với một số chuyên gia người Mỹ chuyên nghiên cứu và thiết kế về hàng thủ công mỹ nghệ và đặc biệt là hàng thêu tại thị trường Mỹ. Họ sẽ là các nhà tư vấn tốt nhất và mang lại cho Công ty những thông tin thị trường chính xác nhất về nhu cầu của thị trường, xu thế thời trang, mầu sắc được ưu chuộng… bởi họ chính là một phần của thị trường Mỹ. Việc thuê tư vấn thiết kế của chuyên gia chỉ cần tiến hành một năm hai lần vào tháng 1 và tháng 6 trong năm phù hợp xu thế thay đổi của thị trường Mỹ về hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có hàng thêu. Chi phí thuê một nhà chuyên gia thiết kế kiểu dáng và một chuyên gia tư vấn về mầu sắc làm việc tại Công ty trong 5 ngày khoảng gần 4.000 USD/ người. Như vậy để thực hiên giải pháp này mỗi năm Công ty phải chi phí khoảng 15.000 USD
Hiệu quả: Thực hiện những giải pháp trên sẽ giúp cho sản phẩm của Công ty luôn được cải tiến và hoàn thiện hơn phù hợp với nhu cầu của khách hàng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm và xác định được hình ảnh, thương hiệu cho Công ty
B, Nâng cao chất lượng đội ngũ thợ thêu..
Cơ sở lý luận: Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đồng thời trình độ của người lao động cũng ảnh hưởng tới hiệu quả áp dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm.
Cơ sở thực tiến: Hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty Artexport hiện nay hoàn toàn được làm thủ công bằng tay nên yếu tố lao động lại càng trở nên quan trọng trong quá trình sản xuất và thực hiện những đơn hàng lớn với những yêu cầu chặt chẽ về chất lượng và thời hạn giao hàng như những đơn hàng của khách hàng Mỹ.
Trên thực tế ngoài những người thợ được tuyển chọn làm tại xưởng thêu của Công ty thì hiện nay để thực hiện những đơn hàng xuất khẩu lớn của Mỹ Công ty còn phải phụ thuộc phần lớn (trên 70% khối lượng sản phẩm xuất khẩu) vào những người thợ làm nghề thêu tại các làng nghề. Thực chất họ là những người nông dân tranh thủ thời gian nông nhàn để làm nghề và chủ yếu họ thực hiện các công đoạn thêu tại gia đình nên Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình giám sát sản xuất, thu hoá và đảm bảo đúng thời hạn giao hàng. Nghề thêu mặc dù là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta nhưng hầu như chưa có một cơ sở nào đào tạo nghề thêu một cách chính quy, bài bản mà chủ yếu những người thợ thêu được học nghề từ việc dậy truyền miệng và rèn luyện tay nghề qua thời gian
Phương thức tiến hành và điều kiện thực hiện:
Đội ngũ thợ thêu của Công ty hiện nay có hai loại là thợ thêu làm việc tại xưởng thêu của Công ty và những thợ thêu tại các cơ sở liên kết sản xuất.
Đối với những thợ thêu làm việc tại phân xưởng thêu của Công ty, hàng năm Công ty mời những nghệ nhân giỏi ở các làng nghề tham gia các buổi toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm về các kỹ thuật thêu, ren để bồi dưỡng thêm kiến thức cho công nhân, tổ chức những cuộc thi tay nghề vào dịp kỷ niệm thành lập Công ty hàng năm… Định kỳ mỗi năm một lần Công ty phải mời cán bộ giám định chất lượng hàng thêu xuất khẩu của Công ty cổ phần giám định hàng xuất khẩu (Vinacontrol) đến tập huấn về kỹ thuật kiểm tra đóng gói và giặt tẩy sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mà khách hàng đề ra và xu hướng thay đổi của thị trường Mỹ.
Trước khi thực hiện mỗi đơn hàng của khách hàng cán bộ nghiệp vụ của phòng thêu phải nắm rõ được những yêu cầu về số lượng, chất lượng, về thời hạn giao hàng và khi giao gia công cho các cơ sở liên kết tại làng nghề những cán bộ này phải xuống tận cơ sở để phổ biến cụ thể và yêu cầu những người có trách nhiệm của cơ sở ký cam kết bằng văn bản để đảm bảo về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và hình thức bồi thường thiệt hạn nếu không thực hiện đúng cam kết. Công ty nên phân loại các mặt hàng thêu và giao gia công chuyên môn hoá cho từng cơ sở để giúp người thợ quen với mẫu mã, đề tài, quen với cách xử lý các kỹ thuật thêu của từng loại mặt hàng.
Bảng 3.4 Dự kiến kế hoạch bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ hàng năm
Nội dung
Đối tượng
Số người
Hình thức
Thời gian
Kinh phí
(triệu đồng)
Kỹ thuật thêu, rút sợi, ren, phối mầu
Công nhân tổ thêu
30
Tại chỗ
Tháng 1 và tháng 6
15
Kỹ thuật kiểm tra, đóng gói
Công nhân tổ đóng gói
5
Tại chỗ
Tháng 6
2
Kỹ thuật hấp, tẩy, nhuộm
Công nhân tổ giặt là
5
Tại chỗ
Tháng 1
3
Tổng cộng
40
20
Đối với thợ thêu thuộc các cơ sở liên kết, Công ty phải tổ chức sát hạch tay nghề và ký kết hợp đồng lao động cụ thể với những thợ thêu đủ tiêu chuẩn làm những sản phẩm thêu xuất khẩu và đặc biệt là những sản phẩm thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Công ty yêu cầu người có trách nhiệm tại các cơ sở liên kết sản xuất phải cam kết chỉ sử dụng những thợ thêu mà công ty đã chấp nhận để gia công hàng thêu xuất khẩu cho Công ty và những điều khoản bồi thường và phạt nếu vi phạm hợp đồng đã ký kết giữa hai bên
Hiệu quả: Nâng cao chất lượng lao động sẽ giúp Công ty nâng cao chất lượng công việc và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sửa chữa cho những sản phẩm lỗi và bồi thường do không thực hiện đúng hợp đồng.
C, Xác định nguồn cung ứng vật liệu ổn định và có chất lượng cao.
Cơ sở lý luận: Vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm. Đối với sản phẩm thêu, vật liệu chính là vải và chỉ thêu, nhưng không phải vải loại nào và chỉ loại nào cũng có thể sản xuất được hàng thêu xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Cơ sơ thực tiễn: Vải và chỉ là hai vật liệu chính của ngành dệt may cung cấp cho việc sản xuất hàng thêu nhưng hiện nay những nguyên liệu này ở trong nước sản xuất rất ít và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của Công ty trong việc sản xuất hàng thêu xuất khẩu. Vải có chất lượng để sản xuất hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ, Công ty gần như phải nhập khẩu từ nước ngoài (với tỷ trọng khoảng 80% trên tổng khối lượng vật liệu sử dụng sản xuất) nên đã đẩy chi phí sản xuất lên cao, thiếu chủ động về nguồn hàng gây bất lợi trong cạnh tranh cho Công ty. Vải để sản xuất hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải là các loại vải có nguồn gốc tự nhiên như vải cotton, lụa, lanh, sa tanh, những loại vải này trong nước sản xuất rất ít và thường là vải khổ hẹp, để đáp ứng nhu cầu sản xuất những đơn hàng lớn của Mỹ chủ yếu Công ty phải nhập vải từ các nước như Hông Kông, Ấn Độ, Nhật,… Yêu cầu đối với chỉ thêu dùng làm những sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ phải không phai mầu, không co rút sợi dưới mọi tác động như giặt, tẩy, hấp… Hiện nay, khách hàng Mỹ chỉ chấp nhập một số ít loại chỉ thêu trong nước như chỉ thêu của Công ty liên doanh Phong Phú, Công ty chỉ khâu ARTEXPORT, còn phần lớn chỉ thêu Công ty Artexport phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Pháp, Ý.
Phương thức tiến hành:
Đối với nguyên liệu trong nước, Công ty phải khảo sát và ký kết những hợp đồng cung cấp dài hạn với các doanh nghiệp đã được phía khách hàng Mỹ chấp nhận về chất lượng. Ví dụ như Công ty liên doanh Phong Phú – ITG (Mỹ) để được cung cấp các loại chỉ thêu và vải cotton cao cấp vì sản phẩm của Công ty liên doanh này đủ tiêu chuẩn để đưa vào tiêu thụ trong hệ thống toàn cấu của tập đoàn ITG của Mỹ, Công ty Việt Tiến Đông Á để được cung cấp chỉ thêu được sản xuất theo công nghệ của Ấn Độ, và một số nhà máy khác như nhà máy dệt Nam Định, Phước Long,… Công ty thường xuyên có những cuộc trao đổi với các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước về những yêu cầu và sự phản hồi của khách hàng về chất lượng nguyên liệu của họ khi Công ty dùng để sản xuất hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ. Đưa những mẫu nguyên liệu mà phía khách hàng Mỹ chuyển cho Công ty gia công hoặc chỉ định nhập khẩu từ nước ngoài để các nhà sản xuất trong nước nghiên cứu sản xuất giúp Công ty thay thế dần nguyên liệu nhập khẩu giảm thời gian và chi phí sản xuất khi thực hiện những đơn hàng của Mỹ. Công ty khi nhận các hợp đồng gia công xuất khẩu hàng thêu cho các khách hàng Mỹ nên yêu cầu dùng C.O form A (xuất sứ hàng hoá có tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa chiếm từ 50% trở lên) để giúp cho sự phát triển của ngành sản xuất nguyên liệu trong nước, tăng thêm giá trị xuất khẩu thu về Công ty, giảm bớt chi phí và thời gian làm các thủ tục nhập khẩu nguyên liệu.
Hiệu quả: Chủ động về nguồn nguyên liệu, Công ty sẽ chủ động trong sản xuất sẵn sang tiếp nhận những đơn hàng với số lượng lớn, giảm chi phí và thời gian tìm kiếm nguyên liệu
D, Xây dựng chính sách giá linh hoạt.
Cơ sở lý luận: Giá bán sản phẩm luôn là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, nó là một công cụ hữu hiệu để tăng thêm khả năng thu hút khách hàng. Chính sách giá đúng đắn sẽ tạo cho DN tăng thêm số lượng khách hàng trung thành nhờ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Cơ sở thực tiễn: Thị trường Mỹ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn nên các doanh nghiệp ở mọi quốc gia đều muốn thâm nhập và chiếm lĩnh được khu vực thị trường này. Việc xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Việt Nam nói chung và của Công ty Artexport nói riêng luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ hàng thêu của các nước đã xâm nhập thị trường Mỹ trước như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđonexia,… Hiện nay yếu điểm lớn nhất của hàng thêu Việt Nam nói chung khi xuất khẩu sang Mỹ là chưa có chính sách giá phù hợp trong khi mẫu sản phẩm chưa phong phú và hấp dẫn.
Phương thức tiến hành và điều kiện thực hiện.
Căn cứ tính giá bán sản phẩm của Công ty vẫn dựa trên giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ cộng với một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận nhất định nhưng trong thời gian tới Công ty phải xây dựng chính sách giá linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng để không những duy trì quan hệ với những khách hàng cũ mà còn có thể tăng thêm được những khách hàng mới. Chính sách giá linh hoạt Công ty được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau:
- Khách hàng đã có quan hệ lâu dài (khách hàng trung thành)
Đây là nhóm khách hàng luôn giữ được sự ổn định về số lượng nhập khẩu và đảm bảo doanh thu cho Công ty. Đặc biệt đối với thị trường cạnh tranh gay gắt như thị trường Mỹ thì việc có thêm một khách hàng mới đã khó mà việc giữ được khách hàng có quan hệ lâu dài với Công ty còn khó hơn. Vì vậy Công ty phải đưa ra một mức giá bằng mức giá của các đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều đó thì trước hết Công ty phải chủ động được nguồn vật liệu, tăng tỷ trọng sử dụng vật liệu trong nước để giảm bớt chi phí nhập khẩu. Hiện nay tỷ trọng vật liệu chính là vải chiếm khoảng 30% trong giá thành sản phẩm thêu của Công ty. Hai năm gần đây trung bình mỗi năm Công ty sử dụng khoảng trên 20 triệu m vải các loại để sản xuất hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong đó khối lượng nhập khẩu là khoảng 80% còn 20% là trong nước. Giá vải nhập khẩu thông thường cao hơn giá vải trong nước khoảng 30%. Với sự đầu tư và mở rộng sản xuất của một số Công ty cung cấp vải trong nước như Công ty dệt may Việt Thắng, nhà máy dệt lụa Nam Định, Công ty liên doanh Phong Phú… thì khả năng trong thời gian tới Công ty có thể tăng tỷ trọng sử dụng vải trong nước để giảm bớt giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó Công ty phải có kế hoạch mở rộng nhà xưởng và tuyển thêm thợ thêu để tổ chức sản xuất tập trung, giảm bớt lượng hàng giao gia công tại các cơ sở sản xuất, tăng khả năng giám sát hoạt động sản xuất giảm tối đa sản phẩm hỏng, sản phẩm lỗi
- Mức độ đóng góp về doanh số của khách hàng hàng năm
Đối với những khách hàng nhập khẩu với số lượng lớn trong năm, Công ty áp dụng chính sách chiết khấu theo khối lượng sản phẩm cho từng nhóm khách hàng. Khách hàng tại thị trường Mỹ đang có quan hệ với Công ty hiện nay có thể chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm A: Khách hàng là những công ty thương mại giao cho Công ty gia công sản phẩm thường với số lượng lớn và đơn hàng đều qua các tháng trong năm.
+ Nhóm B: Khách hàng là những Công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng nhập khẩu những sản phẩm thêu của Công ty để phụ vụ cho hoạt động kinh doanh của họ và đơn hàng thuộc nhóm khách hàng này tập trung nhiều vào những tháng giữa năm và cuối năm, phù hợp với xu thế thay đổi về thời trang và những tháng nhiều ngày lễ, tết
+ Nhóm C: Khách hàng là những cửa hàng lưu niệm trưng bầy và bán sản phẩm của Công ty, số lượng đặt hàng không lớn và đơn hàng thuộc nhóm khách hàng này tập trung nhiều vào những tháng giữa năm và cuối năm, phù hợp với xu thế thay đổi về thời trang và những tháng nhiều ngày lễ, tết
Chính sách chiết khấu theo nhóm khách hàng và khối lượng sản phẩm được qui định thành nhiều mức khác nhau như bảng 3.5
Bảng 3.5 Mức chiết khấu theo nhóm khách hàng và khối lượng SP
Nhóm khách hàng
Khối lượng SP (đơn vị SP)
Tỷ lệ chiết khấu (%)
Thời gian áp dụng trong năm
A
≥ 50.000
1,25
Từ tháng 1 đến tháng 12
≥ 300.000
2
≥ 500.000
2,5
B
≥ 50.000
1,5
Tháng 5 và tháng 12
≥ 100.000
1,75
≥ 300.00
2
C
≥ 20.000
1,5
Tháng 5 và tháng 12
≥ 50.000
1,75
≥ 70.000
2
- Khách hàng thời vụ là nhưng khách hàng chỉ đặt hàng của Công ty vào những dịp lễ tết hoặc bầu cử tổng thống hàng năm thì Công ty có thể áp dụng mức giá cao hơn tức là ngoài chi phí toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ thì tỷ suất lợi nhuận là 20%
- Đối với khách hàng mới Công ty áp dụng mức giá hoà vốn (có thể thấp hơn đối thủ cạnh trang)để thu hút sự chú ý của khách hàng. Sở dĩ Công ty có thể chấp nhận xuất khẩu hàng ở mức giá hoà vốn vì Công ty được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng xuất khẩu nên đây chính là khoản tiền mà Công ty được hưởng ở mức giá hoà vốn. Với việc áp dụng mức giá này Công ty có thể tăng số lượng khách hàng mới và tăng sức cạnh tranh ban đầu đối với các đối thủ cạnh tranh khi Công ty đang thực hiện chiến lược phát triển xuất khẩu hàng thêu sang một thị trường mới và rộng lớn như thị trường Mỹ.
Hiệu quả: Thực hiện chính sách giá linh hoạt phù hợp với từng nhóm khách hàng sẽ là điều kiện để Công ty tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm để đạt mức doanh thu 3.500 triệu USD năm 2010 và chiếm 0.35% thị phần nước Mỹ trong năm 2010.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới, tạo tiền đề cho quan hệ thương mại giữa các quốc gia càng ngày càng phát triển. Xuẩt khẩu là một trong những quan hệ thương mại quốc tế không chỉ quảng bá sản phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới mà còn là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu để phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng.
Mỹ đến nay vẫn là một thị trường xuất khẩu mới mẻ và đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù mới thâm nhập vào thị trường Mỹ nhưng Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT (Artexport) đã biết khai thác lợi thế vốn có của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và của hàng thêu nói riêng là những sản phẩm được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Chính vì vậy trong giai đoạn 2005-2010, hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty vẫn còn một số tồn tại. Vì vậy việc tìm ra những giải pháp để phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty Artexport là rất cần thiết.
Chuyên đề: “Phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT”, em đã góp phần phân tích và làm rõ những vấn đề mang tính lý luận và thực tế liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng thêu sang thị trường Mỹ nói riêng. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công Mỹ nghệ ARTEXPORT.
Mặc dù được sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Nguyễn Quang Huy và em cũng đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng Mỹ là một thị trường lớn, còn rất mởi mẻ đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ nói riêng và sự hạn chế về nguồn cung cấp số liệu nên chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em mong muốn nhận được sự góp ý chân thành của các nhà khoa học, quý thầy cô và độc giả để có thể trưởng thành hơn trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại quốc tế
Giáo trình thương mại quốc tế
Giáo trinh luật thương mại quốc tế
Giáo trình tổ chức nghiệp vụ Hải quan
Giáo trình kinh doanh kho vận ngoại thương
Ban xúc tiến thương mại ARTEXPORT
Phòng kế toán tổng hợp ARTEXPORT
Báo cáo tổng hợp hoạt động xuất khẩu 2005 – 2010 công ty ARTEXPORT
Các nguồn tài liệu khác…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 168.doc