Về các biến chứng, chúng tôi ghi nhận có 3
trường hợp (4,8%) hở vết mổ, trong đó 2 trường
tự lành tốt, 1 trường hợp hở vết mổ 50% phải
khâu lại. Trường hợp này được ghi nhận là do
bệnh nhi tự bóc phần keo dán khô lại. Qua quá
trình tái khám khoảng 4 tuần vết mổ không tự
lành có khả năng do mô dưới da nhiều và chèn
vào giữa phần niêm và da nên việc lành vết mổ
khó khăn, còn 2 ca khác vết mổ tự lành không
cần can thiệp gì. Không ghi nhận có biến chứng
nào khác trong 63 ca sử dụng keo dán sinh học.
So với tác giả Kelly BD và cs.(6) thì có 2,2% chảy
máu, 1,4% tụ máu, 4% nhiễm khuẩn vết mổ,
0,2% dị ứng và 0,8% hở vết mổ. Biến chứng tác
giả này ghi nhận nhiều hơn có lẽ do thực hiện
trên số lượng bệnh nhân lớn hơn (502 ca trong
vòng 9 năm) so với nghiên cứu của chúng tôi.
Tuy vậy thì tác giả này cũng nhận định tỉ lệ biến
chứng cũng không khác nhau so với phương
pháp dùng chỉ khâu và nghiên cứu của chúng
tôi cũng ghi nhận tương tự. Đa số các nghiên
cứu khác cũng đưa ra kết quả tương tự(1,2,7,10). Chỉ
có ít nghiên cứu ghi nhận phương pháp dùng
keo dán có ít biến chứng hơn về mặt thống kê,
đặc biệt là biến chứng chảy máu do keo dán
giúp làm kín mặt vết mổ hơn (3). Như vậy, dù
vẫn còn những tranh cãi là dán keo có giảm biến
chứng hơn so với dùng chỉ khâu thì cũng không
có nghiên cứu nào ghi nhận dán keo làm tăng tỉ
lệ biến chứng. Nhìn chung thì sử dụng keo dán
có biến chứng hở vết mổ có nhiều hơn, còn
những biến chứng khác thì có thể ít hơn hay
tương đương.
Về mặt thẩm mỹ, đa số các nghiên cứu trên
thế giới đều kết luận sử dụng keo dán đem lại
thẩm mỹ cao hơn so với chỉ khâu do không có
những mối chỉ ở vết mổ(1,6,7), một số ít thì ghi
nhận không khác nhau(2,4). Trong nghiên cứu
này, dựa vào thang điểm đã nói ở trên, so sánh
thang điểm của hai nhóm bằng phép kiểm
Mann-Whitney, chúng tôi cũng nhận thấy tính
thẩm mỹ cao hơn khi dùng keo dán, phù hợp
với đa số các nghiên cứu.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật cắt da qui đầu ứng dụng keo dán sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
109
PHẪU THUẬT CẮT DA QUI ĐẦU ỨNG DỤNG KEO DÁN SINH HỌC
Nguyễn Thanh Trúc*, Lê Nguyễn Ngọc Diễm*, Trần Vĩnh Hậu *
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt da qui đầu dán keo ứng dụng trên bệnh nhi tại Việt Nam so
với phương pháp cắt da qui đầu thông thường trước đây.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 134 trẻ cắt da qui đầu tại khoa
Phẫu Thuật Trong Ngày - Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2014, được chia ngẫu nhiên
thành hai nhóm gồm 63 trẻ được sử dụng keo dán sinh học và 71 trẻ sử dụng chỉ khâu.
Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm sử dụng keo dán sinh học (13,6 phút) nhanh hơn
nhóm dùng chỉ khâu (22,5 phút) với p < 0,05. Không ghi nhận có sự khác biệt về biến chứng ở hai nhóm. Thang
điểm thẩm mỹ của nhóm sử dụng keo dán tốt hơn nhóm sử dụng chỉ khâu có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết luận: Cắt da qui đầu sử dụng keo dán sinh học là phương pháp mang lại nhiều lợi ích khi làm giảm thời
gian phẫu thuật, làm tăng tính thẩm mỹ, không làm thay đổi biến chứng so với sử dụng chỉ khâu và có thể dễ
dàng áp dụng tại các trung tâm phẫu thuật nhi khoa trong nước.
Từ khoá: Cắt da qui đầu, keo dán sinh học.
ABSTRACT
MALE CIRCUMCISION APPLYNG TISSUE ADHESIVE IN PEDIATRIC
Nguyen Thanh Truc, Le Nguyen Ngoc Diem, Tran Vinh Hau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 109 - 113
Objective: In this study, we first applied and assessed if circumcision using tissue glue is a feasible surgery
in our country.
Methods: A prospective randomized controlled trial for circumcision was carried out on 134 boys in Day surgery
unit at Children’s Hospital 2, from Jan – 2013 to Jun – 2014, glue was used on 63 boys, sutures on 71 boys.
Results: The mean time taken for skin closure by tissue glue (13.6 minutes) is much faster than by suture
(22.5 minutes) significantly. There was no difference between the two groups in the rate of complications.
Cosmetic appearance was statistically better in the tissue glue group.
Conclusion: Circumcision using tissue glue has potentially significant advantages such as faster, better
cosmetic result and feasible at any pediatric surgery center. This is a feasible alternative to sutures
for circumcision in children.
Key words: Circumcision, tissue adhesive.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cắt da qui đầu (CDQĐ) là phẫu thuật đã
được thực hiện từ nhiều thế kỷ nay. Có nhiều
phương pháp CDQĐ như kỹ thuật sử dụng
Mogen Clamp, sử dụng Gomco, sử dụng
Plastibell hay phương pháp được áp dụng
thường nhất ở Việt Nam hiện nay là không sử
dụng dụng cụ. Đây là một phẫu thuật tuy đơn
giản nhưng cũng có thể có biến chứng như chảy
máu, nhiễm khuẩn, sẹo xấu mà thường nhất là
chảy máu và nhiễm khuẩn (8). Phẫu thuật CDQĐ
sử dụng keo dán sinh học đã được áp dụng và
nghiên cứu ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới
như một phương pháp thay thế cho CDQĐ
thông thường với những ưu điểm là làm giảm
thời gian phẫu thuật, giảm biến chứng, ít đau
sau mổ, thẩm mỹ hơn (4,3,6). Tuy nhiên, tại Việt
Nam chưa có một nghiên cứu nào về phương
pháp này. Đây cũng là lần đầu tiên phương
pháp này được áp dụng tại Bệnh viện Nhi Đồng
2. Do đó chúng tôi đã áp dụng và tiến hành
nghiên cứu nhằm đánh giá tính khả thi của
* Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Thanh Trúc, ĐT:0838295723, Email: nguyenthanhtruc@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014
110
phương pháp CDQĐ dán keo so với phương
pháp CDQĐ thông thường tại Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt da qui
đầu dán keo ứng dụng trên bệnh nhi tại Việt
Nam so với phương pháp cắt da qui đầu thông
thường trước đây.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 01/2013 đến tháng
06/2014, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật
CDQĐ dưới gây mê cho 63 trẻ sử dụng keo dán
sinh học (nhóm 1) và cho 71 trẻ sử dụng chỉ
khâu (nhóm 2) tại khoa Phẫu Thuật Trong Ngày
- Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tất cả các trẻ này đều
không có bệnh lý kèm theo, được người bảo hộ
đồng ý tham gia vào nghiên cứu và được phẫu
thuật bởi cùng một phẫu thuật viên.
Đối với nhóm 1, sau khi cắt phần da niêm
qui đầu và cầm máu như thông thường, chúng
tôi khâu hai mũi với chỉ Viryl 6-0 ở vị trí 0 giờ và
6 giờ, sau đó dùng keo sinh học Histoacryl® (2-
butyl cyanoacrylate) để dán phần da niêm qui
đầu lại với nhau. Đối với nhóm 2 thì tiến hành
khâu lại toàn bộ phần da niêm qui đầu bằng
Viryl 6-0 mũi rời. Sau phẫu thuật trẻ được theo
dõi, xuất viện trong ngày và được tái khám sau 3
ngày, 1 tuần, 1 tháng sau.
Các biến số ghi nhận là tuổi, tình trạng xơ
chai da qui đầu trước phẫu thuật, thời gian phẫu
thuật, các biến chứng sau phẫu thuật và tính
thẩm mỹ. Thời gian phẫu thuật được tính từ lúc
phẫu thuật viên bắt đầu thực hiện (không tính
thời gian gây mê, sát khuẩn và trải săn) đến lúc
phẫu thuật viên kết thúc (không tính thời gian
băng lại). Các biến chứng sau phẫu thuật gồm có
đánh giá chảy máu, đánh giá nhiễm trùng theo
thang điểm ASEPSIS Score. Đánh giá thẩm mỹ
dựa vào The Modified Hollander Cosmesis Scale
gồm 6 yếu tố: (1)chồng mép (2) mép khâu lồi lên
(3) mép không đều (4) viêm quá phát (5) hở vết
mổ (6) tổng thể xấu. Mỗi yếu tố tương đương 1
điểm, từ thẩm mỹ nhất là 0 điểm giảm dần đến
xấu nhất là 6 điểm (4)
Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft
Office Excel 2007 và xử lý bằng phần mềm Stata
10.0. Chúng tôi sử dụng phép kiểm Student's t
để so sánh tuổi trung bình và thời gian phẫu
thuật trung bình, phép kiểm χ (2) để so sánh tỉ lệ
các biến chứng và phép kiểm Mann-Whitney để
so sánh thang điểm thẩm mỹ ở hai nhóm.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 01/2013 đến tháng
06/2014, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật
CDQĐ dưới gây mê cho 63 trẻ sử dụng keo dán
sinh học và cho 71 trẻ sử dụng chỉ khâu. Đặc
điểm của hai nhóm được ghi nhận như sau :
Bảng 1 : Đặc điểm trẻ CDQĐ ở hai nhóm
Đặc điểm
Nhóm 1
(n1=63)
Nhóm 2
(n2=71)
p
Tuổi (năm)
6,8±3,1
(1-13)
5,8±3,2
(1-13)
0,17
Tình trạng xơ chai (%) 9,5 12,7 0,56
* Nhận xét: Tuổi trung bình phẫu thuật ở hai
nhóm lần lượt là 6,8 và 5,8 tuổi, trong đó tuổi
nhỏ nhất đều là 1 tuổi và lớn nhất là 13 tuổi.
Tình trạng viêm xơ hoá da qui đầu trước mổ là 6
trên tổng số 63 trẻ (9,5%) ở nhóm dùng keo dán
sinh học và 9 trong số 71 trẻ (12,7%) ở nhóm
dùng chỉ khâu. Đặc điểm của 2 nhóm trẻ sử
dụng hai phương pháp phẫu thuật là khác nhau
không có ý nghĩa thống kê.
Tất cả trẻ trong hai nhóm được phẫu thuật
bởi một phẫu thuật viên là người nghiên cứu
chính. Thời gian phẫu thuật trung bình của phẫu
thuật sử dụng keo dán sinh học là 13,6±2,8 phút,
ngắn nhất là 8 phút và dài nhất là 25 phút. Trong
khi đó, nhóm CDQĐ dùng chỉ khâu mất trung
bình 22,5±2,9 phút, ngắn nhất là mất 15 phút và
dài nhất là 29 phút. Sự khác biệt về thời gian này
được chúng tôi kiểm định bằng phép kiểm
Student’s T và ghi nhận sự khác biệt là có ý
nghĩa thống kê với p=0,00, độ tin cậy 95%.
Theo dõi sau phẫu thuật 3 ngày, 1 tuần và 1
tháng sau chúng tôi ghi nhận: trong 63 trẻ ở
nhóm sử dụng keo dán sinh học có 3 trường hợp
hở vết mổ gồm 2 trường hợp hở 10% sau đó diễn
tiến tự lành tốt, 1 trường hợp hở vết mổ 50%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
111
buộc phải khâu lại, không có trường hợp nào bị
chảy máu, nhiễm khuẩn hay biến chứng nào
khác. Trong 71 trẻ ở nhóm dùng chỉ khâu thì
không có trường hợp nào hở vết mổ, không có
trường hợp chảy máu, 1 trường hợp nhiễm
khuẩn, không ghi nhận biến chứng khác.
Hình 1: Cắt da qui đầu dùng keo dán a)ngay sau cắt,
b)1 tháng sau cắt.
Đánh giá sau mổ được ghi nhận trong bảng 2:
Bảng 2 : Các biến chứng gặp trong hai nhóm.
Biến chứng Nhóm 1 (n1=63) Nhóm 2 (n2=71) P
Hở vết mổ 3 (4,8%) 0 (0,0%) 0,18
Chảy máu 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0,34
Nhiễm khuẩn 0 (0,0%) 1 (1,4%) 0,34
* Nhận xét: Như vậy, trong nghiên cứu này
chúng tôi không ghi nhận có sự khác biệt về biến
chứng của hai phương pháp phẫu thuật.
Về mặt thẩm mỹ, đánh giá theo thang điểm
Modified Hollander Cosmesis Scale, chúng tôi
ghi nhận được:
Bảng 3: Điểm thẩm mỹ của hai nhóm.
Thẩm mỹ Nhóm 1 (n=63) Nhóm 2 (n=71)
0 1 (1,6%) 15 (21,1%)
1 0 (0,0%) 46 (64,8%)
2 0 (0,0%) 10 (14,1%)
3 0 (0,0%) 0 (0,0%)
4 0 (0,0%) 0 (0,0%)
5 0 (0,0%) 0 (0,0%)
6 0 (0,0%) 0 (0,0%)
P= 0,00
* Nhận xét : Nhóm 1 có hai trường hợp hở
vết mổ 10% sau tự lành tốt và điểm thẩm mỹ là
0, một trường hợp hở vết mổ 50% phải khâu lại
sau đánh giá thì hai mép không đều. Nhóm 2 có
khoảng 21% điểm 0, gần 65% điểm 1 và còn lại là
2 điểm, không có trường hợp nào hơn 2 điểm.
Sau khi kiểm định bằng phép kiểm Mann-
Whitney thì chúng tôi nhận thấy nhóm 1 có
thang thẩm mỹ tốt hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống
kê với p=0,00, độ tin cậy 95%.
BÀN LUẬN
Chúng tôi đã tiến hành chọn ngẫu nhiên trẻ
CDQĐ vào hai nhóm nghiên cứu đồng thời thực
hiện phẫu thuật bởi cùng một phẫu thuật viên
để hạn chế sai lệch và gây nhiễu. Kết quả là đặc
điểm về tuổi và tình trạng xơ chai da qui đầu
trước mổ ở hai nhóm là tương đồng nhau, như
vậy những yếu tố này cũng không làm ảnh
hưởng những so sánh giữa hai nhóm.
Thời gian phẫu thuật chúng tôi ghi nhận
được trong nhóm 1 ngắn nhất là 8 phút và dài
nhất là 25 phút, trung bình là 13,6 phút, nhóm 2
ngắn nhất là 15 phút và dài nhất là 29 phút,
trung bình là 22,5 phút. Thời gian này là ngắn
hơn so với trong nghiên cứu của tác giả
Arunachalam P và cs.(1) thực hiện ở Úc với kết
quả là 16,6 phút đối với dán keo, 23,7 phút đối
với dùng chỉ khâu, tương tự với tác giả Kaye
JDvà cs(5) khi tác giả này ghi nhận thời gian
trung bình đối với sử dụng keo dán là ngắn hơn
15 phút, đối với chỉ khâu là trên 15 phút. Tuy
nhiên tác giả này thực hiện CDQĐ dùng dao
điện hoàn toàn còn chúng tôi sử dụng kéo cắt và
chỉ dùng dao điện cầm máu. Việc sử dụng dao
điện giúp cầm máu nhanh hơn và rút ngắn thời
gian hơn nữa nhưng cũng làm tăng nguy cơ như
phạm vào niệu đạo, gây thiếu máu. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, thời gian phẫu thuật
trung bình cho nhóm sử dụng keo dán ngắn hơn
nhóm sử dụng chỉ khâu có ý nghĩa thống kê
cũng tương tự với hai nghiên cứu trên và nhiều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014
112
nghiên cứu khác về sử dụng keo dán trong
CDQĐ(3,4,9). Như vậy, có thể nói sử dụng keo dán
sinh học giúp làm rút ngắn thời gian rõ rệt cho
phẫu thuật CDQĐ.
Về các biến chứng, chúng tôi ghi nhận có 3
trường hợp (4,8%) hở vết mổ, trong đó 2 trường
tự lành tốt, 1 trường hợp hở vết mổ 50% phải
khâu lại. Trường hợp này được ghi nhận là do
bệnh nhi tự bóc phần keo dán khô lại. Qua quá
trình tái khám khoảng 4 tuần vết mổ không tự
lành có khả năng do mô dưới da nhiều và chèn
vào giữa phần niêm và da nên việc lành vết mổ
khó khăn, còn 2 ca khác vết mổ tự lành không
cần can thiệp gì. Không ghi nhận có biến chứng
nào khác trong 63 ca sử dụng keo dán sinh học.
So với tác giả Kelly BD và cs.(6) thì có 2,2% chảy
máu, 1,4% tụ máu, 4% nhiễm khuẩn vết mổ,
0,2% dị ứng và 0,8% hở vết mổ. Biến chứng tác
giả này ghi nhận nhiều hơn có lẽ do thực hiện
trên số lượng bệnh nhân lớn hơn (502 ca trong
vòng 9 năm) so với nghiên cứu của chúng tôi.
Tuy vậy thì tác giả này cũng nhận định tỉ lệ biến
chứng cũng không khác nhau so với phương
pháp dùng chỉ khâu và nghiên cứu của chúng
tôi cũng ghi nhận tương tự. Đa số các nghiên
cứu khác cũng đưa ra kết quả tương tự(1,2,7,10). Chỉ
có ít nghiên cứu ghi nhận phương pháp dùng
keo dán có ít biến chứng hơn về mặt thống kê,
đặc biệt là biến chứng chảy máu do keo dán
giúp làm kín mặt vết mổ hơn (3). Như vậy, dù
vẫn còn những tranh cãi là dán keo có giảm biến
chứng hơn so với dùng chỉ khâu thì cũng không
có nghiên cứu nào ghi nhận dán keo làm tăng tỉ
lệ biến chứng. Nhìn chung thì sử dụng keo dán
có biến chứng hở vết mổ có nhiều hơn, còn
những biến chứng khác thì có thể ít hơn hay
tương đương.
Về mặt thẩm mỹ, đa số các nghiên cứu trên
thế giới đều kết luận sử dụng keo dán đem lại
thẩm mỹ cao hơn so với chỉ khâu do không có
những mối chỉ ở vết mổ(1,6,7), một số ít thì ghi
nhận không khác nhau(2,4). Trong nghiên cứu
này, dựa vào thang điểm đã nói ở trên, so sánh
thang điểm của hai nhóm bằng phép kiểm
Mann-Whitney, chúng tôi cũng nhận thấy tính
thẩm mỹ cao hơn khi dùng keo dán, phù hợp
với đa số các nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Phương pháp cắt da quy đầu sử dụng keo
dán sinh học lần đầu chúng tôi áp dụng tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 đã cho thấy đây là phương
pháp mang lại nhiều lợi ích khi làm giảm thời
gian phẫu thuật, làm tăng tính thẩm mỹ, không
làm thay đổi biến chứng so với phương pháp sử
dụng chỉ khâu truyền thống. Phương pháp này
đã được áp dụng như phương pháp thay thế
phương pháp truyền thống tại các nước tiên tiến
trên thế giới và ở bệnh nhi của chúng ta cũng có
thể áp dụng phương pháp này. Đồng thời đây là
phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nên có thể
dễ dàng hướng dẫn áp dụng tại các trung tâm
phẫu thuật nhi khoa trong nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arunachalam P, King PA, Orford J (2003). A prospective
comparison of tissue glue versus sutures for circumcision.
Pediatr Surg Int., 19: pp 1-2.
2. Cheng W, Saing H (1997). A prospective randomized study of
wound approximation with tissue glue in circumcision in
children. J Paediatr Child Health., 33(6): pp 515-516.
3. Elemen L, Seyidov TH, Tugay M (2011). The advantage of
cyanoacrylate wound closure in circumcision. Pediatr Surg Int.,
27(8): pp 879-883.
4. Hiren DP, Supreet DB (2012). The sutureless circumcision – an
alternative to the standard technique, national journal of
medical research. NJIRM, 4(3): pp 85-89.
5. Kaye JD, Kalisvaart JF, Cuda SP, Elmore JM, Cerwinka
WH, Kirsch AJ (2010). Sutureless and scalpel-free circumcision--
more rapid, less expensive and better?J Urol. 184(4):pp 1758-
1762.
6. Kelly BD, Lundon DJ, Timlin ME, Sheikh M, Nusrat NB, D'Arcy
FT, Jaffry SQ (2012). Paediatric sutureless circumcision--an
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
113
alternative to the standard technique. Pediatr Surg Int. 28(3): pp
305-308.
7. Ozkan KU, Gonen M, Sahinkanat T, Resim S, Celik M(2005).
Wound approximation with tissue glue in circumcision, Int J
Urol, 12(4):pp 374-377.
8. Stephen CR (2010). “Circumcision”. Ashcraft’s pediatric
surgery, 5th edition, Saunders Elsevier, Philadelphia, pp 791-795.
9. Subramaniam R, Jacobsen AS (2004). Sutureless circumcision: a
prospective randomised controlled study. Pediatr Surg
Int., 20(10):pp 783-785.
10. Tiwari P, Tiwari A, Kumar S, Patil R, Goel A, Sharma P, Kundu
AK (2011). Sutureless circumcision: An Indian experience.
Indian J Urol. 27(4):pp 475-478.
Ngày nhận bài báo 10-09-2014.
Ngày phản biện đánh giá bài báo 08-10-2014.
Ngày bài báo được đăng: 14-11-2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_cat_da_qui_dau_ung_dung_keo_dan_sinh_hoc.pdf