Theo y văn tỉ lệ tái phát vào khoảng 1% trên
những bệnh nhân đã hết co giật 2 năm sau phẫu
thuật, ngoài ra theo tác giả Sindou trong một số
trường hợp bệnh hết từ từ, phải mất một vài
tháng đến vài năm, vì vậy ông không đề nghị
phẫu thuật lại sớm trong những bệnh nhân thất
bại cho đến ít nhất là sau 1 năm theo dõi, sự hết
bệnh muộn có thể được giải thích là do sự phục
hồi chậm trong nhân dây VII gây bệnh.Tất cả
bệnh nhân sau mổ chúng tôi đều lầy số điện
thoại cũng như cho bệnh nhân số điện thoại của
chúng tôi để theo dõi diễn tiến bệnh, bệnh nhân
có thời gian theo dõi sau mổ dài nhất cũng gần 4
năm. Trong quá trình theo dõi có 56 bệnh nhân
hết hoàn toàn co giật nửa mặt (93%). Trong
nhóm này bệnh nhân thỉnh thoảng củng có cảm
giác hơi giật nhẹ mắt khi ăn hoặc nói chuyện
nhưng triệu chứng này thoáng qua và tự hết
trong vài ngày. Chúng tôicó hai trường hợp tái
phát (co giật nửa mặt ở mức độ 2) sau khi đã hết
3 năm, trong nhóm này có một bệnh nhân trong
lúc mổ ngoài thân của động mạch AICA chèn ép
chúng tôi còn thấy một tĩnh mạch đi ngang trên
dây thần kinh VII ngay gốc đi ra và đi vào giữa
phức hợp VII và VIII, chúng tôi tách động mạch
thì rất dễ dàng tuy nhiên rất khó khăn khi tách
tĩnh mạch do tĩnh mạch cứ xẹp đi khi bóc tách vì
vậy chúng tôi quyết định để lại nhánh tĩnh mạch
này, sau mổ bệnh nhân cũng hết co giật nhưng
sau 3 năm bệnh nhân xuất hiện những cơn co
giật nhẹ lại nhiều khi nói chuyện hoặc mất ngủ.
Trường hợp thứ hai thì bệnh nhân chỉ có một
nhánh động mạch AICA chèn ép, quá trình bóc
tách thuận lợi, sau mổ bệnh nhân cũng hết co
giật hoàn toàn tuy nhiên cũng tái phát sau gần 3
năm, chúng tôi quyết định phẫu thuật lạivà bệnh
nhân cũng giảm co giật sau phẫu thuật.
Với kết quả này cho thấy kết quả hết bệnh
sau thời gian theo dõi của nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn so với các tác giả khác. Tuy nhiên do
thời gian theo dõi của chúng tôi là khá ngắn
trung bình 15 tháng so vời thời gian các tác giả
khác như Samii theo dõi trung bình 9,4 năm (giới
hạn từ 1‐17,6 năm), tác giả Sindou có thời gian
theo dõi sau cùng giới hạn từ 1‐20 năm (trung
bình 7 năm) vì vậy kết quả này chúng tôi cần
phải tiếp tục theo dõi.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật giải ép vi mạch trong điều trị co giật nửa mặt: Kết quả 60 trường hợp phẫu thuật tại bệnh viện nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 328
PHẪU THUẬT GIẢI ÉP VI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ
CO GIẬT NỬA MẶT: KẾT QUẢ 60 TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Trần Hoàng Ngọc Anh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị co giật nửa mặt bằng phẫu thuật giải
ép vi mạch tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Phương pháp: Mô tả tiền cứu các trường hợp co giật nửa mặt được điều trị bằng phẫu thuật giải ép vi
mạch từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 9 năm 2014. Bệnh nhân được ghi nhận triệu chứng lâm sàng, khảo sát mối
tương quan mạch máu và thần kinh vùng góc cầu tiểu não bằng hình ảnh MRI, đánh giá kết quả cải thiện triệu
chứng theo thang điểm E.K.TAN, các biến chứng, và theo dõi bằng tái khám hoặc qua điện thoại.
Kết quả: ‐ 60 trường hợp co giật nửa mặt được phẫu thuật trong vòng 51 tháng. Ti lệ nam /nữ là 1:4 (12/48
ca), tuổi trung bình là 47,7 ± 8,4 tuổi,thời gian co giật trung bình trước phẫu thuật là 6 ± 3,7 năm,co giật bên trái
32 trường hợp (53%), bên phải 28 trường hợp (47%). Phân loại độ nặng theo E.K.Tan trước mổ mức độ 3 trong
46 trường hợp (76,7%), 49 trường hợp (81,7%) có hình ảnh gợi ý mạch máu chèn vào phức hợp VII, VIII bên co
giật trên hình ảnh MRI. Có 23 (38.3%) trường hợp đã được điều trị bằng tiêm botulinum toxin. ‐ Thời gian theo
dõi trung bình sau mổ là 16,9 tháng. Có 42 (70 %) bệnh nhân hết co giật lúc xuất viện, sau thời gian theo dõi số
trường hợp hết co giật tăng lên 56 (93%), 2 trường hợp tái phát sau 3 năm(3,3%), không có trường hợp nào tử
vong. Sau mổ các bệnh nhân thường hay bị chóng mặt, 8 trường hợp liệt nhẹ mặt bên phẫu thuật và hầu hết đều
hồi phục.
Kết luận:‐ Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho thấy co giật nửa mặt là một rối loạn
về chức năng với triệu chứng lâm sàng điển hình là yếu tố quyết định chẩn đoán. Phẫu thuật giải ép vi mạch là
phương pháp điều trị hiệu quả cao và tỉ lệ biến chứng thấp.
Key words: Co giật nửa mặt, phẫu thuật giải ép vi mạch, phức hợp dây VII, VIII, Hình ảnh học MRI
ABSTRACT
MICRO‐VASCULAR DECOMPRESSION IN TREATMENT HEMI‐FACIAL SPASM: RESULTS OF 60
CASES OPERATED AT NHAN DAN GIA DINHHOSPITAL
Tran Hoang Ngoc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 328 – 334
Objective: Described the clinical features, imaging and evaluated the results of microvascular
decompression surgery for treating hemifacialspasm (HFS) at Nhan Dan Gia Dinh hospital.
Method: We performed a prospective descriptive study ofhemifacial spasm(HFS) patients were operated for
microvascular decompression from April 2010 to September 2014. The patients were recorded clinical symtoms,
MRI images which focus on the neurovascular relationship in the affected cerebellopontine angle, evaluated the
improvement by E. K TAN scale, the complications and observed by follow‐up examination or by phone.
Results: 60 hemifacial spasm patients were operated on consecutively over 51 months. The male / female
ratio is 1 / 4 (12/48 cases), the mean age was 47.7 ± 8.4, the mean times of history was 6 ± 3.7 years, on the left
side in 31 cases (53%), on the right side in 28 caes (47%). E. K. TAN scale III in 46 cases (76.7%) On MRI
images of affected CPA, 49 (81.7%) cases had a blood vessel compressing the VII, VIII complex. 23 (38.3%)
* BM Ngoại Thần Kinh ĐHYD
Tác giả liên lạc: Ths Trần Hoàng Ngọc Anh, ĐT: 0908152315, Email: drngocanh2002@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 329
patients had been treated by botulinum toxin injection, most of them had been failed. ‐ The mean follow‐up period
was 16.9 months. There are 42 caese (70%) HFS cases were completely relief of symtoms at the time of discharge,
up to now, this number increase in 56 patients (93%) and 2 cases (43.3%) reflapse after 3 years, there’s no case of
death. Many of patients sufer from postoperated dizziness and 8 cases suffered from the minor facial palsy, most of
them were recover.
Conclusion: The results of this study at Nhan Dan Gia Dinh hospital confirm that HFS is a disturbance of
neuronal function, which is diagnosed by typical symtoms. Microvascular decompression is an effective method of
treatment.
Key words: hemifacial pasme, micovascular decompression, facial –vestibulocochlear complex,Magnectic
Resonance Imaging
ĐẶT VẤN ĐỀ
Co giật nửa mặt được phân vào nhóm rối
loạn chức năng kiểu tăng động của các dây thần
kinh sọ có nguyên nhân là do sự chèn ép của
mạch máu ở vị trí đi vào hoặc đi ra của dây thần
kinh tại thân não(3). Phẫu thuật giải ép vi mạch
thông qua đường dưới chẩm sau xoang sigma
ngày nay được sử dụng rộng rãi trong điều trị
bệnh lý này.
Biểu hiện lâm sàng cơn co giật nửa mặt điển
hình là những cơn co giật một bên mặt, ngắt
quãng, không tự ý và không gây đau. Bệnh
không gây đau hay đe dọa tính mạng, nhưng
một khi chẩn đoán được xác lập, bệnh cần được
điều trị vì những ảnh hưởng không nhỏ của nó
về mặt thẩm mỹ và tâm lí xã hội. Khi đã được
chẩn đoán co giật nửa mặt, hiện nay bệnh nhân
có thể lựa chọn giữa hai cách điều trị là tiêm độc
tố Botulinum (Botox) và phẫu thuật giải ép vi
mạch dây thần kinh mặt. Độc tố Botulinum có
lợi trong việc làm giảm triệu chứng nhưng hiệu
quả chỉ tạm thời và thoáng qua, phương pháp
điều trị triệt để là phẫu thuật giải ép vi mạch,
đây là phương pháp điều trị hết bệnh trong 85%‐
90% trường hợp và nếu được thực hiện bởi các
chuyên gia thì tỉ lệ tai biến và biến chứng rất
thấp dưới 1%.
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra cơn co giật
mặt được cho là do dây thần kinh VII bị chèn ép
bởi một hay nhiều mạch máu tại vùng REZ
(vùng gốc đi ra của dây VII) là nơi chuyển tiếp
giữa các tế bào chứa myelin trung ương
(oligodendroglial cell) thành các tế bào chứa
myelin ngoại biên (Schwann cell). Năm 1976,
Jannetta là người đầu tiên mô tả chi tiết về giả
thuyết tương tác mạch máu thần kinh này, và
ông cũng là người hoàn thiện kỹ thuật mổ vi
phẫu giải ép vi mạch để điều trị chứng co giật
nửa mặt.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
trên thế giới về phẫu thuật giải ép vi mạch
trong điều trị co giật nửa mặt. Năm 2002,
MadjidSamii(7) báo cáo 143 trường hợp vi
phẫu giải ép dây VII với tỉ lê thành công lên
đến 90%. Năm 2009, Võ Văn Nho(2) báo cáo 30
trường hợp co giật nửa mặt và trên 80%
trường hợp phẫu thuật có hiệu quả. Rất nhiều
nghiên cứu khác cũng cho kết quả khả quan
tương tự. Do vậy, mặc dù y học hiện đại chưa
cho ra câu giải thích rõ ràng về cơ chế bệnh
sinh của chứng co giật nửa mặt, nhưng phẫu
thuật giải ép vi mạch vẫn được chấp nhận là
phương pháp điều trị tốt nhất cho loại bệnh
lý này.
Từ tháng 4 năm 2010, Bệnh Viện Nhân Dân
Gia Định bắt đầu triển khai kỹ thuật này, cho
đến nay đã điều trị cho nhiều bệnh nhân bị co
giật nửa mặt với kết quả khá khả quan. Mục tiêu
của chúng tôi trong nghiên cứu này là mô tả đặc
điểm triệu chứng lâm sàng, hình ảnh MRI, kỹ
thuật vi phẫu giải ép vi mạch và hiệu quả mà
chúng tôi đạt được trong điều trị chứng co giật
nửa mặt.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 330
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo thiết kế
tiền cứu mô tả hàng loạt ca. Địa điểm thực hiện
là Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định. Thời gian thu
thập số liệu là từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 9
năm 2014.
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân
co giật nửa mặt đã được chúng tôi thực hiện
phẫu thật giải ép vi mạch. Mỗi bệnh nhân được
khám lâm sàng, đánh giá mức độ co giật bằng
thang điểm của E. K. TAN, sau đó được chụp
MRI não không thuốc tương phản tập trung
khảo sát mối tương quan thần kinh và mạch
máu vùng góc cầu tiểu não. Các bệnh nhân sẽ
được đánh giá lại lâm sàng lúc xuất viện và lúc
tái khám tại phòng khám.
Thang điểm E. K. TAN(9):
+ 0 điểm: Bình thường
+ 1 điểm: Co giật nửa mặt mức độ nhẹ.
+ 2 điểm: Co giật nửa mặt trung bình, không
ảnh hưởng đến chức năng.
+ 3 điểm: Co giật nửa mặt trung bình, có ảnh
hưởng đến chức năng.
+ 4 điểm: Co giật nửa mặt mức độ nặng, ảnh
hưởng đến chức năng nghiêm trọng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dịch tễ học
Tổng cộng 60 bệnh nhân được phẫu thuật
trong vòng 51 tháng. Trong đó có 12 bệnh nhân
nam và 48 bệnh nhân nữ, tỉ lệ nam/nữ = 1/4. Tuổi
trung bình là 47.9, thấp nhất là 23 và cao nhất là
70 tuổi, 50% số bệnh nhân tập trung từ 42 – 56
tuổi. Bệnh sử kéo dài trung bình là 6 năm, ngắn
nhất là 8 tháng và lâu nhất là 20 năm. Bệnh nhân
bị bênh trái (32 trường hợp, chiếm 53%), bên
phải 28 trường hợp (47%).
Bảng 1: Dịch tễ học
Số ca 60
Nam 12(20%)
Nữ 48(80%)
Tuổi (TB) 47,9 ± 8,4
Giới hạn tuổi 23 – 70
Số ca 60
Bệnh sử (TB) (năm) 6 ± 3,7
Bên (P) 28 (47%)
Bên (T) 32 (53%)
Lâm sàng
Trong 60 bệnh nhân của nghiên cứu, tất cả
đều có cơn co giật mặt điển hình, co giật một bên
mặt, ngắt quãng, không tự ý và không đau.
Đánh giá theo thang điểm thì có 12 trường hợp
(20%) mức độ co giật mức độ 4, 46 trường hợp
mức độ 3 (776,7%) và 2 trường hợp mức độ 2
(3,3%). 54 trường hợp (90%) cơn co giật có xảy ra
lúc ngủ.
Trong nhóm bệnh nhân của chúng tôi không
có trường hợp nào có chấn thương sọ não hay có
liệt bell’s trước đó. Các triệu chứng đi kèm
thường gặp là chảy nước mắt 19 trường hợp
(30%), ngoài ra còn có 3 bệnh nhânkèm chóng
mặt, 1 bệnh nhân bị u tai bên co giật.
Có 23 trường hợp (38.3%) đã có chích
botulinum toxin trước đó, ít nhất là một lần, và
nhiều nhất thì bệnh nhân không nhớ hết. Hầu
hết các trường hợp này thì chích botulinum toxin
hoặc không hiệu quả, hoặc đã hết hiệu quả.
Tất cả các bệnh nhân đều được chụp MRI
não không có thuốc tương phản. Trong đó bênh
nhân được khảo sát thêm vùng góc cầu tiểu não
bằng một chuỗi xung T2 B‐FFE 3D và TOF 3D
với lớp cắt mỏng khảo sát mối tương quan giữa
mạch máu và phức hợp thần kinh VII bênh bệnh
nhằm tìm sự hiện diện tương tác giữa mạch máu
và phức hợp VII, VIII. Trong lô nghiên cứu này
chúng tôi thấy có 49 trường hợp (81,7%) có hình
ảnh gợi ý mạch máu chèn vào phức hợp VII, VIII
bên bị co giật.
Kỹ thuật phẫu thuật
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi đều được ứng dụng phác đồ cạo tóc
tối thiểu vùng mổ. Theo phác đồ này bệnh nhân
được chuẩn bị tóc trước mổ, sau khi vào phòng
mổ và kê tư thế xong, phẫu thật viên sẽ cạo một
phần nhỏ tóc sau tai khoảng 3x4 cm, sau sau đó
sẽ được sát trùng rộng bằng betadine.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 331
Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm nghiêng
ôm gối. Đầu bệnh nhân song song với mặt đất,
hơi xoay về phía đối bên khoảng 100, cằm gập
nhẹ, cố định đầu bằng khung Surgita.
Rạch da theo đường retrosigmoid, khoan sọ
lỗ đầu tiên gần góc hợp bởi xoang ngang và
xoang sigma. Những trường hợp đầu chúng tôi
thường khoan sọ nhiều lỗ và gặm sọ rộng để bộc
lộ mang cứng hố sau. Sau này, chúng tôi chỉ
khoan sọ 2 lổ sát bờ sau và ở vị trí khoảng 1/3 trên
xoang sigma, sau đó dùng cưa để cắt bản sọ hố
sau. Mở màng cứng hình chữ Y ngược. Phá bể
dịch não tủy và hút bớt dịch để tiểu não xẹp bớt.
Vén nhẹ tiểu não, bộc lộ phức hợp IX, X, XI.
Tách màng nhên quanh phức hợp thần kinh này
tìm đám rối mạch mạc não thất IV. Tiếp tục tách
rộng màng nhện xung quanh, vén sâu xuống
đám rối mạch mạc, chúng ta sẽ nhìn thấy gốc
xuất phát của dây VII tại vị trí nó đi ra khỏi rãnh
hành não – cầu não, nằm bên dưới so với dây
VIII. Tìm mạch máu nào tiếp xúc với vị trí này,
tách mạch máu ra khỏi đó và chèn vào giữa
mạch máu và gốc dây VII một mẩu Teflon.
Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm thấy mạch
mạch máu chèn vào dây VII trong tất cả các
trường hợp. Trong 60 trường hợp thì 58 trường
hợp nguyên nhân chèn ép là động mạch, có 2
trường hợp nguyên nhân phối hợp vừa động
mạch và tĩnh mạch.
Tưới rửa phẫu trường liên tục và kiểm tra kỹ
có chảy máu hay không. Đóng màng cứng thật
chặt, đặt lại nắp sọ và bột xương. Khâu cân cơ
từng lớp. Khâu da.
Kết quả phẫu thuật
Để đánh giá kết quả phẫu thuật, chúng tôi sẽ
kiểm tra lại cơn co giật của bệnh nhân lúc xuất
viện cũng như trong những lần tái khám sau đó
bằng thang điểm E.K.TAN như trước mổ.
Chúng tôi chia làm 4 nhóm kết quả như sau:
+ Hết triêu chứng: thang điểm = 0
+ Giảm triệu chứng: mức độ co giật giảm
điểm so với trước mổ.
+ Không đổi: Thang điểm bằng với trước mổ.
+ Tái phát: Nếu thang điểm lúc xuất viện
giảm so với trước mổ, nhưng sau đó tăng trở lại.
Trong nghiên cứu này, lúc xuất viện có 42
bệnh nhân (70%) hết hoàn toàn co giật (E.K.TAN
= 0), 17 trường hợp còn lại chỉ giảm triệu chứng
và 1 trường hợp mức độ co giật mặt không thay
đổi so với trước mổ mặc dù trong khi mổ đã tìm
thấy và tách mạch máu ra khỏi thần kinh VII.
Tuy nhiên sau thời gian theo dõi thì chúng tôi
nhận thấy có thêm 16 trường hợp nữa hết hoàn
toàn co giật, trường hợp sau mổ triệu chứng
không đổi thì sau 2 tháng triệu chứng co giật
giảm gần 50% so với trước mổ,tuy nhiên lại có
hai trường hợp tái phát (mức độ nặng 2) sau khi
đã hết 3 năm, trong 2 trường hợp tái phát này có
1 trường hợp diễn tiến nặng hơn nên chúng tôi
quyết định mổ lại, trong khi mổ miếng Teflon
cùng các mạch máu dính vào nhau di chuyển ra
phần xa thần kinh VII và ngay gốc xuất phát của
dây thần kinh có một nhánh mạch xuyên mới
chèn vào, chúng tôi tiến hành giải ép mạch máu
này và sau mổ triệu chứng bệnh nhân giảm dần..
Như vậy cho tới hiện nay trong 60 bệnh nhân thì
có 56 bệnh nhân hết hoàn toàn co giật nửamặt,tỉ
lệ thành công là 93%, và 2 trường hợp còn co giật
nửa mặt nhẹ (mức độ 2). Tuy nhiên trường hợp
này đều có giàm so với trước mổ.
Bảng 2: Kết quả phẫu thuật
Triệu chứng Xuất viện Hiện tại
n Tỉ lệ % n Tỉ lệ %
Hết 42 70,0 56 93
Giảm 17 28,2 2 3.6
Không đổi 1 1,8 0 0
Tái phát 0 0 2 3.6
Dấu hiệu quan sát trong khi mổ
‐ Trong mổ chúng tôi phát hiện và định
danh được 42 trường hợp (70%) là động mạch
tiểu não trước dưới bao gồm cả trường hợp do
1 động mạch và 2 động mạch tiểu não trước
dưới chèn ép, 9 trường hợp (15%) động mạch
tiểu não sau dưới, 2 trường hợp là do động
mạch đốt sống và đặc biệt có 7 trường hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 332
(11,7%) có sự kết hợp giữa động mạch đốt
sống và động mạch tiểu não sau dưới.
Bảng 3: Mạch máu chèn ép trên thần kinh VII
Tên mạch máu chèn n Tỉ lệ %
AICA 42 70,0
PICA 9 15,0
VA 2 3,3
PICA+VA 7 11,7
‐ Về số lượng mạch máu chèn ép trong
nghiên cứu của chúng tôi có 40 trường hợp
(67,8%) do 1 mạch máu chèn ép và 19 trường
hợp do hai mạch máu chèn ép chiếm (32,2%).
‐ Khi quan sát vị trí chèn ép mạch máu vào
thần kinh VII, nghiên cứu của chúng tôi có 53
trường hợp mạch máu chèn vào ngay gốc đi ra
của thần kinh VII tại rãnh hành cầu chiếm 88,4%,
và 7 trường hợp (11,6%) ngoài mạch máu chèn
ngay gốc đi ra của thần kinh VII thì có thêm
mạch máu đi giữa thần kinh VII và VIII đồng
thời chèn ép vào phần gần hay phần xa của thần
kinh VII.
Biến chứng phẫu thuật
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi không có
trường hợp nào tử vong. Tất cả các bệnh nhân
xuất viện với GOS = 5. Không có trường hợp nào
bị viêm màng não.
Có 8 trường hợp lúc xuất viện có dấu hiệu
liệt mặt (13,3%), nặng nhất là liệt mặt độ 4 (2
bệnh nhân, 3,2%). Tuy nhiên tất cả những bệnh
nhân này đều hồi phục hoàn toàn hay một phần
sau đó. Hiện tại còn 3 (5%) bệnh nhân còn liệt
mặt nặng nhất là độ 3 (1 bệnh nhân 1,6%).
Sau mổ không có trường hợp nào bị dò dịch
não tủy. Tuy nhiên có một bệnh nhân sau xuất
viện 1 tuần quay lại vì dò dịch nạo tủy qua vết
mổ. Bệnh nhân này được dẫn lưu thắt lưng, vết
mổ lành tốt.
Một bệnh nhân khác sau mổ có liệt nhẹ dây
IX, X. Nhưng bệnh nhân này cũng hồi phục
hoàn toàn khi xuất viện.
Một bệnh nhân hậu phẫu ngày thứ hai giảm
tri giác, tiến hành chụp CTscan phát hiện có xuất
huyết não vùng mổ và dãn nạo thất, Chúng tôi
quyết định mở lại vết mổ lấy máu tụ và dẫn lưu
não thất ra ngoài. Sau hai tuần điều trị bệnh
nhân ổn định tỉnh táo xuất viện không di chứng.
Ngoài ra, sau mổ bệnh nhân thường có
những khó chịu khác như chóng mặt, đau vết
mổ. Các triệu chứng này cũng hết hoàn toàn
trước khi xuất viện.
Bảng 4: Biến chứng sau mổ
Biến chứng Xuất viện Hiện tại
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Liệt mặt 8 13,3 3 5
Dò DNT 1 1,6 0 0
Liệt IX, X 2 3,2 0 0
Chóng mặt 9 15,0 0 0
Phù não+ dãn não
thất
1 1,6 0 0
BÀN LUẬN
Chẩn đoán co giật nửa mặt dựa chủ yếu vào
biểu hiện lâm sàng, gần như toàn bộ dân số
nghiên cứu của chúng tôi đều có triệu chứng
lâm sàng điển hình, nó cho thấy lâm sàng chính
là yếu tố quyết định trong chẩn đoán co giật nửa
mặt. Và vì đây là một rối loạn về mặt chức năng,
không phải là một bệnh lý ác tính nên thông
thường bệnh nhân có thời gian bênh sử khá lâu
(trung bình 6 năm). Đây là một chứng bệnh
thường gặp hơn ở nữ giới và bên trái nhiều hơn
bên phải. Bệnh thường ảnh hưởng đến tuổi
trung niên.
Về hình ảnh học, MRI não, trong loại bệnh lý
này, chủ yếu để loại trừ các thương tổn thực thể
nếu có ở vùng hố sau có thể gây ra triệu chứng
tương tự như u não, AVM, xơ cứng rải rác.(2)
Tuy nhiên với kỹ thuật hiện đại, sự cải thiện về
dộ phân gải của hình ảnh, chúng ta có thể tìm
thấy những hình ảnh gợi ý sự tương tác mạch
máu thần kinh trước phẫu thuật, trong nghiên
cứu của chúng tôi trên 80% trường hợp hình ảnh
học cộng hưởng từ trước mổ cho thấy có mối
tương quan giữa mạch máu và thần kinh VII.
Trong giai đoạn đầu triển khai phẫu thuật,
chúng tôi thường cố gắng tách tất cả những
mạch máu nàocó tiếp xúc với dây VII dù điểm
tiếp đó ở bất kỳ vị trí nào trên dây thần kinh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 333
Một vài trường hợp có từ 2 đến 3 mạch máu ở
các vị trí khác nhau trên dây thần kinh mặt, và
ngoài ra điều này làm chúng tôi có xu hướng tìm
cách kiểm soát toàn bộ dây thần kinh này đoạn
trong hộp sọ. Hệ quả là một số trường hợp sau
mổ bị liệt VII. Sau này việc tìm và tách mạch
máu ra khỏi dây VII chỉ tập trung vào vùng gốc
đi ra nơi dây thần kinh vừa ra khỏi thân nàyD.
Điều này đã giúp giảm thời gian kéo vén tiểu
não, giảm thao tác trên các dây thần kinh. Do đó
chúng tôi đã tránh được biến chứng liệt mặt
nhưng kết quả vẫn tốt.
Trong nghiên cứu của tác giả Samii và cộng
sự trong 117 bệnh nhân với thời gian theo dõi
trung bình 9,4 năm (giới hạn từ 1‐17,6 năm). Kết
quả ngay khi xuất việnhết co thắt trong 69 bệnh
nhân (59%) và 48 bệnh nhân (41%) vẫn còn co
thắt. Trong nghiên cứu của SINDOU trên 147
bệnh nhân, kết quả được xem là thỏa mãn (tuyệt
vời và tốt) trong 75% khi xuất viện, trong 80%
cho lần tái khám đầu tiên (thường trong 3 tháng
đầu) và 87 % cho lần theo dõi sau cùng giới hạn
từ 1‐20 năm (trung bình 7 năm), từ đó tác giả
Sindou đưa ra nhận địnhkết quả thỏa mãn ngay
tức thì trong 2/3 trường hợp và muộn trong 1/3
trường hợp còn lại(6,7).
Trong nghiên cứu của chúng tôi lúc xuất
viện có 42 bệnh nhân (70%) hết hoàn toàn co
giật, 11 trường hợp còn lại chỉ giảm triệu chứng.
Sau thời gian theo dõi thì chúng tôi nhận thấy có
thêm 16 trường hợp nữa hết hoàn toàn co giật.
Vì vậy việc phẫu thuật co giật nửa mặt ngay thời
điểm xuất viện gần một phần tư trường
hợpbệnh nhân vẫn còn co giật, thường những
bệnh nhân này ngay sau khi mổ bệnh nhân đã
hết giật hoàn toàn, tuy nhiên sau vài ngày bệnh
nhân xuất hiện lại cơn giật ngày càng tăng dần,
mặc dù có giảm hơn so với trước mổ nhưng
bệnh nhân cũng rất lo lắng, tuy nhiên nếu trong
phẫu thuật chúng ta đã quan sát kỹ và tách được
mạch máu chèn ép ra khỏi thần kinh thì sau mổ
chúng ta cứ việc trấn an và giải thích bệnh nhân
có một tỉ lệ giảm chậm như vậy và điều này
cũng đã được giải thích trước mổ. Và hầu hết các
bệnh nhân này sau một thời gian theo dõi triệu
chứng giảm dần và hết hẳn.
Theo y văn tỉ lệ tái phát vào khoảng 1% trên
những bệnh nhân đã hết co giật 2 năm sau phẫu
thuật, ngoài ra theo tác giả Sindou trong một số
trường hợp bệnh hết từ từ, phải mất một vài
tháng đến vài năm, vì vậy ông không đề nghị
phẫu thuật lại sớm trong những bệnh nhân thất
bại cho đến ít nhất là sau 1 năm theo dõi, sự hết
bệnh muộn có thể được giải thích là do sự phục
hồi chậm trong nhân dây VII gây bệnh.Tất cả
bệnh nhân sau mổ chúng tôi đều lầy số điện
thoại cũng như cho bệnh nhân số điện thoại của
chúng tôi để theo dõi diễn tiến bệnh, bệnh nhân
có thời gian theo dõi sau mổ dài nhất cũng gần 4
năm. Trong quá trình theo dõi có 56 bệnh nhân
hết hoàn toàn co giật nửa mặt (93%). Trong
nhóm này bệnh nhân thỉnh thoảng củng có cảm
giác hơi giật nhẹ mắt khi ăn hoặc nói chuyện
nhưng triệu chứng này thoáng qua và tự hết
trong vài ngày. Chúng tôicó hai trường hợp tái
phát (co giật nửa mặt ở mức độ 2) sau khi đã hết
3 năm, trong nhóm này có một bệnh nhân trong
lúc mổ ngoài thân của động mạch AICA chèn ép
chúng tôi còn thấy một tĩnh mạch đi ngang trên
dây thần kinh VII ngay gốc đi ra và đi vào giữa
phức hợp VII và VIII, chúng tôi tách động mạch
thì rất dễ dàng tuy nhiên rất khó khăn khi tách
tĩnh mạch do tĩnh mạch cứ xẹp đi khi bóc tách vì
vậy chúng tôi quyết định để lại nhánh tĩnh mạch
này, sau mổ bệnh nhân cũng hết co giật nhưng
sau 3 năm bệnh nhân xuất hiện những cơn co
giật nhẹ lại nhiều khi nói chuyện hoặc mất ngủ.
Trường hợp thứ hai thì bệnh nhân chỉ có một
nhánh động mạch AICA chèn ép, quá trình bóc
tách thuận lợi, sau mổ bệnh nhân cũng hết co
giật hoàn toàn tuy nhiên cũng tái phát sau gần 3
năm, chúng tôi quyết định phẫu thuật lạivà bệnh
nhân cũng giảm co giật sau phẫu thuật.
Với kết quả này cho thấy kết quả hết bệnh
sau thời gian theo dõi của nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn so với các tác giả khác. Tuy nhiên do
thời gian theo dõi của chúng tôi là khá ngắn
trung bình 15 tháng so vời thời gian các tác giả
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 334
khác như Samii theo dõi trung bình 9,4 năm (giới
hạn từ 1‐17,6 năm), tác giả Sindou có thời gian
theo dõi sau cùng giới hạn từ 1‐20 năm (trung
bình 7 năm) vì vậy kết quả này chúng tôi cần
phải tiếp tục theo dõi.
KẾT LUẬN
Ngày nay với sự tiến bộ của gây mê, sự hoàn
thiện dần về kỹ thuật cùng với sự hỗ trợ đắc lực
của các trang thiết bị tiên tiến, phẫu thuật giải ép
vi mạch ngày càng an toàn toàn và hiệu quả.
Điều đó càng khẳng định đây là phương pháp
điều trị ưu tiên lựa chọn cho các trường hợp co
giật nửa mặt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barker FG (1995), “Microvascular decompression for
hemifacial spasm”, J Neurosurg 82, pp. 201‐210.
2. El Refaee E (2013), “Value of 3‐Dimensional high‐solution
Magnetic resonance imaging in detecting the offending vessel
in hemifacial apasm: Comparison with intraoperative high
definition endoscopic visualization”, Neurosurgery 73, pp. 58‐
67.
3. Kanno T, Karagiozov K (2012) “Microvacular decompression”,
analysis un‐ sussecful cases: In Kazadi K.N. Kalangu and
Yoko Kato and Gilbert Dechambenoit”, Essential practice of
Neurosurgery, pp. 1121‐1138.
4. McLaughlin MR, Jannetta PJ (1998), “Microvascular
decompression of cranial nerves: lessons learned after 4400
operations”, Neurosurgery focus, pp. 1‐16.
5. Samii M (2002), “Microvascular decompression to treat
hemifacial spasm: long‐term results for a consecutive series of
143 patients”, Neurosurgery 50, pp. 712‐719.
6. Sindou M (2009), “Microvascular decompression for hemifacial
spasm”, Practical handbook of neurosurgery from leading
neurosurgeon, Volume 3: Springer Wien NewYork,pp. 317‐
332.
7. Sindou M (2008), “Microvascular decompression for
trigeminal neuralgia: the importance of a noncompressive
technique‐ Kaplan‐Meier analysis in a consecutive series of
330 patients”,Neurosurgery 63 (ONS Suppl 2), pp. ONS 341‐
ONS 351.
8. Tan EK (2005), “Validation of a short disease specific quality
of life scale for hemifacial spasm: correlation with SF‐36”, J
Neurol Neurosurg Psychiatry 76, pp. 1707‐1710.
Ngày nhận bài báo: 20/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 2/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_giai_ep_vi_mach_trong_dieu_tri_co_giat_nua_mat_ke.pdf