Mức độ hàn xương đóng vai trò quan
trọng trong sự hồi phục hoàn toàn của bệnh lí
lao cột sống. Dobson báo cáo tỉ lệ hàn xương
trên các bệnh nhân được điều trị nội khoa đơn
thuần là 27%(1). Một số báo cáo cho thấy tỉ lệ
hàn xương trên các bệnh nhân không phẫu
thuật là 65 – 79%(2). Zili L. Báo cáo tỉ lệ hàn
xương đạt 100% trong 1 nghiên cứu gồm 37
bệnh nhân lao cột sống ngực lưng được điều
trị phẫu thuật nẹp vít cuống cung và hàn
xương liên thân sống(4). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỉ lệ hàn xương đạt 57,1% với thời
gian trung bình 4,6 ± 0,9 tháng.
Trong nghiên cứu, các bệnh nhân được điều
trị nội khoa bằng thuốc kháng lao trước khi
phẫu thuật, sau phẫu thuật tiếp tục điều trị
thuốc đủ phác đồ và tái khám theo hẹn. Theo
kinh nghiệm của chúng tôi, chỉ định phẫu thuật
lao cột sống cần được xem xét trên các bệnh
nhân có: 1) có dấu thần kinh khu trú và mất
vững cột sống cơ học hoặc biến dạng cột sống; 2)
kém đáp ứng với điều trị nội khoa; 3) dấu thần
kinh khu trú tiến triển trong quá trình điều trị; 4)
tăng kích thước tổn thương trên MRI; 5) không
dung nạp thuốc kháng lao.
Kỹ thuật nẹp vít cuống cung vẫn có một số
hạn chế trong điều trị lao cột sống. Tiếp cận lối
sau có thể làm lan rộng tổn thương lao từ phía
trước đến phần mô bình thường. Thêm nữa, để
nạo sạch mô viêm và giải ép ống sống, cần phải
mở rộng phần cột sau nguyên vẹn của cột sống,
ảnh hưởng đến độ vững cột sống. Nghiên cứu
cần thời gian theo dõi lâu hơn để đánh giá chính
xác hơn khả năng liền xương và lành bệnh.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật nẹp vít cuống sống trong điều trị lao cột sống ngực và thắt lưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 68
PHẪU THUẬT NẸP VÍT CUỐNG SỐNG TRONG ĐIỀU TRỊ
LAO CỘT SỐNG NGỰC VÀ THẮT LƯNG
Phan Quang Sơn*, Nguyễn Đình Tùng*, Nguyễn Tấn Hùng*, Phan Minh Đức*, Nguyễn Trọng Hiếu*,
Trịnh Đình Lợi*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nẹp vít cuống cung trong điều trị lao cột sống ngực và thắt lưng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 21 trường hợp được chẩn đoán lao cột sống
ngực và thắt lưng, được phẫu thuật lối trước bên tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014. Các
đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, chỉ định và phương pháp phẫu thuật, kết quả phẫu thuật được đánh giá trước
và sau mổ. Phương pháp phẫu thuật: nạo sạch mô viêm, làm cứng khớp bằng nẹp vít cuống cung, có hoặc không
kèm ghép liên thân sống.
Kết quả: 21 bệnh nhân bao gồm 10 nam và 11 nữ, tuổi trung bình 43,2 tuổi. Thời gian theo dõi trung bình
6.6 tháng. Chỉ định phẫu thuật gồm: áp xe ngoài màng tủy, hủy xương mất vững, gù tiến triển, dấu thần kinh
khu trú mới. Hồi phục vận động ghi nhận trong 81,3% trường hợp. Góc gù được chỉnh từ 38,3⁰ ± 7,2⁰ xuống
còn 8,5⁰ ± 7,4⁰. Không ghi nhận trường hợp nào tái phát hay gù tiến triển sau mổ.
Kết luận: Phẫu thuật nẹp vít cuống cung là phẫu thuật hợp lý cho các trường hợp lao cột sống ngực và thắt
lưng có chỉ định mổ. Phẫu thuật giúp điều chỉnh góc gù, tạo độ vững cho cột sống, giúp bệnh nhân vận động
sớm. Sự hiện diện của nẹp vít trong ổ nhiễm không cản trở điều trị hay gây tái phát lao cột sống.
Từ khóa: lao cột sống ngực và thắt lưng, biến dạng gù, phẫu thuật nẹp vít cuống cung .
ABSTRACT
TREATMENT OF THORACIC AND LUMBAR TUBERCULOUS SPONDYLITIS
WITH TRANSPEDICULAR SCREW FIXATION
Phan Quang Son, Nguyen Dinh Tung, Nguyen Tan Hung, Phan Minh Duc, Nguyen Trong Hieu,
Trinh Dinh Loi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 68 – 72
Objectives: To assess the efficacy of transpedicular fixation as an alternative treatment for thoracic and
lumbar spinal tuberculosis.
Methods: Between 6/2013 and 6/2014, 21 patients with thoracic and lumbar tuberculous spondylitis were
diagnosed and operated in Neurosurgical department, Cho Ray hospital. The patients’ symptoms, images and
surgical results were evaluated. Surgical technique: posterior débridement, transpedicular fixation, with or
without interbody fusion.
Results: 21 patients consisted of 11 females and 10 males. The average age was 43.2. The mean follow‐up
time in this group was 6.6 months. Indications for surgery included epidural abscess, structural destruction with
instability, progressive kyphosis, and/or neurologic deterioration. Neurologic improvement was 81.3%. Kyphotic
angle was reducted from 38.3⁰ ± 7.2⁰ ‐ 8.5⁰ ± 7.4⁰. No recurrence of infection or construct failure was recorded.
Conclusion: Transpedicular fixation is effective after proper radical débridement, deformity correction in
cases of thoracic and lumbar spinal tuberculosis. The presence of screws in an area of mycobacterial infection did
not preclude infection control or lead to recurrence.
* Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS BS Phan Quang Sơn, ĐT: 0913727145, Email: drquangson@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Phẫu Thuật Cột Sống 69
Key words: thoracic and lumbar spinal tuberculosis, kyphotic, transpedicular fixation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao cột sống là một tình trạng viêm mãn tính
do trực khuẩn lao Mycobacteria tuberculosis (còn
gọi là BK) gây ra. Viêm gây tổn thương thân đốt
sống trong hầu hết các trường hợp. Lao cột sống
là bệnh chữa lành được, nhất là trong giai đoạn
hiện nay với phương tiện điều trị gồm thuốc
kháng lao tốt và các phương pháp điều trị phẫu
thuật để giải quyết các vấn đề cơ học, chỉnh
hình. Tiên lượng phục hồi các chức năng thần
kinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ tổn
thương thần kinh khi nhập viện, các phương
tiện điều trị nội khoa và phẫu thuật. Phẫu thuật
nạo mô viêm, giải ép ống sống, chỉnh gù và làm
cứng cột sống bằng nẹp vít kết hợp với thuốc
kháng lao đúng phác đồ giúp giảm đau, cải
thiện chức năng thần kinh và ngăn ngừa các biến
dạng tiến triển(1,4). Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm đánh hiệu quả của phương pháp
phẫu thuật nẹp vít cuống cung trong điều chỉnh
biến dạng gù cột sống và khả năng hồi phục
chức năng thần kinh trong bệnh lý lao lao cột
sống ngực và thắt lưng.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hồi cứu mô tả các trường hợp được chẩn
đoán và phẫu thuật lao cột sống ngực và thắt
lưng bằng phương pháp nẹp vít cuống cung tại
khoa Ngoại Thần Kinh ‐ Bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 6/2013 đến tháng 6/2014.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Các bệnh nhân lao
cột sống với các dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh
học điển hình của lao cột sống với góc gù cột
sống > 300 hoặc độ di lệch thân sống > 2,5mm
trên cột sống ngực và > 4,5mm (15% thân sống)
trên cột sống lưng trên phim đứng dọc.
Các khiếm khuyết thần kinh được ghi nhận
ở mỗi lần khám và tái khám. Sức cơ được ghi
nhận ở các mức độ từ 0 đến 5 và xếp loại theo
thang điểm Fankel. Chẩn đoán dựa trên các dấu
hiệu lâm sàng, hình ảnh học (X quang, CT scan,
MRI cột sống). Các bệnh nhân cũng được làm
xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng,
CRP, phản ứng lao tố, BK đàm, X quang ngực.
Các dấu hiệu được ghi nhận bao gồm:
khuyết thân sống, áp xe cạnh sống, mất khoang
đĩa đệm, mòn tấm tận cùng, phá hủy thân sống
vùng xương sườn kế cận, biến dạng cột sống.
Biến dạng gù cột sống được đo bằng góc Cobb
giữa 2 tấm tận cùng của đốt sống bị xẹp.
Tất cả bệnh nhân đều được điều trị theo
phác đồ kháng lao trong 2‐3 tuần trước phẫu
thuật. Các yếu tố liên quan đến điều trị nội khoa
và phẫu thuật để giải thích rõ cho bệnh nhân.
Phương pháp phẫu thuật: nạo sạch mô viêm,
giải ép ống sống, làm cứng khớp bằng nẹp vít
cuống cung, có hoặc không kèm ghép liên thân
sống. X quang cột sống, công thức máu, tốc độ
máu lắng và CRP được thực hiện tại các thời
điểm ngay sau mổ, 6 tuần và 6 tháng. Điều trị
được đánh giá đáp ứng khi bệnh nhân hết đau,
độ cong cột sống ổn định, không bị lỏng vít tại
các tư thế gập và ưỡn tại thời điểm tái khám, tốc
độ máu lắng và CRP về mức bình thường,
không tái phát tổn thương lao cột sống tại thời
điểm 6 tháng sau mổ. Mức độ giảm đau khi
không dùng thuốc giảm đau được đánh giá trên
thang điểm VAS, với điểm 0 là không đau và
điểm 10 là đau rất nhiều.
Các số liệu được thống kê bằng phần mềm
SPSS 16.0. Góc Cobb và thang điểm VAS trước và
sau mổ được so sánh bằng phép kiểm ANOVA.
Phục hồi chức năng thần kinh được đánh giá với
phép kiểm Chi bình phương. Giá trị p<0,05 được
xem là khác biệt có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 21 bệnh
nhân, trong đó gồm 11 bệnh nhân nữ (52,4%) và
10 bệnh nhân nam (47,.6%), tuổi trung bình 43,2
(17 đến 64 tuổi). Tất cả các bệnh nhân đều có
biểu hiện đau lưng kéo dài, với thời gian trung
bình 8,2 tháng (dao động từ 0,7 đến 36 tháng). 3
bệnh nhân đã được điều trị lao phổi trước đó, 4
bệnh nhân có tiểu đường, 9 bệnh nhân có tiền sử
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 70
hút thuốc lá. Các bệnh nhân lao cột sống có dấu
hiệu thần kinh khu trú ở các mức độ khác nhau
(bảng 1).
Bảng 1: Các đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu
Đặc điểm Giá trị
Giới -Nam
-Nữ
10 (47,6%)
11 (52,4%)
Tuổi 43,2 (17 - 64 tuổi)
Thời gian khởi phát đau 8,2 tháng (0,7 - 36 tháng)
Đốt sống tổn thương
-Ngực
-Bản lề ngực – thắt lưng
-Thắt lưng
8 (38,1%)
9 (42,9%)
4 (19%)
Kiểu tổn thương
-Áp xe chèn ép ống sống
-Mất vững cơ học
-Kết hợp
4 (19,1%)
7 (33,3%)
10 (47,6%)
Góc Cobb -Trước mổ
-Sau mổ
38,3⁰ ± 7,2⁰
8,5⁰ ± 7,4⁰
Điểm VAS: -Trước mổ
-Sau mổ
6,9 ± 1,2
1,7 ± 0,6
Bảng 2: Thang điểm Frankel tại thời điểm trước mổ
và tái khám
Frankel A B C D E
Trước mổ 5 2 6 5 3
Sau mổ 5 0 4 2 8
Giá trị λ2
Giá trị p
22,28
0,035
Trên hình ảnh học, vị trí tổn thương cột sống
gồm 8 trường hợp tại cột sống ngực (38,1%), 9
trường hợp tại vùng bản lề ngực – thắt lưng
(42,9%) và 4 trường hợp tại cột sống thắt lưng
(19%). 17 trường hợp (81%) có áp xe cạnh sống
với các kích thước khác nhau, 14 trường hợp
(71,4%) có áp xe ngoài màng cứng chèn ép ống
sống. Tổn thương 1 thân sống gồm 14 trường
hợp (66,7%), tổn thương 2 thân sống gồm 7
trường hợp (33,3%). Có 3 trường hợp tổn thương
tại 2 vị trí cách xa nhau, tuy nhiên chúng tôi chỉ
phẫu thuật tại vị trí gây chèn ép thần kinh và
mất vững. Chỉ định mổ gồm: 7 trường hợp
(33,3%) có biểu hiện mất vững cơ học, 4 trường
hợp (19%) có áp xe ngoài màng tủy gây chèn ép
tủy và 10 trường hợp (47,6%) vừa mất vững cơ
học vừa có áp xe ngoài màng tủy. Biến chứng
sau mổ ghi nhận trong 3 trường hợp (14,3%). 2
trường hợp đau thần kinh liên sườn sau mổ,
được điều trị bằng kháng viêm Non‐steroid và
có đáp ứng. 1 trường hợp nhiễm trùng nông vết
mổ, được điều trị cắt lọc và kháng sinh. Về giải
phẫu thuật bệnh lý và vi trùng học, chúng tôi
chẩn đoán xác định được 9 trường hợp (42,9%)
sau mổ.
Hình 1: Bệnh nhân nữ, 47 tuổi, chẩn đoán Lao cột sống D7D8, được phẫu thuật cắt bản sống, nạo mô viêm, làm
cứng bằng nẹp vít cuống cung và liên thân sống lối sau. A,B: Hình ảnh MRI lát cắt đứng dọc cho thấy thương
tổn thân sống D7D8, áp xe cạnh sống và ngoài màng cứng gây chèn ép tủy. C,D: X quang tư thế thẳng, nghiêng
sau mổ với nẹp vít cuống cung và lồng Titanium liên thân sống. (Nguồn: Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy).
Sự hồi phục vận động được ghi nhận theo
thang điểm Fankel tại thời điểm trước mổ và tái
khám (bảng 2). 5 bệnh nhân vào viện trong tình
trạng liệt mềm 2 chân kèm rối loạn cơ vòng, tại
thời điểm tái khám chưa thấy thay đổi. 5 trường
hợp này bao gồm 3 trường hợp tổn thương cột
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Phẫu Thuật Cột Sống 71
sống ngực, 1 trường hợp tổn thương tại vùng
bản lề và 1 trường hợp tổn thương tại cột sống
thắt lưng. Không trường hợp nào xuất hiện dấu
thần kinh tiến triển mới. Trong 16 bệnh nhân còn
lại, sức cơ 2 chân hồi phục trong 81,3% bệnh
nhân. Thang điểm VAS cải thiện từ 6,9 ± 1,2
điểm trước điều trị xuống 1,7 ± 0,6 điểm tại thời
điểm tái khám.
Trên hình ảnh học, vị trí nẹp vít đúng vị trí
trong tất cả các trường hợp, có biểu hiện hàn
xương trong 12 trường hợp (57,1%). Góc Cobb
trung bình trước mổ là 38,3⁰ ± 7,2⁰ và sau mổ là
8,5⁰ ± 7,4⁰. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Sau thời gian theo dõi, không có trường
hợp nào bị tăng góc Cobb.
BÀN LUẬN
Lao cột sống là dạng thường gặp nhất trong
lao xương khớp tại các nước đang phát triển,
chiếm 1‐3% trường hợp bệnh lao. Vai trò của
phẫu thuật trong điều trị lao cột sống vẫn còn
bàn cãi. Xuất độ bệnh lao cao hơn ở nhóm bệnh
nhân suy giảm miễn dịch, và đã có nhiều báo
cáo về lâm sàng và kết quả điều trị lao cột sống
trên các bệnh nhân bị nhiễm HIV(3,1). Tuy nhiên
trong lô nghiên cứu của chúng tôi không có
trường hợp nào nhiễm HIV.
Lao cột sống là một dạng nguy hiểm nhất
của lao xương khớp do phá hủy cấu trúc thân
sống, biến dạng và gây tàn phế. Thương tổn
thường gặp ở vùng bản lề cột sống ngực‐lưng và
giảm dần về phía trên và phía dưới. Vùng cột
sống thắt lưng‐cùng có những đặc điểm phù
hợp cho điều trị nội khoa: ống sống rộng, các
dây thần kinh tương đối tự do, dễ tương thích
với các chèn ép do ổ áp xe hay mô hạt viêm.
Bệnh thường khởi phát thầm lặng và tiến triển
chậm, bệnh nhân thường đến khám trong vài
tuần hoặc vài tháng sau những triệu chứng đầu
tiên(3,1,2). Thời gian trung bình từ lúc nhập viện
đến lúc khởi phát trong nghiên cứu là 8,2 tháng
(0,7 ‐ 36 tháng).
Phẫu thuật lao cột sống trong giai đoạn
bệnh còn diễn tiến cho thấy an toàn hơn, đáp
ứng nhanh hơn và tốt hơn so với phẫu thuật
khi bệnh đã lành. Khả năng phục hồi chức
năng thần kinh có tương quan với phẫu thuật
giải ép và làm cứng cột sống. Tuy nhiên, mảnh
ghép (liên thân sống, nẹp vít) có thể di trú vào
thân sống, gây biến dạng cột sống, đặc biệt ở
các bệnh nhân có thương tổn từ 2 thân sống
trở lên và mảnh ghép liên thân sống vượt quá
2 khoảng đĩa đệm. Trong các nghiên cứu gần
đây tại Hoa Kỳ, các tác giả khuyến cáo điều trị
thuốc kèm phẫu thuật làm cứng cột sống đối
với các trường hợp lao cột sống có biểu hiện
thần kinh khu trú do chèn ép tủy. Có thể tiến
hành chọc hút ổ áp xe qua da đối với các áp xe
lạnh có kích thước lớn để giúp giảm triệu
chứng đau tại chỗ và hạn chế sự lan rộng ổ áp
xe dọc theo khoang cạnh sống. Có thể sinh
thiết sang thương bằng kim nhỏ hoặc phẫu
thuật mở để hỗ trợ chẩn đoán xác định. Các kỹ
thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại (CT Scan,
MRI) đã làm thay đổi tiên lượng của bệnh
nhân lao cột sống do giúp chẩn đoán bệnh lí ở
giai đoạn sớm. Những năm gần đây, MRI
được xem là phương tiện chính trong chẩn
đoán các bệnh lí cột sống. Áp xe cạnh sống là
đặc điểm thường gặp của lao cột sống chiếm
khoảng 50% các trường hợp. MRI có thể giúp
chẩn đoán phân biệt lao cột sống với các
trường hợp u tân sinh, tuy nhiên các u hạt
viêm ngoài màng cứng do lao mà không có tổn
thương xương sẽ khó phân biệt với các tổn
thương di căn ngoài màng cứng(1,2).
Theo y văn, dấu thần kinh khu trú trong lao
cột sống thay đổi từ 10 đến 61%, tỉ lệ liệt 2 chân
thường gặp hơn trong viêm thân sống vùng
ngực và cổ(2). Các dấu hiệu thần kinh có thể cải
thiện dần sau khi điều trị nội khoa và phẫu
thuật. Các kỹ thuật chẩn đoán có giá trị nhất
gồm cấy mô viêm, xét nghiệm huyết thanh, PCR
lao. Tuy nhiên, trong nghiên cứu chúng tôi chỉ
ghi nhận chẩn đoán xác định 9 trường hợp
(42,9%) bằng kết quả giải phẫu bệnh lý sau mổ.
Các ổ áp xe cột sống không nhất thiết phải dẫn
lưu toàn bộ vì thường đáp ứng với điều trị nội
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 72
khoa, chỉ chỉ định dẫn lưu khi bệnh nhân có kích
thước ổ áp xe quá lớn hoặc vị trí ổ áp xe chèn ép
gây triệu chứng.
Biến dạng và gù là đặc điểm quan trọng
trong lao cột sống. Sự tiến triển của biến dạng
cột sống xảy ra trong 2 giai đoạn riêng biệt: giai
đoạn 1 gồm các thay đổi trong lúc bệnh diễn
tiến; giai đoạn 2 gồm các thay đổi lúc lành bệnh.
Sự tiến triển của các biến dạng cột sống bị ảnh
hưởng bởi mức độ gù cột sống trước khi điều trị,
vị trí thương tổn và tuổi của bệnh nhân. Các bệnh
nhân có góc gù < 300 trong giai đoạn bệnh tiến
triển không cần thiết phải phẫu thuật. Ở các bệnh
nhân được điều trị bảo tồn, góc gù trung bình
tăng khoảng 150 và trong khoảng 3‐5% số bệnh
nhân này có thế tiến triển đến góc gù > 600(1).
Mức độ hàn xương đóng vai trò quan
trọng trong sự hồi phục hoàn toàn của bệnh lí
lao cột sống. Dobson báo cáo tỉ lệ hàn xương
trên các bệnh nhân được điều trị nội khoa đơn
thuần là 27%(1). Một số báo cáo cho thấy tỉ lệ
hàn xương trên các bệnh nhân không phẫu
thuật là 65 – 79%(2). Zili L. Báo cáo tỉ lệ hàn
xương đạt 100% trong 1 nghiên cứu gồm 37
bệnh nhân lao cột sống ngực lưng được điều
trị phẫu thuật nẹp vít cuống cung và hàn
xương liên thân sống(4). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỉ lệ hàn xương đạt 57,1% với thời
gian trung bình 4,6 ± 0,9 tháng.
Trong nghiên cứu, các bệnh nhân được điều
trị nội khoa bằng thuốc kháng lao trước khi
phẫu thuật, sau phẫu thuật tiếp tục điều trị
thuốc đủ phác đồ và tái khám theo hẹn. Theo
kinh nghiệm của chúng tôi, chỉ định phẫu thuật
lao cột sống cần được xem xét trên các bệnh
nhân có: 1) có dấu thần kinh khu trú và mất
vững cột sống cơ học hoặc biến dạng cột sống; 2)
kém đáp ứng với điều trị nội khoa; 3) dấu thần
kinh khu trú tiến triển trong quá trình điều trị; 4)
tăng kích thước tổn thương trên MRI; 5) không
dung nạp thuốc kháng lao.
Kỹ thuật nẹp vít cuống cung vẫn có một số
hạn chế trong điều trị lao cột sống. Tiếp cận lối
sau có thể làm lan rộng tổn thương lao từ phía
trước đến phần mô bình thường. Thêm nữa, để
nạo sạch mô viêm và giải ép ống sống, cần phải
mở rộng phần cột sau nguyên vẹn của cột sống,
ảnh hưởng đến độ vững cột sống. Nghiên cứu
cần thời gian theo dõi lâu hơn để đánh giá chính
xác hơn khả năng liền xương và lành bệnh.
KẾT LUẬN
Điều trị lao cột sống cần được xem xét trên
từng bệnh nhân riêng biệt, điều trị thuốc kháng
lao đúng phác đồ là quan trọng nhất và phải
được bắt đầu ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.
Phẫu thuật cần được chỉ định cho các trường
hợp có biến dạng cột sống nặng gây chèn ép
thần kinh. Phẫu thuật nẹp vít cuống cung giúp
điều chỉnh góc gù, tạo độ vững cho cột sống,
giúp bệnh nhân vận động sớm. Sự hiện diện của
nẹp vít trong ổ nhiễm không cản trở điều trị hay
gây tái phát lao cột sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kotil K, Alan MS, Bilge T. (2007). Medical management of
Pott disease in the thoracic and lumbar spine: a prospective
clinical study. J Neurosurg Spine 6, pp. 222–228.
2. Khoo LT, Mikawa K, Fessler RG. (2003). A surgical
revisitation of Pott distemper of the spine. The Spine Journal
3, pp. 130–145.
3. Lê Đoàn Khắc Di (2008). Điều trị lao cột sống ngực và thắt
lưng bằng phẫu thuật lối sau. Luận án chuyên khoa II Ngoại
thần kinh, Đại học Y Dược TPHCM.
4. Zili L. (2014). One‐stage Posterior Debridement and
Transpedicular Screw Fixation for Treating Monosegmental
Thoracic and Lumbar Spinal Tuberculosis in Adults. The
Scientific World Journal, Volume 2014, pp. 1‐6.
Ngày nhận bài báo: 20/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 2/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 05/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_nep_vit_cuong_song_trong_dieu_tri_lao_cot_song_ng.pdf