Phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng lấy bệnh phẩm qua ngã tự nhiên
Phẫu thuật cắt đại trực tràng qua nội soi ổ
bụng với bệnh phẩm được lấy qua ngả tự nhiên
(chúng tôi tạm gọi là Hybrid NOTES) có thể ứng
dụng cho hầu hết các phẫu thuật đại trực tràng.
Ngả tự nhiên có thể là hậu môn hoặc âm đạo
(phụ nữ). Cũng qua ngả tự nhiên này, phẫu
thuật viên có thể dùng dụng cụ hỗ trợ thao tác
phẫu tích và hỗ thực hiện miệng nối trong ổ
bụng. Phương pháp này giúp phẫu thuật viên
vẫn phát huy được hết khả năng phẫu tích bằng
nội soi ổ bụng như thông thường, mặt khác
tránh được đường mở bụng. Nhờ đó, tránh được
các tai biến, biến chứng liên quan đến đường mở
bụng, bệnh nhân ít đau và mặt khác, mang lại
tính thẩm mỹ cao hơn cho bệnh nhân.
Nhiều tác giả đã giới thiệu các dụng cụ khác
nhau để hỗ trợ lấy bệnh phẩm qua ngả âm đạo
hoặc hậu môn. Tuy nhiên chưa có dụng cụ nào
thực sự ưu việt. Do sự hạn chế về kích thước lỗ
tự nhiên nên bước đầu chúng tôi chỉ chọn lựa
những khối u có đường kính ≤ 4cm. Một mối
quan tâm khác là vấn đề chống nhiễm khuẩn ổ
bụng nhất là khi có mở đại tràng hoặc trực tràng
qua nội soi. Chúng tôi chỉ thực hiện phẫu thuật
khi bệnh nhân đã được chuẩn bị đại tràng thật
tốt và hai đầu ruột được cô lập bằng chỉ cột hoặc
stapler. Bệnh phẩm nếu được cắt trong ổ bụng sẽ
được bỏ trong bọc nhựa kín tránh khả năng rơi
vãi tế bào ung thư hoặc gây nhiễm khuẩn khi
mang ra ngoài qua ngả tự nhiên. Thực tế trong
kinh nghiệm bước đầu của chúng tôi chưa gặp
trường hợp nào có tụ dịch hoặc áp xe tồn lưu
trong ổ bụng sau mổ, trừ một trường hợp rò
miệng nối khu trú do tai biến sử dụng dụng cụ
cắt nối.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy
không có sự thay đổi nào về mặt chức năng âm
đạo hay cơ thắt hậu môn trước và sau mổ. Một
số tác giả khác cũng có nhận xét tương tự(4,5,6,13)
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng lấy bệnh phẩm qua ngã tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 282
PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI TRỰC TRÀNG
LẤY BỆNH PHẨM QUA NGÃ TỰ NHIÊN
Lâm Việt Trung*, Trần Vũ Đức*, Trần Phùng Dũng Tiến*, Hồ Cao Vũ*, Nguyễn Minh Hải*
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá tính khả thi và kết quả bước đầu của phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng lấy bệnh
phẩm qua ngả tự nhiên.
Phương pháp: Tiền cứu mô tả, ứng dụng lâm sàng. Từ 10/2009 đến 5/2011, chúng tôi đã thực hiện phẫu
thuật này trên 30 bệnh nhân, trong đó có 11 nam và 19 nữ. Các bệnh nhân theo tiêu chuẩn chọn bệnh được thực
hiện phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt đại trực tràng theo phương pháp thông thường. Sau đó, bệnh phẩm đuợc lấy ra
ngoài cơ thể qua ngả tự nhiên (hậu môn hoặc âm đạo).
Kết quả: Tất cả các trường hợp đều được thực hiện thành công qua nội soi ổ bụng, không có trường hợp nào
phải chuyển sang mổ mở. Một trường hợp cắt đại tràng phải lấy bệnh phẩm qua ngả âm đạo. Các trường hợp còn
lại là cắt đoạn sigma trực tràng hoặc cắt đoạn trực tràng thấp lấy bệnh phẩm qua ngả hậu môn hoặc âm đạo. Các
bệnh nhân đều cảm thấy ít đau sau mổ, trung tiện sớm và được xuất viện sớm. Chức năng cơ thắt hậu môn được
bảo tồn tốt. Một trường hợp xì miệng nối trực tràng thấp khu trú và một trường hợp có biểu hiện bán tắc ruột
sau mổ 1 tuần. Cả hai đều được điều trị nội khoa bảo tồn thành công.
Kết luận: Kết quả ban đầu của chúng tôi cho thấy phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng lấy bệnh phẩm qua
ngả tự nhiên là khả thi. Phẫu thuật phát huy được những khả năng của một phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng
thông thường. Mặt khác, nó tránh được đường mổ bụng để lấy bệnh phẩm, giúp giảm sang chấn cho bệnh nhân,
ít đau sau mổ, xuất viện sớm. Phẫu thuật không làm tổn thương chức năng cơ thắt hậu môn hoặc âm đạo. Cần có
thời gian theo dõi lâu dài và với số lượng bệnh nhân lớn hơn để đánh giá chính xác hơn kết quả của phẫu thuật.
Từ khóa: cắt đại trực tràng nội soi, lấy bệnh phẩm qua ngả tự nhiên
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC COLORECTAL SURGERY WITH SPECIMEN EXTRACTION VIA NATURAL
ORIFICES (HYBRID N.O.T.E.S)
Lam Viet Trung, Tran Vu Duc, Ho Cao Vu, Tran Phung Dung Tien, Nguyen Minh Hai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 282 - 287
Aim: To evaluate the feasibility and outcomes of laparoscopic colorectal surgery with specimen extraction via
natural orifices.
Method: Prospective study in 30 patients from 10/2009 to 5/2011. There were 11 male and 19 female
patients. The selected patients were performed traditional laparoscopic dissection. Then, specimens were extracted
via natural orifices (anus or vagina).
Results: All cases were successfully performed by laparoscopy. There was no conversion. One case with right
colectomy and specimen extraction through vagina. The others were sigmoidectomy or anterior resection/ low
anterior resection with specimen extraction though vagina or anus. Patients felt less pain, had early bowel
movement and early discharge from hospital. Anal sphincter’s function was preserved confirmed by clinical
examination and electromyogram. There was 1 patient with low rectal anastomosis leakage and 1 patient with
* Khoa Ngoại Tiêu hóa - BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lâm Việt Trung ĐT: 0913753595 Email: mr_hungct@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 283
symptoms of bowel obstruction in postop. Both had been treated medically, no reoperation needed. Conclusion:
Our initial results showed that laparoscopic colectomy with specimen extraction via natural orifices is feasible. It
has full advantages of the original laparoscopic colorectal surgery, otherwise it prevents an mini-laparotomy for
specimen extraction. This help patients less pain, early bowel movement and shorter hospital stay. Anal sphincter
function was preserved. There will be a need for a larger scale study with longer follow-up time to further evaluate
the outcome of the surgery.
Keywords: laparoscopic colorectal surgery, specimen extraction via natural orifice
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sự phát triển của phẫu thuật nội soi trong
phẫu thuật đại trực tràng cho các bệnh lý lành
tính và ung thư đã và đang ngày một phát triển
và mở rộng kể từ khi phẫu thuật được thực hiện
lần đầu tiên năm 1991 bởi Jacobs. Các nghiên
cứu tiền cứu so sánh ngẫu nhiên đã chứng minh
các ưu điểm của phẫu thuật nội soi so với mổ mở
như ít đau, phục hồi nhanh, thời gian nằm viện
ngắn, sẹo mổ nhỏ hơn mặt khác vẫn đảm bảo
tính an toàn về mặt ung thư. Tuy nhiên các phẫu
thuật nội soi đại trực tràng hầu hết vẫn cần một
đường mổ bụng nhỏ khoảng 4-6 cm để lấy bệnh
phẩm ra ngoài hoặc hỗ trợ làm miệng nối. Tỉ lệ
các biến chứng liên quan đến đường mổ bụng
nhỏ này chiếm khoảng 11%(3) như đau sau mổ,
nhiễm trùng, thoát vị vết mổ
Nhằm mục đích tránh vết mổ bụng trong
phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng, từ năm
2008, một số tác giả nước ngoài đã mô tả kỹ
thuật cắt đại trực tràng nội soi sử dụng ngả tự
nhiên (hậu môn hoặc âm đạo) để lấy bệnh
phẩm ra ngoài đơn thuần hoặc hỗ trợ làm
miệng nối máy trong cơ thể(7,3,18,4,5,6). Tuy nhiên
những báo cáo này chỉ là những báo cáo từng
ca hoặc số lượng ca rất ít. Ở Việt Nam, kỹ
thuật này đã được thực hiện ở một số bệnh
viện tuy chưa nhiều và phổ biến.
Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm mục tiêu bước đầu đánh giá tính khả thi,
độ an toàn và kết quả của phẫu thuật nội soi cắt
đại trực tràng với bệnh phẩm được lấy qua ngả
tự nhiên cho bệnh lý lành tính và ung thư đại
trực tràng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân nhập viện Chợ Rẫy, có tổn
thương lành tính hoặc ung thư đại trực tràng có
chỉ định mổ cắt đại trực tràng qua nội soi ổ bụng.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Bệnh nhân có bệnh lành tính đại trực tràng
(polyp, u lao), có chỉ định cắt đại tràng nội soi
Bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn
T3 trở xuống, kích thước đường kính ngang u ≤
4cm.
Bệnh nhân đồng ý thực hiện phẫu thuật lấy
bệnh phẩm qua ngả tự nhiên
Tiêu chuẩn loại trừ
Chít hẹp hậu môn
Bệnh nhân nữ chưa quan hệ tình dục (nếu
lấy bệnh phẩm qua ngả âm đạo).
Phương pháp phẫu thuật
Tùy theo vị trí khối u, chúng tôi sử dụng 4 –
5 trocar bụng. Phẫu tích đại trực tràng tiến hành
như mổ nội soi thông thường.
Trường hợp lấy bệnh phẩm qua ngả hậu môn
(áp dụng cho cả nam và nữ)
Phẫu thuật cắt đại tràng trái hoặc cắt đoạn
trực tràng: Thì phẫu tích nội soi tiến hành theo
thông thường. Sau khi hoàn tất thì phẫu tích,
đánh dấu hai đầu cắt trên và dưới u. Tiến hành
khâu 2 mũi túi ở dưới diện cắt trên 1 cm và trên
diện cắt dưới 1 cm. Qua hậu môn, súc rửa sạch
mỏm trực tràng với dung dịch Betadine. Nong
hậu môn với ống nong bougie d’Hegar. Tiến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 284
hành cắt đoạn đại trực tràng trên và dưới 2 mũi
khâu túi khoảng 1 cm. Bệnh phẩm được cho vào
túi nhựa và kéo ra ngoài qua ngả hậu môn. Qua
hậu môn, đưa đầu máy cắt tròn (anvil) vào và
khâu cố định vào đầu gần của đại tràng với mũi
khâu túi bằng Prolene 2.0. Cắt lại mỏm trực
tràng với máy cắt thẳng nội soi. Cuối cùng, nối
đại tràng- trực tràng tận – tận với máy nối tròn
theo kỹ thuật thông thường.
Hình 1: Hai đầu đại tràng được
cắt rời, đầu anvil của máy nối đưa
từ hậu môn lên, đặt vào đầu ruột
gần. Đoạn đại tràng được lấy ra
qua ngả hậu môn.
Hình 2: Đầu dưới trực tràng được
cắt thêm khỏang 1,5 cm bằng máy
cắt thẳng, sau đó hai đầu ruột được
nối tận tận với máy nối vòng
Hình 3: Cắt lại mỏm trực tràng bằng
máy cắt thẳng nội soi
Trường hợp lấy bệnh phẩm qua ngả âm đạo
Cắt đại tràng sigma hoặc cắt đoạn trực
tràng: Phẫu tích đại trực tràng được tiến hành
như thông thường. Cắt trực tràng dưới u bằng
máy cắt thẳng nội soi. Di động đại tràng trái (có
thể phải hạ đại tràng góc lách) đủ dài để có thể
kéo qua ngả âm đạo qua lỗ mở ở túi cùng sau.
Toàn bộ đoạn đại tràng có u được kéo ra ngoài
âm đạo. Tiến hành cắt đại tràng trên u và khâu
cố định đầu máy nối tròn (anvil), sau đó đẩy đầu
máy nối trở lại ổ bụng. Nối đại tràng xuống –
mỏm trực tràng tận – tận với máy nối tròn theo
phương pháp thông thường. Lỗ mở âm đạo
được khâu kín dễ dàng bằng chỉ vicryl 2.0 từ bên
ngoài qua âm đạo.
Hình 4: Đoạn đại tràng kéo ra ngoài qua ngả âm đạo đã được cắt và khâu cố định với đầu máy nối tròn Hình 5:
Vị trí các lỗ trocar trên ổ bụng sau phẫu thuật cắt trực tràng thấp nội soi (không có đường mở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 285
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 10/2009 đến 5/2011, chúng
tôi đã thực hiện thành công 30 trường hợp cắt
đại tràng nội soi với bệnh phẩm được lấy qua
ngả tự nhiên (trực tràng hoặc âm đạo). Tuổi
trung bình 58,2 ± 11,7 tuổi (từ 38 đến 89). Tỉ lệ
nữ/ nam là 1,6 (19 nữ và 11 nam). Trong đó có 1
trường hợp cắt đại tràng phải và các trường hợp
còn lại là cắt đọan đại tràng sigma trực tràng và
cắt đoạn trực tràng thấp. Hai trường hợp do
bệnh lý đa polyp đại tràng và 28 trường hợp là
ung thư đại trực tràng. Trong 28 trường hợp ung
thư đại tràng, 19 trường hợp đánh giá giai đọan
u T3, 9 trường hợp đánh giá T2. Không có
trường hợp nào phải chuyển sang mổ mở.
Không có tai biến hoặc tử vong phẫu thuật.
Đặc điểm bệnh lý và kết quả phẫu thuật
được thể hiện trong bảng sau: (bảng 1):
Bảng 1: Kết quả phẫu thuật
Biến số Số bệnh nhân
Tuổi trung bình 58,2 ± 11,7 (38 – 89)
Kích thước ngang u 2 - 4 cm
Giải phẫu bệnh lý
Carcinome tuyến đại tràng 28 ca
Đa polyp đại tràng 2 ca
Độ dài cắt trên u (cm) 9,2 ± 3,8 (6 – 15)
Độ dài cắt dưới u (cm) 5,7 ± 1,8 (3 – 10)
Miệng nối cách rìa hậu môn (cho
các ung thư đại tràng sigma / trực
tràng)
5,1 ± 1,3 (3 – 8)
Số lỗ trocars 4 – 5
Thời gian mổ 210 ± 42 phút
Thời gian nằm viện sau mổ 7,2 ± 3 ngày (6 – 23)
Chỉ số đau sau mổ (VAS) 3 ± 1,2
Chức năng cơ vòng hậu môn sau
mổ
Bình thường
Thời gian mổ trungbình 210 ± 42 phút. Đối
với các trường hợp ung thư đại tràng sigma
trực tràng, miệng nối cách rìa hậu môn trung
bình 5,1 ± 1,3 cm (từ 3 – 8 cm). Các bệnh nhân
đều cảm thấy ít đau sau mổ. Trung tiện có
sớm, trung bình khoảng ngày thứ 1 - 2 sau mổ.
Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 7,2 ±
3 ngày (6 – 23). Chức năng cơ thắt hậu môn
được đánh giá trước và sau mổ với khám lâm
sàng và đo điện cơ hậu môn cho thấy không
có thay đổi về chức năng.
Tai biến và biến chứng sau mổ
Chúng tôi có một trường hợp tai biến hở
miệng cắt trực tràng sau cắt máy, do máy đã
sử dụng nhiều lần. Trường hợp này được xử
lý cắt lại mỏm trực tràng và mở thông hồi
tràng ra da sau khi nối máy. Bệnh nhân này
sau mổ xuất hiện rò miệng nối khu trú vào
ngày thứ 4 sau mổ, được điều trị nội khoa
thành công, không phải mổ lại. Bệnh nhân
xuất viện sau 23 ngày nằm viện. Một trường
hợp cắt đại tràng sigma trực tràng có biểu hiện
bán tắc ruột sau mổ 2 tuần phải nhập viện,
được điều trị nội khoa bảo tồn.
BÀN LUẬN
Kể từ khi phẫu thuật nội soi được giới thiệu
đầu tiên từ cách nay hơn 20 năm, các nhà phẫu
thuật đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi sáng
tạo các phương pháp nhằm đạt được kết quả tối
ưu cho bệnh nhân trên các khía cạnh về ung thư
học, bảo tồn chức năng và chất lượng cuộc sống
sau mổ. Các nhà sản khoa có thể xem như những
người tiên phong sử dụng âm đạo như ngả tự
nhiên khi áp dụng một số phẫu thuật như cắt tử
cung, buồng trứng, các khối u vùng chậu . từ
những năm 1940 – 1950(6). Ca phẫu thuật cắt túi
mật nội soi lấy bệnh phẩm qua ngả âm đạo đầu
tiên được thực hiện năm 1993. Gần đây, một số
phẫu thuật nội soi khác như cắt lách, cắt thận
cũng đã bắt đầu sử dụng ngả tự nhiên để lấy
bệnh phẩm. Như vậy khuynh hướng phẫu thuật
sử dụng ngả tự nhiên để lấy bệnh phẩm hoặc hỗ
trợ làm miệng nối đã thực sự bắt đầu hé mở một
hướng đi mới cho phẫu thuật ít xâm hại.
Phẫu thuật nội soi qua ngả tự nhiên
(NOTES: natural orifice transluminal endoscopic
surgery) là phẫu thuật sử dụng ngả tự nhiên
(trực tràng, âm đạo, dạ dày ) để đưa dụng
cụ phẫu thuật vào ổ bụng thực hiện các thao
tác phẫu thuật. Hiện nay một số phẫu thuật
NOTES đã được thực hiện như cắt túi mật, cắt
ruột thừa (2, 18). Tuy nhiên phẫu thuật này đòi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 286
hỏi một số dụng cụ và trang thiết bị đặc biệt
như camera ống mềm, các dụng cụ dài và
thao tác tương đối khó khăn và phức tạp.
Vettoretto(17) đã nhận xét khuynh hướng phẫu
thuật qua ngả tự nhiên ngày nay có thể chia
làm hai loại: phẫu thuật NOTES sử dụng
đường vào qua ngả nội soi tiêu hóa và phẫu
thuật NOTES sử dụng đường vào qua nội soi
ổ bụng.
Một khuynh hướng khác đã có từ 2 năm nay
đó là chủ trương phẫu thuật nội soi chỉ qua một
đường vào ổ bụng (Single port Laparoscopic
surgery). Phẫu thuật này chỉ tạo một đường rạch
khoảng 3 cm, thông thường ở rốn, có dùng dụng
cụ hỗ trợ tránh thoát khí khi đưa trocar nội soi
vào (ví dụ SILS® port) hoặc đưa các trocar trực
tiếp qua cân thành bụng. Qua đường mổ duy
nhất này, phẫu thuật viên thực hiện phẫu tích và
cũng dùng để đưa bệnh phẩm ra ngoài hoặc làm
miệng nối ngoài cơ thể. Tuy nhiên thao tác phẫu
thuật khá khó khăn, các dụng cụ thường bị chạm
nhau làm hạn chế khả năng phẫu tích. Chính vì
vậy khó triển khai làm các phẫu thuật lớn hơn và
phức tạp hơn.
Phẫu thuật cắt đại trực tràng qua nội soi ổ
bụng với bệnh phẩm được lấy qua ngả tự nhiên
(chúng tôi tạm gọi là Hybrid NOTES) có thể ứng
dụng cho hầu hết các phẫu thuật đại trực tràng.
Ngả tự nhiên có thể là hậu môn hoặc âm đạo
(phụ nữ). Cũng qua ngả tự nhiên này, phẫu
thuật viên có thể dùng dụng cụ hỗ trợ thao tác
phẫu tích và hỗ thực hiện miệng nối trong ổ
bụng. Phương pháp này giúp phẫu thuật viên
vẫn phát huy được hết khả năng phẫu tích bằng
nội soi ổ bụng như thông thường, mặt khác
tránh được đường mở bụng. Nhờ đó, tránh được
các tai biến, biến chứng liên quan đến đường mở
bụng, bệnh nhân ít đau và mặt khác, mang lại
tính thẩm mỹ cao hơn cho bệnh nhân.
Nhiều tác giả đã giới thiệu các dụng cụ khác
nhau để hỗ trợ lấy bệnh phẩm qua ngả âm đạo
hoặc hậu môn. Tuy nhiên chưa có dụng cụ nào
thực sự ưu việt. Do sự hạn chế về kích thước lỗ
tự nhiên nên bước đầu chúng tôi chỉ chọn lựa
những khối u có đường kính ≤ 4cm. Một mối
quan tâm khác là vấn đề chống nhiễm khuẩn ổ
bụng nhất là khi có mở đại tràng hoặc trực tràng
qua nội soi. Chúng tôi chỉ thực hiện phẫu thuật
khi bệnh nhân đã được chuẩn bị đại tràng thật
tốt và hai đầu ruột được cô lập bằng chỉ cột hoặc
stapler. Bệnh phẩm nếu được cắt trong ổ bụng sẽ
được bỏ trong bọc nhựa kín tránh khả năng rơi
vãi tế bào ung thư hoặc gây nhiễm khuẩn khi
mang ra ngoài qua ngả tự nhiên. Thực tế trong
kinh nghiệm bước đầu của chúng tôi chưa gặp
trường hợp nào có tụ dịch hoặc áp xe tồn lưu
trong ổ bụng sau mổ, trừ một trường hợp rò
miệng nối khu trú do tai biến sử dụng dụng cụ
cắt nối.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy
không có sự thay đổi nào về mặt chức năng âm
đạo hay cơ thắt hậu môn trước và sau mổ. Một
số tác giả khác cũng có nhận xét tương tự(4,5,6,13).
KẾT LUẬN
Qua những kết quả ban đầu, chúng tôi nhận
thấy phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng lấy
bệnh phẩm qua ngả tự nhiên là một phẫu thuật
khả thi. Phẫu thuật phát huy được những khả
năng của một phẫu thuật nội soi cắt đại tràng
thông thường. Mặt khác, nó tránh được đường
mổ bụng để lấy bệnh phẩm. Điều này giúp giảm
sang chấn cho bệnh nhân, ít đau sau mổ và phục
hồi sớm. Mặt khác phẫu thuật không làm tổn hại
chức năng cơ thắt hậu môn hay âm đạo. Cần có
thời gian theo dõi lâu dài và với số lượng bệnh
nhân lớn hơn để đánh giá chính xác hơn kết quả
của phẫu thuật này, đặc biệt là về khía cạnh ung
thư học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akamatsu H (2009). Totally laparoscopic sigmoid colectomy: a
simple and safe technique for intracoporeal anastomosis. Surg
Endos 23:2605-2609
2. Buess G (1991) Transanal microsurgery. Langenbecks Arch
Chir Suppl Kongressbd 441 – 447.
3. Cheung HY, Leung AL, Chung CC, Ng DC, Li MK (2009).
“Endo-Laparoscopic Colectomy Without Mini-Laparotomy
for Left-Sided Colonic Tumors”. World J Surg 33:1287–1291.
4. Cheung HYS et al (2009). Endo-laparoscopic colectomy
without Mini-laparotomy for left-sided colonic tumors. World
J Surg 33:1287-1291
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 287
5. Dozois EJ et al (2008). Transvaginal colonic extraction
following combined hysterectomy and laparoscopic total
colectomy: a natural orifice approach. Tech Coloproctol
12:251-254
6. Florez G et al (2010). Transvaginal specimen extraction in a
laparoscopic anterior resection of a sigmoid colon neoplasia
with en bloc right salpingo-oophorectomy. 14:161-163
7. Franklin ME Jr, Kelley H, Torres J et al (2008) “Transvaginal
extraction of the specimen after total laparoscopic right
hemicolectomy with intracorporeal anastomosis”. Surg
Laparosc Endosc Percutan Tech 18:294–298
8. Hottenrott C. (2010). Is it safe and feasible totally laparoscopic
approach with transvaginal specimen extraction. Surg Endos.
Published online 23 Oct 2010.
9. Knol J et al (2009). Laparoscopic assisted sigmoidectomy with
transanal specimen extraction: a bridge to NOTES? Tech
Coloproctol 13: 65-68
10. Knol J, D'Hondt M, Dozois EJ, Vanden Boer J, Malisse P
(2009). “Laparoscopic-assisted Sigmoidectomy with Transanal
Specimen Extraction: a bridge to NOTES?”Tech Coloproctol
13:65–68.
11. Lacy AM, Delgado S, Rojas OA, Almenara R, Blasi A, Llach J.
(2008). MA-NOS radical sigmoidectomy: report of a
transvaginal resection in the human. Surg Endosc 22:1717-
1723
12. Ooi BS et al. (2009). “Laparoscopic high anterior resection with
natural orifice specimen extraction (NOSE) for early rectal
cancer”. Tech Coloproctol 13:61–64.
13. Palanivelu C et al (2009). An innovative technique for
colorectal specimen retrieval: A new era of “Natural orifice
Specimen extraction” (N.O.S.E). Diseases of Colon and
Rectum, 51:1120-1124.
14. Person B, Vivas DA, Wexner SD (2006) Totally laparoscopic
low anterior resection with transperineal handsewn colonic
Jpouch anal anastomosis for low rectal cancer. Surg Endosc
20:700–727.
15. Sodergen M et al (2009). Natural orifice translumenal
endoscopic surgery: critical appraisal of applications in clinical
practice. Surg Endosc 23:680-687
16. Stipa F et al (2010). Totally double laparoscopic colon resection
with intracorporeal anastomosis and transvaginal specimens
extraction. Int J Colorectal Dis. Published online 4 Oct 2010.
17. Vettoretto N et al (2010). Human natural orifice translumenal
endoscopic surgery: on the way to two different philosophies.
Surg endosc 24:490-492
18. Wexner SD, Edden Y (2009).
“NOTES/NOSE/NOSCAR/LATAS: What does it all mean?”
Tech Coloproctol 13:1–3.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_noi_soi_cat_dai_truc_trang_lay_benh_pham_qua_nga.pdf