Đau sau mổ, thời gian nằm viện, xuất viện
Ưu điểm lớn nhất của VATS là cải thiện chất
lượng sống cho bệnh nhân sau mổ. Đau sau mổ
của bệnh nhân VATS thường ít hơn so với bệnh
nhân mổ mở và được giải thích phần nào là do
phản ứng viêm giảm. Bệnh nhân xuất viện có thể
tự đi không cần sự giúp đỡ của người nhà, nằm
viện ngắn hơn và đòi hỏi thuốc giảm đau ngắn
hơn.
Theo nghiên cứu của Daniel G Nicastri và cs:
47% không sử dụng thuốc giảm đau 2 tuần sau
mổ, 26% bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc kháng
viêm không steroid khi cần, 22% dùng thuốc
giảm đau gây nghiện khi cần, và 27% dùng
thuốc giảm đau gây nghiện(6). Thời gian lưu ống
dẫn lưu khoang màng phổi là 3 ngày, thời gian
nằm viện trung bình là 4 ngày.
Trong nghiên cứu của chúng tôi: 55,6%
bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc giảm đau mức
độ I: 2 ống thuốc kháng viêm không steroid
chích ngày 1 sau mổ, những ngày sau sử dụng
paracetamol 0,5g uống 4 viên trong 1 ngày.
22,2% bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau
mức độ II: 2 ống thuốc kháng viêm không
steroid chích ngày 1 sau mổ, những ngày sau
khi đau nhiều, và paracetamol 0,5g uống 4
viên trong 1 ngày đến khi xuất viện. 22,2%
bệnh nhân dùng 2 ống thuốc kháng viêm
không steroid chích mỗi ngày 1 sau mổ đến
khi xuất viện, trong đó có 2 trường hợp
chuyển mổ mở.
Ngày nằm viện trung bình là 5,39 ngày.
Trường hợp bệnh nhân nằm viện lâu nhất ở hậu
phẫu là bệnh nhân đã chuyển mổ mở: 8 ngày. Đa
số bệnh nhân được rút dẫn lưu vào ngày hậu
phẫu thứ 2
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi trong điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 258
PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THÙY PHỔI TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
PHỔI GIAI ĐOẠN SỚM
Nguyễn Hoàng Bình*, Vũ Hữu Vĩnh*, Nguyễn Đức Khuê,* Trương Văn Lê Phong*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kinh nghiệm ban đầu của PTNSLN cắt thùy phổi trong
điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm tại khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng & Phương pháp: Tiền cứu các biểu hiện lâm sàng, chỉ định, phương pháp phẫu thuật và kết quả
sớm PTNSLN cắt thùy phổi tại Bệnh Viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Trong thời gian từ 9/2009 đến 12/2011, chúng tôi đã PTNSLN cắt thùy phổi cho 18 bệnh nhân.
Giới: 6 nữ, 12 nam. Tuổi trung bình là 57,8. Trong đó: 1 bệnh nhân ung thư tế bào gai, 17 bệnh nhân ung thư tế
bào tuyến. PTNSLN cắt thùy phổi: 18 bệnh nhân ra viện tốt, 2 bệnh nhân có biến chứng chảy máu trong lúc mổ,
mổ mở cầm máu, bệnh nhân xuất viện. Theo dõi 27 tháng: có 2 bệnh nhân tử vong do bệnh tiến triển.
Kết luận: PTNSLN cắt thùy phổi an toàn, hiệu quả chấp nhận được cho bệnh nhân ung thư phổi, tiên lượng
lâu dài cần có thời gian nghiên cứu lâu hơn, số lượng bệnh nhân nhiều hơn.
Từ khóa: PTNSLN cắt thùy phổi
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC SURGERY PULMONARY LOBECTOMY IN EARLY LUNG CANCER TREATMENT
Nguyen Hoang Binh, Vu Huu Vinh, Nguyen Duc Khue, Truong Van Le Phong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 258 - 262
Objective: Evaluate ability, effectiveness of video assisted thoracoscopic (VATS) lobectomy for treatment
early stage lung cancer at Chợ Rẫy hospital
Method: Prospective study of patients were operated video assisted thoracoscopic lobectomy at Cho Ray
hospital
Results: During 2 years (9/2009-12/2011), there were 18 patients were operated. Males: 12, females: 6.
Mean age: 57.8. Almost patients are adenocarcinoma. 18 patients were discharged safely. 2 patients: convert to
open operation; 2 patients died after 14 month following up.
Conclusion: VATS lobectomy is good and safety in early stage lung cancer patient
Keywords: VATS (video assisted thoracoscopic surgery) lobectomy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt thùy phổi
(PTNSLN) được thực hiện đầu tiên vào những
năm đầu của thập niên 1990. PTNSLN cắt thùy
phổi đã cho thấy có thể thực hiện khả thi, an
toàn có hiệu quả và có nhiều ưu điểm so với
phẫu thuật mổ mở như: giảm đau sau mổ, ít suy
giảm chức năng hô hấp sau mổ. PTNSLN đã
được sử dụng cho điều trị ung thư phổi giai
đoạn sớm kể từ đầu năm 1990 và đã được chấp
nhận như một phương pháp cắt thùy phổi, tuy
nhiên vẫn còn có một số tranh cãi về tính khả thi
cũng như hiệu quả của PTNSLN trong điều trị
ung thư phổi(4,7).
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá
* Khoa Ngoại Lồng ngực-Mạch máu - BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hoàng Bình ĐT: 0908334789 Email: nguyenhoangbinh06@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 259
bước đầu về phương pháp phẫu thuật, sự an
toàn, kết quả phẫu thuật cũng như hiệu quả về
mặt ung thư học.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân giai đoạn I, II không có
chống chỉ định với PTNSLN
Loại trừ: bệnh nhân giai đoạn III, IV, u >T3, u
thấy khi soi phế quản, hạch trung thất nghi ngờ
hay đã được chẩn đoán, bệnh nhân đã được hóa
trị, xạ trị trước.
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu mô tả
Phương pháp
Bệnh nhân được chụp X quang phổi, Chụp
cắt lớp (CT Scans), nội soi phế quản, chức năng
phổi, PET, các xét nghiệm tiền phẫu.
Phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản 1 phổi,
nằm nghiêng. Đặt 3 trocar qua đường rạch da
khoảng 1cm: trong đó 1 trocar cho camera, 1
trocar cho dụng cụ kéo phổi, 1 trocar để thao tác,
thường được mở rộng 4-6cm để thao tác khi cần
thiết cũng như lấy phổi ra.
Sinh thiết lạnh trước nếu không có kết quả
giải phẫu bệnh trước mổ.
Dùng stapler cắt phế quản, tĩnh mạch, động
mạch
Lấy bệnh phẩm với túi nylon để tránh mô
tiếp xúc thành ngực gây gieo rắc tế bào ung thư.
Sau khi cắt, lấy thùy phổi, hạch rốn phổi,
trung thất được bóc tách lấy mẫu gửi giải phẫu
bệnh, không tiến hành nạo hạch thường quy.
Hậu phẫu
Thời gian hậu phẫu, rút ống dẫn lưu, ra viện.
Bệnh nhân được đánh giá mức độ đau: thang
điểm (0 = không đau, 1 = đau nhẹ, 2 = đau trung
bình, 3 = đau nặng) được hỏi bởi bác sĩ hay điều
dưỡng. thêm vào đó, bệnh nhân được chia theo
tiêu chuẩn sử dụng thuốc giảm đau như: Mức độ
I: không thuốc giảm đau, thuốc giảm đau:
paracetamol. Mức độ II: Paracetamol có sử dụng
thêm thuốc kháng viêm không steroid khi còn
đau. Mức độ III: sử dụng hoàn toàn thuốc kháng
viêm không steroid hay thuốc á phiện và thuốc
kháng viêm không steroid.
Đánh giá, ghi nhận các biến chứng như: rung
nhĩ, suy hô hấp, mủ màng phổibiến chứng
nhỏ: dò khí, rung nhĩ khônng đặt máy, viêm
phổi không suy hô hấp, nhiễm trùng tiểu, viêm
mô tế bào.
Đánh giá, phân tích nguyên nhân tử vong,
Theo dõi
Ghi nhận lâm sàng lúc tái khám: triệu chứng,
u xuất hiện lại trên X quang. Chụp cắt lớp điện
toán sau 1 năm hay 6 tháng. Đánh giá thất bại
điều trị, tái phát: tại chỗ hay di căn xa. (đòi hỏi
hình ảnh và mô học)
Định nghĩa tái phát tại chỗ: khi bệnh tái phát
tại chỗ hay gần vị trí nguyên phát, rốn phổi,
trong phế quản phổi hay hạch trung thất tại chỗ.
Tái phát di căn xa khi: bệnh xuất hiện ở thùy
khác, phổi đối bên, di căn xa
KẾT QUẢ
18 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn I, II
được PTNSLN cắt thùy phổi trong thời gian từ
9/2009 – 12/2011 tại khoa Ngoại Lồng ngực –
Mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nam: 12 (67,7%) Nữ: 6 (33,3%)
Tuổi: lớn nhất: 75 tuổi, nhỏ nhất: 35 tuổi,
trung bình: 57,8%
Triệu chứng lâm sàng:
Ho và ho ra máu: 11 bệnh nhân (61,1%). Đau
ngực: 15 bệnh nhân (83,3%).
Vị trí u phổi
Vị trí u Số lượng Phần trăm
Thùy trên phổi phải 6 33,3%
Thùy giữa phổi phải 3 16,7%
Thùy dưới phổi phải 6 33,3%
Thùy trên phổi trái 0 0%
Thùy dưới phổi trái 3 16,7%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 260
Mô học
Loại tế bào Số lượng
bệnh nhân
Phần trăm
Tế bào gai 1 5,6%
Tế bào tuyến
Tiểu phế quản, phế nang
13
4
72,8%
22,6%
Giai đoạn bệnh
Giai đoạn Trước mổ Sau mổ
T1N0M0
T2N0M0
T1N1M0
T2N1M0
T2N2M0
13 (72,2%)
3 (16,7%)
0 (0%)
2 (11,1%)
0 (0%)
9 (50%)
1 (5,6%)
4 (22,2%)
2 (11,1%)
2 (11,1%)
Kích thước của khối u
Lớn nhất: 5 cm; Nhỏ nhất: 2 cm; Trung bình:
3,25 cm.
Thời gian phẫu thuật: trung bình 226,6 phút.
Lâu nhất: 300 phút (5 giờ); Nhanh nhất: 120
phút (3 giờ).
Thời gian nằm viện sau mổ: 5,39 ngày.
Lâu nhất: 8 ngày (1 bệnh nhân). Nhanh nhất:
4 ngày (2 bệnh nhân).
Lượng máu mất: Trung bình: 63,89 ml.;
Nhiều nhất: 510ml; Thấp nhất: 10ml.
Giảm đau sau mổ
Thuốc giảm đau sau
mổ
Số lượng
bệnh nhân
Phần trăm
Mức độ I 10 55,6%
Mức độ II 4 22,2%
Mức độ III 4 22,2%
Biến chứng
Không ghi nhận biến chứng trầm trọng
Biến chứng Số lượng bệnh
nhân
Phần trăm
Tràn khí dưới da 1 5,6%
Tràn dịch màng phổi
lượng ít
1 5,6%
Chuyển mổ mở: 2 bệnh nhân do chảy máu
từ nhánh động mạch phổi
Theo dõi lâu dài
Thời gian theo dõi: 27 tháng
2 bệnh nhân mất, 1 bệnh nhân mất sau 14
tháng do bệnh lý ung thư tiến triển, 1 bệnh nhân
u di căn não sau đó mất sau 7 tháng (2 bệnh
nhân được phân giai đoạn lại T2N2M0 sau mổ)
3 bệnh nhân được điều trị hóa trị tiếp tục về
sau: phác đồ paclitaxel và carboplastin
Tái phát: không ghi nhận tái phát
Không có sự gieo rắc qua vết mổ.
BÀN LUẬN
Kể từ khi Mc Kenna PTNSLN cắt thùy phổi
từ năm 1992, kỹ thuật này đã trở thành một
phương pháp kỹ thuật ngày càng phổ biến trên
thế giới, đây cũng là kỹ thuật được ưa thích và
ứng dụng ở nhiều trung tâm phẫu thuật cắt thùy
phổi hiện nay. PTNSLN cắt thùy phổi có thể
thực hiện an toàn với nhiều ưu điểm như ít đau
sau mổ, xuất viện sớm(1,9).
PTNSLN cắt thùy phổi an toàn
Phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi thành công
phụ thuộc vào dụng cụ thao tác, sự phát triển
của các kỹ thuật bóc tách, cột mạch máu hay cắt
mạch máu bằng stapler.
Sự an toàn và hiệu quả của PTNSLN cắt thùy
phổi đã được chứng minh trong nhiều nghiên
cứu, trong đó có cả các nghiên cứu tiền cứu,
ngẫu nhiên. Độ an toàn của phẫu thuật mổ mở
cắt thùy phổi và PTNSLN cắt thùy phổi là tương
đương nhau, tỷ lệ tử vong là gần tương đượng
theo công trình nghiên cứu của tác giả Mc
Kenna. Phẫu thuật cắt thùy phổi mổ mở: có tỷ lệ
các biến chứng thay đổi từ 28 – 38%, tỷ lệ tử
vong 1,2 – 2,9% bệnh nhân. Trong khi đó
PTNSLN cắt thùy phổi: tỷ lệ biến chứng thay đổi
từ 9 – 19%, tỷ lệ tử vong: 0,8 – 1,2%(5).
Trong số các biến chứng, dò khí là biến
chứng thường gặp nhất, điều trị bằng bơm
dính với bột talc, sau này các tác giả đã sử
dụng keo sinh học, giúp cho loại trừ biến
chứng này về sau(3,8).
Một trong những vấn đề bàn cãi nhất khi
PTNSLN cắt thùy phổi là tính an toàn, khả
năng kiểm soát khi có biến chứng chảy máu
xảy ra. Mặc dù nguy cơ chảy máu khi bóc tách
mạch máu gây ra nhiều lo lắng cho các phẫu
thuật viên, tỷ lệ xảy ra biến chứng này rất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 261
thấp, không có nhiều nghiên cứu báo cáo biến
chứng chảy máu khi phẫu thuật. Mặt khác, tổn
thương động mạch phổi trong lúc phẫu thuật
có thể kiểm soát tốt bằng cách đè nơi tổn
thương bằng gạc, sau đó khâu lại qua nội soi
hay chuyển mổ mở khi cần thiết(3,8).
Một số kỹ thuật khác cũng được phát triển
để ngăn chặn biến chứng chảy máu, tránh
chuyển sang mổ mở như dùng màng phổi tạng
làm lớp đệm đường khâu stapler, sử dụng mũi
khâu trực tiếp ngoài lồng ngực(1).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuy số liệu
còn ít, nhưng tỷ lệ biến chứng hầu như không
đáng kể: 1 bệnh nhân (5,6%) bị tràn khí dưới da
sau mổ, 1 bệnh nhân (5,6%) bị tràn dịch màng
phổi lượng ít sau mổ, được điều trị nội khoa.
Hai bệnh nhân (11,1%) bị chảy máu trong lúc
mổ phải chuyển sang mổ mở cầm máu. Trong
đó: một bệnh nhân, do chúng tôi chưa có kinh
nghiệm, bị rách nhánh động mạch phổi khi cắt
bằng stapler, bệnh nhân được chuyển mổ mở
cầm máu, truyền 2 đơn vị máu. Một bệnh nhân,
thuộc nhóm được phẫu thuật đầu tiên, bị chảy
máu khi bóc tách nhánh động mạch phổi. Vì
chưa có kinh nghiệm cầm máu nên chúng tôi
chuyển mổ mở.
Không có bệnh nhân nào tử vong trong
nghiên cứu của chúng tôi.
Về mặt ung thư học
Phẫu thuật cắt u hay cắt phổi không điển
hình cho điều trị ung thư phổi không phải là
phẫu thuật ung thư. Bởi vì không xác định được
vi thể của bờ khối u được cắt và sự di căn tới
hạch bạch huyết vùng(2).
Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu ung thư
phổi The Lung Cancer Study Group (LCSG): so
sánh phương pháp cắt thùy phổi với cắt phổi
không điển hình cho thấy tỷ lệ tử vong ung thư
là 8,5% và tái phát là 9,3% sau phẫu thuật cắt
thùy phổi ở bệnh nhân giai đoạn IA(2,9).
Các nghiên cứu khác cho thấy PTNSLN cắt
thùy phổi cũng có kết quả tương đương với
phẫu thuật mổ mở cắt thùy phổi. Theo Walker,
tiên lượng sống 4 năm là 78% (n = 117 bệnh nhân
ung thư phổi giai đọan I) của tác giả khác 5 năm
là 97%, tỷ lệ phẫu thuật mổ mở lần lượt là 61%
và 82%. Tuy nhiên, các nghiên cứu so sánh đôi
khi cũng không thuần nhất vì bệnh nhân với
PTNSLN thường được chọn lọc hơn(7).
Trong nghiên cứu của chúng tôi: tuy thời
gian theo dõi còn ngắn nên chúng tôi chỉ rút ra
một số đặc điểm sau:
Đa số bệnh nhân được phẫu thuật trong
nhóm nghiên cứu chúng tôi là giai đoạn sớm:
giai đoạn I, II. Sau thời gian theo dõi 27 tháng,
chúng tôi chưa nhận thấy trường hợp tái phát.
Hầu hết bệnh nhân là ung thư tế bào tuyến
(94,6%), điều này cũng phù hợp với lâm sàng
vì đa số bệnh nhân được lựa chọn trong mẫu
nghiên cứu chúng tôi là u ngoại biên, nội soi
phế quản đều trong giới hạn bình thường,
không có u.
Tuy nhiên có 2 trường hợp tử vong, cả 2
bệnh nhân đều ở giai đoạn III sau mổ. Một
trường hợp tử vong sau 7 tháng do di căn não,
một trường hợp bệnh ung thư tiến triển tại chỗ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, do
PTNSLN cắt thùy phổi mới bắt đầu triển khai tại
khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu chúng tôi,
nên chúng tôi chỉ tiến hành cắt thùy phổi, lấy
hạch làm giải phẫu bệnh chứ không tiến hành
nạo hạch thường quy. Chúng tôi chỉ chọn bệnh ở
giai đoạn sớm, không có hạch trung thất trên
phim chụp cắt lớp trước mổ. Vì vậy đôi khi vẫn
có những trường hợp bệnh nhân đã có hạch
trung thất trong mổ, nên tiên lượng sống 5 năm
chưa chính xác. Chúng tôi không làm thống kê
Kaplan – Meier, cần có những nghiên cứu thêm,
với số lượng bệnh nhân nhhiều hơn, thời gian
theo dõi lâu hơn.
Đau sau mổ, thời gian nằm viện, xuất viện
Ưu điểm lớn nhất của VATS là cải thiện chất
lượng sống cho bệnh nhân sau mổ. Đau sau mổ
của bệnh nhân VATS thường ít hơn so với bệnh
nhân mổ mở và được giải thích phần nào là do
phản ứng viêm giảm. Bệnh nhân xuất viện có thể
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 262
tự đi không cần sự giúp đỡ của người nhà, nằm
viện ngắn hơn và đòi hỏi thuốc giảm đau ngắn
hơn.
Theo nghiên cứu của Daniel G Nicastri và cs:
47% không sử dụng thuốc giảm đau 2 tuần sau
mổ, 26% bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc kháng
viêm không steroid khi cần, 22% dùng thuốc
giảm đau gây nghiện khi cần, và 27% dùng
thuốc giảm đau gây nghiện(6). Thời gian lưu ống
dẫn lưu khoang màng phổi là 3 ngày, thời gian
nằm viện trung bình là 4 ngày.
Trong nghiên cứu của chúng tôi: 55,6%
bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc giảm đau mức
độ I: 2 ống thuốc kháng viêm không steroid
chích ngày 1 sau mổ, những ngày sau sử dụng
paracetamol 0,5g uống 4 viên trong 1 ngày.
22,2% bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau
mức độ II: 2 ống thuốc kháng viêm không
steroid chích ngày 1 sau mổ, những ngày sau
khi đau nhiều, và paracetamol 0,5g uống 4
viên trong 1 ngày đến khi xuất viện. 22,2%
bệnh nhân dùng 2 ống thuốc kháng viêm
không steroid chích mỗi ngày 1 sau mổ đến
khi xuất viện, trong đó có 2 trường hợp
chuyển mổ mở.
Ngày nằm viện trung bình là 5,39 ngày.
Trường hợp bệnh nhân nằm viện lâu nhất ở hậu
phẫu là bệnh nhân đã chuyển mổ mở: 8 ngày. Đa
số bệnh nhân được rút dẫn lưu vào ngày hậu
phẫu thứ 2.
KẾT LUẬN
PTNSLN cắt thùy phổi là phương pháp phẫu
thuật an toàn, có thể thực hiện cho bệnh nhân
ung thư phổi giai đọan sớm. Bệnh nhân cải thiện
chất lượng sống hơn, ít đau sau mổ, xuất viện
sớm. Để đánh giá tác động miễn dịch ít hơn,
hiệu quả ung thư, dung nạp hóa trị sau phẫu
thuật nội soi cắt thùy phổi tốt hơn, cần có theo
dõi, đánh giá bệnh nhân lâu dài và những
nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên so sánh giữa
mổ mở và nội soi thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Flores RM and Alam NZ. (2007) Video-Assisted Thorascopic
Surgery. Major Lung Resections. Difficult decision in thoracic
surgery, p 140 -146
2. Gharagozloo F, Tempesta B, Margolis M, et al. (2003) Video-
Assisted Thoracic Surgery Lobectomy for Stage I Lung Cancer.
Ann Thorac Surg ;76:1009 –15
3. Kirby TJ, Brian P Priest.(1994) Video assisted thoracoscopic
lobectomy. Atlas of video-assisted thoracic surgery. p221-226.
4. McKenna RJ Jr. (2005) Video-Assisted Thoracic Surgery for
Wedge Resection, Lobectomy, and Pneumonectomy. General
Thoracic Surgery, p524 -532
5. McKenna RJ, Jr. (2007) Anatomic pulmonary Resections by
videoassisted Thoracic surgery. Advanced theraphy in
thoracic surgery, p68-74
6. Nicastri DG, Wisnivesky JP, Litle VR, Yun J, Chin C,
Dembitzer FR, Swanson SJ (2008). Thoracoscopic lobectomy:
Report on safety, discharge independence, pain, and
chemotherapy tolerance. J Thorac Cardiovasc Surg.;135:642-7
7. Onaitis M & D’Mico TA (2005). Lung Cancer: Minimally
Invasive Approaches. Surgery of the Chest, p277-284.(sab)
8. Roviaro G, Varoli F, Rebuffat C, Vergani C, Scalambra SM, et
Maciocco M (1994) Video thoracoscopic lobectomy and
pneumonectomy. Atlas of video-assisted thoracic surgery.
p226-236.
9. Swanson SJ and Batirel HF (2002). Video-assisted thoracic
surgery (VATS) resection for lung cancer. The surgical
clinics of North America, p 541-561
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_noi_soi_cat_thuy_phoi_trong_dieu_tri_ung_thu_phoi.pdf