Phẫu thuật tim mạch trong thai kỳ thường
không được khuyên. Tuy nhiên trong một số
tình huống như mẹ bị phù phổi cấp, suy tim
nặng, tăng áp động mạch phổi nặng tiến triển
trong thai kỳ, tổn thương van tim xấu không thể
thực hiện nong van qua da thì cần được mổ tim
hở dưới THNCT nhằm mục đích ưu tiên cứu
sống mẹ. Thời điểm mổ tim lý tưởng là 3 tháng
giữa của thai kỳ. Tỷ lệ tử vong cho thai nhi còn
cao do hậu quả của quá trình THNCT.
Một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ tử
vong cho thai nhi là:
Tối ưu hóa tình trạng huyết động và cung
lượng tim mẹ trong và sau mổ. Rút ngắn tối đa
có thể được thời gian chạy THNCT. Trong quá
trình chạy THNCT duy trì lưu lượng bơm cao >
3lít/phút; huyết áp trung bình trên 70 mmHg,
duy trì bình nhiệt. Theo dõi cơn gò tử cung và
nhịp tim thai trong suốt quá trình mổ và ít nhất
24 giờ sau mổ để có biện pháp xử trí đúng đắn
trước khi dẫn đến suy thai. Dường như nhóm
thuốc chẹn kênh calci có hiệu quả và ít tác dụng
phụ hơn trong điều trị trị cơn gò TC trên các
bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu này.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật tim mạch trong thai kỳ: Một vài kinh nghiệm trong phẫu thuật tim hở trên phụ nữ có thai bị hẹp van 2 lá khít tại viện tim tp. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 116
PHẪU THUẬT TIM MẠCH TRONG THAI KỲ:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG PHẪU THUẬT TIM HỞ TRÊN PHỤ NỮ
CÓ THAI BỊ HẸP VAN 2 LÁ KHÍT TẠI VIỆN TIM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Quý*
TÓM TẮT
Bệnh nhân hẹp van 2 lá khít nặng luôn luôn dung nạp kém trong thai kỳ. Trong một số trường hợp, điều trị
nội khoa không hiệu quả, vì vậy cần phải can thiệp mổ tim hở để cố gắng cứu sống người mẹ.Tuy nhiên, tuần
hoàn ngoài cơ thể (THNCT) có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho thai nhi.
Mục đích: nghiên cứu của chúng tôi nhằm tìm kiếm các biện pháp để cứu sống mẹ và giảm tỷ lệ tử vong
cho thai nhi trên phụ nữ có thai bị hẹp 2 lá khít nặng.
Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Khảo sát hồi cứu trên 29 phụ nữ có thai bị hẹp van 2 lá khít được
mổ tại Viện Tim TP. HCM. 4 trường hợp (TH) mổ khẩn vì mẹ bị phù phổi cấp. Tuổi trung bình của mẹ (năm) là
31,6 5,4 (22 – 38); tuổi thai trung bình là (tuần): 24 5,06 (20 – 32). Diện tích van 2 lá trung bình trước mổ là
0,7 0,6 cm2. Áp lực động mạch phổi trung bình trước mổ là 85 ± 20 mmHg. Thời gian THNCT trung bình là
41,12 7,23 phút; thời gian kẹp động mạch chủ trung bình là 30,62 4,5 phút. Theo dõi cơn gò tử cung (TC) và
nhịp tim thai liên tục trong giai đoạn chu phẫu. Điều trị giảm cơn gò TC với MgS04 và/hoặc Nifedipine,
Nicardipine. Kết quả có 04 TH phù phổi cấp; 08 TH thai chết, và 21 TH sanh đủ tháng và các em bé khoẻ mạnh.
Kết luận: Mổ tim hở không khuyên trên các bệnh nhân có thai. Tuy vậy, khi tình trạng hẹp van 2 lá không
dung nạp tốt trong thai kỳ thì cần phải can thiệp phẫu thuật ngay tức khắc. Theo dõi cơn gò TC và tim thai trong
giai đoạn chu phẫu và điều trị cơn gò TC ngay tức khắc trước khi suy thai là một những yếu tố quan trọng để
giảm thấp tỷ lệ tử vong thai nhi.
Từ khóa: hẹp van 2 lá khít nặng, nifedipine, nicardipine, salbutamol, tuần hoàn ngoài cơ thể, tăng áp lực
động mạch phổi, phù phổi cấp.
ABSTRACT
CARDIAC OPERATION IN PREGNANCY: SOME EXPERIENCES OF OPEN HEART SURGERY FOR
SEVERE MITRAL STENOSIS IN PREGNANT WOMEN
Nguyen Thi Quy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 116 - 124
Patients with severe mitral stenosis usually poor-tolerated during pregnancy. In some cases, medical
treatment is not effective, so open heart surgery are required in an attempt to save maternal-life. However the
cardiopulmonary bypass (CPB) may increase the risk of fetal death.
Purpose: Finding out the ways to save the maternal life and reduce fetal mortality in pregnant women with
severe mitral stenosis.
Method and Results: A retrospective study on 29 pregnant women with severe mitral stenosis operated at
the Heart Institute of HCM City. Four of them had been operated urgently because of pulmonary edema.
Maternal mean age (years): 31.6 5.4 (22 – 38); fetal mean age (weeks): 24 5.06 (20 – 32). Mean of
preoperative mitral valve surface is 0.7 0.6 cm2. Mean of preoperative pulmonary artery pressure is 85 ± 20
* Khoa Gây Mê hồi sức Viện Tim TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS.Nguyễn Thị Quý, ĐT: 0913674254, Email: drngtquy@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 117
mmHg. Mean CPB time was 41.12 7.23 minutes; aortic cross clamping time was 30.62 4.5 minutes.
External fetal heart rate (FHR) monitoring and maternal tocodynamometry provided continuous information
about the fetus and uterine tone perioperatively. Tocolytic treatment with MgS04, and/or Nifedipine, Nicardipine
had been used to control uterine contraction (UC). Our result have 04 cases of pulmonary edema; 08 cases of fetal
death, and 21 full-term babies being in good health.
Conclusion: Open heart surgery is not recommended in pregnant women. However, the surgical indication
must be conducted promptly whenever the patient are in deterioration. External FHR monitoring and maternal
tocodynamometry perioperative and immediate treatment of UC before fetal depression are the important factors to
lower the fetal mortality rate.
Key words: severe mitral stenosis, nifedipine, nicardipine, salbutamol, cardiopulmonary bypass, pulmonary
artery hypertension, pulmonary oedema.
MỞ ĐẦU
Tại các nước đang phát triển, hẹp van 2 lá
khít là bệnh lý van tim hậu thấp thường gặp
nhất ở các phụ nữ có thai. Trong một số trường
hợp, hẹp van 2 lá khít dung nạp kém trong thai
kỳ, đôi khi đe dọa đến tính mạng cả mẹ và thai
nhi, đòi hỏi phải được can thiệp phẫu thuật cấp
bách nhằm mục đích ưu tiên cứu sống mẹ và
sau đó nếu có thể tiếp tục duy trì thai kỳ hoàn
hảo cho đến khi sanh. Stress cuộc mổ, tác dụng
của thuốc mê cũng như các ảnh hưởng không
sinh lý của tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT)
trên người mẹ đang mang thai mắc bệnh tim là
một thử thách lớn lao cho người bác sĩ gây mê
hồi sức. Do đó cần phải hiểu biết một cách đầy
đủ về những thay đổi của hệ tim mạch dưới tác
dụng của các loại thuốc mê cũng như hậu quả
của những thay đổi huyết động trong quá trình
phẫu thuật và THNCT.
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm
tìm kiếm các biện pháp để cứu sống mẹ và giảm
tỷ lệ tử vong thai nhi trên các bà mẹ có thai bị
hẹp van 2 lá khít nặng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu gồm các bệnh nhân
(BN) mổ chương trình đã biết có bệnh tim từ
trước nhưng từ chối việc chấm dứt thai kỳ, hoặc
chưa hề biết có bệnh lý tim mạch, chỉ phát hiện
được khi có thai, có được theo dõi và điều trị nội
khoa trước mổ. Mổ cấp cứu các bệnh nhân trong
tình trạng nguy cấp do phù phổi cấp được
chuyển đến từ các trung tâm sản khoa trong
thành phố hoặc do thất bại sau phẫu thuật tim
kín nong van 2 lá. Đánh giá tình trạng hẹp van 2
lá trước mổ chủ yếu dựa vào kết quả siêu âm
tim: đo diện tích van 2 lá, độ chêch áp lực trung
bình nhĩ trái – thất trái, áp lực động mạch phổi
(ALĐMP), tình trạng bộ máy van và dưới van
của van 2 lá và các tổn thương phối hợp khác.
Chỉ định mổ tim trong thai kỳ vì 2 lý do chính:
- Diễn tiến bệnh lý tim mạch không cải thiện
dưới điều trị nội khoa (các triệu chứng cơ năng
như khó thở khi gắng sức, khó thở kịch phát về
đêm, khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, ho ra máu,
phù phổi cấp)
-Theo dõi qua siêu âm cho thấy ALĐMP có
chiều hướng gia tăng đáng kể (> 50 mmHg) vào
khoảng đầu tam các nguyệt thứ hai.
Chỉ định mổ tim hở chương trình để sửa van
hoặc thay van 2 lá đối với các trường hợp tổ
chức van bị tổn thương nhiều (van 2 lá bị vôi
hóa hoặc xơ hóa nhiều), có huyết khối trong tiểu
nhĩ trái hoặc nhĩ trái không thể thực hiện nong
van 2 lá qua da. Mổ khẩn đối với các trường hợp
nguy cấp có ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng
huyết động mẹ như phù phổi cấp, suy tim nặng.
Đánh giá tình trạng tim mạch trên lâm sàng dựa
theo phân độ NYHA. Phương pháp vô cảm là
gây mê toàn thân với đặt nội khí quản và thông
khí kiểm soát. Dẫn mê với midazolam 0,15
mg/kg kết hợp với fentanyl (5 - 10g/kg) hoặc
sufentanil (1g/kg) và vecuronium hoặc
rocuronium (0,6 mg/kg). Sau đó duy trì mê với
truyền liên tục fentanyl (5g/kg/giờ) hoặc
sufentanil (0,5g/kg/giờ) trong suốt cuộc mổ với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 118
tiêm lặp lại từng liều bolus MZD hoặc phối hợp
với isoflurane hoặc sevoflurane và thuốc dãn cơ.
Các phương tiện theo dõi trong và sau mổ:
huyết áp động mạch xâm lấn, huyết áp tĩnh
mạch trung ương, Sp02, EtC02, nhiệt độ hậu môn
và thực quản, monitoring doppler theo dõi cơn
gò tử cung và nhịp tim thai, khí máu động
mạch. Xử trí cơn gò tử cung (TC) trong lúc mổ:
điều trị dự phòng cơn gò TC với MgS04 truyền
tĩnh mạch, liều tấn công ban đầu 3 – 4 g trong 10
phút, tiếp theo là truyền liên tục ở liều 2g/giờ
trong suốt cuộc mổ và 24 giờ đầu sau mổ. Định
lượng Magnesium/máu 15 phút sau khi khi hết
liều tấn công ban đầu, sau khi ngưng THNCT và
mỗi 6 giờ ở hồi sức. Ngưng truyền MgS04 khi
định lượng Magnesium/máu > 6 mEq/L. Ngoài
ra, trong một số trường hợp chúng tôi phải phối
hợp với nicardipine (0,1 – 0,2mg) tiêm từng liều
bolus hoặc truyền tĩnh mạch liên tục (0,5 – 1
mg/giờ) suốt cuộc mổ và tiếp tục duy trì ở hồi
sức tùy theo tình trạng cơn gò tử cung. Trong
quá trình chạy THNCT, duy trì HA trung bình
cao > 70 mmHg, lưu lượng bơm cao hơn bệnh
nhân bình thường (4 – 6 lít/phút), Hct trong
khoảng 28 - 30%. Hạ thân nhiệt nhẹ (35◦C) hoặc
bình nhiệt. Một số trường hợp BN bị phù phổi
cấp, suy tim ứ huyết nặng, chúng tôi thực hiện
siêu lọc (hemofiltration) trước khi ngưng
THNCT. Sau khi ngưng THNCT, nếu BN có
biểu hiện tình trạng CLT thấp (huyết áp thấp, áp
lực đổ đầy cao, tiểu ít, co mạch ngoại biên, đầu
chi lạnh), điều trị với các thuốc tăng co bóp cơ
tim (epinephrine, dobutamine, noradrenaline),
tiếp tục truyền tại hồi sức và cai inotrope từ từ
khi tình trạng huyết động ổn định. Tại hồi sức,
BN được tiếp tục theo dõi cơn gò tử cung mỗi
giờ và điều trị cơn gò TC với salbutamol
(1mg/1viên) đặt hậu môn mỗi 4 - 6 giờ. Tiếp tục
theo dõi tình trạng mẹ và con sau mổ tim gồm
sanh thường hay sanh mổ, bé sanh đủ tháng hay
sanh non, trẻ khỏe mạnh hay bị dị tật
Phân tích thống kê được xử lý bằng phần
mềm SPSS và mô tả dưới trị số trung bình ± độ
lệch chuẩn. So sánh kết quả trước và sau mổ
được thực hiện bởi test T, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p< 0,05.
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
Nhóm nghiên cứu gồm 29 bệnh nhân có thai
bị hẹp van 2 lá khít nặng được mổ tim hở để sửa
van hoặc thay van 2 lá. Hầu hết các trường hợp
đều có tăng ALĐMP nặng, 4 trường hợp phải
mổ khẩn vì phù phổi cấp.
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm bệnh nhân
(n=29)
Trị số TB ± Độ lệch chuẩn
Tuổi mẹ (năm) 31,6 ± 5,4 (22 – 38)
Trọng lượng mẹ (kg) 47 ± 5,2 (40 – 52)
Tuổi thai (tuần) 24 ± 5,06 (20 – 32)
Bảng 2: Các dấu hiệu lâm sàng của tình trạng tim
mạch
Biểu hiện lâm sàng Trường hợp
Khó thở khi gắng sức 29
Khó thở khi nghĩ ngơi 3
Ho ra máu 16
Phù phổi 4
ECG: nhịp xoang/rung nhĩ 26/3
NYHA II/III/IV 9/16/4
Bảng 3: Đánh giá tình trạng tim mạch qua siêu âm
Siêu âm tim Trị số trung bình ± Độ
lệch chuẩn
Diện tích van 2 lá (cm2) Trước mổ: 0,7 ± 0,6
Sau mổ: 1,8 ± 0,1
Độ chêch áp lực nhĩ T – thất T
(mmHg)
Trước mổ: 19,9 ± 3,9
Sau mổ: 7,7 ± 4,7
Áp lực động mạch phổi
(mmHg)
Trước mổ: 85 ± 20
Sau mổ: 57 ± 30
Bảng 4: Thời gian mổ và tuần hoàn ngoài cơ thể
Các thông số chu phẫu Trị số trung bình ± Độ lệch
chuẩn
Thời gian mổ (phút) 150 ± 69,89 (90 – 310)
Thời gian THNCT (phút) 41,12 ± 7,23 (31 – 222)
Thời gian kẹp ĐMC (phút) 30,62 ± 4,5 (21 – 56)
Thời gian thở máy (giờ) 30,78 66,39 (3 – 240)
Bảng 5: Tình trạng mẹ sau mổ
Tình trạng mẹ Trường hợp
Phù phổi 4
Suy thận 1
Cung lượng tim thấp 25
Tử vong mẹ 1
Sửa van/thay van 20/9
Xảy ra cơn gò TC 28
Bảng 6: Tình trạng mẹ và thai khi sanh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 119
Tình trạng mẹ và thai khi sanh TH (%)
Ngã sanh (âm đạo/césar) 18/3 TH
Tuổi thai khi sanh (tuần) 35,2 ± 3,06
Trọng lượng bé khi sanh (kg) 2,8 ± 0,4
Tử vong thai 8 TH (27%)
Sanh đủ tháng 21 TH
Tử vong thai
Trong 8 trường hợp tử vong thai có 1 TH
sanh đủ ngày nhưng bé bị đa dị tật, vàng da và
tử vong 10 ngày sau sanh, 3 TH tử vong thai
trước mổ do mẹ bị phù phổi cấp và tình trạng
cung lượng tim thấp nghiêm trọng sau mổ phải
dùng phối hợp nhiều thuốc tăng co bóp cơ tim,
trong đó có 1 TH phải mổ cấp cứu bắt con trong
lúc chạy THNCT do hiện tượng thông động tĩnh
mạch không ngừng được THNCT. 4 TH thai
chết lưu trong thời gian nằm ở trại bệnh.
Điều trị cơn gò TC
Trong 29 TH này, có 6 TH không theo dõi
monitoring cơn gò TC và nhịp tim thai do 2 TH
mổ ban đầu chưa có kinh nghiệm và 4 TH cấp
cứu. 6 TH này chỉ được điều trị cơn gò TC sau
mổ với nifédipine (Adalate) loại tác dụng ngắn,
10mg nhỏ dưới lưỡi mỗi 20 phút, liều tối đa
40mg. Sau đó ở hồi sức tiếp tục nifédipine loại
thời gian tác dụng dài, 20mg uống mỗi 4 – 6 giờ.
23 TH có theo dõi monitoring cơn gò TC và nhịp
tim thai và điều trị dự phòng cơn gò tử cung với
MgS04. Trong đó có 1/23 TH không xảy ra cơn
gò TC trong suốt cuộc mổ. 22/23 TH xảy ra cơn
gò TC từ khi bắt đầu chạy THNCT và sau mổ. 22
TH này đều có sử dụng nicardipine (loxen) tiêm
tĩnh mạch từng liều bolus hoặc truyền tĩnh
mạch liên tục trong lúc mổ và 24 giờ sau mổ.
Sau đó, tiếp tục điều trị với Salbutamol đặt hậu
môn mỗi 4 – 6 giờ tuỳ theo tình trạng cơn gò TC.
BÀN LUẬN
Phẫu thuật tim hở dưới THNCT và thai kỳ
Mục đích quan trọng nhất của chỉ định mổ
tim trong thai kỳ là cứu sống tính mạng mẹ và
hơn thế nữa với sự cải thiện tình trạng huyết
động sau mổ, có thể giúp người mẹ hoàn tất
được thai kỳ một cách hoàn hảo và giảm nguy
cơ cho mẹ khi lâm bồn. Manohar Rathi khuyên
nên hạn chế thực hiện PT tim trong thai kỳ, chỉ
nên tiến hành mổ tim trong các trường hợp hẹp
2 lá nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa
hoặc trong trường hợp thai đã lớn vượt quá an
toàn để nạo thai qua ngã âm đạo. Zinik và nhiều
tác giả nhận định rằng thời điểm mổ lý tưởng là
vào khoảng tuần lễ thứ 22 – 24 của thai kỳ. Lúc
này sự thành lập các cơ quan đã hoàn tất nên
giảm thấp nguy cơ sanh quái thái hoặc dị tật
bẩm sinh và đồng thời tránh được nguy cơ sanh
non(11). Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ can
thiệp mổ tim đối với các trường hợp hẹp van 2
lá khít có các triệu chứng cơ năng (như khó thở
khi gắng sức, khó thở kịch phát về đêm, hoặc
phải ngồi để thở, phù phổi, ho ra máu) không
cải thiện dưới điều trị nội khoa, nhất là các
trường hợp theo dõi diễn tiến bệnh lý tim mạch
dưới siêu âm cho thấy áp lực ĐMP có chiều
hướng gia tăng (> 50 mmHg) bắt đầu từ 3 tháng
giữa thai kỳ. Hầu hết các trường hợp được mổ
trong khoảng tuần lễ thứ 20 đến 28 của thai kỳ.
Đây là thời điểm mổ tốt nhất vì ở giai đoạn này
trọng lượng thai chưa quá lớn sẽ giảm bớt khó
khăn cho người GM trong việc kê tư thế BN
nằm lúc mổ và giảm nguy cơ sanh non dưới tác
động của stress gây mê và phẫu thuật trên thai.
Với tư thế nằm ngữa, tử cung lớn sẽ đè ép vào
tĩnh mạch chủ bụng dẫn đến giảm cung lượng
tim (CLT) do giảm hồi lưu tĩnh mạch về tim.
Hơn nữa tình trạng hạn chế chức năng tim của
mẹ không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển
mạnh của thai nhi vào tam cá nguyệt thứ ba của
thai kỳ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó khăn hơn
nữa dưới tác động của thuốc mê và các thay đổi
huyết động trong lúc mổ nên việc hồi sức trong
và sau mổ cũng gặp nhiều khó khắn hơn. Tuy
nhiên trong trường hợp nguy cấp đe dọa đến
tính mạng mẹ như phù phổi cấp xảy ra trong
thai kỳ thì chúng tôi vẫn quyết định mổ khẩn
cho dù ở vào bất kỳ thời điểm nào vì mục đích
chính yếu lúc này là cứu sống tính mạng cho
người mẹ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 120
Tăng áp ĐMP là một trong các nguyên nhân
chủ yếu gây biến chứng và tử vong trong hồi
sức nội khoa và sau mổ tim. Ở BN tăng áp ĐMP
có thể xảy ra các cơn tăng ALĐMP phản ứng.
Tình trạng thiếu 02,ứ đọng C02, toan huyết, hoặc
áp lực đường thở tăng cao dẫn đến tăng sức cản
mạch máu phổi và có thể khởi phát cơn tăng AL
ĐMP cấp do tình trạng co mạch máu phổi phản
ứng. Sức cản mạch máu phổi tăng sẽ dẫn đến
tăng áp lực và thể tích cuối tâm trương thất phải
đồng thời sẽ làm giảm lưu lượng mạch vành
tưới máu cho thất phải dẫn đến hậu quả thiếu
máu cơ tim thất phải và suy tim phải nặng hơn.
Tăng AL ĐMP dẫn đến tăng áp lực cuối tâm
trương thất phải, sẽ đẩy lệch vách liên thất qua
trái dẫn đến giảm độ đàn hồi và thể tích tâm
trương thất trái và hậu quả là giảm cung lượng
tim. Hơn nữa, trên bệnh nhân tăng ALĐMP, các
phế nang luôn trong tình trạng phù nề, sung
huyết nên độ đàn hồi phế nang giảm. Sự hư hại
chức năng phổi này dẫn đến thở máy kéo dài
sau mổ. Nếu tăng AL ĐMP không được giải
quyết sớm sẽ rơi vào vòng xoắn bệnh lý làm cho
tình trạng tăng AL ĐMP càng nặng hơn. Từ
những đặc điểm sinh lý này, cộng với hậu quả
của quá trình THNCT sẽ dẫn đến tình trạng tăng
kháng lực mạch máu phổi, cung lượng tim thấp
sau mổ. Vì vậy điều quan trọng khi gây mê cho
các bệnh nhân này, nên cố gắng phòng tránh các
yếu tố dẫn đến nguy cơ tăng áp lực ĐMP và
điều trị cung lượng tim thấp sau mổ. Trong
nghiên cứu chúng tôi, áp lực ĐMP trung bình
trước mổ là 85 mmHg, mặc dầu AL ĐMP giảm
đáng kể sau mổ, nhưng hầu hết các trường hợp
đều cần hỗ trợ bởi các thuốc tăng co bóp cơ tim
trong 24 – 48 giờ đầu sau mổ.
Tuần hoàn ngoài cơ thể và thai kỳ
Năm 1958 Dubourg đã báo cáo ca mổ tim
đầu tiên dưới THNCT trên phụ nữ có thai 10
tuần bị tứ chứng Fallot để PT sửa chữa hoàn
toàn. Sau mổ bệnh nhân hồi phục tốt nhưng bị
hư thai vào tháng thứ sau của thai kỳ. Năm 1961
Leyse báo cáo về ca mổ sữa chửa van động
mạch chủ trên bệnh nhân có thai 4 tháng. Sau
mổ mẹ đã hoàn tất thai kỳ nhưng đứa bé sanh ra
bị chết lúc 4 tháng tuổi do bị quá nhiều dị tật tim
bẩm sinh. Trong quá trình chạy THNCT có
nhiều yếu tố tác động đến lưu lượng tưới máu
nhau thai và tình trạng 02 của thai như việc pha
loãng máu, cung lượng bơm không mạch nãy,
áp lực và lưu lượng tưới máu cho mẹ thấp, tình
trạng hạ thân nhiệt... tất cả các yếu tố này có mối
liên hệ mắt xích với nhau, yếu tố này lệ thuộc
vào yếu tố kia và hậu quả là dẫn đến xuất hiện
các cơn gò tử cung và nhịp tim thai chậm. Nếu
không xử trí kịp thời có thể dẫn đến suy tim thai
và thai chết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
nhận thấy hầu hết các trường hợp cơn gò tử
cung và nhịp tim thai chậm xảy ra ngay khi bắt
đầu chạy THNCT. Sự tồn tại nhịp tim thai chậm
là biểu hiện tình trạng suy thai thật sự. Nhịp tim
thai có thể thay đổi do tác dụng thuốc mê, tình
trạng thiếu 02, giảm cung lượng tim mẹ. Nhịp
tim thai chậm do việc sử dụng nhóm thuốc á
phiện liều cao thường được sử dụng trong lúc
mổ tim, nhưng nó chỉ thoáng qua và hồi phục.
Tuy vậy, hầu hết các tác giả không quan sát thấy
mạch chậm xảy ra sau khi dẫn đầu GM mà lại
thường thấy xảy ra khi bắt đầu chạy THNCT.
Tình trạng tim thai chậm này có thể do hiện
tượng giảm lưu lượng máu TC lúc bắt đầu chạy
THNCT. Nguyên nhân chưa được biết rõ nhưng
dường như nó có liên quan với tình trạng 02 mẹ,
lưu lượng bơm, thăng bằng toan kiềm và tình
trạng hạ thân nhiệt. Nghiên cứu của Kok cho
thấy nhịp tim thai cải thiện khi lưu lượng bơm
tăng từ 3100 – 3600 ml/phút/m2. Werch và
Lambert nhận thấy tình trạng tim thai chậm sẽ
biến mất khi lưu lượng bơm tăng từ 2800 lên
4600 ml/phút/m2. Họ cho rằng có mối liên quan
trực tiếp giữa lưu lượng bơm và nhịp tim thai(10).
Khảo sát 69 trường hợp mổ tim hở trong thai kỳ
Pomini kết luận rằng chưa đủ các dữ kiện, thông
số để xác định lưu lượng bơm lý tưởng trong
lúc chạy THNCT trên bệnh nhân có thai. Tuy
vậy các tác giả vẫn khuyên nên duy trì lưu
lượng bơm cao > 3 lít/phút(7). Hầu hết các tác giả
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 121
khuyên nên duy trì áp lực trung bình > 70
mmHg và lưu lượng bơm ở các bệnh nhân có
thai cao hơn các bệnh nhân không có thai để bảo
đảm lưu lượng tưới máu cho nhau thai đủ vì sự
hiện diện của nhau thai giữ vai trò như một tình
trạng dò động – tĩnh mạch làm giảm lưu lượng
bơm mẹ. Điều này đã được minh hoạt rất cụ thể
trong 1 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi:
khi tiến hành mổ tim cấp cứu cho một thai phụ
đang trong tình trạng phù phổi cấp và giảm
cung lượng tim nặng và thai đã chết trước mổ.
Chúng tôi đã không thể cai THNCT được vì mỗi
lần giảm lưu lượng bơm của THNCT thì HA mẹ
bị tụt xuống dưới 50 mmHg cho dù đã sử dụng
phối hợp đến 3 thứ thuốc tăng co bóp cơ tim
(Dobutamine, epinephrine, norepinephrine) và
thời gian THNCT kéo dài trên 3 giờ. Cuối cùng
chúng tôi đã mời một ê kíp BS sản khoa đến mổ
bắt con khẩn ngay trong lúc đang chạy THNCT.
Kết quả là sau khi mổ bắt con, không còn hiện
tượng thông động-tĩnh mạch gây nên do sự hiện
diện của nhau thai thì HA mẹ được cãi thiện
ngay, cho phép giảm liều lượng thuốc inotrope
khá nhiều và lúc này mới có thể cai được
THNCT. Golstein khảo sát vận tốc lưu lượng
máu đi qua động mạch rốn và nhịp tim thai
trong lúc chạy THNCT cho thấy hạ thân nhiệt có
tác dụng xấu trên thai và nên tránh nếu có thể
được. Hạ thân nhiệt dưới 32◦C có thể gây loạn
nhịp tim thai nghiêm trọng hoặc dẫn đến rung
thất ở các trẻ sơ sanh. Theo thống kê của hiệp
hội các phẫu thuật viên lồng ngực cho thấy tỷ lệ
tử vong thai cao hơn nếu hạ thân nhiệt dưới
35◦C. Trong 35 trường hợp hạ thân nhiệt dưới
35◦C có 6 trường hợp tử vong thai (24%) và
trong 13 trường hợp hạ thân nhiệt nhẹ > 36◦C
không có tử vong thai. Hơn nữa khi hạ thân
nhiệt sâu cần phải có giai đoạn sưởi ấm bệnh
nhân trở lại trước khi ngưng THNCT. Nhiều báo
cáo nhận thấy ở giai đoạn sưởi ấm này cũng có
thể khởi phát cơn gò TC. Nguyên nhân chưa
được biết rõ nhưng theo giải thích của một số
tác giả có thể do sự phóng thích prostaglandin
dẫn đến nguy cơ cho thai. Chính vì lý do này
nhiều tác giả khuyến cáo nên duy trì bình nhiệt
trong quá trình chạy THNCT(3,5). Trong nghiên
cứu này, chúng tôi duy trì lưu lượng bơm từ 4 –
6 lít/phút, HA trung bình > 70mmHg, hạ thân
nhiệt nhẹ với nhiệt ðộ trong khoảng 35.5◦C.
Chúng tôi cũng nhận thấy cõn gò tử cung và
nhịp tim thai chậm thường xảy ra vào lúc bắt
đầu THNCT, nhưng nó chỉ thoáng qua và hồi
phục lại khi tăng cung lượng bơm và huyết áp
trung bình. Hầu hết các trường hợp đều xày ra
cơn gò TC trong quá trình THNCT và tiếp tục
tồn tại sau mổ nhưng tần số và cường độ giảm
dần dưới điều trị.
Nghiên cứu hồi cứu 115 TH mổ tim trên
phụ nữa có thai dưới THNCT có 17 TH tử
vong thai và 2 TH tử vong mẹ. Báo cáo tổng
kết của hiệp hội các phẫu thuật viên lồng
ngực năm 1983, có 68 TH mổ tim hở để sửa và
thay van trong lúc có thai, tử vong mẹ 1 TH
(1,5%), thai chết 11 TH (16%). Một số tác giả
khác cho rằng bệnh nhân có thai bị rung nhĩ
có tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ suy tim và thuyên
tắc khí cao. Mendeson thống kê trong 117 TH
có thai bị rung nhĩ, tỷ lệ tử vong mẹ là 17%, tử
vong thai 50% và suy tim tiến triễn là 52%.
Szekely và Snaith nhận thấy 62% bệnh nhân
có rung nhĩ trong khi có thai có kết hợp với
suy tim. Tương tự như các công trình nghiên
cứu khác, tỷ lệ tử vong không khác nhau giữa
bệnh nhân có thai và không có thai trong khi
mổ tim. Tuy nhiên do ảnh hưởng của THNCT,
tỷ lệ tử vong thai còn khá cao và thay đổi
nhiều giữa các nghiên cứu, trong khoảng 30 –
50%(9). Tỷ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu
của chúng tôi là 27%.
Theo dõi và điều trị cơn gò TC trong quá
trình mổ tim hở
Theo dõi và xử trí cơn gò tử cung trong và
sau mổ là một vấn đề quan trọng đối với các
bệnh nhân có thai mổ tim. Nguyên nhân chưa
được biết rõ nhưng một số tác giả cho rằng do
hậu quả của việc pha loãng máu trong quá trình
THNCT làm giảm nồng độ hormon mà đặc biệt
là progesterone làm tăng tác dụng kích thích tử
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 122
cung. Năm 1975 Koh là người đầu tiên báo cáo
về việc sử dụng monitoring cơn gò TC và nhịp
tim thai trong khi mổ tim hở trên BN có thai.
Cơn gò TC thường xảy ra khi bắt đầu chạy
THNCT và là yếu tố hàng đầu tiên lượng tử
vong thai nhi. Sự tăng trương lực TC trong lúc
chạy THNCT dẫn đến giảm lưu lượng tưới máu
TC và làm chậm nhịp tim thai. Do đó việc theo
dõi nhịp tim thai và cơn gò TC bằng doppler
xuyên thành bụng trong lúc mổ là cần thiết,
giúp phát hiện được sớm cơn gò TC để có biện
pháp xứ trí tích cực trước khi có các tác dụng
phụ của tình trạng giảm tưới máu nhau thai và
nhịp tim thai chậm xảy ra. Cần phải phối hợp
với BS sản khoa trong quá trình theo dõi tim thai
để có chiến lược điều trị sớm khi cơn gò TC xảy
ra Hơn nữa, theo dõi cơn gò TC và tim thai
trong lúc mổ còn có một giá trị rất lớn trong việc
hướng dẫn người BS GM có các biện pháp xử trí
tích cực để cải thiện tình trạng huyết động của
mẹ khi thai có các dấu hiệu ảnh hưởng xấu. Tại
Viện Tim, hầu hết các trường hợp mổ tim trong
thai kỳ, chúng tôi phối hợp rất chặt chẽ với các
BS sản khoa trong việc theo dõi và xử trí cơn gò
TC. Chúng tôi nhận thấy rằng việc theo dõi
monitoring và điều trị cơn gò TC sớm giúp cải
thiện kết quả phẫu thuật cho cả mẹ và thai nhi.
Việc phòng ngừa hoặc chỉ điều trị khi cơn gò TC
xảy ra trong lúc mổ còn nhiều bàn cãi. Theo
Chamber và Clark nên bắt đầu điều trị cơn gò
TC ngay tức khắc khi xuất hiện cơn gò TC và
không nên điều trị phòng ngừa vì các tác dụng
phụ của nó trên mẹ và thai. Tuy nhiên theo báo
cáo của Nadine Kawkabani đã sử dụng
magnesium sulfate trong mục đích phòng ngừa
cơn gò TC xảy ra trong lúc mổ tim dưới THNCT
cho thấy không có cơn gò tử cung nào xảy ra
trong giai đoạn chu phẫu. Các thuốc ức chế calci
ngăn chặn việc mở kênh điện thế calci và ức chế
sự di chuyển ion Ca 2+ đi vào tế bào cơ trơn. Tại
Pháp, hai thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều
trị cơn gò TC và dọa sanh non là nifédipine
(Adalate®) và nicardipine (Loxen®) vì hiệu quả
và khả năng dung nạp của nó. Hai thuốc này
thuộc nhóm dihydropyridine, thuộc nhóm chẹn
kênh calci loại L, tác dụng dãn sợi cơ trơn mạch
máu, tử cung, và bàng quang, nhưng không có
tác dụng trên dẫn truyền nhĩ thất. Tác dụng dãn
mạch chủ yếu trên hệ tuần hoàn động mạch hệ
thống, tưới máu phổi nhưng ít gây dãn mạch
tĩnh mạch. Người ta đã chứng minh nhóm thuốc
dihydropiridine có tác dụng dãn mạch trên
người bệnh cao huyết áp, nhưng thường không
gây thay đổi huyết áp đáng kể trên người huyết
áp bình thường với thể tích máu bình thường.
Đó là lý do tại sao người ta có thể sử dụng các
thuốc chẹn kênh calci ở liều cao để điều trị cơn
gò tử cung mà không gây tụt HA. Protocol điều
trị doạ sanh non của Saint Etienne năm 2011 khi
BN nhập viện thì thuốc lựa chọn hàng đầu là
Adalate uống 1 viên 10mg mỗi 20 phút, cho
đến 4 viên. Nếu ngưng các cơn gò Adalate LP
1 viên rồi thì Adalate LP 1 viên (20mg) uống
3lần/ngày kéo dài trong 48 giờ. Thuốc lưa chọn
thứ hai là Loxen 5mg pha trong 50 ml dung dịch
đường 5% (nồng độ 0,1 mg/ml), truyền 4 – 8
ml/giờ trong 48 giờ thay đổi tuỳ theo triệu
chứng. Theo khuyến cáo thực hành lâm sàng
trong điều trị dọa sanh non của bệnh viện
trường đại học Y khoa Grenoble của giáo sư sản
khoa phụ khoa Jean-Claude Pons(2) thì thuốc
được lựa chọn hàng đầu để giảm cơn gò tử cung
là Nicardipine (Loxen®) được pha loãng với
dung dịch glucose 5%, tức nồng độ 0,4 mg/ml,
truyền qua bơm tiêm tự động với vận tốc từ
5ml/giờ (tương đương 2mg/giờ) cho đến
10ml/giờ (4mg/giờ), hoặc pha trong 250 ml dung
dịch đường 5%, nồng độ 0,1mg/ml, lưu lượng
truyền bắt đầu từ 20ml/giờ (tương đương 2mg)
cho đến 40 ml/giờ (tương đương 4 mg). Ở nồng
độ này không gây tụt HA. Vì các lý do trên, tại
Pháp nhóm thuốc chẹn kênh calci được sử dụng
nhiều nhất và là thuốc lựa chọn hàng đầu trong
điều trị cơn gò tử cung và dọa sinh non. Thuốc
điều trị cơn gò TC được lựa chọn thứ hai là
Salbutamol truyền tĩnh mạch, tuy nhiên phải
lưu ý các chống chỉ định của nó trên bệnh nhân
có bệnh lý tim mạch nặng (mạch vành, Wolff –
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 123
Parkinson-White, hẹp van 2 lá, van động mạch
chủ nặng, cao huyết áp nặng, tiền sản giật) vì
vậy chúng tôi ít lựa chọn Salbutamol điều trị
cơn gò TC trong lúc mổ trong nghiên cứu này.
Sulfate de magnesium (MgS04) ít được sử dụng
tại Pháp, nhưng thường được sử dụng nhất ở
Mỹ. Cơ chế tác dụng của nó thì chưa biết. Một
nghiên cứu ngẫu nhiên trên 191 bệnh nhân, so
sánh hiệu quả của MgS04 với nhóm giả dược
không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa nào(6).
Một nghiên cứu khác trên 122 bệnh nhân so
sánh hiệu quả của MgS04 với nicardipine cho
thấy không có sự khác biệt về thời gian sanh
non. Nhưng nhóm nicardipine có hiệu quả giảm
cơn gò TC nhanh hơn, các tác dụng phụ như ức
chế hô hấp, ức chế tim mạch và tử vong mẹ ít
hơn và tần suất tái phát dọa sanh non thấp
hơn(4). Nhiều nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa
nifédipine và salbutamol trong điều trị giảm cơn
gò TC và dọa sanh non thì tương tự nhau(1,8), tuy
nhiên nhóm nifedipine ít các tác dụng không
mong muốn trên tim mạch, hô hấp hơn so với
nhóm salbutamol và khả năng dung nạp rất tốt
ở mẹ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 6 TH
ban đầu do chưa có kinh nghiệm, không theo
dõi và điều trị cơn gò TC trong lúc mổ, chúng
tôi chỉ điều trị cơn gò TC bằng nifédipine uống
sau mổ ở hồi sức, nên tử vong thai cao. Trong 23
TH sau được theo dõi và điều trị dự phòng cơn
gò TC với MgS04, chỉ có 1 TH không xảy ra cơn
gò TC, nhịp tim thai duy trì trong khoảng 120 –
150 lần/phút. Còn 22 TH xảy ra cơn gò tử cung
trong quá trình mổ và sau mổ. Mặc dầu đang
truyền MgS04 nhưng vẫn xảy ra cơn gò TC, đã
được chúng tôi điều trị bằng nicardipine từng
liều bolus hoặc truyền tĩnh mạch liên tục cho
đến tận hồi sức. Cơn gò thường giảm dần cường
độ và tần số trong vòng 24 giờ sau mổ. Sau đó
tiếp tục điều trị cơn gò với Salbutamol đặt hậu
môn trong vòng 1 tuần sau mổ. Qua nghiên cứu
này chúng tôi cũng nhận thấy MgS04 có ít hiệu
quả trong việc phòng ngừa và điều trị cơn gò
TC. Dường như nicardipine và nifedipine có
hiệu quả và tác dụng nhanh hơn trong việc điều
trị cơn gò TC trong giai đoạn chu phẫu.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật tim mạch trong thai kỳ thường
không được khuyên. Tuy nhiên trong một số
tình huống như mẹ bị phù phổi cấp, suy tim
nặng, tăng áp động mạch phổi nặng tiến triển
trong thai kỳ, tổn thương van tim xấu không thể
thực hiện nong van qua da thì cần được mổ tim
hở dưới THNCT nhằm mục đích ưu tiên cứu
sống mẹ. Thời điểm mổ tim lý tưởng là 3 tháng
giữa của thai kỳ. Tỷ lệ tử vong cho thai nhi còn
cao do hậu quả của quá trình THNCT.
Một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ tử
vong cho thai nhi là:
Tối ưu hóa tình trạng huyết động và cung
lượng tim mẹ trong và sau mổ. Rút ngắn tối đa
có thể được thời gian chạy THNCT. Trong quá
trình chạy THNCT duy trì lưu lượng bơm cao >
3lít/phút; huyết áp trung bình trên 70 mmHg,
duy trì bình nhiệt. Theo dõi cơn gò tử cung và
nhịp tim thai trong suốt quá trình mổ và ít nhất
24 giờ sau mổ để có biện pháp xử trí đúng đắn
trước khi dẫn đến suy thai. Dường như nhóm
thuốc chẹn kênh calci có hiệu quả và ít tác dụng
phụ hơn trong điều trị trị cơn gò TC trên các
bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bracero LA, Leikin E, Kirshenbaum N, Tejamin N. (1991):
Comparison of nifedipine and ritordine for the treatment of
preterm labor. Am J prenatal; 8: 365 – 9.
2. Cabrol D, Goffinet F, Carbonne B, Dreyfus M, d’Ercole C. (2002):
Le menace d’accouchement prématuré à membrane intacts.
Recommandations pour la pratique clinique CNGOF. J Gynecol
Obstet Biol Reprod, 31 suppl au n◦7.
3. Lam MP, Ross K, Johnstone AM. (1981): Fetal monitoring
during open heart surgery. Two cases reports. Br. J. Obstet
Gynecology; 88: 669 – 74
4. Larmon JE, Ross BS, May WL, Dickerson GA, Fisher KG,
Morrison JC. (1999): Oral nicardipine versus intravenous
magnesium sulfate for the treatment of preterm labor. Am J
Obstet Gynecol; 81: 1432 – 7.
5. Levy DL, (1980): Fetal response to cardiopulmonary bypass.
Obstet Gynecol; 56: 112 – 115
6. Macon GA, Sehdow HM, Berlin M, Morgan MA, Berlin JA.
(1997): Evidence for magnesium sulfate as a tocolytic agent.
Obstet Gynecol Survey; 52: 652 – 8
7. Pomini F, Mercogliano D, Cavalleth C. (1996): Cardiopulmonary
bypass in pregnancy. Ann Thoracic Surgeey; 61: 259 – 68
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 124
8. Smith CS, Woodland MB (1993):. Clinical comparison of oral
nifedipine and subcutaneous terbutqline for initial tocolysis. Am
J perinatal; 10: 280 – 4.
9. Ueland K, Novy M J, Peterson E, Metcalfe M.J (1969):. Maternal
cardiovascular dynamics IV. The influence of gestational age on
the maternal cardiovascular response to posture and exercise.
Am J. Obstet Gynecology 1969; 104: 856 – 864.
10. Werch A, Lambert HM, Cooley B, Reed CC. (1977): Fetal
monitoring and maternal open heart surgery. South Med J.; 70:
1024 – 1027.
11. Zinik R.S., Brandenburg R.O., Sheldon R. (1969): Pregnancy and
open heart surgery. Circulation, 39 (suppl 39 – 40): 257 – 266.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_tim_mach_trong_thai_ky_mot_vai_kinh_nghiem_trong.pdf