Phép biện chứng duy vật & vai trò của nó đối với hoạt động của con ngườiMỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ LỊCH SỬ PHÉP BIỆN CHỨNG
I-Phép biện chứng
1.1-Khái niệm phép biện chứng
1.2-Phân biệt phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
II-Khái quát lịch sử phép biện chứng
PHẦN II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 6
I.Hai nguyên lí cơ bản
1.1 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
1.2 Nguyên lí về sự phát triển
II.Những cặp phạm trù cơ bản
2.1 Phạm trù cái riêng và cái chung
2.2Phạm trù nguyên nhân và kết quả
2.3Phạm trù Tất nhiên- ngẫu nhiên
2.4 Phạm trù nội dung và hình thức:
2.5 Phạm trù bản chất và hiện tượng:
2.6 Cặp phạm trù khả năng và hiện thực
III.Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
3.1.Một số vấn đề về quy luật:
3.2.Quy luật chuyển hóa từ những sự biến đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
3.3-Quy luật phủ định của phủ định
3.4Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Phần III : Kết luận
Tài liệu tham khảo
23 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2730 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động của con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
lời mở đầu
Để đạt được những thành qủa cao trong công viêc cũng như trong mọi hoạt dộng của cuộc sống thì điều kiện quyết định là ở con người,với trí tuệ và năng lực cao.Đăc biệt quan trọng là phải có một cơ sở lý luận khoa học,lấy đó làm cơ sở phương pháp luận để xây dựng và tổ chức công việc có hiệu quả.
Chủ nghĩa Mác-Lênin-phép biện chứng duy vật là khoa học và là một trong những đỉnh cao của trí tuệ loài người.Không một ai có thể phủ nhận vai trò to lớn và những đóng góp tích cực của việc vận dụng đúng đắn lý luận khoa học này vào mọi hoạt động của thế giới nói chung và của từng con người nói riêng.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội loài người,phép biện chứng duy vật ngày càng khẳng định rõ vai trò của nó và con người ngày càng linh hoạt,sáng tạo hơn trong việc áp dụng những lý luận đó vào từng hoạt động cua mình.Đó cũng là lý do em lựa chọn tiểu luận với đề tài: ''Phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động của con người.''
Để hoàn thành bài viết này,em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo.
Em xin kính cảm ơn thầy!
Phần 1: Phép biện chứng và lịch sử phép biện chứng
I-Phép biện chứng
1.1-Khái niệm phép biện chứng
Phép biện chứng là những lý luận triết học (lý luận biện chứng) của phương pháp biện chứng,phản ánh "biện chứng khách quan"trong sự vận động,phát triển của thế giới. Trong đó:Phương pháp biện chứng là phương pháp luận,xem xét phân tích nguyên nhân hiện tượng và bản chất sự vật của thế giới trong trạng thái vận động và trong mối liên hệ với những sự vật xung quanh
1.2-Phân biệt phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
Khái niệm biện chứng và siêu hình đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử triết họcvà được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.Trong triết học hiện đại,đặc biệt là triết học Macxit thì chúng được coi là 2 phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học.
Nếu như phương pháp biện chứng xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến và sự vật luôn trong trạng thái vận động biến đổi thì phương pháp siêu hình lại xem xét sự vật một cách cô lập tách biệt và luôn trong trạng thái tĩnh tại.Phương pháp biện chứng giải thích nguyên nhân bên trong,do yếu tố bên trong quyết định,vì thế nó cho rằng sự phát triển của sự vật hiên tượng không chỉ là sư biến đổi về lượng mà còn bao hàm những biến đổi về chất và làm xuất hiện cái mới.Trái lại phương pháp siêu hình chỉ giải thích những nguyên nhân bên ngoài,nó cho rằng sự vật hiện tượng không phát triển nếu có cũng chỉ đơn thuần là sự tăng hay giảm về lương.
Từ những so sánh trên ta thấy trong nghiên cứu khoa học rất cần thiết áp dụng phép biện chứng đặc biệt phép biện chứng ấy phải cho thấy đươc bản chất bên trong của sự vật hiện tương,để đạt đến độ chính xác cao-đó chỉ có thể là phép biện chứng duy vật.
II-Khái quát lịch sử phép biện chứng
Phép biện chứng có lịch sử từ thời cổ đại, trải qua 3 hình thức cơ bản là: Phép biện chứng tự phát thô sơ cổ đại , phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
*Phép biện chứng cổ đại: Xuất hiện ở ấn Độ vào thế kỉ thứ VI trước công nguyên trong tư tưởng Phật giáo (buddha) thể hiện những luận chứng về nguyên lí nhân-quả, vô ngã vô thường. ở Trung Hoa vào thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ III TCN nó bắt đầu được thể hiện trong tư tưởng triết học âm dương .Còn ở phương Tây-Hy Lạp (520-460 TCN) Hêraclit là người nổi tiếng với tư tưởng triết học này .
Đây là hình thức sơ khai nhất của lịch sử phép biện chứng . Các nguyên lý, quy luật còn thiếu lí luận chặt chẽ được xác lập chủ yếu trên cơ sở quan sát, cảm nhận, kết hợp suy luận phỏng đoán .
*Phép biện chứng duy tâm: Ra đời trong giai đoạn triết học cổ điển Đức (cuối thế kỉ XVIII đầu XIX) mở đầu bởi Emmanuel Kant , được phát triển và hoàn thiện bởi Phriederich Heghen .Do chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789) nên nảy sinh hệ tư tưởng có tính chất tiểu tư sản, thỏa hiệp.
Nhìn chung phép biện chứng đã đạt đến một hệ thống lôgic cơ bản vững chắc .Hêghen là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên , lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình trong sự vận động , biến đổi và phát triển không ngừng , nhưng đều là của bản thân tư duy , của ý niệm tuyệt đối hay tinh thần thế giới .
*Phép biện chứng duy vật: Là bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng triết học Mác -Lênin .Ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX do những đòi hỏi thực tiễn chính trị xã hội . Đây cũng là qúa trình phát triển hợp quy luật của triết học và nhận thức khoa học . Nó được hình thành từ 3 tiên đề: Kinh tế-Chính trị -Xã hội, khoa học tự nhiên và lí luận.
Đây là phép biện chứng đầu tiên mà các hệ thống quan điểm được phân chia rõ ràng và có cơ sở khoa học .Phép biện chứng khoa học gồm 2 nguyên lí: Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển .Ba quy luật cơ bản :Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại , quy luật phủ định của phủ định và sáu cặp phạm trù.
Đó là thế giới quan của giai cấp công nhân với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng những thành quả của khoa học đương thời .Thế giới quan không những phản ánh đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
Phần II: nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động của con người
I.Hai nguyên lí cơ bản
1.1 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
* Khái niệm: Các học thuyết trước Mác đã có nhiều quan điểm khác nhau về mối liên hệ phổ biến:
Quan điểm siêu hình coi sự vật , hiện tượng tồn tại biệt lập tách rời nhau , không có sự ràng buộc quy định lẫn nhau, nếu có chẳng qua chỉ là những quy định bên ngoài , mang tính ngẫu nhiên .Cũng có một số nhà siêu hình thừa nhận mối liên hệ nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau .
Quan điểm duy tâm cho rằng cái quyết định mối liên hệ , sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng là một lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức , cảm giác của con người .
Những nhà duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở cho mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng . Liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động ràng buộc lẫn nhau quy định và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt , các yếu tố , các bộ phận trong 1 sự vật hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau .
Đây là khái niệm nói lên mọi sự vật , hiện tượng trong thế giới dù đa dạng phong phú đến đâu đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật , hiện tượng khác , đều chịu sự tác động quy định của các sự vật hiện tượng ấy đồng thời là cơ sở , điều kiện tồn tại , phát triển của moi sự vật , hiện tượng .
*Đặc điểm:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng mối liên hệ có ba tính chất cơ bản là: Tính khách quan , tính phổ biến và tính đa dạng phong phú.
-Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện ở chỗ các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vât, hiện tượng nó không phụ thuộc vào ý thức con người. Thế giới hiện thực bao gồm nhiều sự vật hiện tượng khác nhau dù muốn hay không tất cả các sự vật hiện tượng ấy đều quan hệ biện chứng với nhau , chúng nương tựa ràng buộc quy định lẫn nhau trong quá trình tồn tại vận động và phát triển của chúng.
-Mối liên hệ có tính phổ biến : bất kì sự vật hiện tượng nào cũng đều có những mối liên hệ tác động qua lại với các sự vật hiện tượng khác.Do bản chất của thế giới là vật chất , các sự vật hiện tượng khác nhau của thế giới vật chất chẳng qua là quá trình vận động , phát triển lâu dài của thế giới vật chất tạo thành, cho nên xét về nguồn gốc thì tất cả các sự vật hiện tượng đều là nhân quả của nhau , đều quan hệ biện chứng với nhau. Hơn nữa trong bản thân sự vật hiện tượng thì các yếu tố bộ phận của nó cũng quan hệ chặt chẽ với nhau
-Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại mối liên hệ phổ biến nhưng vị trí vai trò của các mối liên hệ lại khác nhau trong việc quy định sự tồn tại phát triển của chúng.Điều đó làm nên tính đa dạng phong phú của mối liên hệ. Người ta có thể phân chia các mối liên hệ theo những căn cứ khác nhau thành các kiểu khác nhau như: Mối liên hệ bên trong, bên ngoài ; mối liên hệ trực tiếp, gián tiếp; mối liên hệ chủ yếu, thứ yếu...để ta thấy được tầm quan trọng của từng mối liên hệ .
*Vai trò:
Vì mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và vị trí vai trò các mối liên hệ khác nhau trong viếc quyết định sự tồn tại hoạt động phát triển của nó nên trong nhận thức hoạt động thực tiễn phải có quan điểm toàn diện tránh nhữnh xem xét phiến diện một chiều .Tức là đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật phải đặt nó trong mối liên hệ tác động qua lại với các sự vật hiện tượng khác và phải nhận thức được mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận , các yếu tố , các mặt của chính sự vật .Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử-cụ thể của phép biện chứng duy vật vào quá trình đổi mới ở nước ta , đảng ta đã xác đinh một phương châm rất cơ bản là phải đổi mới một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế:"Xét trên tổng thể Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội , đối ngoại .Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sụ đổi mới khác.Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế , khắc phục sự khủng hoảng kinh tế xã hội , tạo tiền đề càn thiết và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị xây dựng và củng cố niềm tin vào nhân dân, tao thuận lợi để đổi mới các mặt khác nhau của đời sống xã hội" (Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII)
1.2 Nguyên lí về sự phát triển
*Khái niệm
Quan điểm siêu hình cho rằng sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi thuần túy về lượng không có sự thay đổi về chất , không có sự nảy sinh nhữnh cái mới .
Quan điểm duy tâm thì quy nguồn gốc sự phát triển là do lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức con người , phi vật chất, đến quan điểm duy vật biện chứng đã khẳng định:''Phát triển là một phạm trù triết học để chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp tới cao , từ kém hoàn thiện tới hoàn thiện hơn của sự vật .''
*Đặc điểm:
Theo quan điểm này thì nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của bản thân sự vật quy định. Phát triển là quá trình tự thân của mọi sự vật , hiện tượng khách quan và độc lập với ý thức con người.Phát triển bao hàm nhiều hình thức vận động theo chiều từ thấp đến cao .Phát triển có tính kế thừa và nó dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn .Như vậy phát triển bao hàm nhiều bước quanh co phức tạp chứ không phải theo đường thẳng một chiều.Phát triển không chỉ biến đổi về lượng mà còn bao hàm cả sự biến đổi về chất đồng thời có sự xuất hiện của những cái mới .
*Vai trò:
Chính vì những lí do trên mà phát triển đã thực sự trở thành khuynh hướng chung chi phối mọi sự vật hiện tượng .
Mỗi sự vật hiện tượng đang tồn tại là nó đã xuất hiện trong đó những tiền đề mầm mống của cái mới và trong những điều kiện nhất định cái mới đó sẽ ra đời thay thế cái cũ .Ví dụ như qúa trình thay thế liên tục diễn ra giữa các sự vật hiện tượng tạo thành sự phát triển vận động của thế giới vật chất.
Thấy rõ được điều này thì trong nhận thức hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải có quan điểm phát triển.Tức là khi nghiên cứu xem xét bất kì một sự vật hiện tượng nào ta cũng phải phát hiện được cái tương lai trong hiện tai, nhận thức được những tiền đề mầm mống của cái mới đang nảy sinh ở trong nó và phải đấu tranh cho cái mới ra đời thay thế cái cũ .
Ngày nay xu thế phát triển đến chủ nghĩa xã hội đòi hỏi mỗi nước đều phải tìm tồi khám phá và xây dựng cho mình một mô hình , một con đường phát triển đặc thù , phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội ở nước đó. Từng cá nhân con người cũng phải tự khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng chính cho mọi sự vật hiện tượng. Trên cơ sở ấy tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật phát triển nhanh hơn hoặc kìm hãm tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống con người. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng các nước có nền kinh tế phát triển hiện nay như nước Mĩ và các nước trong khối liên minh châu Âu EU đã từng đi theo mô hình phát triển công nghiệp hóa trong khoảng thời gian từ 150 đến 200 năm .Ngược lại con đường phát triển công nghiệp hóa cảu các nước trong khối công nghiệp mới NIC tìm cho mình mô hình rút gọn chỉ trong vòng 30 đến 40 năm .
Càng ngày người ta càng thấy rõ vai trò của con người trong sự nghiệp phát triển đất nước. Việc đào tạo ra những doanh nhân thời đại mới rất được các nước chú trọng và xem đây là động lực của phát triển kinh tế .Vấn đề dặt ra là phải tạo điều kiện cơ sở vật chất để những người có khả năng có trí tuệ đóng góp sức lực của mình .Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ , trì trệ , đinh kiến trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.
Kết luận:
Hai nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển đã góp phần định hướng chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn để cải tại hiệnt hực và cải tạo chính bản thân con người .Mỗi người cần nắm chắc cơ sở lí luận để vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình
II.Những cặp phạm trù cơ bản
* Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất , phản ánh những mặt , những mối liên hệ bản chất của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên , xã hội và tư duy .
2.1 Phạm trù cái riêng và cái chung
*Khái niệm
Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật thì : phạm trù cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật , một hiện tượng , một quá trình nhất định .Mỗi cái riêng là một kết cấu vật chất , một chỉnh thể tồn tại độc lập (tương đối) với cái riêng khác. Tuy vậy nếu xét sự vật ở phương diện cấu trúc thì mỗi yếu tố cấu thành sự vật cũng là một cái riêng phân biệt với các yếu tố khác.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt , những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn đượclặp lại trong nhiều sự vật hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.Nói cách khác cái chung là cái được lặp lại trong nhiều cái riêng .Bản chất quy luật cũng là những cái chung và chính những cái chung bản chất này được khái quát thành các khái niệm , phạm trù của các lĩnh vực khoa học.
*Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung
Trước hết cái riêng và cái chung đều tồn tại một cách khách quan nghĩa là tự nó tồn tại không phụ thuộc ý thức con người. Tuy nhiên cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng , thông qua cái riêng mà biều hiện sự tồn tại của nó .Còn cái riêng tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung và bất kì cái chung nào cũng thông qua hàng nghìn lần sự chuyển hóa mà liên hệ với cái riêng thuộc loại khác. Như vây, trong nhận thức con người phải đi từ những cái riêng để phát hiện ra cái chung của chúng .
Mặt khác , cái chung cũng là một bộ phận của cái riêng. Cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Cái chung bản chât sâu sắc hơn cái riêng còn cái riêng thì phong phú hơn cái chung.
*Vai trò thực tiễn của phạm trù
Trong hoạt động thực tiễn xã hội việc phát hiện ra cái chung nhất là cái chung bản chất , quy luật của một sự vật hiện tượng là yếu tố rất quan trọng .Nó là yếu tố đầu tiên đảm bảo sự thành công của hoạt động thực tiễn vì cái chung , quy luật chi phối hầu hết khuynh hướng phát triển của những cái riêng lẻ. Đúng như V.I.Lênin đã khẳng định"Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung, thì kẻ đó trên mỗi bước đi sẽ không sao tránh khỏi những vấn đề chung đó một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng thì có nghĩa là đưa chính sách đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc." -V.I.Lênin toàn tập.
Việc nhân rộng các sáng kiến trong sản xuất kinh doanh ,nghiên cứu khoa học là một tất yếu khách quan trong sự phát triển,đặc biệt trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào đời sống sinh hoạt hằng ngày.Lúc đầu ta phải triển khai ở một địa phương nhất định.Qua biểu hiện thực tiễn ở từng địa phương đó ta phải đánh giá,tổng kết cân nhắc giữa cái lợi và hại từ đó có thể triển khai hay không triển khai đồng bộ.Tuy nhiên địa phương chon thí điểm phải phù hợp tức là phải đáp ứng những điều kiện tương đối của quá trình triển khai.
Có những cái chung không hợp lý sẽ thoái hóa mất đi dẫn đến cái riêng chỉ áp dụng ở một vùng nhất định tạo thành đặc trưng thậm chí là thế mạnh của vùng đó.Trong chiến lược phát triển kinh tế nếu việc phát triển thế mạnh từng vùng được chú trọng sẽ đem lại những hiệu quả kinh tế cao .
2.2Phạm trù nguyên nhân và kết quả
*Khái niệm:
Nguyên nhân là là phạm trù chỉ sư tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau,gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau gây ra.
Như vậy theo quan điểm của phép biện chứng duy vật thì nguyên nhân chính là sự tác động lẫn nhau chứ không phải là môt sự vật ,một quá trình nào đó xét một cách riêng biệt,tách rời.
*Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả ,do đó nguyên nhân có trước kết quả .Nhưng không phải bất kì sự nôi tiêp nào về thời gian của các hiện tượng cũng là biểu hiện mối quan hệ nhân quả chỉ là quan hệ nhân quả khi có tính chất sinh thành .
Cùng một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau, ngược lại một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân tác động vào .
Kết quả sau khi xuất hiện có thể tác động trởlại đối với nguyên nhân đã sinh ra nó .Như vậy nếu xem xét kĩ có thể thấy kết quả trong quan hệ này lại là nguyên nhân trong quan hệ khác và ngược lại. Nói cách khác nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau.
*Vai trò của cặp phạm trù:
Trong mọi hoạt động con người phải tỉnh táo vạch rõ nguyên nhân thực sự của mọi hành động .Chẳng hạn ngày nay ta thấy các thế lực đế quốc rất hay bám vào cái gọi là"bảo vệ nhân quyền'' để can thiệp vào công việc nội bộ của những quốc gia nào đó , đặc biệt những nước đang phát triển có khuynh hướng tiến bộ xã hội .Đồng thời cũng phải biết phân biệt các loại nguyên nhân có nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài ,trực tiếp hay gián tiếp để tìm ra nguyên nhân sâu xa của sự vật hiên tượng .Nếu nguyên nhân đó đem lại hiệu quả tốt thì phải phát huy tạo điều kiện cho những yếu tố đó và ngược lại
Ngày nay việc phát triển kinh tế thị trường đã tạo ra những con người kinh tế mới,những con người năng động sáng tạo,quyết đoán ...những con người này sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế đất nước.Nhận thức rõ điều đó Đảng và nhà nước ta đã không ngừng nâng cao chính sách đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý tốt đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
2.3Phạm trù Tất nhiên- ngẫu nhiên
*Khái niệm
Tất nhiên là phạm trù chái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong nhưng điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế này chư không thể khác được.
Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất bên trong kết cấu vật chất ,bểntong sự vật quyết định mà docác nhân tố bên ngoài .do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định.Do đó nó có thể xuất hiện có thể không xuất hiện ,có thể xuất hiện như thế này hoặc có thể xuất hiện khác đi.
*Mối liên hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều chi phối quá trình tồn tại và phát triển của sự vật ,hiện tượng.Trong đó cái tất nhiên giữ vai trò quyết định đến khuynh hướng của nó còn cái ngẫu nhiên có thể có phần thúc đẩy có phần ngăn cản kìm hãm quá trình tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng.
Cái tất nhiên bao giờ cũng tự vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số những cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện cái tất nhiên và bổ sung cái tất nhiên .
Trong tự nhiên cái tất nhiên chi phối một cách tự động còn trong đời sống xã hội cái tất nhiên được thể hiện thông qua sự hình tượng của con người có ý thức .
*Vai trò thực tiễn của cặp phạm trù:
Trong hoạt động thực tiễn, thông qua vô số hiện tượng ngẫu nhiên người ta phát hiện ra cái tất nhiên ẩn giấu đằng sau nó.Chẳng hạn như giá cả thị trường ở một thời điểm nào đó là một hiện tượng ngẫu nhiên nhưng thông qua hàng loạt những biến động ấy người ta thấy quy luật tất yếu chi phối đằng sau giá cả thị trường , đó là sự tác đọng của quy luật gía trị .
Ph.Anghen đã viết:'' Cái mà người ta quả quýêt cho là tất yếu lại hoàn toàn do ngẫu nhiên thuần túy cấu thành và cái đựoc coi là ngẫu nhiên lại là hình thức dưới đó ẩn nấp cái tất yếu''-V.I.Lênin toàn tập.
áp dụng đặc điểm mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên người ta đã tạo ra một phương pháp khoa học đặc biệt cần thiết trong nghiên cứu kinh tế đó là phương pháp thống kê đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực .Thực tiễn xã hội cần căn cứ vào cái tất yếu để hoạch định phương hướng , xây dựng kế hoạch , đồng thời cũng phải trù liệu sự tác động của các biến cố. Trong kinh tế thị trường với xu hướng quốc tế hóa ngày càng cao thì cái rủi ro ngẫu nhiên ngày càng nhiều . Mỗi con người, mỗi quốc gia khhi tham gia vào quá trình hội nhập này cần chuẩn bị cho mình một hành lang tri thức vững chắc và một bản lĩnh kinh tế vững vàng.
2.4 Phạm trù nội dung và hình thức:
* Khái niệm:
Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng hợp những mặt , những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tốn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó .
*Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức thống nhất với nhau cùng quy định sự tồn tại vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
Sự thống nhất biểu hiện ở chỗ sự vật nào cũng có nội dung hình thức của nó và nội dung chỉ tồn tại trong một hình thức nhất định. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Nội dung của sự vật hiện tượng thường xuyên biến đổi còn hình thức cảu nó tương đối ổn định. Do đó sự biến đổi không ngừng về nội dung đến một giai đoạn nhất định sẽ mâu thuẫn với hình thức của nó và nếu hình thức đó đã quá lỗi thời thì sẽ bị thay thế bằng một hình thức mới phù hợp.
* Vai trò của cặp phạm trù
Thấy được mối quan hệ , sự tác động chặt chẽ của nội dung tới hình thức , trong thực tiễn hoạt động của con người cần tránh các khuynh hướng tách rời nội dung hay hình thức .Ví dụ :Trong một phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất là nội dung vật chất còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội .sự phát triển của sản xuất bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định làm phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, xác lập quan hệ sản xuất mới phù hợp. Thực tế khách quan này đòi hỏi con người trong thực tiễn của mình muốn thúc đẩy sự vật phát triển trước hết phải quan tâm đến nội dung của nó , phải tác động vào nôi dung và làm phong phú nó .
Thực tế có rất nhiều hình thức đã kìm hãm sự phát triển đổi mới nội dung như những cách thức , cơ chế quản lý bảo thủ , lạc hậu làm kìm hãm sự tiến bộ và phát triển của con người - xã hội . Đòi hỏi con người phải biết nhìn nhận và dần loại bỏ những hình thức bảo thủ lạc hậu đó .Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một ví dụ tiêu biểu của quan hệ nội dung và hình thức biểu hiện trong hoạt động thực tiến xã hội .
2.5 Phạm trù bản chất và hiện tượng:
* Khái niệm:
Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt ,những mối liên hệ tất nhiên ,tương đối ổn định bên trong sự vật,quy định sự vận động và phát triển của sự vật .
Hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
* Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Bản chất và hiện tượng thống nhất biện chứng với nhau cùng quy định sự vận động và phát triển của sự vật biểu hiện ở chỗ: Bản chất sự vật như thế nào thì hiẹn thực bộc lộ ra như thế ấy .Bản chất sự vật biến đổi thì hiện tượng biểu hiện cũng biến đổi .Hiện tượng do đó có tính bản chất ít hoặc nhiều.
* Vai trò của cặp phạm trù
Trong hoạt động thực tiễn để tìm hiểu sự vật , nhận thức của con người bao giờ cũng phải bắt đầu từ những hiện tượng để tìm ra bản chất của nó. Những trường hợp hiện tượng phản ánh sai bản chất không phải là hiếm thấy trong tự nhiên cũng như trong nghiên cứu khoa học. Đặc biệt đối với con người -một thực thể có ý thức , bị chi phối bởi lợi ích địa vị thì quan hệ giữa bản chất của họ với hiện tượng biểu hiện ra càng phức tạp thậm chí là có hiện tượng cố tình xuyên tạc bản chất . Khi đánh giá một vấn đề, một hiện tượng phải nhìn vào bản chất để kết luận chứ không phải nhìn về một phía phiến diện từ những hiện tượng biểu hiện của họ.
Tuy nhiên Ph.Anghen cũng chỉ ra rằng :''Nếu hình thái biểu hiện và bản chất sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau , thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa."-C.Mác và Ph.Anghen toàn tập-NXBCTQG-
2.6 Cặp phạm trù khả năng và hiện thực
* Khái niệm :
Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế.
Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện ,chưa tồn tại trên thực tế,nhưng sẽ xuất hiện sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
* Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực:
Khả năng và hiện thực thống nhất và luôn chuyển hóa lẫn nhau.Nói đến khả năng là nói đến một hiện thực nào đó của thế giới khách quan(của một sự vật ,một hiện tượng ) .Không có khả năng thuần túy tách rời hiện thực .Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực rất phức tạp.Cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng trong cùng một điều kiện nào đó.
Đồng thời trong nhưng điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới và bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đôỉ của điều kiện.Muốn biến khả năng thành hiện thực thì phải tập hợp nhiều điều kiện lại với nhau.
* Vai trò của cặp phạm trù:
Hoạt động thực tiễn của con người cần dưa vào hiện thực không nên dựa vào khả năng nhưng cũng cần tính đến các khả năng để đề ra các chủ trương ,kế hoạch đúng đắn.
Việc chuyển khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một cách tự động nhưng trong xã hội điều đó phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người .Vì vậy trong xã hội chúng ta phải chú ý đến việc phát huy nguồn lực con người tạo điều kiện thuạn lợi phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi người để biến khả năng thành hiện thực thúc đẩy xã hội phát triển.
III.Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
3.1.Một số vấn đề về quy luật:
*V.I.Lênin viết:'' Khái niệm quy luật là một trong nhữnh giai đoạn của sự nhận thức của con người về tính thống nhất và về liên hệ về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới."
Với tư cách là cái tồn tại trong hiện thực , quy luật là mối liên hệ biện chứng , tất nhiên , phổ biến và lặp lại giữa các mặt , cá yếu tố , thuộc tính bên trong mỗi sự vật, giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
*Căn cứ vào đặc điểm quy luật người ta có hai cách phân chia các loại quy luật như sau:
-Căn cứ vào mức độ tính phổ biến chia thành: Quy luật riêng , quy luật chung và những quy luật phổ biến.
-Căn cứ vào lĩnh vực tác động chia thành: quy luạt tự nhiên , quy luật xã hội và quy luật tư duy.
3.2.Quy luật chuyển hóa từ những sự biến đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
Đây là quy luật nói lên cách thức vận động , phát triển của sự vật hiện tượng .
*Khái niệm
-Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật hiện tượng , là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác
-Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng về mặt quy mô , trình độ phát triển, hiển thị con số các thuộc tính , các yếu tố... cấu thành sự vt.
*Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Trước hết sự biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất .Sụ biến đổi của Lượng và của chất không diễn ra độc lập mà quan hệ chặt chẽ với nhau. Không phải bất kì sự thay đổi nào của lượng cũng dẫn đến thay đổi căn bản về chất của sự vật. Giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là độ. Những điểm giới hạn mà khi sụư biến đổi về lượng đạt tới đó sẽ làm thay đổi về chất được gọi là điểm nút. Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất sẽ sinh ra chất mới .Sự vận động biến đổi các sự vật hình thành lên những đường nút của những quan hệ về độ.Sụ biến đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy.
Chất mới ra đời tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.Từ đó làm thay đỏi quy nô tồn tại của sự vật.Thay đổi nhịp điệu,tốc độ vận động và phát triển của sự vật đó.
*Vai trò của quy luật:
Hiện thực một sự vật có thể có nhiều phương diện về lượng ,có lượng yếu tố ,quy mô ,tốc đọ vận động ,phát triển...mỗi phương diện đó có thể được nghiên cứu băng các công cụ khác nhau .Vì thế trong hoạt động thực tiễn phải dựa trên việc hiểu đúng đắn vị trí,vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi(chất và lượng để hoạt động có hiệu quả.Bên cạnh đó chúng ta phải kiên quyết cứng rắn chống khuynh hướng tả khuynh ,chủ quan,nóng vội chưa có sự tích lũy về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất.Chống khuynh hướng hữu khuynh,bảo thủ ,trì trệ,ngại khó không dám thực hiện bước nhảy về chất dù đã có đủ tích lũy về lượng .Đồng thời muốn duy trì sự vật ở trạng thái nào đó phải nắm được giới hạn độ.Ví dụ các đầu tư trọng điểm để trong thời gian ngắn làm thay đổi căn bản các ngành kinh tế mũi nhọn tromg chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia là bước nhảy đột biến, còn chủ trương chuyển dần một số ngành sang hướng công nghiêp hóa -hiện đại hóa là bước nhảy dần dần.Chủ chương của Đảng ta hiện nay là tuần tự kết hợp với phương châm"đi tắt ,đón đầu"trong chiến lược CNH-HĐH đất nước.
3.3-Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật này chỉ ra khuynh hướng vận động phát triển của sự vật ,hiện tương .Tính tất yếu của sự ra đời cái mới và mối liên hệ giữa cái mới và cái cũ
*Phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là tự phủ định,là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiêp theo,cho cai mới ra đòi thay thế cái cũ.
*Phủ định của phủ định-hình thức xoáy ốc của sự phát triển
Phủ định của phủ định là khái niệm triết học để chỉ sự vận động ,phát triển của sự vật hiện tượng.Thông qua hai lần phủ định biện chứng sự vật dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn.
Quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định, do sự kế thùa đó phủ định biện chứng không phải là phủ định toàn bộ sự phát triển trước đó mà là điều kiện cho sự phát triển, duy trì và giữ gìn nội dung tích cực của những giai đoạn trươc,lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng tren cơ sở mới cao hơn.Sự phát triển có tính chất tiến lên nhưng không theo một đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.
*Vai trò thực tiễn của quy luật:
Quy luật đã tạo cơ sở lí luận để hiểu về sự ra đời của cái mới . Cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ, nó kế thừa những tích cực của cái cũ. Cần chống thái độ phủ định toàn bộ cái cũ. Con người phải biết phát triển và quý trọng cái mới , phải tin tưởng vào tương lai dù ban đầu nó còn yếu ớt . Khi đấu tranh với cái cũ phải biết sàng lọc giữ lấy những gì là tích cực , có giá trị của cái cũ , biết cải tạo cái cũ cho phù hợp với những điều kiện mới. Đồng thời phải chống thái độ bảo thủ, lưu giữ cái cũ , cản trở bước tiến của lịch sử. Quy luật phủ định của phủ định cũng nhấn mạnh tới đặc trưng kế thừa trong phát triển .V.I.Lênin từng coi đây là nội dung cơ bản của phép biện chứng .Điều đó có nghĩa là nghiên cứu phát hiện và bằng thực tiễn kế thữa những nhân tố trong sự phát triển là một nguyên tắc cơ bản tronghoạt động con người nhất là hoạt động quản lí kinh tế xã hội .
3.4Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
* Các khái niệm cơ bản:
Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ tác động qua lại của hai mặt đối lập biện chứng .
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm , những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau .Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ , tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng
*Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu theo ba nghĩa :
Một là các mặt đối lập nương tựa vào nhau , không có mặt này thì không có mặt kia và ngược lại
Hai là xét về một số phương diện nào đó và trong những quan hệ nhất định,giữa hai mặt đối lập bao giờ cũng có một số yếu tố giông nhau.Vì vậy các mặt đối lập có thẻ chuyển hóa lẫn nhau.
Ba là giữa các mắt đói lập có trang thái cân bằng, tác động ngang nhau.
Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tương đối, đấu tranh lả tuyệt đối,ngay trong sự thống nhất cung hàm chứa sự đấu tranh.
*Vai trò của quy luật
Muốn phát hiện bản chất của mọi sự vận động và phát triển thì cần phải phân tích được mâu thuẫn vốn có của sự vật.Muốn vậy thì chung ta cần phải xác định được những xu hướng vận động đối lập của mỗi sự vật mà ta phân tích,đồng thời phân tích xu hướng đối lập ấy trong tính thống nhất biện chứng của nó.
Giải quyết mâu thuẫn chính là giải quyết vấn đề động lực của sự phát triển.Về nguyên tắc chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu tranh của các mặt đối lập.Tuy nhiên biện pháp giải quyết mâu thuẫn rất đa dạng. Điều đó phụ thuộc vào bản chất của sự vật và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.Vây nguyên tắc tổng quát là phát hiện và giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc đẩy sự vận động phát triển.
Con người có vai trò quyết định trong việc thống nhất và đấu tranh giữa những mặt đối lập.Nhưng trong thực tế xã hội loài người đã trải qua 5 phương thức sản xuất.Chính con người đã thực hiện điều đó và đem lại nhiều phương thức sản xuất tiến bộ cho nhân loại.
Phần III : Kết luận
Phép biện chứng duy vật với tư cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển là cơ sở của việc xây dựng hệ thống nguyên tắc phương pháp luận cơ bản cho mọi quá trình hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực:kinh tế,chính trị, xã hội đặc biệt là hộat động nghiên cứu khoa học.
Lịch sử phát triển chân chính của xã hội loài nười là lịch sử phát triển của con người,do con người và vì con người.Con người đã bằng sự vận dụng sáng tạo các nguyên lý ,các quy luật tất yếu khách quan vào từng hoạt động thực tiễn của mình để làm ra lịch sử của chính bản thân mình và là động lực của lịch sử đó.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người ,phép biện chứng duy vật đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài .Cho đến ngày hôm nay nó đã,đang và sẽ ngày càng phát huy vai trò tích cực của mình trong từng hoạt động của con người và cho sự nghiêp phát triển chung của nhân loại.
Tài liệu tham khảo
1-Giáo trình Triết học Mác-Lênin (NXBGD)
2-Đề cương ôn tập Triêt học (NXB CTQG-HN)
3-Sách chính trị (NXB CTQG-HN)
4-Lịch sử phép biện chứng Macxit (NXB Tiến bộ và NXB KHXH-1986)
5-Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII (NXB CTQG HN 1996)
6-V.I.Lênin toàn tập (NXB Tiến bộ M-1979)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60127.DOC