"Phó" nguyên thủ quốc gia - Một chức danh đặc biệt

Tuy nhiên, việc “Phó” NTQG thay thế để trở thành NTQG trên thực tế ở một số nước thường mang tính “quá độ”, để sau đó chuyển giao hoặc hình thành NTQG chính thức. Theo nghiên cứu chưa đầy đủ, có lẽ sự thay thế NTQG lâu dài và chính thức trong trường hợp này thường xảy ra ở đa số nước quân chủ và ở một số ít nước cộng hoà Tổng thống mà hai chức danh NTQG, “Phó” NTQG đều được dân bầu đồng thời, với quy trình, thủ tục tương tự như nhau (như Mỹ, Philippines). Còn lại, về quy định của pháp luật cũng như trên thực tế thì nhiều nước có xu thế coi việc “Phó” NTQG thay thế trở thành NTQG là “tạm quyền” trong thời gian ngắn để “xử lý tình huống bất khả kháng”; là cơ sở cho việc xác định, xác lập, hình thành và chuyển giao quyền lực một cách chính thức sau đó. Ví dụ: Ở Singapore, Hiến pháp quy định: (i) Nhiệm kỳ Tổng thống là 06 năm, kể từ ngày nhậm chức (Khoản 1 Điều 20); (ii) Nếu chức vụ Tổng thống bị khuyết thì Chủ tịch Hội đồng cố vấn Tổng thống sẽ là người đầu tiên thay thế và thực hiện các chức năng của chức vụ Tổng thống cho đến khi một Tổng thống mới được bầu (Điều 22N); (iii) Nhưng Hiến pháp cũng quy định trong thời hạn tối đa 06 tháng, kể từ khi khuyết chức Tổng thống thì phải tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống (Điều 17). Tức là, việc thay thế của Phó Tổng thống cũng chỉ duy trì không quá 06 tháng. Sau đó, người dân sẽ tiến hành bầu cử để có một vị Tổng thống mới lên nắm quyền một cách chính thức và chính danh. Ở Hàn Quốc cũng tương tự, theo quy định của Hiến pháp: (i) Tổng thống có nhiệm kỳ 05 năm (Điều 70); (ii) trong trường hợp chức vụ Tổng thống bị khuyết thì Thủ tướng hoặc các thành viên của Hội đồng Nhà nước sẽ thực thi công việc của Tổng thống lần lượt theo thứ tự do luật định (Điều 71);

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu "Phó" nguyên thủ quốc gia - Một chức danh đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“PHOÁ” NGUYÏN THUÃ QUÖËC GIA - MÖÅT CHÛÁC DANH ÀÙÅC BIÏåT Đỗ Tiến Dũng* Nguyên thủ quốc gia (NTQG) là thuật ngữ chung chỉ người, thiết chế đứng đầu quốc gia, đứng đầu nhà nước. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào, ở đâu, NTQG cũng có mặt, thực thi vị trí, vai trò của mình. Vì vậy, các nước luôn có phương án dự phòng cho những tình huống trên. Tước hiệu “Thái tử”1 từ xưa đến chức danh “Phó” NTQG ngày nay được hình thành vì mục đích mong muốn luôn có “người thay thế” NTQG khi cần thiết. Bài viết nêu thêm một số vấn đề về chức danh “Phó” NTQG2 - một chức “Phó” đặc biệt. 1. Một chức danh có lịch sử hình thành rất sớm và đa dạng về tên gọi NTQG là một trong những chức danh hình thành sớm nhất trong bộ máy nhà nước, gần như đồng thời với sự ra đời của nhà nước. Điều này được lý giải một phần bởi vị thế mang tính tự nhiên - xã hội của NTQG. Các chức danh khác trong bộ máy nhà nước ra đời và hình thành sau NTQG, vì là sản phẩm của khoa học tổ chức nhà nước và do bộ máy nhà nước được tổ chức từ cao xuống thấp. Nhưng trong số đó, “Phó” NTQG là chức danh ra đời sớm hơn, gần như đồng thời với NTQG. Nguồn gốc hình thành chức danh “Phó” NTQG không mang tính tự nhiên như NTQG, nhưng gắn liền và trên nền tảng của NTQG. Thật vậy, từ phân công lao động, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn tới tích tụ tài sản, hình thành chế độ tư hữu và phân chia giai tầng trong xã hội. Đây là nền tảng cho việc ra đời hình thái nhà nước đầu tiên trên thế giới - nhà nước chủ nô; đồng thời, quyết định chức năng cơ bản của nhà nước này là bảo vệ, duy trì chế độ tư hữu. Bởi, duy trì sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất chính là duy trì và thâu tóm quyền lực. Mà theo lẽ tự nhiên thì tài sản, tư liệu sản xuất của con người sẽ được duy trì sở hữu cho thế hệ sau thông qua thừa kế theo huyết thống. Đối với nhà Vua3 cũng vậy, tài sản, quyền lực của Vua sẽ được thừa kế lại cho thế hệ sau. Trong chế độ phụ hệ, và do Vua chỉ có một, nên người kế vị hợp lý nhất phải là người con trai trưởng của Vua. Việc ra đời, tên gọi của tước hiệu Thái tử (nghĩa là người thay thế Vua) bắt nguồn như vậy. Đây là cơ sở kinh tế - chính trị lý giải vì sao các nhà nước chủ nô và quân chủ phong kiến tồn tại, vận hành, duy trì dựa trên nguyên tắc huyết thống. 17 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 24 (328) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT * ThS. Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội. 1 “Thái tử” được hiểu chung là người thay thế Vua ở các nước quân chủ, có thể được gọi là Thế tử, Hoàng Thái tử, Công chúa điện hạ 2 “Phó” NTQG trong Tiếng Anh là “Vice-President”; trong đó, “Vice” theo gốc Latin là “thay thế”, nó khác với “Deputy” (động từ là Deputise) là uỷ quyền, trao quyền; cho dù đều có thể dịch là “Phó”. Trong bài viết này, “Phó” NTQG được dùng theo nghĩa chỉ chung cho người thay thế NTQG trong cả nhà nước quân chủ và dân chủ. Cho dù, trên thực tế, ở các nhà nước quân chủ không tồn tại chức danh “Phó” Vua, “Phó” Nữ hoàng hay ở một số quốc gia dân chủ cũng không có chức danh Phó NTQG với nghĩa là chức danh công vụ chính thức (như ở Đức, Hàn Quốc, Singapore). 3 “Vua” được hiểu chung là người trị vì quốc gia quân chủ như Hoàng đế, Vua (King)/Nữ hoàng, Nữ Vương (Empress Reg- nant hoặc Queen Regnant) hay Vương Công Nguyên lý này được thể hiện rất rõ ngay trong Nhà nước Nguyên thủ đầu tiên trên thế giới - Đế quốc La Mã hay Đế quốc Roma (27 - 14 TCN)4. Ở đó, trước khi trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã thì Gaius Octavius (tên khai sinh), dù là cháu nhưng được Julius Caesar (Thống lãnh Tối cao suốt đời của Cộng hòa La Mã) nhận làm con nuôi và lựa chọn là người thay thế (do bố đẻ Octavius mất từ khi Octavius mới 4 tuổi và con trai duy nhất của Julius Caesar là Caesarion chết khi 17 tuổi). Tước hiệu “Gaius Julius Caesar Octavianus Augustus” cũng được xác lập theo; trong đó, “Julius Caesar” thể hiện mối quan hệ huyết thống hoàng tộc với Cha mình; còn “Augustus” là danh hiệu cao quý chỉ sự oai nghiêm, tôn kính do Viện Nguyên lão trao cho Ông và về sau trở thành tước hiệu chỉ người kế vị chính thức Hoàng đế La Mã5. Tiếp đó, sau khi trở thành Hoàng đế, do chỉ có một người con gái ruột là Julia Elder nên Hoàng đế Caesar Augustus đã chọn con rể của mình là Tiberius Claudius Nero (tên khai sinh) làm người kế vị, kèm theo tước hiệu “Tiberius Julius Caesar Augustus”. Khi Hoàng đế Caesar Augustus chết, Tiberius đã trở thành vị Hoàng đế thứ 2 của Đế quốc La Mã. Thực tế trên tiếp tục được duy trì trong các triều đại của Đế quốc La Mã cũng như ở các nhà nước chủ nô, các nhà nước quân chủ phong kiến sau đó, kể cả các nhà nước quân chủ lập hiến ngày nay. Đồng thời, là tiền thân, cơ sở tiền đề cho việc ra đời và thiết lập vai trò, chức năng của chức danh “Phó” NTQG trong các nhà nước dân chủ hiện đại. Ví dụ: Ở Mỹ - được cho là Nhà nước dân chủ hợp hiến đầu tiên trên thế giới - trong bản Hiến pháp năm 1789 đã xác lập chức danh Phó Tổng thống và John Adams được bầu là Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên. Tuy nhiên, cho đến nay, do sự khác biệt giữa các quốc gia về hình thức chính thể, chính trị, văn hoá, tôn giáo nên tên gọi, cách thức hình thành “Phó” NTQG cũng không giống nhau. Hầu hết các nhà nước quân chủ như Anh, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Ả Rập Saudi, Thái Lan, Nhật Bản, đều duy trì tước hiệu Thái tử/Công chúa điện hạ để chỉ người thay thế Vua/Nữ hoàng6. Thái tử được hình thành dựa trên nguyên tắc huyết thống và trọng trưởng là phổ biến nên một số nước còn sử dụng tên gọi “Hoàng từ Di truyền” (Hereditary Prince)7 hay “Hoàng từ huyết thống” (Prince of the blood)8. Trong khi đó, ở các nhà nước dân chủ, chức danh “Phó” NTQG được hình thành qua bầu cử nhưng có sự khác nhau về tên gọi. Một số nước quy định, là một chức danh chính thức trong bộ máy nhà nước thì tên được xác định theo nguyên tắc thêm từ “Phó” (Vice) vào trước tên chức danh NTQG. Ví dụ: Phó Tổng thống, Phó Chủ tịch nước (Vice-President), Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Vice- Chairman of the State Council) Một số nước khác không hình thành chức danh “Phó” NTQG một cách chính thức mà quy định một chức danh khác trong bộ máy nhà nước sẽ là người thay thế NTQG. Ví dụ: như ở Đức, ở Hàn Quốc trong hệ thống chức danh nhà nước không có Phó Tổng thống mà chỉ quy định về người thay thế khi Tổng thống bị khuyết hoặc không thể thực hiện nhiệm vụ. 2. Một chức danh được hình thành vì ổn định chính trị quốc gia nên thường chỉ có một Sự ổn định chính trị của một quốc gia9 được thể hiện và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, 18 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 24 (328) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Vì ở giai đoạn đầu của nền văn minh La Mã (La Mã cổ đại trước năm 509 TCN) là thời kỳ “Vương chính” - đứng đầu là nhà Vua nhưng có sự chia sẻ quyền lực với Viện Nguyên lão và Đại hội nhân dân; tiếp đến là thời kỳ “Cộng hoà” (Cộng hoà La Mã đến năm 27 TCN) - đứng đầu là Quan chấp chính nhưng thực quyền là Viện Nguyên lão. 5 Xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Augustus_(danh_hi%E1%BB%87u). 6 Trên thực tế vẫn có một số ít quốc gia quân chủ không hình thành chức danh và lập Thái tử khi Vua còn tại vị như Vương quốc Campuchia. 7 Ví dụ như ở Liechtenstein, Monaco hay Luxembourg. 8 Ví dụ như ở Bỉ, Pháp trước đây. 9 Ổn định chính trị quốc gia ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là ở cấp quốc gia, không gắn với vai trò lãnh đạo của một hay nhiều đảng chính trị. Theo đó, để bảo đảm ổn định chính trị quốc gia thì một số nước trên thế giới còn quy định NTQG không thuộc đảng phái nào. Cộng hoà liên bang Đức là một điển hình. trong đó không thể thiếu sự tồn tại và hiện diện của NTQG. Bởi, trong ba yếu tố cơ bản cấu thành khái niệm quốc gia theo lý thuyết hiện đại gồm lãnh thổ, dân cư và chính quyền (nhà nước) thì NTQG vừa là người đứng đầu nhà nước; vừa là người đứng đầu quốc gia, lãnh tụ tinh thần cho khối đại đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc, là biểu tượng sống động cho sự tồn tại của một quốc gia, một xã hội trong cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, nghiên cứu về nguồn gốc ra đời, tên gọi của chức danh “Phó” NTQG đã cho thấy, chức danh Thái tử được thiết lập là để thay thế đương nhiên và ngay lập tức trở thành Vua, khi Vua cha băng hà hoặc không thể thực thi nhiệm vụ. Với cơ chế thay thế này thì quyền lực của người đứng đầu nhà nước, đứng đầu quốc gia luôn được bảo đảm thực hiện. Do vậy, sự ổn định chính trị quốc gia đã được duy trì ở khía cạnh tiếp nối, chuyển giao quyền lực giữa các thế hệ. Ở khía cạnh khác, “Phó” NTQG còn góp phần duy trì sự ổn định chính trị quốc gia ngay trong giai đoạn NTQG còn tại vị. Bởi, do “Phó” NTQG thường được xác định danh tính ngay khi NTQG còn tại vị nên đã loại trừ những nguy cơ “xung đột chính trị” giữa các ứng viên cho chức danh này; đồng thời, còn có thể hỗ trợ, giúp đỡ NTQG trong việc thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Một đặc điểm chung thú vị khác của chức danh “Phó” NTQG đó là, về số lượng, thường chỉ có duy nhất một người; cho dù, Hiến pháp, pháp luật các nước có thể quy định hoặc không quy định cụ thể về số lượng “Phó” NTQG10. Trong khi đó, đối với các chức danh quan trọng không kém khác như Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Chánh án Tòa án tối cao thì lại có nhiều “Phó”. Nguồn gốc ra đời và nhu cầu duy trì ổn định chính trị quốc gia là cơ sở lý giải thực tế vì sao lại chỉ có một “Phó” NTQG. Rõ ràng, để thay thế một người có vị trí, vai trò đặc biệt và tầm ảnh hưởng lớn như NTQG thì khi chỉ có một ứng viên duy nhất, và đã được chỉ rõ từ trước thì mọi việc đã được giải quyết. Ngoài ra, sự ảnh hưởng từ chế độ quân chủ với việc có duy nhất một Thái tử cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới quy định pháp luật và thực tế hình thành chức danh “Phó” NTQG trong các nhà nước hiện đại ngày nay. 3. Một chức danh “Phó” nhưng lại có “Phó” để thay thế Đây cũng là một đặc thù của chức danh “Phó” NTQG so với các chức danh “Phó” khác trong bộ máy nhà nước. Xuất phát từ vai trò là người thay thế cho NTQG và duy trì ổn định chính trị quốc gia thì một số nước đã có xác lập chức danh “Phó” cho “Phó” NTQG hoặc quy định về người thay thế cho “Phó” NTQG khi bị khuyết hoặc không thể thực hiện vai trò thay thế NTQG. Nói cách khác, đó là “người thay thế cấp 2” cho NTQG. Ở các nước quân chủ phong kiến là chức danh “Hoàng Thái tôn” (con của Thái tử, cháu nội Vua) - người sẽ trở thành Vua nếu khuyết đồng thời Vua và Thái tử. Ở một số nước quân chủ khác còn có chức danh “Phó Thái tử” (Deputy crown prince) là Hoàng tử tiếp theo thay thế Thái tử nếu Thái tử từ trần. Chức danh này được xác lập ngay từ khi Vua còn trị vì và Thái tử còn sống11. Hay một số các quốc gia dân chủ hiện đại cũng có quy định người thay thế cho “Phó” NTQG, thậm chí là cấp 3, cấp 4 hoặc nhiều hơn. Ví dụ: Ở Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ là người đầu tiên kế vị Tổng thống (“Phó” Tổng thống). Trường hợp khuyết đồng thời thì sẽ đến các thành viên của Hội 19 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 24 (328) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 10 Ví dụ: Điều 63 Hiến pháp Ấn Độ quy định “có một Phó Tổng thống Ấn Độ” và tương tự là khoản 3, Điều VII của Hiến pháp Philippines nhưng Hiến pháp một số nước khác lại không quy định cụ thể. 11 Ví dụ như ở Vương quốc Ả Rập Saudi, từ năm 2014 đến nay đã hình thành chức Phó Thái tử để thay thế Thái tử và trở thành Vua nếu khuyết đồng thời Vua và Thái tử. đồng Nhà nước (lần lượt theo thứ tự do luật định)12. Hay ở Philippines, Phó Tổng thống là người thay thế đầu tiên. Nếu khuyết đồng thời thì thứ tự thay thế là Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện13. Thậm chí ở Mỹ còn nhiều cấp độ hơn, khoảng gần 20 người thay thế Tổng thống theo thứ tự: Phó Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện tạm quyền (vì Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện, sau đó là Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Ngân khố14... 4. Một chức danh “Phó” cho người đặc biệt quan trọng nhưng lại ít thực quyền và có xu hướng kiêm nhiệm Điều này không những đúng với các nước NTQG mang tính biểu tượng mà còn cả với các nước NTQG thực quyền. Mặc dù là chức danh được hình thành để thay thế cho một chức danh đặc biệt quan trọng, nhưng “Phó” NTQG ở các nước trên thế giới thường rất ít quyền lực. Ngay cả ở Mỹ, trong khi Tổng thống là chức danh đầy quyền lực thì Phó Tổng thống được cho là “không có nhiệm vụ gì cụ thể”; thậm chí, theo John Adams - Phó Tổng thống đầu tiên và là Tổng thống thứ hai - thì đây là “vị trí kém quan trọng nhất từng được tạo ra”15. Không có gì mâu thuẫn hay đáng suy nghĩ về điều này. Bởi, ở các nước quân chủ, như đã đề cập, Vua là toàn năng, là tối cao, hiện diện ở mọi nơi trong tâm trí mọi người nên không cần, không ai được phép thay mặt và không bàn đến chia sẻ quyền lực của nhà Vua. Thái tử cũng không ngoại lệ, được lập ra để thừa kế ngai vàng chứ không phải để thay mặt hay giúp việc Vua. Mặc dù thực tế một số nước quân chủ chuyên chế hiện nay, Thái tử có thể được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng của nhà nước, nhưng thẩm quyền đó không phải của chức danh Thái tử16. Ở các nước mà NTQG mang tính biểu tượng thì “Phó” NTQG ít thực quyền là đương nhiên. Còn ở các quốc gia mà NTQG thực quyền, điển hình là các nước theo mô hình Cộng hòa Tổng thống thì ngược lại, do nguyên tắc nền tảng là tập trung quyền lực vào Tổng thống nên việc chia sẻ quyền lực cho Phó Tổng thống là điều đi ngược với nguyên lý này. Đồng thời, việc hạn chế quyền lực của “Phó” NTQG ở các nước này còn là một khía cạnh của nguyên tắc kiểm soát, đối trọng quyền lực. Cụ thể, nếu đã tập trung quyền lực nhà nước vào một thiết chế mà lại chia sẻ cho hai người thì vận hành thiết chế đó sẽ khó khăn hơn; việc kiểm soát, đối trọng cũng phức tạp hơn, nhất là trong việc giám sát, xác định trách nhiệm để cách chức, bãi miễn. Thêm vào đó, nếu như đã tập trung quyền lực nhà nước vào cho Tổng thống, đồng thời lại tăng tính thực quyền của Phó Tổng thống thì có thể xuất hiện một số nguy cơ như: “bắt tay” với nhau để “thâu tóm”, tiếp nối quyền lực hoặc xung đột dẫn tới bất ổn chính trị hoặc tạo lợi thế cho Phó Tổng thống nếu tham gia ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, để bảo đảm vị thế, quyền lợi cho chức danh “Phó” NTQG thì không ít nhà nước dân chủ trên thế giới đã sử dụng mô hình kiêm nhiệm như Mỹ, Đức, Philippines, Hàn Quốc, Singapore Có hai chiều hướng, “Phó” NTQG kiêm nhiệm một chức danh khác hoặc ngược lại một chức danh khác được chỉ định là người thay thế NTQG. Ví dụ: Ở Mỹ, Phó Tổng thống là một chức danh công vụ chính thức, hiện nay theo quy định của Hiến pháp, Phó Tổng thống đồng thời là Chủ tịch Thượng viện. Trong khi đó, ở Đức, 12 Điều 71 Hiến pháp Hàn Quốc năm 1987. 13 Khoản 7, Điều VII Hiến pháp Philippines năm 1987. 14 Xem Hiến pháp và Luật kế vị Tổng thống năm 1947. 15 Xem Mạnh Kim, “Các Phó Tổng thống Mỹ... quá rảnh”, Báo điện tử Người Lao động. Cập nhật ngày 8/2/2016. 16 Ví dụ ở Vương quốc Ả Rập Saudi ngày này, một số Thái tử giữ chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay Phó Thủ tướng. 20 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 24 (328) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT không tồn tại chức danh Phó Tổng thống Đức mà chỉ có quy định Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng Viện) là người thay thế Tổng thống. Tương tự với Đức, ở Hàn Quốc, Thủ tướng là người thứ nhất thay thế cho Tổng thống; ở Singapore, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Tổng thống là người thứ nhất thay thế Tổng thống, tiếp đến là Chủ tịch Nghị viện... 5. Một chức danh Phó lên Trưởng đương nhiên, nhưng ở một số nước là tạm quyền, quá độ cho việc hình thành nTQg mới Nếu như các chức danh “Phó” khác trong bộ máy nhà nước không đương nhiên lên “Trưởng” thì “Phó” NTQG được hình thành vì điều đó. Khi NTQG khuyết hoặc không thể thực hiện nhiệm vụ thì “Phó” NTQG đương nhiên lên “Trưởng” - NTQG mới. Trên thực tế, việc chuyển giao này gần như không cần qua bất cứ quy trình, thủ tục nào khác, nếu có, chỉ là tuyên thệ, tuyên bố để xác lập chính thức, chính danh. Và khi trở thành NTQG thì đồng nghĩa với việc nắm giữ, thực thi toàn bộ quyền lực của chức danh mới. Ngoại trừ một số ít quốc gia có quy định loại trừ, giới hạn việc thực thi một vài quyền hạn của NTQG trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc “Phó” NTQG thay thế để trở thành NTQG trên thực tế ở một số nước thường mang tính “quá độ”, để sau đó chuyển giao hoặc hình thành NTQG chính thức. Theo nghiên cứu chưa đầy đủ, có lẽ sự thay thế NTQG lâu dài và chính thức trong trường hợp này thường xảy ra ở đa số nước quân chủ và ở một số ít nước cộng hoà Tổng thống mà hai chức danh NTQG, “Phó” NTQG đều được dân bầu đồng thời, với quy trình, thủ tục tương tự như nhau (như Mỹ, Philippines). Còn lại, về quy định của pháp luật cũng như trên thực tế thì nhiều nước có xu thế coi việc “Phó” NTQG thay thế trở thành NTQG là “tạm quyền” trong thời gian ngắn để “xử lý tình huống bất khả kháng”; là cơ sở cho việc xác định, xác lập, hình thành và chuyển giao quyền lực một cách chính thức sau đó. Ví dụ: Ở Singapore, Hiến pháp quy định: (i) Nhiệm kỳ Tổng thống là 06 năm, kể từ ngày nhậm chức (Khoản 1 Điều 20); (ii) Nếu chức vụ Tổng thống bị khuyết thì Chủ tịch Hội đồng cố vấn Tổng thống sẽ là người đầu tiên thay thế và thực hiện các chức năng của chức vụ Tổng thống cho đến khi một Tổng thống mới được bầu (Điều 22N); (iii) Nhưng Hiến pháp cũng quy định trong thời hạn tối đa 06 tháng, kể từ khi khuyết chức Tổng thống thì phải tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống (Điều 17). Tức là, việc thay thế của Phó Tổng thống cũng chỉ duy trì không quá 06 tháng. Sau đó, người dân sẽ tiến hành bầu cử để có một vị Tổng thống mới lên nắm quyền một cách chính thức và chính danh. Ở Hàn Quốc cũng tương tự, theo quy định của Hiến pháp: (i) Tổng thống có nhiệm kỳ 05 năm (Điều 70); (ii) trong trường hợp chức vụ Tổng thống bị khuyết thì Thủ tướng hoặc các thành viên của Hội đồng Nhà nước sẽ thực thi công việc của Tổng thống lần lượt theo thứ tự do luật định (Điều 71); (iii) Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ khi khuyết chức Tổng thống, phải tiến hành bầu một người kế nhiệm (Khoản 2, Điều 68). Thậm chí, một nhà nước quân chủ lập hiến như Vương quốc Campuchia cũng có quy định theo hướng này. Theo quy định của Hiến pháp nước này: (i) Khi Vua băng hà hoặc không thể đảm nhiệm nhiệm vụ thì Chủ tịch Quốc hội là người thay Vua trở thành “Quốc vương” (Điều 11 và Điều 12); (ii) Trong thời gian chậm nhất là 07 ngày, vị Vua mới của Vương quốc được Hội đồng Ngôi vua cử chọn trong những người thuộc huyết thống Khmer, ít nhất từ 30 tuổi và mang dòng dõi Vua “Angđuông”, Norodom và Sisovatn (Điều 13, Điều 14). Như vậy, Chủ tịch Quốc hội nước này cũng chỉ thay thế Vua trong vòng tối đa 07 ngày Còn có thể tìm những quy định tương tự trong pháp luật các nước như Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Nga, Pháp 21 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 24 (328) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT (Xem tiÕp trang 33)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpho_nguyen_thu_quoc_gia_mot_chuc_danh_dac_biet.pdf