Phòng, chống cưỡng bức lao động cho lao động di trú theo pháp luật Việt Nam

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Các quy định hiện nay về hợp đồng, vấn đề chi phí môi giới, dịch vụ, tiền dịch vụ mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động thoả thuận với NLĐ cần sửa đổi theo hướng chặt chẽ và cụ thể hơn. Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định để quản lý hình thức liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cá nhân hoặc tổ chức trực tiếp tuyển lao động để đảm bảo nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức này, để minh bạch hóa hoạt động xuất khẩu lao động. Đặc biệt cần có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với những doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm pháp luật. Pháp luật hiện nay chỉ quy định duy nhất trường hợp NLĐ được bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp xuất khẩu lao động gây ra. Thực tế, trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động, bị phá hợp đồng. do lỗi của phía sử dụng lao động nước ngoài cũng cần quy định chế tài xử phạt cụ thể, nghiêm minh. Bên cạnh đó, để đảm bảo vai trò của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cần quy định doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động ký quỹ thế chấp để khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ, Chính phủ sẽ sử dụng quỹ này để hỗ trợ quyền lợi cho NLĐ. Thứ hai, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành, chính quyền địa phương, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng người Việt Nam ở nước ngoài bị lạm dụng, cưỡng bức lao động. Thứ ba, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật lao động, quyền của NLĐ; công khai rộng rãi thông tin về doanh nghiệp có giấy phép đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc; buộc doanh nghiệp có giấy phép đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc phải công khai, minh bạch điều kiện, thủ tục, mức phí, tiền lương, chế độ đối với NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phòng, chống cưỡng bức lao động cho lao động di trú theo pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Phú Hà* * ThS. Viện Nghiên cứu Lập pháp Theo định nghĩa của Công ước Liên hiệp quốc về Bảo vệ quyền của tất cả người lao động di trú và các thành viên gia đình họ (1990), người lao động (NLĐ) di trú là chỉ một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân. Tóm tắt: Lao động di trú là loại lao động dễ phát sinh lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, bởi vì đặc thù của lao động này là lao động đi làm việc ở nước ngoài - môi trường làm việc có sự khác biệt so với môi trường làm việc tại chính nước họ (từ ngôn ngữ, văn hóa, tập quán, các mối quan hệ lao động, cộng đồng...). Pháp luật lao động Việt Nam đã bao hàm nhiều quy định bảo vệ quyền của người lao động di trú, phòng, chống lao động cưỡng bức cho lao động di trú. Trong điều kiện hiện nay, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động di trú, phòng, chống lao động cưỡng bức, chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về lĩnh vực này. Abstract Migrant labourers are the type of the one that may be easy to be the forced or compulsory labour, because the characteristics of this labour are the one to seek working abroad where the working environment is different from the one in their own country (from language, culture, customs, labor relations, community ...). Vietnam law on labours covers several provisions on the protection of migrant labourer's rights and the prevention of forced labouring for the migrant labourers. In the current context, in order to meet the protection of the rights of migrant labourers and against forced labour, it needs to continue reviewing the law on labours for further improvements. Thông tin bài viết: Từ khóa: lao động di trú, cưỡng bức lao động Lịch sử bài viết: Nhận bài : 29/10/2018 Biên tập : 07/11/2018 Duyệt bài : 15/11/2018 Article Infomation: Keywords: migrant labourer; forced labourers Article History: Received : 29 Oct. 2018 Edited : 07 Nov. 2018 Approved : 15 Nov. 2018 PHÒNG, CHỐNG CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG DI TRÚ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM1 1 Bài viết sử dụng kết quả của Đề tài NCKH cấp bộ: “Lao động cưỡng bức - Tiêu chuẩn quốc tế, pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam” do ThS. Lê Phú Hà làm chủ nhiệm. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 19Số 22(374) T11/2018 Lao động di trú là loại lao động dễ phát sinh lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, bởi vì đặc thù của lao động này là lao động đi làm việc ở nước ngoài - môi trường làm việc có sự khác biệt so với môi trường làm việc tại chính nước họ từ ngôn ngữ, văn hóa, tập quán, các mối quan hệ lao động, cộng đồng. Vì vậy, NLĐ khó thích nghi với điều kiện mới, dễ bị lạm dụng, cưỡng bức, quyền lợi của họ dễ bị xâm phạm nếu việc xuất nhập khẩu lao động không được quy định chặt chẽ, không có những cam kết cụ thể, chi tiết của doanh nghiệp sử dụng lao động và giám sát của cơ quan nước sở tại. Mặt khác, không ít NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thất vọng với hoàn cảnh sống và làm việc ở xứ người nên bỏ trốn, ra ngoài làm việc tự do, dễ dẫn đến việc bị áp đặt, đe dọa và cưỡng bức lao động. Liên quan đến vấn đề lao động di trú, pháp luật Việt Nam hiện nay điều chỉnh hai lĩnh vực cụ thể là lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 1. Thứ nhất, về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tính đến tháng 5/2016, cả nước có tổng số 82.585 lao động là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam2. Pháp luật Việt Nam quy định về lao động nước ngoài tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 20123 và Nghị định 11/2016/ NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Ngoài ra, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài 2 Số liệu công bố của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tại cuộc họp mặt với báo giới nhân Kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam ngày 21/6/2016. 3 Khoản 1 Điều 169 BLLĐ năm 2012. 4 Theo quy định của 172 BLLĐ năm 2012, những NLĐ thuộc trường hợp sau đây không thuộc diện cấp phép lao động: 1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn. 2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. 3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. 4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ. tại Việt Nam năm 2014, Luật Đấu thầu năm 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng có các quy định liên quan. Theo đó, người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là “công dân nước ngoài” (xác định bởi hai yếu tố “quốc tịch” và “tư cách công dân”) và đưa ra các điều kiện của công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam: “a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ các trường hợp theo quy định”. BLLĐ năm 2012 còn quy định chỉ được tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài đối với công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất kinh doanh và phải giải trình nhu cầu sử dụng và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tất cả các trường hợp NLĐ nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thì bắt buộc phải có giấy phép lao động, phải xuất trình giấy phép lao động khi làm thủ tục liên quan đến xuất, nhập cảnh và khi có yêu cầu, không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) chịu trách nhiệm về điều kiện giấy phép, nếu bị phát hiện sử dụng công dân nước ngoài làm việc cho mình không có giấy phép lao động sẽ bị xử lý. Thời hạn của giấy phép lao động cho NLĐ nước ngoài tại Việt Nam không quá 2 năm4. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 20 Số 22(374) T11/2018 Thực tế cũng cho thấy, hầu như không có trường hợp lao động nước ngoài bị cưỡng bức hoặc bắt buộc lao động tại Việt Nam. Bởi vì, phần lớn người nước ngoài vào Việt Nam làm việc là các chuyên gia trong các lĩnh vực hoặc tự nguyện làm việc tại Việt Nam. Quy trình tuyển dụng đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định khá chặt chẽ, nghiêm ngặt và lao động nước ngoài phải có giấy phép lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại một hiện tượng rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan, sử dụng lao động nước ngoài nhưng không có giấy phép lao động. Những NLĐ nước ngoài này nhập cảnh theo hình thức du lịch, được các doanh nghiệp, tổ chức tuyển vào làm thời vụ, giao kết hợp đồng lao động và làm việc ở doanh nghiệp, tổ chức khi chưa có giấy phép lao động. Chính quy định người nước ngoài làm việc có thời hạn dưới 3 tháng không cần xin cấp giấy phép lao động đã tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp, tổ chức lợi dụng. Thực tế, các doanh nghiệp, tổ chức không khai báo việc sử dụng lao động thời vụ trước bảy ngày theo quy định thì cơ quan quản lý nhà nước cũng không thể làm gì được. Bên cạnh đó, còn có một số nhà thầu nước ngoài nhận thi công các dự án như dự án cải thiện môi trường nước, các dự án xây dựng cầu đường sử dụng một lực lượng chuyên gia, lao động phổ thông hùng hậu nhưng các ngành chức năng không theo dõi, quản lý được. Đây là những điều kiện cho việc cưỡng bức lao động, lạm dụng lao động phát sinh. 5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được. 6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư. 7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên. 8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng NSDLĐ phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. 9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. Để khắc phục những bất cập nêu trên, chúng tôi cho rằng: - Cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Cộng đồng ASEAN, căn cứ vào thực tế lao động nước ngoài tại Việt Nam thì việc dần dần phải loại bỏ các rào cản, tiến tới mở cửa thị trường lao động là xu hướng không thể tránh khỏi. Chính sách đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần được đặt trong chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực quốc gia: một mặt, cần có cơ chế khuyến khích, chào đón những nhân sự có trình độ cao gia nhập thị trường lao động Việt Nam phục vụ mục tiêu hiện đại hóa đất nước; mặt khác, cần hình thành một “bộ lọc tốt” để những lao động phổ thông, chất lượng thấp của nước ngoài không thể thẩm thấu vào thị trường nội địa. - Cần sửa đổi, bổ sung quy định cấp giấy phép đối với lao động nước ngoài làm việc có thời hạn dưới 3 tháng để đảm bảo quản lý và giám sát được đội ngũ lao động này, tránh để xảy ra tình trạng cưỡng bức lao động phát sinh. 2. Thứ hai, về lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài, theo báo cáo của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS), năm 2016, Việt Nam có tổng số 126.296 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Việt Nam đã ban hành Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật. Chính sách của Nhà nước về NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 21Số 22(374) T11/2018 NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài, bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều NLĐ; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho NLĐ, có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời khuyến khích đưa nhiều NLĐ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa NLĐ đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao; khuyến khích đưa NLĐ đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài. Nhằm bảo vệ NLĐ Việt Nam ở nước ngoài, chống bị lạm dụng lao động cưỡng bức, pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về xuất khẩu lao động. Điều này được thể hiện rất rõ trong BLLĐ năm 2012, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, trước khi đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải công bố công khai các tiêu chuẩn điều kiện tuyển chọn, quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ; phải tổ chức việc đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động; phải ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với NLĐ; tổ chức cho NLĐ đi và về nước theo đúng hợp đồng đã ký và quy định của pháp luật; quản lý và bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại; phải bồi thường thiệt hại cho NLĐ do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng gây ra; NLĐ có quyền được cung cấp các thông tin liên quan tới chính sách, pháp luật về lao động, điều kiện tuyển dụng, thời hạn hợp đồng, loại công việc sẽ làm và nơi làm việc, điều kiện làm việc, sinh hoạt, tiền lương, tiền làm thêm giờ và các phụ cấp khác (nếu có), chế độ bảo hiểm, quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ làm việc ở nước ngoài và những thông tin cần thiết khác theo hợp đồng cung ứng lao động. Ngoài ra, NLĐ còn được đào tạo, giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài, được đảm bảo quyền lợi trong hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và được bảo hộ về lãnh sự và tư pháp. Bên cạnh đó, họ cũng có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước sở tại về các vi phạm của doanh nghiệp xuất khẩu lao động và NSDLĐ nước ngoài, được bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng gây ra. Để phòng, chống lạm dụng xuất khẩu lao động nhằm mục đích trục lợi, bóc lột, cưỡng bức lao động, pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ về điều kiện cũng như quy trình và thủ tục đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trước hết, hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Pháp luật quy định doanh nghiệp được cấp giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, không được ủy quyền cho doanh nghiệp khác trực tiếp tổ chức hoạt động này. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại trường hợp người môi giới mượn danh một doanh nghiệp để tuyển lao động, sau đó "bán" lại nguồn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn ký "hợp đồng liên kết" tuyển chọn qua người đại diện tại các địa phương, trích cho họ một khoản tiền gọi là phí tạo nguồn. Mặc dù, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nghiêm cấm doanh NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 22 Số 22(374) T11/2018 nghiệp tuyển qua môi giới nhưng lại không quy định về hình thức liên kết này, do vậy những tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp ủy quyền tuyển lao động đã có những hành vi vượt quá thẩm quyền, tuyển, đào tạo và thu tiền của NLĐ. Môi giới, cò mồi cũng sinh ra từ đây. Vì thế, hầu như không có lao động Việt Nam nào muốn đi làm việc tại nước ngoài được xuất cảnh với đúng mức phí quy định. Nhưng do mức lương làm việc tại nước ngoài được trả cao nên một số NLĐ vẫn chấp nhận trả chi phí cho cò mồi, thậm chí nhiều lao động nghèo ở nông thôn phải đi vay nợ để trả chi phí cho những cò mồi này. Hệ lụy của nó là sau khi NLĐ được đi làm việc tại nước ngoài, họ phải chấp nhận làm những công việc không như cam kết, buộc phải làm thêm ngoài giờ, chấp nhận làm việc bất hợp pháp trong những điều kiện không được bảo vệ để có tiền gửi về trang trải nợ nần đã vay trước đó. Chính điều đó dẫn đến việc NLĐ Việt Nam dễ bị lạm dụng, cưỡng bức lao động. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh rất nhiều về hiện tượng NLĐ phải bỏ ra một chi phí lớn để đi xuất khẩu lao động rồi sau đó, vì gánh nặng tài chính, họ lại chấp nhận mọi điều kiện để kiếm tiền bên nước ngoài kể cả việc bị cưỡng bức lao động, đặc biệt là tại một số thị trường lao động như Đài Loan, Hàn Quốc, Ba Lan... Lấy ví dụ thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan: theo quy định, mức phí đối với NLĐ đi làm việc tại Đài Loan tối đa là 4.500 USD/người/hợp đồng 3 năm trong các ngành công nghiệp, trong đó phí môi giới không quá 1.500 USD; không quá 3.800 USD/người/hợp đồng 3 năm khi đi làm việc trong gia đình và chăm sóc sức khỏe, trong đó phí môi giới tối đa không quá 800 USD. 5 H.Bình (2012), Thông tin thêm về vụ 6 lao động nữ VN làm việc khổ sai tại Đài Loan, Trang web của Công ty cổ phần Tư vấn du học và dịch thuật OSC, content&view=article&id=1892:thong-tin-them-v-v-6-lao-ng-n-vn-lam-vic-kh-sai-ti-ai-loan&catid=298:ngi-lao-ng-- ai-loan&Itemid=587, 29/03/2012. Theo quy định, mức phí đi làm công nhân nhà máy và xây dựng với hợp đồng 3 năm tại Đài Loan là 4.500 USD/hợp đồng; nghề giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe là 3.600 USD/hợp đồng. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra thực tế của Ủy ban Lao động Đài Loan, mức phí NLĐ Việt Nam phải nộp trung bình từ 5.000-6.000 USD; thậm chí rất nhiều lao động phải nộp tới 7.000 USD. Đây là một số tiền quá lớn đối với những gia đình ở vùng nông thôn Việt Nam. Tiền đi vay để chi cho môi giới quá lớn đã đẩy NLĐ vào hoàn cảnh bị chủ sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi, cưỡng bức. Ngày 04/10/2011, Tòa án tối cao Đài Loan đã tổ chức xét xử vụ án 6 lao động nữ Việt Nam bị chủ sử dụng lao động cưỡng bức lao động. Tại Trung tâm Dưỡng lão và Nhà hộ lý - Thành phố Cao Hùng, Đài Loan do hai vợ chồng ông Lâm Hồng Khôn và bà Ngô Tịnh Huệ làm chủ, 6 lao động nữ Việt Nam đã bị ép buộc, cưỡng bức lao động ngoài giờ làm việc với các công việc như: lau, rửa xác chết, đào huyệt, bốc mộ... nhưng 6 lao động này không được tính tiền tăng ca theo quy định của Đài Loan (50 Đài tệ/1 giờ tăng ca)5. Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định rõ về trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nhằm bảo vệ NLĐ tránh bị lạm dụng khi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 23Số 22(374) T11/2018 hội thực hiện quản lý nhà nước về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân công của Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân cấp của Chính phủ. Ngoài ra, pháp luật còn quy định trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài trong việc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; xử lý hành vi vi phạm của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức tiếp nhận lao động nước ngoài của nước sở tại và thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường để ký kết Hợp đồng cung ứng lao động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại. Tuy nhiên, cơ chế quản lý cũng như phối hợp của các Bộ, ngành có liên quan trong lĩnh vực này còn thiếu đồng bộ và chậm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của họ sau khi đi đưa NLĐ đi xuất khẩu lao động. Thực tế, ngày càng có nhiều người tham gia xuất khẩu lao động phải đối mặt với rủi ro, bị đối xử không công bằng, bị lạm dụng; thậm chí bị bóc lột, cưỡng bức lao động, làm việc trong điều kiện tồi tệ với mức lương thấp nhưng lại không nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Vì vậy, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của NLĐ Việt Nam ở nước ngoài nói chung, phòng, chống lao động cưỡng bước đối với người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng, chúng tôi cho rằng, cần thực hiện một số giải pháp sau đây: Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Các quy định hiện nay về hợp đồng, vấn đề chi phí môi giới, dịch vụ, tiền dịch vụ mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động thoả thuận với NLĐ cần sửa đổi theo hướng chặt chẽ và cụ thể hơn. Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định để quản lý hình thức liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cá nhân hoặc tổ chức trực tiếp tuyển lao động để đảm bảo nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức này, để minh bạch hóa hoạt động xuất khẩu lao động. Đặc biệt cần có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với những doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm pháp luật. Pháp luật hiện nay chỉ quy định duy nhất trường hợp NLĐ được bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp xuất khẩu lao động gây ra. Thực tế, trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động, bị phá hợp đồng... do lỗi của phía sử dụng lao động nước ngoài cũng cần quy định chế tài xử phạt cụ thể, nghiêm minh. Bên cạnh đó, để đảm bảo vai trò của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cần quy định doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động ký quỹ thế chấp để khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ, Chính phủ sẽ sử dụng quỹ này để hỗ trợ quyền lợi cho NLĐ. Thứ hai, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành, chính quyền địa phương, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng người Việt Nam ở nước ngoài bị lạm dụng, cưỡng bức lao động. Thứ ba, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật lao động, quyền của NLĐ; công khai rộng rãi thông tin về doanh nghiệp có giấy phép đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc; buộc doanh nghiệp có giấy phép đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc phải công khai, minh bạch điều kiện, thủ tục, mức phí, tiền lương, chế độ đối với NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài■ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 24 Số 22(374) T11/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphong_chong_cuong_buc_lao_dong_cho_lao_dong_di_tru_theo_phap.pdf
Tài liệu liên quan