Phụ nữ và du lịch nông thôn – nghiên cứu trường hợp Cồn Sơn, Cần Thơ

KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập và đi lên của đất nước, phụ nữ nông thôn tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của gia đình nói riêng và của xã hội nói chung. Trường hợp ở Cồn Sơn là một ví dụ điển hình cho thấy, khi nền kinh tế càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Khi quyết định làm du lịch nông thôn, tầm ảnh hưởng của người phụ nữ được nâng cao và những gì phụ nữ tạo ra được công nhận một cách công khai chứ không còn là những hy sinh, việc làm thầm lặng trong nhà. Ngoài việc mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình, tổ chức du lịch nông thôn là một hình thức để tiếng nói và quyết định của người phụ nữ trở nên có giá trị hơn trước đây rất nhiều. Thông qua làm du lịch, nhu cầu và khát vọng được khẳng định mình, được lắng nghe và cống hiến cho xã hội của người phụ nữ nông thôn có cơ hội được thể hiện một cách rõ ràng và chân thật nhất.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phụ nữ và du lịch nông thôn – nghiên cứu trường hợp Cồn Sơn, Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):738-746 Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Liên hệ Trần Thị Tuyết Vân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Email: tuyetvan@hcmussh.edu.vn Lịch sử  Ngày nhận: 22/3/2020  Ngày chấp nhận: 30/11/2020  Ngày đăng: 20/12/2020 DOI : 10.32508/stdjssh.v4i4.600 Bản quyền © ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố mở được phát hành theo các điều khoản của the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Phụ nữ và du lịch nông thôn – nghiên cứu trường hợp Cồn Sơn, Cần Thơ Trần Thị Tuyết Vân*, Nguyễn Duy An, Trương Hoàng Tố Nga Use your smartphone to scan this QR code and download this article TÓM TẮT Du lịch là một trong những lĩnh vực tạo công ăn việc làm đặc biệt quan trọng đối với người phụ nữ. Theo Chương trình Phát triển Nhân lực Du lịch đến năm 2015 của Tổng cục Du lịch, tỷ lệ nữ giới làm trong ngành này chiếm tỷ lệ 56% so với lực lượng lao động nói chung. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, vào thời điểm nông nhàn, việc tham gia tổ chức, thực hiện du lịch cũng như các hoạt động gián tiếp phục vụ du khách đã giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ một cách đáng kể. Thông qua những lợi ích thiết thực của hoạt động du lịch, đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về vấn đề bình đẳng giới, người phụ nữ không chỉ giúp cải thiện thu nhập cho bản thân, gia đình mà còn góp phần tích cực trong các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Nhóm nghiên cứu đã chọn địa bàn khảo sát ở Cồn Sơn (Cần Thơ) – một trong những khu vực mà hoạt động du lịch nông thôn có sự tham gia chủ yếu đến từ phía nữ giới. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là điền dã dân tộc học, với các kỹ thuật quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Mục đích của nghiên cứu là làm rõ vai trò của phụ nữ trong hoạt động phát triển du lịch Cồn Sơn; nhận định những lợi ích do du lịch mang lại; góp phần củng cố niềm tin và thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn của phụ nữ vào công tác tổ chức, quản lý và thực hiện du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy thông qua việc làm du lịch, tầm quan trọng của người phụ nữ nông thôn được nâng cao. Đồng thời, du lịch mở ra nhiều cơ hội cho người phụ nữ thể hiện năng lực và phát huy giá trị của mình. Từ khoá: Cồn Sơn, phụ nữ trong du lịch, du lịch nông thôn, vai trò của phụ nữ ĐẶT VẤNĐỀ Bàn luận về phụ nữ, vị thế, tầm ảnh hưởng, nhu cầu của họ trong xã hội, trong lao động và gia đình không phải là đề tài xa lạ trong nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, dưới ảnh hưởng của các hướng tiếp cận khác nhau làWID (Women InDevelopment - Phụnữ trong phát triển), WAD (Women And Development - Phụ nữ và phát triển) và GAD (Gender And Development - Giới và phát triển), các nghiên cứu về phụ nữ dần được đánh giá như một ngành khoa học độc lập 1. Trong bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa kinh tế, các hoạt động sinh kế của người phụ nữ không chỉ liên quan đến các hoạt động nông nghiệp như trồng và thu hoạch lương thực mà chúng còn bao gồm cả hoạt động du lịch; trong đó du lịch nông thôn là một trong những loại hình du lịch gần gũi và được vận dụng nhiều nhất ở các khu vực xa trung tâm thành phố. Khi đề cập đến du lịch nông thôn, Bernard Lane (1994) đúc kết rằng đây là loại hình được diễn ra ở những khu vực nông thôn, quy mô kinh doanh nhỏ, du khách được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên và văn hóa truyền thống ở làng xã 2. Du lịch nông thôn còn có thể bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia, công viên công cộng, du lịch di sản trong khu vực nông thôn, các chuyến đi tham quan danh lam thắng cảnh, thưởng ngoạn cảnh quan nông thôn, và du lịch nông nghiệp [ 3, tr.514-515]. Trong bài viết này, khái niệm du lịch nông thôn được hiểu một cách đơn giản là các hoạt động du lịch diễn ra ở vùng nông thôn, giới thiệu về cuộc sống nông thôn cùng các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương4. Đầu tư vào du lịch nông thôn có thể đóng góp cho việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa ở địa phương cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và vai trò của cư dân địa phương, trong đó, phụ nữ chiếm vị trí quan trọng trong công tác triển khai các hoạt động du lịch nông thôn này. Trong ngành du lịch, các công việc cần đến sự tương tác giữa nhân viên và khách hàng, nhất là trong nhà hàng khách sạn, nhiều vị trí công việc, được mô tả là ưu tiên dành cho phụ nữ 5,6. Nhiều hoạt động trong du lịch nông nghiệp có giá trị gia tăng cũng bắt nguồn từ lao động truyền thống của phụ nữ: bảo quản mứt, thạch và các loại thực phẩm khác, tạo ra các vật dụng gia đình như mền và giỏ 7,8. Theo Cecile Fruman và Louise Twining-Ward (2017), du lịch có thể trao quyền cho phụ nữ, nó là một công cụ tạo cơ hội tốt Trích dẫn bài báo này: Vân T T T, An N D, Nga T H T. Phụ nữ và du lịch nông thôn – nghiên cứu trường hợp Cồn Sơn, Cần Thơ. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(4):738-746. 738 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):738-746 hơn cho sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, kinh doanh và lãnh đạo. Một báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (World Travel & Tourism Council, 2019) cho biết tỷ lệ lao động nữ trong ngành du lịch là 46,4% lớn hơn tỷ lệ lao động nữ trong nền kinh tế nói chung 43,3%9. Vì vậy, phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch nông thôn. Trong bối cảnh nhiều hoạt động du lịch nông thôn được thực hiện, do tỉ lệ phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp cao nên việc xác định tầmảnhhưởng của phụ nữ trong hoạt động trên là một chủ đề cần được giải quyết. Ở Việt Nam, cơ cấu lao động trong nông thôn dần có vị thế nghiêng về người phụ nữ. Theo báo cáo năm 2016 của Tổng cục Thống kê, ở nông thôn, tỷ lệ phụ nữ làm việc trong nông nghiệp chiếm đến 63,4%10. Đồng thời, theo Định hướng phát triển sản phẩm du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020, tầm nhìn 2030, cũng chỉ ra rằng du lịch nông thôn là một trong các sản phẩm du lịch đặc thù chính tại vùng. Từ những phân tích trên cho thấy, nghiên cứu về phụ nữ với du lịch nông thôn là thực sự cần thiết. Thông qua phân tích hoạt động du lịch tại Cồn Sơn, làm rõ được sự quan trọng của phụ nữ trong phát triển du lịch nông thôn, từ đó bổ sung thêm các nghiên cứu về giới trong du lịch, đồng thời củng cố bình đẳng giới trong cộng đồng. ĐỊA ĐIỂMNGHIÊN CỨUVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cồn Sơn nằm giữa Sông Hậu (ngang Bến đò Cô Bắc), thuộc phường BùiHữuNghĩa, quận BìnhThủy, thành phố CầnThơ. Cồn có diện tích bề nổi (diện tích canh tác) là 67 ha. Trước khi du lịch hình thành, Cồn Sơn được biết đến là một cồn 4 “Không” (không điện, không đường, không trường, không nước). Cuộc sống của người dân trước đây chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như vườn cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản. Trong đó, trồng vườn cây ăn trái là hoạt động kinh tế chủ lực. Nam giới trên cồn sẽ làm những việc nặng như đắp đê, đào mương, cuốc đất,Ngoài ra, những người nam giới trên cồn phải làm thêm các công việc khác ở phía trung tâm thành phố Cần Thơ như xây dựng, thợ mộc, khuân vác, để có thêm thu nhập vào những thời điểm nông nhàn. Nữ giới tham gia vào hoạt động nông nghiệp với các công việc nhẹ hơn như dọn cỏ, tưới cây, thu hoạch nông sản mang ra các chợ đầu mối để bán hoặc trao đổi hàng hóa để lấy các nhu yếu phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Trong thời gian nông nhàn, phụ nữ tập trung vào các công việc nội trợ trong gia đình, bên cạnh đó, họ còn nhận các công việc từ bên ngoài địa bàn để cải thiện thu nhập như may gia công, làm các sản phẩm thủ công như nón lá, giỏ xách,... Nhìn chung, vào thời kỳ chưa có du lịch, nữ giới sẽ đảm đương các công việc chăm lo nhà cửa, vườn tược và con cái hoặc làm thêm một vài công việc để hỗ trợ nam giới kiếm thêm thu nhập. Từ năm 2015, khi hoạt động du lịch nông thôn hình thành, vị trí của nữ giới trong phương thức sinh kế này cũng có nhiều khác biệt so với các phương thức cũ. Họ trở thành người trực tiếp đón tiếp giao lưu, trao đổi với du khách, thông qua các hoạt động như: giới thiệu và thuyết minh về nhà vườn; phục vụ đờn ca tài tử, ẩm thực truyền thống Nam Bộ Như vậy, nhờ vào việc tận dụng các lợi thế của phái nữ, việc tham gia vào hoạt động du lịch nông nghiệp của nữ giới có phần thuận lợi hơn so với nam giới; mức độ ảnh hưởng của nữ giới cũng có sức tác động mạnh đến sự thu hút và hấp dẫn của sản phẩm du lịch tại điểm hơn nam giới. Vì thế, nhóm tác giả quyết định chọn Cồn Sơn làm địa điểm thực hiện nghiên cứu. Để tiến hành nghiên cứu này, nhóm tác giả chia thành nhiều đợt điền dã vào các tháng 1/2017, 2/2018 và 11/2018. Vào tháng 01/2017, nhóm tác giả tiếp cận với tư cách khách du lịch tham quan Cồn Sơn, đây cũng là cơ hội để chúng tôi tiếp cận và làm quen với cộng đồng. Trong thời gian không có mặt tại địa bàn, nhóm tác giả vẫn giữ liên lạc với cộng đồng thông qua các kênh mạng xã hội là Facebook và Zalo. Vào tháng 02/2018, nhóm tác giả trở lại và cùng tham gia với người dân vào các công đoạn phục vụ khách du lịch; mục đích của chuyến đi lần này là quan sát, đánh giá mức độ thamgia của nữ giới trong quá trình cung ứng dịch vụ du lịch nông thôn. Song song đó, các cuộc phỏng vấn cá nhân được diễn ra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Vào tháng 11/2018, chúng tôi quay lại cồn để cập nhật thêm những thông tin còn thiếu trong lúc triển khai viết. Những cuộc phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện lần lượt từ nhà vườn này đến nhà vườn khác, chúng tôi tiến hành ghi âm nếu được sự cho phép và tốc ký vào nhật ký điền dã. Chúng tôi lựa chọn hình thức phỏng vấn bán cấu trúc theo các tiêu chí về vị trí của họ trong công việc: chủ vườn, hỗ trợ phục vụ du khách (phụ nấu ăn, phục vụ đờn ca) và hướng dẫn viên. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Vào tháng 6/2015, dưới sự hướng dẫn của các cán bộ địa phương, người dân tiếp cận với du lịch ở tâm thế còn nhiều e dè và lo ngại bởi đây là một phương thức sinh kế hoàn toàn mới lạ với họ. Sau hơn một năm làm du lịch, đời sống kinh tế và văn hóa của người 739 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):738-746 dân đã từng bước được cải thiện, người dân dần dần tập trung đầu tư, tổ chức du lịch một cách nghiêm túc hơn. Người dân tập hợp lại và hình thành tổ hợp tác du lịch để hoạt động cùng nhau. Đặc điểm của mô hình du lịch nông thôn ở đây là mỗi nhà một sản phẩm, do đó, không có sự trùng lặp trong quá trình cung ứng, phục vụ du khách. Chẳng hạn như, nhà bà Bảy Muôn làm bánh kẹp, bánh lọt, thì nhà bà Năm Phước làm bánh in, bánh xèo; nhà cô Ba Vàm Hồ có món gà nấu chanh dây thì nhà vườn Song Khánh có món lẩu mắm,Khách đang tham quan trải nghiệm ở nhà nàymàmuốn thưởng thứcmón nhà khác thì họ vẫn đạp xe chở món ăn mang qua để phục vụ khách, không cạnh tranh, mồi chài, chèo kéo khách. Các hộ giúp đỡ nhau, hợp tác cùng làm nên một mô hình du lịch “có một không hai”, không nhầm lẫn với các hình thức du lịch nông thôn khác trong địa bàn Cần Thơ và ở các địa phương lân cận của vùng ĐBSCL. Sản phẩm du lịch của Cồn Sơn được chia thành hai mảng chính là tham quan và ẩm thực. Về tham quan, du khách sẽ được đến thăm các vườn trái cây (bưởi, vú sữa, nhãn, chôm chôm,), thưởng thức trái cây tại vườn và mua đem về làm quà. Với lợi thế đất phù sa, các loại trái cây trên Cồn Sơn thay nhau cho trái quanh năm, nông sản trên cồn cũng có kích thước to hơn so với trái cây ở các địa phương khác, chẳng hạn như vú sữa có thể nặng từ 500 – 800 gram/quả, dưa hấu có thể có đường kính đến 80 cm/quả. Ngoài ra, Cồn Sơn nổi tiếng với dịch vụ tham quan “cá lóc bay” và bè cá Bảy Bon. “Cá lóc bay” là sản phẩm của nhà vườnTínHòa, đàn cá hơn 20.000 con có khả năng bay lên cao khỏi mặt nước khi có hiệu lệnh của chủ hộ đã tạo nên thương hiệu cho du lịch nông thôn tại Cồn Sơn. Bên cạnh đó, bè cá Bảy Bon với những giống cá hiếm như cá hồng vỹ mỏ vịt, cá cung thủ, cá Koi, cá Hô, khiến du khách thích thú khi được quan sát các giống cá lạ giữa lòng sông Hậu. Về ẩm thực, Cồn Sơn chia thành nhóm món mặn và nhóm bánh. Hệ thống món mặn đa dạng với các món lẩu và các món nướng. Một số món ăn thường được du khách lựa chọn như cá tai tượng nướng lá sen, cá lóc nướng trui chấmmuối, cá lóc hấp hèm, lươn xào sả ớt, bánh canh cua đồng, gà nấu chanh dây, gà xé bưởi, bồ câu khìa,... Bên cạnh đó, Cồn Sơn nổi tiếng với các loại bánh như bánh xèo, bánh khọt, bánh cống, bánh ướt,... Các loại bánh ngọt dân gian, truyền thống như bánh lá mít, bánh bò, bánh chuối, bánh da lợn, bánh lọt lá dứa, bánh kẹp cuốn, bánh đúc, bánh nhúng, bánh bông lan, bánh in được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, dụng cụ làm bánh là các khuôn đúc bằng gỗ từ xưa, hoặc từ chính những chiếc lá, gợi nhớ về một ký ức truyền thống trong văn hóa ẩm thực Việt. Quy trình tổ chức du lịch tại đây chặt chẽ với sự phối hợp giữa điều phối viên, các chủ vườn và hướng dẫn viên trên cồn. Đầu tiên, từng nhà vườn xác định dịch vụ và định giá dịch vụ của mình. Sau đó, điều phối viên của cộng đồng thống kê các sản phẩm du lịch của từng hộ theo tháng. Chương trình du lịch sẽ được điều phối viên giới thiệu đến các công ty du lịch và đăng thông tin lên trang Facebook “Du lịch Cồn Sơn”. Khách lẻ hoặc các công ty du lịch có thể liên hệ trực tiếp với điều phối viên để thống nhất thời gian và giá cả dịch vụ. Sau đó, điều phối viên thông báo cho những hộ được khách chọn về thời gian và số lượng khách để những hộ này chuẩn bị nguyên vật liệu nấu nướng. Vào thời điểm hoạt động du lịch diễn ra, hướng dẫn viên sẽ đón khách từ đò Cô Bắc, hướng dẫn khách đến các nhà vườn và thuyết minh về Cồn Sơn cũng như thế mạnh từng hộ. Khi chương trình du lịch kết thúc, điều phối viên nhận tiền từ khách. Vào cuối tuần, các thành viên trong Tổ hợp tác cùng ngồi lại họp rút kinh nghiệm và thanh toán, món nào của nhà nào thì nhà đó nhận lại khoản tiền từ điều phối viên theo giá đã kê khai. Qua ba năm đưa vào hoạt động, mô hình du lịch Cồn Sơn đã có bước phát triển và đã đạt đượcmột số thành công nhất định. Bảng số liệu thống kê số lượt khách đến với Cồn Sơn qua các tháng trong 3 năm đã thể hiện rõ nét cho những bước đầu thành công của mô hình du lịch này tại Cồn Sơn. Từ Bảng 1: Số liệu thống kê lượt khách đến Cồn Sơn, có thể thấy trong giai đoạn đầu phát triển, lượt khách du lịch đến với Cồn Sơn đã có sự tăng nhanh đột biến khi cùng kỳ tháng 8 năm 2017 có lượt khách tăng gấp 4,5 lần so với năm 2016. Tổng lượt khách 5 tháng cuối năm 2017 tăng gần gấp hai lần so với năm 2016. Sự gia tăng đáng kể của lượt khách đến với Cồn Sơn đã bước đầu cho thấy hiệu quả của hoạt động du lịch nơi đây và là động lực to lớn cho cộng đồng phụ nữ trên Cồn Sơn chung tay phát triển du lịch nông thôn trong thời gian tới. Theo Danh sách các điểm vườn du lịch tại Cồn Sơn quận BìnhThủy do PhòngVăn hóa vàThông tin quận Bình Thủy công bố ngày 17/8/2020, Cồn Sơn có 19 hộ tham gia du lịch, trong đó chủ hộ là nữ giới chiếm 78.94%, hướng dẫn viên là nữ chiếm 58,33% và các công việc phụ dọn dẹp có lượng nữ giới chiếm 49,2%. Như vậy, ở các công việc có mức độ quan trọng, có sức ảnh hưởng và tiếp xúc trực tiếp với khách (như chủ vườn, hướng dẫn viên), nữ giới Cồn Sơn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nam giới. Như vậy, khi du lịch được triển khai và đưa vào hoạt động thì phân công lao động trên Cồn Sơn cũng có nhiều thay đổi, vai trò của người phụ nữ trở nên tích cực hơn. Họ được tham gia, phát huy thế mạnh, sở trường sẵn có 740 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):738-746 Bảng 1: Số liệu thống kê lượt khách đến Cồn Sơn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tháng 1 Chưa có khách 1188 1249 Tháng 2 1407 1182 Tháng 3 1599 1801 Tháng 4 1731 Tháng 5 1255 Tháng 6 2388 Tháng 7 2871 Tháng 8 365 1666 Tháng 9 529 1409 Tháng 10 783 1280 Tháng 11 699 765 Tháng 12 753 1027 Tổng lượt khách 3.129 18.586 4.232 Nguồn: Câu lạc bộ Liên Thế Hệ, 2018 của bản thân vào hoạt động du lịch tại địa phương. Cụ thể, người phụ nữ sẽ đảm nhiệm việc nấu nướng các món ăn, tiếp khách, hướng dẫn du khách cách nấu các món ăn, kể về các câu chuyện liên quan đến gia đình, hát đờn ca tài tử. Những người đàn ông thì lui về “hậu trường”, họ phục chuẩn bị nguyên vật liệu, dọn dẹp, chỉnh sửa bàn ghế và đồ dùng trong gia đình phục vụ cho việc đón tiếp khách. • “Nói chung là loại hình du lịch này chủ yếu là phụ nữ không à, ban đầu có chị Năm Công, chị, chị Bảy Muôn, chị Năm Minh nữa, ở đằng kìa thì có anh Thành Tâm với chú Sáu Cảnh là nam thôi. Phụ nữ ở vườn thì cái chuyện nội trợ ai cũng biết, nói chung phụ nữ trên Cồn về bánh trái ai cũng biết làm, nấu ăn cũng vậy, tự nấu ăn, tự làm bánh trái dựa vào cái lợi thế sẵn có. []” (Chị Năm - chủ vườn du lịch, 46 tuổi, phỏng vấn ngày 29/3/2018) Độ tuổi của những người phụ nữ khi tham gia vào hoạt động du lịch dao động từ 18 đến 70 tuổi. Trong đó, các cô gái trẻ thường giữ nhiệm vụ hướng dẫn du khách, những người phụ nữ trên 30 tuổi thường đóng vai trò như chủ hộ và làm các công việc chính liên quan đến phục vụ du khách tại nhà mình. Qua quá trình tiếp cận địa bàn, chúng tôi đã thống kê được 15/19 chủ vườn du lịch là những phụ nữ và tất cả họ đều trên 45 tuổi, trong đó vườn vú sữa Bơ Hồng có chủ vườn 70 tuổi. Như vậy, du lịch nông thôn đã góp phần tạo điều kiện cho nữ giới từ trung niên trở lên khẳng định sự đóng góp của mình vào quá trình phát triển du lịch tại địa bàn. Xét về trình độ học vấn, các chủ nhà vườn là nữ có trình độ dao động từ 5/12 đến 10/12, trong khi đó các chủ nhà vườn là nam giới có trình độ học vấn 12/12. Các hướng dẫn viên (cả nam và nữ) có trình độ học vấn 12/12. Những đối tượng phụ chuẩn bị, dọn dẹp, trình diễn đờn ca tài tử, có trình độ trung bình khoảng 9/12. Những số liệu này cho thấy rằng trình độ học vấn của nữ giới không ảnh hưởng đến tầm quan trọng và sự tham gia của họ vào quá trình phát triển du lịch nông thôn, ngay cả khi họ có trình độ thấp (5/12), phụ nữ vẫn có cơ hội đóng góp trong lĩnh vực này. Du lịch nông thôn tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ Tháng 6/2015, mô hình du lịch nông thôn được đưa vào hoạt động trên địa bàn Cồn Sơn với sự tham gia ban đầu của vài hộ dân thông qua việc cung cấp dịch vụ ăn uống, tham quan vườn trái cây, tìm hiểu đời sống của người dân ở địa bàn. Những hoạt động sơ khai ban đầuđã được các cơ quan chứcnăng của quận, thành phốhỗ trợ, động viên người dân thamgia nhằm mục đích tạo việc làm cho nữ giới, gia tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ dân trên cồn. Nhận thấy việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho mô hình du lịch nông thôn phù hợp với điều kiện, khả năng, năng lực hiện có của bản thân do đó cộng 741 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):738-746 đồng phụ nữ Cồn Sơn đã cùng nhau tham gia du lịch với suy nghĩ lấy lợi thế sẵn có để phục vụ cho khách. Trong giai đoạn đầu được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà chuyên môn, những phụ nữ trên Cồn Sơn đã tham gia ở nhiều cấp độ khác nhau. Những hộ có các điều kiện tài nguyên du lịch như vườn cây, bè cá, không gian đón tiếp khách, với các điều kiện cơ sở vật chất cơ bản như nhà cửa, vật dụng nấu ăn, chỗ ngồi để đón tiếp...sẽ là nơi phục vụ khách du lịch. Những phụ nữ không có điều kiện cơ sở vật chất thì sẽ tham gia phục vụ, với các công việc nấu ăn, dọn dẹp, phụ tiếp đón khách tại các nhà vườn; mỗi buổi có khách sẽ mang về khoảng 150.00 đồng đến 200.000 đồng. Đây là một khoản thu nhập khá lớn, giúp phụ nữ có thêm động lực trong việc tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn. Đối với nữ giới làm hướng dẫn viên, công tác phí trung bình khoảng 150.000 đồng/hướng dẫn viên/đoàn khách 20 người. Để có được các kết quả khả quan ban đầu, cộng đồng phụ nữ Cồn Sơn đã tích cực tham gia vào tổ hợp tác du lịch nông thôn nhằm cung cấp cho khách các sản phẩm, dịch vụ đa dạng thông qua mô hình liên kết giữa các hộ làm du lịch với nhau và cùng đảm bảo chia sẻ lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch mang lại. Căn cứ vào Bảng 2: Danh sách thành viên tổ hợp tác du lịch nông thôn cồn Sơn có thể nhận thấy hoạt động du lịch đã và đang thu hút sự chú ý và tham gia hoạt động của phụ nữ trên địa bàn. Tỷ lệ phụ nữ tham gia cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên cồn hiện nay chiếm trên 67%. Với các hình thức tham gia cụ thể: Dựa vào Bảng 3: Danh mục công việc phụ nữ tham gia trong hoạt động du lịch Cồn Sơn có thể nhận thấy các công việc, hoạt động du lịch khá đa dạng, tạo điều kiện cho những người phụ nữ lớn tuổi cũng có thể tham gia du lịch với những công việc phù hợp với khả năng, điều kiện sức khỏe của bản thân như: giới thiệu về lịch sử vùng đất trong sự hiểu biết của bản thân, buôn bán trái cây thu hoạch được từ vườn; được trò chuyện, giao lưu với khách. • “Mình có việc làm tại chỗ, mình vừa chăm sóc gia đình, vừa chăm sóc con cái, chồng con ở nhà, vừa có thêm thu nhập, không phải đi làm thuê, làm mướn ở ngoài.” (Chị Năm - chủ vườn du lịch, 46 tuổi, phỏng vấn ngày 29/3/2018) Nhằm tạo ấn tượng thuhút khách đến với địa phương, nữ giới Cồn Sơn chung tay tạo nên các sản phẩm, dịch vụ du lịch độc đáo, duy nhất. Nhóm phụ nữ trong tổ du lịch cùng nhau thảo luận, góp ý và thống nhất cho từng sản phẩm, dịch vụ của cá nhân tham gia. Chính quá trình này đã tạo nên nhữngmón ăn đặc sắc chỉ có ở địa phương, những dịch vụ hướng dẫn khách làm các món bánh truyền thống, các hoạt động đánh bắt cá, câu cá, tham quan mô hình bè cá trên sông, dịch vụ cá lóc bay trong hoạt động thường nhật khi cho cá ăn. Trong Bảng 4: Thống kê lượt khách và doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn Cồn Sơn. Hoạt động du lịch đã có bước phát triển rõ rệt khi số lượt khách và doanh thu đã tăng đáng kể qua thời gian hoạt động. Nguồn doanh thu có được từ hoạt động du lịch đã thể hiện đáng kể vai trò của phụ nữ trong du lịch, đã được thể hiện rõ. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch không chỉ mang lại nguồn thu nhập thêm cho các chị em phụ nữ trực tiếp tham gia du lịch mà còn mang lại nguồn thu gián tiếp cho các chị em khác trên địa bàn Cồn Sơn khi số lượt khách đến địa phương gia tăng, tạo cơ hội cho các chị em có thể bán tại chỗ các sản phẩm nông sản, các sản vật do chị em tự chế biến làm ra như các mặt hàng khô cá lóc, rượu làm từ trái cây, các loại bánh trái khi khách có nhu cầu tìm mua đặc sản địa phương mang về, giúp chị em kiếm thêm thu nhập. Những kết quả đó đã tạo động lực không chỉ cho nữ giới ở Cồn Sơn thamgia hoạt động du lịch ngay từ ban đầu mà còn tạo sự tin tưởng, động lực giúp những phụ nữ chưa tham gia hoạt động du lịch quan tâm, tìm hiểu và tham gia thử nghiệm với nhiều vai trò nhỏ khác nhau trong quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch Cồn Sơn nhằm phục vụ khách trong và ngoài nước. Du lịch nông nghiệp tạo điều kiện giúp phụ nữ được học hỏi và khẳng định giá trị bản thân Với quyết tâm thực hiện du lịch với phương châm vừa làm vừa học hỏi, các chị em phụ nữ tham gia vào các khóa học tập, tập huấn, trao đổi học hỏi kinh nghiệm làm du lịch từ các địa phương khác. Trong giai đoạn đầu, cộng đồng phụ nữ được tham gia khóa tập huấn tại chỗ do các giảng viên có kinh nghiệm, hiểu biết của các trường đại học trong khu vực đồng bằng sôngCửu Long và các trường khác trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy về các quy trình, phương pháp đón tiếp, phục vụ khách du lịch. Được hướng dẫn cách thức triển khai hoạt động du lịch, gợi mở ý tưởng, hướng dẫn phụ nữ làm các món ăn dân dã, triển khai các mô hình sản phẩm đơn giản phục vụ khách du lịch, Ngoài ra, chính quyền địa phương còn tạo nhiều điều kiện, cơ hội cho các chị em phụ nữ làm du lịch được đi tham quan học tập các mô hình làm du lịch nông thôn ở các địa phương lân cận như Bến Tre, An Gi- ang, Vĩnh Long. Đây là những địa phương có điều 742 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):738-746 Bảng 2: Danh sách thành viên tổ hợp tác du lịch nông thôn Cồn Sơn STT Tên thành viên Dịch vụ Vai trò Hộ chính thức 1 Phan Hữu Cảnh Ẩm thực – Liên kết vườn Tổ trưởng 2 PhanThị Kim Phước Ẩm thực – Liên kết vườn Thành viên 3 NguyễnThành Tâm Liên kết vườn Tổ phó 4 Võ VănTho Liên kết vườn Trưởng ban quản lí 5 Lý Văn Bon Liên kết vườn Thành viên 6 PhanThị Luôn Liên kết vườn Thành viên 7 NguyễnThị Út Ẩm thực Bí thư khu vực 8 NguyễnThị Phương Ẩm thực Thành viên 9 NguyễnThị Phước Ẩm thực Thành viên 10 PhanThị Kim Ngân Bánh dân gian – Vườn Thành viên 11 Tô Hoàng DịchThủy Dịch vụ vận chuyển Thành viên 12 NguyễnThị KimThủy Nghề dân gian Thành viên Hộ thử nghiệm 1 Lê Trung Tín Liên kết vườn Thử nghiệm 2 LêThị Mỹ Hòa Ẩm thực Thử nghiệm 3 Bùi Thúy Liễu Liên kết vườn Thử nghiệm Nguồn: Tổ hợp tác du lịch nông thôn cồn Sơn, 2017 Bảng 3: Danhmục công việc phụ nữ tham gia trong hoạt động du lịch Cồn Sơn Danh mục các công việc Nhóm lao động Số lao động nữ Nấu ăn Dịch vụ ẩm thực 5 Hướng dẫn làm bánh dân gian Dịch vụ ẩm thực 3 Dẫn đường, hướng dẫn tham quan vườn Hướng dẫn 8 Bán các sản vật địa phương Buôn bán 3 Phục vụ đờn ca tài tử Phục vụ 2 Chèo đò đưa khách Phục vụ vận chuyển 1 Tổng số lao động nữ: 22 Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát, 2018 Bảng 4: Thống kê lượt khách và doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn cồn Sơn Năm Số tháng hoạt động Số lượt khách (lượt khách) Tổng doanh thu (đồng) 2016 5 3.129 459.393.000 2017 12 18.586 2.900.074.000 2018 3 4.232 671.863.000 Nguồn: Câu lạc bộ Liên Thế hệ, 2018 743 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):738-746 kiện tự nhiên khá tương đồng với Cồn Sơn và đã có hoạt động du lịch nông thôn triển khai trong thời gian trước. Quá trình tham quan học tập không chỉ mở ra cho phụ nữ cơ hội được đi tham quan, tìm hiểu mà còn được trao đổi, chia sẻ về cácmô hình khai thác du lịch ở các địa phương, từ đó có những kinh nghiệm, bài học thực tiễn trong việc khai thác hoạt động du lịch của gia đình và địa bàn Cồn Sơn trong tương lai. Trong quá trình đi tham quan học hỏi kinh nghiệm, các chị em ở địa bàn Cồn Sơn cũng muốn qua đó trao dồi được các kỹ năng của cá nhân thông qua các hội thi tay nghề trong lĩnh vực du lịch. Các kết quả đạt được ở các hội thi tay nghề như Huy chương bạc với món bánh kẹp của chị Bảy Muôn đã tạo ra động lực to lớn cho các chị em phụ nữ trên cồn cố gắng nhiều hơn nữa trong việc làm du lịch. Bên cạnh đó, để mô hình du lịch được triển khai thông suốt, quá trình hoạt động phục vụ khách tạo tính chuyên nghiệp và qua đó để có thể thực hiện các công tác tuyên truyền, quảng bá cho mô hình du lịch nông thôn trên địa bàn Cồn Sơn đến với nhiều thị trường khách cũng như nhiều các đại lý, công ty du lịch thì cộng đồng phụ nữ cũng rất tích cực, tự nguyện tham gia vào các Hội Người cao tuổi, câu lạc bộ Liên thế hệ nhằm tạo nên cộng đồng lớn chung tay làm du lịch. Việc liên kết các chị em với nhau tạo thành một khối hoạt động thống nhất, đồng bộ, vững mạnh giúp hoạt động du lịch Cồn Sơn có thể phát triển được nhiều hơn trong tương lai. Du lịch nông thôn đã phát huy được các giá trị đặc trưng khi khai thác cảnh quan, văn hóa bản địa, các hoạt động điển hình của vùng nông thôn để thu hút khách du lịch mà bên cạnh đó còn mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng nói chung và cộng đồng phụ nữ nông thôn nói riêng khi tạo điều kiện cho người phụ nữ được khẳng định mình, ý thức được các giá trị bản thân và không ngừng mởmang kiến thức, học hỏi lẫn nhau, học hỏi từ khách du lịch. Phụ nữ không còn để các vấn đề trình độ học vấn, không để các hệ tư tưởng phong kiến giam giữ người phụ nữ quanh xó bếp bằng việc giúp phụ nữ chủ động, tích cực thamgia du lịch bằng chính khả năng nấu nướng hàng ngày, bằng chính sự hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương, bằng chính các hoạt độngnôngnghiệp thườngngày đã giúp bao thế hệ phụ nữ mưu sinh. “Khi khách đến đây mà mình được nói về Cồn Sơn, về con người,.. thì thấy rất hãnh diện.” (Chị Bảy Muôn – chủ vườn du lịch, 53 tuổi, phỏng vấn ngày 11/2/2018) Có thể nhận thấy, hoạt động du lịch đã giúp cho cộng đồng phụ nữ ý thức được các giá trị văn hóa của địa phương, từ đó giúp phụ nữ hiểu hơn về việc bảo tồn các trang phục, món ăn truyền thống và lối sống dân dã từ bao đời nay trên cồn. KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập và đi lên của đất nước, phụ nữ nông thôn tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của gia đình nói riêng và của xã hội nói chung. Trường hợp ở Cồn Sơn là một ví dụ điển hình cho thấy, khi nền kinh tế càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Khi quyết định làm du lịch nông thôn, tầm ảnh hưởng của người phụ nữ được nâng cao và những gì phụ nữ tạo ra được công nhậnmột cách công khai chứ không còn là những hy sinh, việc làm thầm lặng trong nhà. Ngoài việc mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình, tổ chức du lịch nông thôn là một hình thức để tiếng nói và quyết định của người phụ nữ trở nên có giá trị hơn trước đây rất nhiều. Thông qua làm du lịch, nhu cầu và khát vọng được khẳng định mình, được lắng nghe và cống hiến cho xã hội của người phụ nữ nông thôn có cơ hội được thể hiện một cách rõ ràng và chân thật nhất. DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long WID: Women in Development - Phụ nữ trong phát triển WAD: Women and Development - Phụ nữ và phát triển GAD: Gender and Development - Giới và phát triển TUYÊN BỐ VỀ XUNGĐỘT LỢI ÍCH Bản thảo này không có xung đột lợi ích TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ 1. Bài viết được nhóm tác giả phân công thực hiện dựa trên kết quả thực địa, phỏng vấn sâu và thamkhảo một số bài viết và công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Trong đó: - Tác giả Trương Hoàng Tố Nga • Thu thập thông tin, thực địa, phỏng vấn sâu; • Viết Địa điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu (viết phần địa điểm nghiên cứu) và Tóm tắt bằng tiếng Anh. • Viết phầnThảo luận - Tác giả TrầnThị Tuyết Vân • Thu thập thông tin, thực địa, phỏng vấn sâu; • Viết phần Tóm tắt tiếng Việt, và biên tập phần Tài liệu trích dẫn • Viết phần Kết quả,Thảo luận (Mục 4.1) và phần Kết luận 744 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):738-746 - Tác giả Nguyễn Duy An • Biên tập chỉnh sửa nội dung đặt vấn đề và Địa điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu (phần phương pháp nghiên cứu) • Biên tập và chỉnh sửa nội dung bài viết. Tuyên bố đóng góp về mặt khoa học của bài nghiên cứu: 2. Bài viết có đóng góp vềmặt lý luận đó là đưa ramột minh họa cụ thể cho vai trò của phụ nữ trong phát triển du lịch ở khu vực nông thôn, góp phần làm sáng tỏ vai trò và vị thế của phụ nữ, bổ sung một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về giới trong du lịch. Đóng góp vềmặt thực tiễn của bài viết đó là phân tích hiệu quả của hoạt động du lịch tại Cồn Sơn, trong đó có sự đóng góp quan trọng của phụ nữ, giúp họ nhận được sự đánh giá tích cực hơn và có được vị thế bình đẳng hơn trong cộng đồng. LỜI CẢMƠN Đây là sản phẩm của đề tài cấp Nhà nước ”Phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại Đồng bằng sông CửuLong trong bối cảnhmới”. Mã sốKX.01.52/16-20 TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. Phương NT. Từ ”Phụ nữ trong phát triển” đến ”Giới và phát triển” với vấn đề tham gia chính trị của phụ nữ ở Việt Nam. Tạp chí Tổ chức Nhà nước. 2017;Available from: vn/news/detail/36099/. 2. Lane B. What is rural tourism. Journal of Sustainable Tourism. Taylor & Francis Online. 1994;2:7–21. Available from: https: //doi.org/10.1080/09669589409510680. 3. Jafari J. Encyclopedia of Tourism. Switzerland: Springer Na- ture. 2000;p. 514–515. 4. Sen VV, Loan NT, Vân TTT. Định hướng khai thác sản phẩm đặc thù trong phát triển du lịch nông thôn ở An Giang. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ. TPHCM: Đại học Quốc gia TPHCM. 2017;20(X3). 5. Judie C, Wall G. Tourism Employment in Bali: A Gender Anal- ysis. Tourism Economics. 1995;1(4):389–401. Available from: https://doi.org/10.1177/135481669500100406. 6. Mcgehee NG, Kim K, Jennings GR. Gender and motivation for agri-tourism entrepreneurship. Tourism Management. 2007;28(1):280–289. Available from: https://doi.org/10.1016/ j.tourman.2005.12.022. 7. Jennings G, Stehlik D. Agricultural women in central Queens- land and changing modes of production. Rural Society. 2000;10(1):63–78. Available from: https://doi.org/10.5172/rsj. 10.1.63. 8. O’Connor P. Tourism and development in Ballyhoura: Women’s business? Economic and Social Review. 1995;26(4):369–401. 9. Fruman C, Twining-Ward L. Empowering Women Through Tourism. 2017;Available from: https://blogs.worldbank.org/ psd/empowering-women-through-tourism-0. 10. Tổng cục Du lịch. Bình đẳng giới trong du lịch. 2012;Avail- able from: portalid=1&tabid=352&itemid=45. 745 Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 4(4):738-746 Open Access Full Text Article Research Article The University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM Correspondence Tran Thi Tuyet Van, The University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM Email: tuyetvan@hcmussh.edu.vn History  Received: 22/3/2020  Accepted: 30/11/2020  Published: 20/12/2020 DOI : doi.org/10.32508/stdjssh.v4i4.600 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Women and rural tourism in the integration context – case study in Con Son, Can Tho Tran Thi Tuyet Van*, Nguyen Duy An, Truong Hoang To Nga Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT Tourism is one of the most important sectors creating jobs for women. According to the Tourism Human Resource Development Program by the Vietnam National Administration of Tourism in 2015, the proportion of women in tourism accounted for 56% of the general labor force. In ru- ral areas, participation in tourism organizations helps to significantly improve incomes and spiritual life of women. Through the tourist benefits, there has been a positive change in the awareness of gender equality that women are not only able to enhance income for themselves and their family but also contribute to local socio-economic development. The research team has selected Con Son (Son Island) in Can Tho Municipality for the survey because women here participate in almost all rural tourist activities. With the help of ethnographic fieldwork, participate observation and in- depth interview, the objective of the study is to assess the status and role of women in organizing, managing and implementing tourist activities. The results show that through tourism, the position of rural women, in family as well as in community, is lifted up. In parallel, tourism offers women many opportunities to manifest their capacity and to affirm their values. Key words: Con Son (Son Island), women in tourism, rural tourism, role of women Cite this article : Van T T T, An N D, Nga T H T. Women and rural tourism in the integration context –case study in Con Son, Can Tho. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(4):738-746. 746

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphu_nu_va_du_lich_nong_thon_nghien_cuu_truong_hop_con_son_ca.pdf
Tài liệu liên quan