Phương hướng hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng nhập khẩu ở công ty dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu (techsimex)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. I. Nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường 1.Hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong cơ chế thị trường. 1.1.Khái niệm, ý nghiã của nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường. Hàng hoá là sản phẩm của lao động được sản xuất ra để trao đổi thông qua mua bán và dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Nếu sản phẩm của lao động không được đưa ra trao đổi trên thị trường thì đó không phải là hàng hoá. Quá trình trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường được gọi là thương mại. Thương mại được coi là hệ thống nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng, tạo ra sự liên tục của quá trình sản xuất. Thương mại gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hoá và làm cho sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá - Tiền tệ. Trong hoạt động thương mại, nếu nội thương là lĩnh vực hoạt động trong phạm vị một nước (mua hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất trong nước hoặc từ đơn vị nhập khẩu để bán hàng trong nước) thì ngoại thương là sự hoạt động thương mại ra khỏi phạm vị một nước. Nhập khẩu là một khâu quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất trong nước. Nhập khẩu để bổ xung hàng hoá trong nước không thể sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập về những hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không lợi bằng Nhập khẩu. Hai mặt Nhập khẩu bổ xung và Nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, trong đó, cân đối trực tiếp ba yếu tố sản xuất: Công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động, đóng vai trò quan trọng nhất. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của Nhập khẩu được thể hiện ở những khía cạnh sau: -Tạo điều kiện để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đất nước. -Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. - Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. ở đây, Nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào của sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. - Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu. Sự thúc đẩy này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt nam ra nước ngoài. 1.2. các đặc trưng cơ bản của hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong cơ chế thị trường. Trong chế độ tập trung quan liêu bao cấp trước kia, nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế đóng, chủ yếu tự cung tự cấp. Quan hệ quốc tế chỉ thu hẹp trong một vài nước xã hội chủ nghĩa dựa trên các khoản viện trợ và mua bán theo Nghị định thư . đã làm thui chột hoạt động Nhập khẩu, do đó không phát huy được vai trò Nhập khẩu. Sự quản lý quá sâu của Nhà nước đã làm mất đi tính linh hoạt, uyển chuyển của hoạt động nhập khẩu do đó không phát huy được vai trò của nó trong việc phát triển nền kinh tế xã hội. Chủ thể của hoạt động nhập khẩu trong cơ chế cũ là các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền thụ động, cơ cấu cồng kềnh kém năng động, do vậy công tác Nhập khẩu rất trì trệ, không đáp ứng đúng lóc nhu cầu về hàng hoá trong nước. Chuyển sang kinh tế thị trường, hoạt động Nhập khẩu được khởi sắc trong môi trường thuận lợi đã tạo ra thị trường trong nước sôi động tràn ngập hàng hoá, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, sự phá sản cũng như sự vươn lên của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế. Đó là bước ngoặt giúp cho nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong cơ chế thị trường, nhập khẩu không những phát huy được vai trò của mình mà còn thể hiên được tính ưu việt đó là cho phép thúc đẩy khai thác tiềm năng thế mạnh của đất nước vào việc phát triển kinh tế đồng thời tạo ra sự cạnh tranh để thị trường rong nước muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao chất lượng. Tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại tức là tạo ra động lực bắt buộc các nhà sản xuất phải không ngừng vươn lên tạo ra sự phát triển xã hội. Nhập khẩu trở thành cầu nối thông suốt nền kinh tế trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác Quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá. Những điều này chứng tỏ tính ưu việt hơn của nền kinh tế thị trường cũng như khẳng định vai trò của hoạt động nhập khẩu trong cơ chế thị trường. 1.3. Các quy định và điều kiện để một doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khÈu. Căn cứ vào Nghị định số 33/CP của Chính Phủ ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà nước đối với đối với hoạt động xuất nhập khẩu (điều 5 chương III của nghị định), muốn được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương, các thể nhân (hoặc pháp nhân) phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ thương mại cấp. Để được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, cần phải có đủ 4 điều kiện sau: -Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật và cam kết tuân thủ các quy định của Pháp luật hiện hành. -Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. -Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu bằng tiền Việt nam tương đương 200,000USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu.Riêng đối với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tình khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu mà không đòi hỏi phải có nhiều vốn, mức vốn lưu động được nêu trên quy định tương đương 100,000USD. -Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. 2. Các phương thức nhập khẩu và các thủ tục cần thiết trong hoạt độngnhập khẩu. 2.1.Các phương thức nhập khẩu. Hiện nay tồn tại hai phương thức Nhập khẩu chủ yếu là Nhập khẩu trực tiếp và Nhập khẩu uỷ thác. 2.1.1. Nhập khẩu trực tiếp. Nhập khẩu trực tiếp là hình thức mà trong đó các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất Nhập khẩu được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh xuất Nhập khẩu, trực tiếp tổ chức giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng hàng hoá với nước ngoài. Chỉ doanh nghiệp nào có khả năng về tài chính, có trình độ giao dịch, quản lý kinh doanh, thành lập hợp pháp mới được quyền Nhập khẩu trực tiếp. Nhập khẩu trực tiếp có thể tiến hành theo hiệp định hay Nghị định thư ký kết giữa hai Nhà nước, hoặc có thÓ Nhập khẩu trực tiếp ngoài Nghị định thư theo hợp đồng thương mại ký kết giữa hai hay nhiều tổ chức buôn bán cụ thể thuộc nước nhập hàng và nước xuất hàng. a/ Nhập khẩu theo Nghị định thư Nhập khẩu theo Nghị định thư là phương thức mà các doanh nghiệp phải tuân theo các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Chính phủ ta ký kết với các Chính phủ các nước khác những Nghị định thư hoặc các hiệp định thư về trao đổi hàng hoá giữa hai nước và giao cho một số đơn vị có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thực hiện. Đối với ngoại tê thu được phải nộp vào quỹ tập trung của Nhà nước thông qua tài khoản của Bộ thương mại và được thanh toán trả bằng tiền Việt nam tương ứng với số ngoại tệ đã nộp căn cứ vào tỷ giá khoán do Nhà nước quy định. trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, số lượng các đơn vị kinh doanh theo phương thức này Ýt, chỉ trừ những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt. b/Nhập khẩu ngoài Nghị định thư. Nhập khẩu ngoài Nghị định thư là phương thức hoạt động trong đó các doanh nghiệp phải tự cân đối về ngân sách tài chính và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.Theo phương thức này, các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tổ chức hoạt động nhập khẩu của mình từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Đơn vị phải tự tìm nguồn hàng, bạn hàng, tổ chức giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở tuân thủ các chính sách, chế đọ kinh tế của Nhà nước. Đối với số ngoại tệ thu được không phải nộp vào quỹ ngoại tệ tập trung mà có thể bán ở trung tâm giao dịch ngoại tệ hoặc ngân hàng. Nhập khẩu theo phương thức này tạo cho doanh nghiệp tính năng động, sáng tạo, độc lập trong hạch toán kinh doanh, thích ứng với cơ chế thị trường. 2.1.2. Nhập khẩu uỷ thác. Nhập khẩu uỷ thác là hình thức Nhập khẩu áp dụng đối với các doanh nghiệp được Nhà nước cấp giấy phép Nhập khẩu nhưng chưa có đủ điều kiện để trực tiếp đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng với nước ngoài hoặc chưa thể trực tiếp lưu thông hàng hoá giữa trong và ngoài nước nên phải uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng Nhập khẩu hộ hàng hoá cho mình. theo phương thức này, đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu là đơn vị được tính doanh số, đơn vị nhận uỷ thác chỉ là đơn vị làm đại lý và được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ thoả thuận giữa hai bên ghi trong hợp đồng uỷ thác Nhập khẩu. trong nhiều quan hệ uỷ thác, đơn vị uỷ thác Nhập khẩu chỉ giao cho người nhận uỷ thác thực hiện hợp đồng thương mại đã ký bao gồm những khâu: Tiếp nhận, thanh toán chi trả hộ tiền hàng, thuế Nhập khẩu . Nói chung, đối với các đơn vị kinh doanh xuất Nhập khẩu, tuỳ thuộc vào điều kiện Bộ thương mại quy định và khả năng tài chính của mình mà lựa chọn phương thức Nhập khẩu hàng hoá thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Song hoạt động Nhập khẩu theo phương thưc trực tiếp có lợi hơn vì doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt thông tin và tín hiệu thị trường nước ngoài một cách toàn diện, chính xác, kịp thời, không bị phụ thuộc vào các đơn vị khác, lợi nhuận không bị chia sẻ, có điều kiện mở rộng quan hệ và uy tín với bạn hàng nước ngoài. 2.2.Các phương thức thanh toán hợp đồng ngoại trong kinh doanh Nhập khẩu. Khái niệm hợp đồng buôn bán ngoại thương ở các nước khác nhau thì không giống nhau tuỳ theo quan điểm luật pháp các nước, tuy nhiên về cơ bản được hiểu như sau: Hợp đồng ngoại hay còn gọi là hợp đồng mua bán quốc tế hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận bằng lời hoặc bằng văn bản của các bên có quốc tịch khác nhau, trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên kia, là người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hoá còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng. Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiện thanh toán hợp đồng ngoại và nó cũng ảnh hưởng lớn đến việc hạch toán kế toán hoạt động lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu. Phương thức thanh toán tức là chỉ người bán dùng cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Trong buôn bán, người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền hoặc trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lực chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Các phương thức thanh toán hợp đồng ngoại gồm có:

doc99 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng nhập khẩu ở công ty dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu (techsimex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a thấy phù hợp với nội dung L/C và hợp đồng đã ký, làm lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng để trả tiền cho bên bán. Khi nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng về việc chuyển tiền trả bên bán, tỷ giá thực tế 14.030đ/USD, kế toán định khoản: (38.000 x 13.647 = 518.586.000đ) Nợ TK 3388 : 518.586.000 Có TK 1122 : 518.586.000 Sổ cái TK 3388 Sổ cái TK 1122 Nợ TK 3388 : 14.554.000 Có TK 413 : 14.554.000 Sổ cái TK 3388 Sổ cái Tk 413 Lệ phí dịch vụ thanh toán với nước ngoài và chi điện phí bằng ngoại tệ (0,2% x 38.000 + 7,5 = 83,5 USD) được hạch toán vào TK 641, tỷ giá thực tế ngày là 14.030 đ/USD (tương đương 83,5 x 14.030 = 1.171.505 đ) Nợ TK 641 : 1.065.005 Nợ TK 1331 : 106.500 Có TK 1122 :1.171.505 Sổ cái TK 641 Sổ cái TK 1331 Sổ cái TK 1122 Khi nhận được thông báo hàng đã về đến cảng Hải Phòng, Phòng Nghiệp vụ làm tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Khi nhận được giấy thông báo thuế chuyển trả Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Khải Hoàng. Theo hợp đồng này, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Khải Hoàng tự giao dịch nhận hàng. Ngày 16/5/2001, hai bên làm biên bản thanh lý hợp đồng. BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG Hôm nay ngày 16 tháng 5 năm 2001 Chúng tôi gồm : Bên uỷ thác: Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Khải Hoàng. Bên nhận uỷ thác: Công ty dịch vụ kỹ thuật và XNK Sau khi thực hiện hợp đồng số 303/UTNK/2001 ngày 3/3/2001, chúng tôi đồng ý làm biên bản thanh lý sau: Điều I: Bên nhận uỷ thác đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm ghi trong hợp đồng số 303/UTNK/2001. Điều II: Bên uỷ thác đã thanh toán đầy đủ tiền hàng, phí uỷ thác. Biên bản thanh lý này được làm 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản và có hiệu lực từ ngày ký. Đại diện bên A Đại diện bên B (Ký đóng dấu) (Ký, đóng dấu) Ngày 17/5/2001, tỷ giá thực tế ngày 14.032đ/USD, tính ra phí uỷ thác (304 x 14.032 = 4.265.728đ). Kế toán lập hoá đơn GTGT, trong đó: Doanh thu uỷ thác = Số phí uỷ thác: 1,1 = 4.265.728 : 1,1 = 3.877.935đ. Thuế GTGT đầu ra = 10% x Doanh thu uỷ thác = 10% x 3.877.935 = 387.793 đ Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 3388 : 4.265.728 Có TK 5112: 3.877.935 Có TK 33311: 387.793 Sổ cái TK 3388 Sổ cái TK 511 Sổ cái TK 33311 Do đơn vị uỷ táhc chuyển tiền cho Công ty dịch vụ kỹ thuật và XNK bằng tiền Việt Nam gửi ngân hàng, mặt khác luôn có sự biến động về tỷ giá hối đoái, nên sau khi xác định doanh thu sẽ có một khoản chênh lệch trong quá trình thanh toán và nhập k ho hàng hoá, kế toán định khoản: Nợ TK 413 : 268.736 Có TK 3388 : 268.736 Sổ cái TK 4132 Sổ cái TK 3388 2.3.3 Hạch toán tiêu thụ hàng nhập khẩu a) Trình tự tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty dịch vụ kỹ thuật và XNK Hàng hoá sau khi qua giai đoạn nhập khẩu thì thuộc quyền sở hữu của công ty. Đối với số hàng đó, Công ty có thể chuyển sang dự trữ tại kho hoặc bán thẳng cho các đơn vị trong nước. Hạch toán quá trình này có tính chất giống như hạch toán tiêu thụ trong kinh doanh nội thương. Thông thường, quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty được thực hiện chủ yếu theo phương thức bán buôn qua kho. Có nghĩa là đơn vị mua hàng cử cán bộ đến nhận hàng trực tiếp tại kho của Công ty. Sau khi giao dịch tại cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm của Công ty, nhân viên bán hàng thu tiền và viết Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn thuế GTGT được lập làm 3 liên: 1 liên lưu, 1 liên giao cho người mua, 1 liên nộp cho kế toán hoàng hoá. Tại kho, căn cứ vào Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, thủ kho giao hàng cho khách và ghi vào thẻ kho có liên quan. Tuỳ theo lượng hàng bán ra nhiều hay Ýt, sau vài ngày nhân viên bán hàng tại cửa hàng phân loại hoá đơn theo từng mặt hàng, lập báo cáo bán hàng và nộp tiền cho thủ quỹ công ty. Sau khi thu tiền bán hàng và các hoá đơn, kế toán hàng hoá viết phiếu thu cho nhân viên bán hàng. b) Hạch toán tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty dịch vụ kỹ thuật và XNK Giá của hàng xuất tiêu thụ của Công ty là giá thực tế đích danh. Do hàng hoá của Công ty chủ yếu là bán hàng hoá theo lô hàng nhập và hàng mua theo lô đề xuất bán thuộc lô hàng nào thì kế toán lấy đơn giá của lô hàng đó để ghi trị giá vốn hàng bán. Ta xem xét việc hạch toán tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty dịch vụ kỹ thuật và XNK qua ví dụ sau: Công ty dịch vụ kỹ thuật và XNK bán cho Công ty TNHH Anh Đạt 20 chiếc xe FX 125. Sau khi thoả thuận việc mua bán hàng hoá và nộp tiền, nhân viên bán hàng lập háo đơn thuế GTGT và Hoá Đơn kiêm phiếu xuất kho như sau: HOÁ ĐƠN (GTGT) Liên 2: (Giao cho khách hàng) Ngày 28 tháng 3 năm 2001 N0 028521 Đơn vị bán hàng: Công ty dịch vụ kỹ thuật và XNK Địa chỉ: Số 9 - Đào Duy Anh - Đống đa - Hà Nội Sè TK: 001.100.0017106 Điện thoại: 8.522826 MS: 0100112973-1 Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty TNHH Anh Đạt Địa chỉ: Sè TK: Hình thức thanh toán: MS: STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3= 1 x 2 1 Xe máy FX 125 Chiếc 20 25.184.455 503.689.100 Cộng tiền hàng: 503.689.100 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 50.368.910 Tổng cộng tiền thanh toán: 554.058.010 Tổng số tiền viết bằng chữ: Năm trăm năm tư triệu không trăm năm tám nghìn không trăm mười đồng chẵn. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Đơn vị: Công ty dịch vụ kỹ thuật và XNK Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh - Đống Đa - Hà nội HOÁ ĐƠN KIÊM PHIẾU XUẤT KHO Ngày 28 tháng 3 năm 2001 (Liên 2: Dùng để thanh toán) N0 02850 Họ tên người mua: Công ty TNHH Anh Đạt Địa chỉ: Xuất tại kho: Tương Mai Địa chỉ giao hàng: Hình thức thanh toán: Tiền mặt Số hiệu TK: STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3= 1 x 2 1 Xe máy FX 125 Chiếc 20 25.184.455 503.689.100 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm trăm linh ba triệu sáu trăm tám chín nghìn một trăm đồng chẵn. Trong đó có thuế: Thời gian và địa điểm bảo hành: Ghi chó: Người mua Người viết hoá đơn Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) Tuỳ theo lượng hàng bán ra nhiều hay Ýt, sau vài ngày nhân viên bán hàng phân loại hoá đơn bán hàng, lập báo cáo bán hàng như sau: BÁO CÁO BÁN HÀNG Số hoá đơn Tên hàng Model Số lượng Đơn giá Thuế VAT Cộng nép 028521 ............. Xe máy ............ FX 125 20 25.184.455 50.368.910 503.689.100 Tổng cộng 503.689.100 Sau đó chuyển toàn bộ hoá đơn và báo cáo bán hàng cho kế toán hàng hoá và nộp tiền cho thủ quỹ. Căn cứ vào phiếu thu tiền bán hàng, kế toán định khoản (đơn giá chưa thuế 19.150.950) Nợ TK 1111 : 554.058.010 Có TK 33312 : 50.368.910 Có TK 5111 : 503.689.100 Sổ cái TK 1111 Sổ cái TK 33312 Sổ cái TK 5111 Căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, thủ kho vào thẻ kho, kế toán tính giá vốn đơn vị hàng là 19.150.950đ/chiếc. Nợ TK 632 :383.019.000 Có TK 1561 : 383.019.000 Sổ cái TK 632 Sổ cái TK 1561 - Kế toán định khoản khấu trừ thuế: Nợ TK 33312 :50.368.910 Có TK : 50.368.910 Sổ cái TK 33312 Sổ cái TK 1331 2.3.4. Kế toán kết quả kinh doanh của hoạt động lưu chuyển hàng nhập khẩu Tại Công ty dịch vụ kỹ thuật và XNK, đến cuối kỳ, kế toán phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho hàng nhập khẩu xuất bán ra trong kỳ để tính ra kết quả kinh doanh. Việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho hàng nhập khẩu xuất bán trong kỳ để tính ra kết quả kinh doanh. Việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý được tiến hành theo tỷ giá lệ với doanh thu. Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng nhập khẩu Tổng CPBH phát sinh trong quý = x Tổng doanh thu của quý Tổng doanh thu hàng nhập trong quý Sau đó Công ty sẽ phân bổ CPBH cho hàng nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác theo công thức: Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng nhập trực tiếp CPBH phân bổ cho hàng nhập trong quý = x Tổng doanh thu hàng nhập trong quý Doanh thu hàng nhập trực tiếp trong quý Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng nhập uỷ thác CPBH phân bổ cho hàng nhập trong quý = x Tổng doanh thu hàng nhập trong quý Doanh thu hàng nhập uỷ thác trong quý Đối với chi phí quản lý, Công ty phân bổ theo công thức: Chi phí quản lý phân bổ cho hàng nhập khẩu Tổng CPQL = x Tổng doanh thu của quý Tổng doanh thu hàng nhập trong quý Phân bổ cho hàng nhập trực tiếp và nhập uỷ thác tương tự như phân bổ CPBH. Để xem xét kết quả của hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu hàng hoá, tôi xin đưa ví dụ sau: Tình hình hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty trong Quý IV - 2000 như sau: Tổng giá trị bán hàng: 51.892.535.413 đồng Trong đó: Trực tiếp : 51.802.089.880 đồng. Uỷ thác : 90.445.533 đồng. Trị giá xuất kho : 46.225.204.745 đồng. Chênh lệch tỷ giá đầu quý so với cuối quý : 1.949.410.947 đồng. Thuế nhập khẩu : 10.020.024.850 đồng. Thuế GTGT đầu ra : 3.632.477.479 đồng. Thuế GTGT đầu vào : 2.794.634.589 đồng. Chi phí quản lý phân bổ cho hàng bán trong kỳ: Nhập trực tiếp : 800.421.000 đồng. Nhập uỷ thác : 13.420.620 đồng. Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng bán trong kỳ: Nhập trực tiếp : 1.570.707.153 đồng Nhập uỷ thác : 337.447.231 đồng Cuối kỳ, công ty tính kết quả theo công thức: Kết quả hoạt động nhập khẩu = Doanh thu của hoạt động nhập khẩu - VAT đầu ra - VAT đầu vào - Trị giá xuất kho hàng nhập khẩu - CPBH phân bổ cho hàng nhập khẩu - CPQL phân bổ cho hàng nhập khẩu - Chênh lệch tỷ giá đầu kỳ so với cuối kỳ Kết quả: Lãi 158.080.827 đồng. Sổ sách kế toán: Kết hợp giữa hình thức Chứng từ ghi sổ và đặc điểm điều kiện thực tế của Công ty, quá trình nhập khẩu hàng hoá và thanh toán quốc tế được phản ánh qua hệ thống sổ sách như sau: CHỨNG TỪ GHI SỔ Sè CT ghi sổ ngày tháng Trích yếu Số hiệu tài khoản Nợ Có Số tiền ............................ 203 8/3 Phí mở L/C 0060E1001/ 0097 HĐ 641 1331 1122 5.742.418,5 204 ............................................................................ 205 ............................................ SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 4 5 6 ................ 203 8/3 5.742.418,5 204 ................. 205 .............. Sè chi tiết Tài khoản 641:Chi phí bán hàng Từ ngày 01/01/2001 Đến 31/03/2001 DƯ ĐẦU KỲ: 0 0 NGÀY SÈ CT NỘI DUNG TKĐƯ NỢ CÓ 4/1 3 Phí giao nhận vận chuyển lô đàn 1111 14.837.700 ......................................................... 8/3 203 Phí mở L/C 006E1001/0097,HĐ02 11221 5.220.380,5 9/3 215 Phí mở L/C0065E1001/0098,HĐ303UT 11222 484.431 ................................................... 31/3 Kết chuyển chi phí bán hàng 911 115.663.438 Tổng cộng 115.663.438 115.663.438 DƯ CUỐI KỲ: 0 0 SỔ CÁI TK 641 - Chi phí bán hàng (Từ ngày 01/03/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 201 203 215 1/3 8/3 9/3 31/3 Phí giao nhận vận chuyển lô đàn Phí mở LC 0060E1001/0097, HĐ Mega02 Phí mở LC 0065E1001/0098, HĐ 303UT ................................................................. ................................................................... Kết chuyển chi phí bán hàng Tổng cộng 1111 11221 11222 911 14.837.700 5.220.380,5 484.431,0 115.663.438 115.663.438 115.663.438 Số dư Nợ cuối kỳ:........................ Số dư có cuối kỳ:....................... Sổ chi tiết tài khoản 642: Chi phí quản lý DN Từ ngày 01/01/2001 Đến 31/03/2001 Dư đầu kỳ: 0 0 NGÀY SÈ CT NỘI DUNG TKĐƯ NỢ CÓ 4/1 20 Nộp tiền điện nước 11221 27.300.600 ............................................. ................................................. 2/3 205 Chi phí hành chính 1111 3.500.000 31/3 Kết chuyển 911 61.057.000 Tổng cộng 61.057.000 61.057.000 DƯ CUỐI KỲ 0 0 SỔ CÁI TK 642 - Chi phí quản lý DN (Từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng DƯ ĐẦU KỲ: 0 0 Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 20 205 4/1 2/3 31/3 Nộp tiền điện nước ............................................................... ............................................................... Chi phí hành chính Kết chuyển chi phí quản lý DN Tổng cộng 11221 1111 911 27.300.600 3.500.000 61.057.000 61.057.000 61.057.000 Số dư Nợ cuối kỳ: .................... Số dư có cuối kỳ....................... SỔ CÁI TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng Số dư nợ đầu kỳ: 3.506.250 Số dư có đầu kỳ: ....................... Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 203 215 240 252 258 263 265 8/3 9/3 9/3 10/3 27/3 27/3 27/3 ......................... Phí mở LC 0060E1001/0097, HĐ Mega02 Phí mở LC 0065E1001/0098, HĐ 303UT T/toán LC 0065E1001/0098, HĐ 303UT T/toán LC 0060E1001/0097, HĐ Mega02 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Thuế GTGT phí nộp hộ thuế nhập khẩu Thuế GTGT phí nhận hàng NK, HĐ Mega 02 ....................................................................... Tổng cộng ...... 11221 1122 1122 1122 33312 1121 141 ......... 522.038 48.443 106.500 1.064.473 861.792.750 2.000 400.000 5.815.768.021 ........... 3.162.071.000 Số dư Nợ cuối kỳ: 2.657.203.271 Số dư có cuối kỳ....................... SỔ CÁI TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu (từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng Số dư Nợ đầu kỳ: . ..................... Số dư Có đầu kỳ: 1.562.263.250 Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 258 264 312 324 25/3 27/3 28/3 28/3 ......................... Thuế GTGT hàng nhập khẩu Nộp thuế GTGT, HĐ Mega 02 Thuế GTGT bán xe máy Khấu trừ thuế bán 20 xe máy ................... ...... 1331 1121 1111 1331 ........ ......... 861.792.750 50.368.910 ......... ........... 861.792.750 50.368.910 ......... Số dư nợ cuối kỳ:......................... Số dư Có cuối kỳ: 1.154.421.007 SỔ CÁI TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra của hàng hoá dịch vụ (từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng Số dư Nợ đầu kỳ: . ..................... Số dư Có đầu kỳ: 235.000 Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 02536 27/3 ......................... Thuế VAT phí uỷ thác ................... ...... 3388 ........ ......... ........ ........... 387.793 ......... Số dư Nợ cuối kỳ: .......................... Số dư Có cuối kỳ: 1.758.050 SỔ CÁI TK 33332 - Thuế nhập khẩu (từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng Số dư Nợ đầu kỳ: . ..................... Số dư Có đầu kỳ: 29.689.726.542 Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 258 264 27/3 27/3 ......................... Thuế nhập khẩu, HĐ Me ga 02 Nộp thuế nhập khẩu (HQHP) ................... ...... 1561 1121 ........ ......... 2.872.642.500 ........ 31.070.255.000 ........... 387.793 ......... 5.039.005.000 Số dư Nợ cuối kỳ: ................................. Số dư Có cuối kỳ: 3.658.476.542 SỔ CÁI TK 3312 – Phải trả nhà cung cấp xe máy Juara FX 125 (từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng Số dư Nợ đầu kỳ: . ..................... Số dư Có đầu kỳ: 65.086.524.020 Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 212 264 8/3 27/3 ......................... Thanh toán LC 0060E1001/0097 Nhập cho xe máy HĐ Mega 02 ................... ...... 11221 1561 ........ ......... 5.588.446.500 ........ 25.005.320.000 ........... 5.588.446.500 ......... 20.936.065.000 Số dư Nợ cuối kỳ: ................................. Số dư Có cuối kỳ: 61.017.269.020 SỔ CÁI TK 3388 – Công ty TNHH TM & DL Khải Hoàng (từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng Số dư Nợ đầu kỳ: . ..................... Số dư Có đầu kỳ: 235.698.723 Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 132a 132b 256a 257a 256b 15/3 15/3 27/3 27/3 27/3 ......................... Thanh toán LC 0060E1001/0098 Chênhlệch tỷ giá T/toán LC Doanh thu uỷ thác Thuế GTGT phí uỷ thác CL tỷ giá HĐ 303/UT Tổng cộng ...... 11222 413 511 33311 413 ......... 518.586.000 14.554.000 3.877.935 387.793 537.405.728 ........... 387.793 268.736 537.405.728 Số dư Nợ cuối kỳ: ...................... Số dư Có cuối kỳ: 235.698.723 SỔ CÁI TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 132b 256b 256c 15/3 27/3 24/3 ......................... Chênh lệch tỷ giá thanh toán Chênh lệch tỷ giá HĐ 303/UT Ghi tăng giá mua hàng ......................... Tổng cộng ...... 3388 3388 1561 ......... 268.736 470.642.027 ........... 14.554.000 156.838.500 473.136.241 SỔ CÁI TK 632 - Giá vốn hàng bán (từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 27730 27731 28521 29970 5/1 6/1 28/3 29/3 Xuất bán đàn Xuất bán kẹo cao su ................................... Xuất bán xe máy Xuất bán hàng Kết chuyển Tổng cộng 1561. 1561 1561 1561 911 30.700.000 848.736.600 ...................... 383.019.000 2.287.000.000 72.625.049.000 72.625.049.000 72.625.049.000 Số dư Nợ cuối kỳ: ................... Số dư có cuối kỳ....................... Sè chi tiết tài khoản 632 Từ ngày 01/01/2001 Đến 31/03/2001 DƯ ĐẦU KỲ: 0 Ngày Sè CT Nội dung TKĐƯ Nợ có 5/1 27730 Xuất bán đàn 1561 30.700.000 6/1 27731 Xuất bán kẹo cao su 1561 848.736.600 .......................................... ................. 28/3 28521 Xuất bán xe máy 1561 383.019.000 29/3 29970 Xuất bán hàng 1561 2.287.000.000 31/3 Kết chuyển 911 72.625.049.000 Tổng cộng 72.625.049.000 72.625.049.000 Dư cuối kỳ 0 0 Sè chi tiết tài khoản 5111 Từ ngày 01/01/2001 Đến 31/03/2001 Dư đầu kỳ: 0 Ngày Sè CT Nội dung TKĐƯ Nợ có 5/1 27730 Xuất bán đàn 131 30.570.000 6/1 27731 Xuất bán kẹo cao su 131 854.630.120 .................................... ........... 28/3 28521 Xuất bán xe máy 131 383.019.000 29/3 29970 Xuất bán hàng 131 2.328.686.000 31/3 Kết chuyển 911 73.408.340.000 Tổng cộng 73.408.340.000 73.408.340.000 Dư cuối kỳ 0 0 SỔ CÁI TK 5111 - Doanh thu bán hàng (từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 27730 27731 28521 29970 5/1 6/1 28/3 29/3 31/3 Xuất bán đàn Xuất bán kẹo cao su ......................................Xuất bán xe máy Xuất bán hàng Kết chuyển Tỏng cộng 131 131 131 131 911 73.408.340.000 73.408.340.000 30.570.000 854.630.120 383.019.000 2.328.686.000 73.408.340.000 Số dư Nợ cuối kỳ: ...................... Số dư Có cuối kỳ: ....................... SỔ CÁI TK 911 - Xác định kết quả (từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/03/2001) Đơn vị : đồng Chứng từ Nội dung nghiệp vụ TK đối ứng Số tiền Sè hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/3 31/3 31/3 31/3 31/3 Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển giá vốn hàng hoá Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí quản lý DN Lãi hoạt động KD hàng nhập khẩu 511 632 641 642 421 72.625.049.000 115.663.438 61.057.000 606.570.562 73.408.340.000 SỔ THEO DÕI L/C NHẬP KHẨU NĂM 2001 CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT VÀ XNK Ngày Sè L/C Phòng Người hưởng lợi Mở qua ngân hàng Thị trường Tên hàng Số lượng Đơn giá (USD) Trị giá Thời hạn giao hàng Thời hạn hiệu lực 8/3/2000 0060 E1001/0097 NV2 MAYBANK EXIMBANK Malaysia Xe máy FX 125 450 910 409.500 18/3/2000 8/4/2000 0065E1001/0098 NV2 ASUNG TRADING CORP VIETCOM BANK Hàn Quốc Deawoo Sola 200 Samsung MX6W-2 02 01 13.500 11.000 27.000 11.000 21/3/2000 12/4/2000 PHẦN THỨ BA Phương hướng hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ Lưu chuyển hàng nhập khẩu ở Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu (Techsimex). ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Ở CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU. Đánh giá tình hình tổ chức công tác quản lý kinh doanh và công tác kế toán nói chung 1.1.Đánh giá tình hình tổ chức công tác quản lý kinh doanh Kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty Techsimex đã đạt được những thành công đáng kể trong công tác quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ. .. Công tác quản lý tại công ty có nhiều mặt tích cực, với bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ song vẫn đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức quản lý nghiệp vụ kinh doanh, kế toán tài chính, phân tích thống kê, xây dựng kế họach hoạt động, từng bước đưa công ty vượt qua những khó khăn để trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Trình độ tổ chức và các nghiệp vụ kinh doanh của công ty có nhiều ưu điểm: Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường mới. .. Công ty đã khai thác và sử dụng một cách hữu hiệu các nguồn vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, vẫn còn có một số tồn tại lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty như sau: Đội ngũ cán bộ công nhân viên tuy đông nhưng trình độ chưa đồng đều, chưa phù hợp với điều kiện kinh doanh theo cơ chế mở. Tuy công ty đã có cơ chế khoán chỉ tiêu cho các phòng ban nhưng vẫn còn lỏng lẻo, không khuyến khích được người lao động. Trong kinh doanh XNK, kim ngạch xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch. Khả năng hiện có của Công ty chưa được khai thác hết: mối quan hệ giữa các phòng quản lý và nghiệp vụ... chưa được tăng cường. 1.2 Đánh giá tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu Sau một thời gian xem xét tình hình quản lý và hạch toán kế toán nói chung cũng như tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá và tổ chức công tác kế toán hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng nhập khẩu nói riêng tại công ty, tôi nhận thấy công ty Techsimex là một doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường, gặp Ýt nhiều khó khăn nhưng đã xây dựng được một mô hình tổ chức, một phương pháp hạch toán kinh doanh tương đối phù hợp với tình hình mới, đảm bảo cho công ty đững vững trên thị trường. Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty được thể hiện qua các mặt sau: Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty như hiện nay là tương đối gọn nhẹ, hợp lý. Luôn theo sát các hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phòng Kế toán tài vụ với cơ cấu tổ chức hợp lý đã quản lý tôt được tiền hàng, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng vốn đáp ứng kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng nhanh vòng quay vốn và sử dụng có hiệu quả tiền nhàn rỗi. Về loại hình tổ chức công tác kế toán: Với đặc điểm hoạt động kinh doanh xảy ra thường xuyên liên tục đối với từng thương vụ, nhằm cung cấp thông tin một cách nhanh nhất, công ty Techsimex đã lựa chọn và áp dụng hình thức kế toán tập trung là phù hợp. Việc áp dụng hình thức kế toán này sẽ cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho hoạt động kinh doanh cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp đồng thời phát huy được tính chủ động kịp trong kinh doanh. Hình thức kế toán tập trung cho phép các doanh nghiệp giám đốc, tăng cường kiểm tra kiểm soát tại chỗ với các hoạt động kinh doanh. Về hình thức tổ chức sổ sách kế toán Hiện nay, theo quy định của chế độ kế toán mới do Bộ tài chính ban hành bao gồm 4 hình thức kế toán là: + Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái + Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ + Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ + Hình thức kế toán Nhật ký chung. Với Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu, trong tình hình kinh doanh hiện nay, cùng với bộ máy kế toán, công ty đã nghiên cứu và áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Hình thức này có ưu điểm là tương đối đơn giản, dễ làm , dễ kiểm tra đối chiếu phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán. Về tổ chức hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo quy định của Bộ Tài Chính và có mở thêm một số tài khoản cấp 3,4 phù hợp với đặc điểm riêng của đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu để thuận tiện trong việc theo dõi và hạch toán. Để góp phần vào nâng cao hiệu quả của đơn vị nói chung và hiệu quả làm việc của bộ máy kế toán nói riêng, công ty cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại về kỹ thuật, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn thể cán bộ công nhân viên, ổn định tổ chức, giải quyết công ăn việc làm tạo nên sự an tâm tư tưởng để anh chị em hiểu rõ thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong điều kiện hiện nay, từ đó thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc đóng góp xây dựng đơn vị. Tăng cường khai thác ứng dụng tin học trong kinh doanh. Nâng cao hiệu quả thông tin nội bộ, báo cáo thống kê, hạch toán thu chi, luân chuyển chứng từ hàng hoá ... phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh trong công ty. Hoàn thiện nội quy, quy chế nội bộ, hoàn thành làm sổ lao động với toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan, tăng cường kỷ luật lao động. 2. Đánh giá tình hình tổ chức hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng nhập khẩu tại Công ty Techsimex Kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng nhập khẩu ở công ty được tiến hành tương đối hoàn chỉnh, từ khâu lập chứng từ, ghi chép ban đầu đến khâu vào sổ sách. Các chứng từ ban đầu được lập ra tại công theo đúng các quy định của chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ. Việc tiếp nhận các chứng từ bên ngoài được giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời. Tổ chức luân chuyển tương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hoá theo loại nghiệp vụ, theo trình tự thời gian trước khi đi vào lưu trữ. Việc lập chứng từ ban đầu cho kế toán nhập khẩu hàng hoá gồm hai phòng: Các phòng kinh doanh và phòng kế toán. tại phòng kinh doanh đảm nhận các thủ tục hành chính:Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng, làm thủ tục hải quan, kiểm nhận và làm thủ tục nhập kho hàng hoá... Phòng kế toán đảm nhận mọi vấn đề thuộc tài chính kế toán cho nghiệp vụ: Mở L/C, kiểm tra giám sát việc thanh toán tiền hàng, nộp thuế xuất nhập khẩu, theo dõi các khoản chi phí nhập khẩu hàng hoá. Kế toán đã vận dụng các tài khoản trên cơ sở đặc điểm và phạm vi của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xuất phát từ các yêu cầu quản lý. Công ty có quan hệ với nhiều ngân hàng, đồng tiền sử dụng bao gồm nhiều loại. Vì vậy công ty đã mở chi tiết theo các cấp tài khoản để tiện theo dõi từng ngân hàng, từng loại ngoại tệ. Tuy nhiên công tác hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng nhập khẩu tại công ty vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định: - Khi áp dụng Luật thuế Giá trị gia tăng (VAT). trong giai đoạn đầu, công tác kế toán gặp phải mét số khó khăn để theo dõi khoản thuế này. Bên cạnh đó, về mặt lý thuyết do chỉ mang tính chất chung chung, đôi khi không được cụ thể hoá, đã gây khó khăn cho công ty trong việc vận dụng từ lý thuyết vào thực tế. Cụ thể khi có những trường hợp thực tế xảy ra mà nội dung kinh tế của tài khoản không phản ánh, dẫn đến khi hạch toán không phù hợp cho lắm, đôi khi có một số trường hợp trong thực tế, nếu vận dụng tuần tự như lý thuyết thì không thể làm được ... - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý ở công ty được phân bổ cho hàng nhập và xuất vào cuối quý. Công ty không phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng nhập khẩu. Vì vậy không xác định được kết quả chính xác của từng mặt hàng nhập khẩu xem mặt hàng nào lãi, mặt hàng nào lỗ để có kế hoạch kinh doanh cho phù hợp hơn. Mặt khác, do có sự kết hợp giữa phòng kế toán với các phòng kinh doanh trong việc làm thủ tục và hạch toán chứng từ ban đầu do đó cho nên không tránh khỏi những trường hợp vướng mắc có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nói chung. Chẳng hạn như nếu cán bộ phòng kinh doanh do một sơ suất nào đó mà chứng từ không được chuyển đến phòng kế toán kịp thời, thì khi đó kế toán chuyển tiền nộp thuế chậm so với quy định sẽ bị phạt. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như uy tín của đơn vị. II. Cơ sở lý luận trong việc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán Lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh XNK 1. Sự cần thiết phải tổ chức hợp lý quá trình hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu. Như ta đã biết, kế toán là công việc ghi chép tính toán phản ánh con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động nhưng chủ yếu là dưới hình thức giá trị về con số hiện có, tình hình biến động về tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước, tập thể hay cá nhân.. . Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh XNK, khi đi vào hạch toán kinh doanh, những yêu cầu về thông tin kinh tế nói chung, nhập khẩu hàng hoá nói riêng trở thành cần thiết bởi những lý do sau: Kế toán phản ánh được toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và sự biến động của tài sản đó. Kế toán phải phản ánh được các quan hệ kinh tế, pháp lý trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá từ khâu mua hàng đến khâu xuất đi, thu tiền hoặc từ khâu nhập hàng về, thanh toán cho đến khâu tiêu thụ xong. .. Nó còn phản ánh chính xác các khoản chi tiêu, quá trình sinh lợi và phân phối lợi nhuận. Do vậy hoàn thiện kế toán hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trước hết là do lợi Ých của bản thân doanh nghiệp, sau nữa là giúp Nhà nước quản lý được các hoạt động kinh doanh của đơn vị, cũng trên cơ sở đó mà có những quyết định xác đáng và kịp thời. Tổ chức hợp lý và đúng đắn việc hạch toán nhập khẩu hàng hoá có ý nghĩa rất to lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Tổ chức đúng đắn việc hạch toán nhập khẩu hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu quản lý và thực hiện tốt các nhiệm vụ của kế toán. Tổ chức hợp lý hạch toán nhập khẩu hàng hoá tạo điều kiện quản lý một cách toàn diện tiền hàng, hàng hoá của đơn vị. Tạo điều kiện đánh giá được kết quả của hoạt động nhập khẩu một cách đúng đắn, chính xác, cụ thể từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, phân tích của đơn vị. Cung cấp thông tin một cách kịp thời toàn diện cho các bộ phận lãnh đạo và nghiệp vụ để kip thời giao các quyết định kinh doanh. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho bộ máy kế toán và hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị. Tạo điều kiện cho công tác kiểm tra và theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách toàn diện và chặt chẽ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoàn thiện để kế toán trở thành công cụ phản ánh chân thực các quá trình XNK, là cơ sở để điều hành, kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh doanh của đơn vị thì kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu sau: Hạch toán kinh doanh phải phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Thực hiện chế độ tự chủ tài chính, tự cấp phát tài chính, lấy thu nhập bù đắp các chi phí, giám sát kịp thời quá trình luân chuyển và vận động của vốn. Vấn đề phát sinh chi phí bán hàng và làm thế nào để tiết kiệm chi phí bán hàng tăng lợi nhuận cho đơn vị. Bảo đảm thông tin có hệ thống, liên tục chính xác phục vụ cho các nhà quản lý, ra các quyết định đúng đắn để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu phải tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất của tin học góp phần nâng cao năng suất lao động của người làm công tác kế toán. Các nguyên tắc và điều kiện để hoàn thiện tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các đơn vị kinh doanh XNK Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, kim ngạch hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt nam ngày một tăng. cá doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng đóng mọt vai trò tích cực trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh giầu đẹp. Tuy vây, để đạt được mục đích của hoạt động kinh doanh là không ngừng nâng cao mức lợi nhuận, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không được tự thoả mãn với những gì mình đang có mà mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong từng doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của mình để từ đó tìm ra các biện pháp phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là bộ phận được giao nhiệm vụ xử lý, phản ánh các thông tin về vốn, nguồn vốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh... cùng với quá trình phát triển của doanh nghiệp, công tác kế toán cũng đòi hỏi không ngừng được hoàn thiện. phòng kế toán phải được tổ chức một cách hợp lý, có sự phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm đến từng thành viên, tập hợp và thông báo kịp thời các thông tin kinh tế cho các cấp quản lý để có được các quyết định đúng đắn trong việc điều hành các hoạt động kinh doanh của đơn vị. Quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu phải được kế toán theo dõi chặt chẽ, thường xuyên từ khâu mua hàng, bán hàng đến dự trữ hàng hoá, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được hạch toán vào các tài khoản thích hợp nhằm phản ánh chính xác tình hình biến động về tài sản của doanh nghiệp. Để tự khẳng định mình là cánh tay mặt của công tác quản lý, đóng vai trò quan trọng đến việc thành công hay thất bại của các hoạt động kinh doanh . Khi tiến hành hoàn thiện kế toán nói chung và hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu nói riêng cần quán triệt những nguyên tắc sau: Một là, phải nắm vững chức năng và nhiệm vụ của hạch toán kế toán nói chung và kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu nói riêng. Cùng một lúc, nó vừa phản ánh vừa giám sát quá trình kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, vì vậy hoàn thiện từ tổ chức bộ máy kế toán đến công tác hạch toán, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Hai là, phải xuất phát từ đặc trưng của hoạt động nhập khẩu. Giống như mọi hoạt động kinh tế khác, mục đích của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là thu được lợi nhuận cao. Lợi Ých kinh tế của hoạt động nhập khẩu là động lực của kế toán. Hạch toán kế toán là công cụ để phản ánh giám sát quá trình kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. Do đó nó phải xuất phát từ các hoạt động kinh doanh nhập khẩu và trở lại phục vụ quá trình đó, là con đường đúng đắn và hiện thực để tổ chức một guồng máy hạch toán hữu hiệu, khách quan và tiết kiệm. Ba là, hoàn thiện cũng có nghĩa là sửa chữa những sai sót, những yếu tố chưa khoa học để đi đến những quyết định đúng, hoàn hảo những việc đã làm trong hạch toán. Rõ ràng đó là một quá trình từ nhận thức làm thay đổi thực tế rồi lại từ thực tế phát huy, bổ xung thêm cho nhận thức và lý luận. Như vậy, để hoàn thiện công tác hạch toán kế toán phải căn cứ vào mô hình chung trong hạch toán, những quyết định về ghi chép, luân chuyển chứng từ ban đầu của bản thân đơn vị kinh doanh nhập khẩu hàng hoá để hoàn thiện. Bốn là, bảo đảm nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu của hạch toán kinh doanh. Bởi vì hoàn thiện là để nâng cao chất lượng hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu. Do vậy, nguyên tắc này yêu cầu khi hoàn thiện công tác hạch toán kế toán không thể tách rời hạch toán kinh doanh mà phải bám sát, phục vụ cho yêu cầu của hạch toán kinh doanh. Các thông tin hạch toán phải phù hợp với thông tin thị trường về kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. Năm là, hoạt động nhập khẩu cũng như các hoạt động kinh tế nói chung rất đa dạng, ở mỗi đơn vị khác nhau, việc tổ chức, bố trí hạch toán có khác nhau nhưng có một cái chung nhất là dựa vào chế độ luật lệ do Nhà nước quy định. Sáu là, trong điều kiện thế giới hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng. Nhiều phát minh và thành tựu khoa học gắn với quản lý kinh tế. Hoàn thiện hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu nói riêng phải theo hướng hiện đại hoá công tác kế toán, đưa vào những thành tựu khoa học tính toán, tin học vào công tác kế toán. Muốn hoàn thiện hạch toán lưu chuyển nhập khẩu hàng hoá, trong các đơn vị kinh doanh XNK phải có những điều kiện tiền đề cần thiết sau: Đơn vị kinh doanh XNK phải là đơn vị được nhà nước cho phép hoạt động. Phải có tư cách pháp nhân và được phép quan hệ giao dịch buôn bán với nước ngoài. Phải là một đơn vị kế toán cơ sở, trên cơ sở đó tổ chức kế toán được xác lập về tổ chức bộ máy, về tổ chức công tác kế toán và cũng từ đó tổ chức mô hình và quy trình kế toán. Phải nắm vững chế độ kế toán hiện hành, căn cứ vào đó, xuất phát từ điều kiện và tình hình hoạt động kinh doanh cụ thể của đơn vị mình mà đổi mới công tác tổ chức kế toán và cũng từ đó tổ chức mô hình và quy trình kế toán. Các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải xác lập được mô hình kinh doanh gọn nhẹ, hợp lý, ổn định, mô hình tổ chức quản lý thích hợp, tiên tiến, tiết kiệm. Có đội ngũ nhân viên kế toán hiểu biết nghiệp vụ kế toán ngoại thương, có kinh nghiệm và chịu khó học hỏi. Bởi vì, muốn tổ chức và tiến hành công tác hạch toán kế toán được tốt thì phải có đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán mạnh, có cơ cấu đồng bộ về trình độ. Các cán bộ nhận viên kế toán phải là người thạo việc, hiểu biết nghiệp vụ, vị trí của mình được phân công và biết cách thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đội ngũ đó, phải có những hạt nhân vững chắc mà trước hết đó là kế toán trưởng. Các kế toán viên phải tương đối thông thạo ngoại ngữ. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động buôn bán với các công ty nước ngoài. Do vậy kế toán phải thường xuyên tiếp xúc với các chứng từ bằng tiếng nước ngoài đặc biệt là tiếng Anh. Để làm tốt công tác kế toán thì một trong những điều kiện không thể thiếu được là phải tạo ra và cung cấp các phương tiện làm việc cần thiết tối thiểu. Phải làm sao để nhân viên kế toán làm việc thoải mái có hiệu quả. Nhanh chóng áp dụng các phương tiện tính toán hiện đại vào công tác kế toán. Trong những năm qua, kể từ khi Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì cũng là lúc hoạt động XNK bung ra một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên một thực tế cho thấy rằng các chính sách quy định của nhà nước đã không được đổi mới cho phù hợp để bám sát tình hình trên. Do vậy trong thời gian tới, để có các doanh nghiệp và cơ sở có điều kiện để hoàn thiện bộ máy kế toán và tuân thủ các quy định của Nhà nước thì Nhà nước phải đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, phải thực hiện quản lý chặt chẽ hơn nữa không chỉ trong công tác hạch toán mà còn trong hoạt động kinh doanh XNK nói chung. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TECHSIMEX Trong tình hình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay là một nền kinh tế mở, quan hệ buôn bán giao dịch với nhiều thị trường, nhiều bạn hàng nước ngoài. Do đó, hoàn thiện hạch toán kế toán lưu chuyển hàng nhập khẩu là một yêu cầu bức thiết. Trước những thay đổi bổ xung của điều lệ kế toán Nhà nước, hệ thống tài khoản kế toán.. . Các đơn vị kinh doanh XNK chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn nên phương pháp kế toán một số nghiệp vụ còn mắc phải nhiều thiếu sót. Quan hệ buôn bán quốc tế có nhiều thay đổi. Về hình thức buôn bán, về phương thức giao hàng, thoả thuận bán theo giá FOB hay giá CIF... cùng với sự chuyển biến về quan hệ buôn bán quốc tế, hoạt động nhập khẩu cũng được đổi mới theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Từ những thay đổi trên dẫn đến các chính sách, chế độ, biện pháp quản lý nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp, điều đó đã tác động đến công tác tổ chức kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, tới tổ chức hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá... Nếu công tác hạch toán nhập khẩu hàng hoá không đổi mới, bổ sung hoàn thiện thì sẽ không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu của hạch toán kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu, trên cơ sở những ưu điểm và tồn tại trong công tác hạch toán kế toán tại phòng Kế toán - Tài vụ của Công ty Techsimex, tôi xin nêu ra một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của Công ty. Ý kiến thứ nhất: Về hình thức sổ sách kế toán Hiện nay, công ty đang sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ . Hình thức này tuy đơn giản nhưng trùng lặp nhiều, không thuận lợi cho việc kế toán bằng máy vi tính. Để áp dụng công tác hạch toán bằng máy vi tính, theo tôi, đơn vị có thể áp dụng hình thức Nhật ký chung. Hình thức này đơn giản, gần với ngôn ngữ và cách làm việc của máy tính nên tiện cho việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Theo hình thức nhật ký chung, trình tự thao tác trên máy vi tính như sau: Chứng từ gốc Chương trình tạo nội dung sổ nhật ký chung File quản lý chứng từ Chương trình tạo nội dung các sổ thẻ chi tiết Sổ nhật ký chung Chương trình tạo nội dung sổ nhật ký chuyên dùng Sổ thẻ chi tiết Chương trình tạo nội dung sổ cái Sổ nhật ký chuyên dùng Chương trình tạo bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Chương trình so sánh đối chiếu Bảng tổng hợp chi tiết Chương trình tạo nội dung các báo cáo kế toán Các báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc các kế toán viên sẽ ghi nội dung vào file quản lý chứng từ. Từ File này, các kế toán viên sẽ chạy các chương trình xử lý chứng từ để tạo Nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng, các sổ, thẻ, kế toán chi tiết. Để chắc chắn không có sự khác biệt, chênh lệch giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, kế toán phải chạy chương trình so sánh, đối chiếu để phát hiện các điểm khác biệt. Sau đó kế toán sẽ chạy chương trình để tạo các báo cáo kế toán. Nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng có thể được lưu trữ trên đĩa mềm hoặc đĩa cứng hoặc in ra giấy. Để công tác kế toán theo hình thức này được tiến hành có hiệu quả, các máy tính cần được nối mạng và phải có giải pháp nối mạng hữu hiệu. Ý kiến thứ hai: Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, TK 156 có hai tiểu khoản TK 1561: “Giá mua hàng hoá” TK 1562: “Chi phí thu mua hàng hoá” Ở công ty, kế toán có sử dụng tài khoản trên đến tài khoản cấp III và chi tiết đến từng mặt hàng cụ thể (chủ yếu là các mặt hàng có doanh số lớn và thường xuyên). Tuy nhiên, kế toán phản ánh chưa đầy đủ nội dung của tài khoản này. Trị giá vốn của hàng hoá tại thời điểm nhập kho được phản ánh vào TK 1561 “Giá mua hàng hoá”. Giá thành thực tế của hàng mua nhập kho bao gồm: Giá thành thực tế của hàng nhập kho = Trị giá mua hàng theo hoá đơn + Chi phí mua hàng + Thuế đầu vào của hàng hoá Kế toán công ty có sử dụng TK 1562 “Chi phÝ mua hàng hoá” để phản ánh một số khoản thủ tục phí ngân hàng và thuế đầu vào. Sau đó, cuối quý kế toán tính toàn bộ chi phí phát sinh ở TK này vào trị giá vốn hàng xuất kho. Trên thực tế, các khoản chi phí mua hàng như chi phí vận chuyển hàng về kho của công ty thực chuyển bán thẳng, chi phí bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải, chi phí tiếp nhận nhập kho.. . lại được phản ánh vào tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”. Thực chất xét về mặt số học kế toán phản ánh theo cách này không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cuối cùng. Đến cuối kỳ kinh doanh, khi tính toán để xác định kết quả thì toàn bộ chi phí mua hàng và giá vốn hàng hoá đều được kết chuyển sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Tuy nhiên, cách hạch toán như vậy sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí: một số khoản chi phí liên quan đến hàng mua không được phản ánh trong trị giá hàng nhập khẩu mà lại nằm ở TK 641. Khi tính trị giá vốn hàng xuất bán sẽ thiếu một số khoản chi phí lẽ ra phải tính vào giá vốn nhưng nhưng lại nằm ở TK 641. Từ đó có thể làm giảm lợi nhuận của công ty và ảnh hưởng đến tình hình cạnh tranh của công ty khi tiêu thụ sản phẩm. Như vậy theo chế độ kế toán hiện hành quy định, trị giá thực tế hàng nhập kho ghi theo cách này sẽ chưa đầy đủ và chưa đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán - khoản chi phí phát sinh liên quan đến bộ phận nào thì phải phản ánh vào bộ phận đó. Theo tôi, kế toán hàng hoá khi phản ánh hàng nhập kho nên ghi vào TK 1561 theo đúng nội dung tức là chỉ ghi trị giá mua theo hoá đơn phải trả cho người bán. Toàn bộ chi phí mua hàng (CPMH) phát sinh trong tháng nên tập hợp vào TK 1562 và cuối tháng (cuối quý) mới tiến hành phân bổ cho hàng còn lại và hàng bán ra. Tiêu thức phân bổ có thể là trị giá mua của hàng luân chuyển trong tháng theo công thức: CPMH phân bổ cho hàng bán ra = CPMH phân bổ cho hàng tồn kho ĐK + CPMH phát sinh trong kỳ x Trị giá mua của hàng xuất bán trong kỳ Trị giá mua của hàng tồn đầu kỳ + Trị giá mua của hàng nhập khẩu trong kỳ Ý kiến thứ ba: Ở công ty, hàng hoá nhập khẩu với khối lượng lớn, chủ yếu là máy móc thiết bị, đồ dùng điện máy.. . vì vậy đòi hỏi phải huy động lượng ngoại tệ lớn. Đối với những lô hàng như vậy, công ty có thể phải vay ngân hàng để mua hàng, chịu lãi suất vay vốn. Khoản trả lãi vay ngân hàng được kế toán phản ánh vào TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” là đúng với quyết định 1141TC/CĐKT do bộ tài chính ban hành ngày 1/11/1995. Nội dung của chi phí bán hàng bao gồm nhiều khoản mục trong đó có chi phí bảo quản, dự trữ hàng hoá. Khoản chi phí lãi vay ngân hàng có htể coi là khoản chi phí dự trữ, nó liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ mua bán hàng hoá. Hàng hoá mua về có thể bán thu tiền ngay hoặc còn tồn kho. Nếu có hàng chưa tiêu thụ được có nghĩa là đồng thời công ty này phải chịu lãi của số hàng mua bằng vốn vay. Trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại, hàng hoá là tài sản lưu động lớn nhất và là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Doanh nghiệp thương mại thực hiện nghiệp vụ thu mua hàng vào để bán ra, lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. Hàng hoá tiêu thụ được cũng có nghĩa là vốn kinh doanh được hoàn lại, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Đối với hàng hoá mua bằng vốn vay ngân hàng, hàng hoá luân chuyển càng nhanh thì chi phí lãi vay càng Ýt, thời gian hoàn trả vốn và lãi vay càng ngắn. Ngược lại, hàng hoá tồn kho càng nhiều, thời gian hoàn trả vốn vay càng dài và chi phí lãi vay càng lớn. Như vậy, chi phí lãi vay ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và kết quả bán hàng của doanh nghiệp thương mại. Chế độ kế toán quy định đưa lãi vay ngân hàng vào TK 642 là chưa hợp lý, chưa đúng với tính chất của các khoản chi. Theo tôi, để thực hiện đúng đắn nguyên tắc phù hợp của kế toán và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, khoản chi phí lãi vay nên đưa vào TK 641 “Chi phí bán hàng”. Cuối kỳ, chi phí bán hàng được phân bổ cho hàng bán ra và hàng còn lại tức là chi phí lãi vay của hàng sẽ được tính vào chi phí bán hàng khi số hàng đó tiêu thụ được. Để tiến hành phân bổ chi phí lãi vay cho hàng bán ra và hàng còn lại, có thể sử dụng công thức sau: Chi phí lãi vay phân bổ cho hàng xuất trong kỳ = Lãi vay phân bổ cho hàng tồn ĐK + Lãi vay phát sinh trong kỳ x Trị giá của hàng hoá xuất kho trong kỳ Trị giá lượng hàng tồn đầu kỳ + Trị giá lượng hàng nhập trong kỳ Ý kiến thứ tư: Song song với việc sử dụng tài khoản 413 để điều chỉnh chênh lệch tỷ giá cuối kỳ, Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu cũng cần mở thêm tài khoản ngoài bảng 007 để phản ánh ngoại tệ và được mở chi tiết theo từng loại ngoại tệ. Khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số ngoại tệ hoặc thu ngoại tệ bằng tiền mặt, kế toán ghi đơn bên Nợ TK 007 số ngoại tệ tăng lên. Còn khi nhận được giấy báo Nợ về ngoại tệ hoặc dư ngoại tệ bằng tiền mặt thì kế toán ghi đơn bên Có TK 007 sè ngoại tệ giảm đi. Nhờ sử dụng TK 007 này, kế toán có thể theo dõi chi tiết liên tục, kịp thời sự tăng giảm của ngoại tệ tính theo nguyên tệ của từng loại, đáp ứng được yêu cầu chặt chẽ, bảo đảm về mặt ngoại tệ của công ty. Ý kiến thứ năm: Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cần phải chú ý những vấn đề sau: Nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước. Phải xem xét thị trường trong nước xem nhu cầu trong nước cần loại hàng nào để có kế hoạch nhập khẩu cho phù hợp. Có các biện pháp mở rộng thị trường nước ngoài. Ổn định xây dựng thị trường thương nhân với một số mặt hàng lớn, chú ý kết hợp thị trường nội và ngoại, có chính sách cụ thể để luôn có mặt trên thị trường một số mặt hàng chủ yếu. Nhập khẩu chú trọng các mặt hàng phục vụ sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng và vật tư nông nghiệp... Tăng cường phương thức tự doanh trong xuất nhập khẩu. Việc hạ thấp giá cả hàng hoá: Có các biện pháp thương lượng với các công ty nước ngoài để giảm giá mua hàng nhập khẩu. Giảm đến mức thấp nhất các chi phí chung như chi phí bán hàng, chi phí quản lý để góp phần hạ thấp giá bán hàng hoá nhập khẩu, tạo điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Trên đây là một số ý kiến của tôi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả làm việc của bộ máy kế toán nói riêng. Tôi hy vọng rằng, những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ giúp Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh. KẾT LUẬN Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã và đang trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của nước ta. Tổ chức tốt các công tác xuất nhập khẩu chính là chiếc chìa khoá mở ra bí quyết thắng lợi của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với mục đích đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu, qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu của bản thân cũng như sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thanh Quý. Bài viết đã thể hiện được những nét cơ bản về nghiệp vụ nhập khẩu nói chung và công tác hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu nói riêng. Trong một khoảng thời gian có hạn, chuyên đề tốt nghiệp đã giải quyết được những vấn đề sau. Tuy nhiên do trình độ của bản thân có hạn lại phải nghiên cứu một đề tài rộng lớn trong một khoảng thời gian hạn chế cho nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến phê bình của các Thầy Cô giáo và những người làm công tác kế toán để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Cuối cùng , tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thanh Quý và tập thể các cán bộ công nhân viên trong Phòng Kế toán Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 169.doc
Tài liệu liên quan