Thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng là những người đã hi sinh xương máu và tuổi xuân để cống hiến cả cuộc đời mình cho độc lập – tự do của Tổ quốc. Để có được cuộc sống hoà bình, hạnh phúc và phát triển như hôm nay đã có biết bao nhiêu con người ưu tú đã ngã xuống hoặc để lại một phần thân thể của mình qua những năm dài tranh đấu. Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn của những người có công với cách mạng. Chính vì vậy mà công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Kế thừa và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc đó là “ Uống nước nhớ nguồn” . “ Đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện lới dạy của Bác Hồ kính yêu “ Tôi rất mong đồng bào ta sẵn sàng giúp đỡ Thương binh, liệt sỹ, gia đình người có công với cách mạng cả về vật chất lẫn tinh thần”. Tại địa bàn Thị xã Cửa Lò đã dấy lên phong trào chăm sóc đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ và NCCVCM rộng rãi trong toàn dân với những chương trình hành động hết sức thiết thực và có hiệu quả. Phong trào đã động viên mọi nguồn lực tại chỗ giúp đỡ NCCVCM có cuộc sống ổn định, tái hoà nhập cộng đồng với niềm tin yêu vào cuộc sống, vào trách nhiệm và sự quan tâm của Nhà nước và của toàn xã hội.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, triển khai các chính sách chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với NCC ở Thị Xã Cửa Lò còn có một số khó khăn, hạn chế. Nhưng với trách nhiệm và lòng biết ơn những người có công, Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân toàn Thị xã đã cố gắng hết mình thực hiện tốt công tác chăm sóc đời sống TB, LS và gia đình NCCVCM, đảm bảo công bằng xã hội cho những đối tượng chính sách.
64 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng nhiệm vụ và một số giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá chăm sóc người có công ở thị xã Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o NĐ 07/CP là 1015 000đ và phụ cấp là 476 000đ. Hiện mẹ sống cùng con cháu và gia đình. Mẹ được chăm sóc đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Vào các ngày Lễ, tết, ngày TBLS 27/7 mẹ nhận được quà thăm hỏi của Chủ tịch nước, quà của chính quyền Thị Xã. Ngoài ra, mẹ còn được tổ chức đưa đi điều dưỡng, mua BHYT khám chữa bệnh, mẹ đang hưởng thọ 81 tuổi.
1.2.4 Tình hình trợ cấp ưu đãi do Nhà nước quy định đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ.
- Chế độ ưu đãi đối với Liệt sỹ
- Tổng số liệt sỹ ở Thị Xã Cửa Lò hiện nay là 351 người. Liệt sỹ là những người đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, họ trở thành anh hùng bất tử, sống mãi muôn đời trong sự biết ơn của nhân dân, của đất nước.
- Khi có người hi sinh, được công nhận là liệt sỹ thì Phòng NVLĐTB sẽ kết hợp với các ban ngành chức năng tổ chức lễ báo tử cho gia đình liệt sỹ.
- Lễ báo tử phải được tổ chức trang nghiêm, thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, để giáo dục lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cho thế hệ trẻ và nhân dân địa phương.
- Lễ tang, mai táng
- Theo nghị định 07/NĐ-CP trợ cấp một lần khi bỏo tử cho liệt sỹ bằng 20 lần mức chuẩn ( mức chuẩn 564.000đ ) và chi phớ cho việc tổ chức bỏo tử là 1.000.000 đồng.
Công tác mộ, nghĩa trang, nhà bia, đài tưởng niệm
Hiện nay, UBND Thị Xã Cửa Lò đã xây dựng được 01 đài tưởng niệm liệt sỹ tại đoạn đường Sào Nam, thuộc đại lộ Nguyễn Sinh Cung – Thị Xã Cửa Lò. Đây là đoạn đường nằm ở vị trí trung tâm của Thị Xã, không gian rộng rãi, thoáng mát.
Đồng thời tại 07xã phường 100% đã xây dựng các nghĩa trang liệt sỹ, quy tập được 40% hài cốt liệt sỹ thuận lợi cho việc thăm viếng của nhân dân và gia đình liệt sỹ. Hàng năm, phòng NVLĐTBXH Thị Xã Cửa Lò luôn có kế hoạch tu sửa, nâng cấp, bảo quản nghĩa trang liệt sỹ từ ngân sách Trung Ương và huy động sự đóng góp công sức của cá nhân, tổ chức và toàn thể nhân dân.
Trong những năm qua Phòng NVLĐTBXH Thị Xã Cửa Lò luôn thực hiện tốt nhiệm vụ và thủ tục đối với các liệt sỹ đã hi sinh. Tuy nhiên trong qu# trình triển khai cũng gặp một số khó khăn nhất định như việc xác nhận, kiểm chứng thân nhân, quê quán, lý lịch của một số liệt sỹ mất khá nhiều thời gian và tốn kém. Mặt khác số mộ quy tập mới chỉ có 40%.
- Chế độ ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ
+ Tặng “ Bằng Tổ quốc ghi công ”
Gia đình có liệt sỹ hi sinh sẽ được tặng “ Bằng Tổ quốc ghi công “, gia đình có bao nhiêu liệt sỹ sẽ được tặng bấy nhiêu “ Bằng Tổ quốc ghi công ”. Ngoài ra các gia đình liệt sỹ còn được cấp giấp chứng nhận “ Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ “”.
Tháng 01/2008 phòng NVLĐTBXH Thị xã Cửa Lò đã cấp lại “ Bằng tổ quốc ghi công “ cho 57 Gia đình liệt sỹ.
- Trợ cấp lần đầu cho gia đình Liệt sỹ
Theo NĐ 147/CP ( tháng 01/2005 ) để giảm bớt khó khăn chho gia đình liệt sỹ khi liệt sỹ hi sinh thì thân nhân chủ yếu của liệt sỹ được nhận một khoản trợ cấp là 3.000.000 đống, không kể người đó đang hưởng lương hay sinh hoạt phí
Liệt sỹ không còn thân nhân chủ yếu thì người thân giữ “ Bằng Tổ quốc ghi công “ làm nhiệm vụ thờ cúng liệt sỹ được nhận một khoản trợ cấp là 600.000đồng.
- Trợ cấp tuất hàng tháng
Tháng 01/2008 Phòng NVLĐTBXH Thị Xã Cửa Lò đã chi trả trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân liệt sỹ điều chỉnh theo NĐ 07/CP như sau:
( đơn vị tính : đồng/tháng )
TT
Đối tượng
TC,PC theo NĐ 07 CP/CP
1
Tuất thân nhân 1 liệt sỹ
564 000
2
Tuất thân nhân 2 liệt sỹ trở lên
1015 000
3
Tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sỹ.
1015 000
Ngoài các khoản trợ cấp và phụ cấp theo quy định của Nhà nước thì thân nhân của liệt sỹ còn được cáp đất, làm nhà tình nghĩa, hàng năm được tặng quà vào các dịp lễ tết, ngày thương binh liệt sỹ 27/7, con liệt sỹ được ưu tiên trong giáo dục - đào tạo, thân nhân liệt sỹ được mua thẻ BHYT.
1.2.5 Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH
Tổng số đối tượng bị nhiễm CĐHH toàn Thị Xã hiện nay là 110 người
Chế độ chi trả trợ cấp ưu đãi đối với các đối tượng trên được phòng NVLĐTBXH thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước.
Mức trợ cấp, phụ cấp của đối tượng bị nhiễm CĐHH được phòng điều chỉnh theo NĐ 07/CP như sau:
( đơn vị đồng/ tháng )
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH :
Mức trợ cấp, phụ cấp
+ Bị mắc bệnh SGKNLĐ từ 81% trở lên
942 000
+ Bị mắc bệnh SGKNLĐ từ 80% trở xuống
594 000
+ Thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ MSLĐ bị nhiễm CĐHH
594 000
Con đẻ còn sống của người HĐKC bị nhiễm CĐHH
+ Bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt
564 000
+ Bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt
318 000
1.2.6 Đối với người có công giúp đỡ cách mạng, kháng chiến ( theo NĐ 07/CP )
- Người có công giúp đỡ cách mạng trước CMT8/1945:
+ Trợ cấp hàng tháng : 564 000đồng
+ Trợ cấp nuôi dưỡng : 952 000đồng
- Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến:
+ Trợ cấp hàng tháng : 334 000đồng
+ Trợ cấp nuôi dưỡng : 764 000đồng
Nhận xét :
Qua thực tế công tác thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người có công ở Thị Xã Cửa Lò những năm gần đây cho thấy Thị Xã đã rất quan tâm tới công tác này, chăm sóc đời sống người có công cả về vật chất lẫn tinh thần. Mặc dù số lượng người có công trên địa bàn Thị Xã rất lớn, đội ngũ làm công tác chuyên môn còn thiếu nhưng với trách nhiệm và lòng biết ơn những ngươi có công với đất nước, phòng NVLĐTBXH Thị Xã Cửa Lò đã có gắng hết mình, giải quyết chế độ, quyền lợi cho các đối tượng một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng theo quy định của Nhà nước. Mọi thủ tục xác nhận mức trợ cấp hay việc tổ chức chi trả cũng đều đươc tiến hành một cách đồng nhất và đúng quy định. Thông qua các văn bản sửa đổi, bổ sung Phòng đã lên kế hoạch và chi trả đúng theo hướng dẫn của Nhà nước, thể hiện trách nhiệm đối với người có công.
1.3 Công tác xác nhận, xét duyệt và quản lý hồ sơ TB, LS, NCCVCM ở Thị Xã Cửa Lò
Việc xác nhận, xét duyệt và quản lý hồ sơ TB, LS, NCCVCM là một việc làm, một nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới sự công bằng trong công tác thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
* Kết quả đạt được
Công tác xác nhận, xét duyệt và quản lý hồ sơ TB, LS, NCCVCM luôn được phòng NVLĐTBXH Thị Xã Cửa Lò tiến hành giải quyết theo đúng thủ tục và trình tự, bảo đảm thực hiện một cách khách quan, đúng đối tượng, đúng chính sách của Nhà nước.
Công tác xét duyệt luôn được phòng áp dụng theo NĐ 147/CP và mới đây nhất là NĐ 07/CP, thực hiện theo các thông tư hướng dẫn của cấp trên và hiệu quả đạt được là :
- Tháng 1/2008 tổng hợp được 221 hồ sơ trình sở LĐTBXH, kết quả được duyệt 198 hồ sơ với tổng số tiền gần 100 triệu đồng.
- Xét duyệt hồ sơ và trình sở LĐTBXH 30 đối tượng hưởng theo NĐ 07/CP về chế độ trợ cấp 1 lần với thân nhân NCCVCM đã chết với tổng số tiền 65 triệu đồng.
- Lập hồ sơ xét duyệt và chi trả trợ cấp ưu đãi 1 lần và thường xuyên trong giáo dục năm học 2007-2008 cho hơn 200 đối tượng với số tiền 400 triệu đồng.
Duyệt và chi trả cho hơn 450 đối tượng là học sinh, sinh viên con đối tượng chính sách hưởng trợ cấp ưu đãi trong giáo dục với số tiền hơn 500 triệu đồng.
* Những vướng mắc, tồn đọng
- Công tác xét duyệt, xác nhận thủ tục hồ sơ
Hiện nay, phần lớn NCCVCM ở Thị Xã Cửa Lò đều được hưởng các chế độ chăm sóc, ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên còn có một số vướng mắc, tồn đọng trong công tác xét duyệt, xác nhận thủ tục, hồ sơ, cụ thể là :
. Đối với Liệt sỹ : khó khăn trong công tác xác nhận, thủ tục tiến hành như chết không đủ điều kiện xác nhận, hoặc đủ điều kiện nhưng chưa được xác nhận, hoặc sau khi đã xác nhận thì trong nội bộ gia đình xảy ra tranh chấp số tiền trợ cấp 1 lần dẫn đến khiếu nại, tố cáo, mất đoàn kết; trường hợp vợ liệt sỹ tái giá cũng còn nhiều bất cập, ví dụ không nuôi con liệt sỹ mà vẫn nhận là vợ liệt sỹ hoặc không chăm sóc bố mẹ liệt sỹ khi tuổi cao sức yếu…Chính điều này đã dẫn đến tình trạng hoài nghi và thiếu lòng tin của nhân dân; việc xác nhận liệt sỹ chống Pháp cũng gặp nhiều khó khăn do thất lạc hồ sơ.
. Đối với thương binh, bệnh binh : do trước kia việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng xếp theo hạng nên cán bộ làm công tác thương binh, bệnh binh cũng ít quan tâm đến tỷ lệ thương tật. Hiện tại, việc chhi trả thực hiện theo các văn bản mới nên phải chi trả theo tỷ lệ %, mỗi loại có mức trợ cấp khác nhau nên khó xác định tỷ lệ % thương tật ( do mất hồ sơ gốc ), đòi hỏi phải đi giám định lại thương tật mất rât nhiều thời gian và chi phí tốn kém. Có nhiều đối tượng bệnh tái phát nặng nhưng vẫn nhận chế độ trợ cấp cũ do chưa được giám định lại thương tật. Mặt khác việc quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, lý do thương binh, bệnh binh có vết thương tái phát chưa cụ thể, công tác giải thích văn bản khó hiểu dẫn đến một số sai sót, sơ hở, xảy ra trường hợp làm giả giấy tờ, khai man để được giám định lại thương tật, gây khó khăn cho việc xác nhận và giải quyết chế độ.
. Đối với các đối tượng NCCVCM khác khó khăn trong việc xét duyệt hồ sơ như hồ sơ người bị địch bắt, tù đày nhất là những người không thoát ly và những người không phải Đảng viên do việc lưu giữ hồ sơ, giấy tờ ban đầu bị thất lạc, mất mát. Đối với những người hoạt động kháng chiến ở chiến trường Lào, Campuchia vẫn chưa được giả quyết chế độ ….
. Về cán bộ làm công tác chính sách người có công ở Thị Xã Cửa Lò còn ít, lại được đào tạo không đúng chuyên môn, khối lượng công việc ngày càng nhiều do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành.Đối với các cán bộ ở cấp xã, phường trình độ chuyên môn còn hạn chế, lại kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ khác, không ổn định nên việc giải thích các kiến nghị của đối tượng chưa được rõ ràng, chưa cụ thể khiến đối tượng phải đi lại nhiều lần; việc thực hiện chế độ của một số đối tượng chưa được kịp thời nên còn nhiều đơn thư khiếu nại…
- Về công tác quản lý hồ sơ
Hồ sơ Thương binh, liệt sỹ, NCCVCM có ý nghĩa rất quan trọng, là căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, là cơ sở để thực hiện giải quyết chế độ đối với người có công được xác nhận chính xác, kịp thời. Đồng thời cũng là tài liệu quan trọng để các cơ quan sử dụng khi cần thiết cho việc bổ sung, sửa đổi các chế độ chính sách cũng như việc xây dựng kế hoạch cấp kinh phí, biện pháp quản lý của các cấp, ngành liên quan.
Mặc dù điều kiện quản lý hồ sơ còn nhiều thiếu thốn, chưa có đầy đủ phương tiện lưu trữ, đồng thời còn thiếu cán bộ chuyên môn công tác này nhưng thực tế trong thời gian qua phòng NVLĐTBXH Thị xã đã tổ chức quản lý, thực hiện tốt, đúng quy định, đảm bảo hồ sơ đầy đủ giấy tờ, sử dụng thống nhất các biểu mẫu theo quy định. Xét cắt trợ cấp và tăng thêm đối tượng hưởng khi có sự bổ sung. Tuy nhiên ở các cấp phường, xã do điều kiện bảo quản và lưu giữ hồ sơ còn hạn chế, các phương tiện, trang thiết bị lưu giữ, bảo quản hồ sơ chưa đảm bảo nên có một số hồ sơ đã nhàu nát điều này cũng gây khó khăn và trở ngại cho việc thực hiện chế độ ưu đãi cho người có công.
* Biện pháp giải quyết
- Trước hết cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn việc lập, kê khai hồ sơ thường xuyên để xét duyệt về tận các xã, phường; việc ban hành, triển khai các văn bản pháp luật mới phải chính xác thống nhất đảm bảo hiệu quả thi hành, khi ban hành phải cụ thể đến từng chi tiết.
- Đối với công tác thủ tục hồ sơ, xét duyệt hưởng chế độ cần hoàn chỉnh và đảm bảo sự đầy đủ thông tin cần thiết của đối tượng, phân loại đối tượng một cách khoa học.
- Việc quản lý hồ sơ phải được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định, trình tự, phù hợp với tình hình đặc điểm của Thị xã, phòng NVLĐTBXH nên trang cấp các phương tiện lưu trữ, bảo quản hồ sơ cho các cấp xã, phường nhằm bảo quản và lưu trữ hồ sơ thật tốt.
- Quan tâm hơn nữa tới đời sống người có công. Đảm bảo các hình thức trợ giúp được đầy đủ, kịp thời. Tuyên truyền và giải thích các chế độ ưu đãi của Nhà nước giúp đối tượng hiểu rõ các điều kiện được hưởng và các chế độ được hưởng
Đội ngũ làm công tác chính sách cần phải được tăng cường hơn nữa để đáp ứng yêu cầu công việc. Tăng cường đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ ngành TB, LS cho cán bộ các cấp làm công tác này. Mỗi xã phường cần có một số cán bộ chuyên trách về ngành, đã qua đào tạo chính quy và đảm nhiệm công việc riêng về chính sách ưu đãi đối với người có công.
1.4 Thực trạng đời sống của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công ở Thị Xã Cửa Lò
Do thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước nên trong mấy năm gần đây bộ mặt Kinh tế - xã hội đã có sự thay đổi rõ rệt. Đời sống của đại bộ phận nhân dân nói chung và bộ phận người có công trong toàn huyện nói riêng đã từng bước được cải thiện và dần đi vào ổn định. Dưới đay là một số đặc điểm về đời sống người có công tại Thị Xã Cửa Lò :
* Về thu nhập và mức sống của bản thân, gia đình NCC ở Thị Xã Cửa Lò
Có thể nói thu nhập là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức sống của con người. Với độ tuổi vượt quá khả năng lao động hoặc không còn khả năng tự chăm sóc bản thân NCC ở Thị Xã Cửa Lò gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nguyên nhân là do hậu quả cuộc chiến tranh để lại trên da thịt và tâm hồn họ những thương tích và bệnh tật, thu nhập của phần đông những NCC là khoản trợ cấp ưu đãi của Nhà nước và một số nguồn thu khác từ các hoạt động tăng gia sản xuất của gia đình và từ sự đóng góp, ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng.
Đa số NCC ở Thị Xã Cửa Lò đều có mức sống trung bình trở lên so với mức sống chung của nhân dân địa phương. Theo điều tra mới nhất ( tháng 1/ 2008 ) trong tổng số 1015 hộ gia đình chính sách có 45 hộ gia đình có mức sống giàu, chiếm 4.4% ; 385 hộ gia đình chính sách có mức sống khá, chiếm 37.9%; 475 hộ gia đình chính sách có mức sống trung bình, chiếm 46.8%; 110 hộ gia đình chính sách thuộc hộ nghèo, chiếm 10.8% và không có hộ gia đình chính sách thuộc đói.
So với mức sống của nhân dân Thị Xã Cửa Lò, mức sống của NCC ngày càng được nâng cao và đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người của TXCL là 7.1 triệu đồng/người/năm và lương thực bình quân đầu người là 480 kg/ người/ năm; trong khi đó thu nhập bình quân đầu người của các gia đình chính sách là 450.000 đồng/ tháng, bình quân lương thực đầu người là 45kg/ người/ tháng. Với kết quả khả quan và có triển vọng như vậy, có thể thấy bộ mặt đời sống NCC ngày càng thay đổi, họ đã có sự vươn lên mạnh mẽ và ý chí làm giàu để thay đổi cuộc sống của chính bản thân và gia đình họ. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hộ gia đình chính sách nghèo với tỷ lệ nhỏ, chiếm 10.8%, đây là một khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nổ lực vươn lên của chính gia đình đối tượng và sự hỗ trợ của Chính quyền và nhân dân Thị xã.
* Về thực trạng việc làm.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta nói chung và Đảng bộ chính quyền Thị Xã Cửa Lò nói riêng đã có rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người có công với cách mạng giải quyết việc làm như: hướng nghiệp dạy nghề, mở các lớp mỹ nghệ thủ công, hỗ trợ các hộ gia đình chính sách đấu thầu kinh doanh dịch vụ…Thế nhưng do nhu cầu việc làm của NCC khá lớn, đồng thời sức khoẻ và tay nghề của NCC lại hạn chế do tuổi cao sức yếu nên vấn đề giải quyết việc làm cho các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn.
Theo điều tra cho thấy hiện nay có 49% NCC tại Thị Xã Cửa Lò còn khả năng lao động, trong đó có 35% đang làm việc, còn 14% đang có nhu cầu về việc làm. Như vậy, thực tế đòi hỏi Chính quyền cần phải tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn nữa cho những đối tượng chính sách để họ ổn định cuộc sống lâu dài.
* Về tình trạng học vấn.
Giáo dục và đào tạo là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đât nước. Tại Thị Xã Cửa Lò, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thị Xã rất quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là các đối tượng thuộc diện chính sách NCCVCM. Thị xã Cửa Lò luôn thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là con các đối tượng chính sách trong học tập; các họat động cụ thể như: mở lớp học tình thương, tặng sách vở và dụng cụ học tập, miễn giảm học phí, cấp học bổng, cấp sổ ưu đãi học sinh – sinh viên, ưu tiên trong thi kỳ thi tuyển sinh hàng năm… Với nhiều chế độ ưu đãi trong giáo dục như vậy, tất cả các con em thuộc gia đình chính sách đều được cắp sách tới trường. Hiện nay, tại Cửa Lò có 480 con các đối tượng chính sách là sinh viên của các trương ĐH – CĐ trong cả nước.
* Về tình trạng sức khoẻ.
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng người có công trên địa bàn Thị Xã được chú trọng đặc biệt vì hầu hết các đối tượng đều có tuổi thọ khá cao, sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng lại thường xuyên ốm đau. Qua điều tra về tình trạng sức khoẻ của NCC trên địa bàn thị xã cho thấy có 72% số NCC có nhu cầu được khám chữa bệnh thường xuyên, 13% có bệnh tật do vết thương. Vì vậy , để chăm sóc tốt đời sống NCC trên địa bàn Thị Xã cần chú trọng đến công tác chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ngành y tế và hội Chữ Thập Đỏ.
* Về tình trạng nhà ở.
Trên địa bàn Thị xã không có tình trạng NCC phải ở nhà tranh, nhà tạm bợ, đa số gia đình NCC ở Thị Xã Cửa Lò đều có nhà xây, mái bằng hoặc mái lợp kiên cố. Bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình chính sách gặp khó khăn trong vấn đề nhà ở như: nhà quá chật chội, nhà xuống cấp…Có 10 hộ gia đình chính sách có nhu cầu xây mới và sữa chữa nhà ở. Điều đó đòi hỏi Chính quyền và nhân dân Thị xã phải quan tâm và có biện pháp hỗ trợ.
Nhận xét chung :
Có thể thấy rằng thực trạng đời sống NCC Thị Xã Cửa Lò những năm gần đây đã có những bước biến chuyển đáng kể, cuộc sống của các gia đình chính sách đã được cải thiện rõ rệt. Đa số các hộ gia đình chính sách có cuộc sống ổn định với mức sống trung bình và trên trung bình so với mức sống của nhân dân địa phương. Tuy nhiên vẫn còn một số ít các gia đình chính sách còn gặp khó khăn trong cuộc sống và rất cần đến sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền và nhân dân toàn Thị xã.
2. Tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi do Nhà nước quy định đối với Thương binh, Gia đình liệt sỹ và Người có công tại Thị Xã Cửa Lò
2.1. Thực hiện chính sách ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ
Chăm sóc sức khoẻ cho NCC là một yêu cầu lớn quan trọng đối với Chính quyền, nhân dân nói chung và đối với ngành LĐTBXH, ngành Y tế nói riêng. NCC ở Thị Xã Cửa Lò nhìn chung tuổi thọ khá cao và sức khoẻ ngày càng giảm sút rõ rệt nên nhu cầu khám và chữa bệnh ngày càng tăng. ( 72% NCC có nhu cầu khám chữa bệnh thường xuyên ). Chính vì vậy cần phải phát huy vai trò của cộng đồng, các ban ngành trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho NCC đặc biệt là vai trò của ngành Y tế và hội chữ thập đỏ Thị Xã Cửa Lò. Phục vụ cho NCC Phòng NVLĐTBXH đã phối hợp với các cơ quan bảo hiểm xã hội Tỉnh làm thẻ BHXH cho các đối tượng là NCC, thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí quy định hiện hành của Nhà nước.
Bảng tổng hợp đối tượng NCC tham gia BHYT tháng 4/2008
STT
Đối tượng
Tổng số ĐT (31/3/2008)
1
Người hoạt động cỏch mạng
0
2
Thõn nhõn liệt sỹ hưởng trợ cấp hàng thỏng
301
3
Bà mẹ Việt Nam anh hựng
0
4
Thương binh, NHCSNTB
472
5
Bệnh binh
138
6
Quõn nhõn bệnh nghề nghiệp ( BB 3 )
20
7
Quõn nhõn bị tai nạn lao động ( TB b)
9
8
Người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tự đày
13
9
Người hưởng trợ cấp phục vụ TB, BB nặng
27
10
Con TB 1, BB 1
41
11
Đối tượng chất độc hoỏ học
110
12
Đối tượng huõn, huy chương khỏng chiến
816
Cộng
1947
Trong năm 2007 vừa qua Phòng NVLĐTBXH đã kết hợp với các ban ngành tổ chức thăm hỏi, tặng quà chu đáo tới các gia đình có công với cách mạng nhân các dịp lễ tết như tết nguyên đán, ngày thương binh, liệt sỹ 27/7.
Đồng thời phòng đã tổ chức cho thương binh, bệnh binh đi điều dưỡng. Trong đó có 50 suất đi điều dưỡng tại Trung tâm điều dưỡng TB, BB Sầm Sơn – Thanh Hoá; 570 suất điều dưỡng tại gia đình; Mỗi suất đi điều dưỡng tại Trung tâm trị giá 1 000.000 đồng/ suất và điều dưỡng tại gia đình 500 000 đồng/suất.
Bên cạnh đó, khi vào khám chữa bệnh tại các bệnh viện, các trung tâm y tế các đối tượng NCC luôn dành được sự ưu ái từ đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế như : ưu tiên khám trước, cấp phát thuốc miễn phí, chăm sóc theo dõi sức khoẻ định kỳ…
2.2 Thực hiện chính sách ưu đãi về Giáo dục – Đào tạo
Trong những năm vừa qua, công tác ưu đãi giáo dục và đào tạo cho các đối tượng luôn nhận được sự quan tâm của Chính quyền và nhân dân Thị Xã Cửa Lò, đặc biệt là đối với các đối tượng thuộc diện chính sách luôn nhận được sự ưu đãi về giáo dục – đào tạo từ cấp mầm non tới cấp đào tạo chính quy. Bởi vậy mà 100% con em các gia đình chính sách đều được đến trường.
Phòng NVLĐTBXH đã thực hiện đầy đủ các quy định về ưu đãi giáo dục cho con của NCCVCM như xét duyệt miễn, giảm học phí, tiếp nhận và chi trả trợ cấp ưu đãi học đường cho học sinh, sinh viên là con gia đình chính sách.
Hàng năm UBND Thị Xã Cửa Lò luôn tổ chức gặp mặt, khen thưởng, biểu dương và tặng quà cho con của gia đình chính sách co thành tích cao trong học tập.
2.3. Thực hiện chính sách ưu đãi về hỗ trợ cải thiện nhà ở.
Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa ra đời đã được Đảng uỷ, chính quyền, nhân dân Thị Xã Cửa Lò nhiệt tình ủng hộ và nỗ lực vận động, kêu gọi sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong phạm vi toàn Thị Xã.
Hiện nay, các gia đình chính sách tại Thị Xã Cửa Lò đều có nhà mái ngói hoặc nhà mái bằng kiên cố, một số gia đình đã có nhà tầng. Thị Xã Cửa Lò đã hoàn thành chỉ tiêu xoá nhà tranh tre, dột nát; hỗ trợ kinh phí tu sửa và xây dựng nhà ở cho các gia đình khó khăn. Cụ thể :- Số nhà được xây mới : 155 nhà với tổng kinh phí 4.650.000.000 đồng
Trong đó : + Kinh phí huy động : 1.150.000.000
+ Kinh phí tỉnh, Thị xã và các phường xã : 3.500.000.000 đồng
- Số nhà được sữa chữa : 127 nhà với tổng kinh phí 635.000.000 đồng
2.4. Ưu đãi về giải quyết việc làm, hỗ trợ để ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình
Hiện nay, tại Thị Xã Cửa Lò có đến 49% NNC vẫn còn khả năng lao động, trong đó có 35% NCC đang làm việc và 14% NCC có nhu cầu về việc làm. Vì vậy, Đảng bộ và Chính quyền UNBD luôn cố gắng trong việc giải quyết việc làm cho đối tượng NCC đang có nhu cầu làm việc.
Trên địa bàn Thị Xã Cửa Lò đã có một số trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề cho đối tượng là NCC như trung tâm dạy nghề TXCL, trung tâm giáo dục thường xuyên… các trung tâm này luôn luôn tạo điều kiện cho các đối tượng NCC theo học và hỗ trợ về học phí. Mặt khác, Chính quyền TXCL cũng đã tạo công ăn việc làm cho đối tượng NCC, đó là những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ và khả năng lao động như: bảo vệ cho các đơn vị hành chính, thương nghiệp; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan xuất khẩu…Trong mấy năm trở lại đây Nhà nước ta có chủ trương phân công cho ngành LĐTBXH phụ trách tuyển lao động đi làm việc tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản…Và các đối tượng là con em gia đình chính sách được ưu tiên hàng đầu nếu đủ các tiêu chuẩn theo qui định.
Thị Xã Cửa Lò là 1 vùng đất ven biển nên chủ yếu người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt thuỷ, hải sản, kinh doanh khách sạn và dịch vụ. Vì vậy, chính quyền Thị Xã cũng có nhiều chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ về vốn cho các hộ gia đình chính sách được tham gia đấu thầu kinh doanh dịch vụ các nhà hàng ven biển.
Đất nông nghiệp ở Cửa Lò cũng chiếm một diện tích không nhỏ chủ yếu là ở Xã Nghi Hương và Phường Nghi Hoà, đây cũng là 2 phường, xã có số lượng NCCVCM khá lớn được chính quyền đặc biệt quan tâm và có nhiều chính sách như miễn thuế sử dụng nhà đất cho 205 hộ gia đình chính sách. Ngoài ra còn có các biện pháp hỗ trợ về vốn và có các lớp học hướng dẫn, bổ sung kinh nghiệm làm ăn; các nguồn vốn chủ yếu như vốn XĐGN…
3. Những hoạt động chăm sóc đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công ở Thị Xã Cửa Lò.
3.1. Những chế độ ưu đãi của địa phương nhằm hỗ trợ đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công.
Trong những năm vừa qua, ngoài những chính sách, chế độ do Nhà nước qui định chính quyền và nhân dân Thị Xã Cửa Lò luôn có những ưu đãi đặc biệt đối với các đối tượng có công với cách mạng.
* Chương trình hỗ trợ cuộc sống
- Đây là một chương trình hết sức thiết thực bao gồm các việc làm cụ thể như: ủng hộ về giống cây trồng, tôm giống, cá giống… để các gia đình chính sách có điều kiện thuận lợi về ao vườn và diện tích mặt nước tăng gia sản xuất, mở rộng và phát triển kinh tế gia đình.
Một số gia đình khác được chính quyền Thị Xã tạo điều kiện trong kinh doanh dịch vụ ngành biển như: giảm tiền đấu thầu kiôt kinh doanh hoặc cho nợ đến cuối mùa vụ và giảm thuế.
- Số con em của các gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt được chính quyền ưu tiên tạo việc làm và hỗ trợ tiền phí học nghề.
3.2 Tổ chức thực hiện 5 chương trình chăm sóc đời sống người có công ở Thị Xã Cửa Lò.
Dưới sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân thì công tác xã hội hoá chăm sóc đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng được triển khai và thực hiện có hiệu quả trên toàn Thị Xã với nhiều hoạt động và hình thức đa dạng, phong phú. Phong trào ngày càng được cụ thể hoá với các mục tiêu, nội dung thiết thực; thể hiện rõ trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân ta đối với NCCVCM; đồng thời cũng mang lại hiệu quả to lớn. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong 05 chương trình chăm sóc đời sống TB, GĐLS và NCCVCM.
* Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa:
Với mục tiêu hỗ trợ gia đình TB, GĐLS, NCCVCM làm mới hoặc sửa chữa nhà ở, đồng thời sẽ cố gắng xoá nhà dột nát, xuống cấp cho các gia đình chính sách thì những gia đình chính sách có hoàn cảnh thật sự khó khăn và có nhu cầu bức thiết về nhà ở là những đối tượng chủ yếu được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa.
Năm 2007, phòng NVLĐTBXH Thị Xã Cửa Lò đã tham mưu cho UBND Thị Xã trích ngân sách để xây tặng 15 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách có khó khăn về nhà ở của 5 phưòng, xã với tổng kinh phí là 450.000.000 đồng, cụ thể như sau:
Tình hình xây dựng nhà tình nghĩa năm 2007 ở Thị Xã Cửa Lò
Phường, Xó
Nhà
Kinh phớ ( triệu đồng )
Nghi Hoà
5
150
Nghi Hương
3
90
Nghi Tõn
2
60
Nghi Thu
2
60
Nghi Thuỷ
3
90
Cũng trong năm 2007, Thị Xã Cửa Lò đã hỗ trợ kinh phí để sửa nhà cho các đối tượng chính sách ở cả 7 phường, xã trên địa bàn thị xã, cụ thể như sau:
Phường, xó
Nhà sửa chữa
Đối tượng
Kinh Phớ ( triệu đồng )
Nghi Hải
2
TB ẳ
BB 61%
10
7
Nghi Hoà
1
Mẹ LS
10
Nghi Hương
2
1.TB 4/4
2. CĐHH
1. 10
2. 10
Nghi Tõn
1
TB 1/4
10
Nghi Thu
1
CĐHH
10
Nghi Thuỷ
1
NTB 81%
10
Thu Thuỷ
1
TB 4/4
10
Nguồn lực thực hiện chương trình xây và sửa chữa nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách được lấy từ :
- Ngân sách Thị Xã : 35%
- Ngân sách các xã, phường : 15 %
- Quỹ “đền ơn đáp nghĩa “ từ sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, các đơn vị và cá nhân trong và ngoài thị xã, của các gia đình và dòng họ : 50%
Qua số liệu trên, có thể thấy nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nhà tình nghĩa chủ yếu được lấy từ sụ huy động đóng góp của cộng đồng là cơ bản. Điều này thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của nhân dân Thị Xã tới phong trào chăm sóc người có công.
* Chương trình ổn định đời sống thương binh, bệnh binh nặng sống tại gia đình.
- ổn định về thương tật, bệnh tật đối với thương binh, bệnh binh nặng sống tại gia đình; tạo cho họ ổn định về tư tưởng chính trị, luôn tin tưởng vào trách nhiệm và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Trong nhiều năm qua, Thị Xã Cửa Lò đã có nhiều hình thức vận động toàn thể nhân dân tham gia có hiệu quả vào chương trình ổn định đời sống vật chất cũng như tinh thần cho NCCVCM. Cụ thể :
+ Tổ chức khám chữa bệnh, mua thẻ BHYT, tặng quà cho các đối tượng người có công nhân các dịp lễ lớn như tết Nguyên Đán, ngày 27/7, ngày quốc khánh 2/9…
+ Vận động các cơ quan ban ngành, các đơn vị và các nhân nhận chăm sóc bố mẹ liệt sỹ cô đơn, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi…
+ Tổ chức chăm sóc sức khoẻ cho thương binh, bệnh binh ngay tại các gia đình và tại các trạm xá xã, phường, hướng dẫn khi vết thương cũ tái phát…
+ Tạo điều kiện cho các gia đình thương binh, bệnh binh sớm ổn định về chỗ ở, tạo việc làm cho thương binh, bệnh binh tăng thu nhập, hỗ trợ phát triển sản xuất…
+ Tổ chức giao lưu văn nghệ, cổ vũ tinh thần người có công.
- ổn định thương tật, bệnh tật cho anh em thương bệnh binh. ổn định về đời sống : đưa các gia đình chính sách có mức sống trung bình trở lên. ổn định về gia đình: gia đình vui vẻ, hoà thuận.
Các đơn vị thực hiện tốt phong trào này là các phường, xã và các cơ quan đoàn thể : Nghi Hải, Nghi Hương, Nghi Hoà, Nghi Tân, phòng GD – ĐT, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, tập đoàn Hồng Thái – Sit…
Với nhiều hình thức chăm sóc và có hiệu quả như vậy, đã ngày càng nâng cao sức khoẻ cho anh em thương bệnh binh; tạo cho họ niềm vui sống, sớm ổn định cuộc sống, cùng phát triển kinh tế gia đình.
* Chương trình xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa ”.
Ngày 9/11/1998, Chính phủ đã ban hành nghị định số 91/1998/NĐ-CP về việc xây dựng và quản lý quỹ “đền ơn đáp nghĩa “ trong cả nước bằng sự vận động ủng hộ theo tình cảm và trách nhiệm xã hội của các tổ chức và cá nhân. Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa “được sử dụng để tu bổ, xây dựng nghĩa trang và nhà bia tên liệt sỹ; hỗ trợ để xây dựng và sửa nhà cho các gia đình có công với cách mạng; hoặc thăm hỏi các gia đình chính sách khi gặp khó khăn trong cuộc sống và vào các dịp lễ lớn. Đây là việc làm hợp đạo lý, thể hiện tình cảm và trách nhiệm của mỗi người đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
Quán triệt tinh thần trên, trong nhiều năm qua Phòng NVLĐTBXH Thị Xã Cửa Lò kết hợp với UBND Thị xã đã phát động và tổ chức các cuộc vận động, xây dựng và quản lý quỹ “Đền ơn đáp nghĩa “,để người dân hiểu biết và tự nguyện tham gia.
Công tác quản lý quỹ được thực hiện chặt chẽ, đúng điều lệ, không xảy ra thất thoát và được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Kết quả thu quỹ “Đền ơn đáp nghĩa “ rất khả quan, theo báo cáo tổng kết đến tháng 4/2008 của phòng NVLĐTBXH, cụ thể như sau :
Phường, xó
Số tiền ( Triệu đồng )
Nghi Hải
30
Nghi Hoà
21
Nghi Hương
25
Nghi Tõn
27
Nghi Thu
20
Nghi Thuỷ
25
Thu Thuỷ
17
Tổng
165
Như vậy, tại địa bàn Thị Xã Cửa Lò 100% các phường, xã đều có quỹ “Đền ơn đáp nghĩa “ tại kho bạc Nhà nước Thị Xã Cửa Lò.
* Chương trình tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa
Tặng sổ tiết kiệm là một chương trình thiết thực góp phần trợ giúp cho NCCVCM và những người có công với cách mạng đang gặp khó khăn về đời sống hoặc đang cần vốn để làm ăn là đối tượng tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa. Sổ tiết kiệm được tặng với mục đích nhằm hỗ trợ người có công về kinh phí để sản xuất, giải quyết các nhu cầu thiết yếu của bản thân và của gia đình.
Chương trình tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa đã được các cơ quan, đơn vị và cá nhân trên địa bàn Thị Xã hưởng ứng và thể hiện một cách tích cực. Hàng năm nhân dịp các ngày lễ lớn các phường xã, các đơn vị đều tổ chức tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các đối tượng chính sách gặp khó khăn với giá trị mỗi sổ từ 300.000đ – 500.000đ. Từ năm 2001 – 2007 toàn Thị xã tặng được 1530 sổ với tổng số tiền lên đến 612.000.000đ. Một số xã phường thực hiện tốt chương trình tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa là phường Nghi Hải, xã Nghi Hương.
* Chương trình chăm sóc bố mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, phụng dưỡng Bà Mẹ VNAH, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi.
Đây là một chương trình thiết thực và quan trọng, vì vậy đã được nhân dân Thị Xã hết sức coi trọng và thực hiện tích cực với các hình thức cụ thể như : biếu tiền hàng tháng, tặng sổ tiết kiệm; giúp xây dựng và sửa chữa nhà ở, thăm hỏi động viên khi lễ tết, ốm đau và được tổ chức tang lễ khi qua đời…Đặc biệt đối với các cháu con liệt sỹ được tạo điều kiện, giúp đỡ để các cháu được học hành chu đáo, được học nghề và có việc làm phù hợp…
Trong thời gian qua phũng NVLĐTBXH Thị xã Cửa Lò đã tham mưu với cấp uỷ đảng chỉ đạo tốt những việc sau: nắm chắc số người và hoàn cảnh cần chăm sóc, phụng dưỡng trên địa bàn Thị Xã; vận động các cơ quan đoàn thể nhận chăm sóc, phụng dưỡng, tổ chức kết nghĩa đỡ đầu con liệt sỹ…Từ các việc làm có hiệu quả trên, góp phần cho thấy sự quan tâm của Đảng, Chính quyền và nhân dân Thị Xã Cửa Lò đối với các đối tượng.
Có thể nói rằng việc thực hiện 05 chương trình chăm sóc đời sống người có công ở Thị Xã Cửa Lò đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Đây thực sự là những chương trình có ý nghĩa, không những bù đắp sự thiếu hụt của các gia đình mà còn bổ sung thêm cho chính sách ưu đãi của Nhà Nước ngày càng hiệu quả. Nhờ vậy đời sống của bộ phận NCC ở Cửa Lò đã dần được cải thiện và đi vào ổn định.
3.3 Tình hình thực hiện kế hoạch kỉ niệm 61 năm ngày Thương binh – liệt sỹ ( 27/07/1947 – 27/07/2008 ).
Thị xã Cửa lò là vùng đất ven biển giàu truyền thống cách mạng trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc đã đóng góp rất lớn, sức người sức của. Với đạo lí truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” và “Đền ơn đáp nghĩa” thực hiện pháp lệnh ưu đãi NCCVCM những năm qua Thị Xã Cửa Lò đã làm tốt công tác TB, LS, NCC tập trung giải quyết những tồn đọng sau chiến tranh và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với TB, LS, NCCVCM, tiến tới kỷ niệm 61 năm ngày thương binh liệt sỹ ( 27/07/1947 – 27/07/2008).
Ban thường vụ Thị ủy đã yêu cầu các cấp Đảng, cơ quan, MTTQ và các ban ngành, đoàn thể nhân dân làm tốt một số nội dung sau:
- Tổ chức trọng thể buổi mít tinh kỷ niệm 61 năm gặp mặt TB, LS, NCCVCM toàn Thị Xã, nhằm tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với TB, LS và NCCVCM và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng,đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và những thành quả của công tác TB, LS, NCCVCM trong 61 năm qua
- Tiến hành lễ tổng kết thực hiện PLƯĐNCCVCM trên cơ sở đó từ xã, phường các đơn vị xây dựng kế hoạch hành động, thực hiện tốt chính sách TB, LS , NCCVCM, phát động phong trào ủng hộ quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa” trong thời gian tới, gắn với tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 61 năm ngày thương binh, liệt sỹ.
- Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động toàn dân chăm sóc các gia đình TB, LS, NCCVCM, giúp các gia đình chính sách khắc phục khó khăn, cải thiện cuộc sống.
- Chú trọng cải cách các thủ tục hành chính, đồng thời có biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc đối với các vụ tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu tham nhũng, cố ý làm trái trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCCVCM.
- Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, đối với TB, gia đình LS, NCCVCM. Quan tâm chăm lo giúp đỡ, nâng cao đời sống trong đó đặc biệt quan tâm các gia đình chính sách có nhiều khó khăn, NCCVCM hiện đang sống cô đơn, không nơi nương tựa để 100% các gia đình chính sách có mức sống trung bình trở lên so với dân cư địa phương.
- Tổ chức biểu dương các điển hình tiên tiến, tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 61 năm ngày TBLS một cách phong phú sinh động, thiết thực, tránh lãng phí ( gương gia đình chính sách làm kinh tế giỏi; gương xã, phường làm tốt công tác TBLS; gương con em gia đình chính sách vượt khó học giỏi…)
- Tổ chức tặng quà, tiền, học bổng cho các đối tượng chính sách, phong trào “ áo lụa tặng bà”; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa. Cấp phương tiện chỉnh hình mới cho TB, LS; tổ chức thăm viếng đặt vòng hoa tại các nghĩa trang liệt sỹ ở các xã, phường…
Từ các hoạt động thực tiễn, UBND Thị Xã đã ngày càng hoàn thiện công tác chăm sóc đời sống người có công và đã đạt được những kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người có công, ổn định về tinh thần, nâng cao, cải thiện về vật chất và để nối tiếp truyền thống anh hùng cách mạng, tinh thần nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
3.4. Xây dựng phường, xã làm tốt công tác chăm sóc đời sống thương binh, đình liệt sỹ và người có công ở Thị Xã Cửa Lò.
Xã, phường là cấp cơ sở thuộc hệ thống quản lý hành chính Nhà nước, là nơi sinh sống của các đối tượng chính sách và gia đình họ. Vì vậy xã, phường có điều kiện gần dân, nắm bắt kịp thời những tâm tư, tình cảm, sở trường, nguyện vọng cũng như sự tăng giảm số lượng các đối tượng chính sách. Trong công tác xã hội hoá đời sống người có công thì việc xây dựng xã, phường làm tốt công tác TB, LS có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đẩy mạnh toàn diện công tác chăm sóc đời sống NCCVCM.
Trong những năm qua Đảng uỷ, chính quyền Thị Xã Cửa Lò đã rất quan tâm chỉ đạo và phát động phong trào xây dựng xã, phường làm tốt công tác chăm sóc đời sống người có công. Thị xã đã thành lập ban chỉ đạo gồm đại diện cấp uỷ, chính quyền và một số ban ngành đoàn thể liên quan do đồng chí PCT UBND làm trưởng ban. Kết quả đạt được vào tháng 4/2008 tại Thị xã có 2 phường,2 xã làm tốt công tác TB, LS. Đặc biệt điển hình phường, xã làm tốt công tác này là phường Nghi Hải. Đây là một phường nằm ở phía nam Thị xã, toàn phường có hơn 200 hộ gia đình chính sách. Đảng uỷ, UBND phường Nghi Hải luôn quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ công tác TB, LS. Nhân dân trong phường đều nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trong công tác TB, LS. ở phường công tác này đã đạt được những kết quả rất thiết thực như : tất cả các gia đình trong phường đều có nhà mái ngói hoặc mái bằng kiên cố; 100% các hộ có phương tiện nghe nhìn; phường đã tặng được 06 nhà tình nghĩa và nhận đỡ đầu 15 gia đình LS…tất cả các gia đình chính sách đều có mức sống trung bình trở lên so với mức sống của nhân dân trong phường…
4. Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với NCCVCM trên địa bàn Thị Xã Cửa Lò.
4.1. Những tồn tại
Qua 14 năm thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng và gia đình họ đã bộc lộ một số tồn tại và bất cập như sau :
* Về phía Nhà nước, Chính quyền và cán bộ công tác TB, LS, NCCVCM:
- Một số văn bản quy định về điều kiện tiêu chuẩn xác định người có công đươc hưởng chế độ còn có nhiều điểm chưa cụ thể, chưa phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Việc ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có công còn chưa đồng bộ và kịp thời, gây khó khăn trong công tác giải quyết chế độ đối với người có công. Mặc dù chính phủ đã có Nghị Định thực hiện nhưng các cơ sở ban ngành còn chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời như : chế độ trợ cấp ưu đãi hoc đường đối với con thương binh, bệnh binh, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học…do vậy còn ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách.
- Trong quản lý Nhà nước về chính sách NCC, quyền hạn, trách nhiệm chưa được quy định rõ. Đặc biệt tại các phường, xã cán bộ làm công tác LĐTB-XH không còn trong định suất biên chế của cơ sở; do vậy thường phải làm nhiệm vụ kiêm nhiệm, hay bị thay đổi, không ổn định và hiệu quả công tác còn hạn chế.
Chế độ trợ cấp chho người có công so với thực tiễn chưa đáp ứng mức sống so với mặt bằng thu nhập của người dân hiện nay.
- Cán bộ làm công tác LĐTBXH tại phường xã về chế độ chính sách đãi ngộ, hỗ trợ còn chưa hợp lý để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chưa phù hợp, chưa thực sự hiệu quả đối với tình hình thực tế từng địa phương.
- Công tác điều tra hàng năm về hoàn cảnh sống, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của đối tượng chính sách chưa được thường xuyên
* Về phía bản thân đối tượng
- Một số hộ chính sách xuất hiện tư tưởng ỷ lại, muốn duy trì và tranh thủ các chế độ ưu đãi của Nhà nước, tính tự lực chưa cao.
- Một số bộ phận gia đình chính sách có nguy cơ tái nghèo do thiếu việc làm, việc làm không ổn định và không có tích lũy
Tóm lại : Việc thực hiện chăm sóc còn mang tính giãn đều, bình quân; sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong công tác chăm sóc đời sống người có công chưa được chặt chẽ, chưa thực sự trở thành ý thức trách nhiệm thường xuyên trong nhân dân.
4.2. Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên.
- Các cấp, ngành, đơn vị cơ sở chưa nhận thức sâu sắc về công tác chăm sóc đời sống người có công. Vì vậy tổ chức thực hiện còn hạn chế chưa thiết thực so với yêu cầu của nhiệm vụ. Đặc biệt tại các xã, phường chưa xây dựng kế hoạch cụ thể, thực hiện hỗ trợ đời sống người có công; các đảng viên chưa thực sự đi sát phong trào chăm sóc đời sống TB, LS, NCCVCM ở địa phương mình.
- Việc sử dụng các nguồn lực hỗ trợ các gia đình chính sách còn nhiều bất cập, chưa sát thực với hoàn cảnh vật chất khuyến nông, khuyến ngư, dạy nghề; có cho vay vốn nhưng chưa đảm bảo hộ sản xuất, thông qua thị trường và tiêu thụ sản phảm.
- Bản thân một số bộ phận người có công chưa nhận thức đúng đắn trách nhiệm, lợi ích của mình nên có tư tưởng trong chờ, ỷ lại, thiếu ý chí vượt lên hoàn cảnh.
- Công tác tuyên truyền vận động chưa sâu, chưa thường xuyên; hình thức tuyên truyền còn đơn điệu và hiệu quả chưa cao.
- Năng lực, trình độ chuyên môn của một số cán bộ làm công tác TB, LS và NCCVCM ở cơ sở còn nhiều hạn chế; đa số chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Bài học và kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện pháp lệnh.
Qua 14 năm thực hiện chính sách ưu đãi, với các kết quả đã đạt được và một số điểm còn tồn tại có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu để thực hiện tốt chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công ở Thị Xã Cửa Lò như sau:
- Trước hết phải nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ, trách nhiệm tnực hiện các chính sách xã hội. Từ đó có sự tập trung của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng, tổ chức các phong trào thi đua thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách thương binh, liệt sỹ, người có công.
- Động viên thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công và thân nhân của họ nêu cao ý chí tự lực tự cường, gương mẫu vươn lên tiếp tục đóng góp công sức, tài năng, trí tuệ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa quê hương ngày càng đi lên.
- Từ thị xã đến các phường, xã thì ngành LĐTBXH phải trực tiếp tham mưu, giải quyết tốt, đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước. Đồng thời tham mưu chỉ đạo, vận động, xây dựng các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã hội hoá việc chăm sóc thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ công tác LĐTBXH ở phường, xã. thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng làm công tác chính sách cho cán bộ trực tiếp, từng bước chuyên môn hoá các cán bộ làm công tác LĐTBXH tại phường xã; bố trí ổn định để tích luỹ kinh nghiệm, nắm chắc đối tượng, tổ chức các phong trào quần chúng nhằm chăm sóc tốt hơn các đối tượng chính sách.
- Động viên và nhân rộng các mô hình tiên tiến, các hình thức phong phú, đa dạng trong nhân dân về hoạt động chăm sóc giúp đỡ và tạo điều kiện cho các gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng và con em của họ phát huy trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai dân chủ trong xác nhận và tổ chức thực hiện chính sách.
Phần III - Phương hướng nhiệm vụ và một số giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá chăm sóc người có công ở Thị Xã Cửa Lò.
1. Phương hướng, nhiệm vụ.
Đẩy mạnh hơn nữa phong trào toàn dân chăm sóc đời sống người có công không chỉ thuộc về trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội
- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về truyền thống cách mạng, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Từ đó nhân dân ý thức hơn trong việc chung sức chăm sóc người có công. mặt khác, phải cập nhật và phổ biến rộng rãi trong nhân dân những chủ trương chính sách mới nhất của Nhà nước về chế độ ưu đãi đối với người có công.
- Phấn đấu 100% phường xã không để các gia đình chính sách tái nghèo và nâng cao hơn nữa mức sống của các gia đình chính sách so với mức sống trung bình của toàn thị xã.
- Thực hiện đúng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, chi trả trợ cấp theo đúng quy định hiện hành. Rà soát và xác minh các trường hợp còn tồn đọng để xem xét công nhận là người có công theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, thường xuyên tu bổ, sửa chữa đài tưởng niệm, nhà bia liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ.
- Thường xuyên thăm hỏi động viên các gia đình chính sách vào các ngày lễ lớn tặng quà và sổ tiết kiệm tình nghĩa cho những gia đình gặp khó khăn.
2. Giải pháp và kiến nghị.
2.1. Giải pháp.
- Xây dựng các hoạt động chăm sóc NCC sát với thực tế của địa phương để từ đó đề ra các kế hoạch thiết thực.
- Triền khai các chương trình chăm sóc NCC một cách cụ thể :
+ Công tác xây dựng nhà tình nghĩa : Khi thực hiện cần nắm chắc tình hình về vấn đề nhà ở của các gia đình chính sách. động viên nhân dân trên địa bàn thị xã quyên góp, ủng hộ tiền, công sức, nguyên vật liệu để giúp đỡ các gia đình chính sách làm mới và sửa chữa nhà ở.
+ Công tác ổn định đời sống TB, BB : Giao đất tại vị trí thuận tiện cho các gia đình chính sách sản xuất kinh doanh, miễn thuế nhà đất và tạo mọi điều kiện để các gia đình chính sách phát triển kinh tế gia đình.
Tổ chức chăm sóc sức khoẻ cho NCC tại nhà, mở lớp đào tạo dạy nghề cho con em gia đình chính sách và khuyến khích các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhận con em gia đình chính sách vào làm việc.
- Công tác xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa : huy động sự đóng góp trong toàn dân, thành lập ban xây dựng và quản lý quỹ nhằm sử dụng quỹ hợp lý và tránh thất thoát, tiêu cực.
- Công tác tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa.: phải tạo nguồn kinh phí tặng sổ, huy động sự ủng hộ của các đơn vị, các tổ chức kinh doanh, nắm chắc hoàn cảnh sống của từng trường hợp để tặng sổ sao cho phù hợp.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng phường, xã làm tốt công tác TB, GĐLS và NCCVCM ở cơ sở. Có biểu dương và khen thưởng kịp thời.
- Đối với công tác thương binh, liệt sỹ : cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác LĐTBXH có phẩm chất, đạo đức và năng lực trình độ chuyên môn; toàn tâm, toàn ý phục vụ công tác; hiểu biết đầy đủ chính sách, chế độ đối với người có công. Mỗi xã phường nhất thiết phải có 1 cán bộ chuyên trách công tác LĐTBXH đã qua đào tạo cơ bản. Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như có chế độ ưu đãi cụ thể đối với các cán bộ này.
Với những giải pháp nêu trên nếu cấp Uỷ, Chính quyền ra tay và được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, tất cả cùng đồng lòng chung sức, phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại thì chắc chắn Thị Xã Cửa Lò sẽ làm tốt công tác chăm sóc TB, LS và NCCVCM , phát triển mạnh phong trào đó trong toàn dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị xã nhằm tạo những tiền đề phát triển cho Thị Xã trong tương lai.
2.2 Đề xuất kiến nghị.
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần ban hành những quy định chặt chẽ hơn, một cơ chế cụ thể nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện công tác xã hội hoá NCC để khỏi xảy ra tình trạng tuỳ tiện, thiếu công bằng, tạo kẽ hở phát sinh những thất thoát tiêu cực:
+ Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác xã hội hoá chăm sóc đời sống NCC.
+ Công tác xét duyệt còn nhiều thủ tục hành chính cần giảm bớt tạo điều kiện cho NCC được thuận lợi hơn khi làm thủ tục ưu đãi.
+ Công tác nâng hạng đối với TB, BB cần tổ chức thường xuyên hơn liên tục và đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ. Đồng thời công tác giám định lại thương tật cho TB, BB cần thông báo đến tận từng đối tượng.
- Đối với phòng NVLĐTBXH : cần nâng cao nghiệp vụ, kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực TBLS cho chính các cán bộ trong phòng cũng như đối với các cán bộ làm công tác TBLS ở cấp cơ sở thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn.
- Đối với UBND Thị Xã: kết hợp chặt chẽ hơn nữa với phòng NVLĐTBXH nhằm quan tâm hơn nữa tới các phong trào ở cơ sở, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chăm sóc NCC ở các phường, xã; tìm hiểu sâu hơn đời sống NCC để từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời, đúng người, đúng đối tượng.
Toàn dân tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động tham gia chăm sóc đời sống NCC; vận động mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức kinh tế - xã hội đóng góp xây dựng quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa” từ cấp Thị xã`đến phường, xã.
- Đối với NCC : cần động viên, giáo dục họ phát huy vai trò gương mẫu, truyền thống cách mạng tốt đẹp và phát huy sức lao động còn lại tiếp tục làm giàu cho bản thân và góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Kết luận :
Thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng là những người đã hi sinh xương máu và tuổi xuân để cống hiến cả cuộc đời mình cho độc lập – tự do của Tổ quốc. Để có được cuộc sống hoà bình, hạnh phúc và phát triển như hôm nay đã có biết bao nhiêu con người ưu tú đã ngã xuống hoặc để lại một phần thân thể của mình qua những năm dài tranh đấu. Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn của những người có công với cách mạng. Chính vì vậy mà công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Kế thừa và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc đó là “ Uống nước nhớ nguồn” . “ Đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện lới dạy của Bác Hồ kính yêu “ Tôi rất mong đồng bào ta sẵn sàng giúp đỡ Thương binh, liệt sỹ, gia đình người có công với cách mạng cả về vật chất lẫn tinh thần”. Tại địa bàn Thị xã Cửa Lò đã dấy lên phong trào chăm sóc đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ và NCCVCM rộng rãi trong toàn dân với những chương trình hành động hết sức thiết thực và có hiệu quả. Phong trào đã động viên mọi nguồn lực tại chỗ giúp đỡ NCCVCM có cuộc sống ổn định, tái hoà nhập cộng đồng với niềm tin yêu vào cuộc sống, vào trách nhiệm và sự quan tâm của Nhà nước và của toàn xã hội.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, triển khai các chính sách chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với NCC ở Thị Xã Cửa Lò còn có một số khó khăn, hạn chế. Nhưng với trách nhiệm và lòng biết ơn những người có công, Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân toàn Thị xã đã cố gắng hết mình thực hiện tốt công tác chăm sóc đời sống TB, LS và gia đình NCCVCM, đảm bảo công bằng xã hội cho những đối tượng chính sách.
Với tất cả những kiến thức được truyền thụ trong quá trình học tập ở trường Đại học Lao Động Thương Binh – Xã Hội và Thực tập ở phòng NVLĐTBXH ở Thị Xã Cửa Lò được trình bày trong báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em mong mỏi có thể góp phần nhỏ bé của mình cùng với quê hương báo đáp công ơn những người anh hùng, những nguời chiến sỹ cách mạng của dân tộc. Trong báo cáo này do kiến thức còn hạn chế nên bài còn có một số sơ suất và thiếu xót em rất mong nhận được sự thông cảm từ phía thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
Mai Lê Trang
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10673.doc