TÓM TẮT
Tây Nguyên là vùng chuyên canh sản xuất và xuất khẩu cây công nghiệp lớn của nước ta với các sản phẩm điển hình là cà phê, cao su, hồ tiêu Lĩnh vực sản xuất nông sản xuất khẩu (SXNSXK) có vai trò to lớn, quyết định sự phát triển của vùng. Mặc dù tiềm năng to lớn nhưng sự phát triển của SXNSXK hiện nay lại hết sức bấp bênh và thiếu bền vững. Bài viết phân tích thực trạng và nguyên nhân của tình trạng phát triển thiếu bền vững từđó đề xuất phương hướng phát triển theo hướng bền vững của sản xuất nông sản xuất khẩu vùng Tây Nguyên.
1. Đặt vấn đề
Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 54695,6 km2. Tài nguyên đất của Tây Nguyên rất đa dạng, với 14 loại đất chính, đất đỏ chiếm hơn 50% diện tích đất tự nhiên, trong đó có khoảng 1,5 triệu ha đất đỏ bazan, được xếp vào loại tốt nhất thế giới, rất phù hợp cho các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ngô .
Trong 9 nhóm hàng nông sản xuất khẩu (NSXK)chủ lực của Việt Nam, Tây Nguyên đã có tới 6 mặt hàng nông sản tham gia, đứng đầu là cà phê và hồ tiêu. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tây Nguyên đã nhanh chóng trở thành một trong những vùng chuyên canh sản xuất nông sản xuất khẩu (SXNSXK) lớn nhất nước ta nhưng những khó khăn trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế cộng với cản trở của một tập quán sản xuất lạc hậu, sự thất thường của giá cả, thị trường đã làm SXNSXK phát triển không ổn định.
Những thành tựu của Tây Nguyên trong phát triển NSXK là to lớn song nhìn chung sản xuất, chế biến và xuất khẩu còn rất nhiều hạn chế: thiếu ổn định, hiệu quả thấp và không bền vững.
8 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương hướng phát triển bền vững sản xuất nông sản xuất khẩu vùng Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
69
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
SẢN XUẤT NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VÙNG TÂY NGUYÊN
THE SUSTAINABLE DEVELOPMENT DIRECTION FOR THE EXPORTING
AGRICULTURAL PRODUCTS IN WESTERN HIGHLANDS
Nguyễn Hồng Cử
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Tây Nguyên là vùng chuyên canh sản xuất và xuất khẩu cây công nghiệp lớn của nước
ta với các sản phẩm điển hình là cà phê, cao su, hồ tiêu…Lĩnh vực sản xuất nông sản xuất
khẩu (SXNSXK) có vai trò to lớn, quyết định sự phát triển của vùng. Mặc dù tiềm năng to lớn
nhưng sự phát triển của SXNSXK hiện nay lại hết sức bấp bênh và thiếu bền vững. Bài viết
phân tích thực trạng và nguyên nhân của tình trạng phát triển thiếu bền vững từ đó đề xuất
phương hướng phát triển theo hướng bền vững của sản xuất nông sản xuất khẩu vùng Tây
Nguyên.
ABSTRACT
The Central Highlands is known as a major industrial crop growing and exporting area
in our country with such typical products as coffee, rubber, pepper… Producing agricultural
products for export plays a decisive role in the develoment of this area. In spite of its great
potential, the Central Highlands’ situation of producing agricultural products for export still
remains unstable and unsustainable. This article aims to analyze the reality and the causes of
this lack of sustainability. The results of the analysis serves as a basis for putting forward
suitable directions for the sustainable development of the production of agricultural produce for
export in the Central Highlands.
1. Đặt vấn đề
Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và
Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 54695,6 km2. Tài nguyên đất của Tây Nguyên rất đa
dạng, với 14 loại đất chính, đất đỏ chiếm hơn 50% diện tích đất tự nhiên, trong đó có
khoảng 1,5 triệu ha đất đỏ bazan, được xếp vào loại tốt nhất thế giới, rất phù hợp cho
các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ngô...Trong 9 nhóm hàng
nông sản xuất khẩu (NSXK) chủ lực của Việt Nam, Tây Nguyên đã có tới 6 mặt hàng
nông sản tham gia, đứng đầu là cà phê và hồ tiêu. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tây
Nguyên đã nhanh chóng trở thành một trong những vùng chuyên canh sản xuất nông
sản xuất khẩu (SXNSXK) lớn nhất nước ta nhưng những khó khăn trong thời kỳ chuyển
đổi cơ chế kinh tế cộng với cản trở của một tập quán sản xuất lạc hậu, sự thất thường
của giá cả, thị trường đã làm SXNSXK phát triển không ổn định. Những thành tựu của
Tây Nguyên trong phát triển NSXK là to lớn song nhìn chung sản xuất, chế biến và xuất
khẩu còn rất nhiều hạn chế: thiếu ổn định, hiệu quả thấp và không bền vững. Để góp
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
70
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Tây Nguyên, việc xác định rõ ràng
phương hướng nhằm phát triển bền vững sản xuất nông sản xuất khẩu có ý nghĩa vô
cùng quan trọng.
2. Đánh giá sự phát triển của sản xuất nông sản xuất khẩu vùng Tây Nguyên theo
quan điểm phát triển bền vững
Trong hơn 15 năm qua, SXNSXK của vùng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả
về diện tích và sản lượng, đóng góp quan trọng vào giá trị nông sản xuất khẩu của cả
nước. Nhiều mặt hàng chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều…đã bắt đầu chiếm
lĩnh những thị phần quan trọng của thế giới. Tổng diện tích canh tác 5 loại cây công
nghiệp có ưu thế nhất của vùng là chè, cà phê, cao su, hồ tiêu và điều là 756706 ha,
chiếm 43,37% diện tích canh tác 5 loại cây trên của cả nước, trong đó, ấn tượng nhất
là cà phê chiếm 90,55%, hồ tiêu 33,95%. Loại ít nhất (chè) cũng chiếm xấp xỉ ¼ diện
tích canh tác của cả nước. Như vậy, Tây Nguyên hiện là vùng chuyên canh lớn nhất
các loại cây công nghiệp xuất khẩu của cả nước. SXNSXK trở thành hoạt động kinh
tế trọng tâm của vùng, có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của vùng
nói chung.
Bảng 1. Diện tích, sản lượng cây CN lâu năm của Tây Nguyên và cả nước.
Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
Cả nước
Tây
Nguyên Tỷ lệ (%) Cả nước
Tây
Nguyên
Tỷ lệ
(%)
Chè 129300 25391 19.63 760500 184393 24.24
Cà phê 530900 480774 90.55 1055800 990924 93.85
Cao su 631500 147025 23.28 659600 259960 39.41
Hồ tiêu 50000 16975 33.95 98300 41844 42.56
Điều 402700 86541 21.49 308500 48083 15.58
Tổng số 1744400 756706 43.30 2882700 1525204 52.90
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và các tỉnh Tây Nguyên 2008
Xét về cơ cấu thì diện tích canh tác cà phê, cao su, hạt điều chiếm tỷ trọng cao
nhất. Dẫn đầu là diện tích cà phê với 63,50% diện tích, cao su 19,40% và hạt điều
11,40%. Mức độ độc canh của các tiểu vùng là khá cao: Vùng chè tập trung chủ yếu tại
Lâm Đồng với gần 95% diện tích. Vùng cà phê tập trung tại Đăk Lăk, chiếm hơn 37,9%
diện tích. Vùng cao su tập trung tại Gia Lai với 49,8% và Kon Tum 21,5% % diện tích.
Vùng hồ tiêu tập trung tại Gia Lai với trên 30% diện tích và Đăk Nông 39,43% diện
tích. Vùng điều tại Đăk Lăk, chiếm 44,6% diện tích..
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
71
Bảng 2. Diện tích canh tác các loại nông sản xuất khẩu chính từ 1995-2008
ĐVT: ha
Năm Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều
1995 16033 236105 45335 1170 21957
1996 20711 292097 55413 1304 22963
1998 21698 357778 85557 2621 15887
2000 22714 478829 96457 8308 22078
2002 26124 448448 101247 10827 31253
2004 27003 433635 104894 13204 58426
2006 27976 449501 117484 14533 102529
2008 25391 480774 147025 16975 86541
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên từ 1995-2008
Từ 1995 đến 2008, diện tích canh tác của hầu hết các loại cây công nghiệp lâu
năm đều tăng nhanh, xen kẽ với những thời kỳ tăng, giảm đột biến với biên độ giao
động khá lớn. Trong vòng 15 năm qua diện tích chè tăng 1,5 lần, cà phê tăng hơn 2 lần,
cao su 3,2 lần, điều 3,94 lần và hồ tiêu 14,5 lần.
Sản lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Tây Nguyên chiếm tỷ trọng cao
trong tổng sản lượng các mặt hàng này của nước ta. Cà phê chiếm ưu thế tuyệt đối với
93,85%, hồ tiêu 42,56% đứng đầu cả nước, cao su 39,41%, hạt điều 15,58% chỉ đứng sau
Đông Nam Bộ; chè 24,24% đứng thứ hai sau Miền núi và Trung du Bắc Bộ. Yếu tố kinh tế
là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự gia sản lượng của vùng. Với việc chuyển sang cơ chế
thị trường, mở cửa kinh tế và hiệu quả thiết thực về kinh tế của nông sản xuất khẩu so với
các loại cây trồng khác đã thúc đẩy mở rộng diện tích và gia tăng sản lượng nhanh chóng.
Bảng 3. Sản lượng 5 loại nông sản của Tây Nguyên từ 1996-2008
ĐVT: tấn
Năm Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều
1996 77280 266229 29082 1413 4194
1998 81731 402891 43681 2795 7869
2000 128628 635038 61542 6490 5426
2002 138504 628638 77168 13019 10457
2004 155776 805237 147518 21681 19271
2006 175574 928111 219507 31537 31464
2008 184393 990924 259960 41844 48083
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên từ 1996-2008
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
72
Trong gần 15 năm qua, sản lượng NSXK tăng khá nhanh, trong đó: chè tăng
2,38 lần; cà phê tăng 3,72 lần; cao su 8,93 lần; hồ tiêu 29,61 lần; điều 11,46 lần.
Từ 2001 đến 2008, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng nhanh song
không đều đặn. Giai đoạn từ 2001 đến 2004 là thời kỳ tăng đột biến của tất cả các loại
NSXK, trong đó sản lượng chè tăng 1,67 lần; cà phê giảm chút ít; cao su tăng 0,9 lần;
hồ tiêu tăng 6,4 lần; hạt điều tăng 38,7 lần. Trong hai năm 2005 và 2006, giá cả giảm
đồng loạt nên sản lượng xuất khẩu giảm, nhất là chè, cà phê. Từ 2006, sản lượng xuất
khẩu của hầu hết mặt hàng có xu hướng ổn định dần nhưng sự bùng nổ diện tích canh
tác cuối năm 2008 lại báo hiệu một thời kỳ tăng đột biến mới vào các năm kế tiếp.
Đi liền với tăng trưởng về sản lượng nông sản xuất khẩu là sự tăng trưởng về
kim ngạch NSXK. Giai đoạn từ 2001 đến 2004 kim ngạch XKNS tăng 1,9 lần; từ 2004
đến 2008 tăng 2,8 lần. Bình quân mỗi năm tăng 50%. Từ năm 2007, chỉ riêng Tây
Nguyên, kim ngạch xuất khẩu 5 loại nông sản chính đã mang về vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Đó là một thành tựu không thể phủ nhận.
Bảng 4. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản vùng Tây Nguyên
Năm Chè
Cà
phê Cao su Hồ tiêu Điều
Tổng
SLXK
Tổng
KNXK
(Tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn) 1000 USD
2001 6033 501316 6858 2077 685 516969 214906
2002 7127 358038 12546 3069 1107 381887 180342
2003 8012 327151 8338 2744 1520 347765 254567
2004 10050 470398 7125 13330 26528 527431 411796
2005 7556 417550 11003 16174 11038 463321 469701
2006 8453 407000 14510 14411 11969 456343 639542
2007 10912 491375 43246 7427 9652 562612 1018850
2008 10845 464262 92504 8456 12079 588146 1181235
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên từ 2001-2008
SXNSXK chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các
tỉnh Tây Nguyên. Giá trị NSXK chiếm trên dưới 35% GDP, khoảng ½ giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp, và trên 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng. Do vậy, nền kinh
tế Tây Nguyên dường như sống theo nhịp thở của SXNSXK và chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của thị trường nông sản thế giới trong tất cả các vùng kinh tế ở nước ta.
Những thành tựu của Tây nguyên trong phát triển NSXK là to lớn song nhìn
chung sản xuất, chế biến và xuất khẩu còn rất nhiều hạn chế: thiếu ổn định, hiệu quả
thấp và không bền vững, điều này thể hiện qua một số mặt như sau:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
73
Một là, sự phát triển của SXNSXK còn mang nặng tính tự phát, làm cho quy
hoạch sản xuất bị phá vỡ và tình trạng cây trồng lấn rừng là không thể tránh khỏi. Sự
tăng trưởng ồ ạt này giống như một sự bùng nổ và đang tạo sức ép lớn lên tài nguyên,
đất đai, nguồn nước, gây ra sự quá tải so với cơ sở hạ tầng vốn thấp kém, đồng thời tạo
ra sự chênh lệch giữa sự tăng trưởng của sản xuất với sự phát triển của hệ thống chế
biến và dịch vụ.
Hai là, mô hình SXNSXK tiêu biểu ở Tây Nguyên là hộ kinh doanh cá thể,
chiếm 85 - 95% giá trị sản xuất, dưới hình thức phổ biến là kinh tế hộ và trang trại, hầu
hết đều có quy mô nhỏ, diện tích canh tác bình quân chỉ khoảng 0,5-1,5 ha. Tập quán
sản xuất lạc hậu, mang nặng tính tự nhiên. Nguồn vốn đầu tư của các trang trại, hộ cá
thể chủ yếu là vốn tự có, nguồn vốn tín dụng chỉ chiếm khoảng 20-25%, trong đó trên
70% là tín dụng ngắn hạn, khả năng tích lũy, đầu tư thâm canh rất hạn chế.
Ba là, trình độ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong SXNSXK còn rất hạn
chế, phương pháp canh tác chủ yếu dựa trên kỹ thuật thủ công. Tỷ lệ cơ giới hóa rất
thấp. Trong SXNSXK bước đầu đã áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ,
nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất. Nhiều giống mới được đưa vào canh tác song
nhiều diện tích hiện nay vẫn tồn tại các giống cũ, năng suất và chất lượng thấp. Nhiều
giống cây trồng đã già cỗi, thoái hóa, cho năng suất thấp. Điển hình là ở Lâm Đồng,
diện tích giống chè cũ, chè kém chất lượng vẫn còn chiếm một tỉ lệ khá lớn - gần 70%
trong tổng diện tích. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế và bảo quản nông sản cũng còn nhiều
hạn chế. Tập quán thu hoạch một lượt cả sản phẩm xanh, kỹ thuật sơ chế và chế biến lạc
hậu; hệ thống sân phơi, kho chứa không đảm bảo làm cho chất lượng sản phẩm suy
giảm và không đồng đều. Tổn thất này ở Đăk Lăk khoảng 680 tỷ đồng mỗi năm, xấp xỉ
bằng với ngân sách trung ương cấp cho địa phương. Chỉ tính riêng cà phê, tổn thất toàn
vùng ước tính mỗi năm gần 4000 tỷ đồng, đó là chưa kể nếu đảm bảo được chất lượng
cà phê tốt hơn để có thể tăng thêm 10% giá bán thì với gần 500000 tấn cà phê xuất khẩu
hàng năm, Tây Nguyên còn có thể thu thêm được khoảng 1650 tỷ đồng.
Bốn là, hiệu quả sản xuất còn thấp kém. Trong hơn 10 năm qua, năng suất chè
tăng 1,68 lần, cà phê tăng 2,26 lần, cao su tăng 3,6 lần, hồ tiêu tăng 2 lần và hạt điều
tăng 1,7 lần. Hầu hết các loại cây trồng đều có năng suất cao hơn so với năng suất của
thế giới nhưng không đồng đều ở các tiểu vùng. Trong những giai đoạn giá cả nông sản
xuống thấp, điển hình là thời kỳ 1990-1994, 2000-2003 làm cho hầu hết người trồng cà
phê, hồ tiêu đều lỗ nặng. Chẳng hạn, giá cả chè hiện tại là 3000đ/ kg chè cành và 2000đ/
kg chè hạt thì doanh thu trung bình của một ha khoảng 22,5 triệu đồng, vùng có năng
suất thấp thì doanh thu cao lắm chỉ được một nửa. Chi phí cho một ha chè ở Lâm Đồng
hiện nay từ19-20 triệu đồng thì lợi nhuận của người trồng chè rất thấp. Việc tăng nhanh
diện tích dẫn tới cầu về các yếu tố sản xuất tăng nhanh làm cho giá cả vật tư, phân bón,
thuốc trừ sâu bệnh, tiền thuê nhân công tăng nhanh đẩy chi phí sản xuất tăng cao. Việc
mở rộng diện tích canh tác tất yếu làm tăng thêm diện tích canh tác ở những vùng đất
đai không phù hợp do đó làm giảm năng suất và hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả
của việc sử dụng đất đai.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
74
Năm là, sự gia tăng nhanh chóng của diện tích canh tác NSXK đã kích thích việc
phá rừng làm nương rẫy…làm giảm diện tích rừng, thu hẹp môi trường sinh sống của
nhiều loài động thực vật, đất đai bị bào mòn, rửa trôi làm suy kiệt dần hệ sinh thái đất,
suy giảm đa dạng sinh học.
Sự yếu kém của SXNSXK của Tây Nguyên là do nguyên nhân sau:
Về nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân khách quan trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt trên thị trường thế giới giữa các nước xuất khẩu nông sản. Nhu cầu hàng nông
sản trên thị trường thế giới rất lớn nhưng chất lượng đòi hỏi ngày càng cao do vậy, phần
bất lợi thuộc về những nước có trình độ phát triển thấp.
- Thị trường hàng nông sản thế giới biến động liên tục, nhu cầu không ổn định,
yêu cầu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao…do đó tất yếu là sự
không ổn định về giá cả nhất là trong những năm gần đây, tác động của khủng hoảng
kinh tế có ảnh hưởng lớn đến khả năng nhập khẩu nông sản của nhiều nước. Việc
chuyển sang thực hiện ngày càng nhiều các biện pháp phi thuế như quy định phẩm cấp
hàng hóa, yêu cầu chất lượng…của các nước nhập khẩu gây rất nhiều khó khăn cho
SXNSXK của các nước xuất khẩu nông sản.
- Các hãng kinh doanh và chế biến nông sản lớn trên thế giới với ưu thế về năng
lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh ngày càng vươn tầm ảnh hưởng ra
thế giới, thực thi các chính sách o ép các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, tranh chiếm
vị thế có lợi nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu của hàng NSXK.
Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân chủ quan của phát triển thiếu bền vững của lĩnh vực NSXK của
vùng trước hết là do sự yếu kém của nguồn lao động. Sự hạn chế về trình độ dân trí, tập
quán sản xuất lạc hậu, lao động hầu hết chưa được đào tạo, không có thói quen tích lũy,
thiếu sự hiểu biết về kiến thức và kỹ năng kinh doanh… là rào cản cho sự phát triển của
lĩnh vực NSXK hiện nay.
- Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực NSXK còn hạn chế. Do quy mô sản xuất nhỏ
bé, lợi nhuận thấp, khả năng tái đầu tư thấp trong khi đó khả năng tiếp cận nguồn vốn
tín dụng khó khăn, đầu tư nhà nước chưa đủ mức…hạn chế khả năng ứng dụng khoa
học công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến để nâng cao năng suất và hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
- Khoa học công nghệ chậm phát triển, việc triển khai các thành tựu của khoa
học công nghệ vào sản xuất thiếu đồng bộ và kém hiệu quả. Thiếu sự liên kết giữa các
cơ quan nghiên cứu khoa học với các chủ thể sản xuất kinh doanh, đầu tư cho nghiên
cứu và ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng của sản xuất và chế biến NSXK còn lạc hậu, hệ thống dịch vụ tài
chính, thương mại, thông tin phục vụ lĩnh vực NSXK, sơ chế, chế biến, tồn trữ nông sản
chưa đáp ứng được yêu cầu.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
75
- Công nghiệp chế biến chậm phát triển, chủ yếu là sơ chế. Sản xuất và chế biến
còn có sự tách rời. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu, chất lượng thấp và
không đồng đều, không có thương hiệu nên giá cả thường thấp hơn giá trung bình của
thế giới, gây thiệt hại to lớn về kinh tế.
- Tổ chức, quản lý của nhà nước còn nhiều tồn tại, đó là khả năng quy hoạch còn
rất yếu kém, mang tính hình thức và chưa định hướng được sản xuất; quy hoạch sản
xuất chưa gắn với quy hoạch mạng lưới thu mua, với công nghiệp chế biến và xuất
khẩu; khả năng thực thi kế hoạch, quy hoạch còn hạn chế do thiếu các chế tài cần thiết;
liên kết kinh tế giữa các chủ thể còn lỏng lẻo; quản lý ngành và quản lý lãnh thổ không
đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ; vai trò của các hiệp hội ngành hàng còn mờ nhạt,
chưa thực hiện tốt các chức năng của mình; các chính sách đối với NSXK như chính
sách đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, lao động và các chính sách hỗ trợ khác còn
nhiều bất cập; thực hiện chính sách chưa triệt để do đó hạn chế tác động của chính sách.
3. Phương hướng phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu vùng Tây Nguyên theo
hướng phát triển bền vững
Từ những vấn đề nêu trên, để phát triển NSXK theo hướng ổn định, bền vững và
hiệu quả cao, cần chú trọng việc thực hiện một số phương hướng quan trọng như sau:
Thứ nhất, tập trung mọi nỗ lực hoàn thiện quy hoạch sản xuất, gắn quy hoạch
sản xuất với quy hoạch hệ thống chế biến và xuất khẩu để nhanh chóng ổn định diện
tích, sản lượng canh tác, điều chỉnh lại cơ cấu cây trồng hợp lý giữa các địa phương,
trong nội bộ các tỉnh theo xu hướng chuyên môn hóa sâu nhưng đồng thời giảm dần
mức độ độc canh của cây trồng.
Thứ hai, đẩy mạnh thâm canh, chuyển dần sang đầu tư chiều sâu để nâng cấp hệ
thống sản xuất, chế biến nhằm thay đổi dần cơ cấu và chất lượng nông sản xuất khẩu,
từng bước đa dạng hóa, thương hiệu hóa sản phẩm hướng đến một nền nông nghiệp
“sạch”, an toàn.
Thứ ba, phát triển mạnh công nghiệp chế biến từ sơ chế đến tinh chế, hiện đại
hóa công nghiệp chế biến, gắn công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu, từng bước
nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo dựng chỗ đứng vững chắc và cải
thiện vị thế có lợi trong chuỗi giá trị toàn cầu của NSXK để nâng cao giá trị nông sản
xuất khẩu.
Thứ tư, từng bước thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu trong SXNSXK bằng các
mô hình sản xuất tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất. Thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất để từng bước tiến lên sản
xuất lớn hiện đại.
Thứ năm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, cải thiện khả năng xâm nhập trực
tiếp vào thị trường nước ngoài. Tạo lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.
Tích cực tham gia hợp tác khu vực và toàn cầu trong phát triển NSXK.
Thứ sáu, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết hợp lý vấn
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
76
đề sở hữu kinh tế; tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực mà trọng tâm là đào tạo
nghề cho nguồn nhân lực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; kết hợp giữa tăng thu
nhập nhờ tăng hiệu quả sản xuất và các chính sách ưu đãi của nhà nước để ổn định và
nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Thứ bảy, quản lý chặt chẽ đất đai; đổi mới chính sách hạn điền; sử dụng đất đai
hợp lý nhằm bảo vệ đất, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học của vùng. Giải quyết dứt điểm
tình trạng phá rừng để làm nương rẫy. Coi bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học là vấn
đề không thể tách rời trong phát triển bền vững NSXK.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục thống kê Đăk Lăk, Niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk từ 1995 – 2008.
[2] Cục thống kê Đăk Nông, Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông từ 2005-2008
[3] Cục thống kê Gia Lai, Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai 1995-2008
[4] Cục thống kê Kon Tum, Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum từ 1996-2008
[5] Cục thống kê Lâm Đồng, Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng từ 1995-2008
[6] Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum, Báo cáo kết quả sản xuất ngành nông
nghiệp các năm 2005,2006,2007,2008.
[7] Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, Báo cáo kết quả sản xuất ngành nông
nghiệp các năm 2005,2006,2007,2008.
[8] Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Đăk Lăk, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn các năm 2006, 2007, 2008.
[9] Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Đăk Nông, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn các năm 2006, 2007, 2008.
[10] Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn các năm 2006, 2007, 2008.
[11] Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam từ 2000 - 2008, NXB Thống kê,
Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9-NGUYENHONGCU.pdf