Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển

Chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại là rất cấp bách, nhất là kinh tế tư nhân tiếp cận được thông tin về chính sách, pháp luật, kế hoạch .Do vậy cần sự trợ giúp của nhà nước về vấn đề này. ã Thứ ba: Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước là biện pháp quan trọng để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển nhanh, hiệu quả, đúng hướng. Nghị quyết trung ương V đã xác định “ chức năng quản lý khu vực kinh tế tư nhân là xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xây dựng qui hoạch và trợ giúp đào tạo cơ bản quản lý cho doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách của doanh nghiệp”. ã Thứ tư: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát hu vai trò của Mặt Trận Tổ Quốc đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Trong quá trình thực hiện nghị quyết “ cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để thấy rõ những đặc điểm mới của kinh tế tư nhân nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phân tích thực trạng, xu hướng phát triển để có chính sách phù hợp” nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân theo hướng mà Đảng đã đề ra.

doc25 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế tập thể nhưng kém hơn so với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mức tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong ngành công nghiệp giai đoạn 1990-1995 khoảng 11% nhưng bắt đầu từ năm 1997 có biểu hiện suy giảm xuống còn 9% và năm 1998 còn 6,7%, năm 1999 còn giảm mạnh hơn. Bình quân chung mức tăng trưởng của toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân được đánh giá là khoảng 10% hàng năm, cao hơn khu vự kinh tế nhà nước nhưng thấp hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh nên khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp ngày càng quan trọng vào GDP của nền kinh tế: từ 102.468 tỷ đồng năm 1995 đã tăng lên 151.388 tỷ đồng năm 1998, chiếm tỷ trọng 41,06% GDP. Như vậy, toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân(kể cả lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp) là đóng góp rất đáng kể của toàn bộ khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân ở nước ta trong thời kì đổi mới. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là tốc độ phát triển của khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân cũng như toàn bộ nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu chững lại vào năm 1997 sau một thời gian phát triển có thể nói là khá ngoạn mục. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP của từng loại hình kinh tế nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Sự suy giảm của khu vực kinh tế tư nhân một mặt là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, đây được coi là nguyên nhân trực tiếp trước mắt, còn nguyên nhân sâu xa bên trong lại do cơ chế chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước tỏ ra chưa phù hợp với đòi hỏi của khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời do những hạn chế về năng lực nội tại của bản thân khu vực kinh tế tư nhân. II.Cơ sở thực tiễn nhằm đổi mới cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. 1.Những kết quả đạt được của khu vực kinh tế tư nhân. Kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(tháng 12/1986) và nhất là kể từ năm 1990 khi nhà nước ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân có hiệu lực từ năm 1991 thì kinh tế tư nhân đã được chú ý và có điều kiện phát triển. Nếu như năm 1991 có 494 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì đến năm 1995 đã có 15276 doan nghiệp và đến năm 1999 số doanh nghiệp được thành lập đã lên đến 30500 doanh nghiệp, tăng gấp 74 lần so với năm 1991, tính bình quân giai đoạn 1991-1999 mỗi năm tăng 3388 doanh nghiệp. Đến năm 2000 là năm áp dụng luật doanh nghiệp mới( trên cơ sở hợp nhất luật công ty và luật doanh nghiệp có sửa đổi) ban hành ngày 12/6/1999 và có hiệu lực từ 1/1/2000, số doanh nghiệp đăng ký thành lập trong năm là 14443 với tổng số vốn đầu tư là 24000 tỷ đồng chiếm 16% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Nhà nước không phải bận tâm về vốn kinh doanh của khu vực tư nhân vì họ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước toà án và với đối tác hợp đồng làm ăn của họ. Ngoài ra, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong những năm qua đã góp phần thực hiện có kết quả mục tiêu huy động tiềm lực vốn trong nước để thúc đẩyphát triển kinh tế. Tính đến cuối năm 1996, kinh tế tư bản tư nhân đã huy động lượng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh gần 21000 tỷ đồng. Theo báo cáo của bộ tài chính, vốn điều lệ của các doanh nghiệp này đã tăng từ 70,5 tỷ đồng năm 1991 lên gần 12000 tỷ đồng vào cuối năm 1996. Chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh, đến tháng 6/1996 đã có 7260 doanh nghiệp tư bản tư nhân được cấp giấy phép kinh doanh với số vốn pháp định là 6927 tỷ đồng. Trong thời kì 1991-1996, bình quân mỗi năm vốn kinh doanh của kinh tế tư bản tư nhân tăng thêm 3940 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội. Kinh tế tư nhân đã tạo ra việc làm, toàn dụng lao động xã hội. Thực vậy, sự phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong thời gian qua đã đóng góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là lực lượng tham gia tích cực và có hiệu quả đối với vấn đề giải quyết việc làm. Tính đến năm 1996 đã giải quyết việc làm cho 4.700.742 lao động, chiếm gần 70% lực lượng lao đọng xã hội trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp. Xét ở góc độ giải quyết việc làm thì đây là khu vực có tỷ lệ thu hút lao động trên vốn đầu tư cao nhất trong nền kinh tế. Nếu như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực có sự tăng trưởng mạnh, trong thời gian qua đã thu hút được 208000 lao động, thì riêng kinh tế tư bản tư nhân năm1996 đã giải quyết việc làm cho 370742 lao động. Mặt khác doanh nghiệp tư bản tư nhân còn thu hút 20 lao động trên một tỷ đồng tiền vốn, kinh tế cá thể thu hút 165 lao động trên 1 tỷ dồng tiền vốn. Những con số này tuy so với hơn 30 triệu lao động nước ta không nhiều nhưng rất có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân lao động. Trong khi đó doanh nghiệp nhà nước chỉ thu hút được 11,5 lao động trên 1 tỷ đồng tiền vốn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 1,7 lao động trên 1 tỷ đồng tiền vốn. Riêng các doanh nghiệp tư bản tư nhân trong 5 năm(1991-1996) tuy số vốn huy động chưa lớn nhưng bình quân mỗi năm giải quyết thêm khoảng 72020 việc làm, năm 1996 cả nước có 336146 người đang trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Năm 1997 là 428009 lao động, năm 1998vào khoảng 497480 lao động ( tăng 16,2% so với năm 1997) chiếm 1,3% tổng số lao động toàn xã hội. Riêng khu vực hộ gia đình nông dân, năm1995 đã thu hút 30.820.224 lao động, chiếm 88,93% lao động xã hội. Nếu gộp với 1,3% số lao động trong khu vực doanh nghiệp tư bản tư nhân thì tốngr số lao động thuộc kinh tế tư nhân chiếm 90,1% tổng số lao động toàn xã hội(khu vực nhà nước chỉ giải quyết việc làm cho khoảng 9% tổng số lao động xã hội và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 0,67% tổng lao động toàn xã hội). Qua đó ta càng thấy rõ đay là một khu vực kinh tế có vai trò thực sự quan trọng trong việc tạo việc làm cho lao động xã hội cả ở hiện tại và trong tương lai. Đồng thời, các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động trong khu vực này. ở thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân khoảng 500.000 đến 600.000 đồng/1 tháng, ở Hà Nội là 400.000 đến 500.000 đồng/1tháng. Kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưỏng nền kinh tế. Phát triển kinh tế tư bản tư nhân đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh mục tiêu cơ bản là huy động tiềm năng về vốn và giải quyết việc làm cho lao động xã hội, khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân còn đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm xã hội. Năm 1995, khu vực tư nhân đóng góp 43,50% GDP, trong đó hộ gia đình và nông dân chiếm tỷ trọng 35,95% GDP, khối tư bản tư nhân chiếm 7,5%GDP. Mặc dù các năm 1996,1997 có sự giảm sút nhưng năm 1998 khu vực này vẫn chiếm tỷ trọng 41,1%GDP, trong đó: hộ gia đình và nông dân chiếm 33,6%GDP, khu vực tư bản tư nhân chiếm trên 50%GDP cả nước. Nhờ vậy, khu vực kinh tế nhà nước và đầu tư nước ngoài thúc đẩy nền kinh tế nước ta đạt tốc đọ tăng trưởng cao trên 8%/năm liên tục trong giai đoạn 1992-1997, và đỉnh cao đạt 9,5% vào năm1995. Không chỉ đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc nội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân còn góp phần quan trọng tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội đặt ra. Nguồn thu ngân sách từ các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã tăng lên đáng kể trong những năm qua từ 51 tỷ đồng năm 1991 lên 1475 tỷ đồng năm 1996. Nếu năm 1990 khu vực kinh tế ngoài quốc doanh( không kể kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) nộp ngân sách (qua thu thuế) là 969 tỷ đồng chiếm 2,3%GDP, thì đến năm 1998 đã tăng lên 11086 tỷ đồng chiếm 3,5%GDP, tính ra bình quân hàng năm khu vực ngoài quốc doanh đóng góp vào nguồn thu ngân sách trên dưới 3%GDP của cả nước, cao gấp trên 3 lần đóng góp của khu vực liên doanh với nước ngoài( 0,9%GDP/năm) và gần bằng một nửa đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm( khoảng 7%GDP/năm). Tính riêng các doanh nghiệp tư bản tư nhân: năm 1991 đóng góp cho ngân sách nhà nước được 51 tỷ đồng, năm 1996 tăng lên 1457 tỷ đồng(tăng gần 300 lần). Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm 1995-1996 khu vực kinh tế tư bản tư nhân đã đóng góp khoảng 50% ngân sách địa phương. Thực tế cho thấy địa phương nào chú ý khuyến khích phát triển khu vực kinh tế này đều tự cân đối được ngân sách. Tuy so với khu vực kinh tế nhà nước, tỷ trọng của kinh tế tư bản tư nhân trong tổng thu ngân sách nhà nước còn thấp xong khu vực kinh tế tư nhân đã và đang có những đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách và tăng tiềm lực cho nền kinh tế. Thực hiện mục tiêu lớn nhất của Đảng và nhà nước ta là: “lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, năng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh”, huy động sức mạnh tổng lực của nền kinh tế cho phát triển đất nước, xây dựng nước Việt Nam “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, thì chính sách phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân những năm qua đã góp phần thực hiện có kết quả mục tiêu đó. Nhìn một cách tổng thể, sự hồi sinh và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm đổi mới vừa qua đã mang lại nhiều kết quả kinh tế xã hội to lớn, mà nổi bật là: 1.1.Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm. Kinh tế tư nhân đã huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ tuy qui mô nhỏ nhưng với số lụơng cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nên đã động viên được nhiều nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh: từ 14000tỷ đồng năm 1992 đã tăng lên 26500 tỷ đồng vào năm 1996, chiếm tới 8,5% tổng vốn đầu tư sản xuất của toàn xã hội. Ta thấy được sự tăng lên của vốn đầu tư và qui mô của nó. Các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã huy động được lượng vốn vào kinh doanh là 20.665 tỷ đồng(tình đến hết năm 1996), bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1991- 1996 tăng thêm 3940 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội và 6,9% vốn kinh doanh của các ngành. Tính đến thời điểm năm 1996, khu vực kinh tế tư nhân đã huy động được tổng lượng vốn lên đến 47155 tỷ đồng, chiếm tới 15% tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội. Mặc dù trong nhữn năm đổi mới vừa qua với chính sách mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài của nhà nước đã thu hút thêm nguồn vốn FDI ngày một tăng( từ 13,7% tổng số vốn đầu tư phát triển của nhà nước năm 1990 lên đến trên 35% năm 1998) nhưng khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn đóng góp lượng vốn đầu tư phát triển rất đáng kể cho nền kinh tế: 49% tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội năm 1990 và trên 21% năm 1998, tức là chiếm trên 1/5 tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội-là một tỷ trọng không nhỏ. 1.2.Kinh tế tư nhân đã thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế, tăng qui mô của kim ngạch xuất khẩu. Trứơc đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành sản xuất kinh doanhđều do kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đảm nhận. Hiện nay, trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước độc quyền, kinh tế tư nhân không được kinh doanh, còn lại hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thì khu vực kinh tế tư nhân đều tham gia. Trong đó nhiều lĩnh vực, ngành nghề khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng áp đảo như: sản xuất lương thực, thực phẩm;nuôi trồng hải sản, đánh cá; lâm nghiệp, hàng hoá bán lẻ; chế biến; sành sứ; giầy dép.Lĩnh vực sản xuất lương thực đặc biệt là xuất khẩu gạo và các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ hải sản, lĩnh vực dệt may, thủ công mỹ nghệ xuất khẩuđã mang về hàng tỷ đô la ngoại tệ cho nền kinh tế,trong đó có đóng góp to lớn của kinh tế tư nhân. Chính sự phát triển phonh phú, đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm dịch vụ, các hình thức kinh doanhcủa khu vực kinh tế tư nhân đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp nhà nước buộc các doanh nghiệp nàh nước phải cải tổ, sắp xếp lại để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường. Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên năng động; đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của nhà nước phải đổi mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. Như vậy, phát triển kinh tế tư bản tư nhân sẽ tăng cường lực lượng kinh tế dân tộc và cùng với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt với kinh tế nhà nước tạo thế và lực làm đói trọng với tư bản nước ngoài trong việc bảo đảm sự phát triển dộc lập của nền kinh tế. Đến nay đã có 59 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữư hạn, công ty cổ phần là đối tác trong liên doanh với nước ngoài có số vốn đầu tư theo giấy phép gần 146 triệu USD. Một số doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị phương án liên doanh với nhà nước. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và xác lập vai trò, vị trí của các chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách cơ chế quản lý theo hướng thị trường, mở cửa hợp tác với bên ngoài. Không những thế, kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng qui mô của kim ngạch xuất khẩu. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã khơi dậy nhiều ngành nghề truyền thống trong các ngành, vùng địa phương, đã tạo ra nhiều chủng loại đa dạng, phong phú và cung cấp nhiều hơn hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Chỉ tính riêng năm 2000, con số thống kê của tổng cục hải quan, kinh ngạch xuất nhập khẩu đã tăng khá: xuất khẩu đạt 2,851 tỷ USD, nhập khẩu đạt 3,336 tỷ USD. Thông qua việc mở rộng sản xuất, năng cao sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện kinh tế đất nước ngày càng tham gia đầy đủ hơn vào quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn. Những ngành sản phẩm có khả năng cạnh tranh, khai thác được lợi thế so sánh ở các vùng, miền đựơc chú trọng phát triển. Nhờ đó khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung cũng được tăng lên, các nguồn lực đầu tư cho phát triển được khai thác có hiệu quả hơn. Từ đó xuất hiện các cơ sở kinh doanh điển hình làm ăn giỏi, đời sống người lao động ngày càng được nâng lên, giải quyết nhiều chỗ việc làm cho xã hội 1.3.Bên cạnh đó, qua thực tiễn ta thấy kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, trong các ngành nghề và các vùng kinh tế đất nước. Trong nông nghiệp, nếu như năm 1990 số lượng các hộ cá thể có khoảng trên 9,4 triệu hộ thì đến năm 1995 đã lên tới 11.974.595 hộ hoạt động trên gần 9000 xã trong khắp 7 vùng simh thái. Trong đó số hộ nông nghiệp chiếm 79,58%, hộ lâm nghiệp chiếm 0,15%, hộ thuỷ sản chiếm 1,92%, hộ công nghiệp chiếm 1,34%, hộ dịch vụ chiếm 1,18%, còn lại là các hộ khác. Trong số các hộ đó, nhóm hộ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất(79,58%), nếu hiểu nông nghiệp theo nghĩa rộng thì con số này còn lớn hơn nữa. Như vậy, trong lĩnh vực nông nghiệp số hộ tư nhân, cá thể chiếm tỷ trọng lớn 81,65%. Đay thực sự là một lực lượng kinh tế mạnh thể hiện: chỉ trong thời gian ngắn, các hộ nông dân đã mua sắm rất nhiều trang thiết bị hiện đại, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp lên một bước. Cũng chủ trong một thời gian không lâu, theo báo cáo của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì nông dân nước ta đã bỏ vốn lập trên 110000 trang trại, trong đó riêng các tỉnh phía Bắc là 67000 trang trại. Trang trại là các tổ chức kinh tế nằm trong khu vực kinh tế tư nhân nhằm đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá, chủ trang trại bỏ vốn ra kinh doanh. Các trang trại đã tạo ra một lượng hàng hoá lớn, trung bình một trang trại cung cấp một lượng giá trị hàng hoá 91,449 triệu đồng, trong đó tỷ trọng hàng hoá là 86,74%.Số hàng hoá này chủ yếu là nông sản, hải sản, một số nhỏ là sản phẩm chăn nuôi. Kinh tế trang traị đã thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam lên kinh tế hàng hoá, giải quyết nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động( kinh tế trang trại đã tạo ra việc cho 60 vạn lao động)nhưng quan trọng hơn cả là kinh tế trang trại đã dưa vào lối làm ăn mới trong nông nghiệp mà cơ chế của thời bao cấp đã dẹp bỏ. Vởy có thể nói kinh tế tư nhân trong nông nghiệp thời gian qua đã góp phần xứng đáng vào thành tích của ngành nông nghiệp nói chung, tạo ra gần 1/4 tổng sản lượng của Việt Nam, và 30% kim ngạch hàng xuất khẩu. Nếu như năm1990 nông nghiệp chiếm 32% GDP thì năm 1999 nông nghiệp chiếm tỷ trọng là 24% GDP. Trong lĩnh vực công nghiệp thì kinh tế tư nhân đã thâm nhập mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghiệp. Toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân trong công nghiệp đã đưa phần đóng góp vào sản lượng công nghiệp cả nước từ 37% năm 1990 lên 58% năm 2000, trong đó có đóng góp quan trọng nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí và công nghiệp chế tạo. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước, mà đặc biệt là các doanh nghiệp hộ gia đình có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong công nghiệp sẽ còn tăng hơn nữa vì những đổi mới trong thể chế rất mạnh với những bộ luật mới ra đời từ 1998 dến nay, nhất là luật doanh nghiệp ra đời năm1999, luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi với những thuận lợi mới cho các nhà đầu tư. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, sự phát triển của kinh tế tư nhân trong hoạt động công nghiệp cũng phát triển rất mạnh và đóng góp lớn vào kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng. Trong những năm gần đây, trong nông thôn cả nước có khoảng 18% đến 20% số hộ nông dân tham gia hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, trong đó một nửa là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tư nhân. Theo các báo cáo thì khu vực tư nhân trong nông thôn cả nước hiện có 24000 doanh nghiệp và tổ hợp sản xuất kinh doanh, trong đó có khoảng 33% là các doanh nghiệp tổ hợp tư nhân trong lĩnh vực công nghệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Đây là lĩnh vực kinh tế tư nhân hoạt động sôi nổi, ngày càng lấn át khu vực quốc doanh. Số lượng tăng lên nhanh chóng: năm1986 có 56,8 vạn hộ, năm 1987 đã là 64 vạn hộ, năm 1988 là 71,9 vạn hộ, năm 1989 là 81,1 vạn hộ và 16 vạn hộ kinh doanh không chuyên nghiệp, năm1995 là 94 vạn hộ. Về mặt số lượng và cơ cấu: ngày 1/1/1995 số hộ cá thể trong cả nước là 1882798 hộ. Số lượng các hộ phân bố không đều, tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà NẵngVề lao động: lĩnh vực dịch vụ và thương mại tư nhân, cá thể cũng là nơi thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm. Về doanh số hoạt động: tổng mức bán lẻ của thương nghiệp tư nhân đã tăng từ 66,9% lên 75,1% và thương nghiệp quốc doanh giảm từ 30,4% xuống con 23,7%. Giao thông vận tải tư nhân đã đảm nhiệm 63,5% khối lượng hàng hoá vận tải và 79,5% khối lượng hành khách, tạo ra 989,8 tỷ đồng. Về đóng góp nguồn thu vào ngân sách của khu vực này cũng rất đáng kể. Năm 1996 doanh thu thương mại dịch vụ gấp 6 đến 7 lần năm 1991, tổng thuế nộp vào ngân sách nhà nước tăng từ 908 tỷ( năm 1991) lên 5180 tỷ đồng (năm 1995) gấp 5 đến 6 lần. Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, còn phải kể đến vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong xuất khẩu. Nếu tính cả đầu tư nước ngoài thì khu vực doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp vào xuất khẩu là 35% năm1997 và 54% giữa năm 2000. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng: Trong thập kỷ tới nhu cầu vốn sẽ rất lớn, ước tính khoảng 6%-7% GDP, vì thế việc thu hút sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân là hết sức quan trọng. Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, phải kể đến hệ thống đường nông thôn mà những năm qua khu vực kinh tế hộ nông thôn-thực chất là khu vực kinh tế tư nhân đã đóng vai trò rất lớn. Trong các ngành nghề và các vùng kinh tế đất nước thì vốn các ngành: những năm 1991-1996 trong tổng số 17442 cơ sở thì lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng 39%, lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 35%, lĩnh vực khác chiếm 26%. Trong những năm 1997-1998, có sự chuyển biến theo hướng các doanh nghiệp thương mại dịch vụ tăng. Với các vùng: khu vực kinh tế tư nhân rất phát triển ở đoòng bằng sông Cửu Long, tập trung ở các thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai. 1.4.Hình thành và phát triển các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam, làm đầu tầu thúc đẩy nền kinh tế bước vào giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá, mở cửa hợp tác với bên ngoài. Nhờ đổi mới và phát triển nên khu vực kinh tế tư nhân chúng ta đã từng bước hình thành được đội ngũ các nhà doanh nghiệp hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân với số lượng ngày càng lớn( khoảng trên 40000 chủ doanh nghiệp và trên 120000 chủ trang trại. Đây thật sự là một thành quả có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp và phát huy nguồn lực con người cho đất nước thời mở cửa của khu vực kinh tế tư nhân. Mặc dù được hình thành một cách tự phát nhưng nhờ đựơc đào luyện trong cơ chế thi trường, đội ngũ các nhà doanh nghiệp tư nhân đã tỏ rõ bản lĩnh, tài năng, thích ứng kịp thời với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Họ đã vươn lên, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh mà luật pháp không cấm bao gồm cả những ngành kỹ thuật cao(phần mềm, điện tử) đã làm chủ nhiều lĩnh vực như nuôi trồng, công nghiệp chế biến.Trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, hàng trăm ngàn trang trại cung cấp nông sản hàng hoá cho xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo ở Việt Nam. 1.5.Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực kượng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội. Chính nhờ phát triển kinh tế tư nhân với nhiều loại hình kinh tế khác nhau, đã góp phần làm cho quan hệ sản xuất chuyển biến phù hợp với lực lượng sản xuất trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế nước ta. Trứơc hết là sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu. Nếu trước đây quan hệ sở hữu ở nước ta chỉ bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thì giờ đây quan hệ sở hữu đã được mở rộng hơn: còn có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sở hữu hỗn hợp. Quan hệ phân phối giờ đây càng trở nên linh hoạt, đa dạng, ngoài phân phối chủ yếu dựa trên lao động còn sử dụng các hình thức phân phối theo góp vốn, theo tài sản.Chính sự chuyển biến của các quan hệ sở hữu, quản lý, phân phối đã làm cho quan hệ sản xuất trở nên mềm dẻo, đa dạng, linh hoạt dễ được chấp nhận và phù hợp với thực trạng nền kinh tế và tâm lý xã hội ở nước ta hiện nay. Những chuyển biến của quan hệ sản xuất nói trên đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào và tiềm lực của khu vực kinh tế tư nhân vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Nhờ vậy đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. Hơn nữa, kinh tế tư nhân còn góp phần ổn định chính trị, kinh tế, xã hội. 2.Những tồn tại và hạn chế của kinh tế tư nhân. 2.1.Khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung qui mô còn nhỏ bé, vốn ít, công nghệ lạc hậu, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường. Đặc trưng nổi bật của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay là qui mô nhỏ bé. Số doanh nghiệp có mức vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 1% tổng số doanh nghiệp, mức vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 87,2%, trong đó có 29,4% có mức vốn dưới 100 triệu đồng. Trung bình mỗi hộ kinh doanh phi nônh nghiệp có số vốn kinh doanh là 29,78 triệu đồng, sử dụng 1,78 triệu lao động. Đối với số hộ kinh doanh nông nghiệp cũng có qui mô nhỏ, sử dụng lao động gia đình, mặt bằng canh tác bình quân 0,8 ha/ 1 hộ, trong các doanh nghiệp thì số doanh nghiệp có dưới 50 triệu lao động chiếm 90,09%, bình quân vốn sử dụng của một doanh nghiệp chỉ là 3,7 tỷ đồng. Điều này cho thấy tình trạng qui mô kinh doanh nhỏ bé của kinh tế tư nhân, bộc lộ công nghệ, quản lý và tay nghề của người lao động còn thấp, uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, kinh doanh còn thiếu ổn định, tính hợp tác liên kết và hiệu quả kinh doanh còn thấp, trình độ và sự hiểu biết về các luật doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh còn chưa tuân thủ luật pháp vê lao động, còn trốn lậu thuế, làm hàng giả, hàng cấm, không đảm bảo về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.Ngoài ra, nhìn chung trong khu vực kinh tế tư nhân trình độ công nghệ, trang thiết bị vẫn còn nhiều lạc hậu, chắp vá và chậm đổi mới, nhiều doanh nghiệp mới thành lập nhưng vẫn sử dụng công nghệ thải loại từ các doanh nghiệp nhà nước, trình độ tổ chức, quản lý của chủ doanh nghiệp và tay nghề của người lao động phần lớn đều thấp, số được đào tạo cơ bản còn ít, khả năng tiếp thị, xác tiến thương mại hạn chế. Mặt khác, những yếu kém của khu vực này còn được thấy ở sự manh mún, thiếu một chiến lược kinh doanh lâu dài, khả năng thâm nhập thị trường trong và ngoài nước đều thấp, còn không ít trường hợp cạnh tranh không làmh mạnh, chèn ép lẫn nhau, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Hơn nữa phần lớn các doanh nghiệp tư nhân mới đựơc hình thành trong những năm gần đây do qui mô nhỏ, vốn ít, các doanh nghiệp không có điều kiện đầu tư khoa học công nghệ hiện đại. Chỉ có khoảng 25% số doanh nghiệp tư nhân và 20% số công ty trách nhiệm hữu hạn sử dụng công nghệ khá hiện đại, còn lại một số máy móc, thiết bị của các cơ sở doanh nghiệp cũ, lạc hậu thuộc thế hệ những năm 60, 70. Cả nước có 2/3 số cơ sở kinh tế tư nhân sử dụng các thiết bị thanh lý của doanh nghiệp nhà nước. Trong thời gian gần đây mặc dù số doanh nghiệp đăng kí kinh doanh của các khu vực này chưa cao, các doanh nghiệp tư nhân bị thua lỗ, hoặc hoà vốn, đang còn chiếm một tỷ lệ đáng lưu ý. Có thể thấy hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân cũng còn nhiều khó khân vướng mắc, có thể khái quát trên các mặt chủ yếu: “ thiếu vốn kinh doanh, khả năng tích tụ huy dộng vốn kinh doanh còn thấp, thiếu một mặt bằng sản xuất kinh doanh, môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội chưa thuận lợi”. Chính vì thế, tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ tín dụng của cơ sở năm 2000 của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp là 20,4%, hộ nông dân là 0,01%, doanh nghiệp tư nhân là 23,6%. Điều đáng lưu ý là trong hoạt động sản xuất nhiều chủ doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ những qui luật như: tính công khai minh bạch trong kinh doanh, thay đổi ngành nghề địa điểm.Ngoài ra, còn có những trường hợp trốn lậu thuế. Tóm lại, đánh giá một cách tổng quát thì kinh tế tư nhân Việt Nam vhưa phát huy hết tiềm lực của nó. Các nguồn lực về vốn, lao động, kinh nghiệm, ngành nghề chưa khai thác hết, vẫn còn khá lớn trong các tâng lớp dân cư. 2.2.Chất lượng lao động thấp, đội ngũ quản lý yếu. Trong cơ cấu lao động của khu vực kinh tế tư nhân, số công nhân được đào tạo có tay nghề rất thiếu. Đội ngũ quản lý doanh nghiệp cũng thiếu và yếu: 3,2% có trình độ đại học, 9,5% có trình độ trung cấp, 60% đến 70% mới có trình độ phổ thông trung học, 80% chưa qua đào tạo chuyên môn. Không ít các chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức quản lý và kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thi trường, thiếu những hiểu biết đầy đủ về pháp luật trong nước và luật pháp quốc tế, hạn chế tầm nhìn dài hạn trong kinh doanh. Vì vậy thua thiệt trong cạnh tranh trên thị trường là không tránh khỏi. Theo số liệu trong nhiều nguyên nhân thì yếu kém về trình độ, năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp chiếm 86,2%, do thiếu thông tin về thị trường chiếm 70% là những nguyên nhân dẫn đến những thất bại, thua lỗ của các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra tính tự phát trong hoạt động kinh doanh còn mạnh, sự quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư bản tư nhân còn yếu. Tính tự phát vô nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh của khu vực này là không tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường sơ khai như nước ta. Do bị chi phối bởi lợi ích cá nhân nên khi luật pháp chưa hoàn chỉnh, quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, các nhà kinh doanh tư nhân có thể sẽ tìm mọi cách lợi dụng sơ hở để làm lợi cho mình, bất chấp lợi ích xã hội. Nhiều doanh nghiệp tư nhân không thực hiện nghiêm chỉnh chế độ dăng kí kinh doanh, không tuân thủ các nguyên tắc về quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. 1.3.Thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định là tình trạng phổ biếnđã tác động bất lợití chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Luật đất đai chỉ qui định quyền sử dụng đất, không cho phép tư nhân có quyền sở hữu và hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán đất đai. Hệ quả là quyền sử dụng đất không được chuyển nhượng công khai, giá đất thiếu ổn định, dẫn đến tình trạng đất đai bị đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả. Trong điều kiện môi trường như vậy bất lợi hơn cả chính là các cơ sở kinh tế tư nhân mới thành lập rất khó có được mặt bằng đất đai ổn định. Thêm vào đó việc phân biệt đói xử trong việc giao đất của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và cho thuê đất đối với các cơ sở kinh tế tư nhân cũng gây bất lợi và thiệt thòi cho khu vực kinh tế tư nhân. Mặt khác, những vấn đề về chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất đai chưa rõ ràng càng làm cho vấn đề mặt bằng sản xuất căng thẳng hơn. Ngay cả khi doanh nghiệp đã bỏ ra rất nhiều chi phí đẻ có mặt bằng sản xuất, nhưng sau dó họ lại rất khó khăn trong việc dùng đất đai để làm tài sản thế chấp vay ngân hàng. Rất ts doanh nghiệp có được mặt bằng sản xuất ngay từ khi mới thành lập mà thường phải thuê hoặc tận dụng đất ở và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh. 1.4.Thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm cản trở đến sự phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường địa phương và dựa vào mạng lưới quan hệ cá nhân. Hiện nay một số sản phẩm hàng hoá của khu vực kinh tế tư nhân cũng đã có mặt trên thị trường thế giới, tuy vậy sản phẩm dủ chất lượng xuất khẩu còn ít và chịu sức ép cạnh tranh gay gắt, còn lại phần lớn sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Nhung gần đây, do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nền kinh tế tăng trưởng giảm, thu nhập của dân cư sút kém nên sức mua trong nước cũng giảm. Thêm vào đó, hàng hoá trong nước còn tồn đọng với khối lượng lớn, cùng với hàng nhập lậu tràn lan không kiểm soát được đã làm cho việc tiêu thụ hàng hoá của khu vực kinh tế tư nhân rơi vào tình thế cực kỳ bất lợi, làm cho nhiều cơ sở sản xuất bị đình đốn, phá sản.Mặt khác, khả năng cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong cơ chế thị trường của các cơ sở kinh tế tư nhân còn hạn chế, một số tiêu cực nảy sinh đã làm cho tốc độ phát triển của cả khu vực kinh tế tư nhân đang chững lại và có biểu hiện suy giảm trong những năm gần đây. Những hạn chế trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân thuộc về bản thân các doanh nghiệp tư bản tư nhân chủ yếu là: sự nghi ngại về tính nhất quán của chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, sự do dự chờ đợi, kể cả tâm lý mặc cảm, sự hạn chế về năng lực kinh doanh của các chủ doanh nghiệp tư nhân. Những nguyên nhân thuộc về quản lý nhà nước bao gồm: thiếu một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ và nhất quán, thiếu một điịnh hướng phát triển theo ngành và lĩnh vực kinh doanh dẫn tới thiếu một chính sách ưu đãi, khuyến khích tạo động lực cho kinh tế tư bản tư nhân phát triển. III. Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển. Thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có nghĩa là chuyển dịch nền kinh tế của đất nước từ nông nghiệp sang công nghiệp, nâng cao tỷ trọng các ngành sản xuất công nghiệp theo các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, về tỷ trọng lao động công nghiệp. Xuất phát từ các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tính đến các đặc điểm về qui mô vừa và nhỏ của các cơ sở của kinh tế tư nhân, vì vậy cần có những phương hướng, chính sách và giải pháp để phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Để khắc phục những hạn chế và tồn tại nêu trên, nhằm thúc đẩy hơn nữa sụ phát triển của kinh tế tư bản tư nhân, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ở nước ta cần giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất là: cần xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế tư nhân trong cơ cấu nền kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển ở nước ta. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của thành phần kinh tế này luôn phụ thuộc vào những điều kiện do nhà nước và kinh tến nhà nước tạo ra như môi trường thể chế, kết cấu hạ tầng, có nghĩa là kinh tế nhân không thẻ tự tạo ra các điều kiện phát triển của chính mình. Trong xu hướng đa dạng hoá sở hữu, hợp tác, liên kết, phụ thuộc lẫn nhau hiện nay thì nhà nước cần xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với chiến lược phát triển của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Trong đó khuyến khích tối đa sự phát triển của kinh tế tư nhân theo định hướng và dưới sự kiểm soát, điều tiết của nhà nước phải là quan điểm chủ đạo. Đó cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng một khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô nhất quán, ổn định cũng như một hệ thống pháp luật rõ ràng cho việc phát triển và quản lý kinh tế tư nhân, để nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình, tạo cho các doanh nghiệp tư nhân lòng tin và giúp họ thấy được định hướng rõ ràng. Đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách, pháp luật, quy định của nhà nước đã ban hành liên quan đến việc phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo hướng tiến tới thống nhất hai luật là Luật doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp nhà nước là một. Ngoài ra cần nhanh chóng cải thiện môi trường kinh daonh cho kinh tế tư nhân mà cụ thể là tiếp tục xây dựng, sửa đổi và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, hấp dẫn đầu tư tư nhân thông thoáng hơn, đơn giản nhưng phải đầy đủ và phải ổn định lâu dài. Nhà nước cần trợ giúp các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân như thiết lập các quỹ tài trợ mới để phát triển các doanh nghiệp tư nhân, thiết lập các cơ chế bảo lãnh rủi ro, tín dụng, cải tiến chế độ về điều kiện vay vốn linh hoạt và không phân biệt đối xử, đặc biệt là về thế chấp, bảo lãnh của các ngân hàng thương mại, loại bỏ tính chất áp đặt lãi suất trần trong vay tín dụng để giúp các doanh nghiệp tư nhân được vay với lãi suất thường như doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai là: Theo xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết giữa thành phần kinh tế nhà nước với các thành phần linh tế khác, kinh tế tư nhân được khuyến khích mạnh mẽ trong tất cả các ngành trừ các ngành mà xã hội nghiêm cấm. Đặc biệt , để phát huy vai trỏ tích cực và tiềm năng của kinh tế tư nhân cần khuyến khích và có chính sách thảo đáng nhằm tạo động lực theo mục tiêu của nền kinh tế quốc dân nhằm góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế độc lập và tự chủ . Để thực hiện được điều đó, cần phải có giải pháp xúc tiến mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới. Đối với doanh nghiệp thì thị trường là vấn đề nòng cốt, nhất là trong điêù kiện kĩ thuật, công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá cao, chất lượng chưa đáp ứng thị trường thì hàng hoá kém sức cạnh tranh là điều dễ hiểu, và việc nhà nước hỗ trợ bằng các chính sách thuế quan ưu đãi để kinh tế tư nhân phát triển là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp kích cầu của nhà nước cần được tiếp tục đẩy mạnh để giúp họ tháo gỡ những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho khu vực kinh tế nhà nước. Mặt khác, để tránh tình trạng công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với khu vực kinh tế tư nhân nặng nề, thủ tục hành chính còn chồng chéo, nhiều đầu mối thì chính phủ nên sớm có quyết định thành lập một cơ quan đầu mối chuyên lo về mặt quản lý nhà nước để hỗ trợ chính sách cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, cư quan này sẽ là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp và chính phủ, sẽ tạo điều kiện cho nhà nước vừa quản lý chặt chẽ, vừa nắm thông tin kịp thời và đưa ra các đối sách phù hợp. Thứ ba là nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc thnàh phần kinh tế tư nhân thực hiện nhanh chóng quá trình đổi mới như tiếp nhận thông tin và kỹ thuật công nghệ mới hiện đại, hướng dẫn cải tiến công nghệ truyền thống, hỗ trợ vốn vay dài hạn, lãi suất ưu đãi để đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để có thể tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ. Đồng thời, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo đội ngũ các doanh nhân và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển doanh nghiệp. Thành phần xuất thân của các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân có nhiều nguồn gốc khác nhau, do đó để quản lý tốt sản xuất kinh doanh, nhà nước cần có chính sách đào tạo bổ túc kiến thức về quản lý kinh doanh thông qua việc mở các lớp, trung tâm đào tạo để nâng cao kiến thức từ lý luận đến áp dụng thực tiễn. Bên cạnh đó nhà nước cần quan tâm nữa cho hoạt động của các trung tâm thông tin trong việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong nước trong các lĩnh vực: sản phẩm, thị trường chiến lược ngoại thương, công nghệ và xu hướng tiêu dùng. Thông thường các thông tin còn quá nghèo nàn, ít giá trị, lạc hậu so với biến động của thị trường vì vậy cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân là hết sức cần thiết, thông tin cung cấp phải được chọn lọc cập nhật và thường xuyên. Mặt khác cần tăng cường các dịch vụ hỗ chợ kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân phát triển và hiệu quả. Ví dụ: hỗ chợ tài chính, tư vấn, kiểm toán, điều tra thị trường Thứ tư: Cần phải thấy được mặt mạnh mặt yếu của khu vực kinh tế tư nhân để khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư vào khu vực, lĩnh vực sau: Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn gồm nhiều nhóm ngành công nghiệp chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng cáê biến nông sản, chuyển từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế sang sản phẩm tinh chế vừa tạo việc làm thu hút lao động vừa gia tăng được giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu. Các ngành này không những thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn tạo điều kiện giải quyết đầu ra cho nông nghiệp. Nhóm ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như ngành dệt, may, da giầy phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Những ngành này đòi hỏi vốn không lớn, lao động không cần trình độ cao, đồng thời đây là những ngành nghề truyền thống của kinh tế cá thể, tiểu chủ nấu được khuyến kkhích thì sẽ được mở rộng về qui mô và phát triển cao hơn cả về công nghệ. Ngành may phát triển sẽ sử dụng được nguyên liệu từ ngành dệt, ngành dệt phát triển đến lượt mình lại hỗ trợ đầu ra trong phát triển nông nghiệp đó là ngành trồng râu nuôi tằm. Nhóm ngành cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp như sản xuất máy cày, máy kéo, máy xay sát, tuốt lúa, các loại tàu thuyền đánh cá, các sản phẩm cơ khí gia công lắp ráp khác phục vụ cho các ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông nông thôn. Đây chính là những ngành cung cấp tư liệu sản xuất nông nghiệp. Nhóm ngành tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống phục vụ xuất khẩu và các ngành hàng tiêu dùng khác phục nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như nhu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, những hạn chế thiếu sót của khu vực kinh tế tư nhân cần sớm được khắc phục để có thể khai thác, phát huy tốt hơn các nguồn vực của khu vực này nhằm phát triển kinh tế tư nhan trong htời gian tốt. Để khuyến khích “ kinh tế tư nhân phát triển không ngừng nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh, tạo nên nhiều việc làm có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn hiện nay đầu tư nhiều hơn vào khu vực sản xuất, tham gia vào ngày càng nhiều vào các hoạt động công ích hợp tác liên doanh với nhau, với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế” cần tập trung để giải quyết một số nhiệm vụ sau: Nắm vững các quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân đã được nêu trong nghị quyết trung ương 5, tư tưởng chỉ đạo của các quan điểm đó là: Thứ nhất khẳng định kinh tế tư nhân(gồm kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân) là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển mạnh kinh tế tư nhân được coi là vấn đề chiến lược nâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy cần đẩy mạnhphát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần kinh tế khác nhau,trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, “góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong việc phát huy nội lực, tạo sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển Kinh tế – Xã hội của đất nước Thư hai: “nhà nước tôn trọn và phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, khuyến khích hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý sự phát triển kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các phần kinh tế”. Khuyến khích tối da không hạn chế sự phát triển rộng rãi của kinh tế tư nhân trong những ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không hạn chế phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn. Tạo diều kiện để kinh tế tư nhân ngày càng đi vào sản xuất, kinh doanh áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các hộ kinh doanh cá thể được nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ. Các doanh nghiệp của tư nhân được nhà nước tạo môi trường kinh doanh, thuận lợi về chính sách, tâm lý xã hội để phát triển rộng rãi, không hạn chế về quy mô, đồng thời khuyến khích chở thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần, thực hiện liên doanh, liên kết với nhau, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Mặt khác tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc,nhà nước cần tạo điều kiện cề kết cấu hạ tầng, tạo môi trường pháp lý và chính sách ổn định, thông thoáng phù hợp với nhiều trình độ phát triển, khuyến khích phát huy quyền tự chủ, sáng tạo, tự do kinh doanh theo pháp luật đồng thời với việc sây dựng chế tài sử phạt nghiêm minh. Thứ ba: bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, sây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật, đôi bên cùng có lợi và tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái. Theo hướng này nhà nước có chính sách đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghề nghiệp, thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động, khuyến khích và tôn trọng những người chủ doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh thực hiện tốt quy định phát luật, bảo đảm lợi ích của người lao động, đồng thời cần chăm lo bồi dưỡng giáo dục nhằm nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc gắn bó với lợi ích đất nước . Thứ tư: tăng cường sự lãnh đạo của đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các đàon thể nhân dân và các hiệp hội doanh nghiệp đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân. Sửa đổi ban hành hệ thống giải pháp, chính sách đồng bộ để phát triển kinh tế tư nhân. Thứ nhất: cần tạo lập một môi trường thể chế và tâm lý xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư nhân bao gồm luật sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp và những vấn đề liên quan đến kinh tế tư nhân theo hướng xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế bảo đảm tính ổn định cụ thể và minh bạch của pháp luật, chính sách, tránh tình trạng tuỳ tiện của người thi hành công vụ làm hạn chế kinh doanh của nhân dân vào một số ngành, lĩnh vực. Bên cạnh để xây dựng được môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển đòi hỏi cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đối với việc phát triển kinh tế tư nhân, chú trọng tổng kết thực tiễn để nhân rộng mô hình kinh tế tư nhân làm ăn có hiệu quả, chấp hành tốt pháp luật đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, kịp thời biểu dương các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Thứ hai: sửa đổi bổ sung một số cơ chế chính sách là yêu cầu cấp bách để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, xoá bỏ những phân biệt theo thành phần kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, đặc biệt là một số chính sách như: +) Chính sách đất đai là vấn đề quan trọng và cũng rất bức bách đối với kinh tế tư nhân, cần sửa đổi, bổ sung. +) Chính sách tài chính, tín dụng là rất quan trọng để phát triển kinh tế tư nhân, cần thực hiện chính sách tài chính tín dụng đối với kinh tế tư nhân bình đẳng như đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. “ Có chính sách bảo hiểm rủi ro cho hoạt động của kinh tế tư nhân trong kinh tế thị trường”. Khuyến khích thành lập và tham gia quĩ bảo hiểm tương hỗ của các doanh nghiệp có sự hỗ trợ của nhà nước. +) Chính sách lao động tiền lương phản ánh mối quan hệ phân phối giữa người lao động và người sử dụng lao động, có vị trí quan trọng tạo động lực phát triển trong các doanh nghiệp của kinh tế tư nhân, “ kinh tế tư nhân phải thực hiện đúng quy định của bộ luật lao động về việc ký kết hợp đồng lao động, tiền công, thời gian làm việc, bảo đảm các điều kiện vệ sinh và an toàn lao động, đồng thời có chế tài cần thiết để xử lý vi phạm.” Mặt khác, “cần nghiên cứu ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng người sử dụng lao độnh và người lao động cùng đóng góp có sự hỗ trợ một phần của nhà nước. +) Chính sách hỗ trợ về đào tạo khoa học và công nghệ có vị tí quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân nhằm thích ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.Nhà nước cần giúp đỡ “ trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho chủ doanh nghiệp và người lao động. +) Chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại là rất cấp bách, nhất là kinh tế tư nhân tiếp cận được thông tin về chính sách, pháp luật, kế hoạch.Do vậy cần sự trợ giúp của nhà nước về vấn đề này. Thứ ba: Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước là biện pháp quan trọng để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển nhanh, hiệu quả, đúng hướng. Nghị quyết trung ương V đã xác định “ chức năng quản lý khu vực kinh tế tư nhân là xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xây dựng qui hoạch và trợ giúp đào tạo cơ bản quản lý cho doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách của doanh nghiệp”. Thứ tư: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát hu vai trò của Mặt Trận Tổ Quốc đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Trong quá trình thực hiện nghị quyết “ cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để thấy rõ những đặc điểm mới của kinh tế tư nhân nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phân tích thực trạng, xu hướng phát triển để có chính sách phù hợp” nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân theo hướng mà Đảng đã đề ra. Kết luận Qua những nghiên cứu về kinh tế tư nhân thì nhìn chung thành phần kinh tế tư nhân là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Nó luôn có tính chất hai mặt, tạo ra được những kết quả đáng kể xong cũng kéo theo những hạn chế nghiêm trọng. Mặt khác, nó còn được đánh giá là một thành phần kinh tế năng động, sáng tạo, đầy tiềm năng, phải được phát triển mạnh mẽ, xem như là một nhiệm vụ chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, để có thể phát huy được những mặt tích cực, hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực, khơi dậy tính năng động páht triển đồng thời thực hiện quản lý, giám sát một cách chặt chẽ, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát huy lợi thế của mình góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, nhà nước ta cần tiếp tục tháo gỡ những rào cản, mở rộng điều kiện kinh doanh, tạo lập môi trưòng kinh doanh thông thoáng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thích hợp thì chắc chắn nguốn lực trong dân sẽ được khai thác và phát huy có hiệu quả. Tài liệu tham khảo 1.Ngô Ngọc Bửu. Khu vực kinh tế tư nhân và những thuận lợi trong việc quản lý phát triển. 2.Trần Bạch Đằng. Kinh tế tư nhân chân lý là cụ thể. Phát triển kinh tế tháng 5/2002. 3.Đỗ Hồng Hiệp và Võ Phước Tấn. Kinh tế tư nhân Việt Nam thực trạng và giải pháp. 4.Lê Khoa. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân bền vững. 5.Phát triển kinh tế tư nhân hình thành và triển vọng. Kinh tế và dự báo số 3/2002. 6.Phạm Chánh Trực. Một số ý kiến về kinh tế tư bản nhà nước. Phát triển kinh tế tháng 5/2002. 7.Trần Nguyễn Tuyên. Thực trạng một số giải pháp nhằm khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Kinh tế Châu á-Thái Gình Dương.(tháng6/2002). 8.Đào Xuân Sam. Mấy vấn đề lý luận từ thực tế phát triển kinh tế tư nhân phi nông nghiệp. Nghiên cứu kinh tế số 292(tháng 9/2002). 9.Nguyễn Đăng Nam. Tài chính với việc phát triển kinh tế tư nhân. Nghiên cứu kinh tế số 292(tháng 9/2002). 10.Nguyễn Huy Oánh. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu kinh tế số 283(tháng 12/2001). 11.Trần Đăng Thịnh. Phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nghiên cứu lý luận và thông tin(số7/1998). 12.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0315.doc
Tài liệu liên quan