Phương pháp định lượng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao
Phản ứng với đường tiêu hóa:
+ Thường gặp như ăn mất ngon, buồn nôn, nôn, đi lỏng, chứng nóng rát dạ dày.
+ Bội nhiễm nấm Candida albicans phải chữa trị với nystatin.
+ Viêm ruột do staphylocoque: thường nặng ở người già và trẻ em.
40 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2611 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp định lượng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀM LƯỢNG THUỐC KHÁNG SINH NHÓM TETRACYCLIN TRONG SẢN PHẨM THUỶ SẢNPHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO GVHD: PH ÙNG VÕ CẨM HỒNG SINH VIÊN: TRẦN QUANG TUẤN MSSV:08139324 Tổng quan I.Mức độ độc hại của tetracycline II.Phương pháp phân tích III.Đánh giá kết quả phân tích IV.Tài liệu tham khảo Kháng sinh nhóm tetracyclin bao gồm 3 kháng sinh chính sau: tetracyclin (gọi tắt là TC), oxytetracyclin (gọi tắt là OTC) và clortetracyclin (gọi tắt là CTC). Tetracycline I.Mức độ độc hại của tetracycline Oxytetracyclin Oxytetracyclin Tác dụng độc hại của tetracyclin: Phản ứng với đường tiêu hóa: + Thường gặp như ăn mất ngon, buồn nôn, nôn, đi lỏng, chứng nóng rát dạ dày. + Bội nhiễm nấm Candida albicans phải chữa trị với nystatin. + Viêm ruột do staphylocoque: thường nặng ở người già và trẻ em. Tai biến nhiễm độc gan: + Hiếm gặp nhưng rất nặng là thoái hóa mỡ gan do dùng liều cao và theo đường tĩnh mạch. + Ở bệnh nhân có thai 3 tháng cuối hoặc sau khi sinh con. + Ở người suy thận. Tai biến nhiễm độc thận: - Làm nặng thêm bệnh suy thận đã có từ trước. - Viêm gan - thận trong tình trạng thoái hóa mỡ của gan. - Gây tổn thương ống thận. Tai biến về răng: Ở trẻ em dưới 8 tuổi, thuốc gây rối loạn đổi màu và làm hỏng men răng nếu dùng thuốc nhiều lần. Phụ nữ có thai và cho con bú: Không nên dùng thuốc tetracyclin vì thuốc qua sữa sẽ làm hỏng răng, hỏng men răng của em bé, dễ gây hỏng chất xương của răng, trẻ em dễ bị sâu răng. DANH MỤC CÁC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THUỶ SẢN Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản) TT Tên hoá chất, kháng sinh Dư lượng đối đa (MRL) (ppb) 27 Spectinomycin 300 28 Chlortetracycline 100 29 Oxytetracycline 100 30 Tetracycline 100 31 Sulfonamide (các loại) 100 32 Trimethoprim 50 33 Ormetoprim 50 34 Tricaine methanesulfonate 15-330 Long Xuyên, ngày 24 tháng 11 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH Ban hành quy chuẩn kỹ thuật: Chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn thực phẩm sản phẩm cá khô và mắm cá An Giang II.Phương pháp phân tích 1.Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng kháng sinh nhóm tetracyclin trong thủy sản và sản phẩm thủy sản bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (sau đây gọi tắt là HPLC). 2.Phương pháp tham chiếu Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo phương pháp số 995.09 Chlortetracyclin, Oxytetracycline, and Tetracycline trong phần ăn được của động vật, quyển I, chương 23, trang 19 - 23 (23.1.17), phương pháp chuẩn của Hiệp hội các nhà hoá học phân tích (AOAC) ban hành năm 1997. 3.Nguyên tắc Dd đệm Ph(4) SPE Cột tách chiết pha đảo Sep - Pak Cartrige C18. Đầu dò UV tại bước sóng 350 nm theo phương pháp ngoại chuẩn. 4. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất, dung dịch chuẩn và dung dịch thử 4.1 Thiết bị, dụng cụ -Hệ thống HPLC với đầu dò UV. -Cột sắc ký pha đảo gồm có: a. Cột sắc ký pha đảo C8, kích thước cột L x ID : 250 x 4,6 mm, kích thước hạt 5 µm. b. Cột sắc ký pha đảo C18, kích thước cột L x ID : 250 x 4,6 mm, kích thước hạt 5µm. -Máy nghiền đồng thể tốc độ 10 000 vòng/phút. -Cân phân tích có độ chính xác 0,0001 g. -Máy ly tâm tốc độ 5 000 vòng/phút (sử dụng ống ly tâm dung tích 50 ml). -pH kế. -Ống ly tâm thủy tinh dung tích 50 ml. -Bình định mức dung tích 10 ml, 100 ml và 1000ml. -Cột Sep-Pak C18, dung tích 10 ml. -Phễu Buch-ner đường kính 5,5 cm. -Pipet tự động điều chỉnh được từ 2 đến10 ml. -Bể siêu âm. 4.2 Hoá chất: -Ðinatri photphat khan (Na2HPO4) tinh khiết, loại dùng cho phân tích. -Nước cất loại dùng cho HPLC. -Axit xitric ngậm 1 phân tử nước, tinh khiết, loại dùng cho phân tích. -Ethylen đinitrilo tetra axêtat đinatri (sau đây viết tắt là EDTA) ngậm 2 phân tử nước tinh khiết, loại dùng cho phân tích. -Axít oxalic ngậm 2 phân tử nước, tinh khiết, loại dùng cho phân tích. -Metanol loại dùng cho HPLC. -Axetonitril loại dùng cho HPLC. 4.3 Dung dịch chuẩn và dung dịch thử: -Dung dịch đệm McIlvaine (pH 4,0 +/- 0,05) gồm: 28,4 g Na2HPO4 + H2O -> định mức 1000ml A 21,0 g Axít xitric + H2O -> Định mức 1000ml B 625ml A + 1000ml B McIlvaine Ph 4 dung dịch HCl nồng độ 0,1M dung dịch NaOH nồng độ 0,1M Dung dịch đệm McIlvaine - EDTA 60,5 g EDTA+ 1 625 ml McIlvaine 1,26 g axít oxalic + metanol Định mức 1000ml Dung dịch axit oxalic-metanol 1,26 g axít oxalíc + H2O Định mức 1000ml Dung dịch Pha động cho HPLC 500 ml axetonitril 166 ml metanol Lọc và đuổi khí Cân 108 mg mỗi loại kháng sinh chuẩn (TC, OTC và CTC) 3 bình định mức 100 ml Định mức 100ml methanol methanol 2,5 ml Dung dịch chuẩn hỗn hợp 25 µg/ml định mức 10 ml. metanol Dung dịch chuẩn hỗn hợp 25 µg/ml 20 ml 40 ml 100 ml 200 ml 400 ml định mức 10 ml 6 ml ddaxít oxalic-metanol Dung dịch chuẩn hỗn hợp 0.05 µg/ml 0.10 0.25 0.50 1.00 5.Phương pháp tiến hành: 5.1 Chuẩn bị mẫu thử -Cân 5,00 g (+/- 0,05) mẫu (m) đã được băm nhuyễn cho vào ống ly tâm thủy tinh thứ 1. -Thêm 20 ml dung dịch đệm vào ống rồi nghiền trong 30 giây bằng máy nghiền đồng thể. Sau đó, ly tâm ống bằng máy ly tâm trong 10 phút ở tốc độ 3 000 vòng/phút. Gạn dịch trong của ống thứ 1 vào ống ly tâm thủy tinh thứ 2. -Cho thêm 20 ml dung dịch đệm vào ống ly tâm thuỷ tinh thứ 1. Trộn đều, ly tâm ống trong 10 phút ở tốc độ 3 000 vòng/phút rồi lại gạn dịch trong vào ống ly tâm thủy tinh thứ 2. Mẫu được băm nhuyễn 5 g ống ly tâm thủy tinh thứ 1 ống ly tâm thủy tinh thứ 1 ống ly tâm thủy tinh thứ 1 ly tâm 10 phút tốc độ 3 000 v/ph ống ly tâm thủy tinh thứ 2 Gạn dịch 20 ml dung dịch đệm 10 ml dung dịch đệm MẪU THỬ Ly tâm 20 phút tốc độ 3 000 vph lọc qua giấy trên phễu Buch-ner 5.2 Chuẩn bị mẫu trắng: -Mẫu trắng được định nghĩa là mẫu thủy sản đã được xác định không có các kháng sinh thuộc nhóm TC. Tiến hành chuẩn bị mẫu trắng giống như chuẩn bị với mẫu thử theo qui định tại Ðiều 5.1. 5.3 Chuẩn bị mẫu để xác định độ thu hồi: -Thêm 100 µl dung dịch chuẩn hỗn hợp 25 µg/ml (4.3.7) vào 5,00 g mẫu trắng. Ðồng nhất mẫu bằng máy nghiền đồng thể (4.1.3). Tiến hành chuẩn bị mẫu giống như chuẩn bị với mẫu thử theo qui định tại Ðiều 5.1. 5 g mẫu trắng mẫu để xác định độ thu hồi 100 µl dd chuẩn hh 25 µg/ml Ðồng nhất bằng máy nghiền đồng thể mẫu trắng 5.4 Làm sạch dịch chiết: 5.4.1 Chuẩn bị cột Nối cột Sep - Pak C18 vào đầu ra của một xi lanh thủy tinh dung tích 100 ml. Thêm lần lượt 20 ml metanol , 20 ml nước cất vào xi lanh thủy tinh. Loại bỏ dung dịch chảy qua cột. 5.4.2 Làm sạch dịch chiết: 5.4.2.1 Cho lần lượt các dịch chiết trong ống ly tâm thu được vào các cột Sep - Pak đã được chuẩn bị. Tráng rửa bình chứa bằng 2,0 ml dung dịch đệm. Trong giai đoạn này, các kháng sinh nhóm tetracyclin sẽ được hấp phụ lên bề mặt các hạt rắn chứa trong cột. Chú thích: Không được để cho cột Sep - Pak khô ở giữa hai giai đoạn chuẩn bị cột và làm sạch dịch chiết. Ðiều chỉnh cho dịch chảy ra khỏi cột từng giọt. 5.4.2.2 Cho 20 ml nước cất vào xi lanh thủy tinh và cho chảy qua cột. Loại bỏ dịch chảy ra khỏi cột. Làm khô cột bằng dòng không khí sạch trong 2 phút. 5.4.2.3 Giải hấp các kháng sinh nhóm tetracyclin bằng cách cho 6,0 ml dung dịch axít oxalic-metanol chảy qua cột với tốc độ 1,5 ml/phút. Thu dịch ra khỏi cột vào bình định mức 10 ml. Ðịnh mức tới vạch (thể tích V) bằng nước cất . Tiến hành phân tích dịch thu được trên HPLC theo qui định tại Ðiều 5.5. 5.5 Tiến hành phân tích trên HPLC 5.5.1 Ðiều kiện phân tích a. Cột sắc ký : Cột pha đảo C8, L x ID : 250 x 4,6 mm, kích thước hạt 5 µm. b. Nhiệt độ cột: Nhiệt độ trong phòng. c. Pha động: Hỗn hợp dung dịch axit oxalic-metanol-axetonitrile. d. Tốc độ dòng: 1,2 ml/phút. đ. Bước sóng cài đặt cho đầu dò UV là 350 nm. e. Thể tích tiêm: 60 µl. 5.5.2 ổn định cột sắc ký trong 30 phút bằng pha động. 5.5.3 Tiêm các dung dịch chuẩn vào máy HPLC theo thứ tự nồng độ từ thấp đến cao. Mỗi dung dịch tiêm 2 lần, tính chiều cao pic trung bình. Dựng đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa các chiều cao pic thu được và nồng độ (µg/ml) từng loại kháng sinh theo quan hệ tuyến tính bậc 1 (phương trình y = ax + b). 5.5.4 Tiêm dung dịch mẫu thử, dung dịch mẫu trắng, dung dịch xác định độ thu hồi theo qui định tại vào hệ thống HPLC. Mỗi dung dịch mẫu tiêm 2 lần. Tính giá trị trung bình. Chú thích: Sau khi phân tích xong, làm sạch hệ thống HPLC (bao gồm cả cột sắc ký) bằng hỗn hợp: nước cất- metanol - axetonitrile theo tỷ lệ về thể tích là 7-1-2 trong 30 phút. III.Đánh giá kết quả 5.6.1 Ðộ lặp lại của 2 lần tiêm Ðộ lệch chuẩn (CVS) tính theo chiều cao pic sắc ký của 2 lần tiêm cùng một dung dịch chuẩn phải nhỏ hơn 0,5 %. 5.6.2 Ðộ thu hồi (R) Ðộ thu hồi được xác định cho mỗi lần chạy mẫu phải lớn hơn 80 %. 5.6.3 Giới hạn phát hiện: Tín hiệu thu được từ mẫu trắng là B Tín hiệu thu được từ mẫu thử là S 5.6.3 Ðường chuẩn đối với mỗi kháng sinh phải có độ tuyến tính tốt, hệ số tương quan quy hồi tuyến tính (R2) phải lớn hơn hoặc bằng 0,995. 5.6.4 Ðối với các mẫu chứa ít hơn 0,5 µg/g kháng sinh nhóm TC, phải kiểm tra xác nhận kết quả bằng cách tiêm lại dịch chiết mẫu và dung dịch chuẩn trên cột C18 chạy cùng chế độ như cột C8 và so sánh thời gian lưu của píc mẫu và píc chuẩn. 6.Tính kết quả Hàm lượng các kháng sinh có trong mẫu được tính trên cơ sở đường chuẩn thu được (5.5.3). Với đường chuẩn ở dạng y = ax + b, hàm lượng các kháng sinh có trong mẫu được tính theo công thức sau: Trong đó: - C là nồng độ các kháng sinh có trong mẫu, tính theo µg/kg. - Y là hiệu số giữa chiều cao pic của dịch chiết và chiều cao pic có trong mẫu trắng tiêm vào HPLC, tính theo đơn vị độ dài. - a, b là các thông số của đường chuẩn y = ax + b, được xác định theo Ðiều 5.5.3. - F là hệ số pha loãng mẫu và có giá trị bằng tỉ số giữa thể tích dịch chiết thu được sau khi làm sạch V ( 5.4.2.3) và khối lượng mẫu m ( 5.1.1) sử dụng. IV.Tài liệu tham khảo Quyết định 10/2002/QĐ-BTS về tiêu chuẩn cấp ngành do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành Căn cứ Nghị định số 50/CP ngày 21 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN CHĂN NUÔI- THÚ Y, Chuyên đề dược lý thú y THUỐC KHÁNG SINH NHÓM PHENICOLS THUỐC KHÁNG SINH NHÓM CYCLINES
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HM L4317906NG THU7888C KHNG SINH NHM TETRACYCLIN TRONG THUY SAN.ppt