Phương pháp luận: biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường nhằm tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức

Phương pháp luận: biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc GD&ĐT trong nhà trường nhằm tiến nhanh đến nền kinh tế tri thứcMỤC LỤC Phần I : Lời nói đầu Ngày nay trên thế giới đang có sự bùng nổ về công nghệ thông tin, hầu hết các nước đang phấn đấu để đưa đất nước mình tới một nền kinh tế tri thức. Theo tôi nghĩ , để vươn tới một nền kinh tế tri thức thì vấn đề đặt lên hàng đầu đó là phải quan tâm đến ngành giáo dục . Sẽ không có một nền kinh tế trí thức nếu chúng ta không quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giáo dục . Do đó , trong vô số những ngành nghề liên quan đến sự phát triển của một đất nước thì điều tôi cho là quan trọng nhất là vai trò của ngành giáo dục. Trong bài tiểu luận này tôi muốn giới thiệu với các bạn một vài suy nghĩ của tôi về sự nghiệp giáo dục của đất nước ta trong những năm qua để thấy được những ưu – khuyết điểm mà Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã thực và một số biện pháp mà theo tôi nghĩ cũng là cần thiết để đưa đất nước ta tiến nhanh đến một nền kinh tế tri thức . Phần II: Nội dung I . Một số biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy và học trong nhà trường 1 . Giáo viên cần phải định hướng cho học sinh trong quá trình dạy học 2 . Phương pháp giảng dạy trong nhà trường 3 . Chương trình SGK cho phổ thông vẫn chưa thực sự giảm tải 4 . Đôi điều về học thêm II . Đảng và nhà nước nên tạo điều kiện tốt cho học sinh , sinh viên có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin hiện đại, đồng thời cần phải có những biện pháp để đạt đến công bằng trong giáo dục 1 . Đưa tin học vào nhà trường 2 . Biện pháp để đạt đến công bằng trong giáo dục Phần III : Kết luận Phần IV : Tài liệu tham khảo

doc18 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp luận: biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường nhằm tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : lời nói đầu Ngày nay trên thế giới đang có sự bùng nổ về công nghệ thông tin, hầu hết các nước đang phấn đấu để đưa đất nước mình tới một nền kinh tế tri thức. Theo tôi nghĩ , để vươn tới một nền kinh tế tri thức thì vấn đề đặt lên hàng đầu đó là phải quan tâm đến ngành giáo dục . Sẽ không có một nền kinh tế trí thức nếu chúng ta không quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giáo dục . Do đó , trong vô số những ngành nghề liên quan đến sự phát triển của một đất nước thì điều tôi cho là quan trọng nhất là vai trò của ngành giáo dục. Trong bài tiểu luận này tôi muốn giới thiệu với các bạn một vài suy nghĩ của tôi về sự nghiệp giáo dục của đất nước ta trong những năm qua để thấy được những ưu – khuyết điểm mà Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã thực và một số biện pháp mà theo tôi nghĩ cũng là cần thiết để đưa đất nước ta tiến nhanh đến một nền kinh tế tri thức . Đề tài của tôi là: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường nhằm tiến nhanh đến nền kinh tế trí thức .” . Tôi phân tích vấn đề này dưới góc độ triết học nhằm giúp các bạn hiểu một cách sâu sắc tổng thể bài viết của tôi . Nội dung bài tiểu luận của tôi có hai phần chính: ã Phần thứ nhất : Một số biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy và học trong nhà trường. ã Phần thứ hai : +Biện pháp để đạt đến công bằng trong giáo dục Trên đây là những vấn đề mà theo tôi nghĩ cơ bản là cần thiết cho việc giáo dục và đào tạo tài năng trẻ của đất nước . Phần II : NộI dung i.Những biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy và họ Ngày nay nhu cầu học của nhân dân là rất lớn . Hầu hết gia đình nào cũng cố gắng tạo mọi điều kiện cho con mình đi học , vì thế việc học hành rất được các bậc phụ huynh coi trọng . Điều này đã thể hiện rất rõ qua những con số thống kê về các ngôi trường và lượng học sinh ngày càng tăng . “ Tính đến năm 1999 – 2000 nước ta đã có 24670 ngôi trường và 17866000 học sinh , so với năm 1997 – 1998 số trường học tăng 1384 và số học sinh tăng gần một triệu .” Đây là một con số đáng kể so vơi từ trước đến giờ . Và “ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở năm học 1999 – 2000 là 93,95 % , phổ thông trung học là 87,5 % .” ( Theo báo Gia đình và Xã hội số 9 bài : Bồi dưỡng nguyên khí cho đất nước – trang 2 ). Những công bố của Tổng cục Thống kê về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm cho thấy chất lượng đaò tạo của Việt Nam năm sau cao hơn năm trước . Đặc biệt là lượng sinh viên học Đại học ngày càng đông . Năm 2001 này là một năm thành công của học trò Việt Nam tại các kỳ thi Quốc tế . Tất cả những thí sinh thi môn Vật lý và môn tin học Quốc tế đều đạt giải cao trong đó có cả huy chương vàng . Điều này cho thấy trí thức trẻ Việt Nam rất thông minh , sáng tạo không kém gì các nước khác như Mỹ , Nhật , Pháp … Định hướng lớn của Đảng ta là vươn tới một nền kinh tế tri thức . Sẽ không có một nền kinh tế tri thức nếu chúng ta không quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giáo dục . Để đất nước ta nhanh chóng hoà nhập vào với sự phát triển chung của thế giới thì Đảng và nhà nước ta phải rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục,phải có những chính sách đổi mới để nâng cao hiệu quả của biện pháp giáo dục tới từng đối tượng học sinh,sinh viên và gia đình của họ,đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải có phương pháp giảng dạy tốt và chuyên môn cao.Hơn nữa, một gánh nặng đối với Đảng và nhà nước trong sự ngiệp giáo dục và đào tạo là làm sao đưa đất nước này tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức mà vẫn không làm mất đi nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc, điều này cũng rất khó khăn bởi trong nền kinh tế tri thức – xã hội thông tin bùng nổ thì trình độ văn hoá của người dân được nâng cao và nhu cầu thưởng thức văn hoá của họ là rất lớn, do đó văn hoá dễ bị pha tạp, dễ bị các sản phẩm văn hoá độc hại tấn công vì thế mà dễ mất đi bản sắc dân tộc. Muốn khắc phục được điều này thì Đảng và nhà nước ta phải có những biện pháp quan tâm đúng mức đối với những học sinh,sinh viên ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau đây là một số biện pháp mà theo tôi là cơ bản để góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học trong nhà trường. 1) Giáo viên cần phải biết định hướng cho học sinh trong quá trình dạy học Đây là một bước rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Muốn thúc đẩy đất nước tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức thì điều quan trọng đầu tiên là giáo viên phải định hướng được cho học sinh ngay từ khi các em bắt đầu học đó là học cho ai ? học để làm gì ? Nhiều người cho là câu hỏi “hơi” thừa bởi vì câu trả lời thật dễ, đương nhiên là học cho mình và học để sau này kiếm được công ăn việc làm tốt. Nhưng để ý thức được điều này một cách sâu sắc và cho nó là mục đích học thì không phải ai cũng ý thức được. Điều đầu tiên giáo viên phải giúp học sinh xác định được việc theo con đường học hành là một quá trình không ngừng phấn đấu, rất khó khăn và đầy gian khổ chứ không phải là một con đường nhàn hạ như một số người thường nghĩ. Nếu đã xác định được mình phải đi theo con đường học hành thì hãy dồn hết sức lực cho việc học,biến việc học của mình thành một hoạt động có mục đích. Còn nếu cảm thấy mình không thể theo được con đường học hành thì không nên cố làm gì và nên tìm cho mình một công việc khác hợp với khả năng của mình hơn. Bởi một xã hội không thể toàn cử nhân ? mà xã hội phân chia ra nhiều tầng lớp thuộc các đẳng cấp khác nhau và cũng rất cần có cả những người thợ lành nghề, lực lượng lao động làm thuê… Nhưng không phải tất cả những người không học cao đều là làm thuê hoặc có tương lai “mờ mịt” mà những người đó còn có thể làm giám đốc, làm lãnh đạo hay họ có thể làm một nhà kinh doanh giỏi, kiếm được nhiều tiền làm giàu cho bản thân và cho xã hội…Bởi vì những con người này tiếp xúc với xã hội sớm hơn, va chạm nhiều hơn ( và có lẽ họ còn ý thức được sớm hơn) nên họ dày dạn kinh nghiệm hơn. Còn có những con người học lên cao nhưng họ xác định là học cho bố mẹ hay học theo “mốt” thời đại hoặc học để trốn tránh việc nhà và cũng có thể họ đã ý thức được việc học nhưng ý thức một cách nông cạn, chưa đúng đắn , dẫn đến nguyên nhân thất nghiệp nhiều, gây khó khăn cho xã hội và tốn tiền cha mẹ… Việc định hướng cho học sinh học là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết đặc biệt là đối với những người muốn học cao lên như cao đẳng, đại học. Họ cần phải biết rằng : người có khả năng lao động trí óc thì học về nghiên cứu, sáng tạo. Người khéo tay chân thì học nghề,học kĩ thuật. Đối với những người làm nghệ thuật thì còn phải chú ý nhiều hơn… Ngày nay việc chạy theo “mốt” các ngành nghề đang được ưa chuộng. Những học sinh mới tốt nghiệp ra trường hầu như ai cũng đăng kí thi vào các trường nghe chừng “ to tát”( bởi ai mà chẳng có ước mơ,hoài bão…).Có người (hoặc bị) cha mẹ định sẵn, có người cứ “liều” đăng kí kiểu tập thể để theo cho vui hay học chỉ để dán cái mác cho oai… không biết được khả năng của mình ở mức độ nào và mình có khả năng thích hợp được với những loại công việc nào. Cho nên việc không định hướng đúngđã làm cho không ít người phải trả một cái giá rất đắt. Có người chỉ thích học những trường “cao siêu” nên năm nào cũng đi thi đậi học mà chẳng năm nào đỗ,hoặc có những người thi đỗ rồi nhưng vì không định hướng hoặc định hướng sai nên khi ra trường rồi mà mãi không xin được việc làm vì năng lực kém (bởi nghề đó không thích hợp với khả năng của người đó). Dẫn đến chuyện sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm, chuyện làm trái nghề được nhắc đến nhiều. Để giúp cho mỗi người đều có định hướng đúng đắn cho riêng mình thì nhà trường còn cần phải kết hợp với phụ huynh học sinh. Bởi mỗi gia đình là một tế bào sống của xã hội, nên việc giáo dục và định hướng của họ đối với con cái có ảnh hưởng rất lớn. Vì thế vai trò định hướng nghề nghiệp của gia đình rất quan trọng,nhưng người định hướng cần phải biết định hướng đúng. Hiện nay vấn đề này chưa được các gia đình và Bộ giáo dục thực sự quan tâm. 2) Phương pháp giảng dạy và học tập trong nhà trường. a. Giáo viên phải có phương pháp dạy tốt và dạy phương pháp học cho học sinh Mục 1 ở trên ta đã giải quyết xong vấn đề định hướng đó là :Học cho ai?học để làm gì? Trong mục này ta giải quyết tiếp vấn đề học như thế nào? Dạy và học là hai mặt thống nhất biên chứng của quá trình dạy học. Trong đó hoạt động dạy chỉ đạo hoạt động học. Để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học thì không chỉ đòi hỏi ở người dạy có phương pháp giảng dạy và chuyên môn giỏi mà còn đòi hỏi cả ở người học phải biết phương pháp học. Vì thế,giáo viên cần phải dạy phương pháp học cho học sinh, sinh viên. Vẫn biết sách giáo khoa hay những giáo trình trong nhà trường cộng với đội ngũ giáo viên giảng dạy là quan trọng, nhưng cuối cùng những điều giảng dạy ấy cò thể trở thành kiến thức của học sinh hay sinh viênhay không là phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy,phương pháp học tập và sự chuyên cần sáng tạo, vươn lên của người học. Trong những năm gần đây Bộ giáo dục đã thực hiện một số việc cải tiến thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh, sinh viên theo hường tăng cường thực tiễn, chú trọng kỹ năng thực hành ( đặc biệt đối với những trường Đại học và chuyên ngành). Tuy nhiên về mặt này kết quả còn hạn chế. Hiện nay việc dạy và học trong nhà trường vẫn còn chậm đổi mới. Đối với giáo viên việc khó nhất là truyền thụ kiến thức cho học sinh. Một giáo viên có chuyên môn giỏi chưa chắc đã dạy giỏi nếu không biêtá cách truyền đạt kiến thức. Bởi giáo viên nói học sinh không hiểu gì thì bài giảng ấy không thể có chất lượng. Vì thế phương pháp giảng dạy của giáo viên là rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả là học sinh phải có phương pháp học. Muốn tiếp thu được những kiến thức từ sách vở và từ sự giảng dạy của giáo viên để biến những kiến thức đó thành kiến thức của mình thì một người học sinh dù có thông minh đến đâu và người giáo viên có dạy giỏi đến đâu cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc họcnếu như học sinh đó không biết phương pháp học. Vậy điều cơ bản là giáo viên phải dạy phương pháp học cho học sinh. Khi đã có phương pháp học thì học sinh mới biết vận dụng vào quá trình học để nâng cao hiệu quả, tức là học có tư duy lôgíc và có khoa học. Học tập vốn là một dạng lao động phức tạp, vì thế xã hội phải tổ chức ra nhà trường, có giáo viên chỉ đạo, trợ giúp cho học sinh học tập kết quả. Từ lâu ông cha ta đã nhận thức đúng khi dùng từ “thầy học”, “nghề dạy học”.Trong các từ này,người xưa đã nhấn mạnh hoạt động học tập, vai trò chủ thể của người học. Quan niệm này phản ánh đúng bản chất của quá trình dạy học. Cũng từ lâu,các nhà sư pham đã nhận thức được ý nghĩa của việc dạy phương pháp học. Giáo viên không chỉ truyền thụ những tri thức có sẵn mà còn phải biết định hướng, tổ chức cho học sinh tự khám phá kiến thức, biết phương pháp đi tới kiến thức đó. Khi đã hình thành chức năng cơ bản của dạy học là dạy cách học tập thì dạy phương pháp học trở thành một mục tiêu dạy học chứ không chỉ là một phương tiện, một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học. Dạy phương pháp học phải được quan tâm ngay từ bậc tiểu học và càng lên cao hơn càng được coi trọng. Nói đến phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Vì không ai học thay được chính mình. Học tức là biến những kiến thức khoa học tích luỹ từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của chính mình. Nếu trước đó, bản thân mình mang sẵn những kiến thức nộng cạn, sai lầm thì học chính là quá trình tự tranh luận với mình, tự cải tạo tư duy của mình mà nói như giáo sư Trần Phương-Hiệu trưởng trường Quản lý và kinh doanh Hà Nội thì “ Học tức là rèn luyện cho mình có được những kĩ năng mà trước đó mình chưa có” (Trích trong quyển “Học như thế nào?” của giáo sư Trần Phương). Vì vậy trong quá trình học, người ta nhấn mạnh vai trò của người học và vị trí của hoạt động học, cố gắng tạo ra sự chuyển biến từ học thụ động sang học tích cực, chủ động, sáng tạo. Có lẽ chưa chuẩn bị tốt cho việc chuẩn bị cho giáo viên thực hiện chức năng “dạy phương pháp học” là nguyên nhân làm cho việc dạy và việc học trong nhà trường chậm đổi mới. b- Giáo viên cần phải biết khuyến khích tư duy sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên không phải là người “phát thanh” lại sách giáo khoa mà phải có năng lực lựa chọn các kiến thức cơ bản, hiện đại, thực tiễn, phù hợp với mục tiêu giáo dục của bậc học, chuyển tải tới học sinh với sức hấp dẫn cao. Ngoài việc phải biết đánh giá chính xác công bằng kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ,giáo viên còn phải có năng lực phát triển khả năng, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong học sinh , giúp học sinh chủ động điều chỉnh cách học. Theo hướng phát triển các phương pháp dạy học tích cực,giáo viên phải có năng lực khuyến khích tư duy năng động sáng tạo, biết phát hiện sự chuyển biến thái độ, xu hướng hành vi của những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng, rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tế. Muốn vậy, giáo viên phải có những phương pháp , kỹ thuật đánh giá thích hợp , phải từ bỏ thói quen chỉ đòi hỏi học sinh lặp lại những kiến thứcđã được cung cấp trong sách giaó khoa và bài giảng của giáo viên . Tuy nhiên một số kiến thức đại cương về sinh lí học lứa tuổi, tâm lí học sư phạm chưa đủ để dạy cách học tích cực, chủ động, sáng tạo theo yêu cầu của thời kì công nghiệp hóavà hiện đại hoá đất nước. 3) Chương trình sách giáo khoa cho phổ thông vẫn chưa thực sự giảm tải Đây là một vấn đề đã khiến cho rất nhiều người còn băn khoăn. Đặc biệt là đối với Bộ giáo dục , bởi để chỉnh lí sửa đổi đồng bộ sách giáo khoa cho phù hợp với học sinh không phải là một công việc đơn giản và gây rất nhiều tốn kém. Trong những năm trở lại đây,Bộ giáo dục đang thực hiện thí điểm thành công ở một số trường mà một số môn đã giảm tải so với chương trình cũ hoặc có cấu trúc nội dung chương, bài hợp lí hơn. Những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa đã thể hiện ró yêu cầu hiện đại, giảm tính lí thuyết, tăng tính thực hành, có tính chính xác, tính giáo dục cao.Những kiến thức thực tế được lồng ghép phù hợp đảm bảo tính thích hợp, tính thực tiễn giúp học sinh vận dụng thành thạo những kiến thức cơ bản vào cuộc sống. Các câu hỏi kiểm tra kiến thức rõ ràng, mạch lạc vừa sức học sinh, dễ hiểu, dễ vận dụng. Nhièu câu phát huy được tính độc lập suy nghĩ, gây hứng thú cho học sịnh Hình thức đa số các cuốn sách giáo khoa là đẹp, hấp dẫn,kênh hình phong phú giúp học sinh khai thác tốt kiến thức trong bài học. Nhưng theo nhận xét của GS Trần Kiều- Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục cho rằng : “ ở một số bài, phần của một số môn còn yêu cầu cao đối với học sinh. Biều hiện của nhược điểm này là dung lượng kiến thức quá nhiều hoặc yêu cầu về trình độ của kiến thức và kĩ năng còn cao” ( Theo báo Tri thức trẻ trong bài “ Chương trình và SGK vẫn chưa thực sự giảm tải”-trang 5 số 76). Do đó việc học của học sinh vẫn đang còn rất nặng và chưa giải quyết được triệt để. Hơn nữa, để áp dụng chương trìnhmới này ở các trường nông thôn, vùng sậu vùng xa nơi mà điều kiện cơ sở vật chất, trình độ giáo viên còn nhiều hạn chế và bất cập sẽ khó có thể đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Mặt khác, việc SGK quá tải đối với học sinh làm cho học sinh phải học quá nhiều đến mức không thể có thời gian vui chơi giải tríhay phụ giúp bố mẹ những công việc nhà, thậm chí còn không có thời gian để ăn uống.. và ngay cả thời gian với bạn bè, các em ít có những cuộc đi chơi, pícníc với nhau-Khoảng thời gian mà có khi các em tự khám phá,phát hiện ra nhiều điều lý thú. Ngoài ra việc SGK nặng về tính lí thuyết, ít tính thực hành đã làm cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế. Do đó đã làm hạn chế rất nhiều tài năng trẻ của đất nước. Vì rất nhiều những tú tài hay cử nhân tốt nghiệp ra trường với bằng ưu nhưng khi đi xin việc làm, bắt tay vào thực tế thì rất lúng túng, vụng về khó đạt được những yêu cầu của xã hội ngày nay- xã hội mà khoa học xã hội phát triển đến chóng mặt. Vì thế mà đã gây ra tình trạng làm trái nghề hoặc thất nghiệp dài dài, dẫn đến nảy sinh ra các vấn đề xã hội. Cho nên, các kiến thức học được phải gắn chặt với thực tiễn và theo kịp thực tiễn. Do vậy, cùng với việc học lí thuyết, quá trình tiếp cận với thực tiễn là hết sức cần thiết. Việc SGK giảm tải và giảm tính lí thuyết, tăng tính thực hành là hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy đất nước tiíen nhanh vào nền kinh tế tri thức và hoà nhập vào sự phát triển chung của nhân loại. 4) Đôi điều về học thêm. Ngày nay các trung tâm dạy thêm mọc lên như nấm với muôn hình muôn vẻ, phong phú cả về nội dung lẫn đề tài. Nó đáp ứng cho tất cả những ai có nhu cầu học về bất cứ cái gì. Nhưng trong mục này ,tôi chỉ đề cập đến một vài vấn đề nhỏ nhưng lại rất phổ biến và trở thành một căn bệnh mãn tính của học sinh trong việc học thêm các môn học ở trường. Tôi chỉ đưa ra vấn đề này để cùng suy ngẫm, xem xét. Học thêm chính là một biện pháp hữu hiệu để giúp học sinh bổ sung những chỗ hổng kiến thức ( nếu như người học nắm kiến thức chưa vững) và nâng cao trình độ ( đối với người học khá rồi ) hoặc học thêm để giúp học sinh giải trí như là các môn nhạc, hoạ…Vì vậy, muốn mình khá lên trong một lĩnh vực nào đó thì cần phải học thêm. Tuy nhiên, theo tôi việc học thêm tràn lan ngày nay đang phát triển theo hướng tiêu cực. Nó không những làm giảm lực học của học sinh mà còn làm cho học sinh có tính ỷ lại. Mặc dù mấy năm trở lại đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị cấm giáo viên tự ý mở lớp dạy thêm, nhưng hiệu quả của chỉ thị này chưa cao và cũng chưa thực sự có tác dụng đặc biệt là đối với những vùng nông thôn. Tại những vùng này, việc học sinh học thêm rất tràn lan, nó phát triển rộng khắp như kiểu “mốt” thời đại. Học sinh thi nhau đi học thêm và chạy xô đến những nơi mà nghe nói là dạy hay,làm cho việc học hành không ổn định, mất tập trung dẫn đến hiệu quả học không cao và gây nhiều lo lắng cho bản thân học sinh và cho phụ huynh. Tệ hại hơn là có nhiều học sinh kiến thức cũ chưa nắm vững nhưng khi học hết lớp, thấy bạn bè học thêm chương trình của lớp mới cũng nhảy vào học , thử hỏi làm sao có thể hiểu được những gì giáo viên dạy. Với cách học đó chỉ là cách phung phí tiền của cha mẹ vào những điều vô bổ. Mặt khác trong quá trình dạy thêm,giáo viên thường chữa hết các bài tập trong SGK. Điều này đã tạo điều kiện tốt cho học sinh phát triển tính ỷ lại. Đến năm học mới, Phần lớn học sinh không tự làm bài tập mà bệ luôn những bài giáo viên đã chữa vào vở bài tập của mình coi như đó là bài tập mình làm, có khi ở trong lớp còn hăng hái giơ tay lên chữa bài tập ( theo kiểu học vẹt) để lấy điểm cao, làm cho người dạy cứ ngỡ là học sinh của mình giỏi,nên nhiều khi không ôn lại những kiến thức cũ mà dạy theo phương pháp nâng cao, thế là người nào giỏi thì giỏi lên còn người nào học theo kiểu đối phó hay học vẹt thì càng dốt đi, vì anh ta không hiểu gì bản chất của vấn đề hay nói cách khác là chưa nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK. Đấy là còn chưa kể đến có những học sinh phải học thêm cô hoặc thầy ấy “thù” hay tệ hại hơn là học cô hoặc thầy ấy để kiếm lấy mấy “đề tủ” đi thi…Điều này đã làm giảm đi chất lượng học của học sinh và nhân cách của người giáo viên. Trong mục này tôi không bàn thêm về nhân cách của người giáo viên mà tôi muốn nhấn mạnh vai trò của việc tự học và tự ý thức được việc học trong học sinh.Xét đến cùng thì việc học thêm hay không tất cả đều phụ thuộc vào sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của mỗi người. Nếu bản thân không biết tự rèn luyện, phấn đấu học tập thì việc học thêm là vô nghĩa.Điều quan trọng là phải biết mình hổng kiến thức ở chỗ nào và mình cần phải bổ sung những gì thì học thêm về cái đó. Tuy nhiên, để học tập tốt hơn, học sinh cần phải có cả thời gian vui chơi giải trí và lao động. Thiết nghĩ nếu việc giảng dạy trong nhà trường đảm bảo chất lượng tốt thì việc học sinh học thêm tràn lan sẽ ít diễn ra và đỡ phức tạp hơn nhiều. II.Đảng và nhà nước nên tạo điều kiện tốt cho học sinh ,sinh viên có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin hiện đại, đồng thời cần phải có những biện pháp để đạt đến công bằng trong giáo dục nhằm đưa đất nước tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức 1) Đưa tin học vào nhà trường Ngày nay trên thế giới công nghệ thông tin hiện đại đang phát triển một cách mạnh mẽ và rộng khắp. Hỗu hết các nước phát triển đều sử dụng công nghệ này như là một điều kiện sống thứ hai của mình ( chỉ sau ăn, uống và thở ). Không có công nghệ thông tin, con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tất cả mọi lĩnh vực. Chính sự bùng nổ thông tin, tri thức đã làm cho sự cách biệt giữa các nước giàu nghèo ngày càng lớn. Để đất nước ta không bị tụt hậu quá xa so với thế giới thì đòi hỏi Đảng và nhà nước phải thực sự quan tâm đến công nghệ thông tin, coi đó là công cụ để làm một cuộc cách mạng về giáo dục. Muốn vậy phải đưa tin học vào nhà trường để giúp tầng lớp trẻ hội nhập được với những khoa học kĩ thuật của thế giới. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này một cách bài bản thì cần phải tính tới các điều kiện như :Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, phần mềm, tài liệu, trang thiết bị máy tính, mạng máy tính cục bộ và kết nối Internet. Ngoài ra, nếu coi môn tin học là một môn chính khoá thì Bộ giáo dục và đào tạo phải lo chu đáo các việc biên soạn chương trình : SGK, đào tạo giáo viên chuyên ngành tin học trong các trường sư phạm…Ưu điểm là giúp học sinh tiếp cận được với công nghệ kĩ thuật hiện đạivà được học môn này một cách nghiêm chỉnh. Nhưng khuyết điểm là : do công nghệ thông tin phát triển một cách chóng mặt và luôn luôn thay đổi nên nếu áp dụng vào nhà trường thì chương trình sẽ bị cứng hoá, thiếu mềm dẻo.Vì một khi đã duyệt chương trình thì mọi sự thay đổi sẽ là rất khó về thủ tục và thời gian. Bởi công nghệ thông tin thay đổi kéo theo chương trình SGK thay đổi mà nếu để các nhà nghiên cứu giáo dục soạn xong sách thì có lẽ công nghệ thông tin thế giới đã lại sang một giai đoạn khác nữa. Mặt khác cũng phải tính đến việc đưa tin học vào nhà trường sẽ gây ra sự quá tải cho học sinh.Sự quá tải học thêm vốn đang bị xã hội lên án, nay phải gánh thêm một tải nữa : tải về thời gian, khối lượng, tiền bạc sẽ làm cho cho học sinh ( đặc biệt là những học sinh có học lực trung bình) không có nhu cầu chất thêm môn này nữa. Vả lại việc này cũng cực kì tốn kém mà nước mình thực trạng là rất nghèo sẽ không thể kham nổi chi phí. Cho nên việc đưa tin học vào nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn và tranh cãi. Có lẽ nhà nước chỉ nên khuyến khích giáo viên sử dụng máy tính để dạy các môn học khác, coi đó là một phương tiện dạy học và như là một phương tiện của công nghệ giáo dục. 2)Biện pháp để đạt đến công bằng trong giáo dục a-Biện pháp học từ xa Do nhu cầu học của nhân dân quá lớn mà nền kịnh tế nước ta còn nghèo nên mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng học tập vẫn còn là gánh nặng đè lên vai ngành giáo dục. Trong những năm gần đây tỉ lệ sinh viên học đại học rất cao, hầu hết các trường đại học danh tiếng đều tập trung ở Hà Nội. Vì thế mọi người ở mọi miền đổ ra Hà Nội với con số rất lớn ( kể cả những người đi thi đại học lẫn học đại học) gây tắc nghẽn giao thông và khó khăn trong việc nhà ở, nước sinh hoạt và nhiều khoản khác. Trong những khó khăn ấy phải kể đến đầu tiên đó là khó khăn cho sinh viên ở nông thôn ra Hà Nội học.Thử tưởng tượng ta cấp học bổng 120000 đồng/tháng cho một sinh viên ra Hà Nội học thì gia đình còn phải chi phí thêm mỗi tháng ít ra cũng là 300000 đồng nữa. Quỹ học bổng của một huyện, một xã liệu có đủ sức cấp học bổng 120000 đồng/tháng cho bao nhiêu sinh viên nghèo cần học,có chí học và đủ sức học? Cho nên ngày nay cần phải kết hợp truyền thống với hiện đại. Với những tiến bộ của công nghệ tin học thì thầy trò xa nhau hàng vạn dặm vẫn cứ gần nhau trong gang tấc, có thể trao đổi thông tin với nhau trong nháy mắt. Chính giáo dục từ xa là hướng tích cực để thực hiện khẩu hiệu “Ai nấy được học hành”.Phải mất bốn, năm trăm ngàn đồng mỗi tháng để ra Hà Nội học thì sinh viên nghèo khó lòngđi học nếu không có học bổng. Còn ngồi nhà mà học thì rất nhiều người có thể đi học, dù không có học bổng, đỡ bao nhiêu chuyện trường sở,kí túc xá, đi lại…Mặt khác,sinh viên xa nhà không có người quản lí dễ gây ra nhiều vấn đề xã hội. Điều này cho thấy học từ xa là thích hợp và đỡ tốn kém hơn nhiều so với việc bỏ tiền ra để xây dựng trường sở, kí túc xá…Hơn nữa, học từ xa kích thích được người học phát huy nội lực tự học, tự nghiên cứu, chặn đứng các tư tưởng ỷ lại vào những sự chiếu cố, châm trước. Chính “xa thầy” chống được tư tưởng ỷ lại vào thầy. Mặt khác, biện pháp học từ xa còn rất thuận tiện cho những người vừa làm vừa học hoặc vừa học nghề vừa học văn hoá.Và việc thi cử sẽ phân tán theo chứng chỉ, theo môđun, không tập trung cản triệu người cùng thi một lúc, giảm được căng thẳng rất nhiều. Do đó việc học từ xa cũng là một biện pháp tạo nên sự công bằng trong giáo dục (theo như một số tin tức trên đài) b- Xoá “khoảng cách” giữ các trường dân lập và công lập Bất cứ một trường đại học dân lập nào cũng phải hoạt động theo Luật giáo dục dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo .Tuy nhiên, trên thực tế ,các trường dân lập không thể tránh khỏi những cách nhìn thiếu vô tư, khách quan của xã hội nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng trong việc tuyển dụng nhân viên.Điều đó xét từ góc độ pháp lí là không đúng với pháp luật.Đây là vấn đề chung đè nặng lên tâm lí của sinh viên. Vẫn biết rằng để có một chất lượng đích thực thì vấn đề mang tính quyết định vẫn là sự phẫn đấu của mỗi sinh viên trong suốt quá trình học tập ở trường và sự tác động, giúp đỡ đôn đốc kiểm tra của gia đình họ( tức là năng lực tự vận động của mỗi bản thân )Nhưng thực tế cho thấy ở đất nước ta chưa thực sự quan tâm mấy đến năng lực của mỗi người mà còn đang nặng về bằng cấp. Thường thì trong cùng một khối nghề nghiệp, một sinh viêntốt nghiệp trường công lập bao giờ cũng được nhìn với ánh mắt cảm tình hơn là một sinh viên tốt nghiệp trường dân lập . Cho nên việc sinh viên tốt nghiệp trường dân lập ra xin việc gặp rất nhiều khó khăn . Với cách nhìn thiển cận , thiếu vô tư của xã hội và các cơ quan nhà nước về các trường dân lập thì vấn đề này vẫn chưa được giải quết một cách triệt để . Do đó sự quan tâm của nhà nước và xã hội là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với chất lượng đào tạo . Do đó muốn tạo nên sự công bằng trong giáo dục thì còn cần phải xoá bỏ “khoảng cách “ giữa các trường công lập và dân lập . Phần III : kết luận Qua phần nội dung mà em đã trình bày ở trên , em tóm lược hai ý sau : ã Thứ nhất : Nền Giáo dục và Đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của một đất nước . Một đất nước có được giàu mạnh hay không là nhờ những chính sách cải cách hợp lý mà Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện . Do đó ,muốn đất nước phát triển mạnh thì cần chú trọng đến ngành giáo dục . ã Thứ hai : Ngành giáo dục nước ta trong mấy năm qua tuy là cũng gặt hái được những thành quả đáng kể , nhưng trên thực tế vẫn còn chậm phát triển so với các nước thế giới . Vì thế , muốn đẳy nước ta tiến nhanh đến một nền kinh tế tri thức thì Đảng và nhà nước ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến ngành giáo dục và cần phải có một số biện pháp thay đổi phương pháp dạy và học , giúp học sinh , sinh viên tiếp cận được với những công nghệ hiện đại của thế giới . Đặc biệt cần phải có những biện pháp tạo ra sự công bằng trong giáo dục như phương pháp học từ xa để khuyến khích và cân bằng trình độ dân trí trong cả nước và xoá bỏ khoảng cách giữa các trường dân lập và công lập , giúp ổn định tâm lý cho người học. Phần IV : liệt kê những tài liệu tham khảo Báo giáo dục và xã hội số 9 Báo có trí thì nên số 4 –trường Đại học quản lý & kinh doanh Hà Nội Báo khoa học & đời sống số 46 “Học như thế nào ? ” của G.s Trần Phương Tri thức trẻ số 76. Phần V : mục lục Trang Phần I : Lời nói đầu………………………………………………………1 Phần II: Nội dung………………………………………………………...2 I . Một số biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy và học trong nhà trường……………………………………………………2 1 . Giáo viên cần phải định hướng cho học sinh trong quá trình dạy học…………………………………………………….3 2 . Phương pháp giảng dạy trong nhà trường……………………….5 3 . Chương trình SGK cho phổ thông vẫn chưa thực sự giảm tải…...8 4 . Đôi điều về học thêm……………………………………………9 II . Đảng và nhà nước nên tạo điều kiện tốt cho học sinh , sinh viên có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin hiện đại, đồng thời cần phải có những biện pháp để đạt đến công bằng trong giáo dục ..11 1 . Đưa tin học vào nhà trường……………………………………...11 2 . Biện pháp để đạt đến công bằng trong giáo dục ………………..12 Phần III : Kếtluận………………………………………………………..15 Phần IV : Tài liệu tham khảo……………………………………………..16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60128.DOC
Tài liệu liên quan