Phương pháp quản lý dự án đầu tư trong ngành bia

Bia liên doanh là một dạng đầu tư mới, đồng bộ, nhiều bộ phận tự động. Do đó suất đầu tư cho 1 triệu lít là cao nhất: 10.352 triệu đồng/ 1 triệu lít. Những hãng bia này cung cấp cho thị trường 167 triệu lít, chiếm 25% thị phần, nhưng phát huy công suất thấp (47,04%). Đó là do sản xuất ra sản phẩm bia chưa phù hợp với người tiêu dùng, giá bán sản phẩm cao, đối tượng tiêu dùng chọn vào những người có thu nhập cao, bán chủ yếu ở các nhà hàng, khách sạn.Vì vậy, 13 liên doanh được cấp giấy phép nhưng chỉ có 6 liên doanh vẫn đang hoạt động. Liên doanh bia Hà Tây cũng mới xây dựng nhà xưởng để lâu chưa lắp máy. Một số liên doanh quá lỗ như BGI Tiền Giang, BGI Đà Nẵng phải bán cho hãng Foster's (Úc) thành 100% vốn nước ngoài, còn BGI Hải Phòng phải rút giấy phép đầu tư, liên doanh bia Khánh Hoà cũng thành 100% vốn nước ngoài và mang tên Rồng Vàng - Khánh Hoà.

doc42 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp quản lý dự án đầu tư trong ngành bia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh rủi ro cao. Tuỳ thuộc từng dự án, khi đánh giá hiệu quả kinh tế ta có thể áp dụng tất cả các tiêu chuẩn hoặc chỉ áp dụng một số tiêu chuẩn. Hệ số hoàn vốn nội bộ. RRi = Wipv : Lợi nhuận thuần thu được năm i tính theo mặt bằng hiện tại. Iv0 : Vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động. 4.3- Tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội Khi dự án được đưa vào hoạt động có những tác động gì đến nền kinh tế của đất nước, hay nói cách khác đã đem lại lợi ích gì cho xã hội. Nộp ngân sách dự kiến là bao nhiêu Giải quyết, đào tạo được bao nhiêu lao động có tay nghề đáp ứng được cho sản xuất Tác động đến những ngành sản xuất khác Sản phẩm có tác động như thế nào đến thị trường Việc sử dụng các nguồn tài nguyên của đất nước ra sao 4.4 - Tiểu chuẩn về bảo vệ môi trường Trong giai đoạn hiện nay, khi tiến hành một dự án đầu tư chúng ta không chỉ chú trọng tới các chỉ tiêu kinh tế – tài chính, kinh tế – xã hội mà chúng ta bắt buộc phải thực hiện luật bảo vệ môi trường. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ nào?, có đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường của đất nước không? Các chất thải do quá trình sản sản xuất sinh ra là loại gì? Chất thải lỏng, chất thải rắn, chất thải khí. Tiếng ồn sẽ tác động đến môi sinh ra sao?.Các biện pháp xử lý và phòng ngừa ra sao? Tác động tới nguồn tài nguyên như thế nào? Cần phải có bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và phải có biện pháp xử lý cụ thể. 5. Thẩm định dự án đầu tư Để đi đến quyết định dự án có được triển khai không, việc thẩm định dự án đóng một vai trò rất quan trọng. Thẩm định chính xác nhằm giúp cho chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất; đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội mà Dự án đầu tư có thể mang lại. Quản lý quá trình này phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, quy hoạch phát triển ngành và địa phương, luật pháp và các chính sách hiện hành. Lựa chọn phương án khai thác có hiệu quả tiềm lực của Đất nước, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thẩm định dự án đó là một công việc rất tinh tế, đòi hỏi các nhà đầu tư, các chuyên gia phải làm việc một cách rất nỗ lực, vận dụng mọi kiến thức, kinh nghiệm và khả năng của từng người. Trong cơ chế thị trường việc ra đời một sản phẩm là kết quả làm việc của một tập thể. IV. Giới thiệu khái quát về bia Bia là loại đồ uống có nguồn gốc từ rất lâu đời và là nước giải khát mát bổ, có độ cồn thấp và chứa tỷ lệ thành phần sau: Bia chứa trung bình 40g cồn/ lit bia Bia cung cấp nguồn năng lượng khoảng 400 - 450 Kcal/ lít Bia chứa các chất dinh dưỡng khoảng 35 - 40g gluxit/lit Bia còn chứa nhiều chất khoáng, quan trọng là magie chứa khoảng 60 - 100ml/ lít Bia còn chứa các vitamin nhóm B, đặc biệt là B12, PP, B9, B6. Bia cung cấp cho người uống một phần gluxit không gây béo mà lại dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ. Ngoài ra, nếu uống một cốc bia 250ml thì cung cấp 7 -14% nhu cầu magie, 15% nhu cầu vitamin cho cơ thể trong một ngày. Thêm vào đó, Bia còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mờ đục nhãn mắt, đặc biệt là ở những người mắc bệnh đái đường; giảm các cơn đau tim và đột quỵ. Bia còn giúp cho tăng trí thông minh, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimeir. Khi uống bia so sánh các loại thành phẩm khác, uống 500ml bia thì nó cung cấp tương đương 100g bánh mì, 300g khoai tây, 300ml rượu vang 120, 25ml dầu và 300g bơ. Qua khảo sát thực tế người tiêu dùng, người ta phân loại bia theo chất lượng: Bia chất lượng cao: Khách hàng công nhận các sản phẩm bia chất lượng cao do các liên doanh nước ngoài, các nhà máy bia nhập công nghệ và thiết bị nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, bao bì bằng lon hay bằng chai với nhãn hiệu nổi tiếng như: Tiger, Heineken, Halida.... Các sản phẩm bia khác hiện nay cũng được khách hàng ưa chuộng và công nhận bia có chất lượng cao như: Sài Gòn, Hà Nội..... Bia chất lượng phổ thông: Do các doanh nghiệp sản xuất bia đầu tư thiết bị và công nghệ trong nước. Chất lượng ngày càng được ổn định và nâng cao đảm bảo các tiêu chuẩn Nhà nước TCVN. Loại bia này được đông đảo khách hàng ưa chuộng. Giá bán trên thị trường từ 3000 - 5000 đồng/lít. Theo các nhà khảo cổ học, dụng cụ nấu bia đầu tiên có nguồn gốc từ người Babilon, được chế tạo từ trước Công nguyên. Sách cổ ghi do một ông vua Arập đã dạy cách làm đồ uống này từ đại mạch. Người cổ ở Trung Quốc cũng làm ra thứ đồ uống này từ lúa mì, lúa mạch được gọi là "Kju". Bia từ đây mới truyền sang Châu Âu đến thế kỷ IX người ta mới bắt đầu dùng hoa Houblon và đến thế kỷ XV thì hoa Houblon mới được dùng chính thức để hương vị cho bia. Năm 1870, người ta bắt đầu dùng máy lạnh trong công nghệ sản xuất bia. Năm 1897, nhà bác học người Pháp đã phát hiện ra nấm men. Từ đó chất lượng bia được nâng lên đáng kể, ngành công nghiệp sản xuất bia đã phát triển mạnh, sản phẩm tạo ra đã thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người. Bia được sản xuất từ nguyên liệu malt, hoa Houblon và nước. Ngoài ra còn một số nguyên liệu thay thế như: mỳ, gạo, đường, một số chất phụ gia khác và vật liệu khác. Chương II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH BIA VIỆT NAM I. Sự phát triển về ngành bia Việt Nam Sản xuất bia được người Pháp đưa vào nước ta vào cuối thế kỷ 19, chính là Nhà máy Bia Hà Nội và Nhà máy Bia Sài Gòn. Lúc đầu thiết bị rất thô sơ, lao động hoàn toàn thủ công, do hai người Pháp là ông Alfred Hommel ở Hà Nội và ông Victor La Rue ở Sài Gòn lúc đó quản lý. Từ những năm 1970 do chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, đời sống của các tầng lớp dân cư có những bước cải thiện quan trọng, lượng khách du lịch, các nhà kinh doanh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, càng thúc đẩy sự phát triển cuả các ngành kinh tế. Do đó chỉ trong thời gian ngắn, ngành Bia Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, thông qua việc đầu tư khôi phục sản xuất của các nhà máy bia sẵn có, mở rộng đầu tư liên doanh với nước ngoài và xây dựng thêm các nhà máy bia của các địa phương, Trung ương, tư nhân và cổ phần trên phạm vi khắp cả nước. Ngành bia phát triển tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác phát triển như nông nghiệp, giao thông, cơ khí, bao bì (nhựa, thuỷ tinh, giấy, kim loại...). Ngành bia là một ngành thu ngân sách lớn cho Nhà nước. Tính bình quân sản xuất 1 triệu lít bia của doanh nghiệp quốc doanh Trung ương tích luỹ cho Nhà nước từ 4 - 6 tỷ đồng. Ngành bia còn là ngành thu hút một lượng lao động đáng kể, tận dụng các nguồn nội lực trong nước và có điều kiện mở rộng ra thị trường thế giới. Vì vậy, sản phẩm của ngành chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn, nhiều cơ sở có thiết bị, công nghệ hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm có tín nhiệm với người tiêu dùng trong nước hoặc khu vực như bia Hà Nội, bia Sài Gòn. Từ chỗ chỉ có 2 nhà máy bia là bia Sài Gòn và bia Hà Nội, thì nay cả nước có 469 cơ sở sản xuất với năng lực 1021 triệu lít/năm. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng, dần dần thay thế sản phẩm nhập khẩu và nâng cao giá trị nông sản thực phẩm. II. Đặc điểm thị trường bia Việt Nam Sản xuất đồ uống là ngành có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới, nhưng ở Việt Nam mới phát triển trên 100 năm. Đây là ngành sản xuất không những cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng, mà còn là ngành đem lại lợi nhuận cao và đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước. Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng đồ uống trên Thế gới vẫn có xu hướng tăng, thị trường không ngừng được mở rộng. Đối với thị trường Việt Nam, từ những năm 90 trở lại đây, do nền kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng đồ uống tăng, đặc biệt là nhu cầu về bia ngày càng tăng, bình quân đầu người tiêu dùng trong cả nước khoảng 8 lít/người/năm. Các công ty lớn như Công ty Bia Sài Gòn, Công ty Bia Hà Nội của Nhà nước hoặc các Công ty liên doanh, có vốn đầu tư lớn sản xuất và chiếm lĩnh thị trường ở các vùng Thành phố đông dân, các khu công nghiệp lớn.... Xét thực tế thị trường hiện nay, ta thấy các công ty liên doanh sản xuất bia với nước ngoài chững lại, sản phẩm của họ đã chiếm được một phần thị trường, nhưng trong xu hướng hiện tại, sản phẩm của họ không còn nhiều người ưa dùng nữa. Bia Halida và bia Carlberg đã mất nhiều thị trường, bia BGI, San Miguel, Red Horse... chưa chiếm lĩnh được bao nhiêu thị trường, các loại bia liên doanh này đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ và sản xuất, riêng bia Tiger và bia Heineken vẫn còn giữ được thị trường, nhưng hiện tại cũng không còn sức mạnh như trước nữa và cũng bắt đầu gặp khó khăn trong tiêu thụ. Người ta cho rằng bia chai, bia lon là loại bia cao cấp đối với nhiều vùng nông thôn, giá quá cao so với túi tiền của người nông dân, nên các nhà máy sản xuất bia chỉ bán bia loại này cho dân thành phố là chủ yếu. Do vậy, bia hơi phát triển mạnh có: Ưu điểm: Cung cấp bia tại chỗ cho người tiêu dùng ở địa phương, thị xã, thị trấn, nông thôn và những người có thu nhập thấp, không có điều kiện mua bia chai, bia lon. Thiết bị công nghệ do tự chế tạo trong nước nên vốn đầu tư không lớn và triển khai thi công lắp đặt nhanh gọn. Giá thành hạ do đầu tư không lớn, quy trình công nghệ không cao, yêu cầu chất lượng có mức độ và không tốn kém bao nhiêu về bao bì, vận chuyển. Tăng thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương. Tạo thói quen tiêu dùng cho người lao động, bia trở thành giải khát thông dụng, phổ biến. Nhược điểm: Do thiết bị công nghệ tự chế tạo nên nhiều cơ sở sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, môi trường vi phạm, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Trốn lậu thuế nên làm thất thu ngân sách, nhiều cơ sở chỉ nộp khoảng 10 - 20% mức quy định hoặc khai báo sản lượng để nộp thuế khoán. Sự trốn lậu thuế là nguyên nhân quan trọng để bán giá thấp, tạo lợi thế cạnh trên thị trường với các nhà máy vừa và lớn có sản xuất bia hơi chất lượng tốt nhưng bị trà trộn tiêu thụ. Phát triển tràn lan không theo quy hoạch, gây lộn xộn về tổ chức quản lý ngành và các cơ quan quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường. Theo nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, người ta kết luận rằng: sản xuất bia hơi 100 mới đúng "gu" của người Việt Nam. Ở các nước phương Tây, người ta sản xuất bia 120 là chính, còn ở Việt Nam bia hơi 120 sẽ bán được ít do người nhậu cũng chóng xỉn hơn mà giá thành thường lại cao. Tóm lại, do nhu cầu thị trường và sự tiến bộ của khoa học công nghệ, hàng loạt các nhà máy và các cơ sở sản xuất bia được xây dựng, lắp đặt theo nhiều quy mô khác nhau: từ vài trăm nghìn lít/năm đến hàng chục triệu lít/năm. Địa điểm được phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Nhiều hãng bia nước ngoài đầu tư liên doanh sản xuất bia ở Việt Nam. Do đó mức tăng trưởng sản xuất bia ở Việt Nam tăng nhanh - cụ thể sau: (trang sau). Từ số liệu thống kê cho thấy: từ năm 1994 - 1998 sản lượng bia của nước ta đạt mức tăng trưởng cao, ở thời kỳ này hàng loạt các nhà máy, cơ sở sản xuất mới được xây dựng đi vào sản xuất. Từ năm 1999 đến 2000 sản lượng bia có mức độ tăng trưởng chậm lại, nguyên nhân chính là do hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, việc quản lý các dự án không được tiến hành triệt để. Bảng 5 : Mức tăng trưởng sản lượng Bia của Việt Nam từ 1990 đến 2000 TT Năm Tổng sản lượng (triệu lít) Mức tăng trưởng (triệu lít) Tăng trưởng (%) 1. 1990 84,5 - - 2. 1991 89,8 5,8 6,86 3. 1992 93,3 3,5 3,89 4. 1993 100,0 6,7 7,18 5. 1994 131,0 31,0 31,00 6. 1995 169,0 38,0 22,48 7. 1996 230,0 61,0 36,09 8. 1997 351,0 121,0 52,60 9. 1998 502,0 151,0 43,19 10. 1999 583,9 199,9 16,30 11. 2000 623,9 55,1 6,85 III. Quy trình công nghệ sản xuất bia 1. Thiết bị sản xuất bia Bao gồm những công đoạn chính sau: Nhập và xử lý nguyên liệu: Kho chứa và bảo quản nguyên liệu, thiết bị xay nghiền nguyên liệu, thiết bị chứa nguyên liệu sau xử lý, Khu vực nấu: Thiết bị phối trộn nguyên liệu, thiết bị nấu, thiết bị đường hoá, thiết bị lọc hèm, thiết bị làm lạnh dịch đường. Khu vực lên men và gây men giống: Bồn lên men, bồn gây men giống, rửa men. Khâu lọc thành phẩm: Thiết bị lọc bia, thiết bị ổn định và bão hoà CO2 cho bia. Khâu chiết bia: Thiết bị rửa chai, chiết chai và đóng nút, chiết KEG, thiết bị thanh trùng, thiết bị dán nhãn ... Khu thiết bị phụ trợ: Hệ thống điện, lò hơi, hệ thống máy lạnh, máy nén khí và hệ thống lọc khí, thiết bị thu hồi CO2, thiết bị xử lý nước nấu và phục vụ sản xuất, hệ thống xử lý chất thải Dưới đây là danh sách một số hãng đã cung cấp thiết bị cho ngành sản xuất bia và đã được thị trường Việt Nam chấp nhận. Bảng 4 : Một số hãng sản xuất thiết bị, công nghệ sản xuất bia lựa chọn đầu tư Khu vực sản xuất Hãng sản xuất thiết bị Nước sản xuất thiết bị Hãng ưu tiên lựa chọn 1. Nhập và xử lý nguyên liệu Seeger, Wihelm Kunzel, Kulmbach Buhler GmbH, Steinecker GmbH , Kuzel Đức Đức Seeger 2. Hệ thống nhà nấu Máy lọc hèm STEINECKER MEURA Đức Bỉ STEINECKR MEURA 3. Hệ thống gây men giống Gresser, Regensburg Đức Gresser 4. Tank lên men unitank Schmidding Werke, Ziemann, Gresser,Regensburg Đức Schmidding Werke 5. Hệ thống lọc bia fILTROX Krones, Neutraubling Thuỵ sĩ Đức fILTROX Krones 6. Dây chuyền chiết chai Máy dán nhãn Máy kiểm tra chai rỗng Máy chiết chai và đóng nắp Máy thanh trùng Krones Krones Krones Krones NIKO, Krones Đức nt nt nt nt Krones Krones Krones Krones NIKO 7. Dây chuyền chiết KEG GEA Till, Kriftel Đức GEA Till 8. Hệ thống thu hồi CO2 ANION SEEGER,BuseAnlagenbauGmbH Bad Honningen Đức Đan mạch SEEGER 9. Hệ thống xử lý nước nấu Kyll GmbH, Bergisch Đức 10. Hệ thống nồi hơi Loos Đức Loos 11. Hệ thống máy lạnh GEA Ahlborn GmbH, ABB Kalteanlagen GmbH Đức ABB Kalteanlagen GmbH 12. Hệ thống máy nén khí Atlas copco GmbH Igersonll - Rand GmbH Đức Atlas copco GmbH 2. Công nghệ sản xuất bia Quy trình công nghệ được tóm tắt như sau: Nguyên liệu đưa vào sản xuất ngoài malt, đại mạch, còn một phần là gạo, houblon và một số phụ gia khác. Gạo và malt được đưa vào Silo chứa, từ đó được chuyển sang thùng Hopper để ngâm, rửa sạch, để ráo nước rồi đưa tới bộ phận xay nghiền nguyên liệu thành các mảnh vỏ nhỏ tạo điều kiện cho quá trình chuyển hoá nguyên liệu và trích ly tối đa dung dịch nấu bia. Nguyên liệu sau khi đã xay nghiền được chuyển tới nồi nấu malt theo tỷ lệ quy định công nghệ của Công ty bia Sài Gòn. Tại đây tinh bột và protein được phân huỷ để tạo thành đường, axit amin và các chất hoà tan khác rồi chúng đưa qua lọc hèm để tách đường và các chất hoà tan ra khỏi bã bia. Dung dịch này được gọi là "nước nha". Tiếp theo nước nha được đưa tới nồi nấu có chứa houblon để ổn định thành phần của nước nha và làm cho nước nha có hương vị của hoa houblon. Sau khi kết thúc thời gian đun sôi, dịch đường được lọc để loại bỏ bã và một phần protein kết tủa. Rồi được chuyển sang thùng lắng trong để kết lắng các chất cặn lơ lửng. Bước tiếp theo, nước nha được làm lạnh nhanh để hạ nhiệt độ từ 900C xuống 80C, rồi chuyển sang thùng lên men để cấy giống nấm men. Lên men được chia thành hai giai đoạn lên men chính và lên men phụ, thời gian lên men phụ phụ thuộc vào từng loại sản phẩm mà nhà sản xuất dự kiến cung cấp cho người tiêu dùng. Công nghệ lêm men hiện đại: lên men chính và lên men phụ tiến hành trong cùng một tank. - Lên men chính : t0 = 90 - 100C - Lên men phụ : t0 = 2 - 30C Quá trình chủ yếu của sản xuất bia là quá trình chuyển hoá các loại đường trong nước nha dưới tác dụng của enzyme trong nấm men bia dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong thành phần hoá học của nước nha, biến nước nha thành một loại nước uống có hương thơm và dễ chịu - đó là bia. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA Malt Gạo, Ngô Nước Đường, sirô Hoa bia Nghiền Ngâm, nấu trộn - đường hoá Lọc Đun sôi Lắng cặn Làm lạnh Thổi oxy Giống (nấm men ) Lên men Tàng trữ Lọc bia Bổ sung CO2 Chứa bia trong Chiết bia thùng Rửa thùng Dán nhãn Thanh trùng Chiết đóng nút Rửa chai Chiết bia lon Tráng rửa vô lon Thanh trùng bia lon Xuất xưởng bia thùng Nhập kho xuất xưởng bia lon Nhập kho xuất xưởng bia chai IV. Thực trạng đầu tư của ngành bia Việt Nam Nước ta thực hiện công cuộc đổi mới và cơ chế thị trường làm kinh tế phát triển mạnh, thu nhập bình quân đầu người tăng, nên nhu cầu về bia, nước giải khát của người tiêu dùng càng tăng nhanh, thúc đẩy ngành công nghiệp bia phát triển mạnh. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín của sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã tập trung đầu tư để đổi mới thiết bị công nghệ, tiết kiệm chi phí và đảm bảo sức cạnh tranh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động kể cả của các nhà máy đang gặp khó khăn. Các doanh nghiệp đã xác định triển khai một số dự án trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2000, các dự án đã được duyệt và triển khai gồm: 01 dự án nhóm A, 03 dự án nhóm B và 15 dự án nhóm C với tổng số vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng và đã thực hiện gần 200 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê, ngành bia có các loại hình doanh nghiệp sản xuất bia như sau: TT Loại hình sở hữu Số cơ sở CS thiết kế (triệu lít) SL.thực hiện (triệu lít) Hiệu suất (%) Tỷ trọng (%) 1 Quốc doanh TW 2 205 219 107,0 32,8 2 Liên doanh nước ngoài 6 355 167 49,8 25,0 3 Bia địa phương, tư nhân, cổ phần 461 461 283 61,3 42,2 Tổng cộng 469 1.021 669 100,0 1. Công ty bia Trung ương Tháng 10/1995, Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát được thành lập theo mô hình quyết định 90/ TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng chính phủ . Trong đó công ty bia Sài Gòn và Công ty bia Hà nội là hai doanh nghiệp lớn của Tổng công ty chiếm 35,4% thị phần trong cả nước, lợi nhuận hàng năm do hai công ty này mang lại 445,69 tỷ đồng. Hai công ty này hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả do làm tốt công tác quản lý các dự án đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng, hơn nữa hai công ty này có đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao, có trình độ kỹ thuật. Đây là những doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, từng bước phát triển và đầu tư. Các đơn vị này tiến hành nghiêm túc từ khâu điều tra, lập dự án, thẩm định đến các thủ tục mời thầu, đấu thầu, chấm thầu ..... và các bước này đều được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra một cách kỹ lưỡng ( như Văn phòng Chính phủ, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục vốn, Bộ xây dựng, Bộ khoa học công nghệ và môi trường...) và thực chất các dự án này đã và đang được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt. Hàng năm nộp ngân sách 1.243.589 triệu đồng và đang đầu tư mở rộng thêm để nâng công suất lên 600 triệu lít/ năm trong thời gian tới. Bảng 2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quốc doanh Trung ương TT Đơn vị Công suất Vốn đầu tư Sản lượng Doanh thu 1997 Lợi nhuận 1997 Nộp ngân sách thiết kế (triệu lít) ( triệu đồng) ( triệu lít) ( triệu đồng) ( triệu đồng) 1997(triệu đồng) I Bia Trung ương 1 Công ty Bia Hà Nội 50 237.904 45,9 394.000 87.000 223.000 2 Công ty Bia Sài Gòn 160 153.689 173,0 1.870.162 358.691 1.020.589 Tổng cộng 210 319.593 218,9 2.264.162 445.691 1.243.589 Qua phân tích và đánh giá ta thấy: * Suất đầu tư bình quân của các doanh nghiệp Quốc doanh Trung ương 1.521,9 đ /lít bia * Lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp Quốc doanh Trung ương 2.122,3 đ /lít bia * Nộp Ngân sách bình quân của các doanh nghiệp Quốc doanh Trung ương 5.921,9 đ /lít bia * Doanh thu bình quân của các doanh nghiệp Quốc doanh Trung ương 10.781,7 đ /lít bia * Bình quân lao động cho sản xuất kinh doanh 12,5 người /triệu lít bia 1.1- Công ty bia Hà nội Đây là nhà máy bia hình thành lâu đời nhất Việt Nam. Nhà máy đã qua nhiều thời kỳ đầu tư, cải tạo, nâng cao, sản lượng không ngừng được nâng lên. Hiện tại đạt công suất gần 50 triệu lít/năm. Sản phẩm chủ yếu là bia chai và bia hơi có uy tín trên thị trường miền Bắc. Với truyền thống và có tiếng lâu đời với "gu" đã được tạo ra. Nhà máy bia Hà nội là một đối thủ nặng ký đối với bất kỳ hãng bia nào. Vì vậy nhiều nhà máy bia ở miền Bắc đã đầu tư thiết bị hiện đại nhưng không tiêu thụ được sản phẩm, đang đề nghị cho được sản xuất theo công nghệ và nhãn mác của bia Hà nội. Công ty đã lắp đặt hệ thống thiết bị lên men ngoài trời (Unitank V= 150m3), thiết bị loc bia hiện đại, thiết bị thu hồi CO2 mới, thiết bị lạnh, hai dây chuyền chiết bia chai và bia lon với công suất 10.000 chai/giờ và 15.000chai/giờ, 10.000 bia lon/giờ, cân đối với công suất nhà máy 50 triệu lít/giờ. Công ty chủ yếu nhập máy móc thiết bị - công nghệ của Cộng hoà liên bang Đức và các nước thuộc khối EC. 1.2- Công ty bia Sài Gòn Đây là nhà máy bia lớn nhất Việt Nam hiện nay. Sản phẩm là bia chai Sài gòn loại 450ml, bia lon, bia bom 50lít và 100lít. Đây là nhà máy bia sản xuất tiêu thụ khắp cả nước, nhất là miền Trung và miền Nam và đã có sản phẩm bia xuất khẩu sang một số nước. Máy móc thiết bị - Công nghệ sản xuất khá hiện đại . Công suất nhà máy đạt 170 triệu lít/năm, đang mở rộng lên 200 - 210 triệu lít/năm và đầu tư một nhà máy mới ở Bình Tây với công suất 50 triệu lít/năm. Công ty còn liên doanh trong nước với tỉnh Sóc Trăng, Bình Định, Cần Thơ, Phú Yên, mỗi nơi có công suất 10 -15 triệu lít/năm. 2. Các doanh nghiệp quốc doanh địa phương Ngoài hai đơn vị sản xuất bia quốc doanh nêu trên, toàn quốc có 114 cơ sở thuộc bia quốc doanh. Các cơ sở này chủ yếu sản xuất bia hơi, chiếm thị phần lớn 42%, đáp ứng người tiêu dùng tại chỗ. Những đơn vị này được phát triển ồ ạt từ năm 1990 trở lại đây, nhưng đều là quy mô nhỏ, chỉ có 23 nhà máy có công suất 3 triệu lít/năm, 30 nhà máy có công suất từ 1-2 triệu lít/năm, còn lại đều có công suất dưới 1 triệu lít/năm. Những nhà máy bia địa phương này nhập thiết bị đồng bộ từ nước ngoài, chủ yếu là Cộng hoà liên bang Đức, Đan Mạch...., nhiều nhà máy đã tự động hoá từng phần, song chủ yếu sản xuất vẫn cơ giới, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt. Một số cơ sở nhập công nghệ hay licence nước ngoài. Các cơ sở này do suất đầu tư cao, sản xuất kinh doanh thiếu kinh nghiệm, không có thị trường tiêu thụ, "gu" bia chưa hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên hiệu quả chưa cao, làm ăn thua lỗ, nợ Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Điều rõ nhất là 12 nhà máy bia địa phương, nhập thiết bị đồng bộ, tiên tiến của nước ngoài. Mỗi nhà máy có vốn đầu tư 60 - 70 tỷ đồng, hoàn toàn bằng vốn vay, nâng tổng số lên 1000 tỷ đồng. Nhưng do quy mô nhỏ (3-5 triệu lít/năm), suất đầu tư cao, bất cập với kỹ thuật công nghệ nên bia chai làm ra không tiêu thụ được, nay chủ yếu phải tạm làm bia hơi. Doanh thu thấp, không có khả năng hoàn vốn và trả nợ Ngân hàng, các nhãn hiệu bia Kaiser, Nager, Henninger, Viger, Habada, Nada, Vida, Timer, Beyker... là hậu quả của những đầu tư sai, mà khi xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật chắc rằng đều kết luận có hiệu quả cao !!! còn hiện nay đang khó khăn, chưa có hướng giải quyết. Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Quốc doanh địa phương Đơn vị Công suất Vốn đầu tư Sản lượng Doanh thu 1997 Lợi nhuận 1997 Nộp ngân sách thiết kế (triệu lít) ( triệu đồng) ( triệu lít) ( triệu đồng) ( triệu đồng) 1997(triệu đồng) 114 Quốc Doanh 435 1.219.618 283 1.067.910 -72.093 283.441 Qua bảng thống kê trên cho ta thấy: * Suất đầu tư bình quân của các doanh nghiệp quốc doanh địa phương 2.803,7 đ /lít bia * Lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp quốc doanh địa phương -165,7 đ /lít bia * Nộp Ngân sách bình quân của các doanh nghiệp quốc doanh địa phương 651,6 đ /lít bia * Doanh thu bình quân của các doanh nghiệp quốc doanh địa phương 2.455,0 đ /lít bia * Bình quân lao động cho sản xuất kinh doanh 28,4 người /triệu lít bia Để có sự đánh giá cụ thể về hiệu quả đầu tư giữa hai khu vực đầu tư Trung ương và địa phương ta cần có sự so sánh về các mặt của hai khu vực này: Bảng 4: So sánh tỷ lệ của các chỉ tiêu đầu tư giữa hai khu vực Trung ương và địa phương * Suất đầu tư 54,28% * Lợi nhuận bình quân ( tính theo giá trị tuyệt đối ) 1280,59% * Nộp Ngân sách 908,83% * Doanh thu 439,18% * Bình quân lao động 44,02% Qua bảng so sánh trên cho ta biết, cùng nguồn vốn Nhà nước song kết quả sản xuất kinh doanh tại khu vực Trung ương mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho Đất nước và cho doanh nghiệp. Từ đây ta cũng có thể thấy được việc đầu tư phải tính toán kỹ lưỡng nhất là những bước ban đầu chuẩn bị dự án. 3. Bia liên doanh Bia liên doanh là một dạng đầu tư mới, đồng bộ, nhiều bộ phận tự động. Do đó suất đầu tư cho 1 triệu lít là cao nhất: 10.352 triệu đồng/ 1 triệu lít. Những hãng bia này cung cấp cho thị trường 167 triệu lít, chiếm 25% thị phần, nhưng phát huy công suất thấp (47,04%). Đó là do sản xuất ra sản phẩm bia chưa phù hợp với người tiêu dùng, giá bán sản phẩm cao, đối tượng tiêu dùng chọn vào những người có thu nhập cao, bán chủ yếu ở các nhà hàng, khách sạn.....Vì vậy, 13 liên doanh được cấp giấy phép nhưng chỉ có 6 liên doanh vẫn đang hoạt động. Liên doanh bia Hà Tây cũng mới xây dựng nhà xưởng để lâu chưa lắp máy. Một số liên doanh quá lỗ như BGI Tiền Giang, BGI Đà Nẵng phải bán cho hãng Foster's (Úc) thành 100% vốn nước ngoài, còn BGI Hải Phòng phải rút giấy phép đầu tư, liên doanh bia Khánh Hoà cũng thành 100% vốn nước ngoài và mang tên Rồng Vàng - Khánh Hoà. Các doanh nghiệp sản xuất bia của các thành phần kinh tế khác Sự đầu tư phát triển của các doanh nghiệp bia lớn ở Trung ương và ở các địa phương, cùng 6 liên doanh với nước ngoài không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Vì vậy, hơn 300 cơ sở sản xuất bia hơi ở các địa phương và của các thành phần kinh tế khác phát triển, cung cấp trên 100 - 200 triệu lít bia/ năm. Các cơ sở sản xuất bia hơi này có đủ loại quy mô khác nhau. Hàng trăm "lò" bia mini công suất dưới 1000 lít/ngày của tư nhân, công ty TNHH, đơn vị quân đội không chuyên ngành, gần trăm xưởng bia mini công suất từ 1000 - 5000lít/ngày. Ta chỉ cần có thu nhập bằng 50% thu nhập của người dân ở Hà Nội là có thể mở xưởng bia. Các xưởng bia này đều có thị trường riêng của mình. Đó là các thị xã, thành phố, vùng nông thôn đông dân phát triển nhanh nhưng ở xa các nhà máy bia lớn. Hầu hết các cơ sở này với thiết bị tự chế tạo, lạc hậu; nguyên liệu malt, houblon, nấm men thường mua rẻ, chất lượng kém; nguồn nước nấu bia không đảm bảo vệ sinh, khâu nấu, lọc, lên men.... không tốt nên chất lượng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, chính sự phát triển tràn lan các cơ sở sản xuất bia và hoạt động kém hiệu quả, nhất là của các thành phần kinh tế. Chất lượng, giá cả lại không được quản lý dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Các hãng bia liên doanh, dành nhiều kinh phí lớn vào quảng cáo, tiếp thị, tài trợ ... và cạnh tranh mạnh với bia Sài Gòn, bia Hà Nội. Ngay cả Foster' Đà Nẵng, sau khi mua lại của BGI, đã dùng biện pháp hạ giá và tiếp thị, cạnh tranh giành giật thị trường, làm cho công ty bia Đà Nẵng lâm vào tình trạng khó khăn, sản xuất giảm sút. Trên thị trường Hà nội, các đại lý quầy, quán thường treo biển quảng cáo " Bia hơi Hà nội 100%" mục đích là lợi dụng của bia Hà Nội để chiêu khách. Các nhà máy bia chủ lực sản xuất bia ở các địa phương cũng bị các cơ sở nhỏ bán phá giá cạnh tranh. Còn rất nhiều hiện tượng sai trái khác về làm bia tươi giả, bia Đức, bia lên men lậu..v..v.. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG NGÀNH BIA VIỆT NAM I. Giải pháp quản lý dự án đầu tư Qua thực trạng đầu tư của ngành bia, Tổng công ty đã có những giải pháp cải thiện tình hình, đưa ra kế hoạch năm tiếp theo và định hướng phát triển như sau: 1. Sắp xếp lại sản xuất Việc phát triển các cơ sở sản xuất bia trong thời gian qua có tính tràn lan, chưa thực hiện theo đúng quy hoạch hoàn chỉnh, trong đó không ít cơ sở được hình thành trong giải pháp tình thế để cải thiện đời sống hoặc chuyển đổi sản xuất cho cơ sở sắp phá sản. Vì vậy cần có sự chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và ngành kiểm tra sắp xếp lại theo hướng: Đối với các công ty bia có quy mô lớn và vừa cần xác định cụ thể các điều kiện về kinh tế - kỹ thuật, thị trường để quyết định phương án đầu tư trong các năm tới (ổn định hay phát triển). Nâng cao sản lượng phải đi đôi với chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội. Trên nguyên tắc bình đẳng về thực hiện chính sách chế độ (nhất là thuế) xem xét các dự án đầu tư trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả. Đối với doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài từng bước phát huy hết công suất thiết kế, nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận và đảm bảo được các khoản nộp ngân sách cho Nhà nước Việt Nam, nguyên tắc các bên cùng có lợi, tiếp tục thực hiện việc tạm ngừng cấp giấy phép liên doanh mới và mở rộng các cơ sở liên doanh công suất cũ. Đối với các cơ sở địa phương quy mô vừa và nhỏ, chủ trương không khuyến khích nhưng vẫn tận dụng để phục vụ bia hơi tại địa phương. Các cơ sở này cần tính toán cụ thể các điều liện kinh tế - xã hội, nhất là thị trường và tiềm lực kinh tế của từng doanh nghiệp để quyết định mở rộng đến quy mô phù hợp đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn (công suất 10 triệu lít/năm trở lên). Thanh lý các cơ sở sản xuất thua lỗ và không đạt chỉ tiêu chất lượng. Các cơ sở bia nhỏ và quán nhỏ, cần phải rà soát, kiểm tra không để tồn tại các cơ sở sản xuất thua lỗ, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Trong việc sắp xếp này, cần đặc biệt chú trọng đổi mới công nghệ và thiết bị, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để tăng năng lực sản xuất. Để tạo nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, ngành bia nên sử dụng nguyên tắc vốn vay. Có thể tiến hành cổ phần hoá, bán trái phiếu để thu hút nguồn vốn trong dân. 2-Phương hướng chỉ đạo Đối với quản lý doanh nghiệp toàn ngành: Thị trường: nghiên cứu rõ tình hình thị trường và phải cân đối với chiến lược phát triển chung của toàn ngành. Tránh đầu tư tràn lan, tạo ra sự lãng phí nguồn lực của đất nước. Đầu tư: cần đầu tư có trọng điểm để phát huy hiệu quả kinh tế tối đa cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế quốc dân. Công nghệ: Với tốc độ khoa học công nghệ như hiện nay tại các doanh nghiệp của Việt Nam, nên lựa chọn công nghệ phù hợp với trình độ chung, không nhất thiết phải đầu tư những hệ thống hiện đại, vì suất đầu tư cao, khấu hao lâu và giá sản phẩm cao không phù hợp thu nhập chung của người dân Việt Nam. Thiết bị: xuất phát từ công nghệ mà ta có sự lựa chọn thiết bị phù hợp. Những hạng mục có thể chế tạo trong nước thì không cho phép nhập khẩu, mục đích giảm suất đầu tư, phát huy tiềm năng của ngành cơ khí - chế tạo thiết bị Việt Nam. Đào tạo: người quản lý và kỹ thuật viên phải được đào tạo một cách kỹ lưỡng. Các nhà máy bia Trung ương hoặc địa phương có sản lượng lớn, có truyền thống trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm đã có uy tín trên thị trường, nên sản xuất những mặt hàng bia chai và bia lon, còn những nhà máy sản xuất bia quy mô nhỏ quốc doanh địa phương thì nên sản xuất bia phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và chỉ nên sản xuất một số lượng nhỏ bia chai (được đóng chiết trên các dây chuyền bán tự động, mà trong nước có thể chế tạo được). Đối với từng dự án đầu tư: Cần phải có quy trình quản lý rõ ràng, cụ thể là: Khâu lập dự án cần phải thực hiện các bước sau: Ý đồ đầu tư sản xuất kinh doanh Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Nghiên cứu cơ hội đầu tư Nghiên cứu khả thi và sơ bộ chọn dự án đầu tư Nghiên cứu khả thi và lựa chọn dự án đầu tư Thảm định, quyết định chọn dự án đầu tư Đây là giai đoạn quyết định quan trọng nhất dự án đầu tư có thành công hay không đều phụ thuộc nhiều ở giai đoạn nay, một quyết định sai không những sẽ dẫn đến thiệt hại nặng cho doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng không ít tới nền kinh tế quốc dân. Giai đoạn này cần phải được thẩm định một cách kỹ lưỡng và phải có ý kiến đánh giá của các cơ quan chuyên ngành. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư Nghiên cứu lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng Thiết kế và dự toán thi công Mua sắm thiết bị và xây lắp công trình Vận hành thử, điều chỉnh Nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng Đây là giai đoạn triển khai dự án theo quyết định đã được phê duyệt, tiến độ dự án có đảm bảo theo kế hoạch hay không phụ thuộc vào các cơ quan hữu quan và các đối tác tham gia vào dự án. 3- Kế hoạch năm 2001 - Về đầu tư: Công ty bia Sài gòn sẽ hoàn thiện việc đổi mới và bỏ sung thiết bị phục vụ cho công suất 200 triệu lít/năm, hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt hệ thống chưng cất cồn tại nhà máy Rượu Bình Tây, hoàn thành thủ tục đầu tư và công tác đấu thầu đối với hệ thống nấu và tanhk outdoor để đến quý III có thể lắp đặt được thiết bị, hoàn thành thủ tục đầu tư để có thể triển khai từng bước của dự án đầu tư nhà máy bia Sài Gòn mới có công suất 100 triệu lít/năm, với nhà máy bia Sài Gòn tại Cần Thơ, phấn đấu đến quý III năm 2001 đi vào sản xuất. Công ty bia Hà nội sẽ triển khai việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO. Các công ty khác tiếp tục nghiên cứu phương án đầu tư đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng. 3.2- Về sản xuất: Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, phát huy hết công suất của các nhà máy hiện có. 3.3- Về công tác thị trường: Bố trí lại cơ cấu, chủng loại sản phẩm cho phù hợp với sức mua của thị trường, ổn định giá bán, chỉ đạo các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau về tiêu thụ sản phẩm, về vốn cho sản xuất kinh doanh (đặc biệt đối với các đơn vị có khó khăn), tránh hiện tượng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau. 3.4- Về quy hoạch ngành: Xây dựng dự án quy hoạch tổng thể phát triển ngành đến năm 2020, đã được Bộ Công nghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư nghiệm thu đạt loại xuất sắc. Để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công nghiệp, tổng công ty đã tiến hành làm việc với các địa phương về tiến độ thực hiện của từng dự án. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư cho phù hợp với tình hình mới. 3.5- Về cơ chế chính sách Để đạt được mục tiêu kế hoạch năm 2001 và những năm tiếp theo, ngành sẽ tập trung vào một số giải pháp bao gồm các giải pháp về đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng thị trường, liên kết sản xuất... cụ thể là: Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, và chấn chỉnh quản lý nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra một số mặt hàng mới, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Mở rộng kinh doanh các mặt hàng, củng cố thị phần trong nước, tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu, có chính sách đầu tư cho thị trường. Thực hiện việc sắp xếp lại sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp với Luật doanh nghiệp mới, đủ sức thực hiện theo cơ chế quản lý mới như: Tổ chức sắp xếp lại các đơn vị thuộc doanh nghiệp quản lý, khả năng phân công hợp tác sản xuất và tiếp thu giữa các doanh nghiệp với nhau, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và củng cố bộ máy để có thể giữ vai trò chủ đạo của tập đoàn kinh tế mạnh. Tăng cường quản lý Nhà nước về các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với ngành bia gồm: đăng ký kinh doanh, quản lý chất lượng, môi trường...., đặc biệt chú ý đến quản lý các loại bia sản xuất trái phép. Tuân thủ thực hiện việc triển khai quy hoạch ngành đã được duuyệt, tránh đầu tư tràn lan, chống chéo, đảm bảo việc đầu tư đạt hiệu quả cao. Tiếp tục đề nghị với cơ quan Nhà nước về một số chính sách như: chính sách đầu tư cho thị trường, nâng tỷ lệ chi phí cho công tác quảng cáo, khuyến mại và chi phí khác lên từ 13 - 15% chi phí trước thuế. Đề nghị được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và sửa đổi một số chính sách có liên quan đến tiền lương. 4- Dự kiến kế hoạch đầu tư cho giai đoạn 2000 - 2005 Nhìn chung các nhà máy, công ty sản xuất bia hiện tại đều còn điều kiện tăng thêm sản lượng bằng các giải pháp đầu tư: Đổi mới thiết bị, công nghệ để tăng năng lực sản xuất Đồng bộ hoá dây chuyền, tăng sản lượng Tận dụng nhà xưởng, bổ sung thiết bị hoặc tận dụng diện tích để mở rộng nhà máy. Các công ty bia liên doanh có tổng công suất thiết kế được cấp phép là 50% triệu lít/năm, hiện đã sản xuất được 200 triệu lít/năm. Việc huy dộng sản xuất 300 triệu lít vào năm 2005 là khả năng thực tế, vốn đầu tư bổ sung không lớn, không khó khăn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các cơ sở bia địa phương có tổng công suất 460 triệu lit/năm, dự kiến huy động 250 triệu lít/năm, không cần đầu tư lớn, chủ yếu là đầu tư chiều sâu giải quyết các khâu về kỹ thuật, chất lượng, thị trường và tổ chức sắp xếp lại một cách hợp lý ( loại bỏ dần những cơ sở không đủ điều kiện về thiết bị, công nghệ, chất lượng sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh thua lỗ...), nhằm ổn định dần các doanh nghiệp sản xuất, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Căn cứ cụ thể của từng doanh nghiệp để tiến hành đầu tư chiều sâu sẽ giảm đáng kể suất đầu tư (từ 40 - 50%) và dự kiến triển khai một số dự án cải tạo mở rộng như sau: (trang sau). Xu thế thương mại hoá toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, việc chúng ta tham gia khối AFTA, việc giảm thuế nhập khẩu là những thuận lợi và nguy cơ đe doạ đối với các ngành sản xuất trong nước nói chung và ngành bia nói riêng. Do vậy cần có những biện pháp và định hướng phát triển kịp thời để có thể đủ sức cạnh tranh tại thị trường nội địa và vươn tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Dự kiến lộ trình phát triển TT Doanh nghiệp và địa điểm Nội dung đầu tư Công suất (tr.lít) Vốn ĐT ( tỷ đ) 1 Cty Bia Sài Gòn Tại địa điểm 187 Nguyễn Chí Thanh Đầu tư chiều sâu, hệ thống xử lý nước thải Từ 160 lên 200 400 Tại Bình Tây (hoặc địa điểm khác tại TP.HCM) Đầu tư mới 50 580 Hợp tác đầu tư với các địa phương + Tại Cần Thơ Đầu tư mới và chiều sâu 10 –20 135-270 + Tại Phú Yên Đầu tư mới và chiều sâu 10-20 135-270 + Tại Bình Định Đầu tư mới 10 135 2 Cty Bia Hà Nội Đầu tư mới Từ 50 lên 100 566 5. Dự kiến lộ trình phát triển đến năm 2020 Căn cứ vào tốc độ phát triển dân số Việt Nam ước tính tới năm 2020 tăng lên 102 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.200 - 1.300 USD/năm. Như vậy, nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ tăng lên đáng kể. Đồng thời trên cơ sở tham khảo mức tiêu dùng bia của các nước trong khu vực, có thể dự báo về mức tiêu dùng bia Việt Nam qua các năm tới như sau Tổng hợp lộ trình phát triển bia đến năm 2020 Đơn vị: triệu lít/năm TT Loại hình sản xuất Giai đoạn năm 2000-2005 2005 – 2010 2010 - 2020 1 Bia Trung ương 380 450- 500 600 - Bia Sài Gòn 280 300 – 350 400 + Cơ sở Nguyễn Chí Thanh 200 200 200 + Cơ sở Bình Tây hay địa điểm khác ở TP.HCM 50 100 150 + 3 liên doanh địa phương 30 50 50 - Bia Hà Nội 100 150 200 2 Bia liên doanh và 100% VNN 300 400 500 3 Bia địa phương 200 250 350 4 Các thành phần kinh tế khác 100 50 50 Tổng cộng 980 1150 – 1200 1500 Chương III đã cho chúng ta thấy Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam đã có những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư đối với các nhà máy bia và chỉ đạo các đơn vị thành viên của mình đầu tư theo định hướng phát triển ngành, đầu tư có trọng điểm các nhà máy sản xuất bia ở các khu vực khác nhau của nền kinh tế nước ta, đồng thời chương này cũng cho thấy những kiến thức tổng hợp của nhân loại đã được vận dụng một cách đúng đắn trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. II. Kiến nghị Qua bài luận văn này, em có một số kiến nghị đối với việc quản lý của Nhà nước như sau: Về chính sách tài chính và thuế tiêu thụ đặc biệt: Về tài chính: Nhà nước cần khoanh nợ cho các doanh nghiệp này, đồng thời cho vay vốn để sản xuất kinh doanh. Về thuế tiêu thụ đặc biệt: Nhà nước cần miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định. Phần thuế miễn giảm để lại cho doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất. 2.Về kỹ thuật - công nghệ: Cần giúp đỡ các doanh nghiệp lựa chon công nghệ sản xuất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và không gây ảnh hưởng đến môi trường. 3. Về công suất: Không cho phép các doanh nghiệp mở rộng công suất Về đầu tư: Nhà nước chỉ cho phép các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm. 5. Về quản lý chất lượng: Sản phẩm của doanh nghiệp cần được cơ quan chuyên ngành giám sát để kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ theo tiêu chuẩn quy định. Bảng phụ lục 1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG ( theo báo cáo của các tỉnh và các đơn vị trong Hiệp hội Rượu Bia Nước giải khát Việt Nam TT Địa phương Sở hữu Công suất Triệu lít/năm Vốn đầu tư Triệu đồng Sản lượng thực tế (triệu lít) Doanh thu (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Nộp ngân sách (triệu đồng) Thực trạng Lao động (người) QD TP khác Trong nước Nước ngoài 1995 1996 1997 1995 1996 1997 1995 1996 1997 1995 1996 1997 1 Cao bằng 1 1 1200 0,33 0,34 0,21 1391 1837 1131 18,4 -458 -54 65 76 46 59 2 Lạng Sơn 1 1 1,15 1716 0,12 0,61 34 718 -11 216 15 23 76 3 Tuyên Quang 3 0,96 3056 1,78 0,9 1,1 2378 3106 2638 -632 -404 -823 223 666 521 75 4 Bắc Kạn 5 Thái Nguyên 6 6 7,0 12760 1,43 1,675 1,735 3587 4067 4187 538 586 598 65 6 Hà Giang 7 Bắc Giang 2 11 4,13 57419 0,51 1,27 2,37 1458 4643 7629 -1138 -5798 100 26 275 1 236 8 Bắc Ninh 2 11 3,8 2800 0,15 0,34 0,75 392 640 1870 9 100 130 140 146 188 141 9 Phú Thọ 4 5 15,8 155300 1,9 5,95 7,35 25400 39223 64244 -6785 -5836 -9829 1519 3428 5063 2 877 10 Vĩnh Phúc 1 3 0,8 1116 0,18 0,68 0,59 496 1864 1797 57 55 40 56 79 64 72 11 Lào Cai 3 2,3 6263 0,75 0,78 1,4 2938 3182 5516 961 823 1462 193 361 164 116 12 Yên Bái 2 1 1,3 3848 0,73 0,61 0,65 2590 2198 2273 204 128 202 82 13 Lai Châu 14 Sơn La 2 1,8 1800 0,12 0,15 0,25 1607 2601 3528 973 663 656 125 15 Hoà Bình 3 1 6,1 10698 2,66 3,38 3,18 10297 13464 13086 3,5 316 360 4091 6264 6452 146 16 Hà Tây 9 27 18,6 23651 9,3 11,8 12,4 30731 35392 35974 97 7574 8556 8495 916 17 Quảng Ninh 2 10 18 38561 11,9 11,1 12,6 35527 33312 38618 10949 11203 13116 1 695 18 Hải Phòng 9 13 24,5 100003 14,19 16,22 19,5 43145 53851 56605 -2463 -10895 -15333 14592 34602 12552 1 736 19 Hải Dương 3 10 14,42 23081 7,25 9,134 10,7 20898 27899 31189 125,8 115,5 153,4 3888 6409 7554 354 20 Hà Nội 5 112 161 721887 65,32 90,5 104,7 369255 545209 658653 54484 82661 88945 180591 269449 321330 3 1969 21 Hưng yên 4 8 8,13 16250 1,35 2,25 3,49 4070 5761 8965 12 124 86 702 930 1011 395 22 Thái Bình 5 2 27,76 124778 11,63 12,11 10,4 40300 45300 44400 6649 9629 9370 1 461 23 Hà Nam 7 5 8,33 61697 2,0 2,4 4,0 8474 8694 12699 147 159 331 955 974 628 1 362 24 Nam Định 9 2 18,0 82700 9,8 13 15 33061 42051 46103 -1438 -2858 -6367 2094 3294 3709 1 816 25 Ninh Bình 5 2 6,8 9720 1,4 1,2 3,4 4347 3947 9764 -1105 64 319 335 315 846 225 26 Thanh Hoá 2 25 31680 12,6 11,5 11,9 71286 71170 70309 -1692 -1487 1295 30444 29925 30332 1 593 27 Nghệ An 1 6 14,6 68058 7,2 7,38 10,5 54000 44285 50121 196 13500 17108 22558 1 536 28 Hà Tĩnh 1 1 2400 0,5 1458 -351 365 75 29 Quảng Bình 1 1,5 8400 1 0,8 0,8 5700 3781 3864 800 506 506 1 95 30 Quảng Trị 2 4 7434 1,67 1,68 1,7 6665 6681 6740 1110 1110 1110 174 31 Thừa Thiên Huế 1 1 LD 50,6 218594 15,8 22,4 27,5 146815 225119 278681 75 1987 12712 64487 104462 128162 1 309 32 Đà Nẵng 1 1NN 30 411556 14,2 14,6 25,9 95905 103825 199029 19533 17183 93 51189 55568 89401 2 509 33 Quảng Nam 34 Quảng Ngãi 1 12 50000 5,3 9 12 34000 51000 73000 700 0 500 17000 25000 35000 1 180 35 Bình Định 1 2 9 79400 5,16 26707 105 12744 1 163 36 Phú Yên 2 1 11,4 149933 1,6 1,3 2,2 5971 5037 7060 -60 -40 1947 2826 2386 584 101 37 Khánh Hoà 1 7+1NN 38 601687 5,2 5,1 7,53 39829 48519 78694 -44545 -85994 -100601 13224 18731 29270 1 653 38 Ninh Thuận 5 0,64 255 0,1 0,05 0,02 135 76 31 26 11 4 17 8 3,5 20 39 Bình Thuận 1 1 1,8 3080 0,65 1,4 2,3 1700 4570 6890 70 990 1180 80 390 520 108 40 Gia Lai 41 Kon Tum 1 0 1 1000 0,35 0,35 0,35 2753 2753 2753 -526 2407 2407 2407 56 42 Đắc Lắc 1 0,7 650 0,7 0,4 0,4 1180 1250 1300 415 216 293 300 185 397 22 43 Lâm Đồng 1 1 3 4715 0,7 1,7 1,4 1880 5969 5133 8 51 5 673 769 99 44 Đồng Nai 45 Bà Rịa-Vũng Tàu 1 4,1 10800 1,7 1,7 1,7 6900 6650 6600 80 30 10 3200 3150 3100 80 46 TP. Hồ Chí Minh 5 61+1LD 374 1226689 205,5 260 298 2618289 3026079 3464392 282822 317231 358694 846963 914613 1020589 2 3374 47 Long An 48 Tây Ninh 49 Bình Dương 50 Bình Phước 3 0,1 120 0,07 25 3 11 51 Tiền Giang 1NN 2 70,5 838546 48,2 26,1 24,1 387716 212894 171674 -80937 -78240 -41587 161610 32513 92856 1 434 52 Bến Tre 1 3 2,0 1500 2,05 1,9 1,3 4335 3975 2715 9 -42 -48 252 139 301 90 53 Cần Thơ 2 6 14,9 25719 12,587 16 14,9 42526 626986 72458 2626 1938 1886 8512 12731 13506 483 54 Sóc Trăng 1 10 82543 0,5 2,1 3753 17642 -7916 -21228 1698 8225 1 131 55 Đồng Tháp 6 0,5 0,3 725 72 42 24 56 Vĩnh Long 10 1,5 1300 1,4 1,0 0,2 1761 1400 250 80 57 Trà Vinh 58 An Giang 2 3,2 62 0,1 0,07 0,05 203 94 67 42 19 14 42 23 19 10 59 Kiên Giang 60 Bạc Liêu 61 Cà Mau 1 0,24 Tổng 469 = 6LD 116 347 1,020 5,286,425 483,3 571,3 668,8 552,090 335,290 321,124 2,220,407 227,966 269,474 1,454,397 1,581,590 2,562,822 17,409 Bảng phụ lục 2: CÁC ĐƠN VỊ ĐỊA PHƯƠNG VÀ TƯ NHÂN ĐẦU TƯ MỚI, THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI TT Tên doanh nghiệp Công suất Vốn đầu tư Sản lượng 1997 Doanh thu 1997 Lợi nhuận 1997 Nộp NS 1997 Lao động Ghi chú thiết kế (triệu lít) (triệu đồng) (triệu lít) (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (người) I Quốc doanh địa phương 1 Cty Bia Cẩm Phả 2.0 17,000 1.7 5,615 .. 2,470 150 2 Cty Bia Hải Phòng 10.0 77,361 15.3 46,630 -13,804 8,100 310 95 lỗ 1438, '96 lỗ 9865 3 Cty Đường Rượu Bia Việt Trì, Phú Thọ 5.0 63,000 2.0 29,000 -8,049 979 522 95 lỗ 6922, '96 lỗ 6135 4 Cty Rượu Đồng Xuân, Phú Thọ 5.0 76,200 2.0 24,906 -1,780 2,523 116 5 Cty Bia NGK Bắc Giang 3.0 54,708 1.7 5,667 -5,147 220 110 96 lỗ 656 6 Cty Bia NGK Phủ Lý Hà Nam 3.0 55,000 2.0 6,720 1,403 243 130 7 Cty Thực phẩm Nam Định 5.4 70,000 4.4 18,594 -8,095 1,483 280 95 lỗ 2596, '96 lỗ 5867 8 Cty Bia Nghệ An 12.0 65,000 9.8 49,082 196 22,449 397 9 NM Bia Quảng Bình 1.5 8,400 0.8 3,864 .. 506 95 10 Cty Đường Quảng Ngãi 12.0 50,000 12.0 73,000 500 35,000 180 11 NM Bia Bình Định 5.0 62,000 3.7 21,371 15 10,332 97 12 NM Bia Sóc Trăng 5.0 82,543 2.1 17,642 -21,228 8,285 131 96 lỗ 7910 Cộng 68.9 681,212 57.5 302,091 -55,989 92,590 2,518 II Cơ sở tư nhân 1 Cty TNHH Ngọc Lâm, Hà Nội 10.0 130,000 2.0 5,000 .. 750 100 2 Cty SX-XNK Hương Sen, Thái Bình 5.0 79,682 .. .. .. .. 45 Cộng 15.0 209,682 2.0 5,000 -16,041 750 145 Tổng cộng 83.9 890,894 59.5 307,091 -72,030 93,340 2,663 CHƯƠNG I 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH BIA 1 I - Khái niệm và nội dung của quản lý dự án 1 1. Khái niệm 1 2. Nội dung quản lý dự án 1 3. Các hình thức tổ chức quản lý dự án 2 3.1- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý 2 3.2- Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án 2 3.3- Hình thức chìa kháo trao tay 2 II. Chu kỳ của một dự án 2 1. Ý đồ về dự án 2 2. Chuẩn bị đầu tư 3 3. Thực hiện dự án đầu tư 3 4. Sản xuất kinh doanh 4 5. Giai đoạn kết thúc 4 III. Quá trình thực hiện dự án 5 1. Chuẩn bị đầu tư 5 2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư 5 2.1- Nghiên cứu lựa chọn nhà thầu, ký kết các hợp đồng 6 2.2- Thiết kế thiết bị và dự toán thi công 6 2.3- Mua sắm thiết bị và xây lắp công trình 6 2.4- Đào tạo công nhân kỹ thuật 6 2.5- Vận hành thử, điều chỉnh 6 2.6- Nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng 6 3. Giai đoạn vận hành 7 3.1- Giai đoạn vận hành chưa hết công suất 7 3.2- Giai đoạn vận hành hết công suất 7 3.3- Giai đoạn giảm dần và thanh lý 7 4- Các chỉ tiêu đánh giá và phân tích kinh tế - tài chính khi lập dự án 7 4.1- Tiêu chuẩn thị trường: 7 4.2- Tiêu chuẩn kinh tế - tài chính 8 4.3- Tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội 9 4.4 - Tiểu chuẩn về bảo vệ môi trường 9 5. Thẩm định dự án đầu tư 10 IV. Giới thiệu khái quát về bia 10 Chương II 12 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH BIA VIỆT NAM 12 I. Sự phát triển về ngành bia Việt Nam 12 II. Đặc điểm thị trường bia Việt Nam 13 III. Quy trình công nghệ sản xuất bia 15 1. Thiết bị sản xuất bia 15 Bảng 4 : Một số hãng sản xuất thiết bị, công nghệ sản xuất bia lựa chọn đầu tư 16 2. Công nghệ sản xuất bia 16 IV. Thực trạng đầu tư của ngành bia Việt Nam 19 1. Công ty bia Trung ương 19 Bảng 2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 20 1.1- Công ty bia Hà nội 20 1.2- Công ty bia Sài Gòn 21 2. Các doanh nghiệp quốc doanh địa phương 21 3. Bia liên doanh 23 4. Các doanh nghiệp sản xuất bia của các thành phần kinh tế khác 23 CHƯƠNG III 25 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG NGÀNH BIA VIỆT NAM 25 I. Giải pháp quản lý dự án đầu tư 25 1. Sắp xếp lại sản xuất 25 2-Phương hướng chỉ đạo 26 3- Kế hoạch năm 2001 27 3.1 - Về đầu tư: 27 3.2- Về sản xuất: 27 3.3- Về công tác thị trường: 28 3.4- Về quy hoạch ngành: 28 3.5- Về cơ chế chính sách 28 4- Dự kiến kế hoạch đầu tư cho giai đoạn 2000 - 2005 29 5. Dự kiến lộ trình phát triển đến năm 2020 30 II. Kiến nghị 31 1. Về chính sách tài chính và thuế tiêu thụ đặc biệt: 31 2.Về kỹ thuật - công nghệ: 32 3. Về công suất: 32 4. Về đầu tư: 32 5. Về quản lý chất lượng: 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0072.doc
Tài liệu liên quan