Phương pháp tiếp cận và một số vướng mắc về nội dung khi điều chỉnh quyền biểu tính bằng luật

Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật Xử phạt vi phạm hành chính là những nền tảng vững chắc để làm căn cứ xử lý những vi phạm liên quan đến biểu tình. Ngoài ra, đối với những đối tượng gây cản trở hoặc phá hoại các cuộc biểu tình hợp pháp cũng cần phải nhận các chế tài nghiêm khắc, kết hợp cả các chế tài hành chính và hình sự. Thêm vào đó là việc quy trách nhiệm cho tập thể trong việc tổ chức biểu tình hoặc trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Đây là vấn đề gây nhiều tranh luận liên quan đến tội phạm về môi trường. Đối với Luật về biểu tình, Ban soạn thảo cũng cần cân nhắc kỹ trách nhiệm của tập thể khi xảy ra vi phạm pháp luật liên quan đến biểu tình. Đối với các cơ quan nhà nước, để thể hiện tinh thần “kiểm soát quyền lực”, Luật Biểu tình cũng cần phải quy định rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan này, cũng như cán bộ, công chức trong các trường hợp hạn chế hoặc cấm biểu tình không đúng luật hoặc thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo thực hiện quyền biểu tình của người dân. Quy định những trách nhiệm cụ thể này của cơ quan nhà nước trong Luật Biểu tình sẽ giúp ích cho quá trình kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Quy định trách nhiệm cần đi kèm với các chế tài xử phạt nghiêm minh để thể hiện tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa các hành vi xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp tiếp cận và một số vướng mắc về nội dung khi điều chỉnh quyền biểu tính bằng luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÛÚNG PHAÁP TIÏËP CÊÅN VAÂ MÖÅT SÖË VÛÚÁNG MÙÆC VÏÌ NÖÅI DUNG KHI ÀIÏÌU CHÓNH QUYÏÌN BIÏÍU TÒNH BÙÇNG LUÊÅT BÙI HẢI THIÊM* 1. Phương pháp tiếp cận khi xây dựng Luật Biểu tình Đối với dự án Luật Biểu tình, hiện đang có một số phương pháp tiếp cận làm nền tảng cho việc xây dựng. Ban soạn thảo đang phải cân nhắc lựa chọn phương án hợp lý nhất. Qua phân tích, đánh giá các luồng quan điểm và ý kiến khác nhau liên quan đến quyền biểu tình, chúng tôi khái quát lại có ba cách tiếp cận đang rất phổ biến: (i) Phương pháp tiếp cận theo hướng tăng cường QLNN Theo truyền thống lập pháp ở nước ta, mỗi dự án luật ra đời đều nhằm đến mục đích tăng cường pháp chế XHCN, củng cố hiệu lực và hiệu quả của QLNN trong lĩnh vực tương ứng. Cách tiếp cận này nhìn biểu tình và hội họp là những hoạt động quan trọng của đời sống xã hội cần được quản lý, bởi những hoạt động này có tác động trực tiếp đến an ninh, ổn định và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. Không có pháp luật về biểu tình để điều chỉnh trực tiếp là một lỗ hổng trong QLNN. Luật Biểu tình cần phải là công cụ quản lý sắc bén của Nhà nước để xử lý những vướng mắc phát sinh trên thực tế, tạo lập khuôn khổ và chuẩn mực để nhân dân thực hiện quyền biểu tình. 27NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, hàng loạt dự án luật liên quan đến các quyền dân sự và chính trị đã được Quốc hội đưa vào chương trình làm luật theo tinh thần mới của Hiến pháp. Luật hoá những quyền này, trong đó, có nhu cầu luật hoá quyền biểu tình - hội họp, là để đáp ứng những nhu cầu bức thiết của đời sống xã hội, của người dân. Bài viết phân tích những phương pháp tiếp cận khi điều chỉnh quyền biểu tình bằng luật, trong đó chỉ ra ba cách tiếp cận phổ biến hiện nay là cách tiếp cận dựa trên nền tảng quản lý nhà nước (QLNN), cách tiếp cận dựa trên nền tảng quyền con người và cách tiếp cận dựa trên nền tảng kiểm soát quyền lực. Từ đó, bài viết chỉ ra một số vướng mắc về nội dung khi xây dựng dự án Luật Biểu tình. * TS. Viện Nghiên cứu Lập pháp. Những người theo phương pháp tiếp cận này thường có chung lập luận rằng, do có kẽ hở trong pháp luật về biểu tình, nên có những phần tử xấu, phản động lợi dụng các quyền tự do dân chủ, trong đó đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp, tiến hành biểu tình để tụ tập đông người và đưa ra những thông tin sai lệch, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, hoặc chống phá chính quyền. Do không có điều kiện trực tiếp chống phá bằng vũ trang, các lực lượng thù địch, phản động thường lợi dụng kẽ hở, thiếu sót của pháp luật để kích động, lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc quần chúng tham gia tụ tập đông người, biểu tình, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, ổn định của một vùng hoặc cả đất nước. Cũng do thiếu luật điều chỉnh nên Nhà nước cũng phải đối mặt với tình trạng người dân viện dẫn quyền biểu tình ghi trong Hiến pháp tự phát tham gia biểu tình, thậm chí một số người còn lợi dụng quyền này để làm trái pháp luật, gây rối an ninh trật tự, gây bạo động, bạo loạn... Ngoài ra, khi chưa có Luật Biểu tình, Nhà nước thiếu cơ sở để đảm bảo quyền biểu tình của người dân, thực hiện trách nhiệm của mình. Xây dựng Luật Biểu tình sẽ trang bị cho Nhà nước một công cụ pháp lý và quản lý sắc bén, giúp hạn chế việc lợi dụng của các phần tử xấu, phản động nhằm chống phá chế độ. Đây chính là lý lẽ cơ bản của những người theo phương pháp tiếp cận theo hướng tăng cường QLNN. Cách tiếp cận này phổ biến nhất trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan chấp pháp. Ví dụ, Báo cáo số 202/BC-UBND ngày 8/10/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk về tổng kết thi hành Nghị định số 38/2005/NĐ-CP1 về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng thể hiện rõ quan điểm này: “Cần nghiên cứu, tham mưu Quốc hội sớm ban hành Luật Biểu tình, thay thế Nghị định 38/2005/NĐ-CP để phù hợp với yêu cầu công tác bảo đảm trật tự công cộng trong tình hình mới, nhằm răn đe, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, hạn chế tối đa các vụ vi phạm xảy ra”2. (ii) Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người Đây là phương pháp tiếp cận không mới và đã được Liên hợp quốc sử dụng khi xây dựng và phát triển luật nhân quyền quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, với Tuyên ngôn phổ quát về Nhân quyền năm 1948 và hai công ước trụ cột về các quyền dân sự chính trị (ICCPR) và các quyền văn hoá - kinh tế - xã hội (ICCESR) năm 1966. Phương pháp tiếp cận này đặt con người làm trung tâm của sự phát triển, lấy sự bảo vệ và phát huy quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân làm động lực phát triển. Từ đó, đặt ra trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm và phát huy quyền con người, tạo thuận lợi nhất cho người dân thực thi quyền của mình thông qua việc xây dựng và thực thi một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, thống nhất, khả thi và công bằng. Đây cũng là những mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật được đề ra trong Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020. Theo phương pháp tiếp cận này, quyền biểu tình là một quyền cơ bản của con người và Nhà nước có trách nhiệm tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi và các điều kiện vật 28 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 1 Nghị định số 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. 2 Báo cáo số 202/BC-UBND ngày 8/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về tổng kết thi hành Nghị định số 38/2005 (Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk, ktxh?folder_id=2708627&item_id=18453202&p_details=1) truy cập ngày 10/12/2015. chất phù hợp để người dân thực hiện quyền này. Tinh thần này đã được thể hiện trong pháp luật nhân quyền quốc tế và ngay trong chính các bản Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 đến nay, mặc dù mới chỉ giới hạn đối tượng thụ hưởng quyền này ở công dân Việt Nam. Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 đều quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình và đồng thời xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước là bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó. Những người theo phương pháp tiếp cận quyền con người thường nhấn mạnh trách nhiệm của Nhà nước, mặc dù có sự hài hoà với nghĩa vụ của người dân trong tuân thủ pháp luật, nhưng điểm cốt yếu vẫn là tạo thuận lợi cho người dân thụ hưởng và thực thi quyền của mình chứ không phải là tạo thuận lợi cho cơ quan QLNN và đem phần khó về cho người dân. Dựa trên cách tiếp cận này, một số ý kiến cho rằng Nghị định số 38/2005 của Chính phủ và Thông tư số 09/2005 của Bộ Công an3 về một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng đã áp đặt các biện pháp kiểm soát quá mức hà khắc, khiến công dân không thể hoặc vô cùng khó khăn nếu muốn thực thi quyền biểu tình của mình, đặt tất cả các cuộc biểu tình tự phát trên thực tế thành biểu tình trái luật. Nếu chiểu theo các quy định của Nghị định số 38/2005 của Chính phủ và Thông tư số 09/2005 của Bộ Công an thì các cuộc biểu tình tự phát phản đối Trung Quốc, các cuộc bạo loạn ở Bình Dương và Hà Tĩnh năm 2014, các cuộc tập trung khiếu kiện đông người giương biểu ngữ phản đối liên quan đến tranh chấp đất đai... đều là trái luật. Gần như rất khó để tìm thấy một ví dụ nào trên thực tế có thể được Nhà nước coi là biểu tình hợp pháp, đúng luật. Điều này cho thấy, hệ thống pháp luật về biểu tình của chúng ta dường như có vấn đề, chưa theo kịp với diễn biến thực tế của cuộc sống. Những quy định cụ thể hiện nay về đảm bảo trật tự công cộng và kiểm soát tụ tập đông người đã chưa phát huy được tinh thần của Hiến pháp, thậm chí đã bó hẹp hơn so với quy định của Sắc luật số 101 năm 1957 về quyền tự do hội họp4: “Quyền tự do hội họp của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do hội họp”. Hội họp hoà bình (peaceful assembly) vừa là tiền đề, vừa là hình thức biểu hiện thực tế của biểu tình ôn hoà, hợp pháp. Nhà nước có trách nhiệm tạo các điều kiện vật chất cần thiết và điều kiện pháp lý bảo đảm để người dân hưởng thụ quyền này chứ không phải Nhà nước ban phát các quyền đó. Nhiều người cho rằng, Nhà nước chưa ban hành Luật Biểu tình là thiếu sót về trách nhiệm của Nhà nước, và không thể vì thiếu Luật Biểu tình mà người dân không thể hoặc không được thực thi quyền biểu tình của mình. Người dân thực thi quyền biểu tình của mình là hoàn toàn hợp hiến và hợp pháp, còn các quy định tại các văn bản dưới luật cản trở người dân thực hiện quyền này là vi hiến. (iii) Phương pháp tiếp cận dựa trên kiểm soát dân chủ đối với quyền lực nhà nước Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, tinh thần “kiểm soát quyền lực” giữa các cơ quan nhà nước đang được triển khai trong nhiều dự án luật. Theo truyền thống lập pháp của nước ta, các văn bản pháp luật và 29NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 3 Thông tư số 09/2005/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. 4 Luật số 101/SL-L-003 ngày 20/5/1957 về Quyền tự do hội họp. thực tiễn thi hành vẫn nhấn mạnh đến yếu tố “phân công, phối hợp” giữa các cơ quan nhà nước nhiều hơn là yếu tố “kiểm soát quyền lực”. Tuy nhiên, càng ngày càng nhiều người nhận ra tầm quan trọng trong việc triển khai yếu tố “kiểm soát quyền lực” vào các văn bản quy phạm pháp luật và thực tiễn thi hành để tránh tình trạng lạm quyền và độc đoán của một số cơ quan nhà nước, không chỉ thông qua sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước mà còn thông qua giám sát, phản biện xã hội, hoạt động của các tổ chức xã hội hoặc các hình thức dân chủ trực tiếp. Dự án Luật Biểu tình là một trong những dự án luật có thể áp dụng mạnh mẽ cơ chế kiểm soát dân chủ đối với quyền lực nhà nước. Thông qua biểu tình, người dân đồng thời thực thi quyền tự do ngôn luận/tự do biểu đạt và tự do hội họp, bày tỏ quan điểm của mình trong một hành động tập thể (collective ac- tion) một cách trực tiếp, công khai và mạnh mẽ nhất đối với các chủ thể khác, đặc biệt là Nhà nước. Theo nghĩa đó, biểu tình chính là một hành động tập thể có mục đích, ở mức độ nào đó có ý nghĩa kiểm soát quyền lực nhà nước. Thông thường, hoạt động biểu tình phát đi tín hiệu về tâm tư, nguyện vọng thiết tha của một bộ phận dân chúng gửi đến Nhà nước và trở thành một kênh thông tin quan trọng cho Nhà nước nắm bắt các vấn đề xã hội bức xúc, các trạng thái tâm lý xã hội. Biểu tình phản ánh trung thực và trực tiếp quan điểm của một bộ phận dân chúng đối với một hoặc một số quyết định/chính sách nào đó đã được ban hành, đặc biệt là đối với những quyết sách không hợp lòng dân. Đó chính là một hình thức chế ngự sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước, đòi hỏi Nhà nước phải nhạy bén thích ứng và xử lý, điều chỉnh việc sử dụng quyền lực của mình, kiểm soát tốt bộ máy của mình, để tháo các ngòi nổ bức xúc xã hội. Kiểm soát dân chủ đối với quyền lực nhà nước không chỉ thể hiện ở chỗ người dân được quyền bày tỏ các quan điểm, suy nghĩ của mình mà còn là đấu tranh thông qua hoạt động biểu tình, thu hút sự chú ý và huy động sự ủng hộ, làm cho các chủ thể khác đáp ứng quyền lợi hoặc yêu cầu chính đáng của mình. Các tiếp cận dựa trên nền tảng kiểm soát quyền lực nhà nước chính là nâng cao tính dân chủ trong đời sống xã hội, thể hiện rõ hơn bản chất Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân. Tóm lại, cả ba cách tiếp cận trên hiện nay đều đang phổ biến và đáng được lưu tâm. Cách tiếp cận (i) thiên về QLNN và (ii) thiên về quyền con người có lúc, có nơi được thể hiện có sự xung khắc với nhau nhưng về bản chất không nhất thiết loại trừ nhau. Sự xung khắc chủ yếu là do một số ý kiến nhấn mạnh quá mức một vế mà không chú ý đầy đủ đến các yếu tố khác. Chúng tôi cho rằng, để điều chỉnh quyền biểu tình bằng luật, Ban soạn thảo và nhà làm luật cần tìm được giải pháp dung hoà thực tế được cả ba phương pháp trên, không loại trừ phương án nào. Phương án có nền tảng dung hoà sẽ là xuất phát điểm rõ ràng, dễ được chấp nhận để từ đó xây dựng các nội dung quy phạm cụ thể điều chỉnh các khía cạnh thủ tục khác nhau liên quan đến quyền biểu tình. Tìm được phương án nền tảng như vậy không phải dễ, nhưng là khả thi, đòi hỏi trí tuệ và nỗ lực của Ban soạn thảo và nhà làm luật. 2. Một số nội dung vướng mắc khi điều chỉnh quyền biểu tình bằng luật Khi xây dựng Luật Biểu tình để thi hành Hiến pháp năm 2013, có một số vấn đề về nội dung quy phạm điều chỉnh sẽ khiến Ban soạn thảo phải cân nhắc rất kỹ. Cụ thể: 2.1. Quy định về đăng ký hay thông báo khi biểu tình Một trong những vấn đề quan trọng cốt yếu của Luật Biểu tình là những trường hợp hội họp hoà bình, biểu tình thì sẽ phải đăng ký hay thông báo cho cơ quan nhà nước có 30 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT thẩm quyền như thế nào? Những trường hợp hội họp hoà bình nào không cần sự điều chỉnh của Luật Biểu tình? Luật này cũng cần làm rõ những trường hợp biểu tình nào thuộc tình trạng gây rối trật tự công cộng, bạo loạn, bạo động... cấu thành tội hình sự và cần bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 2 Sắc luật số 101/SL-L-003 năm 1957 quy định cụ thể về những trường hợp hội họp hoà bình không cần xin phép, không cần đăng ký, thậm chí không cần thông báo: - Các cuộc hội họp có tính chất gia đình, giữa thân thuộc, bè bạn; - Các buổi sinh hoạt của các hội hợp pháp, tổ chức trong trụ sở của hội, các cuộc hành lễ thường lệ của các tôn giáo tổ chức trong những nơi thờ cúng; - Các buổi sinh hoạt của các đoàn thể trong Mặt trận Dân tộc thống nhất, và các cuộc hội họp công cộng do các đoàn thể này tổ chức. Điều 3 Sắc luật số 101/SL-L-003 năm 1957 quy định các cuộc hội họp công cộng không thuộc phạm vi trên đều phải xin phép trước Uỷ ban hành chính địa phương. Câu hỏi được nhiều người tranh luận là đối với những hoạt động biểu tình thông thường có cần phải xin phép cơ quan chức năng, nếu cơ quan chức năng đồng ý thì mới được tiến hành? Quan điểm truyền thống thể hiện trong Nghị định số 38/2005 của Chính phủ là các hoạt động hội họp hoà bình nói chung và biểu tình đều phải đăng ký và xin phép trước, nếu được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành. Lý lẽ đặt ra về yêu cầu phải đăng ký và được cấp phép biểu tình là phục vụ mục đích QLNN là: (i) nếu hoạt động biểu tình không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đó là hoạt động bất hợp pháp, dù hoạt động này mang ý nghĩa chính đáng như thế nào. Ví dụ như hoạt động biểu tình dù với ý nghĩa yêu nước như năm 2014 chống Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 tại Biển Đông, nhưng vẫn là bất hợp pháp vì không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (ii) khi Nhà nước cấp phép cho một hoạt động biểu tình, Nhà nước sẽ chủ động chuẩn bị được những điều kiện vật chất cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho những người tham gia biểu tình, hướng dẫn hoạt động này thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tránh cho biểu tình biến thái thành bạo động hay bạo loạn, đối phó có hiệu quả với các âm mưu gây rối hoặc hành động gây mất ổn định an ninh chính trị. Quan điểm này về cơ bản khác biệt với quan điểm của trường phái dựa trên quyền con người. Những người theo cách tiếp cận quyền con người cho rằng, quyền biểu tình là một quyền cơ bản mà lại phải xin cấp phép của Nhà nước mới được thực hiện thì không khác gì áp dụng cơ chế xin - cho, vẫn là tư duy Nhà nước ban phát quyền, không phù hợp với tinh thần và lời văn của Hiến pháp năm 2013 cũng như luật nhân quyền quốc tế. Trường phái này cũng viện dẫn thực tiễn của nhiều nước trên thế giới như Anh, Đức, Mỹ... biểu tình không cần phải xin cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chỉ cần thông báo. Nội dung cần thông báo bao gồm chi tiết về thời gian, địa điểm và tuyến đường dự định, và cho biết tên, địa chỉ của người tổ chức... Với các nội dung thông báo như vậy, Nhà nước cũng đã có đủ điều kiện để thực hiện các biện pháp cần thiết. Thời gian thông báo trước có thể khác nhau. Ví dụ, Luật về Trật tự công cộng năm 1986 của Anh quốc quy định thông báo ít nhất là 6 ngày trước khi tổ chức5. Tuy nhiên, Luật về Các tội phạm nghiêm trọng có tổ chức và Cảnh sát 31NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 5 Luật về Trật tự công cộng năm 1986 của Vương quốc Anh. năm 20056 lại chỉ quy định: các trường hợp có lý do thích đáng thì khi biểu tình chỉ cần thông báo cho cảnh sát trước 24 giờ. Điều này tạo thuận lợi cho người dân trong việc linh hoạt thông báo vì bản chất của việc thông báo là giúp cơ quan QLNN duy trì và bảo đảm trật tự công cộng. Thông báo 24 giờ trước khi cuộc biểu tình diễn ra thì Nhà nước vẫn có thể quản lý đồng thời người biểu tình vẫn có thể bảo đảm lợi ích của mình. Luật biểu tình của Đức7 quy định, chậm nhất là 48 giờ trước khi biểu tình diễn ra phải thông báo (khai báo, đăng ký) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là sự hài hoà giữa lợi ích của cơ quan QLNN và người thực thi quyền biểu tình. Những người theo trường phái tiếp cận quyền con người cho rằng, khi luật hoá quyền biểu tình, Nhà nước phải chủ động chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết để quản lý tốt hoạt động biểu tình và có khả năng ứng phó linh hoạt với các tình huống diễn biến, không bị bất ngờ, chứ không để xảy ra tình trạng đến khi người dân thông báo, hay đăng ký mới tiến hành chuẩn bị. Quy định về việc thông báo hay đăng ký đơn giản, không cần cấp phép sẽ giúp Nhà nước giảm bớt gánh nặng về quản lý (bộ máy, nhân sự), giảm phiền hà về thủ tục xin phép, bảo đảm quyền lợi của người dân tốt hơn. Để xử lý thoả đáng các quan ngại về an ninh chính trị của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động biểu tình, cần quy định cụ thể các trường hợp đặc biệt nhằm ngăn chặn các âm mưu chống phá của thế lực thù địch, phản động bằng các quy định cấm hoặc hạn chế biểu tình trong một số trường hợp nhất định. 2.2. Quy định cấm hoặc hạn chế biểu tình trong một số trường hợp Khi điều chỉnh quyền biểu tình bằng luật, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng các trường hợp cấm hoặc hạn chế biểu tình. Hiến pháp cũng như luật nhân quyền quốc tế cho phép thực hiện các hạn chế này trong các điều kiện vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, bảo vệ sức khoẻ và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của người khác. Các biện pháp hạn chế hoặc ngăn chặn cần được áp dụng khi biểu tình có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản, gián đoạn nghiêm trọng đời sống cộng đồng hoặc mục đích của những người tổ chức là đe doạ người khác phải làm một việc họ không có quyền làm, hoặc không làm một việc mà họ có quyền được làm. Đối với các trường hợp này, các lực lượng chức năng được phép áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hoặc hạn chế để ngăn ngừa các thiệt hại có thể xảy ra đối với cộng đồng và xã hội. Các lực lượng chức năng cần giám sát chặt chẽ hoạt động biểu tình để bảo đảm trật tự công cộng, nhắc nhở người tham gia biểu tình chú ý đến hành động của mình, không được vượt quá khuôn khổ pháp luật. Trong trường hợp người biểu tình vượt quá giới hạn cho phép, lực lượng chức năng được áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa hay hạn chế thực tế, để hạn chế các hậu quả xấu mà các hoạt động liên quan hoặc phát sinh từ biểu tình có thể mang lại. Các biện pháp bảo đảm trật tự phải là những hành lang an toàn cho người biểu tình do Nhà nước đặt ra và duy trì để bảo vệ trật tự chứ không nhằm hạn chế việc thực hiện quyền của người dân. 32 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 6 Luật về Các tội phạm nghiêm trọng có tổ chức và Cảnh sát năm 2005 của Vương quốc Anh. 7 Điều 14 Luật về hội họp và biểu tình tuần hành (Luật biểu tình) của CHLB Đức. Các biện pháp hạn chế có thể được áp dụng chủ yếu là các biện pháp mang tính rào cản kỹ thuật bao gồm: nơi các cuộc biểu tình diễn ra hoặc không được diễn ra, khoảng thời gian mà cuộc biểu tình có thể được tiến hành hoặc không được tiến hành, số người có thể tham gia, số lượng, lời văn và kích thước của các biểu ngữ hay áp phích có thể được sử dụng hoặc không được sử dụng, tiếng ồn tối đa cho phép... Các Điều 5 và 6 của Nghị định số 38/2005 của Chính phủ bước đầu đã triển khai một số biện pháp cấm các hành vi gây ảnh hưởng xấu theo hướng này. 2.3. Quy định về trách nhiệm tổ chức hay tham gia biểu tình Biểu tình là hoạt động tập thể nên thu hút sự tham gia đông và người tham gia thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Chính vì vậy, khi có vấn đề xảy ra, việc quy trách nhiệm thường gặp khó khăn. Các cơ quan chức năng phải xác định chủ thể chịu trách nhiệm. Chủ thể chịu trách nhiệm trước hết thường được quy cho người tổ chức. Điều 4 Luật số 101 năm 1957 đã quy trách nhiệm này cho nhà tổ chức: “Người tổ chức cuộc hội họp phải chịu trách nhiệm về cuộc hội họp”. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định trách nhiệm của người tổ chức không phải dễ dàng. Nhiều cuộc biểu tình không rõ ai là người tổ chức vì không có ai đứng ra nhận trách nhiệm tổ chức. Hoặc khi biểu tình vượt quá giới hạn pháp luật cho phép, lỗi thuộc về một số đối tượng tham gia biểu tình chứ không phải nhà tổ chức thì việc xác định đối tượng để truy cứu trách nhiệm hình sự cũng cần phải quy định rõ. Trách nhiệm của người tổ chức sẽ như thế nào trong những trường hợp sự cố nằm ngoài tầm kiểm soát và gây ra thiệt hại. Còn những người gây thiệt hại hoặc vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự. Tuỳ mức độ vi phạm mà cá nhân vi phạm có thể bị xử lý bằng hình thức phạt tiền hay phạt tù hoặc cả hai. Điều 7 Luật số 101 quy trách nhiệm trong một số trường hợp như sau: “Người nào lợi dụng quyền tự do hội họp để hoạt động trái pháp luật, chống lại chế độ, chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, chia rẽ dân tộc, phá tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, tuyên truyền chiến tranh, âm mưu phá hoại sự nghiệp đấu tranh cho hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ, hành động có phương hại đến trật tự an ninh chung, hoặc đến thuần phong mỹ tục, sẽ bị truy tố trước toà án và xử phạt theo luật lệ hiện hành, và cuộc hội họp sẽ bị cấm hoặc bị giải tán”. Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật Xử phạt vi phạm hành chính là những nền tảng vững chắc để làm căn cứ xử lý những vi phạm liên quan đến biểu tình. Ngoài ra, đối với những đối tượng gây cản trở hoặc phá hoại các cuộc biểu tình hợp pháp cũng cần phải nhận các chế tài nghiêm khắc, kết hợp cả các chế tài hành chính và hình sự. Thêm vào đó là việc quy trách nhiệm cho tập thể trong việc tổ chức biểu tình hoặc trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Đây là vấn đề gây nhiều tranh luận liên quan đến tội phạm về môi trường. Đối với Luật về biểu tình, Ban soạn thảo cũng cần cân nhắc kỹ trách nhiệm của tập thể khi xảy ra vi phạm pháp luật liên quan đến biểu tình. Đối với các cơ quan nhà nước, để thể hiện tinh thần “kiểm soát quyền lực”, Luật Biểu tình cũng cần phải quy định rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan này, cũng như cán bộ, công chức trong các trường hợp hạn chế hoặc cấm biểu tình không đúng luật hoặc thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo thực hiện quyền biểu tình của người dân. Quy định những trách nhiệm cụ thể này của cơ quan nhà nước trong Luật Biểu tình sẽ giúp ích cho quá trình kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Quy định trách nhiệm cần đi kèm với các chế tài xử phạt nghiêm minh để thể hiện tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa các hành vi xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân n 33NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 02+03 (306+307) T1+T2/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_tiep_can_va_mot_so_vuong_mac_ve_noi_dung_khi_die.pdf
Tài liệu liên quan