Cách mạng công nghiệp 4.0 còn có thể
gây ra những tác động tiêu cực về môi
trường, văn hóa, xã hội. Do vậy, phải hết sức
chú trọng đến việc giứ gìn bản sắc, văn hóa
dân tộc. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam
phải hướng đến khắc phục những xu hướng
đang làm mờ nhạt nền tảng gốc của bản chất
người, bản sắc văn hóa dân tộc; đấu tranh với
những tư tưởng sai trái, phản động và lối
sống thực dụng.
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy
nhanh chóng quá trình hội nhập kinh tế và đi
liền với nó là sự bất ổn về an ninh quốc
phòng do sự xâm nhập của nạn khủng bố, tội
phạm quốc tế. Do đó cần nêu cao tinh thần
cảnh giác, giữ vững ổn định chính trị, an
ninh, trật tự xã hội, đảm bảo vững chắc chủ
quyền quốc gia.
Một trong những tác động mặt trái cần hết
sức chú ý là cách mạng công nghiệp 4.0 có
thể dẫn đến nguy cơ thiếu việc làm. Đối với
nước ta, theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế
thế giới (WEF), công nghệ tự động hóa có
thể thay thế 47% việc làm (Theo dự báo của
OECD là 9%). Trong tương lai gần, nguồn
lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu
tố tạo nên lợi thế cạnh tranh tức là sẽ phải đối
mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Nếu
không có tầm nhìn sớm, nhìn xa thì sẽ có
nguy cơ hàng loạt người lao động phải ra
khỏi dây chuyền sản xuất, không có việc làm
và hậu quả của nó là rất lớn không chỉ về
kinh tế, mà còn về chính trị, văn hóa.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương thức thích ứng của Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
112
PHƯƠNG THỨC THÍCH ỨNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC CUỘC CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
ADAPTATION MEASURES OF VIETNAM TO THE FOURTH INDUSTRIAL
REVOLUTION
Ngày nhận bài: 19/06/2018
Ngày chấp nhận đăng: 11/07/2018
Nguyễn Hồng Cử
TÓM TẮT
Một trong những vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn lao nhất đến lịch sử phát triển của thế giới chúng
ta là cách mạng công nghiệp. Ngày nay, mặc dù cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng
4.0) mới chỉ ở giai đoạn đầu nhưng sự lan tỏa của nó là vô cùng nhanh chóng và tác động mạnh
mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước. Việc nhận diện bản chất, tác động của
cách mạng 4.0 có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia đồng thời đặt ra những yêu cầu, những đòi hỏi mới cho sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp. Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà cần phải
tìm cách thích ứng với nó.
Từ khóa: cách mạng công nghiệp, cách mạng 4.0, khoa học công nghệ, kỹ thuật, công nghệ.
ABSTRACT
One of the issues with the greatest impact to the development history of our world is the industrial
revolution. Today, although the industrial revolution Fourth (Revolution 4.0) only in the early stages
but the spread of it is extremely quick and strong impact on the development of socio-economic of
all countries. The identification of the nature, the impact of the Revolution 4.0 is of great
significance in establishing guidelines and policies for the development of socio-economic of the
country and set out the requirements, the new requirements for manufacturing business
enterprises. We can' t stand outside the industrial revolution. we need to find a way to adapt to it.
Key Words: Industrial Revolution, Revolution 4.0, science, technology, engineering, and
technology.
1. Giới thiệu
Trong vòng hơn 200 năm qua, lịch sử thế
giới đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng
công nghiệp. Các cuộc cách mạng công
nghiệp không chỉ phản ánh những bước phát
triển nhảy vọt của tri thức khoa học mà còn
tạo ra những bước phát triển đột phá trong
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng
như phương thức tồn tại, phát triển của con
người.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
(cách mạng 4.0) đang bùng phát và lan rộng
với tốc độ nhanh, những thành tựu, các phát
minh khoa học mới đang được ứng dụng rất
nhanh vào sản xuất, thương mại và đời sống
con người. Trong cuốn sách “ Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư” Klaus Schwab
viết rằng: “Trong vô vàn thách thức đa dạng
và thú vị mà chúng ta phải đối mặt ngày
nay, thách thức lớn nhất và quan trọng nhất
là làm thế nào để nắm bắt và định hình được
cuộc cách mạng công nghệ mới, cuộc cách
mạng chắc chắn kéo theo sự biến đổi của
nhân loại. Chúng ta đang đứng trước thềm
một cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi căn bản
cách chúng ta sống, làm việc, và liên hệ với
nhau. Tôi cho là cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư này sẽ không giống với bất
Nguyễn Hồng Cử, Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Đà Nẵng
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018
113
cứ điều gì nhân loại đã từng trải qua cả về
quy mô, phạm vi và độ phức tạp của nó”1.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo ngại
là các chính phủ cũng như các doanh nghiệp
chưa đảm bảo yêu cầu về năng lực lãnh đạo
cũng như sự hiểu biết về những thay đổi
đang diễn tiến trên tất cả các lĩnh vực để
đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
trong đó có Việt Nam. Do đó, việc nắm bắt
nội dung, xu hướng tác động, những cơ hội
và thách thức của cuộc cách mạng 4.0, để
có một nhận thức đầy đủ và tìm ra phương
thức thích ứng với cách mạng công nghiệp
4.0 là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng hiện
nay
2. Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động
của nó
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
khởi phát từ nước Anh bắt đầu từ những năm
60 của thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng này
thực chất là cuộc cách mạng về kỹ thuật với
nội dung cơ bản là thay thế lao động thủ công
bằng lao động sử dụng máy móc. Karl Marx
và Friedrich Engels nhận xét rằng: “Nhờ cải
tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho
các phương tiện giao thông trở nên vô cùng
tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những
dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh”1.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần hai (hay
còn gọi là cách mạng khoa học kỹ thuật lần
thứ II) diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đến
những thập niên đầu thế kỷ XX. Nội dung
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
là chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản
xuất điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động
hóa cục bộ trong sản xuất. Các nhà khoa học
cũng tìm ra những nguồn năng lượng mới hết
sức phong phú và vô tận như năng lượng
1 Xem: Klaus Schwab: “The Fourth Industrial
Revolution” - Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, 2016, Tr.2.
1 Karl Marx và Friedrich Engels: Toàn tập, Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, 1995, tập 4, Tr 602.
nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt
trời,...trong đó năng lượng nguyên tử ngày
càng được phổ biến và được sử dụng rộng
rãi. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng
này là khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Khoa học đã tham gia trực tiếp sản
xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của
những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt
đầu từ khoảng 1969 và kết thúc vào khoảng
cuối thế kỷ XX, khi cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á nổ ra. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba có khởi nguồn từ cuộc
Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi kết thúc
chiến tranh, các thành tựu khoa học - kỹ
thuật quân sự được áp dụng vào sản xuất
trong nhiều lĩnh vực, tác động đến tất cả các
hoạt động kinh tế, chính trị, tư tưởng, đời
sống, văn hóa của con người.
Thành tựu khoa học mang tính đột phá
của cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
sáng chế và áp dụng máy tính điện tử, hoàn
thiện quá trình tự động hóa có tính hệ thống
để đưa tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế
chuyển sang một trạng thái công nghệ hoàn
toàn mới. Sản xuất của xã hội có những bước
phát triển nhảy vọt, khoảng cách thời gian từ
phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực
tiễn ngày càng được rút ngắn, vòng đời các
công nghệ và do đó, vòng đời các sản phẩm
cũng ngày càng rút ngắn. Khối lượng thông
tin và kiến thức tăng theo cấp số nhân.
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện để
chuyển biến các nền kinh tế công nghiệp
sang nền kinh tế tri thức. Trong đó, vai trò
của tri thức và kỹ thuật đã cao hơn so với các
yếu tố vốn, tài nguyên và trở thành yếu tố sản
xuất quan trọng nhất.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
(cách mạng 4.0) lần đầu tiên được đề cập
trong bản Kế hoạch hành động chiến lược
công nghệ cao được chính phủ Đức thông
qua năm 2012. Cuộc cách mạng công nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
114
thứ tư là một thuật ngữ bao gồm một loạt các
công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ
liệu và chế tạo, được định nghĩa là “một cụm
thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm
của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với
các hệ thống vật lý trong không gian ảo,
Internet của vạn vật và Internet của các dịch
vụ.
Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền
tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công
nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình,
phương thức sản xuất; nhấn mạnh những
công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là
công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa,
người máy,... Đây được gọi là cuộc cách
mạng số, thông qua các công nghệ như
Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI),
thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR),
mạng xã hội, điện toán đám mây, di động,
phân tích dữ liệu lớn (SMAC) để chuyển
hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
Cách mạng 4.0 với những đột phá trong
các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen
cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái
tạo tới tính toán lượng tử và sự dung hợp của
các công nghệ này, sự tương tác của chúng
trên các lĩnh vực vật lý, số và sinh học, làm
cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
về cơ bản khác với các cuộc cách mạng trước
đây.
Công nghệ có trí tuệ nhân tạo được sử
dụng rộng rãi, tạo ra những đột phá mới
trong việc giải phóng con người khỏi các
chức năng thực hiện, chức năng quản lý và
quá trình sản xuất trực tiếp.
Trong cách mạng công nghiệp 4.0, thông
tin và tri thức khoa học trở thành yếu tố đặc
biệt quan trọng của sản xuất và đời sống xã
hội, ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển của các lực lượng sản xuất, tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội, trở thành
động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Nó
thực sự biến khoa học thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, con người trở thành những chủ
thể sáng tạo thực sự, tạo tiền đề vật chất và
lực lượng sản xuất mới cho một nền kinh tế
mới1.
Tác động của cách mạng 4.0 là vô cùng to
lớn và đa diện. Trước hết cuộc cách mạng
này sẽ tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi
phương thức sản xuất và trao đổi:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có
một tác động rất lớn và đa diện tới nền kinh
tế toàn cầu. Các biến số vĩ mô cơ bản như
GDP, đầu tư, tiêu dùng, việc làm, thương
mại, lạm phátđều sẽ bị ảnh hưởng2.
Công nghệ và đổi mới đang tạo bước ngoặt
và sẽ sớm tạo ra một sự đột biến về năng suất
và tăng trưởng kinh tế cao hơn. Cách mạng
4.0 có khả năng cho phép GDP toàn cầu tăng
gấp đôi mỗi 14 -15 năm, với viễn cảnh hàng
tỷ người thoát khỏi đói nghèo. Cách mạng
công nghiệp 4.0 đưa kinh tế thế giới bước
vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào
những động lực mới không có trần giới hạn
là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho
tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu
vào luôn bị giới hạn. Chính vì vậy, cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đang vẽ lại bản đồ
kinh tế thế giới, với sự suy giảm quyền lực
của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác
tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các
quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi
mới sáng tạo. Nguồn lực sản xuất mang tính
vật chất chỉ còn chiếm khoảng 25% và nguồn
lực trí tuệ chiếm tới 75%. Những đột phá của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm mất
đi những lợi thế sản xuất truyền thống, đặc
biệt là từ các nước đang phát triển như nhân
công rẻ, dồi dào hay sở hữu nhiều tài nguyên.
1 Xem: GS.TSKH Lương Đình Hải – Cách mạng
công nghiệp 4.0 và sự phát triển kinh tế - xã hội,
con người Việt Nam hiện nay.
2 Xem: Klaus Schwab: “The Fourth Industrial
Revolution” - Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, 2016, Tr.5.
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018
115
Với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân
tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội.
Công nghệ AI có thể cho ra đời những người
máy làm việc càng thông minh, có khả năng
ghi nhớ, học hỏi không giới hạn.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện
hình thành các "nhà máy thông minh" hay
“nhà máy số”. Điều này cho phép tùy biến
sản phẩm để phù hợp với khách hàng và tạo
ra các mô hình hoạt động mới. Dự kiến, công
nghệ mới có thể làm cho một đơn vị của cải
vật chất được tạo ra ngày nay có khả năng sử
dụng ít nhân công hơn so với 10 hay 15 năm
trước đây. Trong thời đại số, các doanh
nghiệp có thể cung cấp “các hàng hóa thông
tin” với các chi phí lưu trữ, vận chuyển và
nhân rộng hầu như không đáng kể. Cách
mạng công nghiệp 4.0 tạo tiền đề cho nền sản
xuất xã hội ở giai đoạn cách mạng công
nghiệp 3.0 vượt qua trình độ sản xuất đại trà,
đặc trưng của nền sản xuất cũ trước đây.
“Nền sản xuất giai đoạn cách mạng công
nghiệp 4.0 tiếp nối sẽ hướng theo các nhu
cầu cá nhân - cá thể, đơn nhất, đặc thù. Nó
đang làm chuyển dịch dần nền sản xuất xã
hội ở quy mô toàn cầu vận hành theo những
nguyên tắc mới: phi tiêu chuẩn hóa, phi
chuyên môn hóa, phi đồng thời hóa, phi tập
trung hóa, phi tối đa hóa và phi trung tâm
hóa”3.
Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo có khả năng
giải mã, phân tích khối lượng thông tin cực
lớn, tốc độ tính toán cực nhanh, khả năng lưu
trữ thông tin vượt xa các máy tính điện tử
thông thường.
Các nguồn năng lượng tái sinh (năng
lượng mặt trời; năng lượng gió; năng lượng
thủy triều, năng lượng địa nhiệt) cho phép
3 Xem A. Toffler.- Làn sóng thứ 3.- Nxb. Thông
tin lý luận, H. 1992; Burlaxki F.M. Tư duy mới:
đối thoại và nhận định về cách mạng công nghệ
trong cải cách của chúng ta.- Nxb. Chính trị, M.
2009.
thay đổi căn bản cách thức con người sử
dụng năng lượng cho nhu cầu sản xuất và đời
sống, đem đến các nguồn năng lượng mới
được coi là vô hạn mà con người sử dụng.
Thành tựu mới trong lĩnh vực sinh học
phân tử, sinh học tổng hợp và di truyền học
có thể giải mã nhanh các hệ gen, tìm hiểu sâu
về mật mã di truyền, có thể giúp chỉnh sửa
mã gen để chữa các bệnh di truyền, tạo ra
những giống cây trồng mới trong nông
nghiệp có những tính năng thích ứng với tình
trạng hạn hán, nước nhiễm mặn hoặc chống
sâu bệnh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác
động to lớn đến tiêu dùng và giá cả, mang lại
nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực giao
thông, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng. Mọi
người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận
được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có
chất lượng với chi phí thấp hơn, đồng thời nó
sẽ làm thay đổi cách mà con người sinh sống,
làm việc và quan hệ với nhau. Phương thức
tiêu dùng, giải trí của con người cũng có sự
thay đổi căn bản, cuộc sống của con người
trở nên thuận tiện và năng suất hơn.
Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo điều
kiện để mọi người đều có thể khởi nghiệp,
đồng thời đã và đang tạo ra những khả năng
giải phóng con người khỏi lao động chân tay
nặng nhọc để họ có thể phát triển hơn nữa sự
sáng tạo trong lao động.
Cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho quá
trình xã hội hoá lao động ngày càng cao, đẩy
nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế đồng
thời là sự gia tăng vai trò của các tổ chức độc
quyền xuyên quốc gia.
Như vậy, cách mạng công nghiệp 4.0
không chỉ tác động to lớn đến sự phát triển
của lực lượng sản xuất mà còn còn tác động
mạnh mẽ tới quá trình điều chỉnh cấu trúc và
vai trò của các nhân tố trong lực lượng sản
xuất.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
116
Thành tựu của các cuộc cách mạng công
nghiệp mà đặc biệt là cách mạng 4.0 tạo điều
kiện để các nước tiên tiến tiếp tục đi xa hơn
trong phát triển khoa học công nghệ và ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiến
tiến vào sản xuất và đời sống. Đồng thời
cũng tạo ra cơ hội cho các nước đang và kém
phát triển có thể tiếp cận với những thành tựu
mới của khoa học công nghệ, tận dụng lợi thế
của những nước đi sau để thực hiện phát triển
rút ngắn; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa để bứt phá, rút ngắn khoảng cách về
trình độ phát triển với các nước đi trước. Có
điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ,
thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết
là công nghệ thông tin, công nghệ số, công
nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao
năng suất, hiệu quả của nền kinh tế.
Cách mạng công nghiệp 4.0 còn tạo cơ
hội cho các nước phát triển nhiều ngành kinh
tế và những ngành mới thông qua mở rộng
ứng dụng những thành tựu khoa học công
nghệ mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại, hội nhập quốc tế và hiệu quả cao.
Cách mạng công nghiệp 4.0 có vai trò to
lớn trong phát triển nguồn nhân lực, nó vừa
đặt ra những đòi hỏi về chất lượng nguồn
nhân lực ngày càng cao nhưng mặt khác lại
tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực.
Nhân tố quyết định trong cách mạng công
nghiệp 3.0 và 4.0 là nguồn lực con người và
thể chế chứ không phải là nguồn lực tài
chính, hệ thống máy móc thiết bị, điều kiện
tự nhiên và lịch sử văn hóa, mặc dù chúng
vẫn đóng vai trò quan trọng. Cách mạng công
nghiệp gắn với yêu cầu nguồn nhân lực chất
lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kĩ
thuật, công nghệ và quản lý, kinh doanh. Đó
là những lực lượng đầu tàu, vừa giữ vai trò
định hướng, vừa giữ vai trò động lực thúc
đẩy việc xây dựng và phát triển tiềm lực
khoa học, công nghệ và công nghiệp của
quốc gia. Các ngành nghề phổ thông thuộc
nhóm thu nhập trung bình sẽ giảm dần, thậm
chí biến mất và thay vào đó là những việc
làm đòi hỏi trình độ tay nghề cao.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện
để tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm tổ chức,
quản lý kinh tế - xã hội giữa các nước, nhất là
các nước phát triển với các nước đang và
kém phát triển, rút ra những bài học kinh
nghiệm của các nước đi trước để hạn chế
những sai lầm, thất bại trong quá trình phát
triển.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện
cho các nước mở rộng quan hệ đối ngoại, hội
nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, huy động tốt
nhất các nguồn lực bên ngoài cho phát triển,
từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu, tạo khả năng biến đổi các hệ thống sản
xuất, quản lý và quản trị kinh tế và doanh
nghiệp; phát triển những mô hình kinh doanh
mới, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp và nền kinh tế.
3. Những vấn đề đặt ra trước cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 mới chỉ bắt
đầu ở một vài nước, nhưng tốc độ lan tỏa và
mức ảnh hưởng của nó sẽ là rất lớn. Trong
khi đó, nhiều nước lạc hậu còn chưa thực
hiện xong các nội dung của cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. “Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ hai vẫn
chưa đến được với 17% dân số của thế giới
– tức ước tính khoảng gần 1,3 tỉ người chưa
tiếp cận được với điện. Điều này cũng chính
xác với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
ba, với hơn một nửa dân số thế giới, 4 tỷ
người mà phần lớn đang sống ở những nước
đang phát triển, chưa tiếp cận internet”1.
1 Xem: Klaus Schwab: “The Fourth Industrial
Revolution” - Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, 2016, Tr.5.
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018
117
Sự thật là Việt Nam hiện nay đang phải
đối mặt với rất nhiều thách thức từ cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Nền kinh tế nước ta
còn quá nhỏ bé, cơ cấu kinh tế lạc hậu, tiềm
lực khoa học công nghệ yếu kém, chất lượng
nguồn nhân lực thấp so với những yêu cầu
của cách mạng công nghiệp 4.0 thì dường
như là bất cập và quá sức. Việt Nam đang ở
trong tiến trình công nghiệp hóa với mục tiêu
sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Khoảng cách giữa chúng ta với các
nước đi trước còn quá xa, tuy nhiên, cách
mạng công nghiệp 4.0 là một cơ hội để Việt
Nam đuổi kịp các nước phát triển trong kỷ
nguyên số. Để tận dụng được cơ hội ngàn
vàng này, rất nhiều những vấn đề đang đặt ra
mà Việt Nam cũng như nhiều nước khác phải
đối mặt:
Thứ nhất, cách mạng 4.0 tạo ra những
biến đổi lịch sử cả về quy mô, tốc độ và
phạm vi ảnh hưởng của nó. Song, chúng ta
vẫn chưa hiểu biết một cách đầy đủ những
biến đổi gây ra bởi việc phát triển và áp
dụng các công nghệ mới của cuộc cách
mạng công nghiệp này sẽ diễn ra như thế
nào, độ phức tạp và sự liên hệ lẫn nhau giữa
các khu vực sẽ ra sao?
Thứ hai, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng
đặt ra những yêu cầu cần nhanh chóng hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường, nhằm đảm
bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại
thị trường; hoàn thiện các thể chế về giá,
cạnh tranh, kiểm soát độc quyền cũng như hệ
thống luật pháp; thực hiện tự do kinh doanh,
mở cửa và hướng tới tự do hóa. Với thể chế
kinh tế thị trường tương thích với nhau sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc
tế, trao đổi thành tựu khoa học công nghệ
giữa các nước.
Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
cũng sẽ tạo sức ép lên chính các cơ quan
quyền lực nhà nước. Kỷ nguyên số với các
công nghệ mới, nền tảng điều hành mới liên
tục thay đổi cho phép người dân được tham
gia rộng rãi hơn vào các hoạt động hoạch
định chính sách, đồng thời, các cơ quan nhà
nước có thể dựa trên hạ tầng công nghệ số để
tối ưu hóa hệ thống giám sát và điều hành xã
hội theo kiểu chính phủ điện tử, đô thị thông
minh... Bộ máy hành chính nhà nước vì vậy
buộc phải cải tổ theo hướng minh bạch và
hiệu quả. Các nhà hoạch định chính sách và
pháp luật cũng phải đổi mới tư duy, trau dồi
năng lực, hợp tác chặt chẽ với khu vực doanh
nghiệp và các lực lượng xã hội để có thể
thích nghi và ứng biến linh hoạt với các thay
đổi mới có thể điều tiết được các thay đổi
trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, các thách
thức trước tác động của làn sóng công nghệ
mới, công nghệ cao đối với vấn đề an ninh
quốc gia và khu vực rất cần giải pháp mạnh
mẽ để nỗ lực ứng phó, đặc biệt đối với các
tội phạm công nghệ cao, vũ khí sinh học, vũ
khí tự động... có tầm ảnh hưởng xuyên quốc
gia.
Đối với nước ta, quản trị nhà nước còn
yếu kém cùng với nguy cơ tụt hậu xa hơn là
một trong những thách thức lớn. Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ gặp nhiều
khó khăn nếu công cuộc cải cách cơ cấu kinh
tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đi chệch
hướng, không thành công như mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó những thách thức về an ninh phi
truyền thống sẽ tạo ra áp lực lớn nếu nhà
nước không đủ khả năng và trình độ cần thiết
về công nghệ và kỹ năng quản lý để ứng phó.
Thứ tư, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có
tác động mạnh mẽ nhất đến sản xuất kinh
doanh và phương thức quản trị trong các
doanh nghiệp.
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm biến
đổi nhiều mô hình sản xuất và kinh doanh,
tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ, căn bản của
toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và
quản trị. Sự tác động trực diện, mạnh mẽ
nhất là đến chuỗi sản xuất công nghiệp. Các
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
118
yếu tố đầu vào của sản xuất sẽ thay đổi căn
bản, làm mất đi những lợi thế sản xuất truyền
thống như nhân công rẻ, dồi dào tài nguyên,
giảm lợi thế của phương thức sản xuất tập
trung và chia sẻ chi phí. Phương thức sản
xuất thay đổi, đặc biệt là cách thức quản lý
với sự xuất hiện của thế giới “ảo”. Những
công nghệ hiện đại được tích hợp có thể kết
nối thế giới thực và ảo để sản xuất, điều này
sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức quản lý chuỗi
cung ứng, làm giảm đáng kể chi phí vận
chuyển và liên lạc, dây chuyền hậu cần và
cung cấp toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn,
chi phí thương mại được giảm thiểu.
Sự thay đổi của công nghệ sản xuất dựa
trên ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
làm cho các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi
cách thức thiết kế, tiếp thị và cung ứng hàng
hóa dịch vụ theo cách mới, bắt nhịp với
không gian số. Xu thế của cách mạng công
nghệ là kết hợp cả cung lẫn cầu nhằm làm đổ
vỡ mô hình kinh doanh truyền thống, cung và
cầu phải gắn kết với nhau.
Các doanh nghiệp cần phải xây dựng
chiến lược kinh doanh xuất phát từ nguồn
lực, trong đó, nguồn lực chủ yếu là trí tuệ.
Các nhà quản trị cần có một nhận thức sâu
sắc, phải hiểu mình là ai và đánh giá đúng
nguồn lực của mình. Từ đó, nhìn nhận những
vấn đề này trong định hướng chiến lược và
hoạch định kế hoạch phát triển một cách hiệu
quả nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải
nhận thức và hiểu được cách mạng 4.0 có tác
động, có điểm mạnh gì có thể tận dụng. Từ
đó, thực hiện quá trình tự động hóa để có đủ
năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác ở nước ngoài.
Phương thức quản trị doanh nghiệp cũng
cần có sự thay đổi khi áp dụng các phần mềm
và quy trình trong quản lý, tiến hành số hóa
các quá trình quản trị, quá trình kinh doanh,
bán hàng nhằm tiết giảm chi phí quản lý điều
hành.
Làn sóng công nghệ mới giúp các doanh
nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới
sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao
nguyên nhiên liệu, chi phí sản xuất - vận
hành, đồng thời có khả năng đáp ứng chính
xác hơn nhu cầu của khách hàng, tạo giá trị
gia tăng bằng chất lượng chứ không phải
cạnh tranh bằng tài chính, bằng khoáng sản
hay bằng lao động phổ thông và gia công
đồng thời có thể sử dụng công nghệ để tối ưu
việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài.
Các xu thế công nghệ cũng đang mở ra
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt
là doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể khởi
nghiệp sáng tạo, có cơ hội thâm nhập thị
trường ngách với nhiều sản phẩm, dịch vụ
công nghệ mang tính đột phá. Doanh nghiệp
thành công nào cũng phải trải qua bốn giai
đoạn: khởi nghiệp, tồn tại, phát triển và thành
danh, duy trì, phát triển và trường tồn Trong
đó giai đoạn thứ nhất là bước rất khó khăn.
Theo số liệu thống kê năm 2015, tại Việt
Nam có tới 80% doanh nghiệp khởi
nghiệp không thành công. Để có thể đi được
đến giai đoạn trường tồn, các doanh nghiệp
phải không ngừng cải tiến và tái cấu trúc,
thậm chí có những giai đoạn phải tái lập lại
công ty.
Công nghê ̣4.0 hiêṇ diêṇ ngày càng nhiều
trong cuôc̣ sống và kinh doanh. Quản tri ̣ nhân
sư ̣ là môṭ trong 4 thành phần chủ chốt (con
người, quy triǹh, cơ cấu tổ chức và công
nghê)̣ se ̃thay đổi rất nhiều, từ những thay đổi
trong nhận thức về vai trò của nhân tố con
người đến tổ chức, sử dụng, tạo môi trường,
động lực để khuyến khích vai trò sáng tạo
của con người.
Làn sóng đổi mới công nghệ tốc độ cao
song hành với hội nhập và tự do hóa thương
mại toàn cầu sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn,
buộc các doanh nghiệp phải rà soát lại mô
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018
119
hình kinh doanh; cải thiện phương thức cung
cấp sản phẩm, dịch vụ; không ngừng đổi mới
sáng tạo để thích ứng với các thay đổi liên
tục của thị trường. Các doanh nghiệp cần
chuẩn bị sẵn tinh thần và tâm thế, không
ngần ngại trước các thách thức và chủ động
dự báo để chuẩn bị các biện pháp ứng phó
kịp thời.
Thứ năm, với sự mở rộng ứng dụng các
thành tựu của công nghệ thông tin, điều
khiển, tự động hóa. Các hệ thống robot có trí
thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người
trong nhiều công đoạn hoặc trong toàn bộ
dây chuyền sản xuất nhất là trong những
ngành sử dụng nhiều lao động, sẽ làm cho
vấn đề việc làm trở nên gay gắt, nhất là Việt
Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành
thâm dụng lao động giá rẻ. Trong khi đó,
theo xu thế phát triển của kinh tế tri thức,
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi,
có năng lực sáng tạo mới là lợi thế. Đây là
một trong những thách thức lớn nhất đối với
nền kinh tế Việt Nam khi hiện tại chúng ta có
đến 44% lao động hoạt động trong ngành
nông nghiệp. Không những vậy, chuyển dịch
cơ cấu lao động trong gần 20 năm qua của
Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu
so với chuyển dịch cơ cấu GDP. Theo báo
cáo chi tiết về chủ đề Việt Nam với cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thì Việt
Nam là nước chịu tác động rất mạnh mẽ bởi
cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Báo cáo dự
đoán, sẽ có 74% số lao động ngành chế biến,
chế tạo của Việt Nam có mức độ rủi ro cao,
dễ bị thay thế do tự động hóa. Con số này
cao hơn so với các nước trong khu vực như
Phillipines (54%), Thái Lan (58%) và
Indonesia (67%).
TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng
Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết:
Các nghiên cứu khác nhau, như Tổ chức lao
động quốc tế (ILO) đã công bố 86% lao động
ngành dệt may, da giầy của Việt Nam sẽ mất
việc trong vòng 15 năm tới. Các con số được
đưa ra thấy rõ các ngành nào mà chỉ làm
công việc lắp ráp, giản đơn, lao động giá rẻ,
rất dễ bị thay thế bởi người máy.
Cách mạng công nghiệp 4.0 còn có thể
làm gia tăng mức độ bất bình đẳng trong lĩnh
vực phân phối. Cách mạng công nghiệp 4.0
đã thúc đẩy năng suất lao động, giảm chi phí
sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc
sống của nhân dân, tạo điều kiện cho mọi
người dân đều có thể khởi nghiệp và làm
giàu. Tuy nhiên, nó lại có tác động mặt trái
đến việc làm và thu nhập. Trong những thập
niên gần đây, bất bình đẳng về thu nhập đã
có xu hướng tăng nhanh. Theo Báo cáo
Thịnh vượng Toàn cầu năm 2015 của Credit
Suisse, một nửa của tất cả các tài sản trên
toàn thế giới hiện đang được nắm giữ bởi 1%
những người giàu nhất, trong khi tổng cộng
một nửa dân số thế giới có thu nhập thấp sở
hữu ít hơn 1% của cải toàn cầu. Cách mạng
công nghiệp 4.0 có khả năng làm khuyếch
đại thêm xu hướng này do lợi suất của ý
tưởng tăng mạnh, đã xuất hiện nhiều tỷ phú
đô la chỉ ở độ tuổi trên 20 dưới 30, đó điều
rất khác biệt so với giai đoạn trước đây. Lợi
suất của kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng thúc
đẩy hay bổ trợ cho quá trình số hóa, tự động
hóa (bằng người máy hay bằng phần mềm –
tức là trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học)
cũng tăng mạnh. Nhóm lao động chịu tác
động mạnh nhất là lao động giản đơn, do họ
ít kỹ năng nên rất dễ bị thay thế bởi người
máy. Chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa
một bên là lao động ít kỹ năng hay có kỹ
năng dễ bị người máy thay thế, và bên kia là
những người có ý tưởng hay kỹ năng bổ trợ
cho quá trình tự động hóa và số hóa đang
diễn ra với tốc độ nhanh1.
1 Xem: Báo cáo tổng hợp cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư: Một số đặc trưng, tác động và
hàm ý chính sách đối với Việt Nam. (Trung tâm
Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Việt Nam).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
120
Ngay ở những nước tư bản phát triển nhất
cũng đang diễn ra một mâu thuẫn mang tính
nền tảng của kinh tế thị trường: dưới tác
động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
cung gia tăng mạnh mẽ trong khi cầu không
theo kịp do nhiều người lao động bị thay thế
bởi quá trình tự động hóa nên không có thu
nhập. Phổ thu nhập ở nhiều nước phát triển
mang tính lưỡng cực với sự phân hóa rất rõ
nét, tạo nên một khoảng trống lớn ở giữa.
Trên cơ sở đó, các nước đều phải điều chỉnh
chính sách phân phối thu nhập và an sinh xã
hội nhằm giải quyết những mâu thuẫn cố hữu
của hệ thống phân phối của nền kinh tế thị
trường.
4. Phương thức thích ứng của Việt Nam
với cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng 4.0 đã và đang làm thay
đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, đồng
thời tác động đến các quốc gia trên nhiều
phương diện khác nhau. Chính phủ nhiều
nước đã đề ra những chính sách để nắm bắt
cơ hội phát triển cũng như ứng phó với
những thách thức của cuộc cách mạng này.
Các nước trong khu vực đều đã chính thức
ban hành chiến lược cách mạng 4.0 với
những lộ trình cụ thể.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế
công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng
đến để bắt kịp các nước phát triển trên thế
giới. Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0
cũng mang đến nhiều thách thức cho các tổ
chức và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt về
vấn đề hạ tầng công nghệ, an toàn và an ninh
thông tin cũng như thích ứng và tận dụng cơ
hội mà làn sóng công nghệ 4.0 mang lại.
Chính phủ Việt Nam khẳng định: Cách mạng
công nghiệp 4.0 là cơ hội thực hiện khát
vọng phồn vinh của dân tộc, chính phủ sẽ cởi
mở, sẵn sàng thay đổi và phát triển kinh tế
số. Trong điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện
nay, phương hướng thích ứng với cách mạng
công nghiệp 4.0 cần chú trọng vào các nội
dung sau:
Một là, tích hợp những tác động tích cực
của các cuộc cách mạng công nghiệp trong
phát triển của Việt Nam. Để chủ động ứng
phó với các tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, nắm bắt cơ hội và vượt qua
thách thức, Việt Nam cần nỗ lực thực hiện
mục tiêu trở thành “nước công nghiệp theo
hướng hiện đại”, thực hiện cơ cấu lại nền
kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng,
năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền
kinh tế; giải quyết hài hòa giữa mục tiêu
trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; thực
hiện công bằng xã hội, bảo đảm an sinh và
phúc lợi xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu
nghèo và nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người dân.
Thứ hai, đổi mới mô hình tăng trưởng
kinh tế theo hướng kết hợp có hiệu quả giữa
phát triển theo chiều rộng với phát triển theo
chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều
sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức
cạnh tranh trên cơ sở ứng dụng thành tựu tiên
tiến của khoa học công nghệ để nâng cao
năng suất lao động.
Ba là, tập trung cao độ các nguồn nhân
lực, trí lực, vật lực cần thiết để phát triển
khoa học công nghệ, ứng dụng thành tựu của
cách mạng công nghiệp để đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực
của nhà nước, của toàn dân và nguồn lực
quốc tế phục vụ cho nghiên cứu, triển khai,
ứng dụng các thành tựu của cách mạng công
nghiệp, đặc biệt là cách mạng 4.0 vào sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được
những yêu cầu của cách mạng công nghiệp
trên cơ sở đổi mới, nâng cao trình độ đào tạo,
sử dụng nhân lực, nhân tài với các giải pháp
cơ bản: (1) đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo
hướng coi trọng chất lượng, hiệu quả và coi
trọng phát triển phẩm chất, năng lực của
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018
121
người học. (2) quy hoạch lại mạng lưới cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn
với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển nguồn nhân lực. (3) tăng cường đầu tư
cho phát triển nguồn nhân lực, mà trực tiếp
nhất là đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo,
coi giáo dục là nền tảng và là phương thức
tạo ra nguồn lực phát triển - “Tri thức đẻ ra
tri thức, tri thức là thứ lấy ra không bao giờ
cạn” (A. Toffler)1. (4) Tổ chức nghiên cứu
khoa học và đào tạo phải thay đổi cơ bản
phương thức hoạt động, nâng cao cơ sở,
trang thiết bị nghiên cứu, gắn kết giữa nghiên
cứu, đào tạo với doanh nghiệp theo cơ chế
hợp tác cùng có lợi, đưa nhanh các tiến bộ
khoa học vào sản xuất và kinh doanh.
Xác định các lĩnh vực công nghệ cần ưu
tiên phát triển nhanh để tập trung nguồn lực
cần thiết cho nghiên cứu và triển khai có hiệu
quả. Trong đó cần chú trọng lĩnh vực công
nghê ̣ thông tin, công nghệ maṇg xã hôị, di
đôṇg, phân tićh và điêṇ toán đám mây
(SMAC) đang là xu hướng mới mẻ của thế
giới và Việt Nam có cơ hội phát triển lĩnh
vực này với lợi thế có hạ tầng Internet tương
đối tốt, giá rẻ trong khi thiết bị di động có
cấu hình cao. Mục tiêu đến năm 2020, khoa
học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát
triển các nhóm nước dẫn đầu ASEAN; đến
năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ
tiên tiến thế giới.
Việt nam cũng cần xác định các lĩnh vực,
các ngành công nghiệp mũi nhọn có thế
mạnh để tập trung đầu tư phát triển, tạo lợi
thế cạnh tranh trên thế giới. Phát triển có
chọn lọc một số ngành, lĩnh vực công nghiệp
hiện đại và có khả năng tạo tác động lan tỏa
trong nền kinh tế. Tiếp tục xây dựng và phát
triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện
đại, tăng hàm lượng khoa học - công nghệ và
tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập
trung vào những ngành có tính nền tảng, có
1 Hồ Sĩ Quý: Tiến bộ xã hội- một số vấn đề về mô
hình phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á. Nxb
Tri thức. 2011. Tr99.
lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối
với sự phát triển nhanh, bền vững; nâng cao
tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, có khả
năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản
xuất và phân phối toàn cầu. Đó là:
(1) Phát triển có chọn lọc một số ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp
công nghệ cao, công nghiệp sạch, công
nghiệp năng lượng, cơ khí điện tử, công
nghiệp quốc phòng - an ninh.
(2) Phát triển các ngành có lợi thế cạnh
tranh, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục
vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo, từng bước phát triển công
nghệ sinh học, phát triển công nghiệp môi
trường để đến năm 2020 trở thành ngành
công nghiệp chủ lực, v.v.
(3) Tập trung phát triển một số ngành dịch
vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công
nghệ cao, như: du lịch, hàng hải, hàng không,
viễn thông, công nghệ thông tin.
(4) Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ
có giá trị gia tăng cao, như: tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, logistics và các dịch vụ hỗ
trợ sản xuất, kinh doanh khác.
- Đẩy mạnh việc huy động và sử dụng
hiệu quả nguồn lực xã hội để tập trung đầu tư
hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội tương đối đồng bộ với một số công
trình hiện đại. Ưu tiên đầu tư cho các lĩnh
vực trọng tâm là: Hạ tầng giao thông đồng
bộ, có trọng điểm, kết nối giữa các trung tâm
kinh tế lớn và giữa các trục giao thông đầu
mối. Hạ tầng ngành điện, đảm bảo cung cấp
đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng
thủy lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển nông
nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng. Hạ tầng đô thị lớn, được xây dựng
hiện đại, đồng bộ, từng bước đáp ứng chuẩn
mực đô thị xanh của một nước công nghiệp.
- Xây dựng các khu công nghiệp, khu
công nghệ cao, phù hợp với điều kiện và khả
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
122
năng thực tế để tạo điều kiện, cơ sở cho việc
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới.
Bốn là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong
đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật công
nghệ mới. Tranh thủ tận dụng sự hỗ trợ từ
các nước phát triển để phát triển khoa học
công nghệ, nâng cao tiềm lực khoa học công
nghệ quốc gia.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải
thay đổi cách tiếp cận với định hướng và
chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Cần chú trọng ưu tiên thu hút
FDI vào công nghệ cao, công nghệ thân thiện
với môi trường, giáo dục và đào tạo, nghiên
cứu và phát triển.
Việt Nam cũng cần phải có chính sách ưu
đãi đối với những dự án FDI thâm dụng lao
động như dệt may, da giày; tận dụng thế
mạnh từ sự khác biệt của từng địa phương
thu hút FDI vào dự án khai thác tiềm năng,
phát triển sản phẩm và dịch vụ, du lịch của
địa phương và vùng kinh tế; đồng thời tận
dụng điều kiện địa lý để kết nối với các
doanh nghiệp FDI ở địa phương phụ cận để
thu hút FDI vào công nghệ và dịch vụ hiện
đại.
Cần coi trọng hơn vốn đầu tư từ các tập
đoàn kinh tế hàng đầu thế giới trong các
ngành và lĩnh vực công nghệ cao, xây dựng
các trung tâm nghiên cứu và phát triển
(R&D) lớn để tạo ra sản phẩm mới có giá trị
gia tăng và chất lượng cao, có sức cạnh tranh
trên thị trường thế giới.
Năm là, đổi mới chính sách nhà nước về
phát triển khoa học công nghệ:
Thực sự coi trọng phát triển khoa học
công nghệ, đảm bảo phát triển khoa học công
nghệ là quốc sách hàng đầu.
Đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động và
nâng cao hiệu quả của các cơ quan nghiên
cứu khoa học công nghệ quốc gia. Khuyến
khích các hoạt động liên kết nghiên cứu, triển
khai khoa học công nghệ với các nước, các tổ
chức khoa học uy tín trên thế giới.
Đổi mới quản lý nhà nước về nghiên cứu,
triển khai khoa học công nghệ: đổi mới đầu
tư, đổi mới công tác đấu thầu, nghiệm thu đề
tài khoa học. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn
trải, bệnh hình thức trong đấu thầu, nghiệm
thu công trình nghiên cứu khoa học dẫn đến
hậu quả nghiên cứu khoa học không đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn, gây lãng phí cho
ngân sách. ưu tiên tài trợ cho các tổ chức, cá
nhân có thành tích khoa học công nghệ xuất
sắc.
Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút
nhân tài. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối
với người tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc
gia, là điều kiện tiên quyết để phát triển đất
nước trong thời đại khoa học công nghệ mới.
Sáu là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN:
Cơ bản hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo
các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Xây dựng môi trường cạnh tranh về khoa
học công nghệ, phát triển thị trường khoa học
công nghệ tạo điều kiện cho quá trình trao
đổi thành quả nghiên cứu khoa học công
nghệ và chuyển giao công nghệ.
Hoàn thiện luật pháp và cơ chế quản lý
của nhà nước, đặc biệt là luật pháp có liên
quan đến phát triển khoa học công nghệ như
luật sở hữu trí tuệ. Giải quyết kịp thời và hiệu
quả các vấn đề pháp lý nảy sinh từ cách
mạng công nghiệp và phát triển khoa học
công nghệ.
Bảy là, nâng cao nhận thức về vai trò, tác
động của cách mạng công nghiệp của các cơ
quan hoạch định chính sách cũng như khu
vực doanh nghiệp. Trong một báo cáo gần
đây của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
mang tên "Sự sẵn sàng cho nền sản xuất
tương lai", Việt Nam nằm trong nhóm các
nước chưa có sự sẵn sàng cho cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Các yếu tố về đổi mới
sáng tạo công nghệ và giáo dục - chuẩn bị
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018
123
cho cách mạng công nghiệp 4.0 đều đang ở
mức thấp. Cụ thể, Viêṭ Nam đứng thứ 90/100
về Công nghê ̣ và Đổi mới (Technology &
Innovation); xếp thứ 92/100 về Công nghê ̣
nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100
về Năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về
Nguồn lực con người. Tổng cộng, Việt Nam
chỉ đạt 4,9/10 điểm về mức độ sẵn sàng với
cách mạng 4.0.
Tám là, chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để ứng phó với các tác động mặt trái của
cách mạng công nghiệp 4.0. Các tác động
này chủ yếu phát sinh cơ sở hạ tầng kinh tế -
kỹ thuật yếu kém, nguồn lực trong nước có
hạn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, năng
lực khoa học công nghệ quốc gia còn yếu
kém, các doanh nghiệp chưa đủ sức cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài làm
hạn chế việc tiếp thu và ứng dụng những
thành tựu của khoa học công nghệ mới.
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
có thể dẫn đến sự phát triển không đều giữa
các ngành, các vùng; tạo ra sự phân hóa về
mức độ phát triển, thu nhập, làm gia tăng bất
bình đẳng xã hội.
Cách mạng công nghiệp 4.0 còn có thể
gây ra những tác động tiêu cực về môi
trường, văn hóa, xã hội. Do vậy, phải hết sức
chú trọng đến việc giứ gìn bản sắc, văn hóa
dân tộc. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam
phải hướng đến khắc phục những xu hướng
đang làm mờ nhạt nền tảng gốc của bản chất
người, bản sắc văn hóa dân tộc; đấu tranh với
những tư tưởng sai trái, phản động và lối
sống thực dụng.
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy
nhanh chóng quá trình hội nhập kinh tế và đi
liền với nó là sự bất ổn về an ninh quốc
phòng do sự xâm nhập của nạn khủng bố, tội
phạm quốc tế. Do đó cần nêu cao tinh thần
cảnh giác, giữ vững ổn định chính trị, an
ninh, trật tự xã hội, đảm bảo vững chắc chủ
quyền quốc gia.
Một trong những tác động mặt trái cần hết
sức chú ý là cách mạng công nghiệp 4.0 có
thể dẫn đến nguy cơ thiếu việc làm. Đối với
nước ta, theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế
thế giới (WEF), công nghệ tự động hóa có
thể thay thế 47% việc làm (Theo dự báo của
OECD là 9%). Trong tương lai gần, nguồn
lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu
tố tạo nên lợi thế cạnh tranh tức là sẽ phải đối
mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Nếu
không có tầm nhìn sớm, nhìn xa thì sẽ có
nguy cơ hàng loạt người lao động phải ra
khỏi dây chuyền sản xuất, không có việc làm
và hậu quả của nó là rất lớn không chỉ về
kinh tế, mà còn về chính trị, văn hóa.
5. Kết luận
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và
đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của
thế giới, đồng thời tác động đến các quốc gia
trên nhiều phương diện khác nhau. Chính
phủ nhiều nước đã đề ra những chính sách để
nắm bắt cơ hội phát triển cũng như ứng phó
với những thách thức của cuộc cách mạng
này. Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế
công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng
đến để bắt kịp các nước phát triển trên thế
giới. Đó là một quá trình đầy thử thách, cam
go. Chính phủ cũng như các doanh nghiệp
cần phải có nhận thức đúng đắn về tất cả
những cơ hội và thách thức từ cuộc cách
mạng công nghiệp này. Cần phải có những
cách thức chủ động thích ứng phù hợp với
điều kiện riêng của mình nhằm tận dụng triệt
để cơ hội cho phát triển và hạn chế thấp nhất
các tác động mặt trái của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Manfred B. Steger, Toàn cầu hóa, Nxb Tri thức, 2011.
Toffler.- Làn sóng thứ 3- Nxb. Thông tin lý luận, H. 1992; Burlaxki F.M. Tư duy mới: đối thoại
và nhận định về CM công nghệ trong cải cách của chúng ta.- Nxb. Chính trị, M. 2009.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
124
Klaus Schwab: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Người dịch: Đồng Bích Ngọc, Trần Thị Mỹ
Anh).
Hồ Sĩ Quý, Tiến bộ xã hội- Một số vấn đề về mô hình phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á,
Nxb Tri thức, 2011.
Các Văn kiện Đại hội Đảng từ Khóa VI đến XII và các Hội nghị Trung ương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_thuc_thich_ung_cua_viet_nam_truoc_cuoc_cach_mang_cong.pdf