Pin điện hóa và ăn mòn kim loại

Nhúng thanh kẽm và thanh đồng không tiếp xúc với nhau vào cốc đựng dung dịch H 2SO 4 loãng. Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn cho đi qua một vôn kế. Kim vôn kế quay, chứng tỏ có dòng điện chạy qua. Thanh Zn bị mòn dần, ở thanh Cu có bọt khí thoát ra.

pdf3 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 12565 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pin điện hóa và ăn mòn kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 21. Pin điện hóa và ăn mòn kim loại Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - BÀI 21. PIN ĐIỆN HÓA VÀ ĂN MÒN KIM LOẠI TÀI LIỆU BÀI GIẢNG I. PIN ĐIỆN HÓA 1. Cấu tạo và hoạt động - Kim loại mạnh làm điện cực âm (anot) và bị ăn mòn. - Kim loại có tính khử yếu hơn được bảo vệ. - Cầu muối có tác dụng trung hòa dung dịch 2. Tính suất điện động của pin điện hóa Epin = Ecatot – Eanot = Emax - Emin II. ĂN MÒN KIM LOẠI Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hoá học hoặc quá trình điện hoá trong đó kim loại bị oxi hoá thành ion dương. M M n+ + ne Có hai kiểu ăn mòn kim loại là ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá. 1. Ăn mòn hoá học Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. Máy móc dùng trong các nhà máy hoá chất, những thiết bị của lò đốt, nồi hơi, các chi tiết của động cơ đốt trong bị ăn mòn do tác dụng trực tiếp với các hoá chất hoặc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ càng cao, kim loại bị ăn mòn càng nhanh. 2. Ăn mòn điện hoá Ăn mòn điện hoá là quá trình oxi hoá - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương. a) Thí nghiệm ăn mòn điện hoá Nhúng thanh kẽm và thanh đồng không tiếp xúc với nhau vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn cho đi qua một vôn kế. Kim vôn kế quay, chứng tỏ có dòng điện chạy qua. Thanh Zn bị mòn dần, ở thanh Cu có bọt khí thoát ra. Giải thích : Ở điện cực âm (anot), kẽm bị ăn mòn theo phản ứng : Zn Zn 2+ + 2e Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 21. Pin điện hóa và ăn mòn kim loại Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Ion Zn 2+ đi vào dung dịch, còn electron theo dây dẫn sang điện cực đồng. Ở điện cực dương (catot), ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron biến thành nguyên tử H rồi thành phân tử H2 thoát ra : 2H + + 2e H2 b) Cơ chế ăn mòn điện hóa sắt (hợp kim sắt trong không khí ẩm) Lấy sự ăn mòn sắt làm thí dụ. Trong không khí ẩm, trên bề mặt của sắt luôn có một lớp nước rất mỏng đã hoà tan O2 và khí CO2 trong khí quyển, tạo thành một dung dịch chất điện li. Sắt và các tạp chất (chủ yếu là cacbon) cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là anot và cacbon là catot. Tại anot, sắt bị oxi hoá thành ion Fe2+ : Fe Fe2+ + 2e Các electron được giải phóng chuyển dịch đến catot. Tại vùng catôt, O2 hoà tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit : O2 + 2H2O + 4e 4OH Các ion Fe 2+ di chuyển từ vùng anot qua dung dịch điện li đến vùng catot và kết hợp với ion OH để tạo thành sắt (II) hiđroxit. Sắt(II) hiđroxit tiếp tục bị oxi hoá bởi oxi của không khí thành sắt (III) hiđroxit, chất này lại phân huỷ thành sắt II oxit. Gỉ sắt màu đỏ nâu, có thành phần chính là Fe2O3.xH2O. c) Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hoá  Các điện cực phải khác chất nhau, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim.  Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.  Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li. Thiếu một trong ba điều kiện trên sẽ không xảy ra sự ăn mòn điện hoá. Các diều kiện mô tả ở trên chỉ là tuyệt đối hoá, quá trình ăn mòn điện hoá xảy ra trong tự nhiên. III. Chống ăn mòn kim loại Sự ăn mòn kim loại gây tổn thất to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm chúng ta phải sửa chữa, thay thế nhiều chi tiết của máy móc, thiết bị dùng trong các nhà máy và công trường, các phương tiện giao thông vận tải,... Mỗi năm, lượng sắt, thép bị gỉ chiếm đến gần 1/4 lượng được sản xuất ra. Vì vậy, chống ăn mòn kim loại là công việc quan trọng cần phải làm thường xuyên để kéo dài thời gian sử dụng của các máy móc, vật dụng làm bằng kim loại. Dưới đây là một vài phương pháp chống ăn mòn kim loại. 1. Phương pháp bảo vệ bề mặt Dùng những chất bền vững đối với môi trường để phủ ngoài mặt những đồ vật bằng kim loại như bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,... Sắt tây là sắt được tráng thiếc, tôn là sắt được tráng kẽm. Các đồ vật bằng sắt thường được mạ niken hay crom. 2. Phương pháp điện hoá Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 21. Pin điện hóa và ăn mòn kim loại Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hoá và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ. Thí dụ để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép và vỏ tàu (phần chìm dưới nước), ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt ở dưới đất, người ta lắp vào mặt ngoài của thép những khối kẽm. Kết quả là kẽm bị nước biển hay dung dịch chất điện li ở trong đất ăn mòn thay cho thép. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai_21._Pin_dien_hoa_va_an_mon_kim_loai.pdf
  • pdfBai_21._Bai_tap_pin_dien_hoa_va_an_mon_kim_loai.pdf
  • pdfBai_21._Dap_an_bai_tap_pin_dien_hoa_va_an_mon_kim_loai.pdf