Kế hoạch đào tạo không tốt. Mặc dù có lập kế hoạch và sử dụng lao động ch tương lai song việc này còn mang tính hình thức nhằm đối phó với yêu cầu của Tổng Công tyu mà chưa coi đó là hoạt động cần thiết, không những phải lập kế hoạch hoá nhân lực tốt mà còn phải tiến hành các hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển, biên chế. phải gắn với việc kế hoạch hoá. Dẫn chứng cho việc này là Công ty coi nhẹ việc đào tạo, mọi vấn đề được gải quyết bằng công tác tuyển dụng, chính vì vậy số lượng lao động bị sa thải do không hoàn thành nhiệm vụ được giao mà nguyên nhân sâu sa xuất phát từ trình độ kỹ năng buộc Công ty phải chú ý tới việc đào tạo chứ không thể chỉ dựa vào việc tự đào tạo của người lao động được.
- Tỉ lệ Đại học tại chức là khá cao.
Rất nhiều ngừơi tham gia vào các lớp học tại chức và sau khi tốt nghiệp được Công ty nhận vào công việc theo trình độ chuyên môn mới học mà không có sự đánh giá người học sau khi họ tốt nghiệp. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng hợp lý hoá bằng cấp.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình hình thành, phát triển của công ty xây dựng Sông Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
Quá trình hình thành, phát triển của công ty
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1. Công ty xây dựng Sông Đà là doanh nghiệp nhà nước - đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà được thành lập tại quyết định số: 27/BXD-TCLĐ ngày 4 tháng 2 năm 1994 của Bộ Xây dựng. Trên cơ sở hợp nhất chi nhánh của Công ty Xây dựng Sông Đà 2 tại thị xã Hà Nam, tỉnh Nam Hà và Công ty Vận tải trụ sở tại thị xã Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình thành đơn vị mới lấy tên là "Công ty Xây dựng Bút Sơn" trực thuộc tổng công ty Xây dựng Sông Đà, trụ sở đặt tại thị xã Hà Nam, tỉnh Nam Hà.
Công ty có nhiệm vụ tổ chức thi công, sản xuất vật liệu, vận chuyển vật tư thiết bị… phục vụ xây dựng Nhà máy Xi măng Bút Sơn. Ngoài ra Công ty còn có nhiệm vụ nhận thầu xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, kinh doanh vận tải các loại vật tư vật liệu dùng trong xây dựng, phục vụ nhu cầu của thị trường.
Ngay sau khi thành lập, Công ty đã được giao nhiệm vụ cải tạo xây dựng các công trình phụ trợ nhà máy xi măng Bút Sơn như Nhà điều hành BQL Công trình tại thị xã Hà Nam và nhà điều hành tại mặt bằng Nhà máy đồng thời thi công mở tuyến đường từ Thanh Sơn qua dốc cổng trời vào Nhà máy…
Do yêu cầu của nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, để tăng sức mạnh cạnh tranh và chủ động trong sản xuất kinh doanh, mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty có những sự thay đổi trong từng giai đoạn - cụ thể như sau:
* Giai đoạn trước 1995:
- Tháng 3 năm 1994 sáp nhập Chi nhánh Công ty Xây lắp thi công Cơ giới Ninh Bình thuộc Công ty Xây lắp Thi công cơ giới vào Công ty Bút Sơn.
- Tháng 10 năm 1994 tiếp nhận thêm chi nhánh Công ty Xây dựng công trình ngầm tại Hà Nội.
- Tháng 11 năm 1995 tiếp nhận thêm Chi nhánh Công ty Xây dựng Công trình Ngầm tại Hoà bình.
Nhiệm vụ chủ yếu: thi công xây dựng công trình Nhà máy xi măng Bút Sơn.
* Giai đoạn 1996á2000, nhiệm vụ, ngày 2 tháng 1 năm 1996 Bộ Xây dựng đã ra quyết định số 01/BXD-TCLĐ đổi tên thành Công ty Xây dựng Sông Đà 8 với chức năng nhiệm vụ chính:
- Xây dựng các công trình dân dụng và công trình công nghiệp đến qui mô lớn.
- Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi.
- Xây dựng các công trình ngầm, đường hầm
- Xây dựng các công trình khai thác nước ngầm, xử lý lắng lọc nước, khai thác mỏ lộ thiên.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng như đường bộ, cầu trên đường bộ, hệ thống cấp thoát nước, đường dây tải điện và trạm biến áp hạ thế.
- Thi công khoan thăm dò địa chất, xử lý chống thấm, đóng cọc móng, khoan khai thác nước ngầm.
- Kinh doanh vật tư vận tải và sửa chữa thiết bị xe máy.
Đầu năm 1996 Công ty có 10 đơn vị trực thuộc, chủ yếu làm công tác xây lắp và phục vụ tại công trình Nhà máy Xi măng Bút Sơn, tuyến băng tải Nhà máy xi măng Nghi Sơn.
Sau khi hoàn thành công tác xây lắp các hạng mục công trình chính tại Nhà máy Xi măng Bút sơn, từ tháng 5 năm 1997 Công ty đã thay đổi cơ bản về quy mô và cơ cấu tổ chức để phù hợp với hoạt động sản xuất theo cơ chế thị trường.
- Tháng 5 năm 1997 xí nghiệp đá vôi số 1 thuộc Công ty Vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng sáp nhập về Công ty để thành lập Xí nghiệp SXKD VLXD và Xây lắp.
- Tháng 3 năm 1997, bàn giao xí nghiệp Xây dựng Sông Đà 802 và Xí nghiệp cơ khí sửa chữa sang Công ty Xây dựng Sông Đà 7.
- Tháng 10 năm 1998, thành lập Xí nghiệp Bê tông trên cơ sở hợp nhất Xưởng sản xuất Xi măng và đội sản xuất VLXD.
- Tháng 02 năm 1998, đổi tên XN xây lắp và khoan nổ thành Chi nhánh Hà Nam.
- Tháng 4 năm 1998, đổi tên XN XD Sông Đà 801 thành Chi nhánh Bắc Ninh.
- Tháng 8 năm 2000 tiếp nhận thêm Xí nghiệp Xây dựng Sông Đà 301 và đổi tên thành Xí nghiệp Xây dựng Sông Đà 809.
- Tháng 3 năm 1998 thành lập Đội Xây dựng Bút Sơn gồm những CBCNV sau khi xây dựng Nhà máy Xi măng Bút Sơn, do diều kiện và hoàn cảnh gia đình không thể đi xa được, để tiếp tục làm những công việc phụ trợ và sửa chữa nhà máy Xi măng Bút Sơn khi đi vào giai đoạn vận hành.
- Tháng 8 năm 1998 một bộ phận chính của Chi nhánh Hà Nam được chuyển vào thi công xây dựng công trình Thủy điện Cần đơn và đến tháng 8 năm 1999 được Tổng công ty điều chuyển về Công ty xây dựng Sông Đà 5.
Cho đến thời điểm cuối năm 2000, công ty có 10 đơn vị là các chi nhánh, xí nghiệp và đội trực thuộc Công ty, với các ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau.
2. Những thành tích đã đạt được 5 năm 1996-2000
Nhờ chiến lược phát triển, mở rộng ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm hợp lý, tiếp cận sớm với thị trường, mở rộng địa bàn hoạt động nên tổng giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đảm bảo mức độ tăng trưởng từ 62,4 tỷ/năm 1996, năm 2000 là 128 tỷ.
* Về công tác xây lắp:
Từ chỗ đơn vị chỉ tham gia thi công xây dựng các hạng mục công trình tại Nhà máy xi măng Bút Sơn, đến nay Công ty xây dựng được một đội ngũ CBCN ngày càng lớn mạnh, tham gia đấu thầu và nhận thầu thi công nhiều công trình xây dựng, xây dựng dân dụng - công nghiệp, công trình công cộng, văn hoá thể thao, công trình giao thông, công trình thuỷ lợi - thuỷ điện, công trình đường dây và trạm biến áp… có quy mô từ nhỏ đến lớn với yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng cao ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung như:
+ Xây dựng nhà máy Xi măng Bút Sơn
+ Xây dựng Nhà máy Kính nổi Hà Bắc
+ Xây dựng trạm sàng rửa cát Cảng Đáp Cầu
+ Xây dựng Tuyến băng tải Nhà máy Xi măng Nghi Sơn
+ Xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Mai
+ Xây dựng trụ sở điều hành Điện lực Bắc Ninh
+ Xây dựng Trung tâm Quản lý và điều hành HKDD Việt Nam
+ Xây dựng tuyến đường Thường tín - Cầu Giẽ, Dự án cải tạo và nâng cấp QL 1A.
+ Xây dựng bể bơi thành phố Nam Định
+ Xây dựng Đạp hồ Vũng Sú- Thanh Hoá
+ Xây dựng đường Đại Kim - Sơn Kim - Hà Tĩnh
+ Xây dựng hồ điều hoà Yên Sở, trạm biến áp 500KV, 220KV Hà Tĩnh, chợ Mỹ Tho thành phố Nam Định…
Về giá trị tăng từ 45 tỷ năm 1996 lên 86 tỷ năm 2000.
* Sản xuất công nghiệp:
+ Sản xuất gạch đạt bình quân 15 triệu viên/năm
+ Sản xuất đá đạt 40.000á80.000 m3/năm
+ Sản xuất bê tông thương phẩm đạt 12.000 á 22.000 m3/năm.
* Về công tác đầu tư:
+ Đầu tư xây dựng Nhà máy gạch Tuy nen Mộc Bắc - công suất 20 triệu viên gạch quy chuẩn/năm, giải quyết việc làm cho gần 200 CBCNV của đơn vị và lao động địa phương, tạo mối quan hệ đoàn kết gắn bó với nhân dân. Sản phẩm của nhà máy đã cung cấp cho hầu hết các công trình đầu tư xây dựng của Tổng Công ty và các công trình xây dựng trong khu vực đảm bảo chất lượng cao. Mặc dù dự án này đã được Tổng công ty và Công ty ưu đãi một số chế độ, nhưng trong những năm qua do trình độ tay nghề của công nhân, do công tác tổ chức quản lý chưa đạt được chặt chẽ, thị trường gạch thủ công cạnh tranh gay gắt nên còn thua lỗ.
+ Đầu tư trạm trộn bê tông 60m3/h: Việc đầu tư trạm trộn bê tông thương phẩm 60m3/h tại Nhà máy Xi măng Bút Sơn là quyết định đúng đắn - nó đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất và cung cấp bê tông cho thi công xây dựng công trình chính Nhà máy Xi măng Bút Sơn. Sản lượng bê tông từ 15.000á25.000m3/năm đạt chất lượng cao. Công tác sản xuất VLXD đá, cấu kiện BTCT đúc sẵn phát triển giải quyết được việc làm cho hơn 200 CBCNV của đơn vị.
Sau khi hoàn thành thi công tuyến băng tải nhà máy Xi măng Nghi Sơn, năm 1998 Công ty đầu tư thêm 01 trạm bê tông 40m3/h tại thị xã Bắc Ninh.
Tuy các dự án đầu tư này mang lợi nhuận chưa cao, song nó tạo tiềm năng và khả năng cạnh tranh trong việc đấu thầu, tạo uy tín cho đơn vị trong nền kinh tế thị trường.
+ Đầu tư thiết bị máy móc thi công cầu đường bộ gồm máy đào xúc; ô tô vận chuyển; máy san gạt; cần cẩu; máy khoan đá với giá trị 20.656 triệu đồng, từng bước thay thế thiết bị cũ kỹ, lạc hậu (phần lớn là của Liên Xô) từ công trình Thủy điện Sông Đà còn lại.
Trong các dự án đã được đầu tư thì phần lớn các dự án đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, là một trong những điều kiện quyết định sự tăng trưởng và phát triển của Công ty, góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị đồng thời giải quyết được nhiều việc làm cho công nhân viên.
Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong công ty:
* Giám đốc Công ty: Là người chịu trách nhiệm chung trong việc điều hành chung của công ty đồng thời là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ điều hành tài chính, sản xuất, kế hoạc, dự án… của công ty.
* Phó giám đốc: Là những người dưới quyền giám đốc giúp giám đốc các công việc chuyên môn và nhiệm vụ của mỗi phó giám đốc. Hiện nay công ty có 3 phó giám đốc chuyên trách trên 3 lĩnh vực cơ bản là phó giám đốc phụ trách kinh tế, phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và phó giám đốc phụ trách xây lắp.
* Các phòng ban chức năng của Công ty: bao gồm:
- Phòng Kỹ thuật chất lượng: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng công trình, an toàn lao động và các hoạt động khoa học kỹ thuật.
Nhiệm vụ gồm công tác về kỹ thuật, chất lượng và các công tác về khoa học công nghệ, dịch thuật và an toàn lao động.
- Phòng Kinh tế kế hoạch: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo các thống kê, công tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá và giá thành.
- Phòng Tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty trong công tác tổ chức bộ máy tài chính kế toán, từ Công ty đến các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc. Đồng thời tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán, pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và những qui định cụ thể của công ty, của Tổng công ty về công tác quản lý kinh tế, tài chính.
- Phòng Dự án: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty trong các công tác tiếp thị và đấu thầu các công trình, các dự án phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, của các Bộ, ngành và các địa phương.
- Phòng Quản lý vật tư cơ giới: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty công tác quản lý và điều hành xe máy, thiết bị, vật tư trong toàn công ty. Giới thiệu, đề xuất và nghiên cứu khả năng áp dụng các công nghệ tiên tiến về cơ khí và xây dựng trong công ty.
- Phòng Hành chính: Có chức năng tiếp nhận thông tin, truyền tin, truyền mệnh lệnh, giúp giám đốc công ty trong việc quản lý, điều hành đơn vị và trong quan hệ công tác với cấp trên, cơ quan ngoài công ty.
- Ban điều hành thi công các dự án xây dựng: Đây là một cơ quan đại diện của Công ty tại một công trình trọng điểm, có chức năng thay mặt công ty quản lý và điều hành các đơn vị tham gia thi công xây dựng các hạng mục công trình thuộc phạm vi công ty quản lý. Ban điều hành thi công chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty, có trách nhiệm tuân thủ mọi qui định của pháp luật, chịu sự quản lý hành chính của chính quyền các cấp và các ban ngành chức năng địa phương nơi có công trình.
- Phòng Tổ chức lao động: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty trong việc thực hiện các phương án sắp xếp và cải tiến tổ chức sản xuất, công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng và tuyển dụng lao động điều phối và sử dụng lao động hợp lý, thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách đối với người lao động. Đồng thời, thực hiện công tác thanh tra nhân dân trong toàn công ty.
Nhiệm vụ: gồm các nhiệm vụ:
- Công tác tổ chức sản xuất
- Công tác cán bộ
- Công tác quản lý lao động
- Công tác đào tạo và nâng bậc lương
- Công tác tiền lương
- Công tác bảo hiểm xã hội
- Công tác thanh tra
- Công tác khen thưởng kỷ luật
- Quản lý lưu trữ hồ sơ
Cơ cấu phòng tổ chức lao động của công ty gồm 5 người:
1. Trưởng phòng: Vũ Xuân Chiến
* Tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp tổ chức của toàn công ty.
+ Tổ chức thực hiện chức năng nhận xét cán bộ
+ Thực hiện công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ
+ Thực hiện công tác đào tạo, nâng bậc lương CBCNV.
+ Tiếp dân theo qui định của công ty
+ Giải quyết các công việc sự vụ trong ngày liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng.
* Chức năng thanh tra, soạn thảo một số văn bản.
2. Gồm 2 cán sự:
- Một cán sự phụ trách về tiếp nhận hợp đồng, các chế độ cho người lao động, lập sổ BHXH, sổ lao động, quản lý hồ sơ CBCNV, BHXH, sổ lao động.
- Một cán sự phụ trách về theo dõi nhân lực, lập báo cáo hàng tháng, quí, năm. Theo dõi quản lý hợp đồng lao động, theo dõi và làm lương hàng tháng, các chế độ về phép của công ty.
3. 2 Chuyên viên:
- Một phụ trách về việc tổng hợp thu chi BHXH, các thủ tục về khen thưởng điều động nhân lực, tiếp nhận lưu trữ công văn đi, đến.
- Một phụ trách về hỗ trợ các nhân viên trong phòng tổ chức lao động.
Nhìn chung chức năng của phòng tổ chức còn nhiều chồng chéo, chưa rõ ràng và trên thực tế các chức năng này mang tính hình thức.
* Các chi nhánh của Công ty: Gồm 10 chi nhánh. Các chi nhánh có chức năng cụ thể có thể là sản xuất vật tư vật liệu, đấu thầu, vận tải, xây lắp theo hợp đồng… công việc của các chi nhánh do Công ty giao và liên tục thay đổi. Các chi nhánh có thể độc lập trong một số công tác trong nước có tính độc lập không đầy đủ.
* Các địa phương: Các chi nhánh được chọn ở các địa phương để tiến hành các công việc và cũng có tính độc lập tương đối.
Cơ cấu lao động của công ty
Do đặc thù của ngành xây dựng nên công ty thường xuyên biến động về cơ cấu chuyên môn, giới, cũng như sự phân bổ nhân lực cho các địa phương, chi nhánh. Hàng quí công ty tiến hành lập biểu thống kê về sự biến động để có kế hoạch cân đối nhân lực ngắn hạn, dài hạn. Có thể tổng hợp lại cơ cấu lao động của công ty qua 4 quí (năm 2001) như sau:
Thống kê cán bộ khoa học nghiệp vụ (4 quí)
TT
Chức danh (TĐ chuyên môn)
Tổng số
Nữ
Trong đó
Lãnh đạo
Nhân viên
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
Quí I
Tổng số
328
81
86
8
242
73
- Đại học
202
32
62
4
140
28
- Cao đẳng
14
1
x
x
14
1
- Trung cấp, sơ cấp, trên CN
112
48
24
4
251
44
Quí II
Tổng số
328
80
77
8
148
72
- Đại học
202
31
55
4
12
27
- Cao đẳng
12
1
x
x
91
1
- Trung cấp, sơ cấp, trên CN
113
49
22
4
257
44
Quí III
Tổng số
336
79
79
9
154
70
- Đại học
210
32
56
5
14
27
- Cao đẳng
14
1
x
x
89
1
- Trung cấp, sơ cấp, trên CN
112
46
23
4
261
42
Quí IV
Tổng số
338
80
77
9
161
71
- Đại học
216
34
55
5
161
29
- Cao đẳng
13
1
x
x
13
1
- Trung cấp, sơ cấp, trên CN
109
45
22
4
87
41
Cả năm 2002
Tổng số
336
79
79
9
257
70
II. thống kê chất lượng công nhân kỹ thuật.
(4 quí năm 2001)
Quí
Nghề nghiệp
Tổng số
Riêng nữ
Chia ra các bậc
i
Công nhân kỹ thuật
Lao động phổ thông
678
178
S
856
II
Công nhân KT
LĐ PT
647
125
39
66
49
12
71
30
244
6
114
11
98
52
65
14
6
X
S
772
105
61
101
250
125
150
79
6
III
Công nhân KT
LĐ PT
630
113
38
69
34
15
61
22
208
12
81
8
115
34
89
37
24
3
S
743
107
49
23
220
89
149
126
27
IV
Công nhân KINH Tế
Lao động PT
590
133
38
70
32
15
59
24
194
12
80
8
113
34
88
37
24
3
S
723
108
47
83
206
88
147
125
27
Qua 2 bảng thống kê có thể nhận thấy rằng trong các cán bộ khoa học nghiệp vụ thì tỉ lệ đại học là khá cao và chiếm phần lớn các vị trí quan trọng trong Công ty cũng như tại các chi nhánh. Tỉ lệ đại học ở cơ quan Công ty là rất cao khoảng 24% (dựa vào bảng phân bổ cán bộ khoa học nghiệp vụ) song trên thực tế việc sử dụng đúng chuyên môn đang là một vấn đề nổi cộm. Nếu dựa vào bản cân đối nhân lực có thể thống kê ở Công ty xảy ra tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu cán bộ khoa học nghiệp vụ việc kế hoạch hoá nhân lực chưa tốt.
Số cán bộ có trình độ cao đẳng tham ra lãnh đạo là rất ít vì chủ yếu họ được bố trí là nhân viên cho các phòng ban. Tỷ lệ có trình độ trung cấp, sơ cấp... làm lãnh đạo cũng cao là vì họ đảm nhận các vị trí như đội trưởng đội sản xuất, thi công, đốc công... hay chủ yếu ở bộ phận sản xuất và xây lắp.
Bảng thống kê chất lượng công nhân kỹ thuật cho thấy các công nhân chủ yếu là ở các bậc từ 3 đến 5. Tuy nhiên tỉ lệ này ở các chi nhánh là khác nhau. Do đặc điểm ngành nên tỉ lệ này là tương đối phù hợp.
III. Cơ cấu sản xuất của công ty năm 2002
- Xây lắp chiếm khoảng 57%
- Giá trị sản xuất công nghiệp 20,6%
- Giá trị sản xuất khác 22,4%.
IV. Đặc điểm sản phẩm của công ty.
Công ty gồm nhiều chi nhánh với những loại hình kinh doanh khác nhau do vậy sản phẩm cũng khác nhau. Do vậy để tiến hành hạch toán Công ty qui ra các loại sau để tính toán.
- Khối lượng xây lắp. Gồm các việc như đào đất, đắp đất cát, đổ bê tông, gia công thép, xây gạch đá...
- Khối lượng sản xuất công nghiệp: gồm việc khai thác đá, bê tông thương phẩm, sản xuất đá các loại sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, sản xuất gạhc tuy nen.
- Kinh doanh vật tư vận tải. Cho thuê xe, vận chuyển hàng hoá, thiết bị, nguyên vật liệu.
- Sản xuất kinh doanh thác: Sửa chữa xe máy...
V. kết luận sản xuất kinh doanh của công ty
Là một đơn vị hoạt động độc lập không đầy đủ Công ty xây dựng Sông Đà 8 tuy hạch toán kế toán độc lập song vẫn phải chịu chi phí quản lý từ tổng Công ty xây dựng Sông Đà.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Ghi chú
1. Tổng giá trị SXKD
- Xây lắp
- SXCN
- Đầu tư MMTB
......
Tỉ đồng
Tỉ đồng
Tỉ đồng
Tỉ đồng
150,449
85,472
30,958
12,693
.........
88% so với kế hoạch
2. Doanh thu
- Xây lắp
Tỉ đồng
Tỉ đồng
132,355
89,788
3. Tổng giá trị đầu tư thực lượng
Tỉ đồng
18,148
4. Thu nhập bình quân
Triệu đồng
823.000
(Gồm cả BHXN khen thưởng,PL)
5. Quỹ lương
Triệu đồng
747,252
Riêng lương là 666.000đ
6. Nộp ngân sách
Triệu đồng
4324,3
7. Lợi nhuận
- Xây lắp
- SXCN
-SXKD khác
- Hoạt động tài chính, B Thường
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
473,041
4245,399
- 1195,152
232,864
- 2810,07
Đạt 19% so với KH
Hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm việc khai thác đá, bê tông thowng phẩm, đá các loại... Tuy rằng lĩnh vực này làm giảm lợi nhuận chung của Công ty song nó là hoạt động không thể thiếu phục vụ cho các hoạt động khác. Do vậy Công ty phải nghiên cứu nhằm làm cho lĩnh vực này ngày càng hiệu quả hơn.
Lợi nhuận của Công ty mặc dù là chương song mới chỉ đạt 19% so với kế hoạch đặt ra. Vì vậy Công ty không đạt kế hoạch về lợi nhuận trong năm 2001. Không những không đạt được mà công rất thấp. Điều này đặt ra nhữgn vấn đề về công tác kế hoạch hoá cũng như việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra.
Đơn vị 1000đ
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
%
1. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh
130.000.000
150.449.579
116%
2. Tổng doanh thu
122.217.000
132.355.284
108%
3. Nộp ngân sách
3.393.029
4324,276
127%
4. Lợi nhuận
2.428.516
473.041
19%
5. Lương BQ một công nhân năm
801
666
83,15%
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu tăng song lợi nhuận lại giảm so với kế hoạch đặt ra. Điều này chứng tỏ đã có một sự nhảy vọt về chi phí sản xuất kinh doanh. Từ đây có thể kết luận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất kém bởi giá trị dở dang tăng không đáng kể giữa đâù năm và cuối năm. Điều này buộc Công ty phải xem xét lại các khoản chi phí của mình kể cả chi phí quản lý doanh nghiệp đã có biện pháp khắc phục.
VI. Một số vấn đề đang được nghiên cứu và giải quyết ở công ty xây dựng sông đà 8
Đối với một tổ chức như Công ty xây dựng sông đà 8. Một Công ty chịu sự quản lý của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, mặc dù hạch toán tương dối độc lập song với tính chất là doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước Công ty hiện nay còn tồn tại khá nhiều vấn đề nổi cộm cần được nghiên cứu giải quyết kịp thời. Các vấn đề có thể bao gồm.
1. Nhiều cán bộ có chuyên môn giỏi, lao động có tay nghề cao không gắn bó lâu dài với Công ty.
Cụ thể. Hàng năm số lao động giảm của Công ty khoảng 50 -60 người mà một phần lớn trong số đó là những người có chuyên môn, tay nghề cao, lý do ở đây là phần lớn là xin chuyển sang Công ty khác thuộc Tổng Công ty hoặc song một Công ty khác ngành, một số khác xin nghỉ việc hướng trợ cấp một lần, một số thì chấp nhận nghỉ không - lương và rất nhiều lí do khác. Mặc dù nhận thức được việc này đã lâu song vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Tuy rằng Công ty có thể bổ xung các chỗ trống bằng những lao động dư thừa ở các bộ phận khác hoặc tuyển mới song đây chỉ là giải pháp tức thời chứ không thể coi là lâu dài. Đi sâu vào tìm hiểu có thể thấy rằng có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là thứ nhất lương cũng như thu nhập của người lao động còn thấp chưa đáp ứng được nguyện vọng về thu nhập của họ. Thứ hai cơ chế quản lý, bố trí lao động còn chưa hợp lý gây bất bình. Các lãnh đạo Công ty nhận thức được việc này và đưa ra giải pháp là tăng lương. Tuy nhiên đây mới được đề cập đến như là một ý tưởng. Có thể thấy rằng vấn đề này tương đối phức tạp cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng vdà khoa học nhằm nhanh chóng khắc phục vấn đề này.
2. Tình trạng thiếu việc làm.
Một phần của việc lương thấp đó là tình trạng thiếu việc làm có (vấn đề rất rõ ràng ở Công ty là hàng năm Côngty tuyển thêm rất nhiều người để đáp ứng kế hoạch sản xuất đã vạch ra, song lại có tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động. Đây cũng chính là lý do dẫn đến một số lao động không gắn bó với Công ty. Kèm theo vấn đề này là tình trạng về hưu sớm hay chờ hưu đang ngày càng tăng tại Công ty.
3. Tỷ lệ dư thừa cơ cấu khá cao.
Thiếu loại lao động này thừa loại lao động kia. Rất nhiều người phải kiêm nhận cả những công việc không thuộc chuyên môn của mình. Một điều khó hiểu là Công ty luôn tuyển với số lượng cao hơn so với dự kiến chẳng hạn.
Chức danh
Thiếu
Tuyển
I. Cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ
22 (người)
24
II. Công nhân kỹ thuật
323
476
Không hiểu vì lý do gì mà việc tuyển dụng thường cao hơn so với số lượng thiếu. Đây là vấn đề cần sớm được nghiên cứu giải quyết.
4. Vấn đề sử dụng thời gian của lao động quản lý.
Tỉ lệ lao động quản lsy ở Công ty tương đối cao và bộ phận này hướng một khoản thu nhập khá cao so với công nhân sản xuất.
Song nếu khảo sát thời gian làm việc sẽ có thể thấy tương đối nhiều vấn đề.
Thống kê cán bộ khoa học nghiệp vụ
Chức danh
Chi nhánh
Cơ quan Công ty
CN Hà Nội
CN Ninh Bình
Số lượng
84
29
43
CN Hà Nam
CN Bắc Ninh
XNXL & KDVTVT
33
27
19
XN gạch MBăc
XNXL SXVLXD
XNS Đà 809
XN Bê tông
3
18
23
16
Đội công trình Bút Sơn
Độ CT TP>HCM
Đội CTXD số 1
8
8
2
BĐH HĐ 6 QLộ 1A
BĐH dự án QLộ 1A
BĐH dự án QL 10
6
10
9
Có thể thấy cơ quan Công ty chiếm một tỷ lệ khá cao. Và số lượng thực sự làm việc là rất thấp. Và tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc không cao. Đây là vấn đề không được chú ý tại Công ty.
5. Vấn đề lương cho lao động quản lý.
Lương cho lao động quản lý ở Công ty được tính theo công thức sau.
TLT = (TLcb + TLĐ/C) K1. K2. K3.
TLT: lương tháng
TLcb: Tiền lương cơ bản = hệ số bậc lương x lương tối thiểu.
TLĐ/C: Tiền lương điêu chỉnh (Do giám đốc Công ty qui định mức điều chỉnh).
K1: Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tháng của Công ty
K2: Hệ số hoàn thành của phòng ban (do giám đốc Công ty đánh giá).
K3: Hệ số hoàn thành công việc của từng cá nahan (do trưởng phòng đánh giá).
Qua đo scó thể thấy ngay rằng lương mà người lao động quản lý được hưởng không phụ thuộc nhiều lắm vào kết quả công việc của họ.
(K3: Có thể bằng 1,1; 1 và 0,9) mà phụ thuộc của Công ty và đặc biệt phụ thuộc rất lớn vào lương điều chỉnh và lương cơ bản. Lương mà lao động quảnlý nhận được gần bằng tổng hai loại lương này. Chính vì qui chế trả lương khá ch lao động quản lý như vậy sẽ không khuyến khích được người lao động, họ làm việc rất cầm chừng và đó cũng là lí do giải thích cho sự phình to của cơ quan Công ty.
6. Một số vấn đề khác.
- Biến động nhân l ực rất lớn. Là một Công ty xây dựng thì việc biến động nhân lực cao không phải là biểu hiện không tốt, song sự biến động nhân lực của Công ty phần nhiều lại là lao động theo hợp đồng dài hạn, thêm nữa lý do gây biến động đó là xin chuyển sang Công ty khác sa thải, thôi việc, nghỉ hưu sớm... Điều này phản ánh tình trạng của Công ty không tốt. Nếu không kế hoạch hoá được sự biến động này sẽ rất dễ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Kế hoạch đào tạo không tốt. Mặc dù có lập kế hoạch và sử dụng lao động ch tương lai song việc này còn mang tính hình thức nhằm đối phó với yêu cầu của Tổng Công tyu mà chưa coi đó là hoạt động cần thiết, không những phải lập kế hoạch hoá nhân lực tốt mà còn phải tiến hành các hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển, biên chế... phải gắn với việc kế hoạch hoá. Dẫn chứng cho việc này là Công ty coi nhẹ việc đào tạo, mọi vấn đề được gải quyết bằng công tác tuyển dụng, chính vì vậy số lượng lao động bị sa thải do không hoàn thành nhiệm vụ được giao mà nguyên nhân sâu sa xuất phát từ trình độ kỹ năng buộc Công ty phải chú ý tới việc đào tạo chứ không thể chỉ dựa vào việc tự đào tạo của người lao động được.
- Tỉ lệ Đại học tại chức là khá cao.
Rất nhiều ngừơi tham gia vào các lớp học tại chức và sau khi tốt nghiệp được Công ty nhận vào công việc theo trình độ chuyên môn mới học mà không có sự đánh giá người học sau khi họ tốt nghiệp. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng hợp lý hoá bằng cấp.
- Đối với các cơ sở, chi nhánh việc xác định mức cho lao động được dựa vào mức thị trường tức là dựa vào mức tịa các địa phương nơi đơn vị hoạt động. Các mức này có thể do ngành hay địa phương qui định. Việc dựa vào các mức này tương đối bị động và bỏ qua những đặc thù của đơn vị. Hơn nữa cơ quan Công ty mà cụ thể là phòng tổ chức lao động không kiểm soát. Việc này và cả việc chi trả lương sẽ là một hạn chế lớn trong công tác quản lý của Công ty.
- Một số vấn đề khác: như chưa có cơ chế đánh giá THCV, PTCV...
* Trong quá trình thực tập và nghiên cứu tài liệu Công ty Xây dựng Sông Đà 8 em nhận thấy có một vấn đề quan trọng đó là tình trạng di chuyển công tác hoặc là bỏ việc của công nhân, kể cả kĩ sư. Điều này có thể do vấn đề tiền lương thấp, tiền thưởng hầu như không có. Đặc điểm của sản xuất kinh doanh của Công ty là các sản phẩm xây lắp của công ty thường là khoán sản phẩm do đó hàng năm phải tuyển thêm lao động làm tốn kém tiền bạc và thời gian. Do đó em muốn nghiên cứu phương pháp dùng tiền lương, tiền thưởng để tăng năng suất và thu hút lao động vào Công ty. Cụ thể là tinh giảm biên chế, áp dụng khoa học công nghệ vào công việc xây dựng để tăng năng suất lao động đồng thời tiền lương cho công nhân cao lên để họ gắn bó với Công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC616.doc