Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ,công ty đã cố gắng phát triển mạng lưới phân phối hàng hoá .hiện nay ,công ty đã có 10 quầy hàng giới thiệu sản phẩm và 29 đại lý tại các tỉnh ,thành phố như :thành phố HCM, Hải Phòng ,Hải Dương ,Hưng Yên & các đại lý đã thành lập được tổ bán hàng lưu động là các cửa hàng thương mại dịch vụ .
Công ty sử dụng các kênh phân phối sau :
- Kênh phân phối trực tiếp :công ty đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng không qua hệ thống trung gian .Những sản phẩm ở kênh này tập trung chủ yếu là sản phẩm sợi ,hàng may mặc dệt kim nội địa ,khăn bông .Khách hàng mua sản phẩm sợi là các công ty dệt :công ty dệt Đông á ,công ty may Gia Định ,công ty dệt Vĩnh Phú Còn đối với sản phẩm dệt kim và khăn thì công ty nhận đơn đặt hàng của các nước như Hồng Kông ,Nhật Bản ,Đài Loan công ty ký trực tiếp không phải qua trung gian. Ngoài ra,công ty còn tổ chức một số cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại các địa điểm khác nhau ,tại đây công ty tiến hành bán trực tiếp cho người tiêu dùng và cả bán buôn cho khách hàng đưa về các tỉnh xa,công ty còn tổ chức tổ tiêu thụ sản phẩm dệt kim trả lương theo doanh thu ,tổ này đã tổ chức đưa hàng đi bán lưu động đến các cơ quan ,xí nghiệp ,khu dân cư ở nội thành và ngoại thành . Với hình thức này công ty đã tạo điều kiện đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất .
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i các hội chợ triển lãm kinh tế kĩ thuật hàng năm và được khách hàng đánh giá cao.sản phẩm của công ty được xuất sang nhiều nước như Nhật Bản,Trung Quốc,Hàn Quốc,CHLB Đức,Thuỵ Sỹ….Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt tới hơn 10 triêu USD.Nhiều năm qua công ty luôn duy trì được sản xuất và tái sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao,có uy tín với khách hàng trong nước và nhiều công ty trên thế giới.Công ty luôn mở rộng hình thức kinh doanh mua bán gia công,trao đổi hang hoá sẵn sàng hợp tác với bạn hàng trong nước và ngoài nước để đầu tư máy moc thiết bị hiện đại,tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm ,hoàn chỉnh và mở rộng dây chuyền kéo sợi và dệt kim .
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng
Là một doanh nghiệp lớn của ngành công nghiệp may Việt Nam được trang bị toàn bộ thiết bị của Italia,CHLB Đức,Nhật Bản,Hàn Quốc,Bỉ….Công ty Dệt Hà Nội có chức năng chính sau đây:
` - Công ty chuyên sản xuất kinh doanh ,xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng cao như các loại sợi sản phẩm dệt kim …
- Công ty chuyên nhập các loại bông , xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hoá chất thuốc nhuộm.
- Bên cạnh đó công ty có thêm chức năng là thực hiện các hoạt động thương mại ,dịch vụ có liên quan đến hoạt động của công ty ,trực tiếp tham gia mua bán với các đối tác nước ngoài nếu có điều kiện thuận lợi và cho phép.
2.2. Nhiệm vụ
Trong thời kì bao cấp,công ty sản xuất các loại sợi bông sợi pha cung cấp cho các đơn vị trong ngành dệt.Do đó nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng dẫn của Bộ công nghiệp nhẹ
- Tiếp nhận nguyên vật liệu theo kế hoạch được phân phối bằng lệnh của Bộ
- Sản xuất theo kế hoạch đã định trước về số lượng,chủng loại…
- Xuất bán cho các đơn vị trong ngành theo kế hoạch của Bộ.
Từ năm 1989 ,sau hội nghị TW Đảng lần thứ VI chuyển sang cơ chế thị trường công ty được trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh , công ty không còn thụ động nhận kế hoạch từ cấp trên mà chủ động tìm kiếm thị trường,tìm kiếm khách hàng sản xuất các loại sản phẩm mà thị trường yêu cầu và khách hang đặt mua.Nhờ có quyền phát huy làm chủ tập thể sáng tạo trong kinh doanh công ty đã vượt lên khẳng định cho mình nhiệm vụ sau:
-Tìm hiểu thị trường ,xác định các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu
-Tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng
- Phấn đấu nâng cao chất lượng ,hạ giá thành sản phẩm ,giảm chi phí sản xuất bằng mọi biện pháp có thể.
- Chú trọng mở rộng thị trường hiện có và tạo thị trường mới cả trong nước và nước ngoài.
- Chú trọng phát triển mặt hàng xuất khẩu qua đó mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty với mặt hàng chủ lực là sản phẩm dệt kim trên cơ sở số lượng,chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.
3. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
sơ đồ tổ chức công ty dệt may hà nội
P.Tổng Giám đốc I
KTĐT
KHTT
NMAS
NMSV
DENI
NMHĐ
TBCBSX
DENI
TBCBSX
OE
Tổng Giám đốc
P.Tổng Giám đốc II
QMR
KTTC
PXNK
P.Tổng Giám đốc III
PHTM
TTTN
NMDN
NMM1
NMM2
NMM3
NMMĐ
NMTT
TCHC
H&S MR
NGCK
PĐSO
TTYT
ống giấy
SAMR
Ghi chú: Điều hành trực tuyến
Điều hành hệ thống chất lượng
Điều hành hệ thống trách nhiệm xã hội
Các từ viết tắt trong sơ đồ tổ chức Công ty Dệt May Hà Nội .
-QMR : Đại diện lãnh đạo về chất lượng
-SAMR : Đại diện lãnh đạo về trách nhiệm xã hội
-H&SMR : Đại diện lãnh đạo về sức khoẻ và an toàn
-TCHC : Phòng tổ chức hành chính
-KTĐT : Phòng Kĩ thuật -Đầu tư
-PXNK : Phòng Xuất -Nhập khẩu
-KHTT : Phòng Kế hoạch thị trường
-PHTM : Phòng Thương Mại
-KTTC : Phòng Kế toán tài Chính
-PĐSO : Phòng Đời sống
-TTTN : Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng
-TTYT : Trung tâm Y tế
-NMM1 : Nhà máy May 1
-NMM2 : Nhà máy May 2
-NMM3 : Nhà máy May 3
-NMMĐ : Nhà máy May Đông Mỹ
-NMDN : Nhà máy Dệt Nhuộm
-NMHĐ : Nhà máy Dệt Hà Đông
-DENI : Nhà máy Dệt DENIM
-NMAS : Nhà máy Sợi
-NMSV : Nhà máy Sợi Vinh
-NGCK : Ngành Cơ Khí
-ống giấy : Bộ phận sản xuất ống giấy
-NMTT : Nhà máy May mẫu thời trang
-TBCBSX OE : Tiểu ban chuẩn bị sản xuất nhà máy sợi OE
-TBCBSX DENI : Tiểu ban chuận bị sản xuất nhà máy Dệt vải DENIM.
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Theo sơ đồ trên ta có thể thấy cách bố trí bên trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dệt Hà Nội là theo kiểu trức tuyến chức năng. Trong đó .người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp đỡ của những lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quyết định. Người lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi mặt và có toàn quyền quyết định. Lãnh đạo các bộ phận chức năng không ra mệnh lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận sản xuất. Tuy nhiên cơ cấu này cũng có nhược điểm là người lãnh đạo thường xuyên giảI quyết mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng nên người lãnh đạo phải họp hành nhiều, mất nhiều thời gian .
Tổng hợp lại công ty có 9 phòng ban chức năng và 10 nhà máy thành viên.
Các nhà máy trực thuộc công ty cũng có cơ cấu sản xuất và quản lý riêng nhưng chịu sự lãnh đạo chung của Tổng giám đốc.
3.1.1. Chức năng nhiệm vụ cơ quan tổng giám đốc
3.1.1.1. Tổng giám đốc công ty
*Chức năng: Điều hành mọi hoạt động của công ty .
*Nhiệm vụ :
Nhận vốn ,đất đai ,tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao. Sử dụng có hiệu quả ,bảo toàn và phát triển vốn .
Xây dựng chiến lược phát triển ,kế hoạch dài hạn và hàng năm ,dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu ,dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài ,dự án liên doanh ,các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn .
Báo cáo Tổng công ty và các cơ quan nhà nước có them quyền về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ,báo cáo tài chính tổng hợp ,bảng cân đối tài sản của công ty theo quy định của nhà nước và cấp trên .
Thành lập và chỉ đạo các hội đồng tư vấn về các lĩnh vực :đầu tư ,khoa học kĩ thuật ,giá cả và các lĩnh vưc cần thiết cho công tác quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty .
Đề ra chính sách và mục tiêu chất lượng ,trách nhiệm xã hội thích hợp cho từng thời kỳ.
Cam kết cung cấp mọi nguồn lực cần thiết về nhân lực ,thời gian ,ngân sách ,và các điều kiện khác để thực hiện việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002 và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000
Thiết lập và tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên tuân thủ ,thực hiện chính sách chất lượng và chính sách trách nhiệm xã hội .
Đại diện công ty thương lượng ,giải quyết các vấn đề về trách nhiệm xã hội với đại diện người lao động .
Chịu trách nhiệm cao nhất trước khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty .
Chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo để đánh giá hiệu quả và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng ,hệ thống trách nhiệm lãnh đạo .
Phê duyệt sổ tay chất lượng ,quy trình ,các hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá ,vật tư , thiết bị ,danh sách nhà thầu phụ ,các biện pháp xử lý khiếu nại .
*Quyền hạn :
Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và nhà nwocs về mọi hoạt động của công ty .
Được áp dụng những biện pháp vượt them quyền trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai , địch hoạ …) và chịu trách nhiệm trước cơ quan cáp trên và nhà nước về những quyết định đó .
3.1.1.2. Phó tổng giám đốc I
*Chức năng : quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất ,kĩ thuật sợi ,dệt thoi .
*Nhiệm vụ :
Chỉ đạo hoạt động của các nhà máy thành viên :Sợi ,dệt khăn ,dệt Dennim về công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất ,kế hoạch vật tư ,kế hoạch tu sửa thiết bị ,phụ tùng ,nhà xưởng ,định mức kinh tế –kĩ thuật thuộc phạm vi được phân công phụ trách .
Chỉ đạo công tác mua sắm vật tư ,thiết bị ,phụ tùng ,phụ liệu, quản lý kho
Chỉ đạo công tác tiết kiệm và khoán chi phí sản xuất .
Chỉ đạo công tác sáng kiến ,cải tiến kỹ thuật .
Chỉ đạo công tác phòng chông cháy nổ và lũ lụt .
Chỉ đạo các công việc thuộc phạm vi phân công liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng và Hệ thông quản lý trách nhiệm xã hội .
*Quyền hạn :
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về lĩnh vực được phân công .
Có quyền giao nhiệm vụ cho những người giúp việc của mình .
*Báo cáo :Phó tổng giám đốc I báo cáo công việc trực tiếp cho Tổng giám đốc .
3.1.1.3. Phó tổng giám đốc II (kiêm đại diện lãnh đạo phụ trách hệ thống chất lượng và hệ thống trách nhiệm xã hội )
*Chức năng :
Quản lý ,điều hành lĩnh vực sản xuất ,kỹ thuật dệt kim-nhuộm –may .
Thay mặt Tổng giám đốc điề hành việc xây dựng áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO-9000 ,hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000
*Nhiệm vụ :
- Nhiệm vụ điều hành lĩnh vực sản xuất kỹ thuật dệt kim-nhuộm-may :
Chỉ đạo hoạt động của các nhà máy thành viên :Dệt nhuộm –May về công tác d và thực hiện kế hoạch sản xuất ,kế hoạch vật tư ,thiết bị ,kế hoạch tu sửa thiết bị ,phụ tùng , sửa chữa nhà xưởng ,định mức kinh tế- kỹ thuật thuộc phạm vi được phân công phu trách .
Chỉ đạo công tác tiêu thụ sản phẩm nội địa ,tổ chức được bán hàng .
Chỉ đạo việc ban hành sửa đổi ,phê duyệt các tài liệu về kỹ thuật và chất lượng trong hệ thông chất lượng và hệ thông trách nhiệm xã hội .
Chỉ đạo công tác đào tạo nâng bậc cho công nhân .
Chỉ đạo công tác kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động .
-Nhiệm vụ điều hành hệ thống chất lượng:
Xây dựng các biện pháp quản lý chất lượng và mục tiêu chất lượng cụ thê r thích hợp trong từng giai đoạn .
Chỉ đạo việc xây dựng ban hành và sửa đổi các văn bản hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 .
Xem xét hoặc phê duyệt các quy trìnhvà một số quy định có liên quan đến các đơn vị trong công ty .
Duyệt các kế hoạch và chỉ đạo hoạt động đánh giá ,báo cáo đánh giá chất lượng nội bộ .
Duyệt chương trình ,kế hoạch đào tạo thuộc phạm vi hệ thống bảo đảm chất lượng.
Chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp khắc phục và phòng ngừa nhằm bảo đảm hệ thống chất lượng theo ISO-9000 luôn luôn được duy trì và không ngừng cải tiến .
-Nhiệm vụ điều hành hệ thống trách nhiệm xã hội :
Xây dựng ,triển khai áp dụng và duy trì hệ thông trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA8000
Xem xét sổ tay trách nhiệm xã hội ,các thủ tục ,các hướng dẫn công việc liên quan dến trách nhiệm xã hội .
Chịu trách nhiệm hoạch định để thực hiện tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
Xem xét các hoạt động sửa chữa khắc phục,cải tiến …
Tổ chức hoạt động đánh gía nội bộ .
Bảo đảm quyền được xem xét của các bên liên quan nhu khách hàng , các nhà cung cấp ,nhà thầu ,bên chứng nhận .
Báo cáo về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội trong các cuộc họp xem xét của lãnh đạo .
Đại diện công ty trong việc thông tin với bên ngoài các vấn đề về trách nhiệm xã hội .
*Quyền hạn :
Chịu trách nhiệm trước Tông giám đốc về lĩnh vực được phân công .
Có quyền thi hành và xử lý các công việc thuộc hệ thống chất lượng và trách nhiệm xã hội ,chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc .
Có quyền giao nhiệm vụ cho những người giup việc của mình .
*Báo cáo :
Phó tổng giám đốc II kiêm đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) ,đại diện lãnh đạo về trách nhiệm xã hội (SAMR) báo cáo công việc trực tiếp cho Tổng giám đốc .
3.1.1.4. Phó tổng giám đốc III :
-Chức năng :
Quản lý ,điều hành lĩnh vực lao động tiền lương ,chế độ ,chính sách ,đời sống ,các đơn vị tự hạch toán .
-Nhiệm vụ :
Chỉ đạo công tác lao động ,tiền lương , chế độ chính sách .
Chỉ đạo công tác hành chính ,quản trị ,đời sống ,y tế ,và văn thể .
Chỉ đạo hoạt động của các đơn vị tự hạch toán :Ngành cơ khí ,bộ phận ống giấy .
Chỉ đạo các công việc thuộc phạm vi phân công liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội .
-Quyền hạn :
Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc vè lĩnh vực được phân công .
Có quyền giao nhiệm vụ cho những người giúp việc mình .
-Báo cáo :Phó Tổng giám đốc III báo cáo công việc trực tiếp cho Tổng giám đốc .
3.1.1.5. Văn phòng tổng giám đốc : thực hiên các chức năng văn phòng , đánh máy ,phục vụ đón tiếp khách. Chuẩn bị các cuộc họp,các kì hội nghị của công ty .
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
* Phòng Kế hoạch –Thị trường:có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch ngắn hạn,trung hạn và dài hạn (các chiến lược sản xuất ),nhận ký kết hợp đồng với khách hàng trong nước.Tổ chức thực hiện các định mức lao động .Chỉ đạo hệ thống tiêu thụ sản phẩm ,nắm chắc giá cả đầu vào cũng như đầu ra và những biến động trên thị trường ,làm tham mưu cho Giám đốc khi đàm phán với bạn hàng,đảm bảo mua bán với giá cả hợp lý,quản lý hàng hoá xuất,nhập…
* Phòng Xuất –Nhập khẩu : nhu cầu thị trường nước ngoài giao dịch với khách hàng nước ngoài . Nhập thiết bị để đáp ứng nhu cầu của công ty ,xuất bán sản phẩm ra nước ngoài ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu .
* Phòng Kế toán-Tài chính : quản lý nguồn vốn ,quỹ của công ty.Thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ,phụ trách cân đối thu chi báo cáo quyết toán .Tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên chức.Thực hiện thanh quyết toán với khách hàng và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo luật kế toán thống kê và chế độ lương theo quy định của nhà nước.
* Phòng Kỹ thuật-đầu tư : lập lên các dự án đầu tư ,duyệt các thiết kế mẫu của các mã khách hàng,duyệt phiếu công nghệ may,đồng thời có nhiệm vụ xây dựng các định mức. Quản lý toàn bộ các định mức kinh tế kĩ thuật ,các chỉ tiêu kĩ thuật của toàn công ty.
* Phòng Tổ chức hành chính:tổ chức cán bộ ,công tác tiền lương tiền thưởng của toàn công ty . Tổ chức tuyển dụng ,bố trí đào tạo,nâng cấp nâng bậc,bồi dưỡng kỉ luật khen thưởng…
* Trung tâm KCS(thí nghiệm và kiểm tra chất lượng)phụ trách về công nghệ dệt kim,công nghệ sợi , chất lượng sản phẩm dệt,sợi,may mặc.Kiểm tra nguyên liệu đầu vào,thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm .
* Trung tâm Y Tế : Kiểm tra khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên , khám chữa bệnh nghề nghiệp,điều trị cấp cứu các tai nạn lao động xảy ra tại công ty.
3.2. Dây chuyền công nghệ và kết cấu sản xuất :
Công ty Dệt Hà Nội có nhiều loại dây chuyền dùng để sản xuất 3 loại mặt hàng chính: sợi , sản phẩm dệt kim, khăn bông. Các dây chuyền này chủ yếu là dây chuyền sản xuất liên tục ( bố trí mặt bằng định hướng thao sản phẩm )
Hiện nay tại nhà máy sợi I ,sợi Vinh đều có 1 dây chuyền vừa sản xuất sợi chải kỹ vừa sản xuất sợi chải thô. Tại nhà máy sợi II cũng có dây chuyền sản xuất trên đồng thời có cả dây chuyền sản xuất sợi phế OE. Và từ những loại sợi chải kỹ và chải thô có thê kết hợp để sản xuất sợi đơn chải thô và sợi đơn chải kỹ (cotton hoặc PECO ) và sợi xe.
* Dây chuyền sản xuất sợi đơn chải thô (điển hình là sợi Ne 32 Cot CTDK)
Máy bông
Máy chải thô
Máy ghép
Máy thô
Máy sợi con
Máy ống
Bông cotton Bông đã được Cúi chải
Xé trộn thô
Cúi ghép
Thành phẩm Sợi con Sợi thô
đã được đánh
ống
*Dây chuyền sản xuất sợi xe(điển hình là sợi Ne 45/2 (65/35) DK )
Máy xe
Máy đánh ống
Máy đậu xe chập 2,3
Máy ống
Bông cotton Sợi đánh Sợi đậu
ống
Thành phẩm đã
được đánh ống
*Dây chuyền sản xuất sợi phế OE
Máy xử lý Bông phế
Máy bông
Máy ghép
Máy sợi con không lọc
Máy ống
Bông phế Bông Bông được
Cotton xé trộn
Cúi ghép
Thành phẩm Sợi con
Sợi phế OE
*Dây chuyền sản xuất sợi Peco chải thô( sợi Ne 45(83/17) CTDK ):
Máy bông cotton
Máy chải thô cotton
Máyghép Peco đột 1,2,3
Máy chải thô P.E
Máy bông P.E
Máy thô
Máy con
Máy ống
Bông Bông đã Cúi chải thô cotton
Cotton được xé
Trộn
Xơ P.E Xơ đã được Cúi chải
Xé trộn thô P.E
Cúi ghép
Thành phẩm Sợi con Sợi thô
Sợi Peco
*Dây chuyền sản xuất sản phẩm dệt kim:
Máy dệt kim
Xử lý hoàn tất
Cắt
May
Quần áo dệt kim
Sợi Vải mộc Vải thành
Phẩm
Kết cấu sản xuất là việc mô tả mối liên hệ giữa các bộ phận sản xuất về quy trình làm việc theo dòng thời gian sản phẩm liên tục. Kết cấu này có liên quan một phần tới dây chuyền sản xuất và công nghệ sản phẩm .
Cơ khí
Kho nguyên liệu
Động lực
Sợi I
Sợi II
Sợi Vinh
Dệt kim
Dệt Hà Đông
May thêu
Kho thành phẩm
4. Các nguồn lực của công ty HANOSIMEX
4.1. Lực lượng lao động :
Cũng như các công ty dệt may khác Công ty Dệt Hà Nội có lực lượng lao động đông đảo và lao động nữ chiếm đa số,khoảng 70% là lao động chính của những bộ phận sản xuất trực tiếp.Số lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất là khoảng 90%,lao động gián tiếp khoảng 10% bao gồm: quản lý kinh tế ;quản lý kĩ thuật;nhiệm vụ hành chính và nhu cầu khác phục vụ cho sản xuất .
Báo cáo chất lượng lao động tại thời điểm 30/04/2002
TT Trình Độ Số lao động
1 Trên Đại học 3
2 Đại học 331
3 Cao đẳng 35
4 Trung cấp 167
5 Công nhân bậc 1 433
6 Công nhân bậc 2 509
7 Công nhân bậc 3 718
8 Công nhân bậc 4 1169
9 Công nhân bậc 5 973
10 Công nhân bậc 6 379
11 Công nhân bậc 7 39
* Tổng cộng: 4756
* Tỷ lệ lao động gián tiếp: 9,8% * Tỷ lệ lao động trực tiếp: 90,2%
TT Chức danh Lao độngTrongđó Trình độ
trong DS LĐ nữ T.ĐH ĐH CĐ T/C Bậc1 Bậc2 Bậc3 Bậc4 Bậc5 Bậc6 Bậc7
1 NM Sợi 1034 731 34 8 9 17 60 151 246 392 114 3
2 NMSợi Vinh 716 522 16 8 65 49 44 51 116 298 60 9
3 NM MayI 522 457 15 4 9 125 81 165 140 10 3
4 NM MayII 525 430 19 5 14 92 106 142 141 3 3
5 DệtNhuộm 263 90 27 23 27 31 58 59 31 7
6 NM DENIM 143 45 1 24 2 5 71 12 14 4 8 2
7 NM CơĐiện 82 21 12 2 1 6 16 21 21 3
8 NMMĐ/Mỹ 285 216 8 4 6 53 57 138 10 6 3
9 NM DệtH/Đ 689 496 31 6 18 28 78 166 217 99 38 8
10 CBSXM_III 68 57 2 4 2 41 2 5 7 5
11 P.KHTT 116 64 37 9 2 11 20 15 15 7
12 P.Đ/sống 64 53 2 1 2 9 14 7 6 9 14
13 P.TCHC 53 17 13 1 1 3 9 26
14 P.KTTC 22 17 18 4
15 P.XNK 15 10 15
16 P.KTĐT 18 6 2 16
17 TT-KCS 35 32 7 1 4 7 5 6 5
18 TT-YTế 10 7 5 5
19 Ban TGĐ 6 2 6
S Tổng Cộng 4696 3273 3 307 42 177 507 493 940 992 926 272 37
Báo cáo chất lượng lao động tại thời điểm tháng 25/9/2001
Tình hình lao động từ năm 1997-2001
**Tăng, giảm lao động:
TT
Năm
LĐ tăng trong năm
Trong đó:
tuyển mới
LĐ giảm trong năm
Nghỉ hưu
Nghỉ chờ hưu
Nghỉ chế độ 1 lần
Thôi bỏ việc
Giảm khác
1
1997
350
343
420
8
4
381
19
12
2
1998
285
283
491
15
2
416
28
32
3
1999
400
400
378
28
278
31
41
4
2000
181
181
572
15
23
417
16
124
5
T9/2001
329
32
525
8
80
442
48
27
**Trình độ bậc thợ:
TT
Năm
Tổng số lao động
Khối quản lý
CNSX
Bậc từ
2-3
Bậc từ
4-5
Bậc từ
6-7
Bậc thợ bquân
1
1997
5438
578
4860
1876
1244
52
3
2
1998
5329
563
4766
1775
1368
68
3,2
3
1999
5218
521
4697
1679
1512
108
3,2
4
2000
4922
491
4431
1569
1622
227
3,5
5
T9/2001
4770
466
4304
1395
1848
298
3,5
4.2. Cơ cấu Vốn của công ty
Vốn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kì doanh nghiệp nào.Trong nền kinh tế thị trường có nhiều cơ hội nhưng cũng có những thách thức nếu doanh nghiệp có nhiều vốn sẽ chủ động hơn.Việc thu hút vốn đầu tư từ ngân sách,từ vay ngân hàng,tự bổ sung vốn từ hoạt động của công ty…luôn là mốt quan tâm của các doanh nghiệp.Công ty Dệt Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có số vốn tương đối lớn do công ty có 10 nhà máy thành viên và một tổ hợp dịch vụ sản xuất .
Cơ cấu vốn của Công ty Dệt Hà Nội
Đơn vị :Triệu đồng
Năm
Vốn
2000
2001
2002
±
%
±
%
±
%
Tổng số vốn
160373
100
161373
100
161974
100
Vốn lưu động
58514
37,13
51525
31,9
61234,4
37,8
Vốn cố định
100759
62,87
109848
68,1
100739,6
62,2
5 . Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty Dệt May Hà Nội.
5.1.Thuận lợi:
Công ty Dệt Hà Nội là một trong số ít các công ty thuộc ngành dệt Việt Nam được đầu tư xây dựng và đi vào sản xuất vào đầu những năm 80 với quy mô sản xuất lớn,tiên tiến năng lực máy móc thiết bị cao và được trang bị đồng bộ hơn rất nhiều so với các công ty trong ngành.Nhờ đó công ty đã sản xuất ra nhiều loại sợi với chỉ số cao,đạt chất lượng tốt,đủ sức cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ khác .
Trải qua hơn 15 năm hoạt động sản xuất kinh doanh công ty không những duy trì được năng lực sản xuất của máy móc thiết bị mà còn đầu tư nâng cấp và trang bị thêm các thiết bị công nghiệp tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và làm đa dạng hoá các mặt hàng.Mặt khác,công ty đã mở rộng sản xuất ,xây dựng đồng bộ dây chuyền sản xuất dệt kim khép kín với các thiết bị công nghiệp hiện đại,có năng lực sản xuất 7 triệu sản phẩm may mặc mỗi năm,có thể đáp ứng được cả nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước.Việc sát nhập nhà máy sợi Vinh,công ty dệt Hà Đông vào Công ty Dệt Hà Nội ,đồng thời với việc xây dựng cơ sở may thêu Đông Mỹ đã làm tăng quy mô và năng lực sản xuất trong những năm tới.
Công ty Dệt Hà Nội là một trong những công ty trong ngành có tư duy năng động với cơ chế thị trường .Trải qua nhiều năm hoạt động trong cơ chế kinh tế mới công ty đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ có trình độ kĩ thuật và quản lý kinh tế,thu hút được nhiều cử nhân,cán bộ kĩ sư về làm việc tại công ty.Chỉ trong hơn 10 năm,công ty đã xây dựng và phát triển cơ ngơi sản xuất kinh doanh bề thế với trang thiết bị công nghệ hiện đại .Mấy năm gần đây công ty phát triển làm ăn có lãi đã mở rộng quy mô sản xuất thu hút nhiều lao động đảm bảo cho cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định.
Công ty đã tạo được mối quan hệ tương đối gắn bó với nhiều khách hàng trong và ngoài nước.Các sản phẩm sợi đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh.Đối với sản phẩm dệt kim tuy là mặt hàng mới nhưng đã có mặt ở nhiều khu vực thị trường trên thế giới.Nhờ có thế mạnh về chất lượng và chủng loại sản phẩm công ty ngày càng thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước,uy tín của công ty ngày càng được nâng cao,tạo thế cho công ty ngày càng phát triển.
5.2. Khó khăn:
So với thế giới máy móc thiết bị công nghệ kéo sợi của công ty còn lạc hậu,thiết kế công nghệ ban đầu cho đến nay không còn phù hợp với nhu cầu ,kết cấu chủng loại mặt hàng có nhu cầu nhất là đối với khách hàng nước ngoài.
Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của công ty là bông xơ thì hoàn toàn phảI nhập từ nước ngoài,do đó công ty đã mất đi một phần chủ động trong sản xuất kinh doanh ,nhiều khi nguyên liệu không kịp về làm cho tiến độ sản xuất của công ty chậm trễ,không giao hàng đúng thời gian ,do đó làm mất đi một số khách hàng của công ty.
Về thị trường đối với sản phẩm dệt kim,công ty chưa chú trọng đúng mức đối với thị trường trong nước mà hầu như còn bỏ ngỏ.Đồng thời công ty vẫn còn để hở khâu quan trọng mà khả năng của công ty có thể khai thác được đó là việc nghiên cứu thiết kế,chế tạo mẫu mốt các sản phẩm dệt kim.
Công ty Dệt Hà Nội là một công ty lớn nhưng bản thân nó cũng bao hàm những bất lợi:việc sản xuất theo đơn đặt hàng với khối lượng lớn thì mới có lãi cho công ty ,trong sản xuất dệt kim cũng như khăn bông phục vụ nội địa việc đa dạng hoá sản phẩm gặp khó khăn do không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của các nhóm khách hàng vì những nhu cầu đó còn nhỏ không phù hợp với quy mô sản xuất loại lớn.Do vậy,những khách hàng nhỏ lẻ còn bị bỏ ngỏ.
Chính sách giá cả của công ty còn cứng nhắc,cụ thể đối với các sản phẩm tồn kho lâu ngày : sản phẩm sợi đạt chất lượng kém ; sản phẩm dệt kim , khăn sai hoặc mẫu mã không hợp thị hiếu …Khi xây dựng giá bán các loại sản phẩm này ,giá còn cao nên khách hàng không chấp nhận dẫn đến sản phẩm tồn đọng lâu ngày trong kho và làm giảm tốc độ quay vòng vốn của công ty .
Hiện nay hàng dệt may trong nước phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập có chất lượng cao , hàng nhập lậu từ phía Trung Quốc tràn lan trên thị trường,hàng giả làm mất uy tín của nhiều doanh nghiệp trong nước.Đây là khó khăn không chỉ của riêng Công ty Dệt Hà Nội mà còn là của toàn ngành dệt may Việt Nam .Để giải quyết được vấn đề này,đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ nhiều cơ quan hữu quan và từ chính bản thân các doanh nghiệp dệt may.
II . Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây
1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty:
1.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty:
Sản phẩm của công ty được sản xuất dưới dạng nguyên liệu sản xuất như các loại sợi cotton , Peco , P.E các loại với các chỉ số khác nhau, hay là các hàng tiêu dùng như các sản phẩm may mặc ,hàng dệt kim ,khăn ,lều du lịch…
-Sản phẩm sợi :là sản phẩm truyền thống và chủ lực của Công ty Dệt Hà Nội ,được bán cho các công ty thương mại –sản xuất hàng dệt trong nước mà thị trường miền Nam là chủ yếu .Các loại sợi của công ty có chất lượng cao , đạt được các chỉ tiêu chất lượng như : chỉ số rộng ( từ chi số Ne80E đến chi số Ne60 )độ bền chi số cao, điểm dày mỏng kết tạp đều ở mức độ cho phép…tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan mà sợi dành cho xuất khẩu còn rất ít so với năng lực sản xuất .
-Sản phẩm dệt kim:hàng xuất khẩu chính của công ty là các loại sản phẩm may mặc từ vải dệt kim . Mặt hàng này có đặc điểm chủ yếu là :độ co dãn lớn ,dễ biến dạng nêu không định hình tốt ,mẫu mã không đa dạng phong phú như hàng dệt thoi ,đòi hỏi nguyên vật liệu cung cấp phải là hàng có chất lượng cao như sợi chải kỹ .Quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm khá phức tạp ,nhất là khâu xử lý hoàn tất vải .
Chính vì vậy mà sản xuất được hàng có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu sẽ rất khó khăn .Hiện nay hàng may mặc của công ty được xuất chủ yếu cho Đài Loan ,Nhật Bản ,và một số nước EU ,tuy nhiên do trình độ thiết bị máy móc của công ty còn bị hạn chế nên chất lượng hàng xuất khẩu còn hạn chế , sức cạnh tranh chưa cao ,công tác tiếp tị còn yếu nên thị trường chưa được mở rộng .
-Sản phẩm khăn lều du lịch :được sản xuất tại nhà máy dệt Hà Đông cho nên từ năm 1995 trong kết cấu sản phẩm của công ty có thêm mặt hàng khăn bông các loại và đến năm 1997 có thêm mặt hàng lều du lịch xuất khẩu.
Ngoài các sản phẩm trên công ty còn kinh doanh một số loại như :bạt vải phủ điều hoà . Các sản phẩm này tuy mới xuất hiện nhưng cũng đã góp phần không nhỏ vào tổng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu .
Trong quá trình sản xuất kinh doanh để củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của mình ,Công ty Dệt Hà Nội đã cố gắng phấn đấu nỗ lực để được cấp chứng chỉ ISO 9002 . Đây là một trong những tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn ban hành lần đầu năm 1987 ,áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ,dịch vụ Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với toàn công ty ,nó góp phần làm tăng uy tín làm cho sản phẩm của công ty dễ dàng xâm nhập thị trường mới , người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của công ty ,sản phẩm xuất khẩu có chất lượng ngày càng cao….
Chủng loại sản phẩm của công ty
Sợi
Dệt-Nhuộm
May-Thêu
1.Sợi đơn
1.Vải PE/CO
1.Hàng may
Ne 20 cotton CK
Lacost 60/2 PK (65/35)
áo Poloshirt(dài,ngắn tay)
Ne 30 cotton CK
Lacost 45/2 PK (65/35)
áo T-shirt(ngắn tay+kẻ)
Ne 20 cotton CT
Interlock 60/2(65/35) mỏng
áo Hineck (dài tay)
Ne 32 cotton CK
Interlock 60/2(65/35) dày
Quần áo thể thao
Ne 30 PE 100%
Rib 1x1 45/2(65/35) Spd
áo may ô người lớn
Ne 45 PE 100%
Rib 2x2 30/2 T/c-Spd
2.Hàng thêu
Ne 30(65/35) CK
Cổ+bo tay dệt 40/2 (65/35)
áo Poloshirt(dài,ngắn tay)
Ne 45(83/17) CK
2.Vải Cotton
áo thể thao
Ne 30(65/35) CT
Single 20/1 cotton CK
Ne 30(83/17) CT
Single 20/1 cotton CK-kẻ
Ne 45(83/17) CT
Single 30/1 cotton CK-LB
Ne 45(65/35) CT
Single 32/1 cotton CK(scan)
Ne 60(65/35) CK
Single 36/1 cotton CT
Ne 20(65/35) CT
Rib 1x1 36/1 cotton CT
2.Sợi xe
Bo+cổ Rib 1x1 30/1 cotton
Ne 32/2(65/35) CT
Bo+cổ Rib 1x1 20/1-kẻ
Ne 45/2(65/35) DK
Ne 60/2(65/35) DK
1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty :
Bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch sản xuất gắn liền với thị trường bởi thị trường là nơi quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì ,sản xuất như thế nào ,và với số lượng là bao nhiêu .
Mặt khác ,để duy trì và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện vấn đề tái sản xuất mở rộng với 4 khâu (sản xuất –phân phối - trao đổi – tiêu dùng ). Để 4 khâu này vận động 1 cách thống nhất thì sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp phải được tiêu thụ trên thị trường .Bởi vậy ,sau mỗi kỳ kinh doanh doanh nghiệp cần phân tích ,xem xét tình hình sản xuất kinh doanh để từ đó rút ra kinh nghiệm trong việc chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh cho kỳ tiếp theo .Do đó mà việc lập kế hoạch ,xây dựng chiến lược là không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp .
Công ty Dệt Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong cơ chế thị trường có nhiệm vụ vừa sản xuất vừa tiêu thụ hàng hoá .mặt hàng chính của công ty là sản phẩm sợi và sản phẩm dệt kim .Đây là những mặt hàng mà trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh .sản phẩm sợi là sản phẩm truyền thống và hiện nay vẫn là sản phẩm chủ lực của công ty ,loại sản phẩm này rất quan trọng vì nó là nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp dệt vải và nhu cầu sử dụng vải thường tăng theo mức tăng trưởng của nền kinh tế . Đồng thời cũng nảy sinh nhu cầu các loại vải có chất lượng cao .Xác định được nhiệm vụ của mình công ty đã quán triệt phương châm sản xuất :
-Chỉ đưa vào chiến lược kế hoạch và sản xuất mặt hàng đã được ký kết hợp đồng hoặc chắc chắn được tiêu thụ trên thị trường .
-sản xuất cái mà thị trường cần chứ không sản xuất cái mình có sẵn .
TT
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện năm 2001
Kết quả năm 2002
K.H năm 2002
Thực hiện năm 2002
So sánh (%)
T.Cty giao
K.H nội bộ
TH02/
TH01
TH02/
KHTCT
TH02/
KHNB
A
B
C
1
2
3
4
5=4/1
6=4/2
7=4/3
1
Giá trị TSL :
Tr.đ
592409
660500
665000
697231
117,7
105,6
104,8
2
TổngDT(có VAT)
Tr.đ
589214
701025
700780
118,9
99,97
3
Tổng DT(ko VAT)
Tr.đ
556774
640700
667500
670492
120,4
104,6
100,45
-KV Hà Nội
Tr.đ
443537
547600
543063
-KV Vinh
Tr.đ
51495
55000
44561
-KV Hà Đông
Tr.đ
55942
64900
79601
-DT khác
Tr.đ
5800
3267
4
Nộp ngân sách
Tr.đ
5293
1296
3174
60,0
244,9
5
Lợi nhuận
Tr.đ
1446
2300
2300
159,1
100
6
Kim ngạch XK
1000 USD
16797
20700
22150
23537
140,1
116,7
106,3
7
Kim ngạch NK
1000
USD
11225
16148
15402
137,2
94,5
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 của công ty là tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch mà tổng công ty cũng như nội bộ đề ra. Giá trị tổng sản lượng thực tế tăng 17,7% so với năm 2001, vượt kế hoạch của Tổng công ty giao 5%. Có được kết quả đó tập thể ban lãnh đạo công ty trong thời gian qua chú trọng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm đầu ra, tiếp tục duy trì và phát triển thi trường truyền thống là Hà Nội , Hà Đông, Vinh đồng thời phải chú trọng vào các thị trường các tỉn lân cận khác nhằm xây dựng một thị trường trong ổn định có như vậy công ty mới vươn lên để khẳng địnhuy tín và vị thế của mình trước khách hàng và trức đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên trong thời gian tới tổng công ty và công ty dệt may Hà Nội phải chú trọng tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào nhằm chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiến hành khoanh vùng nguyên liệu có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho bà con nông dân về vốn cũng như về kỹ thuật. Hạn chế việc phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ bê ngoài vì diiêù này có thể ảnh hưởng rất lớn đén việc chủ động sản xuất. Số lưọng hàng hoá nhập khẩu từ bên ngoài trong những năm vừa qua là rất lớn hàng năm lên đến hơn 100 tỉ đồng chiếm tỉ lệ cao trong giá trị tổng sản lượng thực hiện. Thị trường ngoài nước thời gian qua có những chuyển biến tích cực nhất là thị trường Mỹ, EU đã đem lại nhiều cơ hội kinh doanh mới cho ngành dệt may Việt Nam. Nhờ sự phát triển nhanh chóng của ngành dệt may, công ty dêti may Hà Nội đang và sẽ àm ăn ngày càng hiệu quả góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chung ngành dệt may, phấn đấuchỉ tiêu nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước và đảm bảo hoàn thành đạt và vượt mức so với kế hoạch được giao. Lợi nhuận đạt dược năm 2002 vượt 59% so với năm 2001 và hoàn thành 100% chỉ tiêu đề racho năm 2002 điều này sẽ củng cố và giữ vững niềm tin cho tập thể ban lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân vien toán cong ty bước vào thựchiệnkế hoạch năm 2003. chỉ có vươn lên công ty mới tạo dượclòng tin đối với khách hàng và dối ví người lao động về sự phát triển của công ty, đồng thời đảm bảo mức thu nhập ổn định và ngày càng tăng cho người lao động giúp họ yên tâm sản xuất nâng cao trình độ tay nghề, làm ra những sản phẩm có chất lượng cao đi đôi với việc cải tiến mẫu mã, phát huy sáng tạo.
Tình hình thu nhập của người lao động năm 2002
TT
Chỉ tiêu
đơn vị tính
Thực hiện 2001
Kế hoạch 2002
Thực hiện 2002
So sánh(%)
T.cty giao
Nội bộ
Th02/ th01
Th02 khnb
Th02/ T.cty
1
Thu nhập BQ
Nghìn/ng/th
KV Hà Nội
1292
1250
1350
104,5
108
KV Vinh
888
850
950
107
111,8
KVHà Đông
820
850
900
109,8
105,9
KV Đông Mỹ
792
1100
1150
145,2
104,4
2
Tổng quỹ lươngnăm
Tr.đ
59456
60402
60037
101,1
99,4
2. Thị trường và chiến lược Marketting của công ty
2.1.Thị trường của công ty
Muốn bán được hàng tất yếu phải tìm được khách hàng –thị trường tiêu thụ sản phẩm . Xem xét thị trường của công ty để thấy được những cơ hội mới cho hoạt động của công ty cũng như khả năng mở rộng thị trường ,xây dựng những chiến lược kinh doanh đúng đắn với những sản phẩm chính của công ty là sợi ,hàng may mặc ,dẹt kim khăn ,lều bạt xuất khẩu .
* Đối với thị trường sợi :
Trong những năm qua công ty đã cố gắng giữ vững được khách hàng truyền thống do chất lượng sợi luôn đảm bao đồng thời có thêm nhiều khách hàng mới .Tuy nhiên sản phẩm sợi ít công phát triển ra thị trường nước ngoài và hiện nay công ty không cung cấp đủ sợi theo nhu cầu thị trường . Sợi là nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm dệt may cho nên nó phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm dệt may của Việt Nam .Theo dự đoán tốc độ tăng trưởng của thị trường sợi trong giai đoạn 2000-2005 là 5-7% .Với tỷ phần chiếm trên 18% ở thị trường sợi toàn Công ty Dệt Hà Nội chứng tỏ có năng lựcc sản xuất mạnh nhất trong cả nước và việc tiêu thụ của công ty luôn tiến triển tốt.
Khách hàng truyền thống của công ty ở khu vực phía Bắc là :Công ty dệt vải công nghiệp ,công ty dệt kim Đông Xuân ,công ty chỉ khâu Hà Nội ,công ty dệt kim Thắng Lợi… Tại khu vực phía Nam công ty ít bán trực tiếp cho các công ty dệt mà chủ yếu bán cho các công ty thương mại TNHH ,như : công ty TNHH Vĩnh Thành ,Tiên Tiến ,Nguyên Long ,công ty thương mại Trung Tín và Vinatex Đà Nẵng …
Với thị trường nước ngoài công ty chưa có khả năng tăng khối lượng sợi nen nhiều vì : Thực tế máy móc kéo sợi của công ty đã có thời gian sử dụng hơn 15 năm .Trong khi đó khoa học công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão thì máy móc của công ty đã lạc hậu so với các nước trên thế giới ,nguyên liệu để kéo sợi có chất lượng cao thường có giá đắt gấp 1,5 lần nguyên liệu bông xơ thông thường ,việc đổi mới thiết bị công nghệ để có được sản phẩm sợi có chất lượng cao đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn .
Các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường này là các công ty sản xuất sợi như : công ty dệt Vĩnh Phú ,công ty dệt 8/3 ,công ty dệt Nam Định ( Phía Bắc ) công ty dệt Huế ,công ty dệt Việt Thắng ,công ty dệt Thắng Lợi (Phía Nam ) .Những công ty này hiện đang đổi mới thiết bị ,nâng cao chất lượng sản phẩm ,mở rộng sản xuất …điềunày cũng là điểm không thuận lợi cho Công ty Dệt Hà Nội nhất là những đối thủ ở phía nam do đó công ty ở xa thị trường thì việc nắm bắt thông tin khó khăn hơn đồng thời chi phí vận chuyển bao gói giao cho khách hàng cao làm cho giá bán tăng ,do thị trường ở xa nên tiến độ và thời gian giao hàng chậm hơn các đối thủ …
* Đối với sản phẩm dệt kim :
Sản phẩm dệt kim là mặt hàng mới của Công ty Dệt Hà Nội nó có mặt trên thị trường từ năm 1991 cùng với sự ra đời của nhà máy dệt kim của công ty . Những năm đầu sản xuất chủ yếu là để bán trong nước vì thị trường nước ngoài chưa biết đến .Từ năm 1992 công ty đã xác định chỗ đứng của sản phẩm dệt kim là thị trường nước ngoài .Cùng với sự đầu tư chiều sâu ,công ty đã mở rộng sản xuất để tăng khối lượng tiêu thụ .
Nhìn chung ,sản lượng doanh thu xuất khẩu từ sản phẩm dệt kim tăng rõ rệt nhưng tình hình tiêu thụ trong nước lại không ổn định do nhiều yếu tố như giá cả ,thu nhập của người dân ,chất lượng sản phẩm ,sự khác biệt về khí hậu giữa khí hậu phía bắc và phía Nam … Tuy nhiên ,thị trường trong nước là thị trường đầy tiềm năng bởi số dân đông và thu nhập của người dân ngày càng tăng .Nhận thức được vấn đề này ,hiện nay công ty đã nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm với mẫu mã đa dạng phù hợp với con người và khí hậu Việt Nam .Vì vậy số lượng tiêu thụ sản phẩm này trên thị trường trong nước tăng đáng kể .Đối với thị trường nước ngoài thì thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt kim của công ty bao gồm : Nhật Bản ,Hồng Kông ,Đài Loan ,Italia ,Đức , Hàn Quốc ,Anh …Trong đó Nhật Bản là thị trường truyền thống và là địa bàn chính tiêu thụ với tỷ lệ hàng tiêu thụ trên 80% hàng dệt kim xuất khẩu . Tuy nhiên cũng phải nói đến thị trường Anh ,Hà Lan ,Italia ,đây là những thị trường mới của công ty nhưng tiềm năng phát triển là rất lớn ,tỷ lệ khối lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng đều hàng năm và hiện nay con số đó khoảng 12%.
Các đối thủ cạnh tranh của công ty ở phía Bắc là dệt kim Đông Xuân , dệt kim Thăng Long ,dệt kim Thắng Lợi ,Textimex .ở phía Nam có công ty dệt Nha Trang ,công ty dệt Thành Công ,dệt Phước Long ,dệt Châu á .Đây là những đối thủ cạnh tranh chính hiện nay và cả những năm tiếp theo của công ty .Ngoài các đối thủ sản xuất sản phẩm dệt kim trong nước công ty còn phải đương đầu với những sản phẩm dệt kim nhập ngoại tràn lan từ Trung Quốc , Thái Lan ,Đài Loan ,Singapo …Thời gian qua hàng nhập ngoại đã chiếm được thị phần lớn trong nước ,đặc biệt phải kể đến hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam với khối lượng rất lớn .Những sản phẩm này thường có chất lượng kém như hàng mỏng chóng rách ,mầu sắc chóng bị phai nhưng chúng lại có điểm mạnh là mẫu mã phong phú đa dạng mầu sắc hài hoà bao gói đẹp tiện lợi ,nhanh thay đổi mốt mà giá cả lại rẻ .Như vậy việc cạnh tranh với hàng dệt kim nhập ngoại là một vấn đề rất nan giải và bức bách đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty Dệt Hà Nội .
Tình hình tiêu thụ hàng dệt kim trên thị trường
Đơn vị :sản phẩm
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
±
%
±
%
±
%
Tổng sản phẩm tiêu thụ
5041421
100
10212386
100
7335000
100
Trong nước
1649421
32,7
1606342
15,73
1830000
24,9
Ngoài nước
3392000
67,3
8606044
84,27
5505000
75,1
*Đối với sản phẩm khăn ,lều du lịch :
Từ những năm 1991 ,1992 công ty đã từng sản xuất khăn ăn để xuất khẩu nhưng phải dừng lại vì không có lãi .Sản xuất khăn ăn thực sự phát triển khi công ty tiếp quản nhà máy dệt Hà Đông (1995) .Trong những năm1995 khăn chủ yếu dùng để xuất khẩu vào khoảng 95% nhưng gần đây con số còn khoảng 85%-90% .
Các đối thủ cạnh tranh là các công ty dệt trong nước ,tôt hợp sản xuất tư nhân và kiên doanh sản xuất khăn Vina-Bochang .
Điểm mạnh sản phẩm mạnh của công ty là :công ty sản xuất được nhiều mặt hàng khăn như là :Khăn xương cá ,khăn Jacquard ,khăn trơn ,khăn đổi màu ,khăn thảm …chất lượng khăn đảm bảo các yêu cầu khắt khe của khách hàng ,công ty có thể bảo đảm các đơn đặt hàng có số lượng lớn .
Thị trường tiêu thụ mặt hàng này chủ yếu là xuất sang Nhật ,Đức .Hàng nội địa chiếm tỷ lệ thấp (5%-8%) công ty có những khách hàng quen thuộc có mối quan hệ làm ăn lâu dài như : Itochi ,Kichietsu (Nhật ),Park (Hàn Quốc ) ,R.Thieme (Anh)…thường xuyên đặt hàng và ký hợp đồng dài hạn với công ty .Như vậy thị trường chính của mặt hàng này là xuất khẩu còn thị trường trong nước bị bỏ ngỏ .
Lều du lịch là sản phẩm mới của công ty ,hiện nay nhu cầu về lều du lịch ngày càng tăng cho nên nhu cầu về lều bạt du lịch có xu hướng gia tăng . Nhận thức được điều này công ty đã nhận đơn hàng may gia công cho hãng Sunkyong (Hàn Quốc) khách hàng mua lều chủ yếu là ở châu Âu :Anh , Italia , Pháp và ở châu Mỹ :Canada ,Mỹ .Sản phẩm này chủ yếu dùng để xuất khẩu , thị trường trong nước còn chưa biết đến .Trong thời gian tới công ty phấn đấu nghiên cứu tìm kiếm thăm dò thị trường dần dần chuyển sang thế chủ động sản xuất cho mọi khách hàng có nhu cầu .
2.2.Công tác Marketinh của công ty :
2.2.1.Chính sách sản phẩm :
Trong chiến lược Marketing –mix thì chiến lược sản phẩm luôn giữ một vai trò quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp ,bởi nó là nền tảng của chiến lược kinh doanh ,chỉ khi nào hình thành được chiến lược sản phẩm ,doanh nghiệp mới có phương hướng đầu tư nghiên cứu thiết kế ,sản xuất hàng loạt và thực hiện tốt chiến lược sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho các chiến lược giá cả ,phân phối và khuyếch trương được triển khi một cách có hiệu quả .Đồng thời khi đã xây dựng được một chiến lược sản phẩm đúng đắn nó sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được các muc tiêu của chiến lược Marketing như muc tiêu lợi nhuận ,an toàn và thế lực trong kinh doanh.
Từ những nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường ,công ty thiết kế và tạo mẫu về kiểu dáng quần áo ,nhu cầu về các loại sợi .Sau đó công ty sẽ cho sản xuất thử mỗi lô tối đa 5000 sản phẩm . Trên cơ sở đó .công ty sẽ tung ra thị trường những loại sản phẩm này để tìm thông tin phản hồi từ khách hàng thông qua các nhân viên tiếp thị lành nghề .Từ đó sẽ có quyết định sản xuất tiếp hay không và nếu sản xuất tiếp thì với số lượng là bao nhiêu .
Để phát triển những sản phẩm của mmình công ty đã áp dụng các biện pháp sau :
Thiết kế mẫu mới :Ngày nay ,trong cơ chế kinh tế thị trường nếu chỉ sản xuất kinh doanh các mặt hàng cũ thì chắc chắn sẽ đi đến thất bại . Lý do là mong muốn và nhu cầu của người mua là không ôn định cho nên chu kỳ sống của sản phẩm cũng bị rút ngăn theo .Tuy vậy việc thiết kế mẫ mới là công việc khó thực hiện và đem lại rủi ro cao ,nhưng từ năm 1997 công ty cũng quyết định đi đến sản xuất sản phẩm mới đó là sợi cotton chải kỹ và sợi Peco chải kỹ co chute parajin với tỷ lệ trộn khác nhau để tung vào thị trường các tỉnh phía Nam ,đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung nhiều xí nghiệp dệt may có nhu cầu sử dụng chủng loại sản phẩm này .
Sao chép sản phẩm xuất khẩu và bán ở thị trường nội địa : Đây là phương pháp có thể khắc phục nhược điểm của phương pháp trên vì công ty không phải mất thêm chi phí và thời gian vào việc thiết kế mẫu mới cho nên khả năng rủi ro là thấp .Hơn nữa đây là những sản phẩm xuất khẩu đang được chấp nhận trên thị trường quốc tế , cho nên kiểu dáng và mẫu mã phù hợp với trào lưu hiện đại .Từ đó làm cho khả năng thành công trên thị trường nội địa là rất lớn .
Nghiên cứu mốt(Model)trên thế giới :Dựa trên kiểu dáng của các nhà tạo mốt nước ngoài ,công ty lựa ra những mẫu phù hợp với chất liệu và mầu sắc phù hợp với khả năng của mình để tạo ra chính sách về sản phẩm mới .Trong năm 1998 công ty đã đưa vào thị trường các kiểu áo mang nhãn hiệu Poloshirt ,Navy ,Big-star …và đến nay các kiểu áo này đã được thay bằng nhiều loại áo khác nhau…Đây là biện pháp khá đơn giản và tiết kiệm cho khâu thiết kế ,nhưng cũng chỉ là biện pháp tạm thời chứ không mang tính chiến lược lâu dài .
Dựa vào các biện pháp nói trên công ty đang phấn đấu đến năm 2004 sẽ đưa ra mỗi tuần một sản phẩm mới ,đồng thời với viêc mở rộng quy mô sản xuất (hiện nay công ty đang xây dựng 1 nhà máy chế biến sợi tại Phố Nối-Hưng Yên ) công ty có nhiều tham vọng chiếm lĩnh phần lớn thị trường không chỉ ở miền Bắc mà còn cả thị trường miền Nam rộng lớn và tiến tới xuất khẩu sản phẩm sang hầu khắp các nước trên thế giới
2.2.2.Chính sách giá cả :
Ngày nay ,trên thị trường cạnh tranh chất lượng sản phẩm ,dịch vụ ,thời gian cung cấp hàng hoá và điều kiện giao hàng được đặt lên hàng đầu nhưng giá cả vẫn có vai trò nhất định ,them chí cạnh tranh giá vẫn còn diễn ra gay gắt . Nếu chiến lược sản phẩm định hướng cho sản xuất thì chiến lược giá định hương cho tiêu thụ ,nó ảnh hưởng đến khối lượng bán ra của doanh nghiệp .Tuy nhiên ,việc định giá là rất khó vì nếu áp dụng giá thấp sẽ tăng được doanh số bán ,mở rộng thị phần thị trường nhưng nếu không xử lý linh hoạt thì sẽ để công ty vào tình trạng suy giảm về tài chính và ảnh hưởng đến uy tín của công ty trong tương lai .
Hiện tại công ty sử dụng phương pháp xây dựng giá bán gồm các bước sau :
Xác định mục tiêu đặt giá.
Xác định nhu cầu đối với sản phẩm .
Dự đoán giá bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh .
Lựa chọn phương pháp đặt giá thường là : Giá bán =giá thành + thuế + + lợi nhuận + mong đợi
Tuy nhiên công ty có thể áp dụng các phương pháp định giá linh hoạt theo hệ số cho từng thời kỳ nhất định .Đồng thời công ty có sử dụng một số chiến lược giá như sau :
Chiến lược ổn định giá : Sử dụng hình thức này ,công ty muốn duy trì mức giá hiện đang bán để đáp ứng được mục tiêu về tối đa hoá lợi nhuận ,tối đa hoá doanh thu , giữ vững uy tín cho sản phẩm của công ty
Chiến lược giảm giá :Vào các ngày lễ tết ,ngày có ý nghĩa trong sinh hoạt chính trị ,văn hoá ,kinh tế của đất nước như ngày 2/9 ,30/4 …Công ty chủ trương hình thức giảm giá từ 3-5% tức là hạ thấp mức giá bán nhằm lôi kéo sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm của mình .
Chiến lược phân biệt giá :công ty sử dụng chiến lược này theo khối lượng hàng mua và phương thức thanh toán :Khách hàng nào mua số lượng nhiều trên 50.000 sản phẩm dệt kim ,khăn sẽ được chiết khấu 0,05% ,trên 100 tấn sợi sẽ được chiết khấu 0,01% theo giá bán ra ,hay thanh toán nhanh ,trả ngay bằng tiền mặt sẽ được nhận sự ưu đãi về giá so với khách hàng khác như thanh toán trong vòng 10 ngày sẽ được trừ 1,5% số tiền phải thanh toán .Ngoài ra đối với nhu cầu nhóm khách hàng khác nhau như :Khách hàng quen ,các đơn vị kinh tế thuộc tổ chức từ thiện ,trường học…công ty sẽ bán với mức giá thấp hơn mức giá thông thường hoặc có thể được trả chem. nhưng phải đặt cọc trước .Việc làm giá phân biệt thể hiện sự phản ứng linh hoạt trong những điều kiện thị trường khác nhau .Mục tiêu của hình thức này là nhằm kích thích vào nhu cầu của tât cả các nhóm khách hàng có đặc điểm khác nhau để phát triển và mở rộng thị trường .
Trên đây là các loại hình chiến lược giá của công ty ,tuy nhiên dựa vào các mục tiêu , các thời kỳ khác nhau mà công ty có thể áp dụng hoặc kết hợp chúng sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất .
2.2.3.Mạng lưới tiêu thụ hàng hoá :
Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ,công ty đã cố gắng phát triển mạng lưới phân phối hàng hoá .hiện nay ,công ty đã có 10 quầy hàng giới thiệu sản phẩm và 29 đại lý tại các tỉnh ,thành phố như :thành phố HCM, Hải Phòng ,Hải Dương ,Hưng Yên …& các đại lý đã thành lập được tổ bán hàng lưu động là các cửa hàng thương mại dịch vụ .
Công ty sử dụng các kênh phân phối sau :
Kênh phân phối trực tiếp :công ty đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng không qua hệ thống trung gian .Những sản phẩm ở kênh này tập trung chủ yếu là sản phẩm sợi ,hàng may mặc dệt kim nội địa ,khăn bông .Khách hàng mua sản phẩm sợi là các công ty dệt :công ty dệt Đông á ,công ty may Gia Định ,công ty dệt Vĩnh Phú …Còn đối với sản phẩm dệt kim và khăn thì công ty nhận đơn đặt hàng của các nước như Hồng Kông ,Nhật Bản ,Đài Loan …công ty ký trực tiếp không phải qua trung gian. Ngoài ra,công ty còn tổ chức một số cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại các địa điểm khác nhau ,tại đây công ty tiến hành bán trực tiếp cho người tiêu dùng và cả bán buôn cho khách hàng đưa về các tỉnh xa,công ty còn tổ chức tổ tiêu thụ sản phẩm dệt kim trả lương theo doanh thu ,tổ này đã tổ chức đưa hàng đi bán lưu động đến các cơ quan ,xí nghiệp ,khu dân cư ở nội thành và ngoại thành . Với hình thức này công ty đã tạo điều kiện đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất .
Kênh phân phối gián tiếp : dòng sản phẩm trong kênh này bao gồm dệt kim,khăn bông và lều du lịch .
Với sản phẩm sợi qua phân tích thị trường cho thấy thị trường chủ yếu là ở khu vực phía Nam và đặc biệt là ở thành phố HCM, đây là trung tâm công nghiệp lớn của ngành dệt may .Để tiêu thụ được sản phẩm công ty ký hợp đồng với nhiều đại lý , mục tiêu chính là nhằm tiếp cận các khách hàng không có đủ điều kiện để mua trực tiếp từ công ty do khoảng cách địa lý hoặc mua với số lượng nhỏ .Công ty quan hệ với các đại lý như :Cơ sở Vĩnh Thành ,công ty TNHH Tiến Tiến ,công ty TNHH Hiệp Hoà …
Với sản phẩm dệt kim ,khăn lều du lịch : công ty xuất khẩu chủ yếu qua các nhà buôn lớn như Golden Wheat, I to chu ,Kichietsu ,Park …Đối với thị trường trong nước ,công ty ký hợp đồng với các đại lý ,các cá nhân trung gian dưới hình thức trả hoa hồng .Ngoài ra công ty còn sử dụng hình thức bán kí gửi .
Trong thời gian tới công ty đặt mục tiêu là mỗi tỉnh ,thành phố phải có ít nhất một điểm bán hàng .Công ty thường chọn các công ty đang đứng vững trong cơ chws thị trường làm đối tác của mình điển hình là trung tâm thương mại Minh Khai ở Hải Phòng .Công ty cũng đang có kế hoạch thuê một cửa hàng lớn ở trung tâm Hà Nội để tăng cường giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng cũng như thu hút sự chú ý của khách hàng .
3.Mục tiêu trong thời gian tới :
Công ty Dệt Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước ,mục tiêu trước hết là đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao .Đó là bảo toàn và phát triển vốn tạo đủ công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên ,phát triển chiếm lĩnh thị trường dệt may trong nước (ở cả khu vực phía Bắc và phía Nam ),đẩy mạnh xuất khẩu .
Phấn đấu tăng mức doanh thu hàng năm là 8% ,tối đa hoá lợi nhuận (đến năm 2005 dự tính tăng lợi nhuận lên con số 5000 triệu đồng ) tăng sản lượng tiêu thụ trong nước về mặt hàng dệt kim lên 40% ,sản phẩm khăn lều du lịch lên 10-15% tổng số sản phẩm tiêu thụ .Đối với sản phẩm sợi tiêu thụ trong nước lý do là chất lượng sợi chưa cao vì vậy trong những năm tới công ty sẽ phấn đấu tăng chất lượng sợi lên cao hơn nữa để có thể nhanh chóng tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài . Hiện nay người tiêu dùng trong nước đã bắt đầu ưa thích các sản phẩm may mặc nội địa ,đây là mọt thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt kim ,sản phẩm khăn lều du lịch và tạo uy tín đối với bạn hàng trong nước .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC361.doc