Về vấn đề kỷ luật lao động và giải quyết tranh chấp, Công ty quy định: Nếu cán bộ công nhân viên trong Công ty vi phạm kỷ luật lao động thì tuỳ theo mức độ đều bị xử lý theo pháp luật và nội quy lao động cuả công ty, với các hình thức kỷ luật:
+ Phê bình cảnh cáo
+ Hạ cấp bậc lương
+ Chuyển việc khác
+ Buộc thôi việc
Mức độ kỷ luật do Hội đồng kỷ luật Công ty quyết định.
Trường hợp có đơn tố giác tranh chấp lao động thì người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn phải cùng nhau xem xét hoà giải trên tinh thần hợp tác, hoà giải đảm bảo lợi ích của 2 bên trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đơn. Nội dung và quá trình hoà giải được quy định cụ thể trong Bộ luật lao động của nước CHXHCNVN.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty kho vận và dịch vụ thương mại (vinatranco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kho vận và dịch vụ Thương mại được phép tiến hành những hoạt động sau :
+ Sản xuất gia công giầy xuất khẩu, sản xuất gia công bao bì hàng hoá, sản xuất gia công hàng may mặc .
Công ty kho vận và dịch vụ Thương mại thành lập xí nghiệp giày Đông Anh để thực hiện chức năng kinh doanh này. Xí nghiệp được phép tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình đối với Công ty.
+ Kinh doanh hàng hoá .
+ Các mặt hàng chính mà Công ty kho vận và dịch vụ thương mại kinh doanh gồm có : dầu nhờn ESSO, xăm lốp ôtô, sắt thép phương tiện vận tải, vật tư, lương thực, hàng hoá bán lẻ cùng một số hàng hoá khác.
+ Kinh doanh dịch vụ .
Công ty kho vận và dịch vụ thương mại chủ yếu kinh doanh các dịch vụ về vận tải . Cụ thể là : kinh doanh vận tải trực tiếp, vận tải thuê ngoài, làm dịch vụ giao nhận vận chuyển, làm đại lý vận tải Quốc tế. Ngoài ra, do cơ sở kho bãi của Công ty khá thuận tiện cho hoạt động cho thuê nên kinh doanh kho bãi ,thuê nhà, thuê văn phòng trở thành một bộ phận kinh doanh dịch vụ đóng góp tỷ lệ doanh số tương đối lớn .Trên thực tế, Công ty kho vận và dịch vụ thương mại còn được phép thực hiện uỷ thác xuất nhập khẩu . Chức năng kinh doanh này tuy không phải là hoạt động có tính thường xuyên, liên tục song cũng đem lại hiệu quả kinh tế chung của toàn Công ty . Mới đây còn có thêm dịch vụ kinh doanh hàng chuyển khẩu, hàng quá cảnh, hàng triển lãm.
Từ các chức năng kinh doanh kể trên Công ty tự triển khai thành một số nhiệm vụ cụ thể sau :
+ Thực hiện chế độ hoạch toán độc lập tự chủ về tài chính.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của Công ty.
+ Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn được giao .
+ Chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Thương mại .
+ Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã ký kết với khách hàng trong việc giữ hàng hoá, giao nhận và vận chuyển hàng hoá, các hợp đồng liên doanh, liên kết, hợp đồng mua bán vật tư hàng hoá .
+ Quản lý toàn diện đội ngũ công nhân viên chức ,thực hiện chăm lo đời sống vật chất tinh thần và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.
+ Làm tốt công tác bảo vệ, an toàn lao động, trận tự Xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng.
2.Cơ cấu và bộ máy tổ chức của công ty :
Là một Công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết nhiều đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau trong kinh doanh và sản xuất, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các thành viên và thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế Xã hội trong từng thời kỳ .
Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước với tư cách pháp nhân trong kinh doanh,bao gồm các đơn vị thành viên tiến hành hạch toán độc lập.
Trụ sở chính của Công ty được đóng tại 473 Minh Khai- Hai Bà Trưng - thành phố Hà nội. Là một doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị do vậy Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thành lập như sau :
Đứng đầu Công ty là Giám đốc công ty do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm ,khen thưởng kỷ luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước cấp trên chủ quản và pháp luật về điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc có quyền dịnh ,điều hành cao nhất trong công ty. Giám đốc được tính lương cơ bản theo ngạch bậc của viên chức nhà nước và hưởng lương thưởng theo chế độ phân phối tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Chính Phủ quy định gắn liền với hiệu quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Nhiệm vụ quyền hạn của giám đốc được quy định tại điều 40 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
- Hỗ trợ cho giám đốc trong công tác điều hành có một số phó giám đốc.Các phó giám đốc do giám đốc lựa chọn , đề nghị Bộ Thương Mại xem xét bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác hoặc được uỷ quyền giải quyết một số công việc cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Kế toán trưởng công ty giúp giám đốc chỉ đạo , tổ chức , thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty theo pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước ban hành.
Văn phòng ,các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu, giúp việc ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành công việc thuộc lĩnh vực của từng phòng từng ban phụ trách.
Tập thể người lao động trong công ty bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân sản xuất là gần 3200 người thành lập ra Ban chấp hành công đoàn là hình thức để cho người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp.
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty gồm có 5 phòng riêng biệt, được đặt tại văn phòng Công ty . Đó là:
-Phòng Tổ chức cán bộ
-Phòng Kế toán tài chính
-Phòng Hành chính
-Phòng Kinh doanh I
-Phòng Kinh doanh II
Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh gồm các chi nhánh, xí nghiệp , cửa hàng như sau:
Văn phòng công ty
Chi nhánh kho vận và dịch vụ Thương mại Hải Phòng (VINATRANCO Hải Phòng- 16 Trần khánh Dư ,Thành phố HP)
Chi nhánh kho vận và dịch vụ Thương mại Đông Anh( khối 4 thị trấn Đông Anh Thành phố HN)
Xí nghiệp vận tải Thương mại Hà Nội ( ngõ Hải Châu –Minh Khai-HN)
Xí nghiệp gia công giày xuất khẩu Đông Anh(khối 4 thị trấn Đông Anh Thành phố HN)
Chi nhánh kho vận và dịch vụ Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh ( 25/74 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 Thành phố HCM )
Cửa hàng dịch vụ vận tảiThương mại Hà Nội ( 473 Minh Khai – Hà Nội)
Cơ cấu tổ chức của Công ty Kho vận và Dịch vụ Thương mại được sơ đồ hoá như sau: ( Sơ đồ trang bên. )
Sơ Đồ Bộ máy Tổ Chức kinh doanh:
Công Ty Kho vận và Dịch vụ Thương mại
Giám Đốc
Phó GĐ Tổng hợp
Phó GĐ Kinh Doanh
Phòng
Tổ chức
Phòng Kinh Doanh 2
PhòngKinh Doanh 1
PhòngHành Chính
Phòng Kế Toán
Chi Nhánh Sài Gòn
Chi Nhánh Hải Phòng
Cửa hàng Hà Nội
Xí Nghiệp Vận tải
Chi Nhánh Đông Anh
Xí Nghiệp Giầy
Văn Phòng Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
*Phòng Kinh doanh:
-Hướng dẫn các đơn vị kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, thương mại và dân sự, các dự án liên doanh với các tổ chức kinh tế.
. -Tham mưu cho giám đốc Công ty và các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng chích sách giá cả mua bán nguyên vật liệu.
- Công tác thị trường: Tổ chức điều tra,nghiên cứu nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước. Đề xuất với lãnh đạo công ty trong việc mở rộng và phân phối thị trường hợp lý,nhạy bén và có hiệu quả.
*Phòng Tổ chức:
- Chức năng: Giúp việc cho giám đốc thực hiện về công tác cán bộ,quy hoạch tổ chức nhân sự,đào tạo lao động,tiền lương,thi dua khen thưởng,thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động trong phạm vi công ty theo Luật định.
- Nhiệm vụ:
+ Công tác tổ chức: Nghiên cứu đề xuất chủ trương, phương phướng kiện toàn và kế hoạch kiện toàn cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của từng thời kỳ. Tổ chức theo dõi và thực hiện kế hoạch chung về tiền lương của toàn công ty. Xây dựng chức năng nhiệm vụ quyền hạn,tổ chức biên chế các phòng ban nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc,xây dựng các đề án thành lập,sát nhập,giải thể,phá sản hay thay đổi nhân sự của công ty.
+ Công tác đào tạo cán bộ:Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và viên chức phù hợp của từng thời kỳ. Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc bố trí sắp xếp,sử dụng cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ. Thực hiện quy chế về quản lý hồ sơ,lý lịch cán bộ công nhân viên.
+ Công tác lao động tiền lương: Xây dựnh kế hoạch lao động tiền lương,sắp xếp tổ chức lao động cho các đơn vị trong toàn công ty. Lập danh sách cán bộ nhân viên của toàn công ty,xây dựng mức lao động,tiêu chuẩn cấp bậc,kỹ thuật,địng mức tiền lương. Xây dựng quy chế lao động,quy chế phân phối tiền lương,tiền thưởng.Quản lý toàn bộ HĐLĐ theo thời vụ,có thời hạn,không xác định thời hạn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
+ Công tác thi đua,khen thưởng: Tham mưu cho giám đốc công ty về việc thực hiện công tác thi đua,khen thưởng,kỷ luật theo quy định của Nhà nước và công ty.
*Phòng Kế toán:
- Chức năng: Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty thực hiện quản lý về mặt tài chính,kế toán của công ty theo quy định của Nhà nước.
- Nhiệm vụ:
+ Công tác tổng hợp: Thực hiện các quy chế về tài chính,thuế và hạch toán kế toán. Xây dựng và tổng hợp kế hoạch tài chính kế toán,phân tích các yếu tố tài chính để tham mưu giúp lãnh đạo định hướng hoạt động. Đề nghị với giám đốc công ty về việc thanh lý,nhượng bán,thế chấp các loại tài sản. Xây dựng kế hoạch và quản lý các loại quỹ. Theo dõi kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác quản lý tài chính,kế toán theo đúng với các quy định của pháp luật.
+ Công tác xây dựng cơ bản,tài sản cố định: Lập bảng kê theo dõi tài sản hiện có của công ty. Kiểm tra thẩm định các dự toán và nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành.
+ Công tác thanh toán tiền mặt,vật tư: Theo dõi lượng hàng của từng khách hàng thông qua hợp đồng. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ thanh toán để lập phiếu thu chi. Kiểm tra xuất,nhập,tồn vật tư.
+ Công tác tiền lương và chế độ bảo hiểm: Hằng tháng làm lương,thanh toán tiền thưởng,các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Trích nộp và thanh toán chế độ bảo hiểm cho người lao động theo đúng quy định của Nhà nước.
+ Công tác quyết toán,kiểm tra các đơn vị trực thuộc: Quyết toán và kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp của các chứng từ thu chi hằng tháng. Tập hợp,tính toán hiệu quả hoạt động của các đơn vị,lập báo cáo tài chính theo quy địnhcủa Nhà nước.
* Phòng Hành chính:
- Thực hiện việc luân chuyển văn thư,tài liệu giữa công ty và các bạn hàng cũng như là cơ quan chủ quản. Quản lý sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước. Phối hợp với các phòng ban chức năng tổ chức các hội nghị,các cuộc họp,hội thảo....Tư vấn cho giám đốc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương,các cơ quan trong và ngoài ngành. Theo dõi đôn đốc các phòng ban thực hiện công tác phòng cháy,chữa cháy. Phối hợp với công đoàn tham gia công tác xã hội tại địa phương,tổ chức thăm viếng động viên gia đình cán bộ,công nhân viên gặp rủi ro. Quản lý điều phối hoạt động toàn bộ xe tải dựa trên cơ sở kế hoạch công tác, kế hoạch vận chuyển hàng hoá của công ty.
3.Mối quan hệ của công ty với các đơn vị, tổ chức khác:
* Mối quan hệ của công ty với đơn vị chủ quản Bộ Thương Mại: Với địa vị là một doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của cơ quan chủ quản Bộ Thương Mại thì công ty chịu sự giám sát chặt chẽ về tình hình tài chính,kế toán sổ sách của mình cho cơ quan chủ quản Bộ Thương Mại.Các kế hoạch năm của Công ty do Bộ Thương Mại quản lý và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tình hình, Bộ Thương Mại chịu trách nhiệm kiểm tra tình hình của công ty. Tuy nhiên thì Công ty còn là một doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính, mọi mối quan hệ làm ăn của công ty đều dựa trên số vốn của công ty và quỹ lương của cán bộ công nhân viên trong công ty đều dựa vào tình hình hoạt động tài chính của công ty trong từng năm.
* Mối quan hệ của công ty với UBND phường Vĩnh Tuy:Là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường Vĩnh Tuy thì Công ty tham gia vào hầu hết các hoạt động mà Phường phát động và luôn đóng góp đầy đủ các nghĩa vụ cần thiết cho Phường.
* Mối quan hệ với các đối tác: Hiện nay công ty có quan hệ làm ăn với rất nhiều các đơn vị khác nhau như: Nhà máy may 10, Bảo hiểm Bảo Minh,Vinasimex,Halida,DN Phú Thái,Công ty Dầu Tường An, H&B co.Ltd,Phú Thành,Nhà máy May 19-5,PROSIMEX,Real Co, Kanemats.....
III. Tình hình hoạt động kinh doanh và việc áp dụng pháp luật tại công ty trong thời gian qua:
1. Tình hình tài chính của công ty VINATRANCO năm 2001:
a. Tình hình tài chính của công ty Kho vận và dịch vụ thương mại.
Tình hình tài chính của một doanh nghiệp, trước hết được phản ánh qua tổng giá trị tài sản của đơn vị và nguồn hình thành nên khối lượng tài sản đó.
Căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2001, tài sản của Công ty VINATRANCO được tổng kết như sau:
Biểu đồ 1: Tình hình tài sản Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại
Đơn vị: Đồng Việt nam
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Tài sản lưu động và đầu tư NH
13.175.034.151
16.187.848.732
Tài sản cố định và đầu tư DH
5.958.144.312
4.155.114.722
Tổng tài sản
19.133.178.463
20.342.963.454
Nhận xét:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị lớn hơn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn gấp 2,5 đến 3 lần. Trong năm, Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên khoảng 22,86% còn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm xuống khoảng 30,06% . Nói chung tổng giá trị tài sản của toàn Công ty tăng lên 6,32% . Tình hình tài sản của Công ty được đánh giá là tốt vì các lý do sau đây:
Một là trong cơ cấu tài sản, Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có tỷ trọng lớn hơn . Điều đó cho phép khả năng quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả cho việc sử dụng vốn nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Đặc biệt, đối với Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại là một doanh nghiệp thương mại, giá trị tài sản tồn tại chủ yếu dưới dạng Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chính là điều kiện cơ bản nhất cho quá trình hoạt động.
Hai là, giá trị tổng tài sản tăng lên là căn cứ chính xác để kết luận về khả năng phát triển của Công ty. Trong đó, tỷ trọng Tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm đi, còn giá trị Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lại tăng lên. Hơn thế nữa, nếu so sánh một cách tương đối giữa hai tỷ lệ tăng giảm nói trên, ta thấy mức tăng Tài sản lưu động nhanh hơn mức giảm Tài sản cố định. Đây thực sự là những con số đáng mừng dành cho Ban Giám đốc Công ty VINATRANCO.
Tương đương với giá trị tổng tài sản kể trên là nguồn hình thành nên giá trị đó. Hạch toán kế toán xem xét tài sản của bất kỳ một đơn vị kinh tế thông qua hai nguồn hình thành. Đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại có số liệu về nguồn vốn như sau:
Biểu đồ 2: Tình hình nguồn vốn Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại
Đơn vị : Đồng Việt nam
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
I. Nợ phải trả
8.651.054.621
9.185.901.076
II.Nguồn vốn chủ sở hữu
10. 482.123.842
11.157.062.378
Tổng nguồn vốn
19.138.178.463
20.342.963.454
Nhận xét :
Thực chất nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản, do đó nếu tổng tài sản tăng lên 6,32% thì tổng nguồn vốn cũng tăng lên một tỷ lệ tương ứng. Về cơ cấu nguồn vốn, vào thời điểm đầu năm,nợ phải trả chiếm tỷ trọng 45,21% còn 54,78% là vốn chủ sở hữu. Đến cuối năm, nợ phải trả chiếm 45,155 và vốn chủ sở hữu chiếm 54,84% . Ta thấy , nợ phải trả giảm, vốn chủ tăng lên nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Công ty cần tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên nhằm làm tăng hiệu quả của cơ cấu vốn hiện có.Số liệu của Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại cho chúng ta thấy rõ: trên thực tế,nguyên tắc tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn cũng được đảm bảo. Tuy nhiên, nếu muốn phân tích kỹ hơn về tình hình tài chính của đơn vị thì cần phải xem xét quan hệ bù đắp giữa các bộ phận tài sản và nguồn vốn .Căn cứ theo bảng cân đối kế toán, ta có ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm , nguồn vốn thường xuyên đều lớn hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn ( 12.241.825.302> 5.958.144.312 và 15.153.900.530> 4.155.114.722.) .Như vậy, tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn là tốt ,Công ty đã hình thành tài sản cố định và đầu tư dài hạn hoàn toàn bằng nguồn vốn thường xuyên.Số liệu nay được tổng hợp vào bảng sau đây:
Biểu số 3: Quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn với các loại tài sản Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại
Thời gian
Năm 2000
Năm 2001
Tài sản
-TSLĐ và ĐTNH
-TSCĐ và ĐTDH
Tổng tài sản
13.175.034.151
5.958.144.312
19.133.178.463
16.187.848.732
4.155.114.722
20.342.936.454
Nguồn vốn
-Nợ phải trả
Nợ NH
Nợ DH
-Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
8.651.054.621
8.127.110.395
1.759.701.460
10.482.123.842
19.133.178.463
9.185.901.076
8.897.612.666
3.996.838.152
11.157.062.378
20.342.936.454
Vốn thường xuyên = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Vốn thường xuyên đầu năm là 12.241.825.302 và cuối năm là 15.153.900.530
Vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
b. Kết quả tài chính.
Biểu đồ 4: So sánh kết quả tài chính Năm 2000 và Năm 2001
Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch tuyệt đối
So sánh tương đối
Doanh thu thuần
65.604.322.338
86.816.664.040
21.012.341.702
32,05%
Giá vốn hàng bán
55.281.315.640
71.389.443.568
16.108.127.928
29,14%
Chi phí bán hàng
4.556.162.830
10.933.595.057
6.377.432.227
139%
Chi phí quản lý doanh nghiệp
4.695.786.038
3.232.906.932
1.462.879.106
31,15%
Lợi nhuận kinh doanh
1.071.057.830
1.260.718.483
189.660.653
17,7%
Nhận xét :
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 189.660.653 đồng tương đương với mức tăng 17,7%. Đạt được kết quả tốt đẹp đó là nhờ vào hai nguyên nhân. Nguyên nhân trực tiếp là do mức hàng hoá tiêu thụ tăng dẫn đến doanh thu thuần tăng 32,05% tương đương với 21.012.341.072 đồng . Nguyên nhân gián tiếp là do công ty tăng chi phí bán hàng nhằm đẩy mạnh hàng hoá bán ra .Chi phí bán hàng của Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại đã tăng mạnh trong năm 2001 so với năm 2000 , tăng khoảng 139% tương ứng với số tiền là 63.773.432.227 đồng . Cùng với việc tăng chi phí bán hàng ,Công ty đã thực hiện giảm chi phí quản lý doanh nghiệp từ 4.695.786.038 đồng xuống còn 3.232.906.932 đồng . Xu hướng này đã tạo ra hiệu quả rõ rệt đối với hoạt động kinh doanh của Công ty VINATRANCO. Công ty cần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá ,dịch vụ nhằm làm tăng doanh thu thuần nhiều hơn nữa để mức tăng doanh thu lớn hơn mức tăng chi phí. Có như vậy thì lợi nhuận của Công ty mới tăng gấp đôi hoặc hơn thế nữa.
* Căn cứ vào số liệu tổng hợp được và tình hình biến động theo chiều hướng khả quan của thị trường xuất nhập khẩu trong thời gian tới .Để có thể phát triển công ty ngang tầm với thời đại công ty đưa ra những mục tiêu chính cần đạt được trong thời gian sắp tới như sau:
- Phát triển hơn nữa các loại hình dịch vụ của công ty,tập trung chủ yếu vào dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu lấy đó làm cơ sở để công ty vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam và trong khu vực Đông Nam á.
- Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên phấn đấu đào tạo và đào tạo lại bổ sung kiến thức chuyên môn và tỷ trọng nhân viên có trình độ đại học tới 80% vào năm 2005.
- Thị phần trong nước phải chiếm giữ vào năm 2005 là 15%.
- Hiện đại hoá cơ sở vật chất của công ty ngang với các công ty giao nhận hàng đầu trên thế giới.
- Hoàn thành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 vào năm 2002.
*Về các chỉ tiêu tài chính công ty phải đạt được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Biểu đồ 5: Chỉ tiêu dự toán về hoạt động kinh doanh của công ty VINATRANCO
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Giao nhận hàng hoá
Tấn
75000
80000
87000
2
Vận chuyển hàng hoá
Tấn/km
1500000
1900000
2300000
3
Doanh thu
Triệu VND
89000
95000
105000
4
Nộp ngân sách
Triệu VND
14500
15000
158000
5
Lợi nhuận
Triệu VND
7500
8000
8700
(Nguồn: Định hướng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2002-2004 của công ty VINATRANCO):
c. Các đối thủ cạnh tranh:
Với đà phát triển mạnh mẽ của buôn bán và vận tải quốc tế , các dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng, trở thành một ngành dịch vụ có quy mô lớn. Chính vì thế mà một loạt các tổ chức trong và ngoài nước cùng chen chân vào thị trường dịch vụ giao nhận, làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Hiện nay ở Việt Nam tồn tại hơn 200 doanh nghiệp cả trong và ngoài nước kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
Trước tình hình như vậy, để tồn tại và phát triển bản thân VINATRANCO phải tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, nắm bắt các điể mạnh yếu của họ đẻ từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh thích hợp. Trên thị trường giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu nhìn chung có thể kể ra các đối thủ chính của công ty như:
- VIETTRANS : Công ty giao nhận kho vận ngoại thương là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, ra đời cùng thời gian với VINATRANCO nhưng công ty hoạt động chủ yếu làm dịch vụ xuất nhập khẩu. Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường VINATRANCO mở rộng phạm vi sang thị trường giao nhận quốc tế và trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của VIETTRANS. Công ty này dựa vào cơ sở vật chất vững mạnh, đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, có mối quan hệ tốt với chính quyền và chi nhánh rộng khắp cả nước.
-VIETFRACHT: Công ty đại lý vận tải và thuê tàu, là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực môi giới hàng hải và thuê tàu. Công ty có lợi thế là có sẵn các mối quan hệ rộng lớn với các hãng vận tải lớn trên thế giới. Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu cũng là một mãng kinh doanh giữ vị trí quan trọng trong công ty, tận dụng lợi thế của mình công ty ngày càng mở rộngt hị trường giao nhận và trở thành đối thủ tiềm tàng của VINATRANCO trên thị trường giao nhận.
-GEMATRANS: Là công ty liên doanh của Pháp và ngành hàng hải của Việt Nam, có uy tín trên thị trường nước ta. Công ty có đội tàu biển trọng tải lớn, chạy thường xuyên trên các tuyến hải ngoại cho nên công ty có ưu thế trong các dịch vụ trọn gói, vận tải liên hợp..., đặc biệt là dịch vụ gom hàng và triển lãm. Ngoài ra GEMATRANS có mạng lưới trên toàn quốc, do đó dịch vụ trên thị trường nội địa cũng chiếm tỷ trọng lớn. So với VINATRANCO công ty này có lợi thé hơn hẳn đó là cơ sở vật chất kỹ thuật rất tốt, có đội tàu biển riêng do đó giá cước đưa ra thường hợp lý hơn và có thể tận dụng vận chuyển hai chiều. Trên thị trường Việt Nam, GEMATRANS là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường giao nhận hiện nay với thị phần khoảng 20%.
- KONOIKE: là một công ty của Nhật có mạng lưới giao nhận trên khắp thế giới, trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Uy tín của công ty trên thị trường rất cao và hiện nay VINATRANCO đang làm đại lý cho công ty này.
- NISSHIN: là một công ty giao nhận quốc tế của Nhật Bản. Với tiềm lực mạnh mẽ của mình, công ty thâm nhập vào thị trường giao nhận Việt Nam một cách nhanh chóng, nắm giữ các dịch vụ giao nhận hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là các nước thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Công ty này chính là công ty gây khó khăn nhất cho VINATRANCO bởi vì hoạt động giao nhận của công ty chủ yếu là giao nhận hàng nhập khẩu.
Ngoài các đối thủ trên thì VINATRANCO còn phải cạnh tranh với một lượng đông đảo các công ty Nhà nước khác và rất nhiều các công ty tư nhân đang hoạt động ngày càng có hiệu quả.
*Biểu đồ 6: Cơ cấu thị phần của các doanh nghiệp giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu trên thị trường Việt Nam giai đoạn 1997-2001:
Doanh nghiệp
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
VINATRANCO
5.94
6.12
5.58
6.00
6.05
VETTRANS
12.1
9.83
8.56
9.71
9.8
GEMATRANS
22.05
20.25
18.72
19.96
19.6
NISSHIN
7.32
11.3
12.8
8.45
8.3
KONOIKE
9.36
7.94
9.16
8.12
7.5
VIETFRACHT
2.59
3.02
2.95
3.25
3.2
Các doanh nghiệp khác
40.64
41.36
41.95
44.51
45.55
Tổng cộng
100
100
100
100
100
(Nguồn: Định hướng chiến lược kinh doanh các năm 1998-2002)
Hiện nay VINATRANCO đang đứng thứ 5 trong thị trường giao nhận với thi phần chiếm khoảng 6%. Có thể thấy là công ty đang bị mất dần thị trường sau khi các doanh nghiệp nước ngoài được phép tham gia vào kinh doanh loại dịch vụ này. Công ty phải có những biện pháp thích hợp giữ khách, lôi kéo khách hàng, nắm chắc thị phần thì mới có thể tồn tại và phát triển trong thời gian tới.
2. Những vấn đề về lao động trong công ty:
Theo quyết định số 176/HĐBT về sắp xếp lại lao động, công ty đã và đang hoàn thiện lại bộ máy tổ chức cho ngày càng gọn nhẹ và có hiệu quả hơn. Hiện nay số lượng lao động,cán bộ công nhân viên trong công ty tính đến ngày 31/12/2002 là hơn 3200 người. Đi đôi với việc cắt giảm nguồn nhân lực công ty đã có những biện pháp tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng người lao động thích hợp, nhằm tăng chất lượng lao động, sử dụng tối đa năng lực của từng cá nhân vào từng mục đích kinh doanh của công ty một cách có hiệu quả.
Đại hội công nhân viên chức của công ty là hình thức để người lao động trực tiếp tham gia quản lý công ty.Tại hội nghị này mọi vấn đề liên quan đến quan hệ lao động trong công ty sẽ được đưa ra thảo luận.
Sau khi thành lập lại công ty thì tuỳ theo tính chất và nhiệm vụ của từng công việc công ty,có xét đến quá trình công tác của người lao động công ty đã kí kết các loại hợp đồng lao động sau:
+Hợp đồng lao động 01 năm đối với lao động tuyển dụng mới.
+Hợp đồng lao động có thời hạm đến 03 năm đối với lao động đã dược tuyển dụng 01 năm mà công ty vẫn có nhu cầu.
+Hơp đồng lao động không xác định thời hạn đối với người lao động đã thực hiện hay gia hạn hợp đồng nhiều lần HĐLĐ có thời hạn 03 năm.
Hợp đồng lao động thể hiện sự bình đẳng trong các khoản mục được thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Lao động là cán bộ công nhân viên trong biên chế không nằm trong đối tượng kí hợp đồng lao động nói trên.
Khi hợp đồng lao động hết thời hạn mà không bên nào muốn chấm dứt hợp đồng thì hai bên sẽ kí lại hợp động lao động.Thời gian thực hiện của hợp đồng lao động được cộng dồn để làm cơ sở tính toán thời gian giải quyết chế độ chính sách cho người lao động.
Các trường hợp hoãn,đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,chế độ trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định trong Bộ Luật Lao Động.Tuỳ theo từng năm giám đốc công ty rà soát số lao động trong công ty và:
+Chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động đã hết thời hạn mà không có nhu cầu kí tiếp.
+Chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đối với người lao động không đủ năng lực cần thiết cho công việc hoặc do công ty buộc phải thu hẹp loại công việc đó vì không có hiệu quả.
+Chấm dứt hợp đồng lao dộng trong trường hợp người lao động có nhiều sai phạm, không chấp hành sự điều động lao động,vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc tự ý bỏ việc.
Tuy nhiên có một thực tế là từ khi thành lập lại công ty thì có một số đông các lao động trước đây thuộc biên chế của công ty nhưng năng lực yếu kém do vậy làm giảm khả năng hoạt động của công ty nhưng công ty không có cách nào để có thể tổ chức lại tốt hơn do vậy phải cho đi học hoặc sắp xếp làm công việc khác phù hợp hơn .
Về thời gian làm việc trong công ty thì đối với công việc bình thường là 8 giờ/ngày,một tuần là 40 giờ. Với công việc khoán theo thời gian làm việc sẽ phụ thuộc vào công việc tuy nhiên người sử dụng lao động phải đảm bảo sức khoẻ,các chế độ để tái tạo sức lao động cho người lao động.
Tất cả lao động trong công ty đều được nghỉ và hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ, ngày tết do Nhà nước quy định. Người lao động được nghỉ 12 ngày đối với lao động bình thường, 14 ngày đối với lao động nặng nhọc, nguy hiểm. Số ngày nghỉ phép hằng năm tăng thêm, cứ công tác liên tục trong 5 năm được tăng thêm 1 ngày. Ngoài ra, người lao động có thể xin nghỉ thêm ngoài tiêu chuẩn không hưởng lương nếu được Giám đốc công ty đồng ý.
Về vấn đề lương- thu nhập nguyên tắc trả lương và phân phối tiền thưởng thực hiện trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước và Bộ Thương mại được cụ thể hoá bằng quy chế trả lương hiện hành của Công ty. Người lao động được tạo điều kiện để lao động hết khẳ năng và được trả lương theo kết quả lao động của bản thân, phù hợp với kết quả và hiệu quả của công ty.
Quỹ lương được chia thành 3 phần :
+ Phần quỹ lương giao cho Giám đốc xí nghiệp trực thuộc chi trả cho người lao động.
+ Quỹ lương dành cho công tác hỗ trợ giảm biên chế
+ Phần quỹ lương dành cho khen thưởng các nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và dự phòng cân đối cuối năm.
Ngoài lương, thưởng trong năm, người trực tiếp tham gia lao động sản xuất còn được đảm bảo chế độ ăn ca, định mức xăng xe công tác. Trong trường hợp Công ty không có lãi thì quỹ lương toàn Công ty chỉ bằng lương cơ bản. Tuy nhiên, Công ty đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành kế hoạch để cán bộ công nhân viên được hưởng quỹ lương theo đơn giá.
Người lao động trong công ty ngoài việc được hưởng các quyền lợi nói trên còn được ban giám đốc công ty thực hiện đúng các quy trình về an toàn lao động và vệ sinh lao động cho người lao động. Giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và thực hiện trang bị phòng hộ lao động đầy đủ, đúng chính sách chế độ, đảm bảo chất lượng ; định kỳ tổ chức tập huấn và kiểm tra an toàn lao động 2lần/năm. Người lao động có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và thực hiện nghiêm chỉnh quy trình, quy phạm an toàn, nội quy của công ty, cấm làm bừa, làm ẩu gây tai nạn lao động. Công ty tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động ít nhất 1 lần/năm.
3.Thực tiễn ký kết và thực hiện các loại hợp đồng tại công ty VINATRANCO:
a.Thực tiễn ký kết hợp đồng
Các chủng loại hợp đồng kinh tế mà Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại đã ký kết là:
-Hợp đồng mua bán hàng hoá
-Hợp đồng dịch vụ
-Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá
-Hợp đồng gia công , đại lý , uỷ thác
Mặc dù Công ty luôn phải cạnh tranh với các công ty và dịch vụ về ký kết hợp đồng nhưng VINATRANCO vẫn dành được nhiều hợp đồng. Điều đó chứng tỏ sự tín nhiệm của khách hàng đối với Công ty. Sở dĩ có được điều đó là do Công ty luôn đưa ra mức giá cả hợp lý , điều kiện giao hàng thuận tiện... , luôn hỗ trợ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
Công tác kinh doanh của Công ty tuân theo những quy định , những quyết định của nhà nước cũng như pháp luật trong và ngoài nước. Các hợp đồng ký kết đều hạn chế tối đa các việc sai sót về thủ tục và nghiệp vụ. Công tác hợp đồng có nhiều tiến bộ, đảm bảo thi hành đúng tiến độ , có rất ít trường hợp bị phạt do vi phạm. Có thể nói, thực tiễn ký kết các chủng loại hợp đồng kinh tế vừa đáp ứng mục tiêu kinh doanh vừa đảm bảo tính hợp lý về mặt pháp lý.
Tuy nhiên, quá trình ký kết hợp đồng ở VINATRANCO còn nhiều khẽ hở , chưa chặt chẽ . Cụ thể là còn một số điều khoản mà các bên tham gia thoả thuận chưa dược đày đủ cụ thể. Ví dụ như điều khoản về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng. Người ký kết hợp đồng cho rằng quan hệ giữa Công ty và bạn hàng là dựa trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau do vậy không cần thiết phải quy định điều khoản này trong hợp dồng. Nhưng thực tế cho thấy, để đảm bảo cho việc thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thì cần phải thoả thuận một biện pháp bảo đảm vật chất nào đó như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh... đã được Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định.
Mặc dù vẫn còn một vài thiếu sót trong khi thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng song về chủ yếu các điều khoản trong các hợp đồng mà Công ty đã ký kết đều được quy định chặt chẽ và phù hợp với quy định của pháp luật. Chính vì vậy đây là cơ sở để đảm bảo không có tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng của Công ty VINATRANCO từ trước đến nay.
b.Thực tiễn tình hình thực hiện hợp đồng
Có thể nói, các hợp đồng tại VINATRANCO đều phù hợp với quy định của pháp luật và được thực hiện theo đúng nghĩa vụ của các bên.Thực hiện hợp đồng là thực hiện những nghĩa vụ phát sinh của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trong nhiều năm hoạt động VINATRANCO luôn đặt “chữ tín” lên hàng đầu vì vậy việc thực hiện hợp đồng luôn luôn được chú trọng quan tâm nhằm đảm bảo uy tín của Công ty với bạn hàng trong và ngoài nước. Việc thực hiện hợp đồng tại Công ty là việc làm chủ động và sáng tạo của đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ chuyên cần sao cho tiến độ thực hiện nhanh , đúng thời hạn đã thoả thuận. Đặc biệt việc đảm bảo các nguyên tắc thực hiện được đúng và đầy đủ. thể hiện trong việc giao trả hàng cho khách theo đúng đối tượng của hợp đồng , số lượng , khối lượng mà các bên đã thoả thuận.
Hoạt động của Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại-VINATRANCO đã đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng và thoả mãn được yêu cầu của thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển hàng hoá ở trong và ngoài nước. Trong quá trình hoạt động Công ty đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ kinh doanh vững vàng về nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài ra Công ty là một trong những công ty luôn chấp hành những quy định của nhà nước theo từng thời điểm phù hợp, không có tình trạng trốn lậu thuế đối với các mặt hàng có yếu tố nước ngoài. Nhờ vậy mà việc ký kết và thực hiện hợp đồng có nhiều thuận lợi.
4. Vấn đề thực hiện các luật về nghĩa vụ tại công ty:
a. Về vấn đề Thuế:
Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại tuy mới chuyển sang cơ chế mới nhưng công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước,cụ thể công ty đã nộp các khoản thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế giá trị gia tăng; Thuế môn bài,Thuế xuất nhập khẩu; Thuế thu trên vốn; Tiền thuê đất.
Biểu đồ 7: Tình hình nộp ngân sách năm 2001 Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại:
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu
Số còn phải nộp đầu năm
Số PS phải nộp trong năm
Số đã nộp trong năm
Số còn phải nộp cuối năm
A
1
2
3
4
Thuế GTGT phải nộp
266.318.865
1.962.916.103
1.948.008.425
251.411.183
Thuế GTGT hàngXK
23.998.574
981.066.069
919.614.670
85.449.973
Thuế XNK
37.493.999
972.157.126
927.953.958
81.697.140
Thuế TNDN
17.374.3678
451.513.729
371.423.678
253.833.729
Thuế thu trên vốn
74.000.000
74.000.000
74.000.000
74.000.000
Tiền thuê đất
324.299.805
309.911.100
197.005.900
437.205.005
Thuế môn bài
4.900.000
4.900.000
Thuế TN cá nhân
9.999.500
9.848.200
19.477.500
370.200
Tổng cộng
353.218.121
3.785.246.258
3.542.769.488
595.694.891
* Thuế giá trị gia tăng:
-Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT), công ty áp dụng các quy định tại:
+ Luật thuế GTGT số 02/2997/QH9 được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 01/05/1997
+ Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của chính phủ quy định chi tiết thi hành thuế GTGT.
+ Thông tư số 112/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 79/2000/NĐ-CP
+ Quyết định số 855/1998/QĐ-BTC ngày 16/7/1998 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ phát hành, chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng.
+ Quyết định số 1329 TCT/QĐ/NVI ngày 18/9/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành quy trình quản lý hoàn thuế GTGT.
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh vào giá trị tăng thêm của sản phẩm qua mỗi khâu luân chuyển .Thuế này có ưu điểm là :
Tránh được hiện tượng thuế chồng lên thuế
Mang tính thống nhất đối với mọi khâu chuyển dịch sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, bảo đảm tính công bằng với mọi ngành nghề kinh doanh.
Hạn chế được hiện tượng trốn thuế
Trên lý thuyết thuế GTGT có thể được tính toán bằng 4 phương pháp. Song ở Việt nam, chúng ta vận dụng chủ yếu 2 phương pháp :khấu trừ thuế và tính thuế trực tiếp
+ Đối với phương pháp khấu trừ thuế :
- Thuế GTGT đầu ra phải nộp = ( giá bán ra * thuế suất)
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = ( giá mua vào * thuế suất)
- Thuế GTGT phải nộp = (Thuế GTGT đầu ra phải nộp - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ).
( Trong đó giá bán ra và giá mua vào là giá chưa có thuế)
+ Đối với phương pháp tính thuế trực tiếp:
Doanh thu - Giá trị vật tư
tính thuế hàng hoá mua
vào tương ứng
với doanh thu
tính thuế
Thuế GTGT phải nộp =Thuế suất
* Thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN) Công ty áp dụng các quy định tại:
+ Luật thuế TNDN được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 11 tháng 5 năm 1997.
+ Nghị định của chính phủ số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Nghị định của chính phủ số 26/2001/NĐ-CP ngày 04/6/2001 sửa đổi bổ xung một số điều của nghị địng số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20/2/2002 hướng dẫn thi hành nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 04/06/2001 của chính phủ và nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào phần thu nhập chịu thuế của các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá , dịch vụ. Có thể kể đến 2 tác dụng nổi bật của luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thuế TNDN góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, qua đó góp phần tạo ra nguồn thu ngày càng lớn cho ngân sách nhà nước.
Thuế TNDN bảo đảm sự đóng góp công bằng giữa các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; thể hiện sự công bằng giữa các thành phần kinh tế thông qua quy định về thuế suất cũng như là những quy định về chế độ chứng từ, hoá đơn, về công tác kiểm tra, kiểm soát, về thưởng phạt, khiếu nại.
Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất Thuế TNDN
Trong đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ ba hoạt động là hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.
* Thuế xuất nhập khẩu:
Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các mặt hàng xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Trước hết , Thuế xuất nhập khẩu cũng là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Ngoài ra,sắc thuế này còn giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động xuất nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước. Nói cách khác thuế xuất nhập khẩu không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với bộ phận kinh tế đối ngoại mà còn giúp phần định hình xu hướng tiêu dùng nội địa. Căn cứ tính thuế suất hoặc nhập khẩu gồm hai yếu tố, đó là thuế suất và giá tính thuế. Trong đó thuế suất thuế xuất nhập khẩu phụ thuộc vào từng loại hàng hoá còn giá tính thuế cũng thay đổi theo quy định của hợp đồng đối với mỗi thương vụ ngoại thương. Trên thực té ở Việt nam,các doanh nghiệp thường áp dụng giá CIF dành cho hàng nhập khẩu, giá FOB dành cho hàng xuất khẩu( song đó không phải là quy định bất di bất dịch). Và thuế xuất nhập khẩu được tính theo công thức sau:
Thuế xuất khẩu = Số lượng hàng * Giá tính thuế * Thuế suất
hoặc nhập khẩu hoá XK hoặc NK
Mọi nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật được Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại chấp hành nghiêm chỉnh cả về mặt số lượng và thời gian.
b. Về vấn đề Sổ sách kế toán:
Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước với tư cách pháp nhân trong kinh doanh tiến hành chế độ hạch toán kế toán độc lập. Là một đơn vị kinh doanh quy mô vừa phải , nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều , do vậy hiện nay công ty đang áp dụng hình thức hạch toán Nhật ký - Chứng từ . đây là hình thức kế toán đơn giản dễ hiểu , dễ làm , dễ kiểm tra số liệu và có nhiều ưu điểm hơn so với các hình thức khác .
áp dụng hình thức kế toán này kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và chi tiết trong cùng một quá trình và trên cùng một loại sổ sách tạo điều kiện thúc đẩy các mặt kế toán được tiến hành kịp thời phục vụ nhạy bén yêu cầu quản lý , đảm bảo số liệu chính xác tạo ra một mối làm việc mới có tính chất rằng buộc lẫn nhau đảm bảo tiến độ công việc đồng đều ở tất cả các khâu của phòng kế toán công ty.
Công Ty Kho vận và dịch vụ thương mại quốc doanh thuộc quyền quản lý của nhà nước , vì vậy khi xây dựng hệ thống tài khoản công ty đã áp dụng đúng chế độ quy định của Nhà Nước .
Trên cơ sở hệ thống sổ sách kế toán công ty đã sử dụng các tài khoản , các sổ sách kế toán theo đúng chế độ hiện hành của Nhà Nước .
Trình tự ghi sổ và hạch toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ :
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng kê chi tiết số phát sinh
Sổ cái
Bảng tổng kết TS và các báo cáo Kế Toán
Ghi chú : Ghi cuối tháng :
Ghi hàng ngày :
Đối chiếu kiểm tra :
5. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại công ty:
*Tranh chấp về lao động:
Về vấn đề kỷ luật lao động và giải quyết tranh chấp, Công ty quy định: Nếu cán bộ công nhân viên trong Công ty vi phạm kỷ luật lao động thì tuỳ theo mức độ đều bị xử lý theo pháp luật và nội quy lao động cuả công ty, với các hình thức kỷ luật:
+ Phê bình cảnh cáo
+ Hạ cấp bậc lương
+ Chuyển việc khác
+ Buộc thôi việc
Mức độ kỷ luật do Hội đồng kỷ luật Công ty quyết định.
Trường hợp có đơn tố giác tranh chấp lao động thì người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn phải cùng nhau xem xét hoà giải trên tinh thần hợp tác, hoà giải đảm bảo lợi ích của 2 bên trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đơn. Nội dung và quá trình hoà giải được quy định cụ thể trong Bộ luật lao động của nước CHXHCNVN.
*Tranh chấp về kinh tế:
Là một doanh nghiệp Nhà nước công ty VINATRANCO luôn luôn thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về pháp luật do đó công ty chưa để xảy ra xảy ra một trường hợp tranh chấp về kinh tế nào. Nếu có xảy ra một trường hợp thắc mắc nào về phía khách hàng thì công ty nhanh chóng giải quyết một cách nhanh chóng theo tinh thần hoà giải,đảm bảo lợi ích của các bên do vậy từ trước đến nay công ty luôn là một địa chỉ tin cậy của khách hàng.
Kết luận:
Trong thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó khăn từ phía Công ty cũng như từ phía Nhà nước song Công ty vẫn hoạt động với năng suất và hiệu quả cao, tạo ra cho Công ty quy mô hoạt động rộng hơn . Nhờ đó doanh thu của Công ty ngày càng tăng, chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cơ sở vật chất của Công ty cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện hơn. Ngoài ra VINATRANCO còn là thành viên của hiệp hội giao nhận vận tải Việt nam VIFFAS ,VCCI, FIATA..
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Luật Kinh tế-Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Mạnh Và cô Lê Hồng Anh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện báo cáo này.
Xin cảm ơn các anh, chị Phòng Vận tải Công ty Kho vận dịch vụ thương mại đã giúp đỡ và cung cấp cho em những thông tin bổ ích trong quá trình thực tập này
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 03 năm 2003
Sinhviên
Trịnh THanh Hà
Phụ lục:
I.Quyết định thành lập công ty và các lần thay đổi nghành nghề kinh doanh:
* Quyết định thành lập doanh nghiệp: (Bộ Trưởng Bộ Thương mại)
- Căn cứ Nghị định số 95-CP ngày 4-12-1993 của chính phủ quy định chứ năng quyền hạn và tổ chức bộ máy của bộ thương mại.
- Căn cứ thông báo số 11-TB ngày 09-02-1995 của văn phòng chính phủ về việc thành lập lại Tổng công ty kho vận thương nghiệp thành Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại .
- Theo đề nghị của ông Vụ Trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Ông Tổng giám đốc Tổng Công ty Kho vận Thương nghiệp.
Quyết định
Điều I : Thành lập lại Tổng Công ty Kho vận Thương nghiệp thành Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại .
Điều II : Doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kế toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, có con dấu theo quy định của Nhà nước .
Doanh nghiệp có trụ sở tại : Số 251 Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội .
Và có Chi nhánh, văn phòng tại :
1. Chi nhánh Kho vận và dịch vụ thương mại tại Hải Phòng .
2. Xí nghiệp vận tải Thương mại tại Hà Nội .
3. Xí nghiệp gia công giầy xuất khẩu - Đông Anh - Hà Nội .
4. Chi nhánh Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại Đông Anh - Hà Nội .
5. Các cửa hàng, xưởng trạm (có phụ lục kèm theo)
Điều III :
1. Vốn kinh doanh : 5.344.000.000 đ
2. Các ngành nghề :
- Kinh doanh kho - vận tải hàng hoá và đại giao nhận vận tải .
Mặt hàng kinh doanh cụ thể theo điều lệ Bộ Thương Mại đã duyệt
Điều IV : Doanh nghiệp có nhiệm vụ :
1. Làm đầy đủ thủ tục ĐKKD và hoạt động đúng quy định của Nhà nước .
2. Thực hiện đầy đủ nội dung ĐKKD và chịu tránh nhiệm trước pháp luật.
Điều V : Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký .
Các ông (bà) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Thương Mại, Ông Giám đốc Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại chịu tránh nhiệm thi hành quyết định này .
*Đăng ký thành lập doanh nghiệp Nhà nước
Tên doanh nghiệp : Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại
Trụ sở giao dịch : 251 Phố Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội .
Tên cơ quan sáng lập : Bộ Thương Mại
QĐ thành lập DNNN : Số 109TM/TCCB ngày 22/02/1995 của Bộ Thương Mại
Số ĐKKD : 109777
Ngành nghề KD : Kinh doanh kho, vận tải hàng hoá và đại lý giao nhận vận tải hàng hoá (Mặt hàng kinh doanh cụ thể theo điều lệ Bộ Thương Mại đã duyệt) .
Vốn : 5.344.000.000 đ .
*Ngày 25 tháng 03 năm 1995
Đăng ký khi thay đổi Kinh doanh (lần thứ 1).
Ngành nghề kinh doanh bổ sung :
1. Sản xuất gia công giày xuất khẩu .
2. Kinh doanh nông sản, vật tư nguyên liệu, dầu mỡ, nhờn, máy móc phương tiện vận tải .
3. Dịch vụ cho thuê văn phòng .
*Ngày 04 tháng 12 năm 1996
Đăng ký thay đổi kinh doanh (lần 2)
Ngành nghề kinh doanh bổ sung :
- Kinh doanh thiết bị hàng tiêu dùng theo QĐ số 08/06/1999/QĐ - BTM ngày 06/07/1999 của Bộ Thương Mại .
*Ngày 30 tháng 07 năm 1999
Đăng ký thay đổi kinh doanh (lần 3)
Ngành nghề kinh doanh bổ sung :
- Kinh doanh kho bãi, thuê và cho thuê nhà xưởng ; vận chuyển quá cảnh, môi giới tàu biển ; sản xuất và giá công bao bì hàng hoá (QĐ số 0123/2000/QĐ-BTM ngày 26/01/2000 của Bộ Thương Mại)
*Ngày 25 tháng 02 năm 2000
Đăng ký thay đổi kinh doanh (lần 4)
- Trụ sở giao dịch : Số 473 Phố Minh KHai - Quận Hai Bà Trưng - TP. Hà nội (có xác nhận của UBND Phường Vĩnh Tuy ngày 01/12/2000) .
*Đăng ký thay đổi kinh doanh (lần 5)
- Vốn tăng : 3.205.370.836 đ .
- Tổng số vốn : 8.549.370.836 đ .
(Tám tỷ năm trăm bốn mươi chín triệu ba trăm bảy mươi ngàn tám trăm ba mươi sáu đồng)
Trụ sở giao dịch : Có xác nhận của Cục Tài Chính Doanh nghiệp trong văn bản số 83/KV-TCKT ngày 27/03/2001 của Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại)
*Ngày 20/04/2001
Đăng ký thay đổi kinh doanh (lần 6)
Ngành nghề kinh doanh bổ sung :
- Sản xuất, gia công hàng may mặc, dịch vụ kinh doanh hàng, vận chuyển hàng quá cảnh, hàng triển lãm .(QĐ số 0581/2001/QĐ-BTM ngày 05/06/2001 của Bộ Thương Mại)
*Ngày 20/06/2001
Giấy chứng nhận ĐK mã số Doanh nghiệp XNK
Mã số : 0100107691-1
Tên doanh nghiệp : Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại .
Tên giao dịch nếu có : VINATRANCO
Địa chỉ : Số 473 Phố Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội
Điện thoại : (04)6.360.983 - (04)6.360.590
Số ĐKKD : 109777
Cơ quan cấp ĐKKD : Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội .
*Ngày 06 tháng 04 năm 2001
Đăng ký thành lập doanh nghiệp Nhà nước
Tên doanh nghiệp : Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại .
Trụ sở giao dịch : Số 473 Phố Minh KHai - Quận Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội .
Tên cơ quan sáng lập : Bộ Thương Mại
QĐ thành lập doanh nghiệp Nhà nước : 109 TM/TCCB ngày 22/02/1995 của Bộ Thương Mại
Số ĐKKD : 109777
Ngành nghề kinh doanh : Kinh doanh kho vận tải hàng hoá và đại lý giao nhận, vân tải hàng hoá (Mặt hàng kinh doanh cụ thể theo điều lệ Bộ Thương Mại đã duyệt) .
Vốn : 5.344.000.000 đ .
Ngày cấp giấy Chứng nhận ĐKKD
25/03/1995
II.Hệ thống văn bản pháp quy mà công ty VINATRANCO áp dụng:
1.Các VBQPPL điều chỉnh về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 01-05:
TT
Số và ký hiệu
văn kiện
Ngày tháng
văn kiện
Trích yếu nội dung
a
b
c
d
1.
46/2001/QĐ- TTg
04/04/2002
QĐ của TTCP về quản lý XK, NK hàng hoá thời kỳ 01-05
2.
11/2001/TT-BTM
18/04/2001
TT hướng dẫn thực hiện QĐ số 46/2001/QĐ- TTg
3.
06/2001/TT-BYT
23/04/2001
TT hướng dẫn việc XK, NK thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người thời kỳ 01-05
4.
02/2001/TT-TCBĐ
25/04/2001
TT hướng dẫn việc XK, NK hàng hoá thời kỳ 01-05 đối với hàng hoá thuộc quản lý chuyên ngành của TCBĐ
5.
01/2001/TT-BCN
26/04/2001
TT hướng dẫn việc XK, NK hoá chất thời kỳ 01-05
6.
02/2001/TT-BCN
27/04/2001
TT hướng dẫn việc XK khoảng sản hàng hoá thời kỳ 01-05
7.
14/2001/TT-BTM
02/05/2001
TT hướng dẫn việc mua bán hàng hoá quan biên giới trên bộ giữa VN và TQ
8.
08/2001/TT-BYT
27/04/2001
TT hướng dẫn việc XK, NK trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành thời kỳ 01-05
9.
344/2001/QĐ-BTS
02/05/2001
QĐ của Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản về quản lý XK, NK hàng thuỷ sản chuyên ngành thời kỳ 01-05
10.
10/2001/QĐ-KHCNMT
11/05/2001
QĐ của Bộ trưởng Bộ KHCNMT về việc ban hành tạm thời danh mục các loại phế liệu đã được sử lý thành nguyên liệu được phép xuất khẩu
11.
55/2001/QĐ-BNNPTNT
11/05/2001
QĐ của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc công bố danh mục TĂCN, nguyên liệu dùng chế biến TĂCN được nhập khẩu vào VN thời kỳ 01-05
12.
2601/BLD
04/05/2001
Danh mục mỹ phẩm nước ngoài
13.
2783/BLD
16/05/2001
Giải quyết các vướng mắc của các doanh nghiệp và thời gian chuyển tiếp cho việc NK mỹ phẩm
14.
09/2001/TT-BYT
21/05/2001
TT hướng dẫn thực hiện việc XK,NK và xin sinh phẩm miễn dịch dùng cho giai đoạn 01-05
15.
1102/TM-XNK
07/05/2001
Thời hạn NK một số mặt hàng trong danh mục hàng cấm XK
16. Bộ Tài Chính số 577-BTc/TCT về việc hướng dẫn phânloại hàng hoá
17. Văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải hàng hoá XNK :
a. Chính sách chung về hàng hoá XNK và Hải quan :
- Nghị định số 114/HĐBT ngày 07/04/1992 của HĐBT về quản lý Nhà nước đối với XNK .
- Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990 .
- Nghị định số 171/HĐBT ngày 27/05/1991 về việc ban hành quy định cụ thể thủ tục Hải quan và lệ phí Hải quan .
+ Quy định về thủ tục Hải quan và lệ phí Hải quan .
b. Giao nhận bằng đường biển
- Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam ngày 30/06/1990 (trích)
- QĐ 2073/QĐVT ngày 06/10/1990 của Bộ GT-VT về việc ban hành thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển Việt Nam .
- QĐ 305/BH ngày 09/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển.
c.Giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không
- Trích bộ luật hàng không dân dụng Việt Nam.
2.Các công ước quốc tế:
-Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận đơn
-Nghị định thư bổ sung Visby 1968
-Nghị định thư bổ sung SDR 1979
-Công ước Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển
-Công ước về việc thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế
-Những quy tắc thống nhất cho một chứng từ vận tải tổng hợp
-Công ước Liên Hợp Quốc về vận tải hàng hoá đa phương quốc tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC542.doc