Toàn bộ các hợp đồng kinh tế của Công ty BDC đều được lưu tại Phòng Kinh doanh để theo dõi về các mặt sau đây:
- Thời gian thực hiện và hoàn thành bàn giao công trình.
- Danh mục thiết bị (được sản xuất trong nước hay nhập ngoại, nếu là nhập ngoại thì phải tiến hành nhập khẩu ngay để đảm bảo tiến độ hợp đồng).
- Thanh toán hợp đồng: gửi các công văn đề nghị bên A thanh toán theo đúng quy định trong hợp đồng.
- Các công việc phát sinh khác.
Bên cạnh đó, Phòng Kinh doanh sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra mức vốn tạm ứng để thực hiện hợp đồng (bởi vì có hợp đồng quy định bên B phải ứng 100% vốn để thực hiện, sau khi hoàn thanh bàn giao công trình mới thanh toán 100% giá trình hợp đồng). Nếu mức vốn tạm ứng vượt quá khả năng về vốn lưu động của Công ty thì sẽ phải huy động nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng.
Thống kê số hợp đồng Công ty đã thực hiện trong năm 2002 là 332 hợp đồng, sáu tháng đầu năm 2003 là 132 hợp đồng.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty ứng dụng phát triển phát thanh - Truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng:
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật phát thanh truyền hình có chức năng nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào việc chế tạo ra các sản phẩm mới, có chất lượng cao và tính năng phù hợp với điều kiện riêng có của từng khách hàng, từng địa phương.
* Nhiệm vụ:
- Luôn luôn học hỏi kinh nghiệm cũng như tiếp thu các kỹ thuật tiên tiến trong nước và trên thế giới để áp dụng vào công tác nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm của Công ty.
- Nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm mới phù hợp với điều kiện của từng khách hàng trong nước.
- Thực hiện chuyển giao công nghệ mới xuống Trung tâm kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất hàng loạt sản phẩm.
- Thường xuyên duy trì mối liên hệ với khách hàng trong nước để tiếp nhận những thông tin phản hồi về các sản phẩm của Công ty. Từ đó, có hướng cải tiến thiết bị cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế và tính năng sử dụng của thiết bị.
- Thực hiện chính sách marketing của Công ty đối với các sản phẩm mới.
- Thực hiện lắp đặt thiết bị cho các công trình lớn, có tầm quan trọng cần đến các kỹ sư lành nghề và am hiểu sâu sắc kỹ thuật.
- Tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn thiết bị trong từng dự án cụ thể.
1.7.5. Trung tâm Kỹ thuật:
* Chức năng:
Trung tâm Kỹ thuật có chức năng trực tiếp sản xuất, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các thiết bị phát thanh truyền hình do Công ty cung ứng.
* Nhiệm vụ:
- Sản xuất, lắp ráp các thiết bị chuyên ngành phát thanh truyền hình theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của BDC.
- Sản xuất lắp ráp các thiết bị điện tử dân dụng cho thị trường Việt nam trong tương lai.
- Dịch vụ trước và sau khi bán hàng của BDC như khảo sát, thiết kế, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các thiết bị chuyên dụng và dân dụng, tư vấn kỹ thuật và đào tạo cho các cán bộ kỹ thuật địa phương.
- Thực hiện chính sách marketing của Công ty.
- Thường xuyên duy trì mối liên hệ với khách hàng trong nước để tiếp nhận những thông tin phản hồi về các sản phẩm và dịch vụ của Công ty. Từ đó, đề xuất và báo cáo lên Ban Giám đốc có biện pháp chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan giải quyết.
- Có kế hoạch tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm.
1.7.6. Trung tâm Điện - Điện tử:
* Chức năng:
Kinh doanh các mặt hàng Điện - Điện tử dân dụng và thiết bị văn phòng.
* Nhiệm vụ:
- Kinh doanh các thiết bị Điện - Điện tử dân dụng và thiết bị văn phòng theo nhiều hình thức khác nhau như đại lý, ký gửi, v.v..
- Thực hiện công tác tiếp thị nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thị phần và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Phải thực hiện rất tốt dịch vụ sau bán hàng, các dịch vụ bảo hành bảo trì, sửa chữa thiết bị, nhằm mang lại sự hài lòng và tin tưởng cho người tiêu dùng cũng như nâng cao uy tín Công ty.
- Trung tâm tự lo một phần vốn cho hoạt động kinh doanh theo cơ chế khoán nội bộ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và Công ty.
1.7.7. Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ:
* Chức năng:
Thực hiện việc tư vấn cho khách hàng về chủng loại thiết bị, cấu hình thiết bị, các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị; tư vấn lập dự án trong lĩnh vực phát thanh truyền hình; lập các hồ sơ đấu thầu trong và ngoài nước.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, các Trung tâm sản xuất chương trình phát thanh truyền hình cho các Đài Phát thanh truyền hình địa phương.
- Lập dự án khả thi và luận chứng Kinh tế kỹ thuật cho các dự án trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.
- Tư vấn đầu tư và công nghệ về các lĩnh vực khác như audio, vidieo; âm thanh ánh sáng phim trường, sân khấu; hệ thống trang âm cho các studio và các hội trường lớn; hệ thống điều hoà không khí tring tâm cho các toà nhà lớn,…
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn sử dụng, chuyển giao công nghệ cho các cán bộ của Đài địa phương trong việc sử dụng hệ thống thiết bị mới.
1.7.8. Chi nhánh Công ty tại TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ:
Được sáp nhập từ Công ty XNK vật tư truyền thanh Truyền hình, thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam năm 2002, và trở thành Chi nhánh của Công ty tại TP Hồ Chí Minh. Chi nhánh có nhiệm vụ đại diện cho Công ty tại phía Nam thực hiện các công việc phục vụ lợi ích chung của toàn Công ty.
1.7.9. Xí nghiệp Cơ khí Điện tử:
Xí nghiệp cơ khí điện tử có chức năng và nhiệm vụ sản xuất các thiết bị phát thanh như các loại cột anten, tăng âm truyền thanh, các vật tư cơ khí phục vụ cho sản xuất của Công ty.
1.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty:
Dưới đây là bảng tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng cân đối cuối năm kế toán của Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình trên cơ sở các báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong vòng 4 năm tài chính (từ năm 1998 đến năm 2001):
TT
Chỉ tiêu đánh giá
Năm 1998
(VND)
Năm 1999
(VND)
Năm 2000
(VND)
Năm 2001
(VND)
I
Kết quả SXKD:
1
Tổng doanh thu
34.040.239.728
35.511.263.395
31.671.436.320
47.870.774.815
2
Doanh thu thuần
33.052.708.419
35.207.037.561
31.671.436.320
47.659.528.111
3
Lợi nhuận trước thuế
995.991.822
2.188.258.630
1.445.233.291
514.586.812
4
Lợi nhuận sau thuế
614.542.827
1.488.015.869
982.758.638
349.919.032
II
Cân đối kế toán:
1
Tổng tài sản, trong đó:
33.483.386.017
34.672.274.728
39.205.539.645
47.441.166.626
1.1
Tài sản lưu động
30.928.374.491
31.592.305.947
37.258.391.121
45.616.535.681
1.2
Tài sản cố định
2.555.011.526
3.079.968.781
2.736.922.955
2.559.120.748
2
Nguồn vốn
33.483.386.017
34.672.274.728
39.205.539.645
47.441.166.626
(Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC)
Phần 2
Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức cơ sở của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình.
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001 và 2002 của Công ty BDC:
Dưới đây là Bảng tổng hợp kết quá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001 và 2002 căn cứ vào những báo cáo tài chính, báo cáo thuế và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã được kiểm toán nhà nước kiểm tra và xác nhận.
(Đơn vị: Đồng)
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
1
Tổng doanh thu
47.870.774.815
45.672.188.274
2
Các khoản giảm trừ
211.246.704
203.837.949
3
Doanh thu thuần
47.659.528.111
45.468.305.325
4
Giá vốn hàng bán
37.983.057.523
34.993.891.221
5
Lợi tức gộp
9.676.470.588
10.474.459.104
6
Chi phí bán hàng
2.463.927.761
3.163.246.813
7
Chi phí QLDN
6.443.356.212
6.734.754.926
8
Lợi tức thuần từ HĐKD
309.791.786
576.493.365
9
Thu nhập từ HĐTC
357.554.011
306.205.701
10
Chi phí HĐTC
135.875.905
126.384.574
11
Lợi tức từ HĐTC
221.678.106
179.821.127
12
Các khoản thu nhập bất thường
140.512.183
121.825.974
13
Chi phí bất thường
57.395.263
46.347.645
14
Lợi tức bất thường
83.116.920
75.478.329
15
Tổng lợi tức trước thuế
514.586.812
831.792.821
16
Thuế lợi tức phải nộp
164.667.780
26.173.702
17
Lợi tức sau thuế
349.919.032
565.619.118
(Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC)
2.2. Phân bổ nhân lực:
Đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên ngành, công nhân cơ khí, điện của BDC gồm có:
- Tiến sĩ kinh tế
01 người
- Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành điện tử:
4 người
- Kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật:
55 người
- Thạc sỹ kinh tế, cử nhân kinh tế:
15 người
- Công nhân lành nghề:
110 người
(Trong đó, số lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề từ bậc 4/7 trở lên là 60 người)
Ngoài ra, Công ty BDC còn có một đội ngũ hơn 50 cộng tác viên là các giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư đầu ngành hiện đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu, Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương và địa phương, các cơ sở sản xuất... luôn kết hợp cùng cán bộ kỹ thuật của Công ty nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm do BDC sản xuất cũng như chất lượng các công trình do BDC đảm nhận.
2.3. Cách thức tính lương của Công ty BDC:
Thu nhập hàng tháng của cán bộ công nhân viên Công ty BDC bao gồm hai phần sau.
Phần 1: lương cơ bản theo quy định của nhà nước
Phần 2: lương năng suất được tính theo hệ số, theo từng chức vụ và bộ phận.
Thu nhập thực tế = Lương cơ bản + Lương năng suất.
Thu nhập bình quân của các cán bộ công nhân viên Công ty (theo báo cáo tổng kết năm 2002) là khoảng 1.400.000 đồng/người.tháng.
2.3.1. Lương cơ bản:
Lương cơ bản = Mức lương cơ bản (280.000 đồng/người.tháng) x Hệ số lương cấp bậc quy định (Tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/93 của Chính phủ).
Công ty luôn luôn đảm bảo mức lương cơ bản cho tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty.
2.3.2. Lương năng suất:
Lương năng suất hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và được phân phối theo nguyên tắc: Năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của từng người, không phân phối bình quân, khuyến khích những người thực sự có tài năng, có trình độ chuyên môn cao.
Lương năng suất = Lương cơ bản x Hệ số lương năng suất (quy định của Công ty) x Hệ số điều chỉnh (quy định của Công ty)
Hệ số điều chỉnh: Được quy định như sau:
- Giám đốc Công ty
1
- Phó giám đốc Công ty
0,95
- Giám đốc các Trung tâm và các Trưởng phòng nghiệp vụ
0,80
- Phó giám đốc các Trung tâm và Phó trưởng các phòng nghiệp vụ
0,75
- CBCNV lao động tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ
0,65
- CBCNV có thời gian đóng góp cho Công ty dưới 2 năm
0,5
- Hệ số tài năng trẻ
1
(Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC)
- Hệ số phòng ban 0,05 nhằm tăng thêm thu nhập cho CBCNV của 3 bộ phận: (Trung tâm kỹ thuật, Trung tâm âm thị tần, Trung tâm ứng dụng công nghệ mới).
Danh sách CBCNV hưởng hệ số điều chỉnh 0,5 và 1 sẽ do Giám đốc quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Trưởng các phòng ban.
Những người vi phạm kỷ luật, quy chế làm việc của Công ty sẽ bị trừ 10% -30% phần lương năng suất tuỳ theo mức độ vi phạm.
- Hệ số điều chỉnh hàng quý sẽ được xem xét lại theo kết quả lao động của từng người.
Hệ số lương năng suất:
Hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Căn cứ vào tình hình hoạt động SXKD, Giám đốc Công ty sẽ công bố hệ số lương năng suất áp dụng cho từng quý.
Nghỉ ốm, nghỉ thai sản được hưởng 75% lương năng suất.
2.4. Khả năng về tài chính:
2.4.1. Cơ sở vật chất:
- Trụ sở chính đặt tại: 61 Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tổng diện tích: 275m2.
- Xí nghiệp Cơ khí Điện tử: Đường Bê Tông, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tổng diện tích: 11.132m2.
2.4.2. Các thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải:
- Các thiết bị đo lường, kiểm tra chuyên dụng cho ngành phát thanh truyền hình đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu nghiên cứu khoa học, sản xuất, lắp ráp, chuyển giao công nghệ cho công trình.
- Dây chuyền lắp ráp IKD, CKD, SKD các loại máy phát thanh FM công suất đến 5KW, phát hình công suất từ 50W á 5000W băng VHF, máy phát hình băng UHF, các loại dàn anten phát thanh phát hình dải rộng, có độ tăng ích cao.
- Dây chuyền sản xuất máy tăng âm truyền thanh bán dẫn, công suất 50W á 1200W.
- Các loại thiết bị cơ khí: máy hàn, máy gò, dập,... công nghệ mới để sản xuất cột anten, vỏ hộp máy, anten ...
- Trang thiết bị nhà xưởng hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, các tiêu chuẩn môi trường và an toàn lao động theo quy định của Nhà nước.
- Các loại phương tiện vận tải: gồm 7 ô tô các loại.
2.4.3. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty BDC:
Trong những năm 2000-2002 tình hình kinh tế thế giới, khu vực bị suy thoái và bất ổn định đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của nước ta. Công ty BDC chịu sự quản lý của Nhà nước do đó cũng ít nhiêu bị ảnh hưởng.
Tổng nguồn vốn tại chỗ của Công ty năm 2002 đạt 221 tỷ đồng tăng 31% so với năm 2001, gấp hơn 2 lần so với năm 2000 (Mức tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống 24,5%). Trong đó VCSH chiếm 50%, vốn LĐ chiếm 22%, vốn kinh doanh chiếm 23% còn lại là các nguồn vốn khác.
Nhận định đúng tình hình, Công ty đã huy động của nhiều nguồn khác nhau như của cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm tranh thủ nguồn vốn tạm thời nhàn rổi. Vì vậy, Công ty đã cải thiện dần được phần nào sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh doanh.
2.5. Giới thiệu các công trình đã và đang thực hiện:
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của toàn ngành phát thanh truyền hình, Công ty BDC đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung đó. Thành tích này được thể hiện qua các công trình mà Công ty đã và đang thực hiện. Tất cả hướng tới mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành phát thanh truyền hình trong cả nước.
Các công trình Công ty thực hiện đều đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất về kỹ thuật và mỹ thuật dưới sự giám sát của các các cơ quan kiểm định Nhà nước, của các cơ quan chức năng và chuyên gia nước ngoài.
Dưới đây, là một số công trình tiêu biểu mà Công ty đã và đang thực hiện trong vòng 5 năm trở lại.
2.5.1. Các công trình cung ứng, lắp đặt máy phát hình công suất lớn đã thực hiện:
TT
Tên công trình / Dự án
Công việc thực hiện
Giá trị
(đồng)
1
Dự án: Trạm phát lại THVN tại CHDCND Lào (thủ đô Viên Chăn, Lào).
Thiết bị: Hệ thống máy phát hình màu VHF 20KW THOMCAST và thiết bị phụ trợ.
Chủ đầu tư: TT Kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng, Đài THVN.
- Cung ứng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành.
- Hoàn thành 05/2002.
8.450.000.000
2
Dự án: Hỗ trợ máy phát hình cho Đài THQG Lào.
Thiết bị: Máy phát hình màu 10KW THOMCAST và thiết bị phụ trợ
Chủ đầu tư: TT Kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng, Đài THVN.
- Cung ứng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành.
- Hoàn thành 05/2002.
3.033.230.000
3
Dự án: Nâng cấp thiết bị Đài Phát hình quốc gia VTV3 tại Thanh Hoá.
Thiết bị: Hệ thống máy phát hình màu VHF 5KW THOMCAST và thiết bị phụ trợ.
Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án VTV3, Đài THVN.
- Cung ứng, lắp đặt tại Đài PHQG VTV3 tại Thanh Hoá.
- Hoàn thành 03/2002.
3.761.230.000
4
Dự án: Nâng cấp thiết bị Đài Phát hình quốc gia VTV3 tại Huế.
Thiết bị: Hệ thống máy phát hình màu VHF 5KW THOMCAST và thiết bị phụ trợ.
Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án VTV3, Đài THVN.
- Cung ứng, lắp đặt tại Đài PHQG VTV3 tại Thanh Hoá.
- Hoàn thành 06/2002.
3.228.800.000
5
Công trình: Hệ thống phát hình màu
VHF 1KW – HARRIS (Mỹ).
Chủ đầu tư: Đài PT-TH Đà Nẵng
- Cung ứng, lắp đặt tại Đài PT-TH Đà Nẵng.
- Hoàn thành 09/2000.
1.464.800.000
6
Công trình: Máy phát hình màu 1KW VHF – ITALIA.
Chủ đầu tư: Đài PT-TH Hà Tây
- Cung ứng, lắp đặt tại Đài PT-TH Hà Tây.
- Hoàn thành 07/1999.
1.844.300.000
7
Công trình: Máy phát hình màu VHF 1KW THOMCAST – Pháp.
Chủ đầu tư: Đài PT-TH Quảng Bình
- Cung ứng, lắp đặt tại Đài PT-TH Quảng Bình.
- Hoàn thành 1999.
1.044.000.000
2.5.2. Các công trình cung ứng, lắp đặt máy phát thanh AM và FM công suất lớn đã thực hiện:
TT
Tên công trình / Dự án
Công việc thực hiện
Giá trị
(đồng)
1
Dự án: Đài Phát sóng phát thanh sóng trung Việt nam VN2 tại Ô Môn, Cần Thơ.
Thiết bị: Hệ thống phát thanh sóng trung:
+ DX 2000KW- HARRIS (Mỹ)
+ DX 500KW- HARRIS (3 hệ thống)
Chủ đầu tư: Đài Tiếng nói Việt Nam
- Nhập khẩu ủy thác thiết bị.
- Lắp đặt cùng chuyên gia hãng Harris.
- Hoàn thành: năm 1997
- Lắp đặt:
2.694.477.000
- Nhập khẩu ủy thác:
1.250.000.000
2
Công trình: Hệ thống phát thanh sóng trung 10KW – HARRIS (Mỹ)
Chủ đầu tư: Đài PT-TH Hoà Bình
- Cung ứng, lắp đặt tại Đài PT-TH Hoà Bình.
- Hoàn thành 1997.
937.000.000
3
Công trình: Hệ thống máy phát thanh sóng trung 10KW-HARRIS (Mỹ)
Chủ đầu tư: Đài PT-TH Minh Hải
- Cung ứng, lắp đặt tại Đài PT-TH Minh Hải.
- Hoàn thành 1997.
1.174.000.000
4
Công trình: Máy phát thanh 1KW và 2KW – BDC lắp đặt cho 9 tỉnh.
Chủ đầu tư: Đài Tiếng nói Việt Nam
- Cung ứng, lắp đặt tại 09 đài PT-TH địa phương.
- Hoàn thành 1997.
2.648.700.000
5
Công trình: Máy phát thanh FM 2KW – ITALIA và thiết bị Studio (04 hệ thống).
Chủ đầu tư: Ban QLCT đưa thông tin về cơ sở, Đài Tiếng nói Việt Nam
- Cung ứng, lắp đặt tại 04 đài PT-TH địa phương.
- Hoàn thành 1998.
4.502.000.000
6
Công trình: Hệ thống máy phát sóng FM Stereo 5KW HARRIS và thiết bị làm chương trình phát thanh, Đài PT-TH Hải Dương
Chủ đầu tư: UBND tỉnh Hải Dương
- Cung ứng, lắp đặt tại Đài PT-TH Hải Dương.
- Hoàn thành 1999.
1.750.000.000
7
Công trình: Hệ thống máy phát sóng FM Stereo 5KW HARRIS (Mỹ) và thiết bị làm chương trình phát thanh cho Đài PT-TH Quảng Bình.
Chủ đầu tư: UBND tỉnh Quảng Bình
- Cung ứng, lắp đặt tại Đài PT-TH Quảng Bình.
- Hoàn thành 2000.
1.276.024.000
8
Công trình: Đầu tư thiết bị cho Đài Phát thanh thành phố Viên Chăn, Lào.
Thiết bị: Máy phát thanh FM 2KW và 500W của BDC cùng thiết bị khác.
Chủ đầu tư: Cục Thông tin đại chúng, Bộ Thông tin Văn hoá Lào.
- Cung ứng, lắp đặt tại Đài Phát thanh thành phố Viên Chăn.
- Hoàn thành: 03/2002
537.000.000
2.5.3. Các công trình về thiết bị làm chương trình phát thanh truyền hình, xe truyền hình lưu động, các Studio phát thanh truyền hình đã và đang thực hiện:
TT
Tên công trình / Dự án
Công việc thực hiện
Giá trị
(đồng)
A
Thiết bị làm chương trình phát thanh, truyền hình:
1
- Dự án: Nhà Biên tập kỹ thuật phát thanh 41-43 Bà Triệu, Hà Nội.
- Thiết bị: Hệ thống thiết bị làm chương trình phát thanh kỹ thuật số.
- Chủ đầu tư: Đài Tiếng nói Việt Nam
- Nhập khẩu ủy thác.
- Lắp đặt cùng chuyên gia hãng Studer và Trung tâm Âm thanh, Đài TNVN.
- Lắp đặt:
67.500.000.000
- Nhập khẩu ủy thác:
1.200.000.000
2
- Dự án: Trung tâm phát thanh truyền hình tỉnh Hà Tĩnh.
- Thiết bị: Hệ thống Camera truyền hình lưu động kỹ thuật số của SONY – Nhật Bản.
- Chủ đầu tư: UBND tỉnh Hà Tĩnh
- Cung ứng, lắp đặt tại Đài PT-TH Hà Tĩnh.
- Hoàn thành 12/2000.
1.660.800.000
3
- Dự án: Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Sơn La.
- Thiết bị: Hệ thống làm chương trình phát thanh kỹ thuật số.
- Chủ đầu tư: Đài Tiếng nói Việt Nam
- Nhập khẩu uỷ thác.
- Tham gia lắp đặt với chuyên gia nước ngoài.
- Hoàn thành 8/2001.
1.976.454.000
4
- Dự án: Cung cấp, lắp đặt vật tư trang thiết bị Studio cho Đài PT-TH Quảng Ngãi.
- Thiết bị: Hệ thống thiết bị làm chương trình truyền hình của SONY – Nhật Bản.
- Chủ đầu tư: UBND tỉnh Quảng Ngãi
- Cung ứng, lắp đặt, chuyển giao công nghệ tại Đài PT-TH Quảng Ngãi.
- Hoàn thành 6/1998.
6.764.000.000
5
- Dự án: Đầu tư nâng cấp thiết bị cho Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Thiết bị: Hệ thống thiết bị chuyên dùng thu nhạc cho Đài TNVN.
- Chủ đầu tư: Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Cung ứng, lắp đặt tại Trung tâm Âm thanh, Đài TNVN.
- Hoàn thành 07/1997.
4.221.000.000
B
Xe truyền hình lưu động, các trạm truyền phát lưu động:
1
- Dự án: Đầu tư thiết bị SXCT truyền hình.
- Thiết bị: Hệ thống thiết bị làm chương trình truyền hình trên xe truyền hình lưu động của IKEGAMI - Nhật Bản.
- Chủ đầu tư: UBND tỉnh Bà Rỵa Vũng Tàu.
- Cung ứng, lắp đặt và chuyển giao công nghệ.
- Hoàn thành 02/2002.
13.456.000.000
2
- Dự án: Đầu tư thiết bị cho Đài PT-TH Hải Phòng.
- Thiết bị: Hệ thống thiết bị làm chương trình truyền hình trên xe truyền hình lưu động của SONY - Nhật Bản.
- Chủ đầu tư: UBND TP Hải Phòng.
- Cung ứng, lắp đặt và chuyển giao công nghệ.
- Hoàn thành 2/2002.
5.068.000.000
3
- Thiết bị: Hệ thống Viba lưu động của CTE – Italy cho Đài Phát thanh truyền hình Quảng Ngãi.
- Chủ đầu tư: Đài PT-TH Quảng Ngãi
- Cung ứng, lắp đặt và chuyển giao công nghệ.
- Hoàn thành 2001.
780.000.000
4
- Thiết bị: Hệ thống Viba lưu động của DB – Italy cho Đài Phát thanh truyền hình Hải Phòng.
- Chủ đầu tư: Đài PT-TH Hải Phòng
- Cung ứng, lắp đặt và chuyển giao công nghệ.
- Hoàn thành 1998.
855.000.000
C
Dàn đèn phim trường, các Studio phát thanh truyền hình:
1
- Dự án: Trung tâm phát thanh truyền hình tỉnh Quảng Ninh.
- Hạng mục: Thi công phần trang âm cho các Studio phát thanh truyền hình.
- Chủ đầu tư: UBND tỉnh Quảng Ninh
- Thi công phần trang âm.
- Hoàn thành 3/2002
2.900.000.000
2
- Dự án: Trung tâm phát thanh truyền hình Đăk Lăk.
- Hạng mục: Thi công trang âm, phông màn bàn ghế, lắp đặt dàn đèn phim trường cho các Studio phát thanh truyền hình.
- Chủ đầu tư: UBND tỉnh Đăk Lăk.
- Thi công phần trang âm.
- Lắp đặt dàn đèn phim trường.
- Hoàn thành 7/2002.
2.156.000.000
3
- Dự án: Lắp đặt thiết bị trang âm, điều hoà ánh sáng Studio.
- Hạng mục: Thi công phần trang âm, điều hoà cho các Studio phát thanh truyền hình.
- Chủ đầu tư: Đài PTTH Hà Giang
- Thi công phần trang âm, điều hoà nhiệt đô và ánh sáng.
- Hoàn thành 06/1998.
883.609.000
4
- Dự án: Lắp đặt thiết bị trang âm, điều hoà ánh sáng cho các phim trường.
- Hạng mục: Thi công phần trang âm, điều hoà cho các Studio S1 và S2.
- Chủ đầu tư: Đài PTTH Hải Phòng
- Thi công phần trang âm, điều hoà nhiệt đô và ánh sáng.
- Hoàn thành 12/1998.
378.000.000
2.5.4. Các công trình thuộc dự án "Phủ sóng vùng lõm thuộc vùng sâu, vùng núi, vùng cao, biên giới và hải đảo" của Đài THVN và chương trình Đưa thông tin về cơ sở của Đài TNVN.
TT
Tên công trình / Dự án
Công việc thực hiện
Giá trị
(đồng)
A
Dự án của Đài Truyền Hình Việt Nam:
1
Dự án: Phủ sóng truyền hình vùng lõm năm 1997.
Thiết bị: Trạm phát lại truyền hình và hệ thống TVRO.
Chủ đầu tư: Đài Truyền hình Việt Nam
- Sản xuất, cung cấp, lắp đặt tại các Đài Truyền thanh Truyền hình cấp huyện
4.266.110.000
2
Dự án: Phủ sóng truyền hình vùng lõm năm 1998.
Thiết bị: Trạm phát lại truyền hình và hệ thống TVRO.
Chủ đầu tư: Đài Truyền hình Việt Nam
- Sản xuất, cung cấp, lắp đặt tại các Đài Truyền thanh Truyền hình cấp huyện
6.153.400.000
3
Dự án: Phủ sóng truyền hình vùng lõm, vùng sâu vùng xa, biên giới và hải đảo năm 1999.
Thiết bị: Trạm phát lại truyền hình và hệ thống TVRO.
Chủ đầu tư: Đài Truyền hình Việt Nam
- Sản xuất, cung cấp, lắp đặt tại các Đài Truyền thanh Truyền hình cấp huyện
3.104.600.000
4
Dự án: Phủ sóng truyền hình vùng lõm năm 2000.
Thiết bị: Trạm phát lại truyền hình và hệ thống TVRO.
Chủ đầu tư: Đài Truyền hình Việt Nam
- Sản xuất, cung cấp, lắp đặt tại các Đài Truyền thanh Truyền hình cấp huyện
2.842.700.000
5
Dự án: Phủ sóng truyền hình vùng lõm năm 2001.
Thiết bị: Trạm phát lại truyền hình và hệ thống TVRO.
Chủ đầu tư: Đài Truyền hình Việt Nam
- Sản xuất, cung cấp, lắp đặt tại các Đài Truyền thanh Truyền hình cấp huyện
2.986.000.000
B
Dự án của Đài Tiếng nói Việt Nam:
1
Dự án: Đưa thông tin về cơ sở năm 1997.
Thiết bị: Hệ thống máy phát FM cùng hệ thống thu vệ tinh RRO.
Chủ đầu tư: Đài Tiếng nói Việt Nam
- Sản xuất, cung cấp, lắp đặt tại các Đài Truyền thanh Truyền hình cấp huyện.
- Hoàn thành: năm 1997
6.527.391.000
2
Dự án: Đưa thông tin về cơ sở năm 1998.
Thiết bị: Hệ thống máy phát FM cùng hệ thống thu vệ tinh RRO.
Chủ đầu tư: Đài Tiếng nói Việt Nam
- Sản xuất, cung cấp, lắp đặt tại các Đài Truyền thanh Truyền hình cấp huyện.
- Hoàn thành: năm 1998
3.774.271.000
3
Dự án: Đưa thông tin về cơ sở năm 1999.
Thiết bị: Hệ thống máy phát FM cùng hệ thống thu vệ tinh RRO.
Chủ đầu tư: Đài Tiếng nói Việt Nam
- Sản xuất, cung cấp, lắp đặt tại các Đài Truyền thanh Truyền hình cấp huyện.
- Hoàn thành: năm 1999
2.487.654.000
4
Dự án: Đưa thông tin về cơ sở năm 2000.
Thiết bị: Hệ thống máy phát FM cùng hệ thống thu vệ tinh RRO.
Chủ đầu tư: Đài Tiếng nói Việt Nam
- Sản xuất, cung cấp, lắp đặt tại các Đài Truyền thanh Truyền hình cấp huyện.
- Hoàn thành: năm 2000
4.463.576.200
5
Dự án: Đưa thông tin về cơ sở năm 2001.
Thiết bị: Hệ thống máy phát FM cùng hệ thống thu vệ tinh RRO.
Chủ đầu tư: Đài Tiếng nói Việt Nam
- Sản xuất, cung cấp, lắp đặt tại các Đài Truyền thanh Truyền hình cấp huyện.
- Hoàn thành: năm 2001
6.423.846.250
Phần 3
Những hoạt động chủ yếu của Phòng kinh doanh
Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình
Phòng Kinh doanh - Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình hiện có 6 người với cơ cấu như sau:
- 1 Trưởng phòng với nhiệm vụ chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các hoạt động của phòng.
- 1 Phó Trưởng phòng với nhiệm vụ giúp việc cho Trưởng phòng trong công tác quản lý nhân viên và công việc kinh doanh của phòng.
- 4 nhân viên trực tiếp thực hiện công việc.
Tất cả các thành viên của Phòng Kinh doanh đều đã tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành, đã qua các khoá đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn. Một điểm mạnh nữa của các thành viên Phòng Kinh doanh là tất cả đều có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Phòng Kinh doanh đều đã qua các lớp đào tạo quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý chính trị cao cấp nên họ đã có khả năng lãnh đạo tốt, tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho Công ty.
Các nhân viên phòng kinh doanh đều có tuổi đời trẻ, có trình độ nghiệp vụ tinh thông và năng động và nhiệt tình trong công việc. Đây cũng được xem như một thế mạnh của phòng kinh doanh.
Như phần I đã đề cập về chức năng và nhiệm vụ của Phòng Kinh doanh, dưới đây em xin trình bày chi tiết tới các hoạt động chính nhằm làm rõ hơn vai trò của phòng trong hoạt động chung của Công ty. Với vai trò là đầu mối duy nhất giao dịch với các đối tác nước ngoài, Phòng kinh doanh đã thực hiện đúng chức năng của mình là đại diện cho Công ty thực hiện các giao dịch thương mại, cụ thể như sau:
3.1. Thương mại trong nước:
3.1.1. Soạn thảo các công văn giấy tờ:
Đây là một trong những công việc được đánh giá là quan trọng trong hoạt động của Phòng Kinh doanh. Như chúng ta đều biết, các giao dịch trong thương mại thường được thực hiện dưới dạng giao dịch bằng văn bản nên cách thức soạn thảo một văn bản thường có ý nghĩa quan trọng và mang tính chất quyết định cho từng hoạt động cụ thể.
Trong những hoàn cảnh cụ thể mà nội dung của công văn được soạn thảo khác nhau. Nơi nhận các công văn thường là các cơ quan chức năng, các khách hàng có liên quan trực tiếp đến lợi ích của Công ty như Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan, Cục hải quan các tỉnh thành phố, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các UBND tỉnh, đài Phát thanh Truyền hình địa phương,…
Trong sáu tháng đầu năm 2003, Phòng Kinh doanh đã soạn thảo 153 công văn với các nội dung như kiến nghị với cơ quan hải quan, giải trình với các cơ quan thuế và các đài Phát thanh Truyền hình địa phương, đề nghị các cơ quan chức năng giúp đỡ,… Và chính những công văn đó đã mang lại nhiều lợi ích chính đáng cho Công ty. Chẳng hạn như việc kiến nghị về mã thuếuan chức năng giúp đỡ,...ươngvănố, ĐàiTiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các UBND tỉnh, đài Phát than và thuế suất thuế nhập khẩu với Cục hải quan thành phố Hải Phòng và Bộ tài chính đã làm giảm số thuế thực nộp của hàng hoá nhập khẩu, cấu trừ cho Công ty một khoản tiền thuế khoảng 350.000.000 đồng.
3.1.2. Soạn thảo các báo giá thiết bị:
Với vai trò là đầu mối giao dịch về xuất nhập khẩu nên Phòng Kinh doanh luôn nắm vững những biến động ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như biến động về tỷ giá hối đoái, biến động về nguồn hàng. Theo đó, Phòng Kinh doanh luôn đề xuất các giải pháp thích hợp như thực hiện chính sách giá cả linh hoạt dao động quanh mức giá sàn, sử dụng cách thức chuyển đổi ngoại tệ thanh toán sang các ngoại tệ có khả năng thanh toán yếu hơn nhằm tránh tối đa rủi ro về tỷ giá,…
Các báo giá được Phòng Kinh doanh lập và gửi cho các Đài Phát thanh Truyền hình địa phương theo hai hình thức:
- Báo giá theo yêu cầu: Đáp ứng những yêu cầu cụ thể của khách hàng.
- Báo giá theo tháng: Hàng tháng, Phòng Kinh doanh tập hợp lại các thông tin về giá cả thiết bị. Sau đó tính toán và đưa ra một mức giá thích hợp áp dụng chung cho toàn Công ty và gửi đến những khách hàng địa phương.
Do vậy, thông thường hiệu lực của báo giá chỉ trong vòng 30 ngày kể từ ngày lập. Nếu quá thời hạn đó mà khách hàng mới có nhu cầu mua thì Phòng Kinh doanh xem xét lại, đồng thời trình Ban Giám đốc cho ý kiến chỉ đạo.
Trong sáu tháng đầu năm 2003, Phòng Kinh doanh đã soạn thảo và gửi 185 báo giá cho các khách hàng trong nước. Số lượng báo giá được thực hiện là 123 báo giá, đạt tỷ lệ 66.5% - một tỷ lệ khá cao.
3.1.3. Soạn thảo các thông báo giao việc:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, Phòng Kinh doanh lập thông báo giao việc sản xuất - nghiên cứu, trình Giám đốc ký và giao cho các bộ phận là Trung tâm Kỹ thuật, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển thực hiện.
Bản thông báo giao việc gồm có những nội dung chính như sau:
- Các căn cứ lập thông báo giao việc: căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, căn cứ yêu cầu của khách hàng, căn cứ yêu cầu về phát triển sản phẩm mới,…
- Nội dung giao việc: sản xuất thiết bị gì, phát triển sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất bằng phương tiện nào,…
- Thời gian thực hiện.
- Chi phí được tạm ứng để thực hiện công việc (thông thường kèm theo một bảng dự toán chi phí).
- Nơi nhận thông báo giao việc: Các trung tâm có liên quan, Phòng Kế toán (để theo dõi), Các Phó Giám đốc (để báo cáo) và lưu Phòng Kinh doanh.
Trong sáu tháng đầu năm 2003, Phòng Kinh doanh đã soạn thảo 24 thông báo giao việc.
3.1.4. Soạn thảo và theo dõi các hợp đồng kinh tế:
Toàn bộ các hợp đồng kinh tế của Công ty BDC đều được lưu tại Phòng Kinh doanh để theo dõi về các mặt sau đây:
- Thời gian thực hiện và hoàn thành bàn giao công trình.
- Danh mục thiết bị (được sản xuất trong nước hay nhập ngoại, nếu là nhập ngoại thì phải tiến hành nhập khẩu ngay để đảm bảo tiến độ hợp đồng).
- Thanh toán hợp đồng: gửi các công văn đề nghị bên A thanh toán theo đúng quy định trong hợp đồng.
- Các công việc phát sinh khác.
Bên cạnh đó, Phòng Kinh doanh sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra mức vốn tạm ứng để thực hiện hợp đồng (bởi vì có hợp đồng quy định bên B phải ứng 100% vốn để thực hiện, sau khi hoàn thanh bàn giao công trình mới thanh toán 100% giá trình hợp đồng). Nếu mức vốn tạm ứng vượt quá khả năng về vốn lưu động của Công ty thì sẽ phải huy động nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng.
Thống kê số hợp đồng Công ty đã thực hiện trong năm 2002 là 332 hợp đồng, sáu tháng đầu năm 2003 là 132 hợp đồng.
3.1.5. Công tác đấu thầu:
Đây cũng là một trong những việc quan trọng của Công ty mà Phòng Kinh doanh phải đảm trách. Thông thường hàng năm, trong tổng số hợp đồng mà Công ty khai thác được thì có khoảng 40% tổng trị giá là từ hoạt động đấu thầu.
Như chúng ta đều biết, tốc độ phát triển nhanh của trình độ khoa học kỹ thuật cùng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các hoạt động trong cuộc sống đã rút ngắn vòng đời của một sản phẩm. Việc ứng dụng một tính năng mới vào thiết bị làm cho thiết bị được sản xuất trước đó bị lạc hậu, và đó là những khoản khấu hao vô hình mà chúng ta thấy rõ nhưng không thể đánh giá hết được. Chính vì lý do đó, các thiết bị phát thanh truyền hình (được phân loại trong nhóm thiết bị viễn thông) cũng có vòng đời sản phẩm tương đối ngắn.
Theo quy định chung của Bộ Tài chính, các thiết bị phát thanh truyền hình được xem như tài sản cố định của đơn vị sử dụng, thời gian khai thác trong vòng 5 năm với thời lượng 24/24 áp dụng cho tất cả các Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương và địa phương. Chính vì tần suất sử dụng thiết bị rất cao, cộng với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này đã làm cho “thị trường” thiết bị phát thanh truyền hình có một sự “ưu ái” đáng kể. Hàng năm, Nhà nước cấp một nguồn ngân sách tương đối lớn để đầu tư phát triển hệ thống các trạm phát sóng, các thiết bị làm chương trình,... cho các địa phương. Đồng thời, cho phép Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam dành một phần của nguồn vốn quảng cáo quay vòng đầu tư thiết bị nâng cấp cho công tác Phát thanh truyền hình.
Từ những dẫn chứng trên, chúng ta có thể hiểu tính chất quan trọng của công tác Phát thanh truyền hình. Hệ quả là có rất nhiều dự án trên 61 tỉnh thành phố và hơn 600 huyện của toàn đất nước được thực thi. Hầu hết các dự án đều được thực hiện dưới hình thức đấu thầu theo đúng quy định tại Nghị định số 88/2000 của Chính phủ.
Trong 6 tháng đầu năm 2003, Phòng Kinh doanh được Ban Giám đốc Công ty giao việc tham dự 15 gói thầu trong lĩnh vực Phát thanh và 9 gói thầu trong lĩnh vực Truyền hình. Số gói thầu được thực hiện là 8 gói, đạt tỷ lệ 30%.
Dưới đây là tóm tắt công tác chuẩn bị, lập hồ sơ dự thầu và các bước thực hiện đầu thầu trong lĩnh vực phát thanh truyền hình tại Phòng Kinh doanh, Công ty BDC.
Bước 1: Sau khi đã mua hồ sơ mời thầu (với giá 500.000 đ/bộ đối với đầu thầu trong nước), Phòng Kinh doanh tiến hành nghiên cứu lên cấu hình kỹ thuật cụ thể của hệ thống thiết bị mời thầu.
Bước 2: Tiến hành lấy chào giá của các hãng sản xuất thiết bị
Bước 3: Phối hợp với các phòng chức năng thực hiện các thủ tục khác:
- Phối hợp với Phòng Kế toàn làm bảo lãnh dự thầu cho gói thầu (thông thường, bảo lãnh dự thầu được lập dưới hình thức bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam).
- Phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính lấy danh sách nhân sự phục vụ cho công tác thi công theo đúng yêu cầu của gói thầu.
- Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng, Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ để thực hiện các công việc về kỹ thuật chuyên ngành như: Phương án tổ chức thi công công trình; Phân tích giải pháp công nghệ và tính ưu việt của thiết bị đề xuất; Tiến độ thực hiện công trình;...
Bước 4: Tính toán giá dự thầu:
Giá dự thầu là một trong những nhân tố quan trọng nhất của công tác đấu thầu. Việc tính giá không đúng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Công ty trong gói thầu và công tác thực hiện sau này (nếu trúng thầu).
Giá dự thầu thông thường là giá cuối cùng giao tại công trường sau khi đã tính toán đầy đủ các chi phí và thuế theo quy định. Cụ thể như sau (đối với thiết bị nhập khẩu):
- Căn cứ báo giá của nước ngoài (thông thường là giá FOB hoặc CIF/CIP), tính toán theo một tỷ giá quy đổi tạm.
- Thực hiện việc áp mã thuế nhập khẩu cho các thiết bị nhập khẩu (được trình bày thêm ở phần sau) và thuế GTGT theo quy định.
- Tính toán các chi phí vận chuyển, bảo hiểm, chi phí xếp hàng hoá,... giao tại công trường một cách hợp lý.
- Tính toán các phương án khác nhau và lập thư giảm giá trong từng trường hợp cụ thể. Thư giảm giá phải được nộp cùng hoặc sau khi nộp hồ sơ dự thầu, nhưng không được nộp sau thời gian đóng thầu.
Bước 5: Hoàn chình hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu
3.2. Thương mại quốc tế:
Trong phần này, em xin trình bày chi tiết hơn về các hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế của phòng, được thể hiện qua các hoạt động xuất nhập khẩu, đại lý bán hàng, tư vấn và chuyển giao công nghệ,...
3.2.1. Hoạt động Xuất nhập khẩu:
Hoạt động “ xuất nhập khẩu” là một trong những hoạt động chính và quan trọng nhất của phòng Kinh doanh. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh được Ban Giám đốc thông qua, Phòng Kinh doanh sẽ lên kế hoạch, tìm đối tác, thương thảo và ký kết các hợp đồng nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của Công ty.
Các dữ liệu dưới đây sẽ phản ánh cụ thể hơn về hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty.
a> Số lượng - trị giá các hợp đồng nhập khẩu đã thực hiện trong năm 2002:
- Số lượng: 19 hợp đồng
- Tổng trị giá các hợp đồng: 2,446,220 USD
(kim ngạch nhập khẩu) 159,000,000 ITL
2,746 DEM
31,631 FRF
b> Số lượng - trị giá các hợp đồng nhập khẩu đã thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2003:
- Số lượng: 21 hợp đồng
- Tổng trị giá các hợp đồng: 1,486,853.51 USD
(kim ngạch nhập khẩu) 81,480.00 EUR
c> Số lượng - trị giá các hợp đồng xuất khẩu đã thực hiện trong năm 2002:
- Số lượng: 3 hợp đồng
- Tổng trị giá các hợp đồng: 145,500 USD
(kim ngạch xuất khẩu)
Đánh giá tổng quan, hoạt động xuất khẩu của Công ty còn nhiều hạn chế do các khó khăn chung, đặc biệt là do trình độ công nghệ còn ở mức thấp. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Lào, Campuchia và Mianma, những nước mà trình độ khoa học công nghệ còn ở mức trung bình.
* Quy trình thực hiện một hợp đồng nhập khẩu thiết bị là hệ thống máy phát thanh, phát hình được thực hiện tại Phòng Kinh doanh, Công ty BDC:
Bước 1: Thương thảo, ký kết hợp đồng
- Căn cứ vào các chào giá của nhà cung cấp cho từng dự án cụ thể, Phòng Kinh doanh kiểm tra, đề xuất ý kiến báo cáo Ban Giám đốc về các điều kiện của hợp đồng sao cho có lợi nhất cho Công ty.
- Giao dịch với đối tác nước ngoài để thương thảo các điều khoản của hợp đồng qua email hoặc fax.
- Sau khi đã đạt được thống nhất, Phòng Kinh doanh soạn thảo hợp đồng và gửi sang đối tác để các bên cùng ký kết. (Luật Thương mại cho phép ký kết các hợp đồng ngoại thương qua fax va email). Nội dung chính của bản hợp đồng bao gồm:
+ Tên hàng hoá và thiết bị: Thường trong hợp đồng phải xác định rõ tính chất đồng bộ của hệ thống thiết bị.
+ Đơn giá và tổng giá trị của toàn bộ hợp đồng.
+ Điều kiện giao hàng: Thông thường, với các hàng là hệ thống máy phát thanh phát hình, do kích thước và khối lượng lớn, cồng kềnh nên phương thức vận tải là đường biển, điều kiện giao hàng thường quy định là CIF Hải Phòng, Việt Nam. Trong các trường hợp cần sớm lắp đặt hệ thống vì một lý do nào đó, phương thức vận chuyển sẽ được áp dụng là đường hàng không, điều kiện giao hàng là CIP Hà Nội. Tuy nhiên, việc vận chuyển bằng đường hàng không cho hệ thống máy phải chịu cước phí tương đối cao. Do vậy, cần phải cân nhắc tính hiệu quả trong hai phương thức này.
+ Điều kiện thanh toán: Với các hợp đồng có giá trị dưới 100,000 USD, Công ty thường đề xuất phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền (T/T). Phương thức này vừa nhanh mà phí chuyển tiền thấp. Tuy nhiên, nó cũng chỉ được áp dụng với các đối tác là bạn hàng tin tưởng của Công ty. Còn với những hợp đồng có giá trị lớn, phương thức thanh toán được thực hiện là L/C at-sight (việc xác nhận L/C hay không phụ thuộc vào yêu cầu của đối tác nước ngoài và phí xác nhận sẽ do đối tác chịu).
+ Điều kiện bảo hành: Thông thường, thời gian bảo hành của các hãng là 12 tháng kể từ ngày vận đơn (tức là ngày giao hàng cho người vận tải). Trong các công trình mà thời gian bảo hành dài hơn, Công ty phải thương thảo lại với phía đối tác để tính thêm mức phí bảo hành cho khoảng thời gian thêm đó.
+ Các chứng từ cần thiết đi kèm lô hàng: như Vận đơn (B/L), Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice), Phiếu đóng gói (Packing List), Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin), Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng hàng hoá do nhà sản xuất cấp (Certificate of Quantity and Quality), hợp đồng bảo hiểm (Insurance Policy), Biên bản kiểm tra các thông số trước khi xuất xưởng (Test Report) của thiết bị, ....
Bước 2: Thực hiện thanh toán đặt cọc hoặc thanh toán toàn bộ hoặc mở L/C theo hình thức quy định trong hợp đồng:
- Chuyển bộ hợp đồng đã ký kết xuống Phòng Kế toán Thống kê để thực hiện các thủ tục ngân hàng để chuyển tiền theo hình thức quy định.
+ Với hình thức T/T: Phòng Kế toán lập đề nghị chuyển tiền theo mẫu của ngân hàng, cùng với hợp đồng đã ký để chuyển ra Ngân hàng Ngoại thương mua ngoại tệ. Thông thường, việc chuyển tiền này được thực hiện trong vòng 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
+ Với hình thức L/C: Phòng Kinh doanh lập yêu cầu mở thư tính dụng theo mẫu của ngân hàng. Sau đó, bản yêu cầu này được chuyển trước cho đối tác kiểm tra và xem xét các điều kiện của L/C sẽ mở. Nếu chấp thuận, họ sẽ gửi thông báo lại. Nếu có điều kiện nào chưa thoả đáng thì hai bên tiến hành thương thảo lại để thống nhất. Sau khi đã thống nhất hoàn toàn, bản yêu cầu này được chuyển ra Ngân hàng Ngoại thương để thực hiện mở L/C.
- Sau khi đã thực hiện thủ tục thanh toán và nhận được điện chuyển tiền hoặc L/C, thông báo cho đối tác về tình trạng thanh toán và thúc giục họ thực hiện đúng cam kết của hợp đồng.
Bước 3: Chuẩn bị các thủ tục nhận hàng:
Theo quy định tại Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tường Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 và Thông tư số 02/2001/TT-TCBĐ ngày 25/04/2001 về việc hướng dẫn Quyết định trên đối với hàng hoá viễn thông thuộc quản lý chuyên ngành của Tổng cục Bưu điện, tất cả các hàng hoá là máy phát thanh, phát hình nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục hợp chuẩn thiết bị và xin Giấy phép nhập khẩu.
- Thủ tục hợp chuẩn thiết bị: đây là thủ tục bắt buộc trước khi làm thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu cho thiết bị. Các tài liệu cần thiết cho việc hợp chuẩn thiết bị bao gồm:
+ Các hợp đồng về việc mua bán, lắp đặt thiết bị.
+ Công văn của Cục Tần số Vô tuyến điện cho phép sử dụng một tần số nhất định. Cục Tần số Vô tuyến điện là cơ quan quản lý nhà nước về sử dụng tần số vô tuyến điện trên cả nước.
+ Tài liệu kỹ thuật của máy phát thanh phát hình cần hợp chuẩn.
+ Biên bản kiểm tra thiết bị trước khi xuất xưởng (Test Report).
+ Công văn xin hợp chuẩn thiết bị của Công ty.
Đơn vị tiếp nhận và xử lý hợp chuẩn thiết bị là Cục quản lý Chất lượng Bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính viễn thông. Thời gian xử lý trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Sau khi nhận được Giấy chứng nhận hợp chuẩn thiết bị, Phòng Kinh doanh sẽ thực hiện việc xin Giấy phép nhập khẩu cho thiết bị. Bộ Hồ sơ xin Giấy phép bao gồm:
+ Giấy phép hợp chuẩn thiết bị.
+ Hợp đồng nhập khẩu thiết bị
+ Công văn xin giấy phép nhập khẩu
Đơn vị tiếp nhận và cấp Giấy phép nhập khẩu cho thiết bị là Cục Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin khu vực 1, Bộ Bưu chính Viễn thông. Thời gian xử lý trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Bước 4: Thực hiện các thủ tục thông quan hàng hoá:
Sau khi được người bán thông báo về tình trạng hàng hoá đã sẵn sàng giao qua các đại lý vận tải, Phòng Kinh doanh chuẩn bị các thủ tục nhận hàng. Thông thường, một bộ chứng từ nhận hàng bao gồm:
- Tờ khai hải quan theo mẫu của Bộ Tài chính: 02 bản chính
- Hợp đồng thương mại: 1 bản sao có chữ ký và dấu của Giám đốc Công ty
- Hoá đơn thương mại: 1 bản chính
- Phiếu đóng gói: 1 bản chính và 1 bản sao
- Vận đơn: 1 bản chính
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O): 1 bản chính. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá có chức năng xác định nước sản xuất hàng hoá, là căn cứ để tính thuế theo thoả thuận chung về thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới. Theo đó, hàng hoá sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi. Nếu không có C/O cho hàng hoá, hàng hoá sẽ phải chịu mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất ưu đãi. Đặc biệt, hiện nay Bộ Tài chính đã ban hành biểu thuế nhập khẩu trong đó áp dụng cho khối CEPT, với mức thuế suất đặc biệt ưu đãi trong tiến trình giảm thuế chung.
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn thiết bị và Giấy phép nhập khẩu.
Đối với hệ thống thiết nhập khẩu thuộc dự án của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam hoặc của UBND các địa phương là chủ đầu tư, trong bộ hồ sơ nhận hàng còn phải bổ sung thêm các giấy tờ sau đây:
- Quyết định đâu tư và Quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
- Quyết định phê duyệt kết quả đầu thầu và đơn vị trúng thầu.
- Dự án khả thi hoặc thiết kế kinh tế kỹ thuật của dự án.
- Xác nhận của cơ quan chủ quản chuyên ngành về tính đồng bộ và máy chính của hệ thống thiết bị. Cơ quan chủ quản về truyền hình là Đài Truyền hình Việt Nam. Cơ quan chủ quản về lĩnh vực phát thanh là Đài Tiếng nói Việt Nam.
Việc cung cấp các giấy tờ trên được quy định tại thông tư 99/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc phân loại thiết bị đồng bộ, thiết bị toàn bộ và máy chính, theo đó các thiết bị phụ trợ đi kèm theo thiết bị chính khi khai báo hải quan sẽ được áp mã thuế và tính thuế suất thuế nhập khẩu, thuế GTGT theo máy chính (trong trường hợp máy phát thanh, phát hình là 0% thuế nhập khẩu, 10% thuế GTGT). Việc áp dụng phân loại trên đôi khi rất có lợi, bởi vì có một số mặt hàng nếu nhập riêng lẻ thì có thuế suất thuế nhập khẩu rất cao, làm tăng giá bán của thiết bị và giảm tính cạnh tranh.
- Mời đại diện của một Công ty giám định (Vinacontrol) tiến hành giám định tình trạng hàng hoá, tính đồng bộ và chuyên dụng của hàng hoá. Chứng thư giám định sẽ được đính kèm trong bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan như là một chứng từ gốc làm căn cứ để xác định các tính chất của hàng hoá.
Sau khi đã hoàn tất các bước trên, cán bộ của Phòng Kinh doanh tiến hành mở tờ khai nhập khẩu hàng hoá tại hải quan cửa khẩu Hải Phòng hoặc Gia Lâm. Trong vòng 4 tiếng (đối với hàng vận chuyển bằng đường hàng không) và 8 tiếng (đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường biển) kể từ khi tiếp nhận tờ khai hợp lệ, hàng hoá được thông quan.
3.2.2. Hoạt động đại diện bán hàng:
Hiện tại, Công ty ứng dung phát triển Phát thanh Truyền hình đang là đại diện bán hàng độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam của các hãng, các nhà sản xuất thiết bị phát thanh truyền hình lớn trên thế giới như:
- Harris Corporation - Hãng sản xuất máy phát thanh, phát hình chuyên nghiệp của Mỹ.
- CTE International - Hãng sản xuất máy phát thanh, phát hình chuyên nghiệp của Italia.
- DRAKE - Nhà sản xuất phụ tùng sử dụng cho máy phát thanh, phát hình chuyên nghiệp của Mỹ.
- Studer - Hãng sản xuất thiết bị âm thanh chuyên dụng hàng đầu của Thuỵ Sỹ, có các đại diện tại rất nhiều nước trên thế giới.
- Sony Corporation - Hãng sản xuất thiết bị âm thanh, hình ảnh chuyên nghiệp hàng đầu trên thế giới.
- Radio Frequency Systems, Australia - Hãng chuyên sản xuất anten, cáp đồng trục cao tần dùng cho ngành phát thanh truyền hình.
- PowerVision Communication, Canada - Nhà phân phối cho các sản phẩm phát thanh truyền hình của nhiều hãng lớn trên thế giới.
- ...
- Ngoài ra, Công ty còn ký kết nhiều thoả thuận hợp tác với các Công ty, các đại diện bán hàng của các hãng sản xuất thiết nổi tiếng khác trong từng công việc cụ thể, chẳng hạn như tư vấn lập dự án đầu tư, đầu thầu trong nước và quốc tế,...
Để trở thành đại diện bán hàng của các hãng lớn, trước hết Công ty phải lập bảng thuyết trình cho đối tác về các thông tin:
- Các thông tin chung về Công ty, các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính thông qua các báo cáo đã được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
- Phân tích, đánh giá thị trường hiện tại và tiềm năng phát triển sản phẩm trên thị trường trong nước.
- Các đối thủ cạnh tranh và khả năng cung cấp của họ về loại sản phẩm đó.
Sau đó, các bên gặp gỡ, trao đổi cụ thể để đi đến một thỏa thuận thống nhất được lưu dưới dạng biên bản cuộc họp. Sau đó, các bên chuẩn bị bản “Thoả thuận bán hàng - Sales Agreement for exclussive distributor” theo các nội dung đã được thống nhất trước đó.
Bản thỏa thuận bán hàng bao gồm các nội dung chính sau:
- Chỉ định Công ty là đại diện bán hàng trực tiếp, độc quyền của hãng đó trên thị trường Việt Nam.
- Quy định cụ thể chủng loại sản phẩm mà Công ty sẽ phân phối.
- Quy định cụ thể mức hoa hồng đại lý cho mỗi lô hàng (tính theo tỷ lệ phần trăm tổng giá trị lô hàng).
- Quy định thời hạn của bản thoả thuận (thường là một năm và sau đó tiếp tục được gia hạn).
Kết quả của hoạt động đại diện bán hàng cho các hãng sản xuất thiết bị lớn trên thế giới được thể hiện thông qua các hợp đồng nhập khẩu, cụ thể như sau:
Tên hãng
Thiết bị
Tổng giá trị
Harris - Mỹ
Hệ thống máy phát thanh sóng trung, sóng FM
355,520.00 USD
RFS - Australia
Hệ thống anten phát thanh và cáp đồng trục cao tần
89,125.00 USD
PowerVision Communications – Canada
Các thiết bị chuyên ngành phát thanh truyền hình, cácvật tư phục vụ sản xuất
232,500.00 USD
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm phòng Kinh doanh, tháng 6 năm 2003)
3.2.3. Hoạt động tư vấn và chuyển giao công nghệ:
Đây là một hoạt động tương đối mới với Phòng kinh doanh nói riêng và với toàn Công ty BDC nói chung. Phải khẳng định rằng đây là một hoạt động tương đối khó, đòi hỏi các thành viên tham gia phải am hiểu rất sâu sắc về lĩnh vực mình phụ trách tư vấn.
Khách hàng của loại hình này vẫn chủ yếu là các đài Phát thanh truyền hình địa phương. Đối tượng tư vấn thường là các hệ thống thiết bị chuẩn bị đầu tư cho địa phương đã được UBND phê duyệt.
Công việc tư vấn được xác lập bằng một hợp đồng tư vấn, với giá trị hợp đồng được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị tổng dự toán công trình, và được quy định chi tiết tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Kết luận
Sau một thời gian thực tập tại Công ty ứng Dụng Phát Triển Phát Thanh Truyền hình (BDC), em đã tích lũy và học hỏi được rất nhiều kiến thức mới, biết thêm được rất nhiều thông tin về lĩnh vực phát thanh truyền hình, một trong lĩnh vực đang phát triển rất nhanh chóng ở nước ta. Trong quá trình thực tập, em còn được thực hành những lý thuyết đã học ở trong nhà trường, nắm bắt được cách thức làm việc của các cán bộ Phòng Kinh doanh, cũng như cách thức họ xử lý các tình huống xảy trong thực tế.
Trong thời gian làm quen và tìm hiểu về phòng Kinh doanh, em thấy được rất rõ nét về các vấn đề cơ bản trong quá trình hoạt động kinh doanh, tổ chức sản xuất, tổ chức nhân sự của Công ty. Thông qua đó thấy được sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết cũng như việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế.
Với bản báo cáo này, hy vọng nó sẽ phần nào giúp thầy cô và các bạn có thể có thêm những thông tin về Công ty BDC mà em đã chọn trong đợt thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn và các cán bộ tại Công ty đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này. Rất mong thầy giáo và các cán bộ công ty tiếp tục giúp đỡ em trong thời gian thực tập tiếp theo.
Hướng đề tài làm báo cáo chuyên sâu: “Hoạt động xuất nhập khẩu ”.
Tài liệu tham khảo
1. Luật Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Luật thuế Giá trị gia tăng.
3. Luật doanh nghiệp.
4. Luật hải quan.
5. Quyết định số 46/2001/TTg của Chính phủ về việc hàng hoá xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005.
6. Thông tư số 02/2001/TT-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện về việc quản lý các hành hoá nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Tổng Cục Bưu điện.
7. Quyết định 99/2000/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phân loại thiết bị đồng bộ, thiết bị toàn bộ và máy chính.
8. Quyết định số 172/ĐPT của Đài Tiếng nói Việt Nam về việc thành lập Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình.
9. Quyết định số 93/BDC về việc phân định chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình.
10. Nội quy Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình (BDC).
11. Báo cáo công tác năm 2002, 6 tháng đầu năm 2003 của Phòng Kinh doanh.
11. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty niên độ 2001, 2002 đã được kiểm toán.
13. Các tài liệu, công văn, hợp đồng do phòng Kinh doanh cung cấp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC593.doc