Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì Packexport

Trong 4 năm từ năm 1999 đến năm 2002 thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm 1999-2001 đều đạt chỉ số âm, nhưng đến năm 2002 đã đạt 316.790 nghìn VNĐ thể hiện lỗ lực to lớn của cán bộ công nhân viên công ty. Tuy vậy, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn có lãi do khoản lợi nhuận từ hoạt động bất thường mang lại. Khoản lợi nhuận này không những bù đắp những thua lỗ từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính mà còn đem lại cho công ty khoản lợi nhuận trước thuế luôn dương. Lợi nhuận trước thuế năm sau cao hơn năm trước mặc dù trong thời gian hoạt động công ty gặp phải không ít khó khăn. Năm 1999 lợi nhuận trước thuế của công ty là 88940 nghìn VNĐ nhưng sang đến năm 2002 là 272255 nghìn VNĐ đã tăng lên 3.06 lần

doc61 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì Packexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 1. Theo giới tính Nam 182 179 181 189 Nữ 69 65 89 109 2. Theo trình độ Đại học, cao học 60 59 65 74 Cao đẩng 0 3 4 4 Trung cấp 33 33 35 40 Công nhân kỹ thuật 55 52 62 76 Lao động giản đơn 103 97 104 110 3. Theo ngành nghề Lao động sản xuất 170 164 182 201 Kinh doanh & phục vụ 81 80 88 97 Nguồn báo cáo tổng kết của công ty từ 1999 -2002, P.KHTH Tỷ lệ lao động nam chiếm 63,4- 73.36%. Tỷ lệ này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty có 5 xí nghiệp sản xuất thu hút phần lớn lao động nam tham gia. Còn lao động nữ ngoài một số làm công tác quản lý kinh doanh thì chủ yếu được phân bổ ở các khâu in ấn, và ở xí nghiệp in là chính. Những năm qua tình hình lao động của công ty khá biến động, từ năm 2001 số lượng lao động của công ty tăng nhanh chủ yếu là do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về lao động lớn trong đó lao động giản đơn phục vụ sản xuất tăng nhanh. Kéo theo sự tăng lên của đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đáp ứng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó công ty liên tục bổ sung cán bộ có trình độ, có năng lực, số lượng lao động có trình độ đại học chiếm 25% lao động toàn công ty, chủ yếu là các cán bộ lãnh đạo, cán bộ kinh doanh giữ vị trí chủ chốt trong công ty. Nhìn chung lao động của công ty được phân bổ khá hợp lý, phù hợp với cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty, tỷ lệ lao động sản xuất/kinh doanh phục vụ tương ứng 67,4%/33,5%. Tuy nhiên hiện nay công ty vẫn đang thiếu lao động có trình độ năng lực thông thạo ngoại ngữ và nắm vững nghiệp vụ pháp lý để thích nghi với điều kiện mới. Riêng về cơ cấu lao động theo độ tuổi, năm 2002 để chuẩn bị cho việc cổ phần hoá, công ty mới thống kê chi tiết được thể hiện cụ thể như sau: Hình 5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2002 Từ 18-30 42% Từ 31-40 27% Từ 41-50 22% Trên 51 9% Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã được trẻ hoá sau nhiều năm duy trì một lượng lao động già từ những năm bao cấp. Đến nay, lao động từ 18 – 30 tuổi chiếm 42% số lượng lao động toàn công ty. Đây là nguồn lao động trẻ, năng động sáng tạo sẽ đưa công ty vững bước trên chặng đường mới. Cuối năm 2002 công ty đang hoàn thành xây dựng xí nghiệp sản xuất bao bì ở Hùng Vương Hải Phòng, trong năm tới sẽ đi vào sử dụng, trang thiết bị công nghệ được đầu tư sửa chũa và thay mới. Chaxawc chắn quy mô lao động của công ty sẽ tăng đáng kể, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Thêm vào đó, thực hiện chủ trương cổ phần hoá lao động của công ty sẽ rất đa dạng theo hướng năng động và hiệu quả hơn. 5.2. Tình hình thu nhập của công ty qua các năm Là một công ty nhà nước công ty luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ với người lao động. Trừ các khoản lương thưởng, phụ cấp, tiền lễ, tết... Thu nhập trung bình của công nhân trong công ty qua các năm như sau: Bảng 12: thu nhập bình quân (TNBQ) Đơn vị:VNĐ Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Tnbq/Người/Tháng 970000 750000 950000 755000 980000 Tốc độ tăng (%) -24,25 26,7 -20,53 29,8 Nguồn báo cáo tổng kết của công ty từ 1999 -2002, P.KHTH Nhìn chung mức thu nhập trên là chưa tương xứng với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty và với bề dày trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Mức thu nhập này còn thấp so với các doanh nghiệp nhà nước khác. Mức thu nhập không ổn định qua các năm, trong năm 1999 và 2001 không những không được giữ vững mà còn giảm mạnh với mức giảm từ 20 – 24%. Điều đó phản ánh đúng tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp, thường là lỗ, năm 2001 lỗ lên tới gần 700 triệu đồng. Năm 2002, công ty có sự chuyển biến tích cực, kinh doanh có hiệu quả, sản xuất được đầu tư thêm thiết bị công nghệ, thu nhập của người lao động đạt 980.000 đồng tăng 29,8% so với năm 2001. Đây cũng là vấn đề cán bộ lãnh đạo cần phải quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kinh doanh có hiệu quả để cải thiện hơn nữa mức thu nhập và nâng cao đời sốngcủa người lao động trong công ty. 6. Kết quả hoạt động sản xuất dinh doanh của công ty. Cùng với sự đổi mới mở cửa của đất nước, trong những năm qua Công ty Xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì luôn cố gắng phấn đấu không ngừng để làm tốt vai trò của một đơn vị sản xuất kinh doanh với phương châm cung cấp các sản phẩm bao bì chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước về mặt hàng bao bì cũng như vươn ra đáp ứng nhu cầu của thị trường ngoài nước, đồng thời phấn đấu đạt kết quả kinh doanh tốt nhất để ngày càng phát triển và củng cố vị trí của mình trên thị trường. Trong điều kiện hiện nay kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là rất đáng khích lệ cụ thể: Bảng 13: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: 1000 VNđ Stt Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Tổng doanh thu 73.888.827 91.703.863 104.531.600 124.780.659 2 Các khoản giảm trừ 67.037 18.025 304 962.525 3 Doanh thu thuần 73.821790 91.685.838 104.531.296 123.818.134 4 Giá vốn hàng bán 69.213.791 86.613.937 100.834.795 117.545.164 5 Lợi nhuận gộp 4.607.999 5.071.901 3.696.501 6.272.970 6 Chi phí bán hàng 3.325.694 3.501.220 3.777.590 4.254.417 7 Chi phí QLDN 1.569.397 1.862.517 1.546.854 1.701.583 8 LN thuần từ hoạt động kd -287.092 -291.836 -627.942 316.970 9 LN thuần từ hoạt động TC 18.387 -358.079 -138.747 -227.668 10 LN bất thường 357.645 805.746 938.250 182.953 11 Tổng lợi nhuận trước thuế 88.940 155.831 171.561 272.255 12 Thuế TNDN phải nộp 22.235 38.958 42.890 68.064 13 Lợi nhuận sau thuế 66.705 116.873 128.671 204.191 14 Nộp NSNN 8.027.863 15.963.769 6.345.376 6.526.459 15 Thu nhập bình quân của lao động 750 950 755 950 Nguồn báo cáo tổng kết từ năm 1999-2002 P. TCKT Qua bảng phân tích trên ta thấy, nhìn tổng thể hoạt động kinh doanh trong phạm vị toàn công ty là có lãi, đảm bảo đời sống, thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ đối với nhà nước. Tuy nhiên trong những năm qua công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì đã phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách: sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, sản xuất trong nước và ngoại thương giảm sút đáng kể, đẫn đến giảm nhu cầu về bao bì cho sản phẩm hàng hoá vì bao bì là sản phẩm trung gian không phải là sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh doanh của công ty, Kết quả kinh doanh không cao, 3 năm liên tục từ năm 1999-2001, kinh doanh của công ty bị lỗ, lợi nhuận không cao, nhưng đến năm 2002 với lỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty, kết quả sản xuất kinh doanh đã được cải thiện. Điều này sẽ được phân tích cụ thể ở các phần tiếp theo. Bảng 14: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Thực hiện % so với KH Thực hiện % so với KH Thực hiện % so với KH Thực hiện % so với KH Doanh thu bán hàng (trđ) 73.302 81,45 89.195 111,49 85.464. 100,54 100.144 111,27 Tổng KNXNK 4.834.794 87,91 4.575.174 102,6 4.129.211 89,45 4.534.168 103,04 KNXK 1.507.047 100,4 1.358.436 98,01 1.092.863 72,87 648.124 49,86 KNNK 3.327.747 83,1 3.216.738 104,72 3.036.348 75,9 3.886.044 124,71 Nguồn báo cáo tổng kết từ năm 1999-2002 P. KHTH Những năm qua công ty luôn cố gắng phấn đấu đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà một số chỉ tiêu của một số năm công ty không hoàn thành. Năm 1999 là năm thực hiện luật thương mại và nghị định 57/CP có thêm nhiều đơn vị quốc doanh và tư nhân tham gia nhập khẩu giấy và nhựa nên cạnh tranh ở thị trường trong nước rất quyết liệt. Kim ngạch nhập khẩu đạt 3.327.747 USD chỉ đạt 83,1% kế hoạch, doanh thu từ nhập khẩu đạt 40.114 USD là tương đối thấp ảnh hưởng lớn đến daonh thu bán hàng của công ty, năm 1999 chỉ đạt 73.302 triệu đồng tương ứng 81,45% kế hoạch giao. Một số lô hàng bị lỗ vào cuối năm, không duy trì được sản lượng và chủng loại do thị trường trong và ngoài nước biến động lớn. Đặc biệt nhóm hàng hạt nhựa có 3 lần giảm giá trong năm, giá nhập khẩu tăng, giảm không tương xứng với giá bán trong nước. Sức mua nói chung của thị trường rrong nước bị hạn chế và có xu hướng giảm, giấy bao bì nhập lậu tại Hải phòng và thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty. Nhưng về cơ bản kinh doanh nhập khẩu là có lãi, bảo đảm chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường. Năm 2000 nhìn chung công ty hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra, chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 98,1% do thị trường trong và ngoài nước biến động phức tạp về cung cầu, giá cả, cạnh tranh về kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng quyết liệt nhất là từ khi triển khai thực hiện luật doanh nghiệp năm 2000, xuất nhập khẩu được tự do hoá. Chất lượng hàng hoá không được đảm bảo gây tổn thất và ảnh hưởng dến uy tín của công ty. Hơn nữa việc xuất khẩu chỉ được thực hiện tại một đơn vị: Phòng Xuất nhập khẩu I do đó việc mở rộng mặt hàng và thị trường là chưa làm được. Năm 2001, từ số liệu trên cho thấy công ty chỉ hoàn thành chỉ tiêu về doanh số bán hàng do Bộ giao, còn tất cả các chỉ tiêu khác cũng như mục tiêu phấn đấu của công ty dề ra là chưa hoàn thành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều giảm sút hơn năm 2000 và đặc biệt là năm đầu tiên công ty bị lỗ khoảng 720 triệu đồng. Mặc dù công ăn việc làm vẫn bảo đảm nhưng cũng là năm đầu tiên công ty có mức thu nhập bình quân thấp nhất là 755.000 đồng. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống chưa được duy trì ổn định, như quế năm 2001 không xuất khẩu được, một số mặt hàng giảm so với năm 2000 như hoa hồi, nhất là tinh dầu các loại. Chất lượng hàng nhập khẩu vẫn là vấn đề nỏi cộm, mặc dù đã được nhắc nhở lưu ý nhưng trong quá trình thực hiện vẫn để xảy ra tình trạng không đảm bản chất lượng dẫn đến tranh chấp gây lãng phí về thời gian, công sức và tốn kém tiền của. Đây là vấn đề cần phải đạc biệt quan tâm khắc phục trong thời giam tới. Hiệu quả thu được từ hoạt động xuất khẩu đạt thấp . Kim ngạch nhập khẩu cũng đạt tháp chỉ đạt 75,9% kế hoạch Bộ giao. Chủng loại hàng nhập khẩu chưa được mở rộng so với những năm trước. Do cạnh tranh một số mặt hàng truyền thống như giấy, bao bì nhập khẩu thấp hơn năm 2000. Đạc biệt nhóm hàng hóa chất và vật tư làm mút giảm xuống chỉ bằng 52,9% so với năm 2000. Trong hoạt động nhập khẩu không lường trước được sự biến động về giá cả nhập khẩu trên thị trường quốc tế và khu vực vì vậy một số lô hàng khi nhập khẩu thì giá cao, khi hàng về thì giá thị trường quốc tế giảm sút dẫn đến ứ đọng chậm tiêu thụ và gây lỗ. Mặc dù khó khăn về giá cả nhập khẩu biến động, nhưng các đơn vị đã tích cực thúc đẩy bán ra nên doanh số tăng, trong kinh doanh do có sự phối hợp kịp thời của lãnh đạo và các phòng chức năng trong công ty trong việc thúc đẩy các đơn vị phối hợp bán nhanh những lô hàng chậm tiêu thụ do giá bán thấp hơn giá nhập khẩu để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại của công ty, đồng thời lãnh đạo công ty có cơ chế hướng dẫn các đơn vị sản xuất tích cực sử dụng tối đa vật tư nguyên liệu công ty sẵn có đưa vào sản cuất góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ và giảm lỗ. Do đó doanh thu bán hàng năm 2001 vẫn đạt 100,54% kế hoạch Bộ giao. Năm 2002 công ty đã có bước tiến vượt bặc, hoạt động nhập khẩu đạt kết quả cao đóng góp to lớn và việc thực hiện vượt mức kế hoạch Bộ giao. Kim ngạch nhập khẩu đạt 124,71% kế hoach, tăng hơn 849.696 USD tương ứng với tốc độ tăng 27,99% so với năm 2001. Tất cả các đơn vị kinh doanh đã có sự chủ động trong việc lên đơn hàng nhập khẩu làm giảm rủi ro rrong kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động khẩu. Năm 2002 công ty đã làm tốt công tác thị trường, bám sát diễn biến của thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện tốt việc thường xuyên trao đổi thông rin để lựa chọn mặt hàng nhập khẩu phù hợp nhu cầu khách hàng trong nước. Kim ngạch nhập khẩu tăng cao không những vượt chỉ tiêu kế hoạch nhập khẩu mà còn bù đắp được cho hoạt động xuất khẩu làm tăng doanh thu bán hàng đạt 111,27% so với năm 2001. Năm 2002 là năm đầu tiên công ty chỉ đạt 50% kế hoạch xuất khẩu. Điều đó cũng phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế hiện nay. Để thấy rõ hơn những thành tích cũng như những tồn tại của công ty, chúng ta cùng xem xét một số chỉ tiêu sau: * Về doanh thu Bảng 15: Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh theo doanh thu. Đơn vị : Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Trị giá Trị giá % tăng Trị giá % tăng Trị giá % tăng Tổng doanh thu 73.888 91.703 24,11 104.531 13.99 124.780 19,37 Doanh thu xuất khẩu 16.549 19.803 19,66 19233 -2,87 17.831 -7,29 Doanh thu nhập khẩu 40.114 49.874 24,33 58.972 18,24 70.224 19,11 Doanh thu từ hoạt động sản xuất 17.225 22.027 27,87 26.326 19,51 36.725 39,50 Doanh thu của công ty có mức tăng trưởng rất tốt, tăng đều qua các năm, tốc độ tăng cao hơn nhiều so với mức tăng doanh thu trung bình của các doanh nghiệp trong nước. Trong đó doanh thu từ nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trung bình 55% trong tổng doanh thu, với tốc độ tăng khá nhanh, doanh thu từ hoạt động sản xuất chiếm 23-29% trong tổng doanh thu Điều này thể hiện quy mô kinh doanh, mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. *Về chi phí Bảng 16: Phân tích Kết quả sản xuất kinh doanh theo chi phí Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Trị giá TT % Trị giá TT% Trị giá TT% 1. Tổng Doanh thu 73.888 91.703 104.531 124.780 Tốc độ tăng 24,11 13,99 19,37 2. Tổng chi phí 74.109 91.977 100 106.159 100 123.501 100 Tốc độ tăng 24,11 15,41 16,33 Giá vốn hàng bán 69.213 86.613 94,16 100.834 94,98 117.545 95,18 Chi phí bán hàng 3.325 3.501 3,80 3.777 3,56 4.254 3,44 Chi phi quản lý 1.569 1.862 2,04 1.546 1,46 1.701 0,68 Tồng LNTT 88,940 155,831 171,561 272,255 Tôc độ tăng 75,21 10,09 58,69 Về các khoản chi phí cũng tăng theo các khoản tăng của doanh thu. Chi phí kinh doanh của công ty năm 2002 là 117.545.164 nghìn VNĐ tăng 16,57% thấp hơn nhiều so với các khoản tăng của lợi nhuận (tốc độ tăng của lợi nhuận năm 2002 là 58,69%). Điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng một cách hợp lý các khoản chi phí của mình để đạt được lợi nhuận cao nhất. Một trong nhưngx nguyên nhân đó là do những năm qua công ty đã phân bổ chi phí một cách hợp lý, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm dần năm 2002 chỉ chiếm tương ứng là 3,44 và 0,68% trong tổng chi phí, qua đó chi phí được phân bổ và sử dụng hiệu quả trong kinh doanh, giúp làm tăng lợi nhuận kinh doanh của công ty với mức tăng 58,69%. Đây là một điều đáng mừng để công ty phấn đấu trong thời gian tới. *Về lợi nhuận Bảng 17: Phân tích kết quả theo lợi nhuận Đơn vị: triệu VNĐ Năm / chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Trị giá Trị giá % tăng Trị giá % tăng Trị giá % tăng Tổng LNTT 88,940 155,831 75,21 171,531 10,09 272,225 58,69 LN kinh doanh -287,092 -291,836 4,744 -627,942 316.970 Lợi nhuận tài chính 18,3877 -358,079 138,747 -277.668 Lợi nhuận bất thường 357,645 805,746 938,250 182.953 Trong 4 năm từ năm 1999 đến năm 2002 thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm 1999-2001 đều đạt chỉ số âm, nhưng đến năm 2002 đã đạt 316.790 nghìn VNĐ thể hiện lỗ lực to lớn của cán bộ công nhân viên công ty. Tuy vậy, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn có lãi do khoản lợi nhuận từ hoạt động bất thường mang lại. Khoản lợi nhuận này không những bù đắp những thua lỗ từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính mà còn đem lại cho công ty khoản lợi nhuận trước thuế luôn dương. Lợi nhuận trước thuế năm sau cao hơn năm trước mặc dù trong thời gian hoạt động công ty gặp phải không ít khó khăn. Năm 1999 lợi nhuận trước thuế của công ty là 88940 nghìn VNĐ nhưng sang đến năm 2002 là 272255 nghìn VNĐ đã tăng lên 3.06 lần . Như vậy hoạt động của công ty đã có những kết quả đáng khích lệ và rất khả quan.và có xu hướng phát triển dáng mừng. Để đánh giá chính xác hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dưới đây là một số số liệu phân tich về hiệu quả kinh doanh của công ty. Bảng 18: phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tỷ lệ lãi gộp/ doanh thu thuần % 6,24 5,33 3,67 5,07 Tỷ suất doanh lợi trên chi phí = Tổng LN/ Tổng CP 0,120 0,169 0,162 0,220 Tỷ suất doanh lợi trên vốn = Tổng LN/Tổng vốn 0,242 0,370 0,443 0,585 Tỷ suất doanh lợi trên soanh thu = Tổng LN/ Tổng doanh thu 0,120 0,169 0,164 0,218 Tỷ lệ nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu 37,21 56,74 45,76 73,94 Qua bảng ta thấy tỷ lệ lãi gộp năm 2002 tăng hơn 2,4 so với năm 2001 với tốc độ tăng 65,39% điều đó có nghĩa là cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thì sẽ thu được thêm 2,4 đồng lãi so vơi năm 2001. Chứng tỏ năm 2002 tình hình kinh doanh của công ty được cải thiện đáng kể, kinh doanh có lãi. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ngày càng tăng, năm 2002 là 0,218% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì thu được 0,218 đồng lợi nhuận, tăng hơn nhiều so với những năm trước chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng tương ứng với tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, và tỷ suất lợi nhuận trên vốn, năm 2002 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 0,22% nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 0,22 đồng lợi nhuận Như vậy là công ty phải bỏ ra chi phí tương đối lớn nó tăng theo mức tăng của doanh thu để thu được *Về hiệu quả sử dụng vốn Bảng 19: đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Trị giá Trị giá % tăng Trị giá % tăng Trị giá % tăng Doanh thu thuần 73.821 91.685 104.531 123.818 Vốn lưu động bình quân 26.780 29.047 31.283 33.235 Vốn cố định bình quân 10.023 10.382 9.110,5 9.371,5 Số vòng quay vốn lưu động 2,756 3,156 14,51 3,341 5,86 3,725 11,49 Số ngày luân chuyển vốn 130,62 114,07 107,75 96,64 Hiệu suất sử dụng vốn cố đinh 7,36 8,83 19,97 11,47 29,89 13,21 15,17 Qua đây ta thấy số vòng quay của vốn lưu động vẫn còn nhỏ, tuy nhiên tăng đều qua các năm với tốc độ tăng khá nhanh, năm 2000 tăng hơn 0,4 vòng tương ứng 14,5% so với năm 1999, năm 2001 tăng hơn 0,18 vòng tương ứng 5,86% so với năm 2000, năm 2002 tăng 0,384 vòng tương ứng 11,49%. Nguyên nhân do tổng doanh thu đều thu tăng qua các năm, năm 2000 tăng 24,11% với lượng tương ứng là 17.815 triệu VNĐ, năm 2001 tăng 13,99% với lượng tương ứng là 12.828 triệu VNĐ, năm 2002 tăng 19,37% tương ứng với một lượng là 20.249 triệu VNĐ. Vòng quay vốn lưu động tăng đã rút ngắn được số ngày chu chuyển của vốn lưu động, cụ thể năm 2002 đã giảm 33,98 ngày so với năm 1999, đây là nhân tố quan trọng trong việc góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên những năm qua lợi nhuận của công ty vẫn chưa cao, đạt chỉ số âm, năm 2001 lỗ gần 700 triệu đồng, điều đó chứng tỏ vốn lưu động bỏ vào kinh doanh không những không thu được lãi mà còn bị giảm một lượng vốn nhất dịnh. Qua những phân tích trên đây cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty trong 2 năm qua là chua cao. Công ty cần có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đặc biệt là tăng mức độ sinh lời của đồng vốn. Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng liên tục, năm 2002 tăng 1,74 so với năm 2001, với tốc độ 15,17%, và tăng hơn năm 1999 tới 5,85 tương ứng tốc độ 79,48%, nghĩa là một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ tạo ra nhiều hơn 5,85 đồng đồng doanh thu so với vốn cố định bỏ ra năm 1999. Điều này chủ yếu là do năm 2002 tài sản cố định của công ty đã được đầu tư sửa chữa và được thanh lý các tài sản đã quá hạn sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả. Tóm lại qua bảng phân tích kết quả kinh doanh của công ty qua 4 năm gần đây ta thấy: tuy kết quả kinh doanh của công ty đạt được là khả quan nhưng nó vẫn chưa thể hiện hết năng lực cuả công ty vì thế ban giám đốc công ty cần có biện pháp khai thác tốt hơn nữa năng lực của cán bộ công nhân viên để nâng cao hơn nữa lết quả kinh doanh của công ty. *Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Mặc dù có những biến động trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn phấn đấu hoàn thành nghĩa vụ đối vói nhà nước thể hiện nỗ lực rất lớn của toàn thể công ty. Cụ thể: Bảng 20: tình hình nộp ngân sách với nhà nước Đơn vị: Triệu VNĐ Stt Năm /Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Nộp ngân sách nhà nước 15.963 6.345 6.526 1 Thuế GTGT phải nộp 13.016 4.726 4.321 2 Thuế xuất, nhập khẩu 2.682 1.377 1.939 3 Thuế TNDN 38,958 42,890 45,258 4 Thuế trên vốn 80,879 105,966 135,4 5 Thuế nhà đất 57,678 81,499 7 Tiền thuê đất 87,485 77,669 8 Các loại thuế khác 4,525 15,475 4,225 Nguồn báo cáo tổng kết phòng TCKT Qua bảng ta thấy, năm 2001và 2001 mức nộp ngân sách nhà nước giảm đáng kể, điều đó cũng phản ánh đúng tình hình thực trạng kinh doanh của công ty. Tuy nhiên vân đảm bảo thực hiện đúng đủ chỉ tiêu đặt ra. 7. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Việc đánh giá đúng những kết quả mà công ty đạt được là hết sức cần thiết. Qua đó, cho phép công ty biết được những khó khăn, thuận lợi, những thành tích đã đạt được cũng như những mặt hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra những giải pháp thích hợp để phát huy những mặt đã đạt được, hạn chế khuyết điểm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua việc phân tích thực trạng kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì ở trên ta nhận thấy những mặt đạt được và tồn tại của công ty cụ thể như sau: 7.1. Những mặt đã đạt được của công ty. * Về hoạt động xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu về cơ bản duy trì được một số mặt hàng truyền thống từ những năm trước, đã tích cực tìm kiếm thêm thị trường mới, mặt hàng mới. Năm 2002 thị trường xuất khẩu của công ty được mở rộng sang úc, Nga, và bước đầu đang tiếp cận thị trường Mỹ. Đặc biệt phòng XNK 2 đã cố gắng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nên đã khai thác và thực hiện xuất khẩu hàng mỹ nghệ- mây tre với tổng kim ngạch 26.600 USD, mặc dù kim ngạch còn thấp nhưng nó thể hiện sự cố gắng của phòng XNK 2 nói riêng và công ty nói chung. Là một công ty kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản, những năm qua công ty không thể tránh khỏi những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đồng nội tệ bị mất giá so với đồng đôla, làm cho hàng hoá trong nước rẻ đi trên thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2002 có giảm. nhưng với nỗ lực của các thành viên trong công ty thực hiện chính sách thúc đầy xuất khẩu, tìm kiếm bạn hàng mới thuộc khu vực châu âu và châu Mỹ bù đắp được cho số khách hàng truyền thống bị mất hoặc bị san sẻ cho đối thủ cạnh tranh. Công ty luôn chú trọng tìm kiếm nguồn hàng trong nước nhằm đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu và các chi phí liên quan với chi phí thấp nhất, nhằm hạn chế tối đa lô hàng kém chất lượng bị trả lại. Công ty tiếp tục duy trì và tăng cường phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), làm hàng bằng phương thức thanh toán nhờ thu không ứng vốn, khi nhận tiền của nước ngoài thì thanh toán, quyết toán cho khách hàng nội địa. Đảm bảo thanh toán nhanh, hiệu quả, tránh dược nhiều rủi ro. Các bước công việc từ giao dịch, lập phương án, ký kết hợp đồng ngoại, nội đều được quản lý tốt hơn tạo điều kiện kinh doanh hiệu quả hơn * Về hoạt động nhập khẩu. Trong những năm qua, bằng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho ngành bao bì, công ty góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là góp phần vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa thông qua việc cung cấp vật tư, thiết bị cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước, tăng sức hấp dẫn cho các loại hàng hoá bên cạnh nhiệm vụ cơ bản là bảo quản hàng hoá. Hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm qua thu được kết quả tốt, và đóng góp chủ yếu vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu cao chiếm phần lớn trong tổng doanh thu. Xét về tổng thê hàng nhập khẩu là có lãi, về cơ bản đảm bảo chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường. Thị trường nhập khẩu truyền thống của công ty ổn định và được duy trì, các đối tác tin tưởng lẫn nhau hạn chế được nhiều rủi ro. Cơ cấu mặt hàng ngày càng đa dạng thể hiện sự năng động của cán bộ công nhân viên công ty. Công tác thị trường nhập khẩu và kinh doanh trong nước, thông tin nội bộ được xử lý tốt hơn. Hàng nhập khẩu đảm bảo chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường. Phối hợp giữa các Phòng nghiệp và Tài chính kế toán, chi nhánh Hải Phòng, tổng kho Cổ Loa tương đối tốt đáp ứng dược vốn nhập khẩu, giá cả hợp lý, giao nhận nhanh chóng * Về hoạt động sản xuất: Hoạt động sản xuất của công ty đã từng bước được chấn chỉnh, quy trình sản xuất được bố trí hợp lý hơn, dây truyền, công nghệ sản xuất được cải tiến. Quản lý vật tư mua vào về giá cả, trọng lượng và chất lượng bảo đảm phù hợp với yêu cầu sản xuất. Tính toán vật tư phù hợp với từng đơn hàng, giảm tỷ lệ hao phí vật tư. Doanh thu từ hoạt động sản xuất ngày càng tăng, năm 2002 chiếm 29,4 trong tổng doanh thu tăng 39,5% so với cùng kỳ năm 2001. Các xí nghiệp đã tích cực chủ động khai thác vật tư nhập khẩu và nội địa phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của đơn vị. Duy trì được đầy đủ công ăn việc làm (trừ xí nghiệp Đà Nẵng) và thu nhập ổn dịnh cho người lao động. Trong sản xuất bảo đảm chất lượng sản phẩm giữ được uy tín với khách hàng, thực hiện tốt an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, an toàn vật tư thiết bị... 7.2. Những mặt còn tồn tại * Về hoạt động xuất khẩu: Mặc dù đã nhiều năm tham gia hoạt động xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa cao, chỉ ở mức trên dưới 1 triệu USD. Các mặt hàng truyền thống chưa được duy trì ổn định, mặt hàng như quế, năm 2001 không xuất khẩu được, một số mặt hàng giảm, năm 2002 mặt hàng hoa hồi giảm hơn một nửa, chè vàng giảm gần 3 lần so với năm 2001. Chất lượng hàng hoá xuất khẩu vẫn là vấn đề nổi cộm, mặc dù đã được lưu ý nhưng trong quá trình thực hiện vẫn để xảy ra tình trạng không đảm bảo chất lượng hàng hoá dẫn đến tranh chấp gây lãng phí về thời gian, công sức và tốn kém về tiền của. Đây là vấn đề phải đặc biệt phải quan tâm khắc phục trong thời gian tới Hiệu quả hoạt động xuất khẩu đạt được thấp, có những lô hàng nếu tính đủ thì cũng không bù đắp chi phí. Các chi phí điện thoại, fax, chi phí xe ô tô rất cao. Từ những nhược điểm nêu trên đòi hỏi cần phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để uốn nắn khắc phục nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng kim ngạch và phải có hiệu quả. * Về hoạt động nhập khẩu: Kinh doanh hàng nhập khẩu chưa đạt hiệu quả cao, tuy đã chủ động tính toán dự kiến để nhập khẩu với số lượng hợp lý về nhựa và giấy, nhưng vẫn xẩy ra tình trạng tồn kho lâu, hàng nhập khẩu tiêu thụ chậm, thậm chí còn thua lỗ như năm 1999, 2001. Doanh thu nhập khẩu tương đối cao nhưng chủ yếu là do tiêu thụ hàng tồn kho từ năm trước, lúc nhập với giá cao, bán ra ở thị trường nội địa thấp nên cứ bán ra là lỗ. Nói chung hiệu quả của nhập khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của công ty. Điều này đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải làm tốt công tác thị trường, bám sát diễn biến của thị trường trong và ngoài nước, từ đó có kế hoạch nhập khẩu cụ thê để tránh lượng hàng tồn kho lớn ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh. * Về công tác thị trường Dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn bọc lộ nhiều thiếu sót như: chưa nắm chăc diễn biến của thị trường, nên có lúc còn bị động lúng túng; chưa xây dựng được mối quan hệ bền chặt giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Cá biệt có những đơn vị quá đề cao lợi ích vật chất để lôi kéo khách hàng ( Xí nghiệp Bao bì Hùng Vương) dẫn đến tình trạng làm không có hiệu quả thực hiện chế độ thưởng cho khách mua, khách mua nào cũng thưởng, không có thưởng khách hàng bỏ đi tạo ra thông lệ không tốt trong quan hệ mua bán làm cho sản xuất sa sút kém hiệu quả. * Về việc quản lý và sử dụng vốn Trong những năm qua, nguồn vốn chủ sở hữu có tỷ trọng càng ngày càng có xu hướng giảm xuống. Điều này là do nguồn nợ phải trả tăng lên. Nó cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty ngày càng giảm vì đơn vị phải đi vay, đi chiếm dụng vốn làm tăng chi phí lãi tiền vay và hạn chế phần nào đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tài sản cố định của công ty chậm được đầu tư mua sắm nên ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận kinh doanh của công ty thời gian qua. Việc thu hồi một số khoản công nợ chậm. Thậm chí có những món nợ không chuyển biến đặc biệt tại chi nhánh Hải Phòng, công nợ phải thu hồi thường lớn ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và cân đối vốn cho hoạt động chung. Số vòng quay vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng thấp. Đây là vấn đề công ty cần khắc phục càng sớm càng tốt để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Thực tế cho thấy bộ máy quản lý của công ty còn nhiều bất cập. Bất cập lớn nhất là lao động định biên của các phòng còn chưa phù hợp. Có phòng thì thừa lao động, phòng lại thiếu lao động mà chưa được bổ sung kịp thời. Cụ thể hiện nay, phòng kế hoạch chỉ có 2 người (trước đây là 3 người) phải giải quyết môt khối lượng công việc rất lớn, từ làm văn thư, tổng kết số liệu, nghiên cứu thị trường đến lập kế hoạch... Còn phòng Xuất nhập khẩu I hiện nay chưa có trưởng phòng trong một thời gian rất lâu cán bộ cũ bị kỷ luật, nghỉ việc. Công tác tổ chức quản lý và điều hành sản xuất ở một số đơn vị cũng bọc lộ nhiều yếu kém ( Xí nghiệp Hùng Vương và Xí nghiệp Đà năng), sự phối hợp giữa cán bộ lãnh đạo, các bộ phận quản lý thiếu chặt chẽ, quản lý bố trí lao động, quản lý vật tư tiền lương chưa tốt. Lãnh đạo xí nghiệp chấp hành các quy định cũng như các yêu cầu nội quy không nghiêm túc, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ công ty giao. * Về trình độ của đội ngũ cán bộ Những năm qua, công ty vẫn chịu ảnh hưởng của lối làm việc cũ, quen với sự bao cấp của Nhà nước, chậm chạp nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Trình độ của cán bộ trực tiếp, gián tiếp liên quan đến công tác kinh doanh chưa đáp ứng được nhu cầu của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Tồn tại chính tập trung ở vấn đề là độ sâu về nghiệp vụ chuyên môn, thành thạo về ngoại ngữ pháp lý. Số lượng thiếu cả cán bộ mặt hàng và cán bộ cấp phòng, tính năng động chủ động của một số cán bộ, một vài đơn vị chưa thật cao. * Về cơ sở hạ tầng, công nghệ thiết bị Phần lớn cơ sở sản xuất của công ty hình thành sau năm 1990. Phần lớn máy móc thiết bị do trong nước sản xuất, công suất thấp, trình độ công nghệ không cao, lạc hậu, háo phí vật tư nhiều, sử dụng lao động thủ công lớn, nhìn chung giá thành cao. Tuy nhỉên máy móc thiết bị của các doanh nghiệp khác cũng có tình trạng tương tự, lạc hậu so với nước ngoài. Đến năm 2002- 2003 gia nhập AFTA, giá thành cao, công nghệ lạc hậu. Đây là cản trở cực kỳ lớn cho ngành và toàn công ty III. một số Giải pháp , Kiến nghị 1. Phương hướng nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới 1.1. Mục tiêu Trên cơ sở phát huy nguồn lục sẵn có, nỗ lực đoàn kết nhất trí quyết tâm đưa công ty phát triển một cách ổn định và bền vững, từng bước tạo vị thế của công ty trên thị trường. Kết hợp giữa phát triển kinh doanh gắn với củng cố và mở rộng sản xuất; đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nhằm khai thác có hiệu quả cơ sỏ vật chất hiện có. Từng bước cố gắng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, phấn đấu đạt mức trung bình khá so với các doanh nghiệp trong cùng khu vực. Phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Bộ giao, quyết tâm thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ phần hoá, cố gắng hoàn thành công tác cổ phần hoá trong năm 2003. Tập trung vận động người lao động chuẩn bị tham gia mua cổ phần để hoàn thành mục tiêu cổ phàn hoá công ty. 1.2. Nhiệm vụ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, nghĩa vụ một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch của Bộ giao các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đơn và mục tiêu nâng coa dời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Hoàn thiện hệ thống quy chế có sẵn của công ty, bảo đảm việc phân công trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận một cách rõ tàng cụ thể, cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của người lao động và các bộ phận quản lý phục vụ cho mục tiêu chung là tăng trưởng và phát triển của toàn công ty. Hoàn thành công tác cổ phần hoá trong năm 2003. Các nhiệm vụ cụ thể năm 2003 Đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng 10% cho các chỉ tiêu doanh số, hiệu quả, lợi nhuận. Phấn đấu vượt mức các chỉ tiêu định hướng 2003. Cố gắng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên, cố gắng trong năm 2003 đạt mức tăng trưởng về thu nhập là 5 – 10%. Duy trì và tăng cường thị phần sản xuất kinh doanh của công ty ở cả trong và ngoài nước trên cơ sở sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ ngày càng được nâng cao. Xây dựng lộ trình, các biện pháp cụ thể, đặc biệt tập trung tuyên truyền vận động người lao động chuẩn bị tham gia mua cổ phần để đảm bảo việc thực hiện việc cổ phần hoá theo đúng như mục tiêu đã định, Hoàn thiện hệ thống quy chế trong toàn công ty: Thực hiện đúng như luật định cũng như các quy chế, quy định đã được ban hành; Tăng cường và giữ vững nghiêm kỷ cương trong mọi lĩnh vực hoạt động của toàn công ty; Các đơn vị hạch toán riêng phải xác định được (muộn nhất là trong quý II năm 2003) các quy chế cụ thể của đơn vị mình, các loại định mức cụ thể cho việc sản xuất, kinh doanh của đơn vị cũng như phục vụ công tác quản lỹ của công ty; Thực hiện quy chế dân chủ trong mọi lĩnh vực hoạt động cuản công ty theo luật định. 1.3. Các định hướng Tiếp tục tập trung khai thác triệt để những thế mạnh sẵn có, phát huy lợi thế, tranh thủ cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể: Thứ nhất: Về hoạt động kinh doanh: Tập trung duy trì các mặt hàng truyền thống, thị trường truyền thống, từng bước mở thêm mặt hàng mới, thị trường mới nhất là tập trung việc tìm kiếm xây dựng và duy trì các bạn hàng chiến lược truyền thống tạo sự ổn định và an toàn trong kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ và tăng cường trao đổi thông tin giữa các đơn vị kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu, phấn đấu kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả khá, không bị lỗ. Tiếp tục duy trì quan hệ với các cơ sở sản xuất trong nước để phát triển mảng kinh doanh khai thác vật tư nội địa. Củng cố hoạt động xuất khẩu, cố gắng duy trì 1 đén 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, phấn đấu kinh doanh xuất khẩu lên trên 1,5 triệu USD, bảo đảm xuất khẩu có lãi. Tăng cường khâu tiếp thị trong nước để đẩy mạnh nhập khẩu những mặt hàng không truyền thống, hàng tiêu ding với cơ chế linh hoạt và phương thúc linh hoạt đảm bảo tính đủ chi phí và có lãi Thứ hai: Về hoạt động sản xuất Duy trì và tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện định hướng sản xuất kinh doanh các loại vật tư nguyên liệu cho sản xuất bao bì là chính với tỷ trọng 65- 70% doanh số kinh doanh. Tức là khoảng 50% doanh số toàn công ty theo hướng đa dạng hoá về chủng loại, mở rộng thị trường tiêu thụ. Sản xuất kết hợp với gia công bao bì thành phẩm và kinh doanh dịch vụ tại các đơn vị sản xuất. Tập trung củng cố các dây chuyền sản xuát hiện có, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của các xí nghiệp sản xuất để tạo cơ sở đứng vững và mở rộng thị trường. Duy trì ổn đinh hiệu quả của Xí nghiệp in và Xí nghiệp bao bì Hùng Vương, thúc đẩy Xí nghiệp Pháp Vân và Xưởng nhựa nâng cao doanh số và hiệu quả; Củng cố đưa Xi nghiệp Đà Nẵng vào hoạt động ổn định Tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ một cách hợp lý đảm bảo sự phát triển của sản xuất một cách ổn định và vững chắc. Khai thác có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất hiện có của công ty; bảo đảm an toàn về vật tư, tiền vốn và tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng và ban hành cơ chế quản lý thích hợp nhằm phát huy tối đa tính chủ động và chịu trách nhiệm của các đơn vị. Các chỉ tiêu được cụ thể hoá ở bảng sau: Bảng 21: Chỉ tiêu kế hoạch định hướng năm 2003 Stt Chỉ tiêu Năm 2003 Đơn vị Trị giá Tốc độ tăng 1 Doanh thu bán hàng Tỷ đ 137 10% 2 KNXK Triệu USD 1,0 52,9% 3 KNNK Triệu USD 5,0 29,3% 4 Thu nhập bình quân Triệu đ 1 –1,2 5- 10% Thứ ba: Về hoạt động dịch vụ Tân dụng tối đa các khả năng sẵn có về tài sản, cơ sở vật chất của công ty đưa hoạt động dịch vụ trở thành một mũi nhọn trong việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động của công ty, với việc nâng cao hiệu suất sử dụng kiốt Pháp Vân, kho Cổ Loa, kho Hải phòng, khu vực Đà Nẵng trên cơ sở các phương án hợp lý và hiệu quả. Thứ tư: Về hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả và sự an toàn về vốn, tài sản, hàng hoá là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Thực hiện quay vòng vốn và tài sẩn nhanh, giảm thời gian luân chuyển hàng hoá tiền tệ, giảm thời gian thực hiện từng phương án sản xuất, kinh doanh để tránh những biến động xấu của thị trường trong và ngoài nước. Phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của các đơn vị trong việc thực thi quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh 2. Những biện pháp chủ yếu. Tiếp tục cải tiến và hoàn thiện cơ chế quản ký của công ty trên nguyên tắc bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của công ty về vật tư, tài sản, tiền vốn; đồng thời phát huy tính chủ động gắn với tự chủ trách nhiệm của các đơn vị trong hoạt động sản xuấtt kinh doanh dịch vụ; gắn thu nhập với kết quả sản xuất kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị tăng cường trao đổi thông tin giữa các đơn vị và các khu vực để nắm vững tình hình biến động về giá cả, thị trường phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. Tiếp tục củng cố ổn định tổ chức các đơn vị và của công ty, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong đơn vị. Phối hợp với Đảng, chính quyền và công đoàn trong hoạt động. Tập trung phát động phong trào thi đua theo nội dung thích hợp để động viên người tham gia đóng góp thí tuệ, công sức xây dựng công ty. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu, bảo đảm các thủ tục chặt chẽ; bảo đảm chất lượng hàng hoá; tiết kiệm chi phí để xuất khẩu phải có lãi. Tăng cường thêm các đơn vị và mở thêm, củng cố các đầu mối kinh doanh hiện có đưa hoạt động kinh doanh vào nề nếp. Bổ sung cán bộ chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với đào tạo và đào tạo lại cho công tác cổ phần hoá. Mục đích là đạt mức thị phần của năm trước và có sự tăng trưởng, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ thực thi công việc. Tăng cường đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, mở thêm sản xuất các mặt hàng mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của công ty Bố trí sản xuất hợp lý tiết kiệm chi phí về điện, về lao động; quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất giảm sản phẩm hỏng, đặc biệt tăng cường giám sát khâu nhập xuất vật tư bảo đảm đủ về số lượng đúng về chất lượng và tính toán chặt chẽ hao phó vật tư cho từng sản phẩm. Đây là khẩu mang lại hiệu quả rât lớn và vậy cần phải có bộ phận giúp lãnh đạo công ty theo dõi và quản lý khâu này. Tiết kiệm chi phí trong kinh doanh trong sản xuất và trong các hoạt động khác như chi phí điện thoại, fax, chi phí xăng dầu, chi phí vận chuyển chuyên chở, các hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu phải kí kết chặt chẽ nhằm giảm việc khiếu kiện tiết kiệm thời gian tiền của, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá nhằm tăng vòng quay vốn giảm lãi xuất tiền vay ngân hàngTăng cường khâu kiểm tra giám sát của công, phấn đấu quý một lần. 3. Một số kiến nghị, đề xuất Trong những năm qua, công ty mặc dù là doanh nghiệp nhà nước có uy tín trên thị trường nhưng kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được còn chưa tốt, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Công ty gặp nhiều khó khăn xuất phát từ chính trong nội bộ công ty, và chịu ảnh hưởng lớn của môi trường kinh doanh bên ngoài. Những tồn tại của công ty trong thời gian qua là những vấn đề công ty cần lưu tâm giải quyết. Thứ nhất về vấn đề con người: Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì, kinh doanh các mặt hàng giấy bao bì, hàng nông sản, có rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn đặc biệt là vấn đề cạnh tranh. Đòi hỏi cán bộ công nhân viên công ty phải có trình độ cao, năng động sáng tạo và tâm huyết với công việc. Qua phân tích ta thấy mọi vướng mắc của công ty đều bắt nguồn từ vấn để này. Trong thời gian tói công ty nên tập trung giải quyết, nâng cao trình độ người lao động và trước hết là nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ, nỗ lực trong kinh doanh đưa công ty ngày càng vững mạnh. Công ty nên thường xuyên theo định kỳ tổ chức học tập, trao đổi các kinh nghiệm làm ăn, mời các chuyên gia về công ty để bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho nhân viên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Thường xuyên cập nhật những tri thức mới, tiến bộ mới trong phương pháp làm việc để tăng hiệu quả công việc. Một mặt nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, mặt khác công ty phải gắn quyền lợi với trách nhiệm của họ. Từ đó khuyến khích họ trong công việc giúp cho kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Trong thời gian tới công ty nên quan tâm hơn nữa đến công tác tuyển dụng lao động để lựa chọn ra được lao động chất lượng cao, có chuyên môn cũng như khả năng ngoại ngữ pháp lý đáp ứng tôt trong điều kiện mới. Thứ hai: Về vấn đề tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp, được coi là một cơ thể bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Cơ thể ấy có hoàn chỉnh, các bộ phận hoạt động có ăn khớp, nhịp nhàng, thì làm việc mơi năng suất hiệu quả. Một bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả cao phải được xây dựng trên cơ sở tính toán, xác định cơ cấu hợp lý của mỗi bộ phận và sự phân công, bố trí công việc phù hơp để có thể phát huy hết được tính sáng tạo năng động của từng bộ phận. Thực tế cho thấy bộ máy quản lý quản lý ở công ty còn nhiều bất cập. Cơ cấu lao động của các phòng chưa phù hợp, thiếu lãnh đạo. Nội bộ của một số bộ phận mất đoàn kết ảnh hưởng đến thành tích kinh doanh của công ty. Những năm tới công ty nên phân bổ cho hợp lý lao động kịp thời chấn chỉnh lại tổ chức. Tuyển thêm một vị trí vào phòng kế hoạch tổng hơp, đề bạt cán bộ vào các vị trí còn thiếu. Công ty nên có thêm phòng nghiên cứu thị trường, marketing đáp ứng cho điều kiện cạnh tranh trong điều kiện mới. Thứ ba: Về vốn và quản lý nguồn vốn Trong nền kinh tế hàng hoá hiện nay, vốn được coi là mạch máu của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia liên doanh liên kết... nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận của công ty. Qua sự phân tích ở trên, để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả công ty phải: trước hết là củng cố tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ tồn đọng, đẩy mạnh tốcđộ chu chuyển vốn, hạn chế tới mức thấp nhất các khoản vốn bị chiếm dụng. Đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời các khoản nợ khó đòi. Công ty cần điều tra kỹ về khả năng thanh toán cũng như tình trạng nợ của khách hàng. Những vật tư thiết bị cũ kỹ lạc hậu đã khấu hao đủ thì tiến hành đánh giá lại rồi thanh lý, giải quyết vốn ứ đọng một cách nhanh chóng để đưa vào kinh doanh. Công ty nên nhanh chóng thực hiện chủ chương cổ phần hoá doanh nghiệp để huy động hiệu quả nguồn vốn từ trong nội bộ công ty. Thực tế cho tháy nguồn vốn kinh doanh của công ty thường lớn hơn nhiều nguồn vốn nhà nước cấp và nhu cầu vốn kinh doanh ngày càng tăng nghĩa là công ty phải huy động vốn từ vốn vay bên ngoài thường có lãi suất cao, làm phát sinh thêm các khoản chỉ phí của công ty. Trong thời gian tới công ty bao bì đẩy mạnh công tác cổ phần hóa thông qua việc bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên, vừa gắn trách nhiệm của người lao động vừa huy động hiệu quả được nguồn vốn trong kinh doanh Thứ tư: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Công ty nên thường xuyên theo dõi bám sát thị trường, theo dõi tình hình thay đổi nhu cầu, giá cả để có những dự báo chính xác về thị trường, hạn chế rủi ro và tổn thất do biến động của thị trường gây ra. Đây là một vấn đề khó đòi hỏi cán bộ quản lý cần tìm hiểu cặn kẽ những thông tin thị trường để có những kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu một cách hiệu quả. Trao đổi thông tin giữa các phòng ban nên được tiến hành thường xuyên, kịp thời để có những định hướng phù hợp Thứ năm: Thúc đây hơn nữa hoạt động nhập khẩu đồng thời từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Phải nói rằng kinh doanh nhập khẩu là một hoạt động chính, đóng góp to lớn vào kết quả kinh doanh của công ty. Những năm vừa qua, kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng tuy nhiên doanh thu bán hàng nhập khẩu chưa tương xứng, hiệu quả thu được còn chưa cao, một số lô hàng nhập khẩu vẫn bị lỗ. Do đó trong thời gian tới công ty phải duy trì và nâng cao hơn nữa nhập khẩu các mặt hàng truyền thống, thúc đẩy tiêu thụ hàng nhập khẩu, da dạng hoá các hình thức kinh doanh nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu, xây dựng chiến lược nhập khẩu lựa chọn phương án tối ưu để từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động này. Công ty nên tập trung vào thế mạnh của minh là kinh doanh nhập khẩu bên cạnh việc tăng cường thúc đầy xuất khẩu thu ngoại tệ tạo điều kiện trở lại tăng cường hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. Ngoài ra, phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động kinh doanh cuả các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Cho nên Nhà nước phải luôn nghiên cứu, hoạch định chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt nam cạnh tranh được trên trường quốc tê. Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Như cải cách hệ thống thuế, giảm bớt gánh nặng về thưê cho doanh nghiệp, có phương pháp tính giá hàng xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ quốc tế, đơn giản hoá các thủ tục kiểm tra hải quan và nộp lệ phí xuất nhập khẩu. Có chính sách quản lý tỷ giá phù hợp tạo, nên duy trì ổn định và linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty IV. Định hướng đề tài Hiện nay ngành bao bì Việt Nam đang phát triển hết sưc mạnh mẽ, các doanh nghiệp nhận ra rằng bao bì không chỉ giúp bảo quản hàng hoá mà còn là phương tiên quảng cáo cũng như tăng sức hấp dẫn, cạnh tranh cho sản phẩm. Kinh doanh trong ngành bao bì công ty đang đứng trước một cơ hội lớn. Doanh thu của công ty chủ yếu là do kinh doanh nhập khẩu bao bì, việc nắm bắt cơ hội kinh doanh đề ra phương hướng, chiến lược, cũng như các biện pháp kinh doanh nhập khẩu bao bì ngay từ bây giờ là yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên sẽ rất là khó khăn vì hiện nay có rất nhiều đơn vị quốc doanh va tư nhân tham gia kinh mah nhập khẩu mặt hàng này nên cạnh tranh ở thị trường trong nước rất quyết liệt. Hơn nữa sản phẩm bao bì có đặc trưng riêng chỉ dùng cho một người, một địa chỉ, một mặt hàng cụ thể. Chỉ khi có đơn hàng mới sản xuất, không thể sản xuất trước được. Việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty là hết sức quan trọng và cần thiết, là mối quan tâm hàng đầu của công ty hiện nay. Sau đây là một vài số liệu phản ánh thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty hiện nay. Bảng 21: cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của công ty Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Trị giá TT% Trị giá TT % Trị giá TT % Trị giá TT % Tổng KNXNK 4.834 100 4,574 H 100 4,398 100 4,550 100 Tốc độ tăng % -19,64 -5,37 -3,84 3,79 15,03 KNXK 1,507 31,17 1,358 29,68 1,092 24,82 0,684 Tốc độ tăng % -15,56 -9,86 -19,55 --40,69 KNNK 3,327 68,83 3,216 7 70,32 3,306 75,18 3,866 84,97 Tốc độ tăng % -9,38 -3,34 -5,61 27,33 Bảng 22: cơ cấu nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu Đơn vị Triệu USD Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Trị giá TT % Trị giá TT % Trị giá TT % Trị giá TT % KNNK 3.327 100 3.216 100 3,036 100 3,866 100 1.Nhập khẩu trực tiếp 3,327 100 3,161 98,29 3,036 100 3,438 88,92 Tốc độ tăng -4,98 13,24 2.Nhập khẩu uỷ thác 0,055 1.71 100 0,428 11,08 Bảng 23: cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng, thị trường Đơn vị: USD Mặt hàng Năm Trị giá Thị trương nhập khẩu 1. Giấy các loại 1999 933.960 Hàn Quốc, Nhật, Singapo, Pháp, Nga, Mỹ, Inđônêxia, áo 2000 925.818 2001 629.460 2002 717.991 2. Chất dẻo 1999 1.638.311 Hàn quốc, Đài Loan, Nhật, Thái Lan, Singapo, ả rập, Trung quốc 2000 1.212.727 2001 1.821.875 2002 2.415.123 3. Hoá chất 1999 233.064 Singapo, Nhật, Italia, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ 2000 258.305 2001 116.929 2002 131.462 4. Hàng hoá khác như Dây thép, Máy công nghiệp, Bếp ga, Thiết bị điện... 1999 506.413 Hàn quốc, Trung Quốc, ấn Độ, Nhật, Đài loan, Hồng Kông, Anh, Italia, Đức, Tây Ban Nha, úc, Dubai 2000 302.808 2001 486.084 2002 673.060 Bảng 24: doanh thu, chi phí bán hàng nhập khẩu Đơn vị:Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2002 Năm 2001 Năm 2002 Doanh thu thuần từ hoạt dộng sản xuất kinh doanh Doanh thu nhập khẩu Chi phí kinh doanh nhập khẩu Giá vốn hàng bán Lãi thực từ HĐNK Kết luận Hơn 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh và hơn 10 năm kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì đã đạt được những thành tựu đáng đáng khích lệ, hoà chung vào công cuộc đổi mới của đất nước, đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của ngành bao bì. Trong những năm qua, mặc dù kết quả được của công ty còn nhiều mặt cần phải giải quyết khắc phục, nhưng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên của công ty, cùng với chủ trương đổi mới doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả đời sống của cán bộ công nhân viên ngày một nâng cao. Công ty vẫn khẳng định uy tín và vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong thời gian tới, ngành bao bì phát triển mạnh, nhu cầu bao bì chất lượng cao ngày càng nhiều, tạo ra cơ hội lớn cũng như những thách thức không nhỏ. Tuy nhiên với sự phấn đấu không ngừng của công ty bên cạnh những tiềm năng sẵn có và kinh nghiệm quản lý kinh doanh chắc chắn công ty sẽ thành công hơn trong công cuộc đổi mới vươn lên của đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC625.doc
Tài liệu liên quan