Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

- Huy động VNĐ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức - Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Đại lý ủy thác, cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển của chính phủ, các nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam - Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT - Thực hiện dịch vụ ngân quỹ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt

doc24 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được hình thành theo nghị định số 117/TTg ngày 26-4-1957 của Thủ tướng chính phủ.51 năm qua Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã có những tên gọi sau: Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ ngày 26-4-1957 Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24-6-1981 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam từ ngày 14-11-1990 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước mang tính hệ thống bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài( 2 Ngân hàng và 1 công ty hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng nước ngoài) Trọng tâm hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển các dự án, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là Ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 51 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử: Từ 1957-1975: Thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã cung ứng 1.483 tỷ đồng(theo giá năm 1960) tương ứng với 14.830 tỷ đồng (theo giá 1995) cho kiến thiết cơ bản, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tạo đà bước tiếp vào kế hoạch 5 năm lần thứ 2 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ 1976-1989: Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đại hội Đảng lần thứ IV, V, VI và phương hướng đầu tư để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. Từ 1990-1999: Thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Bước vào thời kỳ này, hoạt động của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam có những thuận lợi cũng như những khó khăn và thử thách. Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam thực sự hoạt động như một Ngân hàng thương mại nhưng lại bước vào thương trường sau nhiều Ngân hàng thương mại khác nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thông Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam dã phát huy những thuận lợi, nhận thức rõ khó khăn, thử thách. Với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, tự tin và tinh thần không chùn bước trước mọi khó khăn, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam luôn luôn quyết tâm thực hiên thắng lợi nhiệm vụ được giao. 1.2. Sự hình thành và quá trình phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cầu Giấy 1.2.1. Sự hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng kiến thiết thành lập ngày 26-4-1957 trực thuộc bộ tài chính theo nghị định 117/TTg của thủ tướng chính phủ. Ngày 27-5-1957 chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Hà Nội nằm trong Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành lập. Nhiệm vụ chính là nhận vốn từ ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Ngày 31-10-1963 chi điểm 2 thuộc chi nhánh ngân hàng kiến thiết Hà Nội(tiền thân của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy) được thành lập. Đến năm 1981, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam. Chi điểm 2 đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng Cầu Giấy trực thuộc chi nhánh Hà Nội trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam. Tháng 5-1990 Hội đồng Nhà nước ban hành hai pháp lệnh về Ngân hàng: pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Việc ban hành nhằm mục đích hòan thiện hệ thống Ngân hàng cho phù hợp với cơ chế thị trường. Hai pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 1-10-1990 theo đó hệ thống Ngân Hàng bao gồm: Ngân hàng trung ương là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng Theo quy định 401 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải- Hà Nội với số vốn điều lệ là 1100 tỷ đồng và có các chi nhánh đạt tại tỉnh, thành phố, đặc khu thuộc trung ương. Theo đó, chi nhánh cấp 2, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng Cầu Giấy đổi tên thành Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy. Từ khi thành lập cho đến nay Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy đã trải qua 2 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1(1965-1975): Đây là thời kỳ phục vụ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ khi chúng leo thang đánh phá miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Giai đoạn 2(1975-1999): Đây là thời kỳ phục vụ công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế trong cả nước. 1-1-1995 bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam thành tổng cục Đầu tư và phát triển trực thuộc bộ tài chính. Như vậy, từ khi thành lập cho tới 1995 Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam không hoàn toàn là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một Ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản. Cũng kể từ 1995 Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy thực sự hoạt động như một Ngân hàng thương mại. BIDV Cầu Giấy có nhiệm vụ huy động vốn từ các nguồn trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND và USD để tiến hành các hoạt động co vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, thành phần kinh tế và dân cư. 1.2.2. Những hoạt động chính của BIDV Cầu Giấy Huy động VNĐ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Đại lý ủy thác, cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển của chính phủ, các nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT Thực hiện dịch vụ ngân quỹ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt - Kinh doanh ngoại tệ - Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 1.2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của BIDV Cầu Giấy a) Mô hình cơ cấu tổ chức tại BIDV Cầu Giấy Giám đốc Phó giám đốc Phòng quan hệ khách hàng Phòng thanh toán quốc tế Tổ điện toán Phòng thẩm định quản lý tín dụng Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Phong dịch vụ khách hàng cá nhân Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng quản lý tín dụng Phó giám đốc Phòng kiểm tra nội bộ Phòng kế hoạch nguồn vốn Sơ đồ tổ chức của chi nhánh BIDV Cầu Giấy b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban - Ban giám đốc: bao gồm 3 thành viền 1 giám đốc và 2 phó giám đốc làm công tác quản lý vĩ mô toàn bộ hoạt động của chi nhánh đồng thời ban giám đốc cũng là người đưa ra quyết định cuối cùng đối với mỗi hoạt động của BIDV Cầu Giấy - Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội,(từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu, hướng dẫn thủ tục, mở tài khoản, rút tiền…). Tiếp thị và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; đề xuất tham mưu với ban giám đốc về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng - Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân và các phòng giao dịch trên địa bàn: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng là cá nhân(từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu, hướng dẫn thủ tục, mở tài khoản, rút tiền, gửi tiền…). Tiếp thị và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; đề xuất tham mưu với ban giám đốc về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng - Phòng quan hệ khách hàng: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng của chi nhánh. Thực hiện việc cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu vay vốn - Phòng tài chính- kế toán: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh. - Phòng tổ chức hành chính: Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, quản lý nhân lực. Thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đảm bảo phát triển của chi nhánh theo quy định - Phòng kiểm tra nội bộ: Xây dựng trình ban giám đốc duyệt chương trình, kế hoạch, giải pháp kiểm tra nội bộ phù hợp với kế hoạch chung của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam. - Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ(tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng…) -Phòng thanh toán quốc tế: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế như L/C; nhờ thu, nhờ chi… 1.2.4. Hoạt động của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy từ khi chuyển sang chi nhánh cấp I BIDV Cầu Giấy được nâng cấp đi vào hoạt động từ ngày 1-10-2004. Với định hướng phát triển trở thành một Ngân hàng thương mại hiện đại, năng động, khả năng cạnh tranh cao trên địa bàn cửa ngõ phía Tây của thành phố, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú, chất lượng cao trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ khách hàng thuộc các thành phần kinh tế; chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đầu tư phát triển đô thị; nhưng xu hướng của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới chưa phát triển nhưng Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy đã và đang nỗ lực phát triển mạng lưới dịch vụ như dịch vụ trả tiền, dịch vụ tiền lương,... với mục tiêu là thu phí dịch vụ. giảm rủi ro. Ngay từ khi được nâng cấp , chính thức đi vào hoạt động, được sự quan tâm của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam chi nhánh đã nhanh chóng triển khai thực hiện kế hoạch được giao. Chi nhánh đã nhanh chóng triển khai mô hình tổ chức được duyệt, bố trí nhân lực, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các phòng ban, phân công cụ thể trong ban lãnh đạo đảm bảo mọi mặt hoạt động đều có người chịu trách nhiệm về việc đưa hoạt động của chi nhánh vào nề nếp, tuân thủ các quy định của Nhà nước. Thực hiện chỉ đạo chấp hành các chỉ thị, các quy chế, quy trình ngày một tốt hơn. Các giới hạn an toàn được giữ ở mức đảm bảo theo hai tiêu chí: hiệu quả và tránh rủi ro. Quán triệt mục tiêu định hướng phát triển chi nhánh của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam theo công ván 5565/CV_QLCN1 ngày 23-9-2004 tiếp tục đổi mới có nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của cán bộ đối với nhiệm vụ được giao. Cải tiến phương pháp chỉ đạo điều hành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Chi nhánh đã từng bước phân tích đánh giá đúng đắn thực trạng các mặt hoạt động như tín dụng, công tác tài chính kế hoạch, chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ và mạng lưới, đưa ra những giải pháp, biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh để duy trì củng cố hoạt động. 1.2.5. Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy 1.2.5.1 Thuận lợi Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy nằm ở giữa cửa ngõ phía Tây của thủ đô, trong khu kinh tế trọng điểm, với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, các trường đại học và các cụm dân cư nên có nhiều điều kiện mở rộng các họat động kinh doanh dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng ở mọi thành phần kinh tế, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, dịch vụ và đầu tư phát triển đô thị Có sự chỉ đạo thường xuyên và hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, của công đoàn Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam cho các hoạt động kinh doanh và các hoạt động đoàn thể 1.2.5.2 Khó khăn Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy là chi nhánh vừa mới được nâng cấp từ chi nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1 nên còn một số những vấn đề khó khăn: Tỉ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế còn thấp, còn lại toàn bộ vốn huy động từ dân cư do đó chi phí vốn đầu vào là tương đối cao Hoạt động dịch vụ đơn điệu chủ yếu dựa vào các sản phẩm truyền thống như thanh toán trong nước, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng… Cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới còn mỏng, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn chưa cao. Hoạt động của chi nhánh cạnh tranh không chỉ với các ngân hàng thương mại cùng địa bàn, các kênh huy động vốn khác mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng lớn khác trong trung tâm thành phố… nhất là cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn, sản phẩm dịch vụ mới… CHƯƠNG II KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng và tổng hợp nhất để đánh giá quá trình hoạt động của một doanh nghiệp. Khoản mục về thu nhập, chi phí trên báo cáo tài chính là cơ sở để ngân hàng đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Bảng1: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy tính đến 30-6-2008 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng tài sản 1.121 1.652 1.853 Nguồn vốn huy động 969.334 1479.733 1643.01 Thu nhập 53.185 107.471 79.065 Chi phí 51.336 104.365 65.382 Lợi nhuận 1.846 3.106 3.683 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của BIDV Cầu Giấy) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy lợi nhuận không ngừng được tăng lên qua các năm Tổng tài sản năm 2007 tăng lên 47,36% so với năm 2006, hoàn thành kế hoạch 106,5%; chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2008 tổng tài sản đã tăng 12,6% so với năm trước. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy cũng có một sự gia tăng đáng kể: năm 2007 tăng 53% so với năm 2006 và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008 tổng lượng vốn huy động đã tăng 11% so với năm 2007. Đây là điều kiện rất tốt để Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy có thể sử dụng nguồn vốn huy động và hoạt động kinh doanh của mình: cho vay, đầu tư đồng thời luân chuyển vốn trong hệ thống. Doanh thu năm 2007 tăng 10,8% so với năm 2006 hoàn thành kế hoạch 112% và doanh thu của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy trong 6 tháng đầu năm 2008 cũng tăng 48% so với 6 tháng đầu năm 2007. Chi phí năm 2007 tăng103,9% so với năm 2006, trong vòng 6 tháng đầu năm 2008 cũng tăng 25% so với cùng kỳ năm 2007. Qua đó ta có thể thấy tuy doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên ngân hàng này cũng phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định tương ứng với doanh thu. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng 68% so với năm 2006 hoàn thành 112% kế hoạch dự kiến; trong vòng 6 tháng đầu năm 2008 tăng lên 18,58% so với lợi nhuận cả năm 2007. Đây là biểu hiện của sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận hàng năm, trong khi thực tế các ngân hàng thương mại đã phải bỏ ra chi phí ngày một nhiều hơn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiền tệ. Hơn nữa năm 2008 là một năm khó khăn chung đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy đã có những điều chỉnh hợp lý để thu được lợi nhuận tăng trưởng trong thời kỳ có thể nói là khó khăn đối với tất cả các ngân hàng thương mại . Tình hình về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy tính đến ngày 30-6-2008 Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, và huy động vốn cũng là một trong những nghiệp vụ mang tính chất chiến lược hàng đầu đối với BIDV Cầu Giấy. Hoạt động huy động vốn giúp cho ngân hàng có được nguồn tài chính để có thể duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh, đầu tư. Công tác huy động vốn của một ngân hàng được đánh giá có hiệu quả khi ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng được nhu cầu của chính bản thân ngân hàng cho quá trình phát triển. Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy đã thông qua việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ cũng như nâng cao hoàn thiện chất lượng dịch vụ với tiêu chí “ nhanh chóng, chính xác và thuận tiện cho khách hàng”. Công tác huy động vốn của BIDV Cầu Giấy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ khá cao, đáp ứng được khối lượng lớn nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngòai quốc doanh và dân cư trên địa bàn. Dưới đây là một số kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của BIDV Cầu Giấy tính đến ngày 30-6-2008 Bảng 2: Tình hình huy động vốn của BIDV Cầu Giấy tính đến 6/2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31-12-2006 31-12-2007 30-06-2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn huy động 969.334 100 1479.733 100 1643.01 100 Phân theo nguồn huy động + Tiền gửi DN 97.000 10 277.000 18,7 234.000 14,2 + Tiền gửi dân cư 872.344 90 1202.733 81,3 1409.101 85,8 Phân theo thời gian + Tiền gửi không kỳ hạn 193.000 13,1 127.000 7,7 + Tiền gửi có kỳ han 1286.833 86,9 1516.101 92,3 Phân theo đơn vị tiền tệ + Tiền gửi VND 654.125 67,5 1072.425 72,5 1157.856 70,5 + Tiền gửi bằng ngoại tệ quy đổi 315.209 32,5 407.308 27,5 485.245 29,5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của BIDV Cầu Giấy ) 2.2. Tình hình về các hoạt động tín dụng của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy tính đến ngày 30-6-2008 Ngoài nghiệp vụ huy động vốn thì vấn đề phải sử dụng nguồn vốn huy động sao cho có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng cũng được Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy chú ý xem như là một hoạt động chiến lược liên quan đến sự phát triển của mình. Do đó Ngân hàng đầu tư phát triển chi nhánh Cầu Giấy luôn quan tâm đến hoạt động tín dụng và đây cũng là một nghiệp vụ truyền thống của tất cả các ngân hàng thương mại. Bảng 3: Tình hình cho vay của BIDV Cầu Giấy Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31-12-2006 31-12-2007 30-06-2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 401.620 100 790.825 100 909.026 100 Theo thời gian + Ngắn hạn 349.409 87 637.721 81 659.512 76 + Dài hạn 52.211 13 153.104 19 213.514 24 Theo thành phần kinh tế + DN quốc doanh 220.891 55 336.476 43 368.363 40,5 + DN ngoài quốc doanh 180.729 45 454.346 57 540.633 59,5 Theo ngành + Công nghiệp 0 0 158.165 20 30.903 10 + Xây dựng 160.648 40 166.073 21 227.257 25 + Giao thông 0 0 31.633 4 45.451 5 + Thương nghiệp 240.972 60 434.954 55 545.415 60 + Khác 0 0 0 0 0 0 Theo chất lượng tín dụng + Trong hạn 398.407 99,2 784.979 99,3 903.448 90,3 +Quá hạn 3.213 0,8 5.846 0,7 5.578 0,7 + Quá hạn trên 12 tháng 3.213 5.846 5.578 Theo đơn vị tiền tệ + VND 369.490 92 630.409 80 670.892 74 + Ngoại tệ quy đổi 32.130 8 164.416 20 238.134 26 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn tại BIDV Cầu Giấy có sự tương ứng nhất định vì chi nhánh luôn quan tâm chú ý vào việc cân đối nguồn vốn giữa đầu vào và đầu ra để đảm bảo kinh doanh có lãi. Chất lượng tín dụng được giữ tại mức ổn định nhằm khẳng định sự hợp lý trong việc cho vay đồng thời cũng mang lại sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Nợ quá hạn 2006 chiếm 0.8%; năm 2007 là 0,7%, hiện nay chi nhánh vẫn tiếp tục khống chế tỉ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất có thể. Cũng qua bảng số liệu trên ta có thể thấy khách hàng cho vay ưa thích của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và các dự án phát triển kinh tế đô thị. Đây cũng là mảng cho vay truyền thống của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy nói riêng. Tình hình về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV Cầu Giấy tính đến ngày 30-6-2008 Tại BIDV Cầu Giấy hoạt động kinh doanh ngoại tệ không phát triển bằng các hoạt động khác và nó chủ yếu tập trung phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách hàng tại chi nhánh. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh được thông qua sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, chi nhánh thực hiện việc mua không hạn chế nhưng không bán ra cho khách hàng. Nhờ kinh doanh ngoại tệ mà BIDV Cầu Giấy đã thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng, tạo sự thuận lợi nhanh chóng thực hiện các nhu cầu của khách hàng không chỉ bằng đồng nội tệ mà bằng cả đồng ngoại tệ. Điều này giúp BIDV Cầu Giấy giữ được khách hàng có mối quan hệ truyền thống với mình. Cũng qua nghiệp vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ BIDV Cầu Giấy đã từng bước đa dạng hóa các hình thức mua bán ngoại tệ như kỳ hạn, hối đoái, giao ngay…và các hình thức giao dịch thông qua các loại ngoại tệ mạnh: EUR, USD, GBP… Tình hình về hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy tính đến ngày 30-6-2008 Trong nhiều năm qua BIDV Cầu Giấy đã tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh đặc biệt là bảo lãnh trong nước được chú trọng đáp ứng kịp thời các nhu cầu đa dạng về bảo lãnh cho khách hàng của mình sau khi kiểm tra đầy đủ hồ sơ thủ tục trước khi bảo lãnh. Các loại hình bảo lãnh mà BIDV Cầu Giấy đã áp dụng đó là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán. Bình quân hàng năm chi nhánh đã bảo lãnh cho hơn 200 đơn vị và chủ yếu là bảo lãnh dự thầu. Năm 2006 bảo lãnh dự thầu chiếm 56,2% và năm 2007 chiếm 51% trong khi đó bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm 30,6%. Nhìn chung nghiệp vụ bảo lãnh đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa tạo nguồn vốn cho sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước, giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài có sự yên tâm đầu tư vào Việt Nam; đồng thời cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, khai thác tối đa thế mạnh của mình. Tình hình về hoạt động thanh toán của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy tính đến ngày 30-6-2008 Trong những năm gần đây công tác thanh toán của hệ thống ngân hàng nói chung và của BIDV Cầu Giấy nói riêng đã được cải thiện rất nhiều. Nền kinh tế ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa thì nhu cầu thanh toán thông qua các tổ chức tín dụng ngày càng được chú trọng. Đồng thời cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng ngày càng có nhiều thuận lợi, giải quyết được khối lượng thanh toán lớn, giảm thiểu thời gian thanh toán xong vẫn đảm bảo sự chính xác hay chất lượng thanh toán. Hoạt động thanh tóan bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế Bảng 4: Tình hình thanh toán chuyển tiền trong nước của BIDVCầu Giấy Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31-12-2006 31-12-2007 30-06-2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Phân theo công cụ thanh toán Thanh toán không dùng tiền mặt 36019.090 93,3 78901.613 96,1 54638.427 96,5 Thanh toán dùng tiền mặt 2564.426 6,6 3267.335 3,9 202.832 3,5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của BIDV Cầu Giấy) Năm 2006 công tác thanh toán của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy phát triển thêm một bước mới thông qua chương trình hiện đại hóa ngân hàng. Cụ thể doanh số thanh toán trong nước không dùng tiền mặt năm 2006 là 36019.090 triệu đồng tương đương với 93,3%. Năm 2007 thanh toán trong nước không dùng tiền mặt chiếm 96,1% và thanh toán dùng tiềm mặt chỉ chiếm 3,9%. Qua bảng trên ta thấy tình hình thánh toán trong nước của chi nhánh khá ổn định tuy nhiên cần phát huy hơn nữa hoạt động này để không ngừng nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Bảng 5: Tình hình thanh toán quốc tế tại BIDV Cầu Giấy Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu 31-12-2006 31-12-2007 30-06-2008 Số tiền %/2006 Số tiền %/2007 L/C nhập 7.237 40.600 561 30.963 76,3. Nhờ thu 110 293 266,3 175 59,7 Kiều hối 395 492 124,5 936 190,2 Tổng cộng 7.742 41.385 32.074 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của BIDV Cầu GIấy) Trong năm 2006 doanh số thanh toán quốc tế là 7742000 USD và trong vòng 1 năm BIDV Cầu Giấy đã đẩy con số này tăng lên 32858000 USD. Cũng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2008 chi nhánh đã đạt mức doanh số thanh toán quốc tế là 32 074 000 USD. Qua đó ta có thể thấy rằng tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV Cầu Giấy là rất ổn định (đạt mức ổn định cao hơn cả hoạt động thanh toán trong nước). Có thể nói đây là tín hiệu đáng mừng cho BIDV Cầu Giấy trong hoạt động thanh toán. Thực trạng về thu nhập và chi phí BIDV Cầu Giấy cũng giống như các ngân hàng thương mại khác đều lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu trong kinh doanh. Muốn có lợi nhuận phải có sự quản lý thu chi một cách hợp lý và chính xác, vì đây là hai yếu tố chính để xác định lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Mọi họat động của chi nhánh thông qua các nghiệp vụ ngân hàng như huy động vốn, tín dụng, thanh toán, bảo lãnh… đều nhằm mục đích chính là tăng thu nhập nhập cho chi nhánh đồng thời giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu để đạt được mức lợi nhuận tối đa. Bảng 6: Tình hình thu nhập của BIDV Cầu Giấy. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31-12-2006 31-12-2007 30-06-2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng thu 53.185 100 107.399 100 78.966 100 Thu từ lãi + Thu lãi tiền gửi 24.558 46,2 46.824 43,6 34.739 43,9 + Thu lãi cho vay 25.305 47,5 54.067 50,9 39.638 50,2 Thu ngòai lãi + Thu bảo lãnh 897 1,7 1.705 1,9 1.260 1,59 + Thu từ kinh doanh ngoại tệ 96 0,09 159 0,2 + Thu từ dịch vụ thanh toán 1968 3,7 3.272 3,1 2.096 2,65 + Thu từ dịch vụ ngân quỹ 20 0,04 148 0,13 105 0,13 + Thu khác 437 0,82 687 0,64 969 1,22 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm BIDV Cầu Giấy) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng thu nhập năm 2007 tăng so với năm 2006 là 54.154 triệu đồng, đây là con số phản ánh đúng tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy . Chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập của BIDV Cầu Giấy là thu từ hoạt động tín dụng. Năm 2006 thu từ hoạt động tín dụng chiếm 47,5% trên tổng thu với số tiền là 25.035 triệu đồng. Sang năm 2007 tốc độ tăng so với 2006 trong thu nhập từ hoạt động tín dụng là 29.302 triệu đồng đạt mức 54.067 triệu đồng chiếm 50,9% tỉ trọng trong tổng thu của ngân hàng. Cũng qua đó ta có thể thấy nguồn thu chủ yếu của BIDV Cầu Giấy là từ các hoạt động thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHỮNG NĂM TIẾP THEO TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH CẦU GIẤY Mục tiêu chung Xây dựng chi nhánh lớn mạnh trở thành một ngân hàng thương mại năng động, có sức cạnh tranh khá trên địa bàn; trở thành một chi nhánh mạnh của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, phát triển theo mô hình bán lẻ, có sản phẩm dịch vụ đa dạng chất lượng cao. Góp phần nâng cao thị phần và vị thế của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy trên thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh doanh, phấn đấu đạt lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người trên 100 triệu đồng/ người. Các chỉ tiêu hiệu quả khác tương đương với mức bình quân toàn ngành, tăng trưởng cao trong an toàn. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tài sản và dư nợ Tiếp tục khai thác đối với khách hàng mục tiêu đã được xác định như cấc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn vừa và nhỏ. Duy trì quan hệ tốt với đối tượng khách hàng quen thuộc truyền thống như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có tình hình tài chính tốt, tạo dựng được uy tín. Một số chỉ tiêu BIDV Cầu Giấy tuy mới thành lập chưa lâu nhưng nhìn chung hoạt động hiệu quả dù vẫn còn một số những hạn chế nhất định. Có được kết quả đó ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã hết sức cố gắng phấn đấu vượt mọi khó khăn để đứng vững trên thị trường, góp phần và sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống Ngân hàng đầu tư phát triển nói riêng và toàn thể xã hội nói chung. Chỉ tiêu 2008 2009 Các chỉ tiêu về tăng trưởng + Tổng tài sản 1950 2450 + Tài sản có sinh lời bình quân 1700 2020 + Huy động vốn CK 1900 1300 + Huy động vốn BQ 1450 1870 + Dư nợ tín dụng CK 1050 1350 Dư nợ tín dụng BQ 900 1100 Các chỉ tiêu hiệu quả + Thu dịch vụ ròng 7 10 + Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra 2,3% 2,4% + Chênh lệch thu chi đầu vào đầu ra 26 32 + Chênh lệch thu chi trước dự phòng rủi ro 31.5 35.5 + Lợi nhuận trước thuế 9 12 + Tỷ lệ nợ quá hạn <2% <1,78% ROA 0,9% 0,95% Những tồn tại và hạn chế hoạt động kinh doanh tại BIDV Cầu Giấy Nhận thức về trách nhiệm trong công tác huy động vốn của một số cấn bộ công nhân viên còn chưa sâu sắc và còn tư tưởng chú trọng đến cho vay hơn huy động vốn; quy trinh thu thập thông tin nắm bắt khách hàng tiền gửi còn nhiều hạn chế. BIDV Cầu Giấy là chi nhánh mới được nâng cấp vì vậy trình độ đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, còn hạn chế về khả năng chuyên nghiệp, linh hoạt khi nghiên cứu chế độ văn bản của ngành, do đó khi giải quyết công việc còn nhiều lúng túng, chưa đúng quy trình, hạn chế hiệu quả công tác. Công tác quản lý khách hàng của một số cán bộ tín dụng chưa cao, hồ sơ khách hàng theo địa bàn cập nhật không kịp thời thiếu chính xác, việc đôn đốc xử lý nợ quá hạn chưa duy trì được thường xuyên trách nhiệm cao. Ghi chép theo dõi hồ sơ quản lý sổ sách còn sai sót, tính thu trả lãi cho khách hàng đôi khi còn chưa chính xác. Việc thực hiện tham mưu cho ban lãnh đạo trong quản lý những vấn đề hạn chế còn nhiều vấn đề liên quan chưa được giải quyết kịp thời. Chưa chấp hành nghiêm túc quy trình thẩm định, tái thẩm định, thẩm định cho vay không sát với nhu cầu vốn dẫn đến sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả dẫn đến khả năng trả khó khăn. KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tham gia vào thị trường quốc tế khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO; nền kinh tế có nhiều bước tiến rõ rệt. Hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy nói riêng cũng từng bước cố gắng hoàn thiện bộ máy hoạt động, hợp lý hóa các quy trình nghiệp vụ nhằm thu được hiệu quả hoạt động kinh doanh tối đa trong thời kỳ hội nhập nhiều cơ hội và thách thức. Trong thời gian gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến động; sự khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế trọng yếu đã lan rộng ra trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó Việt Nam cũng có những liên đới nhất định, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi mà lạm phát tăng cao, các luồng tiền của ngân hàng thương mại cho vay trở nên quá đắt đỏ so với các doanh nghiệp. Chính vì những lý do trên và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên thị trường ngày càng gay gắt, không chỉ là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng quốc doanh mà còn có cả sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài. Do đó để có được lợi thế tương đối trong kinh doanh các ngân hàng cần thiết phải có hoạt động marketing đạt chất lượng tốt. Trong quá trình thực tập tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Cầu Giấy em có tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động marketing của chi nhánh. Em thấy đây là một hoạt động mang tính thực tế, có thể mang lại những tác động thuận lợi đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Do đó em chọn đề tài : Thực trạng và giải pháp của hoạt động marketing ngân hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cầu Giấy MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1870.doc
Tài liệu liên quan