Qúa trình hình thành và phát triển của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

 Nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến thể chế và cơ cấu kinh tế.  Ban nghiên cứu thể chế kinh tế vĩ mô. Với nhiệm vụ và chức năng:  Nghiên cứu cơ chế và các chính sách hoàn thhiện môi trường kinh doanh  Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển thị trường vốn và tiền tệ  Nghiên cứu chính sách phát triển đầu tư và thương mại  Nghiên cứu chính sách phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ  Nghiên cứu những vấn đề vĩ mô khác về nền kinh tế.  Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp.  Nghiên cứu cơ chế chính sách quản lý phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp.  Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý và phát triển các hình thức liên kết kinh tế của các loại hình doanh nghiệp.  Nghiên cứu chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cụm và khu công nghiệp nhỏ và vừa.  Nghiên cứu cơ chế, chính sách cải cách và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

doc22 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Qúa trình hình thành và phát triển của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môc lôc Lời mở đầu Từ khi đất nước thống nhất cho đến nay Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và Viện đang ngày càng thể hiện tốt là một cơ quan nghiên cứu về tình hình phát triển của đất nước như việc đưa ra nhiều đề án ở các cấp Bộ, nghành và trình Chính phủ và được chính phủ phê duyệt và tham gia nhiều đóng góp ý kiến trong các văn bản pháp luật; tham gia đóng góp và sửa đổi, bổ sung các Nghị định của Chính phủvà Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp cũng là Ban thể hiện được nhiều vị thế của mình ở trong Viện cũng như đối với sự phát triển của đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là giai đoạn của toàn cầu hoá, của hội nhập kịnh tế quốc tế và gần đây khi mà nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và là thành viên không thường trực của Hội Đồng bảo an Liên hợp quốc. Do vậy sự cạnh tranh là điều không thể tránh nổi và tất yếu vai trò của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cũng như vai trò của Ban nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp cũng sẽ thể hiện rõ hơn. Sau thời gian thực tế ở Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW cũng như Ban nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp với sự hướng dẫn tận tình của Viện, Ban và Cô giáo hướng dẫn Em đã hiểu được hoạt động của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW và Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp; và Em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp của minh. Tuy nhiên trong quá trình viết chưa bao quát hết tình hình thực tế cho nên không tránh được phần thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của Cô và các Cô, Chú nhân viên trong Viện và Ban để bài báo cáo được đầy đủ hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1. Qúa trình hình thành và phát triển của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW Sau khi miền nam được giải phóng, đất nước thống nhất, với khí thế hào hùng của dân tộc, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Đại hội Đảng lần thứ IV đã đề ra nhiệm vụ “Tổ chức lại nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước, cải tiến phương thức quản lý kinh tế, với trọng tâm là kế hoạch hoá, kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế ” , “thực hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế trong cả nước ”. Thực hiện chủ trương của Đại Hội, Trung ương Đảng và Chính Phủ thấy cần một cơ quan chuyên nghiên cứu, nhận xét, đánh giá khách quan quá trình xây dựng và phát triển kinh tế và kiến nghị các biện pháp khả thi, hữu hiệu nhằm quản lý ngày một tốt hơn nền kinh tế. Từ yêu cầu đó, Trung ương Đảng và Chính Phủ đã thành lập một số nhóm, tổ gồm những cán bộ biệt phái từ các Bộ, nghành và sau này là Ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế trực thuộc Ban Bí Thư và Chính phủ. Do đòi hỏi ngày càng bức xúc của thực tiễn phải nghiên cứu phương thức quản lý kinh tế mới, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW được thành lập trên cơ sở Ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế. Căn cứ vào Quyết nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111-CP ngày 18-5-1978 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW. Năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 07-CP ngày 27/10/1992 giao cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ( nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phụ trách Viện nghiên cứư quản lý kinh tế TW. Ngày 29/11/1995 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 17-BKH/TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Viện được coi là cơ quan tương đương Tổng cục loại I và có tài khoản cấp I. Năm 2003, theo Quyết định số 233/2003/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW là Viện cấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đối với cán bộ lãnh đạo Viện Từ khi thành lập cho đến nay cán bộ lãnh đạo Viện từ chỗ chỉ có 22 người đã lên đến 80 người , trong đó có 70 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học với 12 tiến sĩ (trong đó có 2 nữ ), 13 thạc sỹ(trong đó có 7 nữ chiếm hơn 50 % ). Viện luôn quan tâm nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ của Viện làm việc nâng cao trình độ về mọi mặt .Ngoài việc cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo trong nước, Viện chủ trương tìm các nguồn kinh phí từ quan hệ hợp tác quốc tế để cử cán bộ đi học dài hạn, trao đổi kinh nghiệm, tham gia các khoá học ngắn hạn và tham gia các hội thảo quốc tế nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu của Viện. Viện coi đào tạo và bồi dưỡng cán bộ qua thực tiễn, coi thực tế đất nước là trường đại học lớn để bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ. Nhiều cán bộ của viện đã và đang phát huy tốt truyền thống của Viện, từng bước xây dựng và phát triển Viện thành cơ quan nghiên cứu đầu nghành về đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế. Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật và thông tin phục vụ nghiên cứu của viện Từ khi thành lập cho đến nay, Viện từ một cơ sơ nghèo nàn chật hẹp khi mới thành lập, đến nay nhờ có sự giúp đỡ và đầu tư của nhà nước, Viện đã đầu tư xây dựng được một khu làm việc khang trang với thiết bị và phương tiện làm việc ngày càng được tăng cường để từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu hiện tại. Trong 2 năm, 2002-2003, Viện đã triển khai thực hiện và hoàn thành dự án “Đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực hoạt động của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương”. Kết quả dự án đã cải tạo và nâng cấp 2 toà nhà làm việc của Viện, diện tích tăng lên, các phòng làm việc được trang bị với trang thiết bị hiện đại, tiện sử dụng đã cải tiến đáng kể môi trường làm việc. Từ một thư viện với tủ sách nhỏ chuyên nghành quản lý, Viện đã phát triển thành một trung tâm thông tin tư liệu. Với đội ngũ cán bộ không nhiều, trung tâm đã thu thập, xử lý, lựa chọn hàng nghìn tài liệu tham khảo về các vấn đề cập nhật trong kinh tế -quản lý kinh tế phục vụ công tác nghiên cứu của Viện, phục vụ các đồng chí lãnh đạo của đảng và nhà nước cùng một số cơ quan khác. Đã xuất bản và phát hành hàng trăm ấn phẩm và đầu sách. Trung tâm thông tin thư viện có một kho sách, báo , tạp chí quý giá với khoảng 15 nghìn cuốn sách, nhiều loại báo tạp chí bản tin trong nước và ngoài nước. Hiện nay Viện có hệ thống mạng lưới thông tin nội bộ phục vụ công tác quản lý và chia sẻ thông tin nghiên cứu. Các cán bộ của Viện đều có thể truy cập vào mạng Internet để cập nhật tin tức và thông tin phục vụ công tác nghiên cứu và trao đổi thư tín. 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 2.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW. Từ khi thành lập đến nay, tuy có những thay đổi về mặt vị trí và quy trình hoạt động, phối hợp nhưng chức năng và vai trò cơ bản của viện không thay đổi, đó là xây dựng và phát triển khoa học quản lý kinh tế ở Việt Nam, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội của từng giai đoạn phát triển của nước ta. Tương tự, về cơ cấu tổ chức cũng không có thay đổi lớn, từ chỗ viện có 6 đầu mối( kể cả văn phòng) khi thành lập, 7 đầu mối khi cơ cấu lại năm 1993 và đến nay là 9 đầu mối. Quyết định số 233/2003/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương như sau: 2.1.1. Chức năng: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW là Viện cấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất về thể chế, chính sách, kế hoạch hoá, cơ chế quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh, cải cách kinh tế, tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và tổ chức hoạt động tư vấn theo quy định của pháp luật. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật. 2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện: Tổ chức nghiên cứu xây dựng các đề án về thể chế kinh tế, đổi mới quản lý kinh tế, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, kế hoạch hoá môi trường kinh doanh và những vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô, liên nghành theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phối hợp với các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng các văn phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổng hợp và đề xuất cơ chế, chính sách kinh tế cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới, tham gia nghiên cứu, thẩm định các cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô, do các Bộ, Nghành chủ trì soạn thảo. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực được giao và các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu, tổng kết tổ chức thực hiện quản lý kinh tế trong nước, kinh nghiệm quốc tế, đề xuất việc thí điểm áp dụng những cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý kinh tế mới theo yêu cầu thực tiễn kinh tế -xã hội Việt nam. Nghiên cứu, tổng kết lý luận và phương pháp luận về khoa học quản lý kinh tế và kế hoạch hoá, nghiên cứu thực tiễn, xây dựng và phát triển khoa học quản lý kinh tế ở Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý kinh tế theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Làm công tác thông tin, tư liệu và xuất bản về quản lý kinh tế, tổ chức về hoạt động quản lý kinh tế, ký kết, thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, tham gia bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ sau đại học theo quy định của pháp luật. Hỗ trợ nội dung và kỹ thuật cho các hoạt động của Câu lạc bộ giám đốc doanh nghiệp Trung ương và phối hợp với câu lạc bộ giám đốc các địa phương. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức lao động hợp đồng thuộc Viện và tài chính, tài sản kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Bộ trương Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện: Viện bao gồm các ban sau: Ban nghiên cứu thể chế kinh tế. Với chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu về vai trò chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Nghiên cứu về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế Nghiên cứu cơ chế chính sách phát triển vùng kinh tế và các khu kinh tế đặc biệt Nghiên cứu cơ chế và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nghiên cứu đổi mới công tác kế hoạch hoá Nghiên cứu thể chế thị trường lao động và các chính sách phát triển nguồn nhân lực Nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến thể chế và cơ cấu kinh tế. Ban nghiên cứu thể chế kinh tế vĩ mô. Với nhiệm vụ và chức năng: Nghiên cứu cơ chế và các chính sách hoàn thhiện môi trường kinh doanh Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển thị trường vốn và tiền tệ Nghiên cứu chính sách phát triển đầu tư và thương mại Nghiên cứu chính sách phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ Nghiên cứu những vấn đề vĩ mô khác về nền kinh tế. Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ chế chính sách quản lý phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý và phát triển các hình thức liên kết kinh tế của các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cụm và khu công nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu cơ chế, chính sách cải cách và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Giúp tư vấn về nội dung trương trình và tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ giám đốc doanh nghiệp trung ương. Nghiên cứu các vấn đề khác về cải cách và phát triển doanh nghiệp. Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn. Nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến nông nghiệp thuỷ sản, nông sản, lâm sản Nghiên cứu chính sách phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Nghiên cứu chính sách về tăng trưởng, phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm ở nông thôn Nghiên cứu cơ chế và phát triển kinh tế thị trường hàng hoá dịch vụ ở nông thôn Nghiên cứu vấn đề khác về phát triển nông thôn. Ban nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế. Nghiên cứu các mô hình tổ chức của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nghiên cứu cơ chế chính sách quản lý và phát triển khoa học và công nghệ, thị trường đất đai, bất động sản Nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng trưởng và các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường Giúp lãnh đạo Viện và Hội đồng khoa học Viện thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, các chương trình nghiên cứu và hợp tác về khoa học của Viện Thực hiện những nhiệm vụ khác liên quan đến khoa học quản lý và quản lý khoa học. Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu chính sách thương mại Nghiên cứu cơ chế chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế Nghiên cứu tác động chính sách thương mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam Nghiên cứu những vấn đề khác về hội nhập kinh tế quốc tế. Trung tâm tư vấn, quản lý và đào tạo. Tổ chức bồi dưỡng và đào tạo cán Bộ quản lý kinh tế và đào tạo sau đại học, đào tạo tiến sĩ về lĩnh vực quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về quản lý kinh tế theo các yêu cầu của các đơn vị trong và ngoài nước Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn, phục vụ cho công tác tư vấn và đào tạo về quản lý kinh tế Tham gia đề xuất thí điểm, áp dụng và theo dõi việc thực hiện những chính sách,cơ chế, mô hình tổ chức quản lý kinh tế mới Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương giao. Trung tâm thông tin tư liệu. Khi thác và sử lý thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của Viện Thực hiện hoạt động của một thư viện chuyên nghành về kinh tế và quản lý kinh tế, ứng dụng công nghệ thông tin vế xây dựng một thư viện điện tử Xuất bản các kết quả nghiên cứu của Viện Làm đầu mối cập nhập trang tin điện tử trên internet của Viện Quản lý và vận hành cổng thông tin kinh tế Việt nam Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao. Tạp chí quản lý kinh tế Chức năng, nhiệm vụ: Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về quản lý kinh tế Trao đổi những vấn đề lý luận kế hoạch hoá và quản lý nền kinh tế quốc dân, kinh nghiệm quản lý trong và ngoài nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Văn phòng. Xây dựng chương trình kế hoạch công tác, nghiên cứu của Viện Điều phối đôn đốc các hoạt động của Viện Làm đầu mối và điều phối, đôn đốc công tác đối ngoại, tổ chức các cuộc họp, hội thảo của Viện Thực hiện công tác văn thư lưu trữ Thực hiện công tác đối ngoại, lễ tân của Viện Giúp Viện trưởng về tổ chức và nhân sự Như vậy tuy có những thay đổi về tổ chức và cơ cấu nhưng về cơ bản chức năng và nhiệm vụ của Viện không thay đổi mà ngày càng được xác định rõ hơn, cụ thể hơn nhằm vào mục tiêu cơ bản là nghiên cứu cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Sơ đồ tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: Ban lãnh đạo Viện Hội đồng khoa học Ban nghiên cứu thể chế kinh tế Ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp Ban nghiên cứu chính sách và phát triển kinh tế nông thôn Ban nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quôc tế Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo Trung tâm thông tin tư liệu Tạp chí quản lý kinh tế Văn phòng viên 2.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu của ban nghiên cứu cải cách doanh nghiệp. 2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp Nghiên cứu cơ chế chính sách quản lý phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý và phát triển các hình thức liên kết kinh tế của các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cụm và khu công nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu cơ chế, chính sách cải cách và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Giúp tư vấn về nội dung trương trình và tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ giám đốc doanh nghiệp trung ương. Nghiên cứu các vấn đề khác về cải cách và phát triển doanh nghiệp. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp. Danh sách cán bộ của ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp gồm 9 người bao gồm: TS. Trần tiến Cường (Trưởng ban) KS. Bùi văn Dũng ( Phó ban) KS. Lê văn Sự (Phó ban) Th.S. Nguyễn thị Lâm Hà Th.S. Phạm Đức Trung Th.S. Nguyễn Kim Anh Th.S. Nguyễn thị Luyến CN. Trịnh Đức Chiến CN. Nguyễn Thành Tâm Sơ đồ tổ chức của ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp Phòng Trưởng ban Phòng phó ban Phòng ban phó Phòng nhân viên Phòng nhân viêm 3. Tình hình hoạt động của Viện và Ban 3.1. Tình hình hoạt động của Viện trong năm 2007 Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch trương trình công tác của Bộ, Viện đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác của Viện và triển khai các biện pháp cụ thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2007, cụ thể như sau: Về số đề án, báo cáo đã trình Quốc hội, Chính phủ và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư: Theo công văn số 168/QĐ-Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 27/2/2007 về việc giao nhiệm vụ thực hiện công tác năm 2007 của Bộ. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương được phân công chủ trì xấy dựng 11đề án, báo cáo trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tựớng Chính phủ và Bộ kế hoạch và Đầu tư & ĐT. Tiếp đó, tháng 3 năm 2007 và những cuối năm 2007 Viện lại được Bộ giao bổ sung thực hiện tiếp 9 đề án, báo cáo; nâng tổng số đề án, báo cáo Viện được giao là 20 tăng hơn 60% so với kế hoạch. Mặc dù vậy, Viện đã cố gắng hoàn thành đúng tiến độ và đủ số lượng 20 đề án, báo cáo đã giao trong năm 2007. Trong số 20 đề án, báo cáo chủ trì gồm có: 1 dự thảo luật; 16 đề án báo trình Chính phủ và 3 đề án, báo cáo trình Bộ. Các đề án, báo cáo của Viện chuẩn bị chuẩn bị chủ yếu liên quan đến việc ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp năm 2005, hoàn thiện môi trường kinh doanh, chính sách phát triển các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước chủ động hội nhập chương trình hội nhập quốc tế, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt Viện đã chủ trì soạn thảo đề án 59/TW về “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN” để phục vụ Hội nghị ban chấp hành trung ương khoá X. Đã soạn thảo và trình Chính phủ 4 dự thảo nghị định, kết quả đã được Chính phủ ban hành 2 Nghị định: Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. Nghị định số 111/2007/ NĐ-CP ngày 26/6/2007 thay thế Nghị định 153/NĐ-CP về tổ chức quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 80/NĐ-CP về giao, bán ,khoán kinh doanh và cho thuê công ty nhà nước và đã hoàn chỉnh để Chính phủ ban hành vào đầu năm 2008. Hoàn chỉnh trình Chính phủ dự thảo Nghị định về “ Một số chính sách ưu đãi phát triển 3 vùng Tây bắc, Tây nguyên, Tây nam bộ”. ( Hiện nay Chính phủ đang xem xét để ban hành). Đã hoàn thành 10 đề án, báo cáo Lãnh đạo Bộ, trình Chính phủ, Bộ Chính trị: Trình Bộ Chính trị đề án 59/TW về “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN” và kèm theo dự thảo Tờ trình của Bộ Chính trị; dự thảo Nghị quyết hội nghị TW6 khoá X. Trình Chính phủ đề án “ Một số chính sách ưu đãi đầu tư về nhà ở cho công nhân Khu công nghiệp, khu chế xuất”. Trình A số chính sách ưu đãi đầu tư đối với địa phương thuộc tuyến biên giới Lào và Campuchia”, đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định (quý III/2007). Trình Chính phủ đề án “Nghiên cứu tác động hội nhập, các cam kết gia nhập WTO, cam kết đa phương, song phương và chính sách biện pháp thích ứng”. Trình Chính phủ báo cáo sơ kết việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên. Trình Chính phủ báo cáo sau một năm thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư( Tổ công tác thi hành 2 Luật soạn thảo). Tiểu đề án số 2 của đề án 30/CP về “Đơn giản hoá điều kiện kinh doanh” đã báo cáo kết quả rà soát điều kiện kinh doanh cho Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 30/CP. Báo cáo Bộ đề án “ Cơ chế hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp”. Báo cáo Bộ đề án “Đánh giá hệ thống đăng ký và thẩm tra dự án Đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Báo cáo Bộ đề cương bài giảng về kinh tế cho cán Bộ lãnh đạo cao cấp của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Tuy nhiên, có một số đề án, báo cáo do nội dung rộng, rất khó về quan điểm và cần có thời gian nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, cũng như cần sự phối hợp liên quan của nhiều nghành, nhiều lĩnh vực. Mặt khác, theo yêu cầu về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như quy định trong việc xây dựng đề án phải lấy ý kiến tham khảo của các Bộ, địa phương nhưng công việc này thường gặp khó khăn, không đúng thời gian như dự kiến hoặc không nhận được ý kiến đóng góp. Do đó trong 20 đề án, Báo cáo Viện đã hoàn thành dự thảo hoặc đã trình có một số đề án Viện đã đề nghị Bộ và đã được Bộ xin phép trình Chính phủ cho dãn tiến độ sang năm 2008 để có thời gian chuẩn bị và nâng cao chất lượng, gồm các đề án sau: Đề án “Đổi mới chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý nhà nước về kinh tế”. Đề án “Cải thiện môi trường kinh doanh, nâưng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế”. Dự thảo Nghị định Chính phủ “Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp để thực hành tiết kiệm và chống lãng phí ”. Báo cáo “Điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh gia nhập WTO”. Nghiên cứu và dự thảo Nghị định về Tập đoàn kinh tế nhà nước dự kiến trình Chính phủ ban hành quý II/2008 (Nhiệm vụ này Chính phủ và Bộ mới giao ngày 23/11/2007). Nghiên cứu, xây dựng dự thảo dự án Luật về quy hoạch kế hoạch và phát triển kinh tế-xã hội. Do nội dung nghiên cứu có liên quan nhiều đến việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN cần phải có thời gian nghiên cứu sâu hơn nên Viện đã trình Bộ đề nghị Chính phủ lùi thời gian hoàn thành vào năm 2008 và đã được ghi nhận tại Nghị quyết 25/2006/CP về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng X và Nghị quyết Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010 trong đó có đưa chương trình xây dựng Luật quy hoạch và Kế hoạch phát triển KT- XH. Ngoài các đề án được giao trên, Viện đã chủ động nghiên cứu chuyên đề, đề án báo cáo phục vụ cho các nhiệm vụ nghiên cứu của Viện như: Nghiên cứu, xây dựng và công bố Báo cáo kinh tế Việt nam 2006. Chủ trì Báo cáo rà soát những khác biệt và tương thích giữa Luật đầu tư và các Luật khác. Phối hợp tham gia soạn thảo Nghị định về Tổ hợp tác, Quyết định của Chính phủ về “Chính sách phát triển vùng nguyên liệu”. Tham gia các về hội nhập ASEAN đặc biệt là hiến chương ASEAN. Triển khai nghiên cứu và đề xuất trong Chương trình hành động của Tổ công tác thi hành Luật đầu tư và Luật doanh nghệp do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường công nghệ, thị trường bất động sản tại việt nam. Ngoài các việc chính kể trên, Viện đã thực hiện một số lớn việc tham gia phối hợp, đóng góp ý kiến cho một số đề án, góp ý kiến văn bản khác của các Vụ, Viện trong và ngoài Bộ chủ trì. Nhìn chung, các đề án và báo cáo được giao trong chương trình công tác năm 2007 Viện đã hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng đặc biệt chuẩn bị tốt đề án 59/TW phục vụ kịp thời cho hội nghị TW6 khoá X. 3.1.2 Kết quả công tác theo chương trình công tác của đơn vị Trên cơ sở nhiệm vụ được giao và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, Lãnh đạo Viện đã chỉ đạo các Ban, Trung tâm chủ động tổ chức thực hiện các đề án, báo cáo nghiên cứu kịp thời cho công tác tham mưu của Bộ trong việc chỉ đạo điều hành trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2007, nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế 2006-2010; trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và cải thiện môi trường pháp lý kinh doanh; đề xuất các biện pháp thích ứng với các tác động của hội nhập đến nền kinh tế Việt nam. Đồng thời Viện đã chỉ đạo các đơn vị trong Viện xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp nhà nước và chủ động trong mọi tình huống, tham gia đóng góp các đề án cho Viện và cho đất nước 3.2 Tình hình hoạt động của Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp Trong những năm qua Ban đã đóng góp không ít các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học trình lên Bộ, Chính phủ như: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong phương pháp áp dụng định giá thương hiệu doanh nghiệp”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp ở việt nam theo hướng không phân biệt thành phần kinh tế”, đề tài tập chung vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo hướng thống nhất không phân biệt thành phần kinh tế, xác định nội dung chính của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và kiến nghị các giải pháp giúp hình thành nội dung và cơ chế quản lý nhà nước chung thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp. Đề án “Thành lập tập đoàn kinh tế” đã trình lên Chính phủ. Đề tài nghiên cứu cấp Viện: “Một số phương thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới và ứng dụng ở Việt nam”. Ngoài ra còn tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật: dự thảo Nghị định về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị- xã hội thành công ty TNHH nhà nước một thành viên. Ban còn góp phần sửa đổi, bổ sung một số Nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 111/2007/ NĐ-CP ngày 26/6/2007 thay thế Nghị định 153/NĐ-CP, về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ-công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Nghị định quy định về tổ chức, quản lý tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư thành lập, tổng công ty do các công ty tự đầu tư thành lập trong thời gian chưa chuyển đổi sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp; chuyển đổi tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư thành lập, tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, công ty nhà nước độc lập sang hình thức công ty mẹ-công ty con hoạt động theo luật doanh nghiệp; hình thức công ty mẹ-công ty con với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Đối tượng áp dụng là tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập; công ty nhà nước là công ty mẹ của tổng công ty theo hình thức công ty mẹ- công ty con và tập đoàn kinh tế; công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Nghị định 145/2005/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều chỉnh của Nghị định 63/2001/NĐ-CP ngày 14-9-2001 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. Nghị định 80/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 49/2002/NĐ-CP (Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của chính phủ) về giao, bán, kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước. Nghị định 95/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều chỉnh của Nghị định 145/2005/NĐ-CP(Nghị định 145 sửa đổi bổ sung Nghị định 63/2001/NĐ-CP ngày 14-9-2001 của Chính phủ) về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trong Nghị định này quy định việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Đối tượng áp dụng đó là công ty nhà nước độc lập, công ty nhà nước là công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ- công ty con; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước; đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước được Chính phủ cho phép. 4. Dự kiến chương trình công tác của Viện và Ban 4.1 Dự kiến chương trình công tác của Viện quản lý kinh tế TW trong năm 2008 Năm 2008 là năm có nhiều thách thức khi Việt nam tiếp tục thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, cả nước tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và các Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành TW, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Bám sát kế hoạch công tác năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện tập chung vào một số nội dung chủ yếu sau: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc: Tiếp tục quán triệt sâu sắc các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của các kỳ họp Ban chấp hành Trung ương. Chủ động nghiên cứu thể chế hoá các quan điểm đường lối của Đảng về đổi mới, cải cách kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010, và kế hoạch 5 năm 2006-2010 thành các chủ trương chính sách cụ thể thông qua soạn thảo văn bản pháp luật và đề án báo cáo. Đảm bảo hoàn thành chương trình công tác năm 2008 của Viện đúng tiến độ và có chất lượng, gồm 12 đề án, báo cáo trong đó có 5 đề án ghi trong Nghị quyết 25/2006/CP. Chuyển tiếp từ năm 2007 là 5 đề án, báo cáo, trong đó có 1 đề án quan trọng là xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW6 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và Dự thảo Luật quy hoạch và Kế hoạch. Tiếp tục công tác tuyên truyền và phổ biến Luật và duy trì sinh hoạt thường xuyên và hiệu quả của Tổ công tác thi hành Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện các khoá đào tạo tiến sỹ, bỗi dưỡng cán bộ công chức nghành kế hoạch. Xuất bản đúng định kỳ Tạp chí Quản lý kinh tế, duy trì và phát triển các hoạt động của Trung tâm Thông tin tư liệu ( Cổng thông tin điện tửVNEP và trang webite ciem. Org.vn,) Xuất bản Báo cáo kinh tế Việt nam năm 2007 đúng thời hạn. Hoàn thiện công tác đổi mới và nâng cao năng lực nghiên cứu của Viện theo Nghị định 115/NĐ-CP. Thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện(Gồm 10 đề tài cấp Bộ và 3 đề tài cấp Nhà nước). Đổi mới các hoạt động của Câu lạc bộ Doanh nghiệp Nhà nước. Quản lý và khai thác các tài sản công hiệu quả, tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ theo phân cấp. Tranh thủ và khai thác các nguồn lực tài trợ từ các Dự án hợp tác để bổ sung và hiện đại hoá cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc cho Viện. 4.1.2 Xây dựng và phát triển Viện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới Sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ, sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức của Viện theo Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổ chức kỳ thi tuyển viên chức của Viện theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước. Chuẩn bị tốt kế hoạch Tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Viện. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể. Phát huy thắng lợi đã đạt được của năm 2007, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương sẽ tập trung trí tuệ và nguồn lực để thực hiện tốt các chương trình kế hoạch năm 2008 đúng tiến độ, đạt hiệu quả chất lượng. Ngoài ra, Viện sẵn sang thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do Bộ giao. 4.2 Dự kiến chương trình công tác của Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp trong năm 2008. Ban tiếp tục: Đề án về “Tập đoàn kinh tế” Đề án về “Đổi mới quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp ở việt nam theo hướng không phân biệt thành phần kinh tế” Đang làm đề án về “điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện cam kết gia nhập WTO”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5810.doc
Tài liệu liên quan