Giả sử số vòng quay tăng lên, lượng dầu xả ở bộ cản quay 2 giảm đi, làm áp suất dầu p1 tăng lên, ép màng xếp 6, khép nhỏ khe hở xả dầu của van 7a, p2 tăng lên. Cơ cấu 11 đi xuống, van 7b khép bớt lượng dầu áp suất p3 xả vào ngăn kéo dầu 13, lại làm p3 tăng lên. Khi p3 tăng lên, piston của ngăn kéo dầu 13 bị đẩy xuống, mở thông cửa dầu cao áp dưới, đẩy piston của servo môtơ đi lên. Kết quả làm cho xupáp 15 đóng bớt lại, lượng hơi vào máy giảm đi.
Trong quá trình piston của ngăn kéo dầu 13 đi xuống thì đường dầu phía trên của servo môtơ sẽ thông với đường xả dầu về đầu hút của bơm dầu chính. Đồng thời, khi xupáp 15 đóng bớt lại, lò xo phản hồi 12 đi lên, kéo cơ cấu 11 đi lên, lượng dầu xả qua ngăn kéo dầu 13 tăng làm cho p3 giảm xuống, ngăn kéo dầu 13 từ từ khép dần đường dầu cao áp dưới của servo môtơ. Hệ thống điều chỉnh ổn định ở trạng thái mới.
Lưới lọc 9 và van quá áp 10 được lắp trên cùng vị trí, khi lưới lọc bị tắc thì van được tự động mở, cung cấp dầu với áp suất p2.
Bộ đồng bộ chính 5 thay đổi số vòng quay từ 2850 – 3210 vòng/phút. Trong các thí nghiệm vượt tốc, số vòng quay lớn hơn thì phải dùng thêm bộ đồng bộ phụ để tăng số vòng tác động của vòng bay (trong cơ cấu bảo an vượt tốc).
45 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hoạt động của nhà máy điện Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm việc:
+ Nhiệt độ khói vào: q’ = 1036oC
+ Nhiệt độ khói ra: q” = 843 oC
+ Tốc độ trung bình của khói: Wk = 7,6 m/s
+ Nhiệt độ hơi vào t’= 255 oC
+ Nhiệt độ hơi ra t” = 352 oC
+ Áp lực hơi công tác: p = 41 kG/cm2
+ Tốc độ dòng hơi đi trong ống: w = 25,1 m/s
+ Áp lực nước thí nghiệm: Ps = 62 kG/cm2
+ Diện tích chịu nhiệt: FQn1 = 296,4 m2
+ Hệ số hiệu dụng mặt chịu nhiệt: 0,9
+ Tổng trọng lượng: G = 858,2 kg
- Bộ quá nhiệt cấp 2.
- Hơi từ ống góp dẫn ra bộ quá nhiệt cấp 1 gồm 8 đường ống thép CT20 f108x4 chéo nhau đi vào 2 bộ giảm ôn.
- Từ 2 bộ giảm ôn đi về ống góp trung gian, dòng hơi đi ngược chiều dòng khói: mỗi bộ giảm ôn có 3 hàng mỗi hàng ống có 21 ống. Tổng số ống từ 2 bộ giảm ôn vào ống góp trung gian là 126 ống.
- Từ ống góp trung gian đến ống góp bộ quá nhiệt cấp 2 có3 hàng ống, mỗi hàng 40 ống, dòng hơi đi cùng chiều dòng khói. Tổng số có 120 ống.
- Chế độ làm việc:
+ Nhiệt độ khói vào: q’ = 843 oC
+ Nhiệt độ khói ra: q” = 645 oC
+ Tốc độ trung bình của khói: Wk = 9,8 m
+ Nhiệt độ hơi vào: t’ = 352 oC
+ Nhiệt độ hơi ra: t” = 450 oC
+ Tốc độ bình quân của hơi: w = 25,2m/s
+ Áp lực nước thí nghiệm: ps = 59 kG/ cm2
+ Diện tích chịu nhiệt: FQn2 = 617 m2
+ Hệ số hiệu dụng mặt chịu nhiệt: 0,9
+ Tổng trọng lượng: G = 2645,68 kg
b. Bộ giảm ôn
Kiểu gia nhiệt bề mặt, nước đi trong ống hơi đi ngoài ống
- Số lượng 1 lò 2 bộ.
- Phạm vi điều chỉnh nhiệt độ hơi : Dt = 25 oC
- Nguồn nước làm lạnh lò nước cấp: tnc = 172 oC
- Số ống nước làm bằng thép: 28 ống F18x3mm
- Nhiệt độ hơi công tác: tm = 352 oC
- Áp lực hơi công tác: pm = 42 kG/ cm2
- Thân bộ giảm ôn: f377x25mm
- Ống góp nước vào, ra: f133x6mm
- Áp lực thí nghiệm : Ps = 73,5 kG/ cm2
c. Bộ hâm nước
Kiểu sôi hình xoắn, đặt xen kẽ với bộ sấy không khí, nước đi trong ống, khói ngoài ống.
- Tỷ suất sôi: 1,33%
- Số cấp: 2 cấp.
- Số ống: 69 ống thép CT20 f32x3
- Tổng bề mặt chịu nhiệt: F = 1226 m2
Bộ hâm nước cấp 1.
+ Nhiệt độ nước cấp vào: t’nc = 185oC
+ Nhiệt độ nước cấp ra: t”nc = 206oC
+ Nhiệt độ khói vào: q’ = 322oC
+ Nhiệt độ khói ra: q” = 253oC
+ Tốc độ trung bình của khói: W = 6,2m/s
+ Tổng bề mặt chịu nhiệt: Fhn1 = 848 m2
Bộ hâm nước cấp 2
+ Nhiệt độ nước cấp vào: t’nc = 206oC
+ Nhiệt độ nước cấp ra: t”nc = 255oC
+ Nhiệt độ khói vào: q’ = 645oC
+ Nhiệt độ khói ra: q” = 467oC
+ Tốc độ trung bình của khói: W = 8,7 m/s
+ Tổng bề mặt chịu nhiệt: Fhn2 = 471 m2
d. Bộ sấy không khí.
Kiểu ống xếp từng khối, không khí đi ngoài ống, khói đi trong ống.
- Số cấp: 2 cấp.
- Số ống: 6488 ống/bộ, thép CT20 f40x1,5mm
- Tổng diện tích bề mặt chịu nhiệt: F = 8000m2
Bộ sấy không khí cấp 1
- Nhiệt độ không khí lạnh vào: t’ = 30oC
- Nhiệt độ không khí ra: t” = 182oC
- Nhiệt độ khói vào: q’ = 253oC
- Nhiệt độ khói ra: q” = 137oC
- Tốc độ trung bình của khói: W = 9,1 m/s
b. Bộ sấy không khí cấp 2
- Nhiệt độ không khí vào: t’ = 182oC
- Nhiệt độ không khí ra: t” = 375oC
- Nhiệt độ khói vào: q’ = 467oC
- Nhiệt độ khói ra: q” = 322oC
- Tốc độ trung bình của khói: W = 12,5 m/s
B. Đặc tính kỹ thuật các thiết bị phụ và thiết bị dùng chung
1. Hệ thống chế biến và cung cấp than bột
a. Máy nghiền than, mỗi lò 2 máy
- Nhiệm vụ: nghiền than từ than thô thành than bột để phun vào đốt cháy trong buồng đốt lò hơi.
- Kiểu thùng nghiền: WBM 250/390
- Năng suất nghiền: Q = 10,4 T/h
- Hệ số khả năng nghiền: K ℓo = 1,07
- Trọng lượng bi f40 ¸ 60 mm: Gbi = 25 tấn
- Nhiệt độ cho phép sau thùng nghiền: t2 = 80¸120 oC
Thông số động cơ điện:
- Điện áp: U = 6000 V
- Cường độ dòng điện: I = 46,4 A
- Công suất: N = 350 kW
- Tốc độ quay: n = 735 v/phút
Bộ giảm tốc giữa động cơ với thùng nghiền
- Phần nối với thùng nghiền:
+ Bánh răng lớn: Z = 194 răng
+ Bánh răng nhỏ: Z = 24 răng
+ Tỉ số truyền: i = 1/8,08
- Phần nối với động cơ
+ Bánh răng lớn: Z = 153 răng
+ Bánh răng nhỏ: Z = 34 răng
+ Tỉ số truyền động: i = 1/4,5
+ Tốc độ quay thùng nghiền: n = 20,2 v/phút
b. Quạt tải than bột, mỗi lò 2 cái
- Kiểu quạt: 7-29-12-N016
- Năng suất: Q = 27000 m3/h
- Cột áp: H = 1060 mm
- Tốc độ quay: N = 1450 v/phút
- Nhiệt độ gió nóng cho phép vào quạt: t1 = 120oC
Thông số các động cơ điện.
- Công suất: N = 115 kW
- Điện áp: U = 380 V
- Cường độ dòng điện: I = 295 A
- Tốc độ quay: n = 1480 v/phút
c. Máy cấp than nguyên và kho than nguyên
- Kiểu chấn động điện từ 92
- Năng suất: Q = 0¸20 T/h
- Độ ẩm toàn phần của than: W = 8 %
Bộ chấn động điện từ, mỗi lò 2 máy
- Điện áp xoay chiều: U = 220V
- Cường độ dòng điện: I = 1,8A
- Tần số dòng điện: f = 50Hz
- Trị số điều chỉnh cộng hưởng: K = 1,3mm
- Số lần chấn động: n = 3000 lần/phút
Phễu nạp than nguyên kiểu kín
Kho than nguyên, mỗi lò 2 kho, dung tích V = 105 m3
d. Hệ thống dầu bôi trơn máy nghiền
- Kiểu bơm: KCB - 55.
- Lưu lượng: Q = 3 m3/h
- Áp suất làm việc: p = 0,33 MPa
- Tốc độ vòng quay: n = 1400 v/phút
- Công suất: N = 1,5 kW
Động cơ điện kiểu Y90L - 4TH
- Công suất điện: N = 1,5 kW
- Điện áp: U = 380 V
- Tốc độ quay: n = 1400v/phút
- Cường độ dòng điện: I = 3,7 A
Bể dầu máy nghiền.
- Dung tích bể dầu trên: Vtr = 0,8 m3
- Dung tích bể dầu dưới: Vd = 2,5 m3
e. Phân ly than thô
- Kiểu cánh tĩnh, hai cấp phân ly.
- Đường kính nón ngoài: 2800/1582 mm.
- Đường kính nón trong: f1932/220 mm.
- Số lượng cánh tĩnh: 20 cánh
- Góc độ điều chỉnh: 0 ¸ 90o.
f. Phân ly than mịn và kho than bột
- Mỗi lò có 4 phân ly than mịn
- Kiểu phân ly: HG-XFY
- Đường kính: f1050mm
- Kho than bột: mỗi lò 1 cái, dung tích V = 110 m3
g. Băng chuyền than xoắn ốc
Toàn nhà máy có 1 băng chuyền kiểu GX phân làm 2 đoạn.
- Băng chuyền A: Đoạn lò 1 và 2 dài 30 m
- Băng chuyền B: Đoạn lò 3 và 4 dài 30 m.
- Hộp giảm tốc kiểu: NE - 32 - 35 - 160 - B
- Công suất: N = 14,2 kW
- Tỷ số truyền: i = 1450/25
- Tốc độ quay của băng: n = 58 v/phút
Động cơ điện ký hiệu: 3K12 - M4
- Công suất: N = 7,5 kW
- Điện áp: U = 380 V
- Tốc độ quay: n = 1450 v/phút
- Cường độ dòng điện: I = 15 A
h. Các máy cấp than bột
- Mỗi lò 8 máy cấp than bột
- Kiểu tròn: GF - 6
- Năng suất: Q = 2¸6 T/h
- Độ ẩm còn trong than bột: W = 0,5%
- Độ mịn than bột: R90 = 4¸7%
Động cơ điện ký hiệu: Y90L - 4T
- Công suất: N = 1,5kW
- Điện áp: U = 380 V
- Cường độ dòng điện: I = 3,7 A
- Tốc độ quay: n = 1400 v/phút
2. Hệ thống các quạt gió, quạt khói
a. Quạt gió
- Nhiệm vụ: cung cấp ôxy cho quá trình đốt cháy nhiên liệu trong lò hơi, sấy và vận chuyển than bột trong hệ thống nghiền.
- Mỗi lò có 2 quạt gió
- Kiểu quạt: G4-73-11-N014D
- Năng suất: Q = 113000 m3/h
- Cột áp: H = 641mm
- Tốc độ quay: n = 1450 v/phút
- Công suất: N = 260 kW
Thông số các động cơ điện.
- Công suất: N = 260 kW
- Điện áp: U = 6000 V
- Cường độ dòng điện: I = 30,4 A
- Tốc độ quay: n = 1470 v/phút
b. Quạt khói
- Nhiệm vụ: làm nhiệm vụ hút khói ra khỏi lò và đẩy khói ra khí quyển qua ống khói.
- Mỗi lò 2 quạt khói
- Kiểu quạt: Y4-73-11ND-18D
- Năng suất: Q = 159000 m3/h
- Cột áp: H = 287 mm
- Công suất: N = 185 kW
- Tốc độ quay: n = 970 v/phút
Thông số các động cơ điện
- Công suất: N = 185 kW
- Điện áp: U = 380 V
- Cường độ dòng điện: I = 365 A
- Tốc độ quay: n = 987 v/phút
3. Bộ khử bụi và các máy xả tro rung phễu
- Nhiệm vụ: lọc sạch tro bụi khỏi khói lò trước khi thải ra khí quyển, bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
- Nguyên lý làm việc của bộ khử bụi tĩnh điện:
Thiết bị khử bụi tĩnh điện hoạt động dựa trên hiện tượng ion hoá các phần tử khí trong trường điện áp cao. Trong phin lọc bụi tĩnh điện có sử dụng hiệu ứng phóng điện vầng quang, tạo nên các hạt ion dương, âm và điện tử tự do trong không gian giữa từng cặp bản cực. Khi có dòng khói bụi chuyển động qua 2 bản cực, các ion dương, âm và điện tử tự do bám lên bề mặt hạt bụi và tích điện cho hạt bụi. Dưới tác dụng của lực điện trường, hạt bụi tích điện sẽ chuyển động về các bản cực trái dấu và bám lên bản cực đó. Sau đó, các máy rung, gõ sẽ làm việc, tro rơi xuống từ các bản cực, hỗn hợp với nước, thoát xuống mương thải xỉ. Khói lò lọc sạch bụi được đưa ra ngoài qua ống khói.
a. Bản thể bộ khử bụi tĩnh điện.
- Kiểu BE - 70 - 3/17/405/10115/3x8 - G
- Tiết diện hữu ích: F = 70 m2
- Kích thước đường khói vào và ra: 2700 x 2700 mm
- Số trường khử bằng tĩnh điện: 3 trường
- Kênh khói đi: 17 kênh
- Cực dương: (18 x 2) 3
- Cực âm: (17 x 2) 3
Máy biến thế chỉnh lưu ký hiệu: GGA JO2h-0,6/72 kV
- Điện áp vào/ra máy biến thế: 380 V(AC)/ 72000 V (DC)
- Dòng điện vào/ra: 163 A(AC)/ 0,6 A(DC)
- Công suất tiêu thụ: N = 104,19 kW
- Hiệu suất khử bụi: h = 99,21 %
b. Các thiết bị phần thải tro của bộ khử bụi
- Búa gõ: 63 cái
- Phễu thu tro: 06 cái
- Máy xả tro: 06 cái
- Máy rung phễu: 06 cái
- Hộp thu tro: 06 cái
Máy xả tro
- Động cơ ký hiệu: Y90L - 6
- Công suất: N = 1,1 kW
- Điện áp: U = 380 V
- Cường độ dòng điện: I = 3,2 A
- Tốc độ quay: n = 910 v/phút
- Trọng lượng: G = 26 kg
Hộp giảm tốc
- Ký hiêu: YTC - 170
- Tỷ số truyền: i = 29,35
- Tốc độ quay: n = 31 v/phút
- Năng suất xả: Q = 25 m3/h
- Trọng lượng: G = 55 kg
Máy rung phễu
- Ký hiệu. JZO - 2.5 - 2
- Công suất: N = 0,25 kW
- Điện áp: U = 380 V
- Cường độ dòng điện: I = 0,79 A
- Tốc độ quay: n = 3000 v/phút
- Lực rung: F = 2500 N
4. Các thiết bị dùng chung
a. Thiết bị trạm thải xỉ:
Bơm thải xỉ: 3 cái
- Ký hiệu 6-PH
- Công suất: N = 115kW
- Lưu lượng: Q = 400 m3 /h
- Cột áp: H = 47 m
- Tốc độ quay: n = 1470 v/phút
Động cơ điện cho bơm thải xỉ
- Công suất: N = 115 kW
- Điện áp: U = 380 V
- Cường độ dòng điện: I = 212 A
- Tốc độ quay: n = 1480 v/phút
Máy nghiền xỉ: 2 cái
- Ký hiệu: DSZ - 60
- Năng suất nghiền xỉ ướt: Q = 12 ¸ 60 T/h
- Tốc độ quay: n = 61 v/phút
- Công suất: N = 22 kW
Hộp giảm tốc
- Ký hiệu XWD9 - 17 - 22
Động cơ điện cho máy nghiền xỉ
- Ký hiệu Y20L2 - 6 - TH
- Công suất: N = 22 kW
- Điện áp: U = 380 V
- Cường độ dòng điện: I = 44,6 A
- Tốc độ quay: n = 970 v/phút
Bơm chèn trục: 2 cái
- Ký hiệu: 75 TSWA - 7
- Lưu lượng: Q = 36 m3 /h
- Cột áp: H = 80 m
- Tốc độ quay: n = 1450 v/phút
- Công suất: N = 15 kW
Động cơ điện cho bơm chèn trục: 2 cái
- Ký hiệu: Y160L- 4 - TH
- Công suất: N = 15 kW
- Điện áp: U = 380 V
- Cường độ dòng điện: I = 33,3 A
- Tốc độ quay: n = 1460 v/phút
b. Thiết bị trạm bơm và các bể nước đọng, nước công nghiệp:
Bơm tống xỉ: 3 cái
- Bơm tống A, B
+ Ký hiệu: DK400-11A
+ Lưu lượng: Q = 368 m3 /h
+ Cột áp: H = 91,5 m
+ Công suất: N = 131 kW
+ Tốc độ quay: n = 1480 v/phút
- Bơm tống C
+ Ký hiệu: 8HS - 6
+ Lưu lượng: Q = 234 m3 /h
+ Cột áp: H = 93,5 m
+ Tốc độ quay: n = 2900 v/p
+ Công suất: N = 110 kW
Bơm công nghiệp: 2 cái
- Ký hiệu: IS - 100 - 65 - 200
- Lưu lượng: Q = 90 m3 /h
- Cột áp: H = 43 m
- Tốc độ quay: n = 2900 v/phút
- Công suất: N = 22 kW
Bơm khử bụi: 2 cái
- Ký hiệu: 4 BA - 8
- Lưu lượng: Q = 90 m3 /h
- Cột áp: H = 54,2 m
- Tốc độ quay: n = 2900 v/phút
- Công suất: N = 30 kW
Bơm nước đọng: 2 cái
- Bơm A
+ Ký hiệu: ISR80 - 65 - 160
+ Lưu lượng: Q = 30 m3 /h
+ Cột áp: H = 32 m
+ Tốc độ quay: n = 2900 v/phút
+ Công suất: N = 7,5 kW
- Bơm B
+ Ký hiệu: 3LT6A
+ Lưu lượng: Q = 45 m3 /h
+ Cột áp: H = 40 m
+ Tốc độ quay: n = 2900 v/phút
+ Công suất: N = 9 kW
Bể nước đọng, bể nước công nghiệp và các bình dãn nở:
- Bình dãn nở xả định kỳ: 1 bình
+ Ký hiệu: DB - 75
Dung tích: V = 7,5 m3
- Bình dãn nở nước đọng kiểu nằm: 1 bình
Dung tích: V = 0,75 m3
- Bể nước đọng: 2 bể
Dung tích: V = 30 m3
+ Bể nước công nghiệp: 1 bể
Dung tích: V = 40 m3
c. Thiết bị trạm thải tro
Bơm thải tro: 3 cái
- Ký hiệu: 6/4D - AH
- Lưu lượng: Q = 230 m3 /h
- Cột áp: H = 40 m
- Tốc độ quay: n = 1430 v/phút
- Công suất: N = 55 kW
Bơm nước đọng: 1 cái
- Ký hiệu: S100 - 30 - 180
- Lưu lượng: Q = 50 m3 /h
- Cột áp: H = 60 m
- Tốc độ quay: n = 1450 v/phút
- Công suất: N = 2,2 kW
d. Thiết bị trạm dầu đốt
Bơm dầu đốt: 3 cái
- Ký hiệu: CBGF - 1050
- Áp suất làm việc: P = 12,5 MPa
- Năng suất: Q = 4,32 m3/h
- Tốc độ quay: n = 1440 v/phút
- Công suất: N = 7 kW
Bể dầu, bộ sấy dầu, lưới lọc dầu và hệ thống hơi sấy dầu.
- Téc dầu: 3 Téc
Dung tích: V » 25 m3
- Bể dầu DE: 1 bể
Dung tích: V =5,5 m3
- Bộ sấy dầu cấp 1 3 bộ
- Bộ sấy dầu cấp 2 2 bộ
- Lưới lọc dầu thô: 2 cái
- Đường hơi sấy dầu: trích đường hơi xả cao áp sau van HX5, HX7ab của các máy.
2.1.3. Đặc điểm vận hành của lò hơi
1. Đường hơi và nước
Tham khảo Sơ đồ hơi nước một lò
Nước cấp vào lò hơi có nhiệt độ 1720C chia làm 2 nhánh. Nhánh chính qua van KP1 và KP2 đi vào bộ hâm nước cấp 1 và cấp 2, nhận nhiệt từ khói thải. Nhiệt độ nước cấp tăng lên và khi ra khỏi bộ hâm nước cấp 2 thì đã có nhiệt độ 2550C. Nước sau bộ hâm nước cấp 2 được đưa vào khoang nước của bao hơi. Áp suất trong bao hơi là 44 kG/cm2. Nhánh phụ qua van KP3 và KP4 đi vào bộ giảm ôn bề mặt đặt giữa hai bộ quá nhiệt điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt. Nước cấp sau giảm ôn quay trở lại, hoà với nhánh chính sau van KP1 và KP2 đi vào bộ hâm nước.
Nước cấp trong bao hơi cùng với nước trong các ống nước xuóng, ống góp dưới và hỗn hợp hơi, nước trong dàn ống sinh hơi tạo thành vòng tuần hoàn tự nhiên gây nên bởi sự chênh lệch tỷ trọng giữa nước và hỗn hợp hơi, nước. Hỗn hợp hơi, nước vào các xyclon trong bao hơi (44 xyclon, chia thành 3 hàng), tại đây, nước được phân ly đi xuống khoang nước, còn hơi đi sang các xyclon ngoài (đặt ngoài bao hơi). Các xyclon ngoài đóng vai trò như cấp bốc hơi thứ 2, tại đây lại có qua trình phân ly hơi nước và nhận nhiệt. Vòng tuần hoàn tạo thành bởi xyclon ngoài với dàn ống sinh hơi, ống góp và các ống xuống tạo thành vòng tuần hoàn của ngăn mặn. Xyclon ngoài được nối thông khoang hơi với bao hơi để suy trì áp suất và nước từ bao hơi sang. Hơi sau khi được phân ly tại xyclon sẽ được đưa sang bộ quá nhiệt cấp 1. Tại các xyclon ngoài có các đường xả liên tục để cân bằng nồng độ muối.
Nhiệt độ hơi ra khỏi bộ quá nhiệt cấp 1 là 3520C, và ra khỏi bộ quá nhiệt cấp 2 là 4500C. Hơi quá nhiệt ra khỏi bộ quá nhiệt cấp 2 có áp suất là 40 kG/cm2 sẽ được đưa lên ống góp hơi chính sang tuabin.
Xả định kỳ được tiến hành ở 12 ống góp dưới của lò.
2. Đường gió và than
Tham khảo Sơ đồ hệ thống nghiền than.
Quạt gió đưa không khí bên ngoài có nhiệt độ 300C vào bộ sấy không khí cấp 1 và cấp 2, nhận nhiệt từ khói thải. Nhiệt độ không khí tăng lên và khi ra khỏi bộ sấy không khí cấp 2 đã có nhiệt độ 3750C.
Không khí nóng sau bộ sấy cấp 2 được chia thành 3 đường:
- Nhánh đi hoà trộn với than từ máy cấp than đi vào lò, gọi là gió cấp 1, có nhiệm vụ làm tăng nhiệt độ hỗn hợp than, ôxy lên đến nhiệt độ bắt cháy.
- Nhánh đi thẳng vào buồng đốt, gọi là gió cấp 2, có nhiệm vụ cung cấp ôxy cho quá trình cháy để cháy kiệt hạt than.
- Nhánh đi vào máy nghiền than, có nhiệm vụ sấy và vận chuyển hạt than đi qua máy nghiền.
Than từ kho than nguyên đi xuống hoà trộn với không khí nóng sau bộ sấy không khí cấp 2, cùng với than thô sau phân ly thô và hỗn hợp than + không khí trên đường tái tuần hoàn từ quạt tải, đi vào máy nghiền. Máy nghiền kiểu bi làm mịn cỡ hạt than. Than mịn được không khí nóng với tốc độ từ 1 – 3 m/s đưa lên phân ly thô (dạng xyclon). Phân ly thô cho dòng không khí nóng cùng những hạt than mịn đi qua, còn những hạt than thô cho quay trở lại máy nghiền.
Hỗn hợp than mịn + không khí nóng sau phân ly thô được đưa vào phân ly mịn (dạng xyclon) để tách riêng không khí và bột than. Than mịn được tách ra và đưa vào băng tải liên hệ ngang rồi xuống kho than bột. Than từ kho than bột sẽ được đưa vào 8 máy cấp than, hoà trộn với một nhánh không khí nóng sau bộ sấy không khí cấp 2, tạo thành gió cấp 1, thổi vào buồng đốt.
Không khí nóng sau phân ly mịn vẫn còn chứa 10 – 15% lượng than được đưa vào quạt tải, thổi thẳng vào buồng đốt (gió cấp 3) để tận dụng lượng than sau nghiền. Đầu hút của quạt tải có một số đường nối vào băng tải liên hệ ngang và kho than bột để hút ẩm. Đầu đẩy của quạt tải có đường tái tuần hoàn về máy nghiền.
3. Đường khói
Tham khảo Sơ đồ hình P lò hơi SG 130 – 40 – 450
Hỗn hợp than mịn + không khí nóng được đưa vào trong buồng lửa, nhiệt độ tăng đến nhiệt độ bắt lửa và tiến hành quá trình cháy. Gió cấp 2 cung cấp thêm ôxy cho quá trình cháy để cháy kiệt hạt than nhưng đồng thời làm xuất hiện hệ số không khí thừa. Theo tính toán hệ số không khí thừa tại đầu ra buồng lửa là 1,2.
Để đảm bảo cho nhiệt lượng sinh ra không bị các dàn ống sinh hơi hấp thụ ở vùng trung tâm ngọn lửa, buồng đốt có đắp thêm đai cháy với bề rộng 4m. Sản phẩm cháy (khói) truyền nhiệt cho dàn ống sinh hơi xung quanh buồng đốt. Khi ra khỏi buồng đốt, khói chuyển động cắt qua dàn ống pheston. Nhiệt độ khói vào dàn ống pheston là 11070C.
Khói chuyển động qua bộ quá nhiệt, truyền nhiệt cho hơi chuyển động trong ống. Nhiệt độ khói ra khỏi bộ quá nhiệt cấp 2 là 6450C.
Để tận dụng tiếp nhiệt lượng của khói thải, bố trí thêm ở đuôi lò bộ hâm nước và bộ sấy không khí để gia nhiệt cho nước cấp và không khí. Bộ hâm nước và bộ sấy không khí được chia làm 2 cấp, đặt xen kẽ nhau để tận dụng nhiệt một cách đồng đều và bảo vệ bộ sấy không khí.
Khói ra khỏi bộ sấy không khí cấp 1 có nhiệt độ 1370C và đi vào bộ khử bụi tĩnh điện và ra ngoài qua ống khói.
4. Khởi động lò hơi từ trạng thái lạnh
Khi được lệnh đốt lò, trưởng kíp phải báo cho các đơn vị liên quan: hoá, kiểm nhiệt biết, đồng thời báo cho trực ban nhà dầu đưa hệ thống hơi sấy dầu vào làm việc.
- Lò trưởng thông báo các trực ban liên quan chuẩn bị khởi động thiết bị đốt lò.
- Hệ thống thải tro phải đưa vào làm việc trước khi đốt lò
- Báo cho các lò vận hành biết rồi mở van dầu vào, điều chỉnh áp suất dầu đốt từ 22 ¸ 25 kG/cm2.
- Chạy 1 quạt khói và 1 quạt gió nâng áp suất tổng gió lên 350 ¸ 400 mmH2O, mở van gió cấp 1 để thông các ống hỗn hợp than gió.
- Thông buồng lửa từ 5 ¸ 10 phút.
- Giảm áp suất tổng gió xuống trị số đốt lò từ 150 ¸ 200 mmH2O, điều chỉnh và duy trì áp suất buồng lửa khoảng ±2 mmH2O.
- Đốt lửa lần lượt các vòi dầu.
- Đốt vòi dầu nào thì mở gió cấp 2 dưới của bộ đốt của vòi dầu đó. Khi đổi vòi dầu đã cháy ổn định thì đóng gió cấp 2 của vòi dầu vừa cắt.
- Theo dõi sự cháy của vòi dầu, kết hợp điều chỉnh gió cấp 2 của các vòi dầu cho phù hợp.
- Theo dõi áp suất bao hơi tăng dần, đảm bảo duy trì mức nước bao hơi theo quy định. Tiến hành xả định kỳ, xả liên tục hoặc xả hơi quá nhiệt khi áp suất đạt đến các giá trị quy định
- Trong thời gian tăng áp suất, phải kết hợp số vòi phun dầu cho phù hợp với việc tăng áp suất quy định cho từng giai đoạn. Tránh trường hợp đốt nhiều dầu mà mở quá lớn van xả quá nhiệt.
- Khi thời gian tăng áp suất ở từng giai đoạn đã đảm bảo mà thông số hơi chưa đạt được theo yêu cầu thì khởi động các máy cấp than bột nhằm tăng cường chế độ đốt cháy để tăng nhiệt độ hơi quá nhiệt và ổn định áp suất.
- Điều kiện chung để đốt than bột là:
+ Lò đã đốt được thời gian ít nhất là 60 phút và đang đốt 3 hoặc 4 vòi dầu cháy ổn định.
+ Nhiệt độ khói vào bộ hâm cấp 2, t4,8 = 280 ¸ 3000C.
+ Nhiệt độ gió nóng, tgn = 160 ¸ 1800C
- Trước khi khởi động các máy cấp than bột phải mở gió cấp 1, cấp 2 cho phù hợp và để chiết áp máy cấp than bột ở vị trí nhỏ nhất.
- Khởi động các máy cấp than bột. Kiểm tra lại sự cháy của các vòi dầu và điều chỉnh lại gió cấp 2 cho phù hợp.
- Sau khi than bột đã cháy, tuỳ theo yêu cầu tăng áp suất và nhiệt độ mà chạy thêm các máy còn lại đồng thời chú ý theo dõi mức nước, áp suất, nhiệt độ hơi và khói thoát.
- Khi than bột trong kho thấp thì liên hệ với các lò vận hành và chạy băng chuyền để lấy thêm than bột hoặc tiến hành khởi động hệ thống nghiền than.
- Trước khi khởi động hệ thống nghiền than trong quá trình đốt lò thì khởi động tiếp quạt khói và quạt gió còn lại để duy trì áp suất tổng gió và áp suất âm buồng lửa và đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Chuẩn bị hoà hơi vào hệ thống liên hệ ngang. Các điều kiện phải có trước khi hoà hơi:
+ Áp suất hơi quá nhiệt phải nhỏ hơn áp suất đường ống hơi chung từ 0,5 ¸ 1kG/cm2.
+ Nhiệt độ hơi quá nhiệt, tqn ³ 390 0C
+ Các ống thuỷ bao hơi, các đồng hồ chỉ thị, mức nước, áp suất, nhiệt độ phải làm việc tốt.
+ Các phần tử chịu áp suất của lò không có chỗ nào xì hở .
+ Chất lượng hơi nước đã đạt tiêu chuẩn theo vận hành Hoá báo.
- Sau khi hoà hơi xong
+ Theo tình hình tăng phụ tải mà đóng bớt hoặc đóng hết van xả quá nhiệt, chú ý xiết lại van này bằng tay và đưa các máy cấp than bột còn lại vào làm việc.
+ Đóng các van xả đọng.
+ Kiểm tra cắt dần đến hết các vòi dầu và kiểm tra độ mở các loại gió theo chế độ đã được hiệu chỉnh.
- Sau khi hoà hơi xong, chế độ cháy trong buồng lửa, phụ tải lò đã ổn định thì tiến hành đưa hệ thống hơi thông dầu vào làm việc và cắt dầu. Khi cắt vòi nào thì cho hơi thông vào vòi dầu ấy làm việc.
- Đưa các bộ điều chỉnh tự động vào làm việc: bộ điều chỉnh mức nước bao hơi, bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt, bộ điều chỉnh chân không buồng lửa, bộ điều chỉnh gió, bộ điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt.
2.2. PHÂN XƯỞNG TUABIN
2.2.1. Nhiệm vụ của phân xưởng Tuabin
Quản lý, vận hành thiết bị tuabin, đảm bảo các thiết bị vận hành ổn định và kinh tế, đồng thời lập lịch sửa chữa dài hạn, ngắn hạn cho các thiết bị kèm theo.
2.2.2. Đặc tính kỹ thuật tuabin nhà máy điện Ninh Bình
Tuabin N25 – 35 – 7 của nhà máy nhiệt điện Ninh Bình do Trung Quốc chế tạo, là loại tua bin trung áp, xung lực, ngưng hơi.
A. Đặc tính kỹ thuật cơ bản của tuabin N25 – 35 – 7
- Công suất định mức: 25000 kW
- Công suất kinh tế: 20000 kW
- Tốc độ làm việc của tua bin: 3000 v/phút
- Tốc độ cộng hưởng: 1675 – 1700 v/phút
- Chiều quay nhìn từ đầu Tua bin về phía máy phát điện quay thuận chiều kim đồng hồ.
- Áp suất hơi trước van hơi chính:
+ Định mức: 35 ata
+ Cao nhất: 37 ata
+ Thấp nhất: 32 ata
- Nhiệt độ hơi trước van hơi chính.
+ Định mức: 4350C
+ Cao nhất: 4450C
+ Thấp nhất: 4200C
- Áp suất hơi thoát khi phụ tải định mức 0,06 ata
- Áp suất hơi thoát khi phụ tải kinh tế 0,05 ata
- Nhiệt độ hơi thoát khi mang tải: < 650C
- Nhiệt độ hơi thoát khi không tải: < 1000C.
- Nhiệt độ nước tuần hoàn làm mát:
+ Bình thường: 200C
+ Cao nhất: 330C
- Số lượng xupáp điều chỉnh: 8 cái, mở theo thứ tự từ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Với thông số bình thường, nếu máy mang tải kinh tế, mở hết xupáp thứ 5. Nếu máy mang tải định mức, mở hết xupáp thứ 6.
- Kiểu trích hơi: trích hơi không điều chỉnh.
- Suất hao hơi ở công suất kinh tế có trích hơi: 4,283 kg/kWh
- Suất hao hơi ở công suất định mức là: 4,384 kg/kWh
- Suất hao hơi ở công suất định mức thông số thấp: 4,597 kg/kWh
- Suất hao nhiệt ở công suất kinh tế là: 2690 kcal/kWh
- Suất hao nhiệt ở công suất định mức: 2707 kcal/kWh
- Suất hao nhiệt ở công suất định mức khi thông số thấp: 2786 kcal/kWh.
- Nhiệt độ nước ngưng ở công suất kinh tế: 1590C
- Nhiệt độ nước ngưng ở công suất định mức: 1700C
- Độ rung lớn nhất cho phép ở tốc độ 3000 v/phút 0,05 mm
- Độ rung lớn nhất cho phép khi vượt qua tốc độ tới hạn: 0,15 mm.
- Tầng cánh của Tua bin: 1 tầng tốc độ (tầng kép) và 12 tầng áp lực.
Máy có 5 cửa trích hơi không điều chỉnh, dùng để gia nhiệt hồi nhiệt cho nước ngưng và khử khí.
Thứ tự cửa trích hơi
1
2
3
4
5
Cửa trích hơi sau tầng cánh
2
5
7
8
10
Cung cấp cho
GNC2
GNC1
KK
GNH2
GNH1
Công suất kinh tế
Áp suất (ata)
7,6
3,22
1,45
0,875
0,295
Nhiệt độ (0C)
272
184
116
Lưu lượng hơi (kg/h)
5170
2620
1580
3900
4000
Công suất định mức
Áp suất (ata)
9,8
4,06
1,86
1,12
0,375
Nhiệt độ (0C)
293
203
131
Lưu lượng hơi (kg/h)
7250
5100
4000
5250
5630
Công suất thông số thấp
Áp suất (ata)
10,7
4,44
2,03
1,22
0,409
Nhiệt độ (0C)
298
208
136
Lưu lượng hơi (kg/h)
8150
6400
B. Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị chính
1. Bình ngưng
- Có 2 đường nước vào làm mát, kiểu 2 nửa .
- Diện tích làm mát: 2000 m2.
- Ống hợp kim đồng: LA – 77 – 2, f23/25 và f22/25 mm
- Số lượng ống: 3600 ống f23/25; 320 ống f22/25.
- Tổng số 3920 ống
- Chiều dài ống: 6562 mm
- Lưu lượng nước tuần hoàn vào làm mát: 5400 T/h.
- Áp suất thí nghiệm phía nước : 3 kG/cm2.
- Nhiệt độ nước vào làm mát theo thiết kế:
+ Bình thường: 200C
+ Lớn nhất: 330C
- Trở lực của nước khi qua bình ngưng 0,35 kG/cm2
- Trọng lượng của bình ngưng khi không có nước: 37300 kg
2. Bơm ngưng tụ
- Kiểu 6N6, bơm ly tâm 1 cấp, đẩy nước ngưng từ bình ngưng qua các bình gia nhiệt hạ áp lên bình khử khí.
- Lưu lượng: 90 m3/h
- Áp suất đẩy: 6 kG/cm2
- Áp suất hút: 0,45 mH20
- Tốc độ bơm: 2950 v/phút
3. Bơm dầu chính
- Bơm dầu chính được lắp ở đầu trục tuabin là bơm ly tâm 1 cấp, cung cấp dầu cho bộ điều chỉnh tốc độ của tuabin.
- Lưu lượng: 120 m3/h.
- Áp suất hút: 0,3 – 1 kG/cm2
- Áp suất đẩy: 10 kG/cm2
4. Bình gia nhiệt hơi chèn
- Bình gia nhiệt hơi chèn là thiết bị trao đổi nhiệt kiểu bề mặt, dùng hơi sau chèn gia nhiệt cho nước ngưng khi ra khỏi bơm ngưng. Bình gia nhiệt hơi chèn có 2 khoang. Khoang thứ nhất nối với đường ống rút hơi chèn và đầu hút của ejector hơi chèn. Hơi mới được đưa vào ejector hơi chèn, qua ống tăng tốc, giảm áp, tạo ra áp suất thấp trong khoang này, hút hơi chèn trên đường ống rút hơi chèn về đầu đẩy của ejector. Như vậy, tại đầu đẩy của ejector có hỗn hợp hơi mới và hơi sau chèn. Hỗn hợp này được đưa vào khoang thứ hai của bình gia nhiệt hơi chèn và ngưn tụ lại. Trong cả 2 khoang của bình gia nhiệt hơi chèn, đều có sự ngưng tụ của hơi thành nước và nhả nhiệt, nước ngưng đi trong ống qua cả 2 khoang để nhận lượng nhiệt ngưng tụ này.
- Kiểu JC –10/2 – 2
- Diện tích gia nhiệt: 10/20 m2
- Số lượng ống đồng: 856 ống
- Đường kính ống đồng: 16/14 mm.
- Chiều dài ống đồng: 510 mm (cấp một) và 780 mm (cấp hai).
- Lưu trình nước đi lại: 4 lần
- Áp suất hơi công tác: 16 kG/cm2
- Nhiệt độ hơi công tác: 260 – 435 0C
- Lượng hao hơi: 200 kg/h
- Lưu lượng nước: 33,6 T/h
- Nhiệt độ nước vào: 55 0C
- Lượng rút khí +hơi: 1150 kg/h.
- Trở lực nước: 0,6 kG/cm2
- Áp suất rút khí: 0,96 – 0,90 ata
5. Bình gia nhiệt hạ áp
- Bình gia nhiệt hạ áp sử dụng hơi trích từ cửa trích số 4 và số 5 gia nhiệt cho nước ra khỏi bình gia nhiệt hơi chèn. Nước đọng của hơi trích được dồn cấp và đưa về bình ngưng hoặc bơm đẩy lên phía trước.
- Kiểu: JD – 80 – I và JD – 80 – II
- Gia nhiệt kiểu bề mặt đặt đứng
- Diện tích gia nhiệt: 80 m2
- Đường kính ống đồng: 13/15 mm.
- Chiều dài ống đồng: 2826 mm.
- Áp suất nước lớn nhất: 8 kG/cm2
- Lưu trình nước đi lại: 4 lần
6. Bình khử khí
- Bình khử khí là thiết bị trao đổi nhiệt kiểu hỗn hợp giữa hơi trích cửa trích số 3 với nước ngưng, nước đọng dồn cấp từ gia nhiệt cao áp, nước bổ sung. Bình khử khí ngoài chức năng loại bỏ khí không ngưng trong nước cấp cho lò còn đóng vai trò như một bình gia nhiệt và bể dự trữ nước cho lò hơi trong quá trình vận hành.
- Kiểu phun hỗn hợp.
- Công suất cột khử khí: 150 T/h
- Dung lượng của bể: 50 m3.
- Áp suất hơi trong bể: 0,2 kG/cm2
- Nhiệt độ nước trong bể: 104 0C
7. Bình gia nhiệt cao áp
- Bình gia nhiệt cao áp sử dụng hơi trích từ cửa trích số 1 và số 2 gia nhiệt cho nước ra khỏi bình khử khí. Nước đọng của hơi trích được dồn cấp và đưa về bình khử khí.
- Kiểu JG – 100 – I và JG – 100 – II
- Gia nhiệt kiểu bề mặt đặt đứng
- Diện tích gia nhiệt: 100 m2
- Số lượng ống đồng: 252 ống (3 cụm)
- Ống đồng: f16/19 mm
- Chiều dài ống đồng: 6861,3 – 7514,3 mm
- Áp suất hơi lớn nhất: 12 kG/cm2
- Áp suất nước lớn nhất: 60 kG/cm2
- Lưu trình nước đi lại: 6 lần
- Trọng lượng không có nước: 5,5T
- Hệ thống dồn nước đọng bằng van tự động và bằng tay từ xa tại bảng điều khiển.
Mô tả
Đơn vị
JG 100-I
JG 100-II
Khoang hơi
Lưu lượng
T/h
6,972
7,507
Áp suất làm việc
MPa
0,298
0,86
Nhiệt độ hơi vào
0C
203
293
Van an toàn khoang hơi
Quy cách van
Py1,6
Dy50
Py1,6
Dy50
Áp suất tác động
MPa
0,35
0,99
Định kỳ thử
Năm
1
1
Khoang nước
Lưu lượng
T/h
115
115
Áp suất
MPa
6
6
Nhiệt độ nước vào
0C
102
136
Nhiệt độ nước ra
0C
136
170
Trở lực khoang
nước
mH2O
24 (cả hệ)
Diện tích trao đổi nhiệt
m2
105
105
Kích thước ống
mm
F16 ´ 2
F16 ´ 2
Vật liệu ống
Mác thép
20G
20G
Số lượng ống
ống
376
376
Đường kính mặt sàng
mm
1050
1050
Độ dày mặt sàng
mm
120
120
Vật liệu mặt sàng
Mác thép
20G
20G
Tổng khối lượng
kg
4348
4348
Hệ thống báo động mức nước
Báo động mức I
mm
Mức nước
Mức nước
Có tín hiệu đèn chuông
+195
+195
Báo động mức 2
mm
+325
+325
Mở van xả đọng sự cố
4NĐ10A
4NĐ4A
Báo động mức 3
mm
+715
+715
Mở van nước cấp đi tắt
4NC8
4NC11
Báo động cạn nước
mm
-325
-325
8. Bơm nước cấp
- Bơm cấp nước dùng để cấp nước cho lò hơi, nước được đưa từ khoang nước của bình khử khí xuống. Độ chênh giữa mức nước trung bình trong bình khử khí với đầu hút của bơm là 14 m để tránh hiện tượng xâm thực trong bơm.
Hiện nay, nhà máy sử dụng 2 loại bơm cấp do Trung Quốc và Liên Xô chế tạo.
Bơm do Trung Quốc chế tạo:
- Kiểu DG – 150 – 59.
- Lưu lượng: 162 m3/h
- Áp suất đẩy: 56,5 kG/cm2
- Nhiệt độ công tác: 104 0C
- Số vòng quay: 2950 v/phút
Động cơ kéo bơm:
- Kiểu JK – 134 – 2.
- Công suất: 440 kW
- Điện áp: 6000 V
- Dòng điện: 49 A
- Tốc độ quay: 2965 v/phút
Bơm do Liên Xô chế tạo:
- Kiểu P$ - 150 – 63
- Nhiệt độ công tác: 104 0C
- Trọng lượng: 2060 kg
- Sản xuất: 12-1995
Động cơ kéo bơm:
- Kiểu: TI I P 4A – 3 M – 500/6000 T4
- Dòng điện: 57,2 A
- Điện áp: 6000 V
- Tốc độ: 2982 v/phút
- Công suất: 500 kW
- Trọng lượng: 2660 kg
- Sản xuất: 12-1990
- Chiều quay nhìn từ bơm đến động cơ: Thuận chiều kim đồng hồ.
C. Đặc tính kỹ thuật thiết bị trạm tuần hoàn.
TT
Tên thiết bị
Số lượng
Qui cách
1
Động cơ kéo bơm 1+4
02
- Kiểu: JRZ. 800 – 12 T
- Công suất: 800 kW
- Điện áp Stato: 6000 V
- Điện áp Rôto: 891 V
- Dòng điện Stato: 101 A
- Dòng điện Rôto: 561 A
- Động cơ: 495 v/phút
- Nhiệt độ cho phép: 60 0C
- Vận hành liên tục.
2
Bơm số 1+4
02
- Kiểu: 48 – sH. 22A
- áp suất đẩy: 1,85 kG/cm2
- Lưu lượng: 10.000 m3/h.
- Công suất: 710 kW
- Tốc độ: 450 v/phút
3
Động cơ kéo bơm 2+3
02
- Kiểu: JS – 157 – 8TH
- Công suất 320 kW
- Dòng điện định mức: 39,2 A
- Tốc độ: 740 v/phút
4
Bơm số 2+3
02
- Kiểu: 32SA – 19B
- áp suất đẩy: 2 kG/cm2
- Lưu lượng: 4.700 m3/h
- áp suất hút: 0,38 kG/cm2
- Công suất: 284,5 kW
- Tốc độ: 730 v/p
5
Động cơ rửa lưới
02
- Kiểu: JO2-52- 2TH
- Điện áp: 380 V
- Dòng điện: 25,4 A
- Công suất: 13 kW
- Tốc độ: 2930 v/phút
6
Bơm rửa lưới
02
- Kiểu: 2. 1/2 PM
- áp suất đẩy: 2,6 kG/cm2
- Lưu lượng: 90 m3/h
- Công suất: 11 kW
- Tốc độ: 2920 v/phút
7
Động cơ lưới quay
03
- Kiểu: JP-225TH
- Điện áp:380 V
- Dòng điện: 15,8 A
- Công suất: 4 kW
- Tốc độ: 960 v/phút
2.2.3. Đặc điểm vận hành thiết bị tuabin
1. Đường hơi trong thiết bị tuabin
Tham khảo sơ đồ hơi nước 1 máy.
Hơi mới từ lò sang qua van H2, vào thẳng máy qua van H4 hoặc lên đường ống góp chung qua van H3. Khi khởi động máy, các van HX1 – HX8 đóng vai trò các van xả hơi quá nhiệt khi cần sấy đoạn ống tương ứng giữa 2 van. Khi vận hành bình thường các van này đóng lại.
Hơi mới được chia thành 2 đường: đường qua van HE1 và đường qua van H5 vào tuabin sinh công. Hơi chính qua van H5 sẽ đi vào van stop chính H6 (dãy 8 xupáp) vào tuabin. Hơi đi trong thân tuabin được trích ra lần lượt tại 5 cửa trích hơi, đi gia nhiệt cho nước ngưng tại các bình gia nhiệt cao áp, hạ áp và khử khí. Hơi nước sau khi ngưng tụ trong các bình gia nhiệt được dồn cấp và đưa về bình ngưng.
Hơi qua van HE1 lại được tách ra thành 2 đường. Một đường qua van HC1 đi vào hộp hơi chèn, điều chỉnh lượng hơi chèn vào đầu và cuối tuabin, chèn ty van stop, chèn hơi tại các cửa trích,...Đường còn lại qua van HE2 đi vào bình gia nhiệt hơi chèn, rút hơi chèn và gia nhiệt cho nước ngưng sau bình ngưng.
Khi khởi động máy, hơi mới chưa đủ áp suất được đưa vào tuabin để sấy. Sau đó, hơi được xả vào ống góp chung và đưa vào bình ngưng.
Chân không bình ngưng được tạo ra bằng cách ngưng hơi sấy và sử dụng ejector nước của bình ngưng.
2. Hệ thống dầu trong tuabin
Dầu dùng cho tuabin là dầu T32 của Nhật Bản. Dầu được sử dụng để làm môi chất truyền áp lực trong bộ điều tốc và bộ phận bảo an, bôi trơn và làm mát các ổ trục.
Hệ thống cấp dầu bao gồm bơm dầu chính và bộ cho dầu. Trong trường hợp vận hành bình thường, dầu cao áp ở đầu đẩy của bơm dầu chính không những đi vào bộ điều tốc và các bộ phận an toàn mà phần lớn còn đi vào bộ cho dầu. Bên cạnh đó, bơm dầu chính còn cấp dầu vào bộ phận truyền động của bộ điều tốc. Nhiệt độ dầu vào các paliê phải duy trì từ 35 – 340C, nhiệt độ cao nhất không được vượt quá 650C.
Bộ cho dầu sử dụng 2 ejector dầu lắp nối tiếp nhau. Sau cấp ejector thứ nhất, dầu có áp lực từ 0,3 – 1 kG/cm2, đưa vào đầu hút của bơm dầu chính. Sau cấp ejector thứ hai có đường dầu đi bôi trơn, qua bình làm mát dầu và lưới lọc dầu.
Khi áp lực dầu đi bôi trơn quá cao (> 1,5 kG/cm2), van dầu quá áp sẽ tự động xả dầu về thùng dầu. Trên đường dầu đi bôi trơn còn có 4 rơle áp suất thấp.
Để khởi động, ngừng máy, trong hệ thống dầu còn đặt thêm bơm dầu điện xoay chiều. Riêng bơm dầu điện 1 chiều chỉ dùng để cấp dầu bôi trơn.
3. Bộ điều tốc tuabin
1
2
3
4
5
6
7
8
8
7
9
10
12
11
13
14
15
p1
p2
p3
a. Sơ đồ nguyên lý
Chú thích:
1: Bơm dầu chính
2: Bộ xả dầu (quay theo trục) cản quay
3: Van kim điều chỉnh
4, 5: Bộ đồng bộ phụ, chính
6: Màng xếp đàn hồi
7: Van đĩa
8: Van 1 chiều
9: Lưới lọc
10: Van quá áp
11: Cơ cấu trong buồng dầu p3
12: Lò xo phản hồi
13: Ngăn kéo dầu
14: Servo môtơ
15: Van điều chỉnh
b. Hoạt động
Tham khảo sơ đồ cấu tạo servo môtơ
Giả sử số vòng quay tăng lên, lượng dầu xả ở bộ cản quay 2 giảm đi, làm áp suất dầu p1 tăng lên, ép màng xếp 6, khép nhỏ khe hở xả dầu của van 7a, p2 tăng lên. Cơ cấu 11 đi xuống, van 7b khép bớt lượng dầu áp suất p3 xả vào ngăn kéo dầu 13, lại làm p3 tăng lên. Khi p3 tăng lên, piston của ngăn kéo dầu 13 bị đẩy xuống, mở thông cửa dầu cao áp dưới, đẩy piston của servo môtơ đi lên. Kết quả làm cho xupáp 15 đóng bớt lại, lượng hơi vào máy giảm đi.
Trong quá trình piston của ngăn kéo dầu 13 đi xuống thì đường dầu phía trên của servo môtơ sẽ thông với đường xả dầu về đầu hút của bơm dầu chính. Đồng thời, khi xupáp 15 đóng bớt lại, lò xo phản hồi 12 đi lên, kéo cơ cấu 11 đi lên, lượng dầu xả qua ngăn kéo dầu 13 tăng làm cho p3 giảm xuống, ngăn kéo dầu 13 từ từ khép dần đường dầu cao áp dưới của servo môtơ. Hệ thống điều chỉnh ổn định ở trạng thái mới.
Lưới lọc 9 và van quá áp 10 được lắp trên cùng vị trí, khi lưới lọc bị tắc thì van được tự động mở, cung cấp dầu với áp suất p2.
Bộ đồng bộ chính 5 thay đổi số vòng quay từ 2850 – 3210 vòng/phút. Trong các thí nghiệm vượt tốc, số vòng quay lớn hơn thì phải dùng thêm bộ đồng bộ phụ để tăng số vòng tác động của vòng bay (trong cơ cấu bảo an vượt tốc).
2.3. PHÂN XƯỞNG HOÁ
2.3.1. Nhiệm vụ của phân xưởng Hoá
- Phân xưởng Hoá có nhiệm vụ phân tích chất lượng nhiên liệu, nước, xử lý dầu và nước (trong và ngoài lò) cung cấp cho dây chuyền sản xuất của nhà máy.
- Dầu dùng cho nhà máy có 3 loại: dầu FO dùng cho đốt kèm than trong lò, dầu dùng cho tuabin (điều chỉnh, bôi trơn, làm mát), và dầu làm mát máy biến áp của trạm điện. Phân xưởng hoá có nhiệm vụ lưu trữ, lọc và sấy dầu sơ bộ để đưa vào lò, máy.
- Nhiên liệu đưa vào lò được phân xưởng Hoá xét nghiệm theo định kỳ trong từng ca sản xuất để đảm bảo chất lượng than khi đưa vào lò (độ ẩm, nhiệt trị) hay chất lượng nghiền than (độ mịn R90)
- Nước cấp cho lò hơi được đưa vào dây chuyền xử lý cơ học và hoá chất để làm mềm nước đến tiêu chuẩn cho phép, lưu trữ trong bể chứa để sẵn sàng cung cấp đầy đủ cho lò hơi. Nước cấp cũng được lấy mẫu xét nghiệm theo định kỳ để theo dõi nồng độ muối trong quá trình vận hành lò.
- Ngoài ra, phân xưởng Hoá còn phối hợp hoạt động với các phân xưởng sản xuất khác trong việc lập lịch sửa chữa thiết bị cũng như khởi động, ngừng lò, máy.
2.3.2. Xử lý nước ngoài lò
Bể
lắng
Bể
lọc
(2 bể)
Bể
chứa
(3000 m3)
Bình
trao đổi NaR (I)
Bình
trao đổi HR (I)
Bình
hỗn hợp
Bình
khử CO2
Bình
chứa trung gian
Bình
trao đổi NaR (II)
Bể
chứa nước mềm
(2 bể)
Bình
khử khí
Bơm trung gian
Bơm nước mềm
Bơm
nước cứng
Nước từ trạm tuần hoàn đến được đưa vào bể lắng. Nước trong bể lắng được khuấy đều trong phễu. Phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O được sử dụng để đông tụ các chất keo trong nước. Phần nước chứa bùn xả của bể lắng được tập trung vào bể chứa nước xả của bể lắng.
Nước sau bể lắng được đưa sang 2 bể lọc cơ khí. Bể lọc cơ khí sử dụng các lớp sỏi, cát và than hoạt tính để lọc nước. Phần nước bị giữ lại trước lớp lọc sẽ được xả định kỳ tự động khi đủ cột áp tĩnh. Sau bể lọc, nước được 2 bơm nước cứng đưa vào các bình trao đổi cation đồng thời. Sự trao đổi cation sẽ dẫn đên các cation dễ đóng cáu cặn trong nước Ca2+, Mg2+,... sẽ bị giữ lại, còn các cation dễ hoà tan trong cationit như Na+, H+,.. đi theo nước cấp.
2NaR + Ca2+ ® CaR2 + 2Na+
2NaR + Mg2+ ® MgR2 + 2Na+
2HR + Ca2+ ® CaR2 + 2H+
2HR + Mg2+ ® MgR2 + 2H+
Khi sử dụng NaR thì toàn bộ độ céng đều được khử (chỉ còn 0,01 – 0,015 mgđl/l), nhưng độ kiềm và các thành phần anion trong nước khác không thay đổi. Còn khi dùng HR thì độ cứng và độ kiềm đều được khử nhưng các anion của muối đã trở thành axit, không có lợi cho lò hơi. Chính vì thế, cần sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp trao đổi ion NaR và HR.
Để hoàn nguyên cationit trong các bình trao đổi cation, tuỳ theo loại cationit có các cách khác nhau:
- Với NaR: sử dụng dung dịch muối NaCl
CaR2 + 2NaCl ® CaCl2 + 2NaR
MgR2 + 2NaCl ® MgCl2 + 2NaR
- Với HR: sử dụng dung dịch axit H2SO4 1 – 1,5% hoặc HCl
CaR2 + H2SO4 ® Ca SO4 + 2HR
Các liên kết tách ra sau khi hoàn nguyên tan trong nước (hoặc ở dạng nhũ tương) được thải ra ngoài bằng phương pháp rửa ngược.
Nước sau xử lý hoá được đưa vào bình chứa hỗn hợp, rồi đưa sang bình khử CO2. Khí CO2 được rút ra từ việc phân huỷ các muối HCO-3. Sau đó, nước được đưa vào bình chứa trung gian. Từ đây, nước được bơm trung gian quay về trao đổi ion lần 2 hoặc đi thẳng vào bể chứa nước mềm. Nước mềm sau xử lý sẽ cung cấp bổ sung cho chu trình vào bình khử khí.
2.3.3. Xử lý nước trong lò
Xử lý nước trong lò chủ yếu dùng phương pháp hoá học. Người ta đưa vào trong lò Na3PO4 để tách ra các hợp chất rắn dạng bùn rồi x ả ra ngoài.
Chế độ phosphat hoá nước lò tác dụng chủ yếu với Ca2+, trong những điều kiện nhất định, có thể tác dụng với Mg2+ (dùng kèm thêm SiO-3).
2.4. PHÂN XƯỞNG KIỂM NHIỆT
2.4.1. Nhiệm vụ của phân xưởng Kiểm nhiệt
- Phân xưởng Kiểm nhiệt gồm 2 bộ phận: đo lường và điều khiển.
- Đảm bảo các thiết bị, đồng hồ đo lường nhiệt, cơ và hoá làm việc tin cậy, chính xác.
- Đảm bảo các thiết bị bảo vệ, tín hiệu làm việc chính xác
- Phối hợp với các phân xưởng có liên quan (lò, máy, hoá) đảm bảo các thiết bị tự động làm việc chính xác.
- Đảm bảo vận hành an toàn, kinh tế tất cả các thiết bị của phân xưởng liên quan.
- Thông qua kế hoạch của nhà máy, phối hợp các phân xưởng liên quan lập lịch sửa chữa thiết bị của phân xưởng.
2.4.2. Đặc điểm làm việc của các bộ phận trong phân xưởng
1. Phần đo lường
Phần đo lường của phân xưởng Kiểm nhiệt bao gồm các thiết bị đo nhiệt độ, áp suất và lưu lượng của môi chất tại chỗ hoặc chuyển sang tín hiệu điện đưa về bảng điều khiển.
Đo tại chỗ được thực hiện bằng các đồng hồ đo: nhiệt kế thuỷ ngân, áp kế ống Buốcđông, lưu lượng kế kiểu nghẽn... để tạo thuận lợi cho công nhân vận hành trong việc theo dõi trạng thái làm việc của môi chất (hơi quá nhiệt, nước cấp, vách ống kim loại, không khí nóng, khói...).
Đo từ xa được thực hiện thông qua các thiết bị đo có khả năng chuyển tín hiệu nhiệt độ, áp suất sang tín hiệu điện, truyền về bảng điều khiển, để rồi sau đó lại được quy đổi sang giá trị cần đo. Thông số cần đo có thể được hiển thị bằng đồng hồ kim hay đồ thị tự ghi.
a. Đo nhiệt độ
Nhiệt độ hơi quá nhiệt trên các ống góp trung gian, ống góp chính và nhiệt độ vách ống bộ quá nhiệt được đo bằng các nhiệt kế cặp nhiệt. Tín hiệu điện được đưa về bảng điều khiển đặt trong phòng điều khiển. Để đo nhiệt độ trên ống góp, sử dụng từ 3 – 6 điểm đo (3 – 6 kênh) cách đều theo chiều dài ống góp.
Nhiệt độ nước cấp và nhiệt độ vách ống sinh hơi được đo bằng nhiệt kế điện trở. Tín hiệu điện cũng được đưa về bảng điều khiển đặt trong phòng điều khiển.
b. Đo áp suất
Áp suất hơi quá nhiệt trên các ống góp, áp suất gió trong các máy cấp than, áp suất đầu đẩy bơm cấp, áp suất chân không buồng lửa, áp suất bình ngưng,... được đưa về bảng điều khiển để công nhân vận hành có thể theo dõi quá trình vận hành của hệ thống.
Áp suất hơi trong các bình gia nhiệt, áp suất hơi trích tuabin, áp suất bình khử khí,... được hiển thị qua các đồng hồ đo áp suất kiểu Buốcđông tại chỗ.
c. Đo lưu lượng
Lưu lượng được đo dựa trên hiệu áp suất trên dòng chảy của môi chất. Lưu lượng hơi quá nhiệt, lưu lượng gió, lưu lượng nước cấp được chuyển sang tín hiệu điện đưa về bảng điều khiển. Trên bàn điều khiển, công nhân vận hành theo dõi sự thay đổi của lưu lượng mà điều chỉnh bằng tay các khoá đóng/mở van điều chỉnh tương ứng để đáp ứng nhu cầu sản xuất của hệ thống.
d. Đo các đại lượng hoá, cơ
Đại lượng hoá được đo trong nhà máy chính là nồng độ muối trong nước bao hơi (dựa vào độ dẫn điện của dung dịch muối) và thành phần ôxy trong khói lò. Các đại lượng này được chuyển hoá sang tín hiệu điện và cũng được đưa về bảng điều khiển.
Đại lượng cơ được đưa về bảng điều khiển là độ di trục, độ dao động thep phương ngang và thẳng đứng của rôto tuabin. Các đầu đo này hoạt động trên nguyên lý cảm ứng điện động do Nhật Bản chế tạo. Theo quy phạm vận hành tuabin, độ di trục lớn nhất cho phép là 0,4mm, còn dao động lớn nhất theo phương thẳng đứng hoặc ngang là 0,25mm. Độ di trục và độ dao động ở dạng tín hiệu điện cũng được đưa về bảng điều khiển để theo dõi trong quá trình vận hành.
2. Phần điều chỉnh tự động
Hệ thống tự động điều chỉnh được lắp đặt cho thiết bị lò hơi bao gồm: bộ điều chỉnh mức nước bao hơi, bộ điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt, bộ điều chỉnh áp suất chân không buồng lửa, bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt, bộ điều chỉnh áp suất hơi quá nhiệt, bộ điều chỉnh gió chung.
Các bộ biến đổi đo lường (khối phát xung) được sử dụng trong hệ thống bao gồm: bộ phát xung hiệu áp suất (và lưu lượng) kiểu DBC, bộ phát xung áp suất kiểu DBY, bộ phát xung nhiệt độ kiểu DBW. Các bộ phát xung này đều có phần biến đổi thông số của môi trường cần đo sang tín hiệu đầu ra dạng dòng 1 chiều chuẩn 0 – 10mA.
a. Bộ điều chỉnh mức nước bao hơi
Bộ điều chỉnh mức nước bao hơi nhằm duy trì sự cân bằng vật chất giữa lượng hơi sinh ra và lượng nước cấp vào lò. Thông số đặc trưng cho sự cân bằng vật chất là mức nước bao hơi.
Bộ điều chỉnh mức nước bao hơi được thực hiện theo sơ đồ 3 xung: mức nước bao hơi, lưu lượng nước cấp và lưu lượng hơi quá nhiệt. Lưu lượng nước cấp được dùng như tín hiệu phản hồi theo thông số được điều chỉnh. Lưu lượng hơi là tín hiệu định trị cho lưu lượng nước cấp.
Tín hiệu lưu lượng và mức nước (dưới dạng hiệu áp suất gây nên bởi bình cân bằng) được đưa vào bộ biến đổi DBC, đưa vào khối điều khiển DTL-231A, thực hiện quy luật điều chỉnh PI. Tín hiệu ra là dòng điện 1 chiều liên tục, đưa vào bộ khuếch đại từ ZPE, điều khiển cơ cấu chấp hành SD (động cơ xoay chiều hoạt động ở chế độ trượt) thay đổi độ mở van nước cấp, làm thay đổi lưu lượng nước cấp. Tín hiệu điện ở SD được đưa về khuếch đại từ ZPE để đảm bảo vị trí mới của van điều chỉnh cấp nước. Tín hiệu lưu lượng nước cấp quay về như tín hiệu phản hồi, khép kín vòng điều chỉnh.
Khoá K dùng để ngắt phần tự động, chuyển sang tác động tay.
b. Bộ điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt
Bộ quá nhiệt của lò hơi được chia thành 2 cấp. Việc điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt được thực hiện bởi bộ giảm ôn đặt sau ống góp hơi quá nhiệt cấp 1. Bộ giảm ôn là thiết bị trao đổi nhiệt kiểu bề mặt, phạm vi điều chỉnh nhiệt hơi Dt = 250C. Nguồn nước làm mát là nước cấp vào lò, nhiệt độ vào 1720C, lưu lượng lớn nhất là 32 T/h.
Bộ điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt tác động lên van điều chỉnh lưu lượng nước giảm ôn để duy trì nhiệt độ hơi quá nhiệt nằm trong dải 4350C – 4400C.
Do quán tính lớn của nhiệt độ hơi quá nhiệt nên bộ điều chỉnh được thực hiện theo sơ đồ 2 xung: xung chính là tín hiệu nhiệt độ hơi chính sau ống góp hơi quá nhiệt cấp 2 và xung vượt trước là tín hiệu của cặp nhiệt tốc độ đặt trong ống góp hơi trung gian.
Tín hiệu nhiệt độ hơi trên ống góp trung gian và hơi chính được đưa vào bộ phát xung DBW. Riêng tín hiệu nhiệt độ hơi trung gian lại được đưa vào khối vi phân DTL-161. Hai đường tín hiệu sau đó được đưa vào khối điều chỉnh DTL-231. Tín hiệu ra khỏi khối điều chỉnh được đưa vào khuếch đại từ, dịch chuyển cơ cấu chấp hành SD, thay đổi độ mở van nước giảm ôn. Tín hiệu điện ở SD được đưa về khuếch đại từ để đảm bảo vị trí mới của van điều chỉnh nước giảm ôn.
Khoá K dùng để ngắt phần tự động, chuyển sang tác động tay.
c. Bộ điều chỉnh áp suất chân không buồng lửa
Bộ điều chỉnh chân không buồng lửa cùng bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt và bộ điều chỉnh lưu lượng gió làm chức năng điều chỉnh tự động quá trình cháy của lò hơi. Bộ điều chỉnh chân không buồng lửa duy trì áp suất âm ổn định (-5 đến –10 mmH2O) trong buồng lửa bằng việc thay đổi độ mở các lá chắn (van bướm) của 2 quạt khói. Khi hoạt động ở chế độ tay thì 2 lá chắn có thể được điều chỉnh độc lập, còn ở chế độ tự động thì chúng được đồng bộ bởi bộ điều chỉnh.
Bộ điều chỉnh chân không buồng lửa nhận xung chính là tín hiệu áp suất chân không buồng lửa (lấy từ 2 vách phải và trái buồng lửa), và xung liên kết động là xung vi phân dòng điều khiển của bộ điều chỉnh gió chung. Ở chế độ xác lập, dòng điều khiển của bộ điều chỉnh gió chung không đổi, xung liên kết động bị triệt tiêu. Khi bộ điều chỉnh gió chung tác động lên lưu lượng gió, dòng điều khiển thay đổi, xung liên kết động được vi phân và đưa vào bộ điều chỉnh chân không buồng lửa để điều chỉnh lá chắn quạt gió trước khi tín hiệu chân không buồng lửa thay đổi nhằm dập tắt nhanh chón nhiễu loạn từ phía quạt gió.
Chân không buồng lửa có quán tính nhỏ, phản ứng nhanh.
d. Bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt và bộ điều chỉnh áp suất hơi quá nhiệt
Bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt duy trì ổn định sản lượng hơicủa lò tương ứng với giá trị định trị mà công nhân vận hành đặt hoặc do bộ điều chỉnh áp suất hơi quá nhiệt tự động đặt.
Sự thay đổi sản lượng hơi của lò có nhiều nguyên nhân như: sự thay đổi độ ẩm và nhiệt trị của than, nhiệt độ nước cấp, hệ số không khí thừa,... Những thay đổi đó thay làm đổi xung phụ tải nhiệt (lưu lượng hơi) của bộ điều chỉnh và bộ điều chỉnh sẽ tác động lên hệ thống cấp than để duy trì lưu lượng hơi theo định trị.
Sơ đồ bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt của lò có thể làm việc trong 2 chế độ:
- Chế độ nền: duy trì lưu lượng hơi cố định. Giá trị định trị lưu lượng hơi được đặt trước bởi nhân viên vận hành. Mức chính xác của phụ tải nhiệt là ±3 T/h.
- Chế độ điều chỉnh: duy trì áp suất hơi quá nhiệt cố định. Giá trị định trị lưu lượng hơi được đặt tự động bởi bộ điều chỉnh áp suất hơi quá nhiệt. Khi đó, bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt sẽ thay đổi phụ tải nhiệt để đảm bảo áp suất hơi quá nhiệt không đổi. Mức chính xác của áp suất hơi chính là ±0,5kG/cm2.
Khi có nhiễu loạn từ phía trong (từ phía lò) thì phụ tải nhiệt của lò thay đổi nhanh hơn áp suất hơi chính, vì vậy bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt tiếp nhận được thay đổi phụ tải và chủ động tấc động lên hệ thống cấp than trước khi sự thay đổi về lưu lượng ảnh hưởng đến áp suất hơi trên đường trục chính.
Cơ cấu thừa hành của bộ điều chỉnh là 8 máy cấp than bột vào lò. Các máy cấp than bột có thể làm việc ở 3 chế độ:
- Chế độ độc lập: tốc độ các máy cấp than được điều chỉnh riêng rẽ
- Chế độ đồng bộ: tốc độ các máy cấp than được điều chỉnh đồng bộ theo 2 nhóm: nhóm 1 từ máy số 1 đến máy số 4, nhóm 2 từ máy số 5 đến máy số 8.
- Chế độ tự động: tốc độ các máy cấp than được điều chỉnh đồng bộ theo dòng ra của bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt.
Tốc độ của các máy cấp than được điều chỉnh một cách vô cấp từ 400 – 1200 vòng/phút với dòng điều khiển từ 0 – 10mA. Khi dòng bằng 0 thì máy vẫn quay 400 vòng/phút để vẫn luôn đảm bảo có than cấp vào lò.
e. Bộ điều chỉnh gió chung
Bộ điều chỉnh gió chung duy trì tính kinh tế của quá trình cháy trong buồng lửa.
Bộ điều chỉnh gió chung nhận 3 xung tín hiệu:
- Xung lệnh là tín hiệu định trị phụ tải nhiệt của lò (được lấy từ khối định trị của bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt khi làm việc ở chế độ nền hoặc từ bộ điều chỉnh áp suất hơi chính khi bộ điều chỉnh áp suất hơi chính khi bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt làm việc ở chế độ điều chỉnh).
- Xung lưu lượng gió, là trung bình cộng của chênh áp trên 2 bộ sấy không khí của đường gió A và B. Xung này được khối phát xung DBC đưa về.
- Xung hiệu chuẩn ôxy lấy từ bộ điều chỉnh hàm lượng ôxy. Tín hiệu hàm lượng ôxy trong khói thải được đo bởi bộ đo ôxy kiểu QZS 5101. Tín hiệu dòng ra của bộ điều chỉnh hàm lượng ôxy được đưa vào bộ điều chỉnh gió chung qua chiết áp hệ số lối vào. Trong trường hợp hệ thống đo ôxy làm việc không tin cậy hoặc hư hỏng thì xung hiệu chuẩn ôxy được ngắt khỏi sơ đồ bằng khoá K.
Cơ quan điều chỉnh của bộ điều chỉnh gió chung là lá chắn của 2 quạt gió. ở chế độ làm việc bằng tay, 2 lá chắn được điều chỉnh riêng rẽ, còn ở chế độ tự động, chúng được điều chỉnh đồng bộ bởi dòng ra của bộ điều chỉnh gió chung.
3. Đặc điểm của các bộ điều chỉnh tự động
Dải làm việc của các bộ điều chỉnh nằm trong vùng phụ tải lò từ 70 – 100% định mức. Khi phụ tải thấp hơn 70% thì chất lượng điều chỉnh sẽ giảm.
Khi nhiệt độ hơi quá nhiệt cao, lưu lượng nước cấp vào giảm ôn lớn (khoảng 50 – 60 T/h), để bộ điều chỉnh mức nước bao hơi làm việc tốt cần giảm hệ số tỷ lệ của khối điều chỉnh. Khi lưu lượng nước giảm ôn lơn hơn 60 T/h thì tuỳ tình hình chất lượng điều chỉnh mà có thể cắt bộ điều chỉnh ra để điều chỉnh bằng tay.
Khi có 2 lò trở lên làm việc song song thì nên để một lò chạy ở chế độ điều chỉnh còn các lò khác chạy ở chế độ nền.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC407.doc