Quá trinh hoạt động tại Công ty cổ phần SNC Việt Nam

1. QUÁTRÌNHRAĐỜIVÀPHÁTTRIỂNCỦA CÔNGTYCỔPHẦN SNC VIỆT NAM Công ty cổ phần SNC Việt Nam được thành lập theo đăng ký kinh doanh số: 0000029 ngày 12 tháng 5 năm 2003. Trong tháng 10 năm 2003 xây dựng nhà máy và tháng 7 năm 2005 đi vào sản xuất. Công ty cổ phần SNC Việt Nam có nhà máy với tổng diện tích mặt bằng 30.000 m2 tại khu công nghiệp Đình Trám - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang. Số lao động làm việc tại công ty là 100 người, tổng vốn đầu tư là 3,2 triệu USD. Hiện thân từ một công ty đã có hơn 10 năm kinh nghiệm, Công ty cổ phần SNC Việt Nam do 11 cổđông sáng lập nên - là những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu (hạt nhựa PVC và dây đồng). Hiện nay, sản phẩm chính của Công ty là hạt nhựa PVC compound và sợi đồng tròn kỹ thuật điện (đồng không ôxy Cu-OF) phục vụ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất dây và cáp điện, dây và cáp viễn thông, dây điện từ, dây cáp ô tô Trong tiến trình hội nhập kinh tế AFTA, Ban lãnh đạo Công ty xác định: "Phải xây dựng phát triển sản phẩm, thương hiệu mang tính cạnh tranh quốc tế, dựa trên việc ứng dụng các dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại nhất thế giới". Năm 2003 và 2005, sản phẩm hạt nhựa PVC mang thương hiệu "SNC Việt Nam" đã hai lần vinh dựđược nhận giải thưởng "Sao vàng Đất Việt". Chất lượng của sản phẩm đãđược khẳng định thông qua sự tín nhiệm sử dụng của các công ty sản xuất dây và cáp điện trong và ngoài nước. Từ tháng 9 năm 2005, với việc mở rộng đầu tư phát triển sản phẩm mới là sợi dây đồng tròn kỹ thuật điện (dây đồng không ôxy Cu-OF), Công ty cổ phần SNC Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường nguyên liệu cho ngành sản xuất dây và cáp điện cao cấp. Công ty cổ phần SNC Việt Nam hy vọng sẽđáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về các loại dây dẫn chất lượng tốt và cực tốt phục vụ cho nhiều ngành, lĩnh vực ứng dụng phức tạp: dây cáp xây dựng, dây cáp dân dụng, dây cáp điện tử, cáp viễn thông Tháng 1 năm 2005, công ty cho ra đời sản phẩm hạt nhựa PVC compound và từ tháng 10 năm 2005 dây đồng không ôxi được công ty sản xuất và xuất xưởng sản phẩm với số lượng lớn trên thị trường khu vực toàn miền Bắc. Công ty cổ phần SNC Việt Nam Nhà máy: Khu công nghiệp Đình Trám - Việt Yên - Bắc Giang Tel: 84240566737; Fax: 84240866411 Văn phòng: Số 03 Nguyên Hồng, Ba Đình, Hà Nội Tel: 844-8345554; Fax: 844-7720473 Email: info@snc.com.vn

docx32 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trinh hoạt động tại Công ty cổ phần SNC Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SNC VIỆT NAM Công ty cổ phần SNC Việt Nam được thành lập theo đăng ký kinh doanh số: 0000029 ngày 12 tháng 5 năm 2003. Trong tháng 10 năm 2003 xây dựng nhà máy và tháng 7 năm 2005 đi vào sản xuất. Công ty cổ phần SNC Việt Nam có nhà máy với tổng diện tích mặt bằng 30.000 m2 tại khu công nghiệp Đình Trám - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang. Số lao động làm việc tại công ty là 100 người, tổng vốn đầu tư là 3,2 triệu USD. Hiện thân từ một công ty đã có hơn 10 năm kinh nghiệm, Công ty cổ phần SNC Việt Nam do 11 cổ đông sáng lập nên - là những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu (hạt nhựa PVC và dây đồng). Hiện nay, sản phẩm chính của Công ty là hạt nhựa PVC compound và sợi đồng tròn kỹ thuật điện (đồng không ôxy Cu-OF) phục vụ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất dây và cáp điện, dây và cáp viễn thông, dây điện từ, dây cáp ô tô… Trong tiến trình hội nhập kinh tế AFTA, Ban lãnh đạo Công ty xác định: "Phải xây dựng phát triển sản phẩm, thương hiệu mang tính cạnh tranh quốc tế, dựa trên việc ứng dụng các dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại nhất thế giới". Năm 2003 và 2005, sản phẩm hạt nhựa PVC mang thương hiệu "SNC Việt Nam" đã hai lần vinh dự được nhận giải thưởng "Sao vàng Đất Việt". Chất lượng của sản phẩm đã được khẳng định thông qua sự tín nhiệm sử dụng của các công ty sản xuất dây và cáp điện trong và ngoài nước. Từ tháng 9 năm 2005, với việc mở rộng đầu tư phát triển sản phẩm mới là sợi dây đồng tròn kỹ thuật điện (dây đồng không ôxy Cu-OF), Công ty cổ phần SNC Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường nguyên liệu cho ngành sản xuất dây và cáp điện cao cấp. Công ty cổ phần SNC Việt Nam hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về các loại dây dẫn chất lượng tốt và cực tốt phục vụ cho nhiều ngành, lĩnh vực ứng dụng phức tạp: dây cáp xây dựng, dây cáp dân dụng, dây cáp điện tử, cáp viễn thông… Tháng 1 năm 2005, công ty cho ra đời sản phẩm hạt nhựa PVC compound và từ tháng 10 năm 2005 dây đồng không ôxi được công ty sản xuất và xuất xưởng sản phẩm với số lượng lớn trên thị trường khu vực toàn miền Bắc. Công ty cổ phần SNC Việt Nam Nhà máy: Khu công nghiệp Đình Trám - Việt Yên - Bắc Giang Tel: 84240566737; Fax: 84240866411 Văn phòng: Số 03 Nguyên Hồng, Ba Đình, Hà Nội Tel: 844-8345554; Fax: 844-7720473 Email: info@snc.com.vn 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SNC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, với chính sách mở cửa đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm tới các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của mình. Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá năng lực hoạt động của công ty, người ta thường quan tâm đến lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất (tái sản xuất mở rộng), thế đứng của doanh nghiệp trên thị trường càng vững mạnh. Ngược lại doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì phá sản là một tất yếu. Vì vậy, trong những năm qua Công ty cổ phần SNC Việt Nam đã không ngừng vận động, thay đổi và hợp lý hoá các yếu tố sản xuất. Kết quả công ty đã đạt được trong những năm qua được thể hiện ở bảng sau (bảng 1) Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 Mức chênh lệch năm 2005/2004 Mức tăng giảm % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 24 46.917.368.700 84.098.321.302 +37.180.952.602 +79,25 2 Các khoản giảm trừ 03 24 0 0 0 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-03) 10 24 46.917.368.700 84.098.321.302 +37.180.952.602 +79,25 4 Giá vốn hàng bán 11 25 45.872.152.400 81.728.150.000 +35.855.997.600 +78,17 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10-11) 20 1.045.216.300 2.370.171.302 +1.324.955.002 +126,76 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 24 145.005 11.076.210 +10.931.205 +7538,5 7 Chi phí tài chính: 22 26 0 6.831.300 +6.831.300 - - Trong đó: chi phí lãi vay 23 0 6.831.300 +6.831.300 - 8 Chi phí bán hàng 24 426.421.790 456.592.461 +30.170.671 +7,1 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 345.942.300 850.852.000 +504.170.671 +146 10 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21-2) - (24 + 25) 30 272.997.215 1.066.971.751 +793.974.536 +290,84 11 Thu nhập khác 31 12.456 3.300.100 +3.287.644 +26,394 12 Chi phí khác 32 11.740 0 - - 13 Lợi nhuận khác (40 = 31-32) 40 716 3.300.100 3.299.384 +460.807,8 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 272.997.931 1.070.271.851 +797.273.920 +292 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 28 0 0 0 0 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51) 60 28 272.997.931 1.070.271.851 +797.273.920 +292 Qua bảng tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua ta thấy: - Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã tăng lên một cách rõ rệt và rất nhanh. Cụ thể năm 2004 là: 46.917.368.700 đồng Nhưng đến năm 2005 là: 84.098.321.302 đồng Năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là (+37.180.952.602 đồng) ứng với tỷ lệ tăng là 79,25%. - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã tăng lên rất nhanh: Cụ thể năm 2004 là: 1.045.216.300 đồng Nhưng đến năm 2005 là: 2.370.171.302 đồng Năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là (+1.324.955.002 đồng) ứng với tỷ lệ tăng là 126,76%. - Doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng đã tăng lên một cách nhanh chóng Cụ thể năm 2004 là: 145.005 đồng Nhưng đến năm 2005 là: 11.076.210 đồng Năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là (+10.931.205 đồng) ứng với tỷ lệ tăng là 7538,5%. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty cũng đã tăng lên một cách nhanh chóng. Cụ thể năm 2004 là: 272.997.215 đồng Nhưng đến năm 2005 là: 1.066.971.751 đồng Năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là (+793.974.536 đồng) ứng với tỷ lệ tăng là 290,84%. - Thu nhập khác của công ty cũng đã tăng lên một cách nhanh chóng Cụ thể năm 2004 là: 12.456 đồng Nhưng đến năm 2005 là: 3.300.100 đồng Năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là (+3.287.644 đồng) ứng với tỷ lệ tăng là 26.394%. - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Cụ thể năm 2004 là: 272.997.931 đồng Nhưng đến năm 2005 là: 1.070.271.851 đồng Năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là (+797.273.920 đồng) ứng với tỷ lệ tăng là 292%. Qua kết quả trong bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy: Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng lên và không những đã tăng lên mà còn tăng lên một cách nhanh chóng. Điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển rất mạnh. 2.2. Kết quả hoạt động ở các lĩnh vực khác Thành tích đạt được của công ty trong những năm qua: + Sản phẩm dây đồng và hạt nhựa PVC Compound của Công ty mang thương hiệu SNC VIETNAM đã nhận được giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2006. + Sản phẩm dây đồng và hạt nhựa PVC Compound của công ty mang thương hiệu SNC đã nhận được giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2005. + Hạt nhựa PVC Compound của Công ty mang thương hiệu SNC đã nhận được giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2003. + Huy chương vàng cho sản phẩm sợi đồng tròn kỹ thuật điện tại Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 2006. + Huy chương vàng cho sản phẩm hạt PVC Compound tại Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 2006. + Sản phẩm dây đồng và hạt nhựa PVC mang thương hiệu "SNC VIETNAM" liên tục nhận được huy chương vàng tại Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 2004, 2005 và 2006. + Cúp vàng cho doanh nghiệp tiêu biểu tại Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam năm 2005. + Bằng khen của Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tặng tháng 9 năm 2005: Đã có thành tích xuất sắc trong việc phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. + Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Giang tặng tháng 10 năm 2005: Đã có thành tích xuất sắc trong việc phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. + Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Giang tặng tháng10 năm 2006: Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. + Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Giang tặng Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần SNC Việt Nam đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua kinh doanh góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. + Bằng khen của Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tặng tháng 9 năm 2006. Đã có thành tích xuất sắc trong việc phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. 3. CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SNC VIỆT NAM 3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 3.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc GĐ kinh doanh Marketing GĐ sản xuất GĐ Tài chính - Kế toán Ban ISO Bộ phận tổ chức hành chính Bộ phận Kế toán Bộ phận quảng cáo và kích thích tiêu thụ Tổ chức quản lý sản phẩm và thương hiệu Bộ phận bán hàng trực tiếp Bộ phận kỹ thuật Bộ phận Nhân sự Bộ phận Ngân quỹ Phân xưởng Nhựa Phân xưởng Đồng Bộ phận XNK Phân xưởng Cơ điện Thiết kế và quản lý các dịch vụ bán hàng Thiết kế và quản lý các dịch vụ bán hàng - Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ sau đây: + Quyết định chiến lược phát triển của công ty. + Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. + Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. + Quyết định phương án đầu tư. + Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn được qui định tại điều lệ công ty. + Bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó. + Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý nội bộ công tyquyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. + Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm và bất thường lên Đại hội đồng cổ đông. + Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. + Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty định giá tài sản vốn góp không phải tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi vàng. + Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. + Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán. + Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty. + Các quyền và nhiệm vụ khác theo qui định tại luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. Khi biểu quyết có số phiếu ngang nhau thì quyết định do Chủ tịch HĐQT. - Ban kiểm soát: Đại hội đồng cổ đông bầu ban kiểm soát, sau khi đã lên danh sách ứng cử viên vào ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông sẽ bỏ phiếu bầu các thành viên ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát. + Ban kiểm soát là người thay mặt cổ đông để kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính và các nội dung khác theo qui định của pháp luật. + Ban kiểm soát gồm: 3 người do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễm với đa số phiếu theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiến kín. + Các kiểm soát viên bầu một người là trưởng ban kiểm soát + Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến giá trị, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn ít nhất 6 tháng. + Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông. + Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo khác của công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty theo qui định của pháp luật. + Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty. + Tham dự các cuộc họp của HĐQT, phát biểu ý kiến và có những kiến nghị nhưng không tham gia biểu quyết. Nếu có ý thức và với quyết định của HĐQT thì có quyền ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp và được trực tiếp báo cáo trước đại hội cổ đông gần nhất. - Tổng giám đốc: Đứng đầu công ty vừa đại diện cho CBCNV quản lý, tổ chức và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền quyết định và điều hành hoạt động của công ty theo kế hoạch của Hội đồng quản trị và nghị quyết của đại hội cổ đong, theo chính sách và pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước tập thể về kết quả lao động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Giám đốc tài chính - hành chính: Là người trợ giúp cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức hành chính, vấn đề về tài chính, giúp cho giám đốc ra các quyết định điều hành về con người cũng như các kế hoạch đầu tư. Ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý và điều hành các bộ phận: Kế hoạch, bộ phận ngân quỹ, bộ phận tổ chức hành chính, bộ phận nhân sự. - Giám đốc kinh doanh marketing: Là người trợ giúp Tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu phát triển thị trường… để cho Tổng giám đốc ra các quyết định về hoạt động kinh doanh nhanh chóng kịp thời chính xác. Có nhiệm vụ quản lý và điều hành các bộ phận sau: Bộ phận bán hàng trực tiếp, bộ phận XNK, thiết kế và quản lý các dịch vụ bán hàng, tổ chức quản lý sản phẩm và thương hiệu, bộ phận quảng cáo và kích thích tiêu thụ, nghiên cứu và triển khai chiến lược marketing. - Giám đốc sản xuất: Là người trợ giúp cho Tổng giám đốc về công việc sản xuất sản phẩm. Có nhiệm vụ quản lý và điều hành các bộ phận sau: Bộ phận TSCĐ, bộ phận kỹ thuật, phân xưởng đồng, phân xưởng nhựa, phân xưởng cơ điện. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức sản xuất Nhà máy sản xuất, với tổng diện tích mặt bằng 30.000m2 tại khu công nghiệp Đình Trám - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang. Nhà máy sản xuất Giám đốc sản xuất Phân xưởng Cơ điện Bộ phận kỹ thuật Phân xưởng Nhựa Ban ISO Phân xưởng Đồng - Giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công tác sản xuất sản phẩm của nhà máy, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất của nhà máy về sản phẩm, máy móc, công nhân sản xuất. - Ban ISO: Quản lý, giám sát và thực hiện cam kết tiêu chuẩn ISO. - Bộ phận kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật vận hành máy móc, kỹ thuật về sản phẩm của các phân xưởng sản xuất. - Phân xưởng đồng: sản xuất ra sản phẩm sợi đồng tròn kỹ thuật điện gồm có 01 lò nấu đúc đồng và 02 dàn máy kéo đại và kéo trung. Dây chuyền công nghệ đúc không ôxy với công suất 6.000 tấn/năm, sản phẩm đồng dây của SNC Việt Nam đạt khả năng cán kéo xuống kích thước nhỏ 0,04mm với tốc độ 2.500m/phút, hàm lượng ôxi trong sản phẩm đạt ở mức < 10Ppm; sản phẩm với đa dạng các kích thước từ 0,02m đến 8,0mm. - Phân xưởng nhựa: sản xuất sản phẩm hạt nhựa PVC Compound - Phân xưởng cơ điện: Bọc mạ các sản phẩm sợi đồng. 3.2. Chiến lược và kế hoạch của Công ty Công ty luôn xác định kinh doanh là hoạt động lâu dài, là sự sống còn, là sự tồn tại lâu dài của công ty nên công ty luôn luôn mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, luôn luôn nghiên cứu đổi mới và phát triển tốt sản phẩm của mình về số lượng và chất lượng. Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 2001-2010 mang tên "Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước nông nghiệp". Việt Nam đang trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng để ngang bằng với các nước trên thế giới. Bưu chính viễn thông và điện lực là hai ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng "phát triển năng lượng đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia… Đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia…" Công ty cổ phần SNC Việt Nam với lợi thế đã là đối tác lâu năm, đáng tin cậy của các nhà sản xuất dây và cáp điện, chuyên cung cấp hạt nhựa PVC mang thương hiệu SNC Việt Nam làm vỏ bọc dây cáp, đây là cơ hội lớn cho công ty tiếp tục sản phẩm sản phẩm mới dây đồng Cu-OF f8mm. Mục tiêu của Công ty SNC Việt Nam sẽ chiếm lĩnh khoảng 15-20% thị trường cung cấp dây đồng Cu-OF kích thước đến f8mm chất lượng tốt đến các nhà sản xuất cáp điện lực khu vực phía Bắc. Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty cổ phần SNC Việt Nam đã xác định rõ ngay từ khi mới thành lập là: năm 2015 sẽ trở thành một trong 10 nhà cung ứng nguyên liệu dây đồng và hạt nhựa hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, với thành công dựa trên uy tín và chất lượng hoàn hảo. Năm 2009 sẽ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 3.3. Quản trị quá trình sản xuất của Công ty - Kế hoạch dài hạn: Công ty xác định và phấn đấu đến năm 2015 sẽ trở thành 1 trong 10 nhà cung ứng nguyên liệu dây đồng và hạt nhựa hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, với thành công dựa trên uy tín và chất lượng hoàn hảo. - Kế hoạch trung hạn: Công ty luôn luôn nghiên cứu và tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, có sức cạnh tranh tốt trong nền kinh tế hội nhập là nhà sản xuất dây đồng và hạt nhựa pVC compound chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất. - Kế hoạch ngắn hạn: Công ty luôn sản xuất và tạo ra sản phẩm đảm bảo theo những đơn hàng đã ký kết. - Công ty liên tục cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Công ty trang bị phòng thí nghiệm với đầy đủ các thiết bị hiện đại để thử nghiệm, giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm công đoạn cuối cùng. 3.4. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực Trong sự phát triển lực lượng sản xuất những năm cuối thế kỷ 20 đã đem lại những viễn cảnh lớn thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo khả năng khai thác toàn diện tiềm năng, thể lực và trí lực của con người. Ngày nay ở các nước phát triển người ta phải thừa nhận vai trò ngày càng cao của yếu tố con người trong sản xuất cũng như trong mục tiêu hoạt động xã hội. Có thể khẳng định rằng "không một hoạt động nào có tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản trị nhân lực". Thông thường quản trị nhân lực là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục đích của tổ chức mình. Tuy nhiên không phải bất kỳ tổ chức sản xuất kinh doanh nào cũng nhận thức rõ được vấn đề này, có nơi còn chưa đặt vấn đề thành một chính sách, một biện pháp để có kế hoạch trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà thường hay bị động gặp đâu làm đó chạy theo tình hình sự việc. Để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên với số lượng và trình độ văn hoá tương ứng với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty mình. Bảng 2: Tình hình lao động của Công ty Diễn giải 2004 2005 Tốc độ phát triển (%) Số lượng lao động Cơ cấu (%) Số lượng lao động Cơ cấu (%) Tổng số CBCNV 95 100,00 100 100,00 + 5,3 1. Theo trình độ chuyên môn 95 100,00 100 100,00 - - Trên đại học 4 4,2 5 5 + 25 - Đại học 24 25,3 29 29 + 20,8 - Trung cấp 30 31,6 36 36 + 20 - Công nhân 37 38,9 30 30 - 19 2. Theo nghề nghiệp 95 100,00 100 100,00 - - Trực tiếp 73 76,8 70 70 - 4,1 - Gián tiếp 22 23,2 30 30 + 36,4 3. Theo bản chất lao động 95 100,00 100 100,00 - - Biên chế 80 84,2 85 85 + 6,3 - Hợp đồng 15 15,8 15 15 0 Qua bảng tình hình lao động của Công ty ta thấy - Tổng số CBCNV của Công ty năm 2004 là 95 lao động nhưng đến năm 2005 là 100 lao động. Đã tăng lên là 5 lao động, ứng với tốc độ tăng là 5,3% việc tăng này là quy mô sản xuất của Công ty mở rộng do đó cần tăng thêm số lao động này. - Số lao động trên đại học năm 2004 là 4 người, nhưng năm 2005 là 5 người. Đã tăng thêm 1 người trên đại học với tốc độ tăng là 25%. Số lao động đại học năm 2004 là 24 người, năm 2005 là 29 người. Đã tăng lên 5 người ứng với tốc độ tăng là 20,8%. - Số lao động trung cấp năm 2004 là 30 người, năm 2005 là 36 người đã tăng lên 6 người ứng với tốc độ tăng là 20%. Số lao động công nhân năm 2004 là 37 người, năm 2005 là 30 người. Đã giảm 7 người. ứng với tốc độ giảm là 19%. Ta có thể thấy rằng trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty được nâng lên cao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất và phát triển Công ty. Đó cũng thể hiện sự quan tâm của Công ty trong việc đào tạo phát triển nguồn lực về lao động có trình độ khoa học, tay nghề có trình độ cao. * Tạo dựng môi trường văn hoá - Về vật chất: + Trả công lao động một cách xứng đáng: trả lương, trả thưởng đối với lao động làm thêm giờ, làm ngoài giờ, vượt năng suất kế hoạch được giao. + Có quà, tiền cho cán bộ công nhân viên trong những ngày lễ tết. + Ngày 8/3 chị em phụ nữ được tặng quà lưu niệm, đó là để động viên tinh thần cho cán bộ công nhân viên. + Có quà thăm hỏi khi công nhân viên bị ốm đau, tai nạn lao động + Có quà cho công nhân viên những ngày sinh nhật + Bố trí phương tiện và tiện nghi cho nơi làm việc sạch, đẹp - Về tinh thần: + Xây dựng các danh hiệu thi đua: lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua và các hình thức giấy khen thông qua việc đem lại lợi ích cho Công ty khi công nhân viên có những phát minh sáng kiến trong nghiên cứu lao động sản xuất. + Hàng năm Công ty tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao để rèn luyện thêm sức khoẻ, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. + Khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia đóng góp phát biểu ý kiến xây dựng. + Mọi thắc mắc của cán bộ công nhân viên đều được lãnh đạo giải quyết trả lời một cách rõ ràng, chi tiết, công khai. * Thù lao lao động: Lương + thưởng của cán bộ công nhân viên trong Công ty được hưởng theo quy định của Công ty và hàng năm được nâng lương phụ cấp. Bởi vậy thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng lên cao đảm bảo mức thu nhập và ổn định cuộc sống. Bởi vậy cán bộ công nhân viên rất gắn bó với công việc, họ làm việc hăng say và phát huy trong công việc được giao. * Về vấn đề định mức lao động Công ty áp dụng hình thức trả lương sau: + Đối với cán bộ quản lý, kinh tế, kỹ thuật, hành chính văn phòng chủ yếu là lương được trả theo thời gian (lương khoán thời gian) theo số ngày làm việc và mức độ hoàn thành công việc được giao. + Đối với công nhân sản xuất thì lương được trả theo sản phẩm mà họ làm ra. 3.5. Quản trị các yếu tố vật chất - Sử dụng tài nguyên đất đai + Công ty đã xây dựng bố trí văn phòng, kho tàng, nhà xưởng một cách có khoa học và thuận tiện cho công việc. + Công ty luôn quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất không để gây ô nhiễm khi tiến hành sản xuất, không dùng nguyên liệu làm phế liệu để sản xuất… Do vậy sản phẩm tạo ra ít chất thải, tiết kiệm nguyên liệu. Sản phẩm làm ra không có tính độc hại. + Tạo môi trường trong lành, xung quanh nhà xưởng đều được trồng cây bóng mát, cây cảnh trang trí, có đồi thông, có hồ câu cá và nuôi cá giải trí. - Quản lý về tài sản cố định của Công ty Công ty luôn tính toán mua sắm TSCĐ hiện đại, đồng bộ, dựa trên công nghệ tạo sản phẩm tiên tiến trên thế giới. Phù hợp với việc sản xuất sản phẩm hiện tại của Công ty và kế hoạch sản xuất lâu dài của Công ty. 3.6. Công tác quản trị chất lượng sản phẩm Công ty đã thực hiện phương châm "chỉ có chất lượng sản phẩm cao thì sản phẩm hàng hoá mới có khả năng cạnh tranh trên tt trong và ngoài nước" với những phương châm trên ngay từ ngày đầu mới thành lập Công ty cam kết chỉ sản xuất những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Và duy trì sự ổn định chất lượng với phương châm "một cũng như một triệu". - Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đang áp dụng: sản phẩm sợi dây đồng tròn kỹ thuật điện của Công ty SNC Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của TCVN 5933: 1995 - yêu cầu kỹ thuật chung cho các sản phẩm sợi dây đồng tròn kỹ thuật điện có đường kính danh định từ 0,02 đến 8,00 mm. - Hệ thống quản lý chất lượng: Toàn bộ các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty được tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000. Tổ chức C.A.S GLOBAL - Vương Quốc Anh đã công nahan và cấp chứng chỉ cho hệ thống quản lý chất lượng của Công ty SNC. Công ty đã đăng ký với chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bắc Giang và công bố "Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá" cho các sản phẩm hạt nhựa PVC và sợi dây đồng tròn kỹ thuật điện của mình. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000, chất lượng sản phẩm được đảm bảo trong từng công đoạn. - Chính sách chất lượng: + Công ty cam kết thiết lập hệ thống giám sát, kiểm tra chặt chẽ, để chỉ có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng mới đưa ra tt. + Uy tín của Công ty được đảm bảo và ngày càng nâng cao bằng cách: bố trí hợp lý, thường xuyên về con người, thời gian, tài chính, nắm bắt cơ hội nhằm phát huy tốt nhất khả năng làm việc của mỗi cán bộ công nhân viên. + Công ty SNC Việt Nam cam kết cung cấp đầy đủ nguồn lực để áp dụng duy trì và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. + Tất cả các cán bộ công nhân viên trong Công ty đều ý thức được và cam kết đảm bảo chính sách chất lượng xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời không ngừng nâng cao trình độ, cải tiến kỹ thuật nhằm ổn định chất lượng sản phẩm và năng suất lao động + Gắn lợi ích từ sự cố gắng của mỗi thành viên vào thu nhập và sự thăng tiến của chính họ. Hình ảnh của Công ty được thể hiện qua chất lượng công việc của mỗi cán bộ công nhân viên. Do vậy, lãnh đạo Công ty kêu gọi sự hưởng ứng của toàn thể CBCNV phấn đấu thực hiện lời cam kết này. 3.7. Quản trị tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty Để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận thì hoạt động quản trị tiêu thụ sản phẩm là một phần không thể thiếu được bởi hàng hoá sản phẩm sản xuất ra phải đem đi tiêu thụ thì mới thu được vốn về và đem lại lợi nhuận. Vậy câu hỏi đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp là hàng hoá sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ ở đâu? Cho ai? như thế nào? quản lý sản phẩm tiêu thụ ra sao? Để trả lời cho các câu hỏi trên Công ty đã làm một số công việc sau: - Thành lập ra các phòng ban phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm + Bộ phận bán hàng trực tiếp + Bộ phận xuất nhập khẩu + Bộ phận thiết kế và quản lý các dịch vụ bán hàng + Tổ chức quản lý sản phẩm và thương hiệu + Bộ phận quảng cáo và kích thích tiêu thụ + Bộ phận nghiên cứu và triển khai chiến lược marketing - Mạng dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng + Mọi sản phẩm mang thương hiệu SNC Việt Nam đều phải được đáp ứng chỉ tiêu: "một cũng như một triệu". Mỗi loại sản phẩm đều có bảng thông số kỹ thuật các hướng dẫn và ứng dụng kèm theo để hướng dẫn khách hàng sử dụng dễ dàng nhất. Không những kiểm tra trong sản xuất từ khâu nguyên liệu đến khâu ra thành phẩm cuối cùng, ngoài ra Công ty cũng có các bộ phận chuyên trách chăm sóc khách hàng tư vấn các sản phẩm của Công ty: phòng kỹ thuật, phòng marketing, phòng kinh doanh. + Sản phẩm của Công ty sản xuất được giao tận nơi các cơ sở sản xuất của khách hàng. Các phiếu điều tra về tt, sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của Công ty được nhân viên phòng kinh doanh thường xuyên ghi nhận và báo cáo. Bất cứ một khiếu nại cho dù là nhỏ nhất từ phía khách hàng về dịch vụ bán hàng, chất lượng sản phẩm… đều được các cán bộ của Công ty cập nhật để giải quyết tức thì trong vòng 24 giờ. Nhãn hiệu sản phẩm: các sản phẩm được sử dụng nhãn hiệu đồng nhất "SNC" - nhãn hiệu đã được đăng ký bản quyền tại Cục sở hữu trí tuệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 57762 theo Quyết định số A 7188/QĐ - ĐK ngày 05/10/2004. Sự đồng nhất của các sản phẩm mang cùng một nhãn hiệu chính là sự hứa hẹn của Công ty đảm bảo cung cấp cho khách hàng một tập hợp nhất định những tính chất, lợi ích và dịch vụ. - Công ty có mạng lưới khách hàng truyền thống đầy tiềm năng: Nhờ có sản phẩm uytín về chất lượng, giá cả cạnh tranh, các chính sách chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, Công ty đã sản xuất liên tục, cung cấp sản phẩm sợi dây đồng tròn kỹ thuật điện và hạt nhựa PVC compoun đều đặn cho các doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện, cáp thông tin có tên tuổi như: 1. Công ty cơ điện Trần Phú Đ/c: Phố Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội 2. Công ty Elmaco Đ/c: 92 phố Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội 3. Công ty cổ phần xây lắp Công Vinh Đ/c: khu đô thị mới Định Công, Hà Nội 4. Công ty Ngọc Khánh (GOLDCUP) Đ/c: 37 phố Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội 5. Nhà máy vật liệu bưu điện trực thuộc Tỏng Công ty BCVT Việt Nam Đ/c: 49 Dốc Vân, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội 6. Công ty cáp VINADAESUNG: trực thuộc tổng Công ty BCVT Việt Nam Đ/c: 116 đường Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội 7. Công ty dây và cáp điện Tự Cường Đ/c: cụm công nghiệp số 1 - Xương Giang, Bắc Giang 8. Công ty LS VINA CABLE Đ/c: Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng 9. Công ty thiết bị thông tin COMTEC Đ/c: 193 Ngô Quyền, Cầu Đất, Hải Phòng 10. Công ty 32 - Tổng cục hậu cần Đ/c: 170 Quang Trung , Q. Vò Gấp, Tp. Hồ Chí Minh Từ khi đi vào hoạt động đến nay, với uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, lượng khách hàng hàng của Công ty ngày càng nhiều, tốc độ tăng trưởng doanh thu ngày càng cao. 3.8. Quản trị tài chính của Công ty - Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty (Bảng 1) Lợi nhuận sau thuế của Công ty đã tăng lên và tăng một cách nhanh chóng cụ thể năm 2004 là 272.997.931 đồng. Nhưng đến năm 2005 dã là 1.070.271.851 đồng, đã tăng lên so với năm 2004 là + 797.273.920 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 292%. - Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty + Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Đvt: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Tỷ trọng Năm 2005 Tỷ trọng Chênh lệch 2005/2004 % 1. Vốn lưu động 2. Vốn cố định 5.909.509.671 4.935.322.417 54,5 45,5 11.487.504.426 11.353.259.680 50,3 49,7 +5.577.994.755 +6.417.937.263 +94,4 +130,1 Tổng vốn 10.844.832.088 100,00 22.840.764.106 100,00 +11.994.932.018 +224,5 Ta có thể thấy rằng vốn kinh doanh của Công ty ở thời điểm cuối của năm 2005 so với cuối năm 2004 đã tăng lên (+11.994.932.018 đồng), ứng với tỷ lệ tăng là (+ 224,5%). Sự tăng này là do Công ty mở rộng và đầu tư thêm cho sản xuất lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của Công ty. + Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty Bảng 4: Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty Đvt: VNĐ Nội dung 31/12/2004 31/12/2005 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % A. Nợ phải trả 5.071.834.157 46,8 11.770.492.255 51,5 I. Nợ ngắn hạn 5.071.677.949 99,99 9.142.038.139 77,7 1. Vay ngắn hạn 850.000.000 - 2.490.000.000 27,2 2. Phải trả người bán 4.221.677.949 - 3.506.562.395 38,4 3. Người mua trả tiền trước - - 3.043.554.350 33,3 4. Phải trả công nhân viên - - 101.921.394 1,1 5. Phải trả khác - - - - II. Nợ dài hạn - - 2.628.454.116 22,3 III. Nợ khác 156.208 0,01 - - B. Vốn chủ sở hữu 5.772.997.931 53,2 11.070.271.851 48,5 +5.297.273.920 +91,8 I. Nguồn vốn quỹ 5.772.997.931 100 11.070.271.851 100 1. Nguồn vốn kinh doanh 5.500.000.000 95,3 10.000.000.000 90,3 2. Lợi nhuận chưa phân phối 272.997.931 4,7 1.070.271.851 9,7 II. Nguồn kinh phí quỹ khác - - - Tổng cộng 10.844.832.088 100,00 22.840.764.106 100,00 +11.995.932.018 +232,8 Qua bảng: Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty ta thấy Tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty đã tăng lên một cách nhanh chóng cụ thể năm 2004 là 10.844.832.088 đồng. Nhưng đến năm 2005 đã là 22.840.764.106 đồng, đã tăng lên là (+ 11.995.932.018 đồng) ứng với tỷ lệ này là do: Sự tăng này là do: + Nợ phải trả của Công ty đã tăng lên Cụ thể năm 2004 là 5.071.834.157 đồng. Nhưng đến năm 2005 đã là 11.770.492.255 đồng, đã tăng lên là (+ 6.698.658.098 đồng) ứng với tỷ lệ tăng là (+ 132%). + Vốn chủ sở hữu của Công ty cũng đã tăng lên Cụ thể năm 2004 là 5.772.997.931 đồng. Nhưng đến năm 2005 đã là 11.070.271.851 đồng, đã tăng lên (+ 5.297.273.920 đồng) ứng với tỷ lệ tăng là (+91,8%). - Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả thì sẽ tạo ra được sự gia tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu và ngược lại doanh nghiệp nào sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu quả thì nó sẽ đưa doanh nghiệp đó đến con đường phá sản. Để xem xét tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ta nghiên cứu bảng sau: Bảng 5: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị: VNĐ Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 1 2 3 4 5 6 7 8 Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân Lợi nhuận thuần (sau thuế) Doanh lợi doanh thu (4/1) Doanh lợi tổng vốn (4/2) Doanh lợi vón chủ sở hữu (4/3) Hệ số vòng quay tổng vốn (1/2) Đồng Đồng Đồng Đồng % % % vòng 46.917.368.700 10.844.832.088 5.772.997.931 272.997.931 0,58 2,52 4,73 4,33 84.098.321.302 22.840.764.106 11.070.271.851 1.070.271.851 1,27 4,68 9,67 3,68 +37.180.952.602 +11.994.932.018 +5.297.273.920 +797.273.920 +0,69 +2,16 +4,94 -0,65 Qua bảng 5 ta thấy + Hệ số vòng quay toàn bộ của Công ty năm 2004 là 3,68 vòng năm 2004 là 4,33 vòng, năm 2005 so với năm 2004 đã chuyển chậm hơn 0,65 vòng. + Doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2004 là 4,73% nhưng đến năm 2005 là 9,67% đã tăng lên so với năm 2004 là 4,94% điều này cho thấy khả năng sinh lời trên 1 đồng vốn đã tăng lên nhanh. + Doanh lợi tổng vốn của Công ty năm 2004 là 2,52%, nhưng đến năm 2005 là 4,68%, đã tăng lên là 2,16%. Điều này cho thấy mức sinh lời của 1 đồng vốn đã tăng lên. + Doanh lợi doanh thu của Công ty đã tăng lên. Cụ thể năm 2004 là 0,58% nhưng đến năm 2005 là 1,27%, đã tăng lên 0,69%. Điều này cho thấy biểu hiện tốt trong 1 đồng vốn doanh thu được tăng lên 0,0069 đồng lợi nhuận trước thuế. - Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty vốn cố định trong doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng. Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà cửa vật kiến trúc… để tiến hành sản xuất kinh doanh ta xem xét tình hình tài sản cố định của Công ty. Bảng 6: Tình hình trang bị TSCĐ Đơn vị tính: VNĐ Stt Nhóm tài sản cố định Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch I 1 II III IV V Tài sản cố định Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn Chi phí trả trước dài hạn 2.765.435.871 2.,765.435.871 3.000.000.000 (234.564.129) - 2.099.174.127 - 70.712.419 11.255.810.380 11.255.810.380 12.003.818.843 (748.008.463) - 24.287.539 - 73.161.761 Tổng cộng 4.935.322.417 11.353.259.680 Qua bảng ta thấy Nguyên giá TSCĐ năm 2004 là 3.000.000 đồng, nhưng đến năm 2005 là: 12.003.818.843 đồng. Đã tăng lên là (+9.003.818.843 đồng). Sự tăng này là do Công ty đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. +Tình hình sử dụng vốn cố định Bảng 7: Tình hình sử dụng vốn cố định Đvt: VNĐ Stt Nhóm tài sản cố định Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 1 2 3 4 5 6 7 Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Lợi nhuận thuần (sau thuế) Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/2) Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/3) Doanh lợi vốn cố định (4/2) (Hiệu quả) Đồng Đồng Đồng Đồng lần lần % 46.917.368.700 4.935.322.417 3.000.000.000 272.997.931 9,5 15,6 5,53 84.098.321.302 11.353.259.680 12.005.818.843 1.070.271.851 7,4 7 9,43 +37.180.952.602 +6.417.937.263 +9.003.818.843 +797.273.920 -2,1 -8,6 +3,9 Qua bảng trên ta thấy (bảng 7) + Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2005 so với năm 2004 đã giảm đi (-2,1 lần); (7,4 - 9,5 = - 2,1 lần) + Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2005 so với năm 2004 đã giảm đi (-8,6 lần); (7-15,6 = - 8,6 lần) + Doanh lợi vốn cố định năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là (9,43 - 5,53 = + 3,9%). Điều này cho thấy mức sinh lời của 1 đồng vốn cố định đã tăng lên là 0,039 đồng. - Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Bảng 8: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty Đơn vị: VNĐ Stt Nhóm tài sản cố định Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch I Tiền 1.267.455.521 2.746.072.142 +1.479.616.621 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - III Các khoản phải thu 2.329.770.647 2.825.620.868 +495.850.221 1 Phải thu của khách hàng 1.629.490.000 1.785.401.242 +155.911.242 2 Trả trước cho người bán 550.000.000 204.932.453 -345.067.547 3 Thuế GTGT được khấu trừ 150.280.647 835.287.173 +685.006.526 IV Hàng tồn kho 2.311.447.931 5.756.932.849 +3.445.484.918 V Tài sản lưu động khác 835.572 158.878.567 +158.042.995 Tổng cộng 5.909.509.671 11.487.504.426 +5.577.994.755 Qua tài liệu trong bảng 8 ta thấy Tổng vốn lưu động của Công ty tăng lên, năm sau tăng hơn năm trước cụ thể là năm 2004 là 5.909.509.671 đồng, năm 2005 là: 11.487.504.426 đồng, đã tăng lên là (+5.577.944.755 đồng). Có sự biến động như vậy đối với vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là do các nguyên nhân sau: + Lượng tiền mặt đã tăng lên hơn so với năm trước (1.267.455.521 - 2.746.072.142 = + 1.479.616.621 đồng) + Các khoản phải thu đã tăng lên (+ 495.850.221 đồng) + Hàng tồn kho đã tăng lên (+ 3.445.484.918 đồng) + Tài sản lưu động khác cũng đã tăng lên (+ 158.042.995 đồng) Sở dĩ có sự biến động tăng lên của vốn lưu động như vậy là do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh. Bảng 9: Tình hình sử dụng vốn lưu động Đơn vị: VNĐ Stt Nhóm tài sản cố định Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 1 Doanh thu thuần Đồng 46.917.368.700 84.098.321.302 +37.180.952.602 2 Doanh thu bán hàng trong kỳ Đồng 46.917.368.700 84.098.321.302 +37.180.952.602 3 Giá vốn hàng bán Đồng 45.872.152.400 81.728.150.000 +35.855.997.600 4 Lợi nhuận thuần (sau thuế) Đồng 272.997.931 1.070.271.851 +797.273.920 5 Tồn kho bình quân trong kỳ Đồng 2.311.447.931 5.756.932.849 +3.445.484.918 6 Tổng số ngày trong kỳ Ngày 365 365 - 7 Các khoản phải thu bình quân trong kỳ Đồng 2.329.770.647 2.825.620.868 +495.850.221 8 Tài sản lưu động bình quân trong kỳ Đồng 5.909.509.671 11.487,504.426 +5.577.994.755 9 Vòng quay dự trữ, tồn kho (3/5) Lần 19,84 14,19 -5,65 10 Kỳ thu tiền bình quân (6/11) Ngày 18,12 12,26 -5,86 11 Vòng quay khoản phải thu trong kỳ (2/7) Vòng 20,14 29,76 +9,62 12 Vòng quay TSCD (hiệu suất sử dụng TSCĐ) (1/8) Lần 7,94 7,32 -0,62 13 Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ (4/8) Lần 0,046 0,093 +0,047 14 Mức đảm nhiệm TSLĐ (8/1) % 12,59 13,66 +1,07 15 Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động (6/12) Ngày 46 50 +4 Qua bảng 9 ta thấy: + Vòng quay hàng dự trữ, tồn kho năm 2005 so với năm 2004 đã giảm (14.19 - 19,84 = 5,65 lần). Điều này rất tốt vì đã giảm được vốn ứ đọng, chi phí lưu kho. + Kỳ thu tiền bình quân năm 2005 so với năm 2004 đã giảm (12,56-18,12= 5,86 ngày). Điều này rất tốt vì đã giảm bớt được số ngày đi thu. + Vòng quay khoản phải thu trong kỳ năm 2005 so với năm 2004 đã tăng lên (29,76 - 20,14 = +9,62 vòng). Điều này rất tốt vì công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả. + Vòng quay TSLĐ năm 2005 so với năm 2004 đã giảm (7,32-7,94=-0,62 lần). Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản lưu động đã giảm đi 0,62 đơn vị doanh thu thuần. Công ty nên xem xét lại để hiệu suất sử dụng TSLĐ hiệu quả hơn tăng thêm doanh thu thuần. + Hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2005 so với năm 2004 đã tăng lên (0,093 - 0,046 = +0,047 lần). Điều này thể hiện khả năng sinh lợi của 1 đồng vốn lưu động trong kỳ đem lại 0,047 đồng lợi nhuận sau thuế. + Mức đảm nhiệm TSLĐ năm 2005 đã tăng hơn so với năm 2004 (13,66 - 12,59 = +1,07%). Điều này cho thấy để đạt được 1 đồng doanh thu doanh nghiệp phải sử dụng 1,07% TSLĐ. Sự tăng lên này là không tốt bởi vậy công ty nên xem xét lại. 3.9. Công tác kế toán và hiệu quả - Kế toán tài chính: Để phù hợp với tính chất quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán gồm: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp và 6 nhân viên kế toán. Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán phân xưởng Đồng Kế toán thanh toán công nợ Kế toán vật tư sản phẩm, lương BHXH Thủ quỹ Kế toán Phân xưởng Nhựa Kế toán phân xưởng Cơ điện + Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung, có nhiệm vụ giám sát mọi số liệu trên sổ kế toán, đôn đốc các bộ phận kế toán và giúp việc cho giám đốc tài chính. + Kế toán tổng hợp (Phó phòng kế toán): giúp việc cho trưởng phòng và tổng hợp làm số liệu kế toán báo cáo tổng hợp. + Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi hạch toán toàn bộ công nợ hàng hoá sản phẩm, trực tiếp mở sổ chi tiết cho từng khách hàng. Đối chiếu công nợ với khách hàng và đôn đốc toàn bộ công nợ. + Kế toán vật tư sản phẩm, tiền lương, BHXH: Theo dõi vật tư và sản phẩm xuất nhập kho, tính lương và BHXH cho cán bọ công nhân viên. + Kế toán phân xưởng Đồng: Theo dõi vật tư, sản phẩm xuất nhập ở phân xưởng. + Kế toán phân xưởng Nhựa: Theo dõi vật tư, sản phẩm xuất nhập ở phân xưởng. + Kế toán phân xưởng Cơ điện: Theo dõi vật tư, sản phẩm xuất nhập ở phân xưởng. + Thủ quỹ: Quản lý tiền xuất, nhập và theo dõi các khoản tiền gửi, vay… - Hình thức sổ kế toán của Công ty: Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Sơ đồ 4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ của Công ty Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái tổng hợp Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi định kỳ 4. Nhận xét 4.1. Các thành tựu Những kết quả đã đạt được của Công ty ở trên trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp cho công ty tự khẳng định được mình trong sự tồn tại và phát triển trên thương trường và sự hội nhập nền kinh tế quốc tế. Sự tăng trưởng nhanh của doanh thu và lợi nhuận giúp cho công ty có thêm nguồn lực để bảo đảm nâng cao đời sống cho CBCNV, làm tốt lợi ích xã hội và mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. 4.2. Các hạn chế Để làm tốt công tác sử dụng TSLĐ tốt hơn nữa và có hiệu quả hơn nữa Công ty cần làm tốt mức đảm nhiệm TSLđ. 5. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới - Công ty xác định và phấn đấu đến năm 2015 sẽ trở thành 1 trong 10 nhà cung ứng nguyên liệu dây đồng và hạt nhựa hàng đầu khu vực Đông Nam Á. - Với các sản phẩm uy tín về chất lượng - có hàm lượng chất xám cao, có tính cạnh tranh tốt trong nền kinh tế hội nhập, với dịch vụ hoàn hảo… trong thời lượng khoảng 5 năm tới, thương hiệu SNC VIETNAM sẽ trở thành một trong các thương hiệu mạnh tại Việt Nam. Điều đó cũng là quyết tâm, là sứ mệnh của Công ty, về "Lợi nhuận kiếm được có tính bền vững, giáo dục, duy trì môi trường làm việc lành mạnh, sáng tạo, năng động được xây dựng trên niềm tin, sự trung thực và lòng nhiệt huyết để phục vụ khách hàng tốt nhất" cũng chính là cái đích của Công ty cổ phần SNC Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBao cao CDe Bui Dinh Cu Cty SNC.docx
Tài liệu liên quan