Quá trình hoạt động tại Công ty Sơn KOVA

LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong xã hội đã có sự chuyển biến đáp ứng yêu cầu của sự phát triển nay. Xây dựng là ngành góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước, được thể hiện rõ qua những công trình, cơ sở hạ tầng cho xã hội là bộ mặt của đất nước. ngoài ra nó là nền tảng cho các ngành sản xuất vật chất cũng như phi vật chất phù hợp với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta hiện nay. Các công trình xây dựng không thể hoàn hảo nếu thiếu công đoạn sơn vì vậy sản xuất sơn phù hợp với từng công trình và mục đích sử dụng là hết sức cấp thiết, ngoài tính năng bảo vệ bề mặt của công trình nó còn tính năng thẩm mỹ đòi hỏi ngành sản xuất sơn thực sự phải có sự đáp ứng kịp thời và hiệu quả.xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, công ty trách nhiệm hữu hạn KOVA ra đời . Đối với nước ta, khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều cùng với môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp là tác nhân chính gây xâm thực, phá huỷ các công trình xây dựng. Cùng với nhu cầu về chất lượng ngày càng cao của các công trình xây dựng, sơn trang trí và chống thấm cho các công trình trở thành một đòi hỏi khách quan và yêu cầu bức thiết. Mong muốn tìm hiểu về lịch sử, phương thức sản xuất, sản phẩm, thị trường được sự chấp nhận của Tổng Giám đốc Công ty Sơn KOVA em đã có cơ hội thực tập tại Công ty. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU . 1 Chương 1- GIỚI THIỆU CHUNG VẾ CÔNG TY TNHH SƠN KOVA . .2 1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp 2 1.2 Quá trình thành lập và phát triển của công ty . .2 1.2.1 Giai đoạn trước khi thành lập . 2 1.2.2 Thành lập Công ty . 2. 1.2.3 Giai đoạn sau ngày thành lập đến nay 3 1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp . .3 1.3.1. Nguyên vật liệu 3 1.3.2.Công nghệ, cơ sỏ vật chất và trang thiết bị 4 1.3.3. Lao động và điều kiện lao động 6 1.3.4. Sản phẩm Sơn KOVA . 7 1.3.5. Thị trường và khác hàng . . 8 1.3.6. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 12 1.3.7. Định hướng phát triển 13 Chương 2- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .15 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 15 2.1.1. Các chỉ tiêu .15 2.1.2. Thành tích đặt được 18 2.2. Những thuân lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .19 2.2.1. Về thuận lợi .19 2.2.2. Những khó khăn .20 2.3. Một số hoạt động của Doanh nghiệp 21 2.3.1. Công tác xã hội 21 2.3.2.Về môi trường .21 Chương 3- MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP .22 3.1. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp .22 3.1.1. Nhà máy cầu Diễn và xưởng sản xuất Hà Tây 22 3.1.2. Phòng kỹ thuật màu 22 3.1.3. Phân xưởng cơ điện .23 3.1.4. Phân xưởng bao bì .24 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp .24 3.2.1.Tổng Giám đốc Công ty 25 3.2.2. Phòng Tổng hợp . 25 3.2.3. Phòng tài vụ kế toán . . . .25 3.2.4. Trung tâm ứng dụng 25 3.2.5. Cửa hàng trực thuộc . . .26 3.2.6. Phòng tổ chức cán bộ . . 26 3.2.7. Phòng Dự án . .26 3.2.8. Phòng kinh doanh . .27 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.PTS Nguyễn Đình Phan (1999), Kinh tế và Quản lý công nghiệp 2.PGS.TS. Lê Văn Tâm (2000), Quản trị chiến lược, 2000 3.Công ty Sơn KOVA (2005), Báo cáo giới thiệu về hoạt động của Công ty (2000 - 2005). 4.Sơn và chống thấm (2005) 5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2005) 6. Quy định về quyền hạn về quản lý chất lượng của các vị trí chức danh công ty. Sổ tay chất lượng của Công ty Sơn KOVA

doc36 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hoạt động tại Công ty Sơn KOVA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự chuyển biến đáp ứng yêu cầu của sự phát triển nay. Xây dựng là ngành góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước, được thể hiện rõ qua những công trình, cơ sở hạ tầng cho xã hội là bộ mặt của đất nước. ngoài ra nó là nền tảng cho các ngành sản xuất vật chất cũng như phi vật chất phù hợp với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta hiện nay. Các công trình xây dựng không thể hoàn hảo nếu thiếu công đoạn sơn vì vậy sản xuất sơn phù hợp với từng công trình và mục đích sử dụng là hết sức cấp thiết, ngoài tính năng bảo vệ bề mặt của công trình nó còn tính năng thẩm mỹ đòi hỏi ngành sản xuất sơn thực sự phải có sự đáp ứng kịp thời và hiệu quả.xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, công ty trách nhiệm hữu hạn KOVA ra đời . Đối với nước ta, khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều cùng với môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp là tác nhân chính gây xâm thực, phá huỷ các công trình xây dựng. Cùng với nhu cầu về chất lượng ngày càng cao của các công trình xây dựng, sơn trang trí và chống thấm cho các công trình trở thành một đòi hỏi khách quan và yêu cầu bức thiết. Mong muốn tìm hiểu về lịch sử, phương thức sản xuất, sản phẩm, thị trường…được sự chấp nhận của Tổng Giám đốc Công ty Sơn KOVA em đã có cơ hội thực tập tại Công ty. Chương 1- GIỚI THIỆU CHUNG VẾ CÔNG TY TNHH SƠN KOVA 1.1 Thông tin chung về Công ty Sơn KOVA Tên Công ty : Công ty TNHH Sơn KOVA Tên tiếng Anh : KOVA PAIN CO.,LTD Ngày thành lập : 25/02/1998 Quyết định thành lập số : 3410GP/TLDN Giấy phép kinh doanh số : 042441 Mã số thuế : 0100779573-1 Địa chỉ giao dịch hiện nay : Lô 32, khu liên cơ Mỹ Đình- Từ Liêm- Hà nội Điện thoại : (04)7647750/7648039 Fax: (04)7648035 Website : kovapaint.com E-mail : kova-hn@fpt.vn Tài khoản ngân hàng : NNo&PT Nông Thôn Chủ tịch Công ty : PGS.TS Nguyễn Thị Hoè Tổng Giám đốc : KS. Ngô Sỹ Quang Vốn điều lệ : 1500 000 Triệu đồng 1.2 Quá trình thành lập và phát triển của công ty Sơn KOVA 1.2.1 Giai đoạn trước khi thành lập Sau khi nghiên cứu thành công đề tài sơn chống thấm, PGS.TS Nguyễn Thị Hoè ( chủ nhiệm đề tài ) tiếp tục suy nghĩ trăn trở: làm thế nào để đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống, góp phần phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sồng cho người lao động. 1.2.2 Giai đoạn thành lập Công ty Sơn KOVA Từ những động lực trên, ngày 25 tháng 02 năm 1998 Bà Nguyễn Thị Hoè cùng ông Ngô Sỹ Quang xin phép và được thành phố Hà Nội cho thành lập Công ty lấy tên là Công ty TNHH Sơn KOVA do Bà Nguyễn Thị Hoè làm Chủ tịch Hội đồng quản trị , Ông Ngô sỹ Quang làm Giám Đốc. Khi mới thành lập, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, vốn hoạt động và tài sản cố định chỉ có 1.5 tỷ đồng; văn phòng làm việc có 02 văn phòng , mặt bàng sản xuất phải đi thuê cơ quan ban; máy móc thiết bị hầu như mua lại của các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu ...rồi tu sửa cải tiến , cán bộ công nhân viên chức chỉ có 20 người. 1.2.3 Giai đoạn sau ngày thành lập đến nay (Năm 2007) Cho đến nay, sau 09 năm hoạt động Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc: Công ty và hệ thống Đại lý trong cả nước đã tạo việc làm cho gần 1000 lao động, trong đó riêng ở Công ty Sơn KOVA thành phố Hồ Chí Minh là 300 người . Tại khu vực phía Bắc và miền Trung: Công ty Sơn KOVA Hà Nội đã có trụ sở khang trang tại lô 32, khu liên cơ Mỹ Đình- Từ Liêm, 02 nhà máy quy mô, hiện đại tại Từ Liêm và Hà Đông và 05 văn phòng đại diện tại các tỉnh: Hải phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng. Tại khu vực phía Nam: Công ty Sơn KOVA thành phố Hồ Chí Minh có nhà máy hiện đại tại khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Công ty đã thành lập 01 Công ty thành viên tại Campuchia có văn phòng đại diện tại Lào và Singapore. 1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Sơn KOVA 1.3.1. Nguyên vật liệu Đặc điểm nổi bật của nguyên liệu tại Công ty Sơn KOVA là nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất hầu hết là nhập khẩu từ nước ngoài các nguyên liệu này được nhập khẩu lưu kho và đưa vào sản xuất mà không qua giai đoạn chế biến nào khác Trong nhiều năm qua, Công ty luôn tìm cách để tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để chủ động về nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, điều kiện cung ứng nguyên liệu trong nước có hạn công ty cũng chỉ chủ động mua trong nước được một phần, còn lại phải nhập khẩu từ bên ngoài từ các như Mỹ, Úc, Đức,Indonexia, Philippines..,. Theo thống kê lượng nguyên liệu nhập ngoài cho sản xuất khoảng 70% (bao gồm cả nguyên liệu bên đối tác giao cho Công ty gia công) mà phần lớn là các liệu nguyên chính yếu, có chất lượng cao trong nước không có khả năng sản xuất. Các loại nguyên liệu sản xuất Sơn nhựa tổng hợp các loại, Titan Dioxide, các phụ gia ( Chất khử bọt, chống mốc), chất tạo màng, chất độn, có yêu cấu về mặt kỹ thuật cao như: Acrylic sản xuất Sơn phù hợp khí hậu vùng biển, miền núi, đống và các nơi ẩm ướt, Latex Acrylonitrile biến tính bằng Epoxy, Epoxy biến tính của Alkylsiloxane chống va đập chịu va đập, Epoxy biến tính Urethan và dẫn xuất Silicon- 298 chịu mưa nắng, mài mòn, giao thông, Polyurrthane Acrylonitrile bién tính Alkoxysilosan và Tanmol, Petrol, H2SO4, Axit Axeit, Ancohol, Xylen, NH4OH, Polymer Acrylic Styren,Alkoxysiloxan… các phụ gia. 1.3.2.Công nghệ, cơ sỏ vật chất và trang thiết bị. Công ty Sơn KOVA có 03 Công ty thành viên : Công ty Sơn KOVA Hà Nội, Công ty Sơn KOVA TPHCM, Công ty Sơn giao thông KOVA. Các Công ty này được trang bị thiết bị đầy đủ và tương đối hiện đại Về nhà máy tại Hà Nội có 02 Nhà máy tại cầu Diễn và Hà Tây, tại TPHCM có 02 Nhà máy tại Củ Chi, ở Campuchia 01 Nhà máy. Dây chuyền sản xuất của Công ty Sơn khá tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có ngành sản xuất Sơn tiên tiến. Mỗi Nhà máy gồm : - Máy sản xuất sơn ( 01 dây chuyền của Singapore, 01 dây chuyền của Trung Quốc, 01 dây chuyền của Việt Nam), - Máy sản xuất Matít, máy sản xuất Sơn đặc biệt, - Máy pha màu của Mỹ, Anh, máy lắc màu của Anh, -Thiết bị thí nghiệm của Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc. Sản phẩm Sơn được sản xuất trên dây chuyền sản xuất bán tự động. Sản phẩm Sơn và chống thấm KOVA được sản xuất trên dây chuyền công nghệ do Trung Tâm Nghiên Cứu Hoá Màu và Vật Liệu Màu Cao Cấp Của Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM do PGS.TS Nguyễn Thị Hoè, người được giải thưởng Kovalevskaia làm Giám Đốc và chủ trì Chương trình Hợp tác Khoa học Kỹ thuật Việt-Mỹ với một trong những công ty sơn hàng đầu của Mỹ - Công ty sơn SMILAND, California, USA, đã nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm trang trí và chống thấm chất lượng cao, phù hợp với khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt của Việt Nam đã được kiểm nghiệm và được đánh giá có chất lượng cao tại Trung tâm Kiểm Nghiệm Sanfrancisco, USA, Trung Tâm Nhiệt Đới Hoá Singapore, TRung tâm Kỹ thuật I và III Tổng cục Đo lường Chất lượng (Việt Nam). Chính thức có mặt trên thị trường xây dựng Việt Nam từ năm 1993. Có thể thấy rằng Công nghệ sản xuất tại Công ty Sơn KOVA chủ yếu là nhập từ bên ngoài, các sản phẩm tại Công ty đã được kiểm tra với hệ thống bảo đãm chất lượng Quy trình đề xuất và ghi nhận sáng kiến nhằm tạo quá trình quản lý có hệ thống và phát huy tính sáng tạo của mọi thành viên trong ty, động viên mọi cá nhân tập thể đóng góp và sự phát triển của Công ty . Sơ đồ 1.1: Phát hiện đề xuất và ghi nhận các sáng kiến cải tiến Cá nhân, bộ phận phát triển nêu vấn đề Cần thiết nhưng cá nhân, bộ phận không đánh giá được Bộ phận có khả năng tự giải quyết, lập phương án thực hiện theo dỏi đánh giá Chuyển QMR (BP đánh giá) xem xét Tổng GĐ xem xét cho ý kiến, xem xét mức khen thưởng sau khi đạt hiệu quả Không thích hợp không giải thích được Tự xem xét Đề xuất phương án thực hiện ”Nguồn:Sổ tay chất lượng của Công ty Sơn KOVA 2006” Công ty luôn chú trọng việc cải tiến công nghệ, phát huy mọi sáng kiến của cán bộ công nhân viên đây là nội lực của Công ty ngày càng tăng cường. Các sáng kiến có gía trị sẽ được xem xét và nghiên cứu ứng dụng đây là chính sách khuyến khích sự sáng tạo trong quản lý và sản xuất làm lợi cho Công ty và phù hợp với môi trường thực tế tại đơn vị. 1.3.3. Lao động và điều kiện lao động Nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp là yếu tố con người hay là toàn bộ nhân sự các doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác tuyển dụng lao động trở thành một chiến lược then chốt đối với mỗi tổ chức . Vấn đề bố trí một cán bộ đúng vị trí, có năng lực phù hợp. Việc tuyển chọn được một người lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề, trung thành với doanh nghiệp, có thể nói luôn được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đồng thời các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ công nhân viên. Việc hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động không chỉ mang ý nghĩa lựa chọn người mới, phù hợp với yêu cầu trước mắt mà quan trọng nó còn mang tính định hướng, phát triển cho người lao động làm việc tại Công ty Sơn KOVA Những con người làm việc tại Công ty Sơn KOVA có mặt từ ngày thành lập có tinh thần làm việc cao, hy sinh cho cho sự phát triển của Công ty, cơ cấu của bộ máy tại Công ty được tinh giảm để tăng năng suất lao động.Công ty luôn tạo điều kiện cho người lao động có môi trường làm việc hiệu quả Lao động tại Hà Nội Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của Công ty Sơn KOVA tại Hà Nội Đơn vị: Người Đại học Cao đẳng Trung cấp CN kỹ thuật LĐ phổ thông số lượng tỷ trọng (%) số lượng tỷ trọng (%) số lượng tỷ trọng (%) số lượng tỷ trọng (%) số lượng tỷ trọng (%) 3 1,94 49 32,61 22 14,19 72 46,45 6 5,81 ” Nguồn: Phòng Tổ chức của Công ty năm 2006” Công ty sơn KOVA Hà Nội có 155 người,trong đó trên đại học : 03 người, Đại học chiếm 1,94%, Cao đẳng: 49 người chiếm 31,61% ; Trung cấp: 22 người chiếm 14,19%; Công nhân kỹ thuật: 72 người chiếm 46,45%; Lao động phổ thông: 9 người chiếm 5,81%. Thu nhập bình quân của người lao động: Hơn 1 triệu đồng/người /tháng. Ngoài ra còn có ăn trưa 5000đ/ngày, Tiền thưởng cho những ngày Lễ, Tết và đóng BHXH, BHYT cho những người đã ký Hợp Đồng lao động. Người lao động trong Công ty được khám sức khỏe định kỳ, người tham gia lao động sản xuất trực tiếp được hưởng chế độ phụ cấp độc hại bằng hiện vật trị giá 120.000đ/ tháng. Năm 2005,Công ty đã đài thọ cho hơn 100 cán bộ, nhân viên có thành tích công tác tốt được đi tham quan, nghỉ mát. Công tác An toàn Vệ sinh lao động được Công ty chú trọng quan tâm. Mạng lưới An toàn Vệ sinh viên Hoạt động khá hiệu quả, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong sản xuất. 1.3.4. Sản phẩm Sơn KOVA Sản phẩm Sơn KOVA có đủ chủng loại để áp dụng sơn trang trí, chống gỉ và chống thấm cho các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, cầu đường, tàu biển...,và có thể áp dụng cho tất cả các kiến trúc, kết cấu xây dựng như sàn, mái tường, nhà vệ sinh, cửa hoa kim loại, cổng, sân thể thao bồn chứa nước, các công tinh ngầm, đường giao thông ...,với phương pháp thi công thận tiện, đơn giản. Các sản phẩm Sơn bền lâu dài, không độc hại, không chứa chì, thuỷ ngân và các chất độc hại khác. Tuyệt đại đa số các sản phẩm KOVA sử dụng dung môi là nước, nên không gây cháy nổ, dễ thi công và vệ sinh dung cụ. Đặc biệt sản phẩm Sơn KOVA có hệ thống 1010 mẩu màu tiêu chuẩn được kiểm tra chất lượng, pha mầu tự động trên hệ thống máy tính, thỏa mãn mọi cầu về chất lượng và thẩm mỹ cho công trình. Danh mục chủng loại Sơn KOVA Hệ thống Sơn phủ tường, sàn, kim loại, gổ và các bề mặt khác Hệ thống Sơn phân tán trong nước, chống thấm, chịu mài mòn, va đập dùng để phủ sàn và tường Hệ Sơn bóng phủ gổ và tường, phân tán trong nước, độ cứng cao, chống thấm, chịu hoá chất Hệ Sơn chống gỉ và bảo vệ kim loại Hệ Sơn trang trí và bảo vệ kim loại Sơn chịu nhiệt cao cấp Sơn nhũ Hệ Sơn phát quang Hệ sơn chống nóng Hệ Sơn phủ sân thể thao sân tennnis Hệ Sơn nghệ thuật Hệ matit KOVA nhiệt đới hoá Matit KOVA trong nhà và ngoài trời dạng nhão Matit KOVA trong nhà và ngoài trời dạng bột Matit chịu áp lực ngược Matit chịu mài mòn, va đập, chống thấm Matit chống thấm Hệ các chất chống thấm KOVA Chất chống thấm chịu mài mòn, hoá chất Chất chống thấm, chống rêu mốc cho sơn nước, mái ngói, tường đứng. Sơn trang trí chống thấm cao cấp cho tường đứng ngoài trời Chống thấm sàn mái, chống gỉ và bảo vệ kim loại Xi măng đông kết nhanh trong nước, bịt tức thời dòng chảy. Chất chống thấm xi măng. Phụ gia trộn vữa xi măng. Chống thấm co giãn, chống áp lực ngược hệ mới. Chất chống thấm, chống áp lực ngược hệ mới. 1.3.5. Thị trường, khách hàng Công ty Sơn KOVA luôn chú trọng việc phát triển thị trường từ khi chưa thành lập, Công ty nhập thức được tầm quan trọng của thị trường, mặc dù thành lập trong 10 năm nhưng hệ thống phân phối của Công ty là rộng lớn và càng mở rộng trong cả nước, và một số nước trên thế giới . Với từng thị trường do điều kiện về khí hậu và tập quán tiêu dùng các sản phẩm sơn là khác nhau vì vậy để đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng, nhiều sản phẩm của Công ty đã được nghiên cứu và sản xuất thành công được khác hàng đón nhận. Tại khu vực phía Bắc và miền Trung: Công ty Sơn KOVA Hà Nội đã có hệ thống văn phòng đại diện giới thiệu sản phẩm hầu hết ở các tỉnh phía Bắc, ở miền trung có văn phòng đại diện tại các tỉnh: Hải phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Trị. Tại khu vực phía Nam: Công ty Sơn KOVA thành phố Hồ Chí Minh có nhà máy hiện đại tại khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Công ty đã thành lập 01 Công ty thành viên tại Campuchia có văn phòng Đại diện tại Lào chủ yếu là sản phẩm Matít ,thị trường Trung Quốc sản phẩm được phân phối theo con đường tiểu ngạch và Singapore. Đối với thị trường tiềm năng như Pháp, Cuba…,công ty có kế hoạch nghiên cứu, khảo sát thị trường tiến tới xuất khẩu trong tương lai gần. phù hợp, đủ sức cạnh Sơ đồ 1.2: Hệ thống phân phối sản phẩm Sơn KOVA Nhà máy Sơn KOVA Đại lý cấp I Đại lý cấp I Đại lý cấp II Các cửa hàng Khách hàng ”Nguồn: Công ty Sơn KOVA 2005” + Điều kiện là Đại lý ( 2 điều kiện) Mọi cá nhân, tổ chức, pháp nhân đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau thì được coi là Đại lý tiêu thụ sản phẩm sơn, mattit, vật liệu chống thấm mang nhãn hiệu KOVA. Về thủ tục hành chính - Có giấy phép kinh doanh đúng ngành hàng. - Ký hợp đồng Đại lý với Công ty theo mẫu quy định. - Có địa điểm kinh doanh ổn định. - Tuân thủ mọi qui định của Công ty. Về tiền vốn thế chấp Mọi cá nhân, tổ chức, pháp nhân sau khi đáp ứng đủ những điều kiện về thủ tục hành chính đã nêu ở điểm 1 phải làm thủ tục và nộp thế chấp với Công ty tối thiểu là 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) đối đại lý câp I, cấpII là 50.000.000 (Năm mươi triệu đồng). Kiểm soát quá trình phân phối bán hàng đại lý +Phân vùng thị trường, phân tuyến trong vùng +Xây dựng các quy định về đại lý cấp I, cấp II, đại lý không ký quỹ +Xây dựng hệ thống đại lý Đánh giá vùng thị trường mở đại lý Xem xét khả năng kinh doanh, năng lực tài chính của người nhận làm đại lý. Đàm phán, ký kết hợp đồng đại lý, biên bản ký quỹ Hỗ trợ đào tạo chuyên môn, hỗ trợ lương cho Marketing đại lý trong thời gian mới mở. Cung cấp biển quảng cáo, tài liệu, tư vấn cách trình bày cửa hàng +Tiếp nhận yêu cầu và cung câp hàng hoá Phòng trực báo hàng là bộ phận tiếp nhận yêu cầu của đại lý (qua điện thoại, fax về đặt hàng hoặc các yêu cầu khác. Phương thức giao hàng: +/ Đại lý nội thành: -Xe công ty vận chuyển đến đại lý -Đại lý trực tiếp đến công ty lấy hàng và công ty thanh toán tiền vận chuyển. +/ Đại lý ngoại tỉnh: -Gửi hàng theo tuyến -Xe công ty vận chuyển đến đại lý (nhân viên quản lý vùng thị trường đó đi cùng) -Thuê xe ngoài +Quản lý công nợ Khoảng 05 ngày, phòng kế toán đưa bảng công nợ tạm tính cho phòng kinh doanh để biết số hàng lấy và số tiền trả về của từng đại lý. Nhân viên phụ trách trực tiếp đại lý nào có trách nhiệm thúc nợ và thu tiền của đại lý đó. Cuối tháng, nhân viên kế toán và nhân viên kinh doanh đến chốt nợ từng đại lý số tiền đã phát sinh trong tháng để tính thưởng doanh số tháng. +Viết báo cáo Quý: đánh giá sản lượng tiêu thụ, sự phát triển của thị trường, vấn đề công nợ... Kiểm soát quá trình phân phối bán hàng trực tiếp Tổ chiến lược thị trường trực thuộc phòng kinh doanh trực tiếp bán hàng cho các công trình trọng điểm. +Quy trình bán hàng tuân theo trật tự sau: -Kiểm tra tính pháp lý, khả năng tài chính của đơn vị khách hàng -Xem xét yêu cầu khách hàng để thông tin đến các phòng bán có liên quan: phòng kỹ thuật màu, nhà máy sản xuất... đáp ứng yêu cầu. -Soạn thảo, ký kết hợp đồng kinh tế (lập sổ theo dõi hợp đồng theo mẫu KH / BM13) -Nhân viên tổ chiến lược phụ trách công trình giao hàng tại công trình, khách hàng ký phiếu giao nhận hàng -Cuối tháng phòng kế toán tổng hợp công nợ, lên bảng kê chi tiết hàng phát sinh trong tháng và ký chốt với khách hàng. -Khách hàng thanh toán theo hợp đồng đã ký, hoá đơn giao nhận hàng và bảng kê chi tiết đã ký chốt. -Kết thúc công trình, phòng kế toán làm bảng kê tổng hợp, viết hoá đơn đỏ và đề nghị thanh toán nốt số nợ. -Nhân viên kinh doanh làm thanh lý hợp đồng kho việc mua bán đã hoàn tất. Có thể thấy Công ty Sơn KOVA có hệ thống thị trường khắp cả nước và nước bạn, đây là hệ thống được xây dựng trên cơ sở nhu cầu của thị trường. nhà máy của Công ty được bố trí ở Hà Nội và TP HCM nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng mà khách hàng đòi hỏi. Khách hàng của Công ty Sơn KOVA đa dạng và các sản phẩm Sơn này thường sử dụng nhằm mục đích khác nhau và trong môi trường khác nhau sơn trang trí, chống gỉ và chống thấm cho các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, cầu đường, tàu biển...,và có thể áp dụng cho tất cả các kiến trúc, kết cấu xây dựng như sàn, mái tường, nhà vệ sinh, cửa hoa kim loại, cổng, sân thể thao bồn chứa nước, các công trình ngầm, đường giao thông ... Tuy nhiên trong hoạt động xuất khẩu do hạn chế về kinh phí và đội ngũ nghiên cứu thị trường (về cả chất và lượng) nên hoạt động nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả, Công ty chưa nắm được các nguồn thông tin về thị trường, các biến động rất phức tạp của tình hình thị trường thế giới, cũng chưa thực hiện được việc phân tích, đánh giá tiềm năng và những cơ hội hoặc những hạn chế của thị trường một cách đầy đủ dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh tốt. 1.3.6. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế và đang tham gia tích cực vào nền kinh tế thế giới. Chất lượng và quản lý chất lượng là yếu tố quyết định sự thành công trong cạnh tranh đã được sự quan tâm của cả quốc gia và các doanh nghiệp nhất là sau khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm 1995 và của APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương) năm 1998 và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đối với , việc đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ đang trở thành phương thức tất yếu và biện pháp có hiệu lực để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của xã hội đồng thời thúc đẩy quá trình hoà nhập của Việt Nam về kinh tế và thương mại với các nước ASEAN, cộng đồng châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, để đạt được chất lượng sản phẩm và dịch vụ bền vững thì việc thay đổi cách thức quản lý hay cải tiến, nâng cao trình độ của hệ thống hiện có để tạo ra nó là một việc làm thiết thực và phải được đảm bảo một mô hình quản lý nhất định. Do đó, hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO-9001 là một mô hình quản lý hiện đại mà các Công ty Sơn KOVA đã và đang áp dụng trong những năm qua. Công ty hình thành và phát triển với những thành công như ngày nay là kết quả không ngừng mệt mỏi của cán bộ công nhân viên trong suốt 10 năm. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của các hãng Sơn có bề dày về lịch sử, cùng hệ thống nguyên vật liệu nhập khẩu đã gây cho Công ty không ít khó khăn, đối thủ cạnh tranh với trang thiết bị hiện là mối đe dọa lớn đối với Công ty. Trên thị hiên nay có nhiều đối thủ có thể kể đến như: NIPPON, ALAPHAN… thêm vào đó là trong bối cảnh hội nhập kinh tế nước ta chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới ( WTO) trong thời gian ngắn sẻ có nhiều hãng Sơn nước ngoài vào gia nhập thị trường, đây cũng là cơ hội để Công ty Sơn KOVA phát triển thương hiệu của mình trên thế giới nhưng củng không ít thách thức đang chờ đợi. 1.3.7. Định hướng phát triển doanh nghiệp trong những năm tới + Định hướng phát triển chung Công ty Công ty luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, luôn bảo đảm mọi sản phẩm Sơn và chống thấm có tính năng kỹ thuật ổn định, bền vững theo thời gian. Bộ phận cung ứng luôn giao hàng cho Đại lý đúng thời hạn, chủng loại hàng hoá Bộ phận kinh doanh có chiến lược đúng hạn, linh hoạt để thị trường ổn định và phát triển và có chế độ hậu mãi chu đáo cho khách hàng. Bộ phận nghiên cứu luôn tạo ra những sản phảm mới đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Trang bị mới dây chuyền sản xuất và các thiết bị máy móc để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Hoàn thiện quy trình sản xuất, thi công ở các đơn vị để năng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng thật tốt yêu cầu của khác hàng. + Trong năm 2007 Công ty Sơn KOVA quyết tâm thực hiện mục tiêu sau - Áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001- 2000 - Sản xuất tốt các mẽ Sơn trắng giảm tỷ lệ Sơn trắng phải xử lý từ 2% xuống 1.5%. - Sản xuất, dịch vụ, bảo hành, thi công hạn chế Sơn thu hồi từ 1% xuống 0.5%. - Không sai sót kỹ thuật do nguyên nhân chủ quan trên 0.2% giá trị công trình. - Xây dựng quy chế khai thác hiệu quả nhà kho mới (3000m2). Để đạt mục đích chất lượng do Tổng giám đốc đề ra, cần: - Cán bộ nhân viên nắm chắc quy định về quản lý hồ sơ, quy trình, để cùng tác nghiệp xây dựng các quy định, hệ thống văn bản, quản lý các tài liệu, chứng từ. - Cung cấp tài liệu về ISO và các mục tiêu chất lượng cho tất cả cán bộ nhân viên trong phòng. - Tạo các buổi nói chuyện về mục tiêu chất lượng, tạo điều kiện hiểu biết và giải đáp các thắc mắc cho cán bộ nhân viên trong phòng. - Khi đã xây dựng và hiểu được tính chất quan trọng trong việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, cán bộ nhân viên phòng Kinh doanh sẽ thực hiện một cách nghiêm túc về các văn bản, giấy tờ, tài liệu, bảo quản, thực hiện và tìm cách đổi mới cho phù hợp với công tác kinh doanh trong từng thời kỳ. -Nắm chắc các thị hiếu khách hàng, luôn cập nhật các thông tin về thị trường, về các đối thủ cạnh tranh, giúp khâu sản xuất đưa ra được các kế hoạch sản xuất và nhập vật tư một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất. - Phân phối lưu thông hàng hoá trên thị trường tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, giúp khách hàng hiểu biết rõ về sản phẩm, hạn sử dụng của sản phẩm, tính năng tác dụng sản phẩm để sử dụng sản phẩm có hiệu quả, tránh cho công ty phải thu hồi sản phẩm hỏng, quá hạn sử dụng. - Để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật, kinh doanh được tốt hơn, có hiệu quả hơn, phòng Kinh doanh sẽ tập hợp, đánh giá các văn bản hiện có của phòng, tìm ra các điểm yếu, bất hợp lý trong cách thể hiện cũng như thi hành các văn bản. -Họp cán bộ nhân viên phòng thống nhất các văn bản về nội dung, về lưu trữ cũng như cách thực hiện văn bản, tạo cho cán bộ nhân viên thực hiện các quy định thành một thói quen thuần thục. Trong thời gian thực hiện, tập thể phòng luôn lưu ý để tìm ra các điểm chưa hợp lý để cùng nhau cải tiến cho phù hợp hơn. -Trong khi thực hiện công việc với các khách hàng, các công trình, phòng Kinh doanh luôn phải theo sát tư vấn kỹ thuật, sử dụng, tính năng tác dụng của từng loại vật liệu cho phù hợp với công trình, tránh để khách hàng phải kiến nghị về sản phẩm đối với các công trình. Chương 2- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1. Các chỉ tiêu Bảng 2.1: Sản lượng Sơn qua các năm Đơn vị: tấn ” Nguồn:Phòng kinh doanh Công ty Sơn KOVA 2006” Từ đồ thị trên ta thấy Sản lượng Sơn tiêu thụ ngày càng tăng năm sau tăng nhiều hơn năm trước ; so với năm 2002 thì sản lượng tiêu thụ năm 2003 tăng 4.286 tấn ( tăng 24.101%), năm 2004 so với năm 2003 tăng 8.119 tấn ( tăng 37,156%), năm 2005 so với năm 2004 tăng 14.011 tấn ( tăng 46,750%), năm 2006 so với năm 2005 tăng 20.562 tấn ( tăng 46.752%). Với đường lối đúng đắn, Công ty ngày càng phát triển tốt và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty đã đạt được sản lượng của công ty năm sau lớn hơn năm trước, chất lượng Sơn luôn được đảm bảo; Công ty đã tạo được việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên với mức lương ngày càng được cải thiện đảm bảo được cuộc sống. Công ty đang dần trở thành một Công ty mạnh, đang có sự tín nhiệm của bạn hàng trong nước và ngoài nước. Sự thành công trong việc tăng sản lượng tiêu thụ có góp phần không nhỏ của việc nghiên cứu thị trường và tập quán tiêu dùng . Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty 2002-2006 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Tỷ lệ(%) 03/02 Năm 2004 Tỷ lệ(%) 04/03 Năm 2005 Tỷ lệ(%) 05/04 Năm 2006 Tỷ lệ(%) 06/05 Doanh thu 29902 126,25 70046 234,25 78296 111,78 104531 133,51 Nộp NS 9632 137,52 12847 187,71 15929 123,98 21638 135,84 LN thực hiện 230 153,33 396 172,36 413 247,43 512 56,05 Doanh lợi vốn chủ 0.009 0,010 0.011 0.012 Thu nhập BQ 0.802 1,05 0,85 1,06 0,9 1,059 1,1 1,22 Tham gia từ thiện 32 1,11 162 5,06 214 1,32 723 3,38 ”Nguồn: Công ty Sơn KOVA 2006” +Về doanh thu Đồ thị 2.1: Doanh thu qua các năm ”Nguồn: Công ty Sơn KOVA 2005” Nhìn vào đồ thị trên ta thấy doanh thu của Công ty sơn KOVA tăng qua các năm, đặc biệt năm 2004 doanh thu tăng 40,144 triệu đồng ( Tăng 134,25%) so với năm 2003 đây là năm có tốc độ tăng cao nhất điều này là do Công ty đã đưa nhà máy ở Hà Tây đi vào hoạt động. tiếp theo các năm có tốc độ tăng đều năm 2005 doanh thu tăng 8,250 triệu đồng ( Tăng 11,78%) so với năm 2004, năm 2006 doanh thu tăng 26,235 triệu đồng ( Tăng 33,51%) so với năm 2005. Đây là điều chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả có tốc độ tăng trưởng đều và vững chắc. +Nộp ngân sách Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước góp phần đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng qua các năm 2004 là 12847 triệu (tăng 87,10%) so với năm 2003, năm 2005 là 18929 triệu (tăng 23,98%) so với năm 2004, năm 2006 là 21638 triệu (tăng 35,84%) so với năm 2005. + Về lợi nhuận Công ty luôn làm ăn có lãi cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối tốt. lợi nhuận năm 2004 là 369 triệu (tăng 72,36%) so với năm 2003, năm 2005 là 413 triệu (tăng 147,43%) so với năm 2004, năm 2006 là 512 triệu ( giảm 43,95 %) so với năm 2005. + Về doanh lợi vốn chủ Đây là chỉ số mà doanh nghiệp quan tâm nhất vì nó là mục tiêu kinh doanh mà Công ty theo đuổi tăng dần qua các năm 2004, 2005, 2006 là 0,010; 0,011; 0,012. Điều này cho thấy Công ty sử dụng vốn hiệu quả. + Thu nhập người lao động Ngày càng tăng và ổn định Từ 802000 đồng năm 2003 dến năm 2004 là 850000 đồng tăng 6%, năm 2005 là 900000 đồng tăng 5,9 % so với 2004, năm 2006 là 110000 đồng tăng 22 % so với 2005. điều này chứng tỏ đời sống của cán bộ công nhân ngày được cải thiện. + Về Công tác xã hội Công ty tham gia vào các hoạt động từ thiện hàng năm 2006 là 723 triệu đồng. Công ty đã vận động anh. chị em và trích quỹ phúc lợi ủng hộ đồng bào bị thiên tai, ủng hộ quỹ ”Vì người nghèo” và làm công tác đền ơn đáp nghĩa hàng năm đóng góp hàng chục triệu đồng. ”Quỹ hỗ trợ và phát triễn tài năng KOVA” hàng năm chi gần 700 triệu đồng để phát thưởng, tặng học bổng cho 02 tập thể và 30 cá nhân (đa số là sinh viên viên của các trường đại học trong cả nước) vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác và học tập. 2.1.2. Thành tích đặt được Công ty Sơn KOVA đã đạt những thành tích mà rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam đạt được được thể hiện trong suốt những năm qua, đó là sự cố gắng của toàn bộ cán bộ, công nhân viên, là niềm tự hào của Công ty Từ năm 2001-2006: Các sản phẩm sơn và chống thấm nhiều lần được tặng huy chương vàng trong các kỳ triển lãm và hội chợ. Ba năm liền (từ 2003-2005) Sản phẩm sơn và chống thấm KOVA được người tiêu dùng bình chọn là”Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Là niềm tự hào của Công ty Sơn KOVA Năm 2001, Công ty được: UBND TP Hà Nội tặng bằng khen vì đã có thành tích trong đầu tư ứng dụng Khoa học kỹ thuật. Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tặng bằng khen cho Doanh nghiệp tiêu biểu. Năm 2002, Công ty được: UBND TP Hà Nội tặng bằng khen vì đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Bộ Thương mại tặng bằng khen vì đã có thành tích tổ chức và tham gia thành công Hội chợ Thương mại Việt –Lào. Sở Công nghiệp Hà Nội tặng giấy khen vì đã có thành tích đầu tư phát triển và mở rộng thị trường. Năm 2003, Công ty được: UBND TP Hà Nội tặng bằng khen vì đã thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển Doanh nghiệp. Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tặng bằng khen cho doanh nghiệp tiêu biểu. Liên đoàn Lao động quận Đống Đa công nhận Công đoàn Công ty sơn KOVA là công đoàn cơ sở trong sạch, vững mạnh. Năm 2004: Công ty được 8 huy chương vàng ở Hội chợ thương mại EXPO 2004 và triển lãm Quốc tế Vật liệu Xây dựng và Nội thất 2004. Công ty được tặng ”Cúp Vàng Hà Nội” và ”Giải thưởng Hà Nội Vàng” cho 08 sản phẩm ở triển lãm” Hướng đến 1000 năm Thăng Long- Hà Nội 2004”. Năm 2005 đến 2006 Công ty đã được trung tâm QUACERT thuộc tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng công nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 từ tháng 4/2005. Công ty đã nghiên cứu sản xuất thành công một số sản phẩm mới có chất lượng cao, có những tính năng mới, vượt trội: Sơn phát quang, sơn chống nóng, sơn tranh... Công ty được nhận ”Cúp Vàng ISO” và 3 Huy chương vàng cho 3 nhóm sản phẩm ở hội chợ ”ISO- Chìa khoá Hội nhập” Được Hội Sở hữu Công nghiệp Việt Nam chứng nhận” TOPTEN Thương hiệu uy tín chất lượng”. 2.2. Những thuân lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.2.1. Về thuận lợi Có được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo các cấp, từ khâu khảo sát đưa ra kế hoạch, triển khai, và đánh giá kết thực hiện, trong quá trình lãnh đạo có sự thay đổi về tình hình thực tế đều được điều chỉnh kịp thời theo quy luật khách quan của phát triển một cách linh hoạt và đúng đắn. Mọi khó khăn trong quá trình thực hiện ở các bộ phận đều được trình báo và giải quyết thỏa đáng. Lãnh đạo Công ty năng động luôn bám sát thị trường đây là phương pháp lãnh đạo, chỉ huy khoa học, nó xuất phát từ thực tế có như vậy sự lãnh đạo mới phát huy được sức mạnh của mình , tổ chức sản xuất và kinh doanh linh động, đồng thời chú trọng nghiên cứu khoa học, nhằm phát triển sản xuất mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng có thể thấy tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo luôn chú trọng đến quá trình sản xuất đặc biệt là công nghệ và nghiên cứu thị trường góp phần đảm bảo sự phát triển vững chắc của Công ty.. Tập thể cán bộ, công nhân viên đoàn kết, luôn phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và cần cù lao động, có ý thức xây dựng Công ty , sức mạnh tập thể là nội lực của Công ty giúp cho Công ty vượt qua mọi khó khăn thử thách cũng những thành công của mình, để tạo lập điều này Công ty Sơn KOVA xây dựng cho mình văn hoá Công ty ở đó thực sự là mái nhà chung mọi người chung sức xây dựng và phát triển không ngừng. Cho đến nay, thương hiệu Sơn KOVA thực sự đã được thị trường biết đến sản phẩm Sơn và chống thấm KOVA của Công ty được nhiệt đới hoá hoàn toàn nên đã đáp ứng được yêu cầu độ bền trên các công trình xây dựng ở vùng nhiệt đới có khí hậu khắc nghiệt như Việt Nam, đã có vị trí vững chắc, chiếm được ưu thế trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng. 2.2.2. Những khó khăn Công ty có những thuận lợi trên nhưng củng không ít khó khăn mà Công ty phải đối mặt. Mặt bằng sản xuất, kinh doanh còn chật hẹp, ảnh hưởng đếp việc bố trí bộ phận sản xuất, lưu kho, các phòng quản lý... làm năng suất chưa cao. Để có đáp ứng với sự phát triển của mình Công ty Sơn KOVA đã có kế hoạch cải tạo và xây dựng nhà kho mới. Đầu tư chưa quy mô, công nghệ còn lạc hậu. Máy móc, thiết bị của Công ty vẫn còn khá lạc hậu so với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Công ty có chú trọng đến công nghệ nhưng lại thiếu vốn đầu tư. Kết quả là Công ty phải thực hiện đầu tư một cách tình thế , không đồng bộ và phải thực hiện làm nhiều lần, nhiều đợt gây khó khăn cho khâu sản xuất, thậm chí phải dùng cả máy thủ công để sản xuất, xuất khẩu. Chính vì vậy năng xuất lao động không cao chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao khác thực hiện kinh doanh hàng trực tiếp tại thị trường. Trình độ công nhân không đều, một số vẫn hạn chế về tay nghề, tính chuyên môn hoá cũng như ý thức tổ chức kỹ luật trong lao động. Do đó, nguyên vật liệu bị tiêu hao nhiều làm tăng giá thành của sản phẩm, giảm sức cạnh tranh giửa các đối thủ. Sự cạnh tranh quyết liệt, thậm chí còn thiếu lành mạnh trên thị trường cùng với những thủ đoạn làm giả rất tinh vi đã gây không ít khó khăn thách thức cho Công ty để giải quyết vấn đề này Công ty chú trọng đến việc tạo điều kiện cho mọi ngưòi học tập nâng cao trình độ, mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, thường xuyên có các buổi thảo luận và ứng dụng phương pháp sản xuất mới, có chính sách thu hút nhân tài 2.3. Một số hoạt động của Doanh nghiệp 2.3.1. Công tác xã hội Trong những năm qua ngoài hoạt động kinh doanh tốt, Công ty Sơn KOVA còn quan tâm đến những hoạt động từ thiện được xã hội đánh giá cao. Công ty đã vận động anh. chị em và trích quỹ phúc lợi ủng hộ đồng bào bị thiên tai, ủng hộ quỹ ”Vì người nghèo” và làm công tác đền ơn đáp nghĩa hàng năm đóng góp hàng chục triệu đồng. ”Quỹ hỗ trợ và phát triển tài năng KOVA” hàng năm chi gần 700 triệu đồng để phát thưởng, tặng học bổng cho 02 tập thể và 30 cá nhân (đa số là sinh viên viên của các trường đại học trong cả nước) vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác và học tập. 2.3.2.Về môi trường Công ty luôn chú trọng, cải thiện điều kiện làm việc, đã thực hiện tốt việc giảm bụi và chống nóng tại các đơn vị sản xuất. Công ty luôn giữ cho môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp, không khí trong lành, khí thải đạt tiêu chuẩn, nước thải sản xuất sau khi xử lý đạt yêu cầu để xả ra hệ thống thoát chung của khu vực (Công ty đã có bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ngày 16 tháng 11 năm 2003), hàng năm Sở Khoa học Công nghệ và môi trường Hà Nội đều kiểm tra, giám sát và công nhận đạt yêu cầu. chương 3- MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 3.1. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp Sơ đồ 3.1: Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp Nhà máy cầu Diễn Diển Xưởng SX Hà Tây Phòng kỹ thuật Văn phòng PX Sơn matit XP giả đá PX màu PX bao bì PX Cơ điện TGĐ ”Nguồn:Phòng tổ chức Công ty Sơn KOVA 2006” 3.1.1. Nhà máy cầu Diễn và xưởng sản xuất Hà Tây -Lập kế hoạch nhập nguyên liệu, tổ chức sản xuất các loại sản phẩm theo quy định kỹ thuật, đảo bảo số lượng, chất lượng, thời gian và định mức nguyên liệu. -Bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác hiệu quả trang thiết bị -Thống kê, kiểm soát, báo cáo chính xác số lượng, chủng loại nguyên liệu, sản phẩm, tổ chức tốt công tác bảo quản, an ninh kho bải, nhà xưởng -Phòng thị nghiệm ngày càng hiện đại và đầy đủ trang thiết bị nhằm đánh giá chính xác chất lượng các mẻ sơn được sản xuất. 3.1.2. Phòng kỹ thuật màu Đây là phòng tạo ra phong phú chủng loại màu sắc của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, và đòi hỏi tính kỹ thuật cao, có thể nói phòng kỹ thuật màu là trái tim vế Sản phẩm của Công ty, tại đây mọi sản phẩm được ra đời và pha màu phù hợp . Mọi công đoạn đều được thực hiện một cách chính xác theo sơ đồ kỹ thuật, là nơi biến nhu cầu, đòi hỏi của thị trường thành sản phẩm. Sơ đồ: 3.2: Cơ cấu phòng kỹ thuật mầu Trưởng Phòng Tổ Trưởng mầu tại VP đại diện P phòng phụ trách về sơn pha sẳn Phó phòng kỹ thuật Phó phòng vật tư Phó Phòng phụ trách và đốc công BP SX Sơn Pha sẳn BP Ra Công thức sơn màu BP Cân Sơn nền BP SX Sơn mầu BP chuẩn bị sơn pha sẳn xuất kho khác BP nhập vật tư và trang thiết bị BP cải tiến SC trang thiết bị BP xuất NVL và thành phẩm ”Nguồn: Công ty Sơn KOVA 2005” -Nghiên cứu để nâng cao chất lượng, phong phú về màu, mẩu mã đáp ứng nhu cầu của thị trường. -Sản xuất và cung ứng kịp thời, đúng màu sắc theo yêu cầu của khách hành. -Phối hợp với các đơn vị xử lý vấn đề có liên quan đến kỹ thuật, chất lượng sản phẩm nảy sinh trong quá trình tiêu thụ, thi công khiếu nại. -Tổ chức để mỗi nhân viên trong đơn vị học tập, nâng cao trình độ ngày càng có khả năng hoàn thành tốt hơn công việc. 3.1.3. Phân xưởng cơ điện - Có nhiệm vụ phụ trợ, cung cấp năng lực cho sản xuất đồng thời sửa chữa máy móc thiết bị khi hỏng hóc, trung tu, đại tu máy móc theo định kỳ. - là bộ phận đảm bảo cho hoạt động sản xuất liên tục - quản lý máy móc trang thiết bị tại nơi sản xuất có kế hoạch thay thế, bổ sung 3.1.4. Phân xưởng bao bì - Là nơi tạo bộ mặt cho sản phẩm tạo ra đặc điểm riêng cho từng loại và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật - Nghiên cứu và sản xuất thùng và bao bì, in nhãn cho sản phẩm theo sự chỉ đạo của cấp trên. 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp -TT ƯD kỹ thuật Phòng kế toán tài vụ Phòng Tổng hợp Phòng kinh doanh TT hổ trợ PTTN Phòng tổ chức cán bộ Phòng dự án Khách hàng TGĐ CTy HĐ QTrị Các đại lý Các VP đại diện Cửa hàng Trực thuộc Nhà máy cầu Diễn Xưởng SX Hà Tây Phòng kỹ thuật Văn phòng PX Sơn matit PX giả đá PX bao bì PX màu PX Cơ điện ”Nguồn: Công ty Sơn KOVA 2005” 3.2.1.Tổng Giám đốc Công ty -Nghiên cứu, công bố và tạo mọi điều kiện để chính sách, các mục tiêu chất lượng được thông hiểu, được thực hiện. -Phê duyệt ban hành sổ tay chất lượng và các tài liệu thuộc Hệ thống quản lý chất lượng . -Cam kết và huy động những nguồn lực cần thiết để duy trì, xây dựng, cải tiến áp dụng Hệ thống quan lý chất lượng. -Thực hiện và ghi nhận sáng kiến, động viên thúc đẩy trong lĩnh vực sản xuất quan tâm đến điều hành quản trị -Điều hành cuộc họp trong Công ty. 3.2.2. Phòng Tổng hợp -Tổng hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh để lập kế hoạch đặt mua, nhập thiết bị, nguyên vật phục vụ kịp thời sản xuất và dịch vụ. -Nhận và tổng hợp đơn hàng của đối tác nước ngoài. -Thu thập, tổng hợp phân thích, đánh giá mức độ thỏa mãn của khác hàng. -Quản lý văn phòng ( văn thư, đánh máy, in ấn, tiếp nhận tài liệu...). -Điều xe, bảo dưỡng, an toàn hiệu quả. -Tổ chức để mỗi nhân viên trong đơn vị học tập, nâng cao trình độ ngày càng có khả năng hoàn thành tốt hơn công việc. 3.2.3. Phòng tài vụ kế toán -Đảm bảo huy động vốn kịp thời, định kỳ đối chiếu, kiểm soát dữ liệu thu nợ với từng đơn vị, thanh toán từng khách hàng, thẩm định khách hàng. -Giám sát kế hoạch chi tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật, dự toán, quyết toán, thanh toán, chứng từ. -Giúp Tổng Giám đốc thẩm định đề án xin thành lập Việt Nam phòng đại diện, theo dỏi, kiểm tra hoạt động của từng văn phòng đại diện báo cáo Tổng Giám đốc. -Tổ chức để mỗi nhân viên trong đơn vị học tập, nâng cao trình độ ngày càng có khả năng hoàn thành tốt hơn công việc. 3.2.4. Trung tâm ứng dụng -Xây dựng quy trình kỹ thuật thi công, tổ chức thi công phần Sơn, chống thấm và việc điều hành các công trình đó. -Tiếp thị và tư vấn cho khách hàng về tính năng tác dụng của các loại Sơn. -Phối hợp phòng Kế toán - Tài vụ thu hồi nợ. -Tổ chức để mỗi nhân viên trong đơn vị học tập, nâng cao trình độ ngày càng có khả năng hoàn thành tốt hơn công việc. 3.2.5. Cửa hàng trực thuộc -Tư vấn giới thiệu cho khách hàng về tính năng tác dụng của các loại sơn KOVA và quy trình thi công. -Tiếp nhận đơn đặt hàng, báo hàng, giao hàng kịp thời đúng số lượng, chất lượng, chủng loại. -Tạo lập mối quan hệ khách hàng, thu thập kịp thời, phân tích, đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng. -Tổ chức hoạch toán kế toán về hoạt động kinh doanh. -Tham mưu cho lãnh đạo về sản xuất, kinh doanh, tổ chức, chi phí, phân phối. -Tổ chức để mỗi nhân viên trong đơn vị học tập, nâng cao trình độ ngày càng có khả năng hoàn thành tốt hơn công việc. 3.2.6. Phòng Tổ chức cán bộ -Tổng hợp, xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm kế toán, chương trình tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ nhân viên. -Tham mưu cho Tổng Giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh. -Tổ chức để mỗi nhân viên trong đơn vị học tập, nâng cao trình độ ngày càng có khả năng hoàn thành tốt hơn công việc. 3.2.7. Phòng Dự án Sơ đồ 3.4: Cơ cấu phòng Dự án Truởng phòng Phó phòng Bộ phận Mar BP Công nghệ thông tin BP giải thưởng KOVA BP QL Các dự án ”Nguồn: Sổ tay chất lượng Công ty Sơn KOVA 2006” -Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng năm, ký hợp đồng mua bán sản phẩm do các đơn vị đề nghị theo dỏi theo quyết định của Tổng Giám đốc. -Nghiên cứu nhu cầu của thị trường, tìm hiểu dự án đang xây dựng để tư vấn tại Công trường tiếp cận và giới thiệu sản phẩm. -Tổ chức để mỗi nhân viên trong đơn vị học tập, nâng cao trình độ ngày càng có khả năng hoàn thành tốt hơn công việc. 3.2.8. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh là đầu ra của doanh nghiệp quyết định doanh thu, là phòng có liên hệ trực tiếp với khách hàng, vi vậy ta cần nghiên cứu về từng bộ phận của phòng. Sơ đồ: 3.5: Cơ cấu phòng kinh doanh TPKD Tổ tiếp nhận báo hàng từ các Đại lý Phó P Kiêm trưởng vùng I Phó P Kiêm trưởng vùng II Phó P Kiêm trưởng vùng III NV Chuyên chở hàng bằng ôtô và xe máy Nhân viên thị trưòng vùng I Nhân viên thị trưòng vùng I Nhân viên thị trưòng vùng I ”Nguồn: phòng kinh doanh Công ty Sơn KOVA 2006” + Trưởng phòng Theo dõi toàn bộ diễn biến về kinh doanh của công ty, lập các kế hoạch phát triển dài hạn của công ty. Chỉ đạo toàn bộ nhân viên trong phòng, Phân công trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn cho từng nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh + Phó phòng kiêm trưởng vùng Theo dõi và quản lý nhân viên thuộc vùng mình phụ trách, phát triển các thị trường mới, các thị trường tiềm năng dựa trên sự phân vùng quản lý. Có trách nhiệm thông báo hay đề xuất với trưởng phòng những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của đại lý hoặc của nhân viên mình trực tiếp phụ trách. +Nhân viên thị trường Là người trực tiếp làm việc với các đại lý mà mình phụ trách, có trách nhiệm giải quyết mọi công việc của đại lý, đề xuất với trưởng vùng về các yêu cầu của đại lý hoặc cá nhân trực tiếp giao hàng, thu tiền của đại lý cũng như làm và phát triển thị trường để thúc đẩy các đại lý bán sản phẩm hơn nữa + Tổ trực báo hàng Có nhiệm vụ nhận thông tin từ các đại lý báo về số lượng hàng trong ngày, báo màu và sắp xếp số lượng hàng, phân cho bộ phận chuyên trở để đưa đến các đại lý Ngoài ra, tổ trực báo hàng cũng có nhiệm vụ theo dõi công nợ thông qua báo cáo công nợ tạm tính (5 - 10 ngày kế toán đưa số liệu ra 01 lần) để ngưng cung cấp hàng cho đại lý nào có số dư nợ vượt mức quy định của công + Bộ phận chuyên chở bằng xe máy và ô tô Có nhiệm vụ chuyên chở hàng đến tận cửa hàng của đại lý khi hàng có đủ chuyến, trong nội thành vận chuyển bằng xe máy, ngoại tỉnh vận chuyển bằng ôtô. +Phương thức trao đổi thông tin nội bộ +Mục đích là giúp giúp cho việc trao đổi thông tin, truyền đặt những nội dung cần thiết hoặc bàn bạc kế hoạch thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của các đơn vị việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị, giữa đơn vị với lãnh đạo nhằm thực hiên tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty +phương thức trao đổi thông tin nội bộ trong Công ty Sơn KOVA - Hội ý, trao đổi trực tiếp khi có vụ việc mới phát sinh - Họp giao ban hàng tuần, hàng tháng , thông báo kết quả đã làm, kế hoạch tuần tới, tháng tới, bàn giao cho đơn vị và theo dỏi thực thiện + Đối với lãnh đạo chức năng - Nhận thông tin , báo cáo trực tiếp - Báo cáo bằng văn bản - Qua điện thoại, Fax Sơ đồ 3.6: Phương thức trao đổi thông tin nội bộ Tổng giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán TT ứng dụng kỹ thuật Phòng tổ chức Phòng tổng hợp Các cửa hàng trực thuộc công ty Phòng kỹ thuật màu Các văn phòng đại diện Phòng dự án Tổng giám đốc Nhà máy sản xuất ” Nguồn: Sổ tay chất lượng của Công ty Sơn KOVA” Mọi sự chỉ đạo chỉ hay trao đổi có thể thực hiện qua thông tin chính vì vậy để thông tin được truyền tải chính xác, đầy đủ và kịp thời cần phải có một hệ thống hoàn chỉnh và được thực hiện bởi các bộ phận nhằm tạo hiệu quả cao cho hoạt động truyền tải này . Ta thấy sự chỉ đạo và thông tin qua lại giữa bộ phận trong Công ty giúp quá trình điều hành của ban lãnh đạo và phối hợp của các phòng ban là rất tốt, thông tin được lan truyền đi nhanh chóng và hiệu quả góp phần tăng năng suất lao động và tạo ra sức mạnh của Công ty Sơn KOVA. KẾT LUẬN Sự tồn tại và phát triển của mỗi Công ty ở trên thị trường là minh chứng cho nhu cầu của sản phẩm mà Công ty đó đáp ứng là chính đáng, có điều sự đáp ứng đó đặt được sự ủng hộ của thị trường đến đâu là tuỳ thuộc vào năng lực của từng Công ty. Công ty Sơn KOVA là một doanh nghiệp ra đời trên cơ sở nhu cầu của xây dựng các Công trinh xây dựng và năng lực ngày càng năng cao của mình, các sản phẩm của Công ty đả ngày có chổ đứng trên thị trường phong phú về chủng loại, màu sắc, quá trình thực tập vừa qua đã giúp em hiểu về Công ty , hoạt động kinh doanh, sản xuất, quản trị của Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ của các bác, các cô chú cán bộ công nhân viên phòng Kinh doanh và phòng Dự án của Công ty, em đã bổ sung thêm nhiều kiến thức về thực tế đã hoàn thành công việc thực tập của mình. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế báo cáo này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú ở phòng kinh doanh và Dự án cũng như các bạn để báo cáo này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong phòng Kinh doanh và phòng Dự án, phòng Tổ chức, phòng hành chính tổng hợp, các thầy cô trong Khoa QTKD đặc biệt là thầy giáo Trương Đức Lực đã giúp đỡ em trong thời gian thực qua.. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………….……..1 Chương 1- GIỚI THIỆU CHUNG VẾ CÔNG TY TNHH SƠN KOVA….….2 1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp…………………………………..2 1.2 Quá trình thành lập và phát triển của công ty …………….………...2 1.2.1 Giai đoạn trước khi thành lập……………………….………2 1.2.2 Thành lập Công ty ……………………………………….…2. 1.2.3 Giai đoạn sau ngày thành lập đến nay…………………..…..3 1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp……………….…….3 1.3.1. Nguyên vật liệu ……………………………………..……..3 1.3.2.Công nghệ, cơ sỏ vật chất và trang thiết bị……………..…..4 1.3.3. Lao động và điều kiện lao động……………………....……6 1.3.4. Sản phẩm Sơn KOVA……………………………….……..7 1.3.5. Thị trường và khác hàng…………………………….…...…8 1.3.6. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp..........................12 1.3.7. Định hướng phát triển ........................................................13 Chương 2- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP...........................................................................................................15 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp..........................15 2.1.1. Các chỉ tiêu...............................................................................15 2.1.2. Thành tích đặt được..................................................................18 2.2. Những thuân lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...............................................................................................................19 2.2.1. Về thuận lợi .............................................................................19 2.2.2. Những khó khăn .......................................................................20 2.3. Một số hoạt động của Doanh nghiệp..................................................21 2.3.1. Công tác xã hội..........................................................................21 2.3.2.Về môi trường.............................................................................21 Chương 3- MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ...........................................................................................22 3.1. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp.....................................................22 3.1.1. Nhà máy cầu Diễn và xưởng sản xuất Hà Tây........................22 3.1.2. Phòng kỹ thuật màu ................................................................22 3.1.3. Phân xưởng cơ điện.................................................................23 3.1.4. Phân xưởng bao bì...................................................................24 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp...........................24 3.2.1.Tổng Giám đốc Công ty............................................................25 3.2.2. Phòng Tổng hợp………………………………….......………25 3.2.3. Phòng tài vụ kế toán ………….………………….….…….....25 3.2.4. Trung tâm ứng dụng ……………..………………......………25 3.2.5. Cửa hàng trực thuộc…………………………….….………...26 3.2.6. Phòng tổ chức cán bộ …………………………….….………26 3.2.7. Phòng Dự án…………………………………….…………...26 3.2.8. Phòng kinh doanh………………………….………………...27 KẾT LUẬN......................................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.PTS Nguyễn Đình Phan (1999), Kinh tế và Quản lý công nghiệp 2.PGS.TS. Lê Văn Tâm (2000), Quản trị chiến lược, 2000 3.Công ty Sơn KOVA (2005), Báo cáo giới thiệu về hoạt động của Công ty (2000 - 2005). 4.Sơn và chống thấm (2005) 5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2005) 6. Quy định về quyền hạn về quản lý chất lượng của các vị trí chức danh công ty. Sổ tay chất lượng của Công ty Sơn KOVA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35429.DOC
Tài liệu liên quan