GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất. Trong đó các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xà hội từ đó hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển.
Ở Việt Nam tiềm năng nuôi tôm rất lớn. Nước ta có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông gạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển là những nơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản nước lợ mặn. Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên gia nhập vào Việt Nam năm 2000 và được phát triển tại nhiều địa phương như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng khắp cả nước. Tính đến hết tháng 6-2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đã đạt hơn 12.400 héc ta và đã thu hoạch hơn 12.300 tấn.
Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng châu thổ lớn, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, bờ biển dài với những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển thủy sản và đã trở thành nơi sản xuất thủy sản chủ lực, chiếm hơn 80% sản lượng thủy sản của cả nước. Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển, thành phần nuôi cũng đa dạng hơn. Hiện nay tôm thẻ chân trắng cũng đuợc nuôi rất phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Thẻ chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao thị trường tiêu thụ rộng, thời gian sinh trưởng ngắn (3 – 3,5 tháng), năng suất cao (trên 4 tấn/ha), thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao mà hiện nay tôm chân trắng đang được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng. Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng lớn nhất sau đó là châu âu và nhật bản. (TS. Trần Viết Mỹ, 2009)
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một quy trình nuôi hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập hơn nữa đây lại là đối tượng dễ mắc những bệnh tôm sú, ngoài ra còn mắc hội chứng taura gây dịch bệnh lớn và có thể nhiễm sang đối tượng tôm khác làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên. Vì vậy để có những hiểu biết về loại thủy sản có giá trị này tôi đã tiến hành theo dõi quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng ở công ty “Hải Nguyên” tại TP Bạc Liêu.
2. Mục tiêu
Tìm hiểu, phân tích và nhận xét hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của công ty .Từ đó đề ra giải pháp góp phần định hướng phát triển cho mô hình.
Cung cấp một số dẫn liệu cho các nghiên cứu sau này.
3. Nội dung
Tìm hiểu các bước kỹ thuật của toàn bộ quy trình nuôi.
Theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường .
Theo dõi sự tăng trưởng của đối tượng nuôi.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.
4. Phương pháp thực hiện
4.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian làm chuyên đề bắt đầu từ ngày 6 tháng 3 đến ngày 16 tháng 5
Địa điểm thực hiện chuyên đề tại Công Ty Hải Nguyên - Xã Vĩnh Trạch Đông - TP Bạc Liêu.
4.2 Đối tượng thực hiện chuyên đề
Mô hình nuôi thẻ chân trắng công nghiệp.
Phương pháp thực hiện:
Tham gia thực hiện tất cả các khâu kỹ thuật của quy trình nuôi như: các bước cải tạo ao, trực tiếp cho tôm ăn, theo dõi sự tăng trọng của tôm .
Dùng các dụng cụ để theo dõi hàng ngày các chỉ tiêu môi trường như:pH, nhiệt độ, bên cạnh đó các yếu tố khí độc 15 ngày/lần.
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, Ph được đo bằng bộ test Ph mỗi ngày đo 2 lần vào lúc 7h sáng và 15h chiều.
Luận văn chia làm 5 chương,dài 32 trang
32 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4093 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng ở công ty Hải Nguyên tại TP Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I. GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất. Trong đó các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xà hội…từ đó hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển.
Ở Việt Nam tiềm năng nuôi tôm rất lớn. Nước ta có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông gạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển là những nơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản nước lợ mặn. Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên gia nhập vào Việt Nam năm 2000 và được phát triển tại nhiều địa phương như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng khắp cả nước. Tính đến hết tháng 6-2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đã đạt hơn 12.400 héc ta và đã thu hoạch hơn 12.300 tấn.
Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng châu thổ lớn, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, bờ biển dài với những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển thủy sản và đã trở thành nơi sản xuất thủy sản chủ lực, chiếm hơn 80% sản lượng thủy sản của cả nước. Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển, thành phần nuôi cũng đa dạng hơn. Hiện nay tôm thẻ chân trắng cũng đuợc nuôi rất phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Thẻ chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao thị trường tiêu thụ rộng, thời gian sinh trưởng ngắn (3 – 3,5 tháng), năng suất cao (trên 4 tấn/ha), thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao mà hiện nay tôm chân trắng đang được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng. Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng lớn nhất sau đó là châu âu và nhật bản. (TS. Trần Viết Mỹ, 2009)
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một quy trình nuôi hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập hơn nữa đây lại là đối tượng dễ mắc những bệnh tôm sú, ngoài ra còn mắc hội chứng taura gây dịch bệnh lớn và có thể nhiễm sang đối tượng tôm khác làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên. Vì vậy để có những hiểu biết về loại thủy sản có giá trị này tôi đã tiến hành theo dõi quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng ở công ty “Hải Nguyên” tại TP Bạc Liêu.
2. Mục tiêu
Tìm hiểu, phân tích và nhận xét hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của công ty .Từ đó đề ra giải pháp góp phần định hướng phát triển cho mô hình.
Cung cấp một số dẫn liệu cho các nghiên cứu sau này.
3. Nội dung
Tìm hiểu các bước kỹ thuật của toàn bộ quy trình nuôi.
Theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường .
Theo dõi sự tăng trưởng của đối tượng nuôi.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.
4. Phương pháp thực hiện
4.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian làm chuyên đề bắt đầu từ ngày 6 tháng 3 đến ngày 16 tháng 5
Địa điểm thực hiện chuyên đề tại Công Ty Hải Nguyên - Xã Vĩnh Trạch Đông - TP Bạc Liêu.
4.2 Đối tượng thực hiện chuyên đề
Mô hình nuôi thẻ chân trắng công nghiệp.
Phương pháp thực hiện:
Tham gia thực hiện tất cả các khâu kỹ thuật của quy trình nuôi như: các bước cải tạo ao, trực tiếp cho tôm ăn, theo dõi sự tăng trọng của tôm….
Dùng các dụng cụ để theo dõi hàng ngày các chỉ tiêu môi trường như:pH, nhiệt độ, bên cạnh đó các yếu tố khí độc 15 ngày/lần.
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, Ph được đo bằng bộ test Ph mỗi ngày đo 2 lần vào lúc 7h sáng và 15h chiều.
Độ mặn được đo bằng khúc xạ kế vào trước thời điểm thả giống.
Chương II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm được nuôi phổ biển nhất ở Tây bán cầu. Sản lượng của loài tôm này chiếm hơn 70% (1992) và có thời kỳ chiếm tới 90% (1998) các loài tôm he Nam Mỹ. Các nước có sản lượng cao trên thế giới như là Equado, Mêhicô,Panama, Belize… Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở các nước này ngày càng phát triển, sản lượng cũng tăng lên nhanh chóng, chỉ tính riêng Equado, là nước đứng đầu về sản lượng trên thế giới thì từ năm 1991 đã đạt 103 nghìn tấn đến năm 1998 là 120 nghìn tấn chiếm 70% sản lượng châu Mỹ, năm 1999 đạt 130 nghìn tấn (Bộ Thủy sản, 2004).
Tôm thẻ chân trắng chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Nhưng qua năm 2000, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bị tổn thất nặng nề do đại dịch đốm trắng phát triển. Sản lượng bị thiệt hại rất lớn chỉ còn chiếm 11% tổng sản lượng tôm trên thế giới. Equado có sản lượng tôm còn khoảng 100 nghìn tấn, Pa-na ma từ 10 nghìn tấn (1999) xuống còn 7 nghìn tấn. Việc khắc phục hậu quả là khó khăn và tốn kém (Bộ Thủy sản, 2004).
Tuy nhiên, những thành công của các chương trình nghiên cứu tạo đàn tôm giống sạch bệnh và cải thiện chất lượng duy truyền ở các nước châu Mỹ đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và nghề nuôi tôm biển nói chung ở tất cả các vùng sinh thái trên thế giới (Bộ Thủy sản, 2004).
Ngoài các nước Nam Mỹ, tôm thẻ chân trắng cũng được nuôi ở Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Malayxia, Thái Lan… và cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2004, Trung Quốc đạt sản lượng 700.000 tấn, Thái Lan 400.000 tấn và Indônêxia là 300.000 tấn (FAO, 2006).
Mô hình nuôi chủ yếu của tôm thẻ chân trắng là bán thâm canh và thâm canh với mật độ rất cao. Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đang là đối tượng được người tiêu dùng ưa chuộng do giá cả rẻ hơn, màu thịt trắng hơn tôm sú đồng thời trước tình hình khó khăn của tôm sú nên ngày càng có nhiều khu vực nuôi tôm sú chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng nên diện tích tôm thẻ chân trắng đang có xu hướng tăng lên.
2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ ở việt nam
Tôm thẻ chân trắng là một đối tượng nuôi rất mới ở Việt Nam. Tôm thẻ chân trắng được nhập lần đầu tiên vào nước ta năm 2000 và được nuôi năm 2001 bởi công ty Duyên Hải – Bạc Liêu. Tuy nhiên, do đây là đối tượng nuôi mới và trước những diễn biến dịch bệnh tôm thẻ chân trắng trên thế giới nên việc nuôi đối tượng này chỉ mang tính chất thử nghiệm ở một số địa phương như Bạc Liêu (Công ty Duyên Hải – Bạc Liêu – 4/2001), Khánh Hòa (Công ty trách nhiệm hữu hạn Long Sinh – 3/2001), Phú Yên (Công ty TNHH quốc tế Asia Hawai )
Năm 2006 do lo ngại về dịch bệnh của tôm thẻ chân trắng như hội chứng taura có thể lây nhiễm sang tôm sú và các loài tôm khác, ảnh hưởng tới nghề nuôi tôm sú như ở các nước Thái Lan, Trung Quốc đã gặp phải nên để đảm bảo tính phát triển bền vững của nghề nuôi tôm sú, Bộ Thuỷ sản đã ra công văn số 475/TS-NTTS ngày 6/3/2006 không cho các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh được sản xuất và nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng để sử dụng hợp lý và có hiệu quả môi trường vùng nước nuôi tôm, góp phần đa dạng hoá tôm nuôi nước lợ đồng thời đảm bảo an ninh sinh thái, bền vững môi trường nên các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận có thể đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi bổ sung dưới sự quản lý chặt chẽ.
Năm 2008, trước tình hình tôm thẻ chân trắng đã và đang phát triển theo hướng tốt, nhu cầu thị trường tăng cao đồng thời do tôm sú đang gặp khó khăn về vấn đề dịch bệnh và xuất khẩu thì ngày 25/01/2008 Bộ Thủy sản đã ra chỉ thị cho phép các tỉnh Nam Bộ được nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh và theo quy hoạch. Sản lượng tôm thẻ chân trắng cũng tăng nhanh qua các năm: năm 2002 là 10.000 tấn; năm 2003 là 30.000 tấn (Briggs và ctv, 2004), năm 2004 đạt sản lượng 50.000 tấn (FAO, 2006) cho đến nay thì cả nước đã nuôi được 12.411 ha và đạt sản lượng trung bình khá cao 10 tấn/ha/vụ.
Hiện nay, nguồn con giống tôm thẻ chân trắng nhập vào Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau trước đây là Hawai nhưng hiện nay đa số là từ Trung Quốc đã được nuôi ở nhiều địa phương ở Việt Nam như Quảng Ninh, Phú Yên… và các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Long An… cũng mang lại nhiều hứa hẹn, tôm thẻ chân trắng đã mở ra một hướng mới cho nghề nuôi tôm biển, góp phần làm đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
2.3. Tình hình năm 2010:
Năm 2010, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam, thị trường này đang gia tăng nhập khẩu tôm thẻ chân trắng, chiếm tới 18% khối lượng tôm nhập khẩu. Năm 2010, Hàn Quốc sau khủng hoảng cũng sẽ là thị trường quan trọng đối với tôm Việt Nam.
Qua những dự báo, nhận định khả quan như vậy, nhưng những tháng đầu năm 2010,tôm nguyên liệu thiếu trầm trọng do dịch bệnh hoành hành. Dịch bệnh tôm đang xảy ra ở nhiều địa phương, gây thiệt hại lớn ở các tỉnh Long An, Bạc Liêu, Quảng Trị. Báo cáo của Chi cục Thú y Long An cho biết, trong tỉnh hiện đã có 1.153ha tôm chết, chiếm 49% diện tích thả nuôi. Tôm thẻ chân trắng thiệt hại chiếm 79,6%; tôm sú thiệt hại chiếm 61,8% diện tích nuôi
Nguyên nhân tôm bị dịch là do chất lượng tôm giống không đảm bảo, bởi 75% tôm giống được nhập từ bên ngoài tỉnh về không qua kiểm dịch, mặt khác nguồn nước kênh cung cấp cho toàn vùng bị ô nhiễm do hóa chất từ nước thải các nhà máy. Tại Trà Vinh, trong 535 triệu con tôm sú thả nuôi đầu vụ đã có hơn 100 triệu con bị chết. Tại Bạc Liêu, khoảng 6.000ha tôm thuộc các huyện Phước Long, Giá Rai... bị thiệt hại do nắng nóng, nhiệt độ chênh lệch cao, thiếu nước gây ra.
Để hạn chế dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng, Chi cục nuôi trồng thuỷ sản Quảng Nam đã hướng dẫn các địa phương thông báo cho người nuôi phải đóng chặt cống, giữ nguồn nước, không cho thải ra để không lây lan sang hồ nuôi khác, dùng thuốc Chlorin để diệt mầm bệnh; sau đó cải tạo, xử lý lại hồ nuôi để xuống giống lại cho vụ 1 năm nay. Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm hiện tại đã có trên 90% số diện tích nuôi tôm đã bị dịch bệnh, gây thiệt hại cho người nuôi hàng chục tỉ đồng.
Kết quả kiểm tra của các chuyên gia thuỷ sản Phú Yên cho biết, tôm nuôi ở vùng Đà Nông có triệu chứng bỏ ăn, bị bệnh taura, đỏ thân, đốm trắng, nổi lên mặt nước rồi đâm đầu vào bờ chết hàng loạt. Nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường nguồn nước nghiêm trọng.
Tình trạng nắng nóng kéo dài, khô hạn làm cho dòng chảy kém lưu thông, trong khi đó một số người nuôi thiếu ý thức cộng đồng, mạnh ai nấy thả tôm không theo thời vụ, đã xả nước thải của những ao hồ bị dịch bệnh ra sông, khiến cho cả vùng nuôi bị ô nhiễm nặng. Thêm vào đó, hầu hết bà con đều chuyển sang thả nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ quá dày, khoảng 100con/m2 (dày gấp đôi so với quy định mật độ tôm nuôi), trong khi nguồn tôm giống mua trôi nổi ở nhiều nơi, không qua kiểm dịch. Do đó, tình trạng dịch bệnh xãy ra lan tràn là không thể tránh khỏi (Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY).
2.4. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu:
Từ nhiều năm trước, ở Bạc Liêu có một Công ty 100% vốn nước ngoài đã nuôi tôm thẻ chân trắng. Công ty này đã nhập tôm giống và tôm bố mẹ để sản xuất giống, ương nuôi, nhân rộng dưới sự giám sát của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bước đầu đã mang lại một số thành công nhất định, tôm phát triển khá tốt, năng suất đạt khá. Tuy nhiên, khi nhân rộng cho một số hộ nuôi tôm trong và ngoài tỉnh thì gặp rất nhiều khó khăn. Do đây là một đối tượng nuôi quá mới với người dân, quy trình kỹ thuật nuôi chưa được hoàn chỉnh, cộng với thị trường đầu ra không ổn định ( chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa ) nên hiệu quả kinh tế không cao, từ đó không khuyến khích người dân đầu tư nuôi loại tôm này. Sở Thủy sản ( nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) cũng đã từng có một đề án nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng theo hướng quảng canh nhưng hiệu quả ra sao vẫn chưa được công bố, rút kinh nghiệm (!?). Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 10 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu tại thị xã Bạc Liêu .
Trong năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 118,4 ha (CN-BCN là 93 ha, QCCT: 25,4 ha). So với cùng kỳ năm 2009 (334 ha) thì diện tích nuôi tôm chân trắng giảm đến 35,4 % và giảm chủ yếu ở mô hình nuôi tôm theo hình thức CN-BCN. Năm 2010 có tới 84,1 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng nằm ngoài vùng quy hoạch, tập trung chủ yếu ở 4 huyện, thị Giá Rai, Đông Hải, Phước Long và thị xã Bạc Liêu. Trong đó, huyện Giá Rai và Đông Hải thị xã Bạc Liêu nuôi CN-BCN với diện tích 58,7 ha, riêng huyện Phước Long nuôi với hình thức kết hợp tôm thẻ chân trắng và tôm sú với 25,4ha.
2.5. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
2.5.1. Phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei
(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006)
2.5.2. Đặc điểm phân loại
Chủy hơi cong xuống, có 8 – 9 răng trên chủy và có 1- 3 răng dưới chủy. Cơ thể có màu trắng và chân màu trắng hay nhợt nhạt (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)
2.5.3. Đặc điểm phân bố và nguồn gốc.
Tôm chân trắng (P.vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh) và được nuôi phổ biến ở Ecurador. Ðây là loài tôm quý có nhu cầu cao trên thị trường được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ La tinh và cho sản lượng lớn gần 200 nghìn tấn (1999). Hiện nay được di nhập nhiều nước ở châu Á.Tôm thẻ chân trắng được thuần hóa và thành công ở philipine(1978), ở Trung Quốc(1988) (Ts.Phạm Xuân Thủy, KS.Phạm Xuân Yến, KS. Trình Văn Liễn, thuộc viện nuôi trồng thủy sản trường Đại Học Nha Trang)
Tôm chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ. Mặc dù tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 – 33oC), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 320C. Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30oC và cho tôm lớn (12 – 18g) là 27oC.( TS. Trần Viết Mỹ)
2.5.4. Vòng đời của Tôm Thẻ Chân Trắng
Ấu trùng (6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Protozoa và 3 giai đoạn Mysis) – hậu ấu trùng - ấu niên – trưởng thành. Thời kỳ ấu trùng tôm sống ở cửa sông sau đó thì di cư ra vùng ven biển gần bờ.
Ở thời kỳ ấu niên và thiếu niên Tôm Thẻ sống ở vùng cửa sông. Ở giai đoạn sắp trưởng thành và trưởng thành, khi tôm có thể tham gia sinh sản lần đầu thì chúng sống ở vùng triều ở độ sâu khoảng 7- 20m nước. Đối với những con trưởng thành và sản phẩm sinh dục đã chín hoàn toàn thì chúng di chuyển ra vùng biển khơi ở độ sâu khoảng 70m nước và tham gia sinh sản tại đây.
Trứng và ấu trùng Mysis sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạt vào bờ. Khi đến vùng triều thì ấu trùng đã chuyển sang giai đoạn Postlarvae và tiếp tục theo thủy triều trôi dạt vào vào vùng cửa sông, phát triển thành ấu niên và tiếp tục vòng đời của chúng.
2.5.5. Đặc điểm sinh trưởng và sự lột xác (Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006)
Sự tăng trưởng về kích thước của Tôm Thẻ có dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục. Kích thước giữa hai lần lột xác hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Trong khi đó sự tăng trưởng về trọng lượng có tính liên tục hơn. Tôm Thẻ có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiên môi trường, dinh dưỡng...
Tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi, với môi trường sinh thái phù hợp, tôm có khả năng đạt 8 - 10g trong 60 - 80 ngày, hay đạt 35 - 40g trong khoảng 180 ngày. Tôm tăng trưởng nhanh hơn trong 60 ngày nuôi đầu, sau đó, mức tăng trọng giảm dần theo thời gian nuôi.
Tuổi thọ của tôm Thẻ
Tôm Thẻ có tuổi thọ ngắn, tuổi thọ của tôm đực thấp hơn tôm cái. Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30- 32°C, độ mặn 20- 40‰ từ tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tôm thu trung bình 40g/con, chiều dài từ 4cm tăng lên tới 14cm. Tuổi thọ trung bình của Tôm Thẻ > 32 tháng.
2.5.6. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp, ăn cả thực vật và động vật ở các dạng phiêu sinh, ăn chất hữu cơ…Đối với thức ăn công nghiệp thì cần độ đạm tương tối thấp khoảng 35% nên giá thức ăn thường thấp hơn tôm sú. Tốc độ sinh trưởng nhanh: sau 180 ngày thả tôm bột chúng có thể đạt 40 g/con. (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003; Bộ Thủy Sản, 2004)
Tôm chân trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 1 – 3 tuần, tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lột xác tăng dần theo tuổi tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g), trung bình 2,5 tuần tôm lột xác 1 lần.
Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên tôm chân trắng trong quần đàn có khả năng bắt mồi như nhau, vì thế tôm nuôi tăng trưởng khá đồng đều, ít bị phân đàn.
2.5.7. Đặc điểm sinh sản
Sinh sản: 10 tháng tuổi thì tôm đạt tuổi thành thục. Tôm thẻ chân trắng là loài có thelycum hở. Quá trình sinh sản tuân theo thứ tự: lột xác – thành thục – giao vĩ – đẻ trứng. Tôm trưởng thành di cư ra vùng biển có độ mặn cao để sinh sản. (Nguyễn Khắc Hường, 2003)
Mùa vụ đẻ trứng và sức sinh sản
Ở Bắc Equado, mùa vụ đẻ rộ từ tháng 4 đến tháng 5. Ở Peru mùa đẻ rộ từ tháng 12 đến tháng 4. Số lượng trứng đẻ ra tùy theo kích cỡ của tôm mẹ. Nếu tôm có khối lượng 30- 35g thì đẻ khoảng 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứng khoảng 0,22mm. ( Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2006).
Chương III. NỘI DUNG
3. Thiết kế trại nuôi
3.1 Bảng thiết kế tổng quát trại nuôi thâm canh.
Cống xã nước Cống xiphong
Cống cấp nước Quạt nước
Ưu điểm:
Nằm trong vùng quy hoạch được phép nuôi.
Có nguồn nước cấp phù hợp, không bị ô nhiễm công nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về lý hóa của nước.
Có ao lắng, ao cách ly nên hạn chế được sự lây lan của mầm bệnh.
Đất ao nuôi có độ kết dính nên hạn chế sự thẩm thấu giữa các ao, giữa các mương.
Thuận lợi về giao thông, gần nguồn điện.
An ninh tốt.
3.2. Chuẩn bị ao nuôi.
3.2.1. Cải tạo ao
Đối với ao cũ:
Sau khi thu hoạch tôm xong thì xả hết nước, nạo vét hoặc hút hết lớp bùn nhão đổ vào khu vực chứa thải rồi phơi đáy ao.
Tu sữa lại những chỗ bạt bị rách.
Đối với ao mới:
Bơm nước vào trong ao lắng để lắng khoảng 1 tuần sau đó lấy nước vào ao, ngâm 2 – 3 ngày rồi tháo cạn, thực hiện lặp lại 2 - 3 lần. quá trình lấy nước vào ao được lọc qua 2 lớp túilọc mịn để tránh cá tạp, trứng giáp xác vào ao.
Gia cố bờ ao, lót bạt đáy và bạt bờ. Ngoài ra, còn sử dụng lưới chim để bảo vệ ao nuôi.
Nhận xét:
Do Công Ty đã nuôi thẻ nhiều năm nên quy trình cải tạo ao rất khoa học, đã tạo điều kiện môi trường tốt trước khi thả giống, qua đó đã chống được mầm bệnh trong ao nuôi đồng thời cũng tăng tỉ lệ sống.
3.2.2. Diệt tạp
Lấy nước vào ao qua vải lọc, khi lượng nước cấp khoảng 1/3 ao thì dùng Clear Cup liều lượng 500ml/ao để tiêu diệt trứng giáp xác, cua,còng…
Sau đó tiếp tục cấp nước vào đầy ao rồi dùng Saponine với liều lượng từ 100-150kg/ao. Trước khi sử dụng mở hết quạt nước khoảng 1h. Ngâm Saponin trong nước ngọt trên 12 tiếng rồi té đều ra khắp ao, sử dụng vào ban đêm khoảng 21-22h tối.
Khi sử dụng xong thì chạy quạt tiếp tục khoảng 2h thì tắt quạt, qua ngày sau khi có nắng thì mở quạt chạy liên tục trong một ngày.
3.2.3. Khử trùng nguồn nước
Trong nước ao thường có nhiều mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, tảo độc và nguyên sinh động vật sinh ra các bệnh: đốm trắng, đầu vàng, MBV, đỏ mang, đóng rong….. Vì vậy, trước khi thả tôm giống cần phải khử trùng nước. Hoá chất dùng để khử trùng nguồn nước phổ biến là chlorine. Sau khi sử dụng saponine khoảng 5-7 ngày thì dùng chlorine để diệt khuẩn.
Chlorine có tác dụng diệt khuẩn rất tốt mỗi ao có thể dùng từ 20-30 kg hoà loãng với nước ao phun đều khắp ao. Trước khi thả tôm giống phải mở máy quạt nước cho bay hết khí chlo còn lại trong nước (thường thì từ 25-30 ngày). Sau đó test lại chlorine trước khi gây màu nước.
3.2.3. Gây màu
Sử dụng vi sinh với liều lượng 200g/ao sau đó khoảng 2-3 ngày thì dùng vôi kết hộp với dolomit khoảng 150kg/ao rồi sục khi liên tục trong 1 tuần. trước khi thả tôm thì sử dung vi sinh lại lần nửa để khoảng 3 ngày thì tiến hành thả tôm.
Màu nước có ý nghĩa rất lớn đối với ao nuôi tôm để :
Làm tăng lượng ôxy hoà tan trong nước.
ổn định chất nước và làm giảm các chất độc trong nước.
Làm thức ăn bổ sung cho tôm.
Giảm độ trong của nước giúp cho tôm nuôi dễ tránh địch hại.
Nâng nhiệt và ổn định nhiệt trong ao.
Hạn chế tảo sợi và tảo đáy phát triển.
Hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển; đảm bảo cân bằng sinh thái vùng nước.
Lắp đặt hệ thống sục khí: ban đầu 4-5 quạt/ao, khi tôm lớn 8-10 quạt/ao.
3.3 . Con giống
3.3.1. Chọn tôm giống
Chỉ tiêu cảm quan:
Trạng thái hoạt động: tôm bơi thành đàn ngược dòng liên tục quanh thành bể ương hoặc chậu, có phản xạ tốt khi có tác động đột ngột của tiếng động mạnh hoặc ánh sáng.
Ngoại hình: các phụ bộ hoàn chỉnh, đầu và thân cân đối, không có dị tật; chân đuôi mở rộng dạng chữ V khi bơi.
Kiểm tra chất lượng con giống bằng phương pháp PCR.
Công Ty bắt tôm giống từ Công Ty cổ phần chăn nuôi CP từ PL8 –PL 9.
3.3.2. Thả giống
Thả tôm vào ao khi ao đã được gây màu nước tốt đủ thức ăn tự nhiên cho tôm. Trước khi thả tôm kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn...giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh thích hợp để tránh sốc cho đàn giống.
Thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, nhiệt độ thấp trong ngày. Thông thường thì thả vào khoảng 4h sáng, trước khi thả thì thuần tôm bắng cách, trước hết rữa bọc chứa tôm qua nước có chứa dung dịch Povidine, có tác dụng diệt khuẩn tránh mầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào ao, rữa lại bằng nước rồi mới cho tôm vào bể composit 500L. lấy nước trong ao cho vào bể khoảng 2/3 bể. sau đó cho tôm vào kết hợp với sục khí khoảng 20 phút sau khi thấy tôm hoạt động nhanh trong bể thì tiến hành thả tôm xuống ao. Vận hành hệ thống sục khí trước khi thả giống 3 giờ. Mật độ thả từ 150-180 con/m2.
Nhận xét:
Tuy mật độ thả của Công Ty rất cao nhưng tôm vẫn phát triển bình thường không phân tàn là do điều kiện quản lý tốt. Ngoài ra thì Công Ty có nhiều năm kinh nghiệm.
Trước khi đi bắt giống thì Công Ty đã thông báo cho nơi sản xuất biết trước độ mặn trong ao nuôi để cơ sở sản xuất biết và thuần độ mặn trước, khi bắt về thả thì tỷ lệ sống rất cao.
3.4. Cho ăn và quản lý thức ăn
Sử dụng thức ăn chuyên dùng cho Tôm chân trắng Hi-PO, có hàm lượng đạm > 400/0.tùy theo từng giai đoạn mà cung cấp thức ăn và khẩu phần ăn hợp lí.
Tôm từ 1-6 ngày tuổi sử dụng thức ăn HI-PO 7701. Cho ăn bằng phà và rãi đều khắp ao.
Từ ngày thứ 6-9 thì trộn thức ăn HI-PO 7701
và HI-PO 7702 lại với nhau. Đồng thời cho 1 ít thức ăn
vào trong nhá để tôm quen dần.
Đến ngày thứ 10 thì sử dụng thức ăn 7702 hoàn toàn
có hàm lượng đạm >400/0. ngoài ra còn tăng cường
hàm lượng vitamine, khoáng, acid amine thiết yếu,
Bổ sung chế phẩm sinh học tăng cường hệ vi sinh đường ruột, cải thiện độ tiêu hóa thức ăn cho tôm bằng cách trộn bổ sung trực tiếp vào thức ăn, thường thì trộn vào lúc 11h trưa và 15h chiều.
Khi tôm được 16 ngày thì trộn 2 loại thức ăn 7702 và 7703, lúc này sử dụng nhá để kiểm tra thức ăn nhằm cung cấp khẩu phần ăn cho hợp lí. cứ 1 lần cho ăn 10kg thì cho vào vó 100g.
Khi tôm được 26 ngày thì sử dụng thức ăn 7703.
Khi tôm được 33 ngày thì sử dụng thức ăn 7703 trộn với 7703p.
Khi tôm được 36 ngày thì sử dụng thức ăn 7703p lúc
này không còn trộn vitamine, khoáng, acid amine
thiết yếu và men tiêu hóa nữa mà thức ăn được cho ăn
bằng máy.
Khi tôm được 59 ngày thì sử dụng thức ăn 7703p trộn với 7704s.
Khi tôm được 67 ngày thì sử dụng thức ăn 7704s.
Khi tôm được 75 ngày thì sử dụng thức ăn HI-GRO 8804 cho đến khi thu hoạch.
Điều chỉnh lượng thức ăn cho ăn 4 ngày/lần,
buổi sáng cho ăn nhiều nhất còn buổi chiều ít nhất. Tuy nhiên lượng thức ăn thực tế được điều chỉnh hàng ngày, dựa vào kết quả kiểm tra nhá ăn sau mỗi lần cho ăn 150 – 180 phút.
Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh
đều ảnh hưởng đến sức ăn của tôm. Vì thế, cần thay đổi
lượng thức ăn giữa các lần cho ăn trong ngày tùy vào
thời tiết, trên nguyên tắc tôm ăn mạnh nhất vào lúc trời nắng.
Nhận xét:
Qua số liệu thức ăn ở (Bảng 1) ta thấy lượng thức ăn tăng hay giảm phụ thuộc vào việc kiểm tra nhá, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ của nước, sức khoẻ, chất lượng nước ao nuôi, nhu cầu thực tế của tôm. Vì thế việc xác định lượng thức ăn phù hợp từng giai đoạn phát triển của tôm là rất cần thiết, vì khi tôm bị đói sẽ tăng trưởng chậm, sinh bệnh, thậm chí ăn thịt lẫn nhau. Trái lại, khi thức ăn quá nhiều, tôm không ăn hết gây lãng phí, ô nhiễm đáy và nước ao nuôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh và tảo độc phát triển.
Trong khi cho ăn có bổ sung vitamin, khoáng, men tiêu hóa...vì thế làm tăng khả năng tiêu hóa thứ ăn và tăng sức đề kháng cho tôm.
3.5. Quản lý môi trường
Kiểm tra các yếu tố môi trường:
Kiểm tra 2 lần/ngày các yếu tố pH, nhiệt độ
Đối với độ kiềm, độ mặn được đo trước khi thả tôm
Kiểm tra 2 tuần/lần các yếu tố: NH3
Kiểm tra 1 lần/tháng các yếu tố: hàm lượng oxy
Kiểm soát, điều chỉnh pH, tăng độ kiềm trong ao nuôi bằng Dolomite (MgCaCO3) hoặc vôi (CaCO3), nhất là vào thời gian tôm lột xác.
Tăng cường oxy hòa tan bằng hệ thống quạt, vận hành 20 - 24 giờ/ngày đêm tuỳ vào giai đoạn nuôi, điều kiện thời tiết và chất lượng nước ao nếu ao có diện tích từ 4000-4500m2 thì phải sử dụng 8- 10 quạt nước. Ao từ 5000-6000m2 thì cần phải 12- 14 quạt nước mới cung cấp đủ oxy cho tôm. Ngoài ra việc lắp quạt cung cấp oxy cho tôm còn phụ thuộc vào mật độ nuôi và tỷ lệ sống của tôm, mà ta lắp cho hợp lý. Tăng cường sục khí vào cuối giai đoạn nuôi, những ngày nắng ít hay khi độ trong của ao giảm.
Cần lưu ý: Tắt bớt quạt nước khi cho tôm ăn và mở quạt nước lại sau khi cho ăn xong.
Sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm tăng cường hệ vi sinh có lợi, giúp cải thiện nền đáy, chất hữu cơ trong nước và ổn định pH.
Chế độ thay nước: các ao nuôi tôm chân trắng thâm canh tại Công Ty không có thay nước, chỉ cấp nước khi cần: 3 - 6 lần/vụ. Nước được cấp vào ao bằng nguồn nước ngầm, thời điểm cấp nước tùy thuộc vào mực nước trong ao.
3.6. Quản lý sức khỏe tôm nuôi
Ao nuôi tôm nói chung, nuôi tôm chân trắng nói riêng, cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh là chính. Việc phòng bệnh không hiệu quả, bệnh xảy ra, ngoài nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh, quá trình xử lý bệnh sẽ dẫn đến các nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, tổn hại đến môi trường trong và ngoài ao nuôi và nhất định ảnh hưởng đến giá thành sản xuất.
Phòng bệnh bao gồm các hoạt động
Hạn chế các tác động xấu từ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm như biến đổi của các chỉ tiêu lý, hóa học, sự gia tăng của mầm bệnh trong ao.
Ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh từ nguồn giống không đảm bảo, chất lượng nước cấp không đạt yêu cầu, quá trình xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài do vệ sinh trang trại chưa phù hợp, …
Xử lý triệt để và có trách nhiệm khi bệnh xảy ra: báo ngay đến cơ quan liên quan vấn đề bệnh để xử lý kịp thời, đúng cách.
Cụ thể hơn, phòng bệnh trong quá trình nuôi bao gồm thực hiện tốt việc quản lý con giống, thức ăn, nguồn nước và theo dõi sức khỏe tôm nuôi.
Theo dõi sức ăn của tôm, đây được xem là một trong các dấu hiệu thể hiện rõ nhất tình trạng sức khỏe của tôm.
Quan sát hoạt động của tôm trong ao, biểu hiện của tôm vào nhá, các dấu hiệu cảm quan như tình trạng thức ăn trong ruột, các dấu hiệu bên ngoài khác, ..
Theo dõi dấu hiệu lột xác để kiểm soát chặt chẽ độ kiềm của nước, đảm bảo chất lượng nước để tôm phát triển tốt: tăng trọng tối đa và hình thành vỏ mới sau mỗi lần lột xác.19
Vệ sinh trang trại nuôi: Không xả rác, xả nước thải sinh hoạt, Dụng cụ, trang thiết bị sử dụng riêng biệt cho từng ao, công nhân được vệ sinh trước khi xuống ao tôm, kỹ thuật lao động trong trại.
3.7. Thu hoạch và xử lý chất thải
Kích cỡ tôm thu hoạch là 33 con/kg. Phương pháp thu hoạch tôm khá phổ biến là rút bớt nước xuống còn khoảng 1/3 ao, dùng lưới điện (kích điện) đánh bắt hầu hết số tôm trong ao và tác cạn ao thu số tôm còn lại.
Dụng cụ thu hoạch, cách thu hoạch phải ngâm qua
thuốc tím để tránh lây nhiễm giữa các ao: sử dụng dụng
cụ thu hoạch riêng rẽ cho từng ao hoặc vệ sinh kỹ
(giặt sạch, phơi ráo) trước khi sử dụng tiếp cho ao khác.
Nước thải và chất lắng đọng phải được xử lý trước khi
thải ra ngoài môi trường xung quanh: nếu cần phải thải
ngay, phải để lắng và xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn (chlorine)
Phải xử lý phù hợp bùn ao nuôi thủy sản sau thu hoạch bùn được bơm đến bãi xử lý chất thải
3.8. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
3.8.1. Hội chứng Taura (TSV – Taura Syndrome virus)
Nguyên nhân gây bệnh:
- Do Picornavirus gây ra, thường xuất hiện ở giai đoạn post 14 – 40.
- Có 2 biểu hiện: mãn tính và cấp tính.
- Gây chết 80 – 95% tôm nhỏ và 40% ở tôm lớn.
* Mãn tính:
- Gây thoái hóa vỏ, mềm vỏ.
- Xuất hiện những đốm đen trên lớp vỏ và cơ thể.
* Cấp tính:
- Mềm vỏ, trên thân và đuôi xuất hiện các đốm màu đỏ, các đốm này ngày càng lan rộng.
- Tôm yếu bơi lội, mất phương hướng.
- Chết nhanh hoặc ngay sau khi lột xác.
3.8.2 Bệnh đen mang
* Nguyên nhân gây bệnh:
- Trong ao xảy ra hiện tượng tảo tàn, đáy ao bị ô nhiễm các vật chất hữu cơ lơ lửng trong ao bám vào mang tôm làm mang chuyển sang màu nâu, đen.
- Tôm sống trong điều kiện kiện pH thấp, ao có nhiều ion kim loại nặng như Fe3+, Al3+, muối ion kim loại này kết tụ trên mang làm cho mang có màu đen.
- Ngoài các yếu tố môi trường, bệnh đen mang cũng còn do nhiều tác nhân gây ra như: vi khuẩn, nấm.
* Biện pháp phòng và trị bệnh
Khi có hiện tượng bệnh lý cần xem xét kỹ để biết tôm bị đen mang do nguyên
nhân nào. Trước hết phải thực hiện tốt các biện pháp cải thiện môi trường, nếu bệnh vẫn không khỏi cần phải xử lý hóa chất: BKC với liều lượng: 4kg/ 4500m2.
3.8.2. Bệnh do vi khuẩn
Các bệnh do vi khuẩn gây ra thường gặp nhất ở tôm chân trắng là các bệnh đứt râu, phồng mang, bệnh phân trắng.
Tác nhân chính là vi khuẩn thuộc giống Vibrio.Vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao nuôi theo một số con đường: nguồn nước, tôm giống, thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống và từ đáy ao nếu công tác tẩy dọn chưa tốt.
Phương pháp phòng bệnh: việc phòng bệnh do vi khuẩn ở tôm chân trắng cũng tương tự như phòng bệnh do virus. Ngoài ra, cần làm tốt một số nội dung sau:
Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung một số sản phẩm như vitamin C, A, E, …. vào thức ăn.
Cải thiện điều kiện môi trường bằng một số biện pháp kỹ thuật như: xiphon đáy, thay nước mới, sát trùng nước bằng các loại thuốc diệt khuẩn như: Benzalkonium chloride (BKC), Iodine, vôi...
Chương IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Môi trường
Qua bảng theo dõi của các yếu tố môi trường (bảng 2), Các chỉ tiêu môi trường trong ao như pH, nhiệt độ tương đối phù hợp, từ bảng trên ta thấy sự biến động pH trong ngày không vược quá 0.5ppm, nhiệt độ trong ngày dao động từ 250c-320c nằm trong ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của tôm.
Trong khi nuôi nước được cấp liên tục vào ao và không có thay nước, bón vôi, vi sinh định kì, mặt khác sử dụng quạt nhiều (10- 12 quạt/ao) , nên hạn chế được mầm bệnh và tạo môi trường tốt cho tôm phát triển.
Nồng độ NH3 ở tháng thứ nhất chỉ có 0.1ppm, sang tháng thứ 2 tăng lên 0.2ppm điều đó cho thấy ao việc quản lý lượng thức ăn rất hợp lý không để cho thức ăn dư quá nhiều, ngoài ra ở Công Ty thường xuyên xiphong 1tuần/ lần nên hạn chế tối đa lượng chất thải qua đó làm giảm lượng khí độc trong ao nuôi từ đó mà hạn chế được mầm bệnh. Vì thế mà tôm phát triển rất nhanh.
Hàm lượng oxy thì tương đối cao, lúc đầu tôm còn nhỏ nên nhu cầu oxy còn thấp chỉ có 5- 6.5ppm nhưng sau đó tăng dần qua các tháng. Khi tôm được 75 ngày thì hàm lượng oxy tăng lên 6.5- 8ppm. Điều đó cho thấy khi trọng lên cơ thể tăng thì nhu cầu oxy cũng tăng lên.
4.2. Lượng thức ăn và tăng trưởng.
Tuổi tôm ( ngày)
10
18
26
34
42
50
58
66
75
Thức ăn (kg/ ngày)
19
35
66
88
160
140
190
220
235
Trọng lượng (g)
0.13
0.65
1.12
2.2
4.2
5.8
7.9
9.4
10.5
Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng và lượng thức ăn của tôm ở ao số 3 tại Công Ty.
Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng và lượng thức ăn của tôm sau 75 ngày nuôi
Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng và lượng thức ăn của tôm sau 75 ngày nuôi
Qua biểu đồ trên ta thấy lượng thức ăn tăng lên liên tục qua các ngày, tăng nhanh nhất vào ngày 34-42 từ 88 kg/ngày tăng lên 160kg/ngày. Khẩu phần ăn giảm vào ngày 50 chỉ còn 140kg/ngày. Nguyên nhân chủ yếu là tại thời điểm này tôm lột xác đồng loạt, ngoài ra do các yếu tố môi trường không ổn định, thời tiết giao mùa, nhưng do khống chế tốt các yếu tố môi trường nên sau 75 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng của tôm là khá tốt
4.3. Năng suất, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn.
TG nuôi
Diện tích
Mật độ
TDTT(Wr)
Năng suất
FCR
Tỉ lệ sống
75 ngày
4000m2
180con/m2
0.145g/ngày
6657kg/4000m2
1.5
960/0
Bảng 4. Năng suất thu được sau 75 ngày ở ao số 3.
Tốc độ tăng trưởng tương đối 0.145g/ngày tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với kết quả của Công Ty CP 0.12g/ngày.
Hệ số thức ăn (FCR) là 1.5 khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ tốt nhiều hơn so với tôm sú. Hệ số thức ăn (FCR) của tôm sú là 1.7 nằm trong khoảng 1.5 – 2 của Past và Apud, 1983 theo trích dẫn của Nguyễn Thanh Phương & Trần Ngọc Hải, 2009.
4.4. Hiệu quả kinh tế mô hình
Các khoản mục
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền VND
Giống
Thức ăn
Nhiên liệu
Thuốc, hóa chất
Lương
Sữa chửa máy móc
Khấu hao TSCD
Chi phí khác
Tổng chi phí (TC)
720.000 con
10040 kg
3 người x 3 tháng
60đ/con
20.000đ/kg
3 triệu/ tháng
43.200.000
200.800.000
25.000.000
25.000.000
27.000.000
5.000.000
10.000.000
10.000.000
346.000.000
Sản lượng thu hoạch Q (kg), 90con/kg
Tổng thu nhập TR
6657 kg
102.000đ/kg
679.014.000
679.014.000
Lợi nhuận (VNĐ), LN = TR –TC
333.014.000
Tỷ suất lợi nhuận = (TR-TC)/TC (%)
0.96
Giá hòa vốn = TC/Q(đồng/kg)
51975
Sản lượng hòa vốn = TC/P (kg)
3392
Qua bảng số liệu ta thấy chi phí đầu tư của mô hình là 346.000.000 đồng và tổng thu nhập là 679.014.000 đồng và lợi nhuận thu được là 333.014.000 đồng với tỷ suất lợi nhuận là 0.96. Nhờ Công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong nuôi tôm thẻ nên năng suất và tỷ suất lợi nhuận của Công Ty rất cao.
Biểu đồ so sánh chi phí vụ nuôi
Qua biểu đồ trên cho ta thấy chi phí thức ăn là cao nhất, kế đến là giống. Vì mô hình này nuôi với mật độ rất cao và sử dụng thức ăn công nghiệp lượng thức ăn trong ngày rất nhiều, một ngày cho ăn 4 lần. Từ đó cho thấy được yếu tố giống và thức ăn chiếm phần lớn chi phí dầu tư của mô hình.
Chương V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh với mật độ 180con/m2 cho hiệu quả kinh tế khá cao, chỉ có 75 ngày nuôi với diện tích nuôi 4000m2 tại ao số 3 thì năng suất thu hoạch được khá cao đạt 6657 kg, tôm nuôi có tỷ lệ sống tốt (98%) và tốc độ tăng trưởng nhanh (0.145g/ngày) , FCR là 1.5 lợi nhuận đạt được gần 333.014.000 đồng/ vụ chỉ có 75 ngày nuôi.
5.2 Đề xuất
Cần mở nhiều lớp tập huấn, dạy nghề để hướng dẫn kỹ thuật nuôi, các giải pháp để hạn chế rủi ro cho người dân đặc biệt là đối tượng tôm chân trắng.
Nâng cao nhận thức của người nuôi về bảo vệ môi trường nước công cộng, xử lý diệt mầm bệnh nguồn nước trong ao, đầm nuôi trước khi xả thải ra kênh, rạch.
Mô hình này có thể áp dụng rộng rãi ở Bạc Liêu để nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình, mở ra một hướng đi mới, giúp ngành thủy sản ở địa phương phát triển thêm phong phú và đa đang về chủng loại.
Nhìn chung việc phát triển nuôi tôm chân trắng đã tạo ra cơ hội mới nhưng cũng đặt ra cho các nhà quản lí, nhà khoa học và người nông dân không ít thử thách nhất là vấn đề môi trường, dịch bệnh.
Trong tình hình nuôi và xuất khẩu tôm sú bấp bênh như hiện nay, nuôi
tôm chẻ trắng có thể xem là hướng phát triển phù hợp của người nuôi
tôm. Để mô hình nuôi cho hiệu quả kinh tế cao mang tính bền vững cần có sự vào cuộc và phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng, chính quyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2006. Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
2. Vũ Thế Trụ, 2003. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
3. FAO, 2004, Introductions and movement of Penaeus vannamei and Penaeus Stylirostris in Asia and the Pacifi c, Bangkok, 2004.
4. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006).
5. T.S.Phạm Xuân Thủy, viện ngiên cứu nuôi trồng thủy sản Đại Học Nha Trang.
6. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, 2003, Tôm chân trắng (Lito-penaeus vanamei), tài liệu sưu tầm.
7. T.S. Trần Viết Mỹ .SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TP. HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
8. Nguyễn Trọng Nho, Nguyễn Anh Tuấn và Tạ Khắc Thường, 1994. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm. Trường Đại Học Thủy Sản. Nha Trang.
PHỤ LỤC
Bảng Theo Dõi Thức Ăn (BẢNG 1)
Tuổi tôm
(ngày)
Mã số thức ăn
Tổng lượng TA(kg)
Lượng TA cho 1 vó (gam)
Thời gian kiểm tra vó/giờ
Số lần cho ăn trong 1 ngày đêm
1
01
6
Cho 1 ít thức ăn vào nhá cho tôm quen
Lúc đầu thì không kiểm tra nhá
3
4
01+02
38
4 lần/ngày vào lúc 07h:00, 11h:00, 15h:00,18h:00
10
02
136
16
02+03
282
21
472
100
3
26
03
776
140
29
03
998
200
33
03+03p
1326
210
2.5
36
03p
1600
Cho tôm ăn bằng máy ta không cần bỏ thức ăn vào nhá.
46
3320
52
4640
59
03+04s
6240
67
04s
8160
75
04
10040
2
Bảng theo dõi các yếu tố môi trường (BẢNG 2)
Ngày
ph
Nhiệt độ
Oxy
NH3
Hóa chất
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Loại
Liều lượng
6/3
8
8.5
27.5
30.5
5 ppm
Đo lúc
7h
6.5 ppm
Đo lúc
15h
0.1ppm
7/3
8
8.5
28
28
8/3
8.1
8.3
26
28
9/3
8.0
8.3
25
26
Vi Sinh
200g
10/3
7.9
8.3
26
27
11/3
8.1
8.4
27
27
12/3
8.2
8.3
26
27
13/3
8.2
7.9
25
27
14/3
8.0
8.1
26
29
15/3
8.2
8.2
26.5
30
16/3
8.2
8.4
27
29
17/3
7.9
8.3
26
28
0.2ppm
Đo lúc
15h
18/3
8.0
8.2
26
29
Vi sinh
200g
19/3
7.9
8.2
27.5
29
20/3
8.0
8.1
26
28
Vôi + Dolomit
150kg
21/3
7.9
8.2
27
29
22/3
7.6
7.8
28
31
23/3
8.0
8.4
27
28
24/3
7.6
8.0
25
28
25/3
7.8
8.2
25
26
26/3
8.0
8.0
25
26
Vôi + Dolomit
150kg
27/3
8.1
8.0
25.5
27
28/3
7.8
8.3
25
27
29/3
7.8
8.0
26
27.5
30/3
8.0
8.3
26
28.5
Vôi + Dolomit
100kg
31/3
8.0
8.4
27
29
1/4
7.9
8.3
27
29
6 ppm
Đo lúc
7h
7.5 ppm
Đo lúc
15h
0.2 ppm
Đo lúc 15h
2/4
7.9
8.2
25.5
27
3/4
8
8.3
26
28
4/4
7.9
8.2
25
28
5/4
7.6
7.8
25.5
29
Vôi + Dolomit
150kg
6/4
7.8
8.1
26
28.5
Vi sinh
200g
7/4
8.1
8.3
27
29
8/4
7.9
8.2
26
30
Vôi + Dolomit
200kg
9/4
7.6
7.8
26
31
10/4
7.6
7.9
27
30
11/4
7.9
8.4
26.5
28
12/4
7.8
8.1
26
29
13/4
8.0
8.3
28.5
30.5
Vi sinh
200g
14/4
8.0
8.2
27
31
15/4
8.1
8.4
26.5
28
ngày
ph
Nhiệt độ
Oxy
NH3
Hóa chất
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Loại
Liều lượng
16/4
7.9
8.3
27
30
6.5 ppm
Đo lúc
7h
8 ppm
Đo lúc
3h
0.2ppm
Đo lúc
15h
17/4
8.1
8.2
28
31
18/4
7.9
8.2
27
30
19/4
8.1
8.4
27
29
Vi sinh
200g
20/4
8
8.4
26
30.5
21/4
8.0
8.3
28
29
22/4
7.9
8.2
26.5
27
23/4
7.5
7.8
27
29
24/4
8.1
8.3
26
31
25/4
8.0
8.4
26.5
30.5
Vôi +Dolomit
150kg
26/4
7.9
8.3
28.5
31.5
Vi sinh
200g
27/4
8.2
8.5
28.5
30
0.2 ppm
Đo lúc
15h
28/4
8.1
8.3
29
32
29/4
8.2
8.4
28
30
30/4
8.1
8.3
28.5
31
1/5
8.0
8.4
29
30
2/5
8.1
8.2
28
31
Vôi + Dolomit
250kg
3/5
8.1
8.3
27
30
4/5
7.9
8.2
29
32
5/5
7.7
8.0
29
31.5
6/5
8.0
8.4
28
32
Vi sinh
400g
7/5
8.2
8.0
29
32
8/5
7.8
8.1
30
32
9/5
8.0
8.2
28.5
32.5
10/5
8.2
8.5
29
30
11/5
8.0
8.3
27
29
12/5
7.8
8.1
27
30
Vôi + Dolomit
300kg
13/5
7.9
8.2
28
32
Vi sinh
200g
14/5
8.1
8.4
29
31
15/5
7.9
8.1
28
31
16/5
7.5
7.8
29
32
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieuluantotnghiepnuoitrong_7719.doc