Trong nhiều năm qua, Tổng Công ty và Công ty đã chú ý phát triển cơ sở vật chất và trụ sở làm việc. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống trụ sở, văn phòng làm việc của Công ty còn thiếu và một số chưa đảm bảo yêu cầu khuyếch trương vị thế trong kinh doanh, một số Phòng quận (huyện) đang phải đi thuê Văn phòng, làm tình hình kinh doanh không được chủ đông và ổn định: hiện có 5 phòng phải thuê trụ sở làm việc (Từ Liêm, Thanh Xuân, Thanh Trì, Ba Đình, Tây Hồ). Hai phòng: Gia Lâm và Từ Liêm đang trong quá trình xây dựng và có kế hoạch xây dựng trụ sở trang thiết bị. Nội thất phòng làm việc, bàn ghế nhiều phòng còn chưa được đồng bộ.
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình phát triển tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
Sơ lược quá trình phát triển Tổng Công ty
Bảo hiểm Việt Nam
I.Sơ lược về tổng công ty.
Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam-Bảo Việt (tiền thân là Công ty Bảo hiểm Việt Nam), được thành lập theo quyết định số 179/cp ngày 17 tháng 12 năm 1964 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 15 tháng 1 năm 1965. Ngày đầu, Bảo Việt có trụ sở chính tại Hà Nội(số 35 Hai Bà Trưng Quận Hoàn Kiếm Thành phố Hà Nội) và một chi nhánh tại Hải Phòng.Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất -nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển, làm đại lý giám định và xét giải quyết bồi thường cho các công ty bảo hiểm nước ngoài về hàng hóa xuất-nhập khẩu.
Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, Bảo Việt tiếp quản cơ sở vật chất của một số Công ty Bảo hiểm thuộc chế độ cũ như Công ty Bảo hiểm và Tái Bảo hiểm Miền Nam Việt Nam, bắt đầu mở rộng hoạt động ở một số tỉnh phía Nam.
-Năm 1980, Bảo Việt mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ trên khắp cả nước.Bảo Việt bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm tai nạn hành khách và bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới.
-Năm 1982, Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa lần 1, bước đầu mở rộng phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam.
-Năm 1989, Công ty Bảo Việt Nam được chuyển đổi thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Từ đây, Bảo Việt triển khai hàng loạt cải tiến về hệ thống, tổ chức, con người và liên tiếp đưa ra dịch vụ bảo hiểm mới.
-Năm 1992, thành lập Công ty đại lý bảo hiểm BAVINA(UK).Ltd tại Vương quốc Anh.
-Từ 1993, Bảo Việt chú trọng cải tiến công tác đầu tư tài chính. Một loạt các biện pháp mang tính chiều sâu được thực hiện nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bảo Việt đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ lĩnh vực đầu tư tài chính.
-Năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập lại Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Bảo Việt được nhà nước xếp loại “Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt” và trở thành 1 trong 25 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Việt Nam.
-Năm 1997,trung tâm đào tạo Bảo việt được thành lập , đánh dấu một bước chuyển biển mới trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ , đại lý của Bảo Việt cũng như các đơn vị trong nghành Bảo Hiểm Việt Nam.
-Năm 1999,thành lập công ty chứng khoán Bảo Việt-công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam .Bảo Việt tiếp tục đi đầu trong một lĩnh vực kinh doanh mới
-Năm 2000,Bảo Việt thành lập thêm 27 Công ty Bảo hiểm nhân thọ đưa số đơn vị thnàh viên của Bảo Việt lên 92 đơn vị , đồng thời thực hiện tổ chức hoạt động hai hệ thống kinh doanh bảo hiểm riêng biệt .
-Đầu năm 2001,tiếp tục tách lập nốt 27 Công ty bảo hiểm nhân thọ và 5 chi nhánh bảo hiểm nhân thọ còn lại ở các tỉnh khác,nâng tổng số các đơn vị thành viên lên 124 đơn vị .
Qúa trình phát triển và lớn mạnh của bảo việt đã khẳng định vai trò và vị thế của Bảo Việt ở Việt Nam .Bảo việt dã thức sự góp phần vào sự phát triển của thị trường Bảo hiểm và thị trường tài chính Việt Nam.
Cho đến nay Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam có số lượng nhân viên lớn 4875(người), trong đó số đại lý phi nhân thọ là 9300 và đại lý nhân thọ 18500, số đơn vị thành viên 124, và chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo hiểm nhân thọ, Đầu tư tài chính.
II.Công ty Bảo Việt Hà nội.
Công ty Bảo Việt Hà nội được thành lập năm 1980 theo quy định số 1125/QĐ-TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ tài chính có tên là Chi nhánh Bảo hiểm Hà nội và trực thưộc tổng công ty Bảo Việt Hà nội.
-Ngày 17/2/1989, Bộ tài chính ra quyết định số 27/TCQĐ-TCCB,chuyển chi nhánh Bảo hiểm thành Công ty bảo hiểm Việt Nam.
-Năm 1996, Bộ trưởng bộ tài chính ra quyết định về việc thành lập lại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.Theo đó Chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ban hành quyết định số 32/QĐ-HĐQT ngày 24/9/1996, phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty bảo hiểm hà nội đầu tư vốn và dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm theo quy định của pháp luật và phân cấp của công ty.
-Quá trình phát triển: Ban đầu chỉ có 10 cán bộ với 1 phòng nhỏ làm trụ sở chính đến nay đã trở thành đơn vị kinh tế hùng hậu với trụ sở chính khang trang được đặt tại 15b Trần Khánh Dư- Hà nội với đội ngũ 150-160 cán bộ bảo hiểm.
PHẦN II
Cơ Cấu, Tổ Chức Và Chức Năng Nhiệm Vụ
1.Các nghiệp vụ chủ yếu của công ty.
Cho đến nay công ty đã triển khai được các nghiệp vụ chủ yếu sau.
+Bảo hiểm tai nạn con người.
+Bảo hiểm sinh mạng cá nhân.
+Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật.
+Bảo hiểm tai nạn khách du lịch.
+Bảo hiểm tai nạn hành khách.
+Bảo hiểm ô tô xe máy( trách nhiệm dân sự và vật chất xe).
+Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa.
+Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm của chủ tầu.
+Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt khác.
+Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt.
+Bảo hiểm học sinh.
+Bảo hiểm chi phí y tế.
+Bảo hiểm trách nhiệm với người thứ 3.
+Bảo hiểm trộm cắp.
+Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí.
Công ty không trực tiếp tham gia các hoạt động tái bảo hiểm mà tái bảo hiểm thông quaTổng công ty, nhưng thực tế Tổng công ty chỉ là chỉ đạo gián tiếp có chất vĩ mô, tạo điều kiện cho công ty hoạt động.Thực chất Công ty Bảo Việt Hà nội là một tổ kinh doanh lớn, có đầy đủ tư cách pháp nhân có quyền quyết định phương thức kinh doanh quy trình nghiệp vụ.
2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nghiệp vụ.
Trước tiên về tổ chức Công ty có quyền quyết định thành lập hay bãi bỏ các phòng ban, bổ nhiệm phụ trách phòng, được phân cấp quản lý cán bộ.
a.Bộ máy tổ chức.
1/ Ban giám đốc. Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, cùng điều hành kinh doanh theo các mức độ khác nhau.
2/ Năm phòng ban cùng nhiệm vụ chức năng.
+Phòng kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính của công ty, điều hành các hoạt động đầu tư, tổ chức hạch toán theo các chế độ nhà nước quy định.
+Phòng máy tính:Tổ chức phòng thông tin chung của cơ quan, thực hiện công tác thống kê nghiệp vụ, thiết lập các báo cáo thống kê, quản lý các thiết bị tin học trong công ty.
+Phòng giám định bồi thường: Thực hiện công tác giám định bồi thường trên phân cấp quy định của các phòng nghiệp vụ và các văn phòng đại diện.
+Phòng kiểm tra nội bộ: Đảm bảo việc chấp hành các nội qui, quy định của Nhà nước, của công ty, của nghành, để triển khai hoạt động bảo hiểm được nghiêm chỉnh. Đồng thời ngăn chặn những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm.
+Phòng tổng hợp hành chính: Trực tiếp tiến hành công tác tổ chức cán bộ, quảng cáo tuyên truyền, hành chính quản trị, pháp chế, quản lý tài sản… tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng nghiệp vụ tiến hành công việc tốt nhất.
3/ Năm phòng Bảo hiểm nghiệp vụ.
+ Phòng bảo hiểm phi hàng hải: Triển khai các nghiệp vụ phi hàng hải, chịu trách nhiệm về các chế độ chính sách trong việc triển khai các nghiệp vụ. Tổ chức và điều hành công tác xác minh, giám định, bồi thường tại phòng và các văn phòng.
+Phòng bảo hiểm đầu tư, cháy và các rủi ro kỹ thuật khác: triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm cháy, các nghiệp vụ phục vụ đầu tư và nghiệp vụ bảo hiểm các rủi ro khác.
+ Phòng bảo hiểm hàng hải: triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải chịu trách nhiệm về các chế độ, chính sách trong việc triển khai và nghiệp vụ. Tổ chức công tác xác minh, giám định, bồi thường của các nghiệp vụ khác.
+Phòng bảo hiểm quốc phòng:
-Mười hai văn phòng đại diện tại tất cả các quận, huyện cùng với mạng lưới đại lý cộng tác trên các địa bàn.
Ba phòng nghiệp vụ và 12 văn phòng đại diện là các đơn vị trực tiếp tiến hành triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. Các đơn vị này không trực tiếp tiến hành triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. Các đơn vị này không trực tiếp hạch toán độc lập có toàn quyền đối với các hoạt động kinh doanh của mình ở mức phân cấp cho phép và được hưởng lương và các chế độ khác nhau theo doanh thu.
Năm phòng chức năng và ba phòng nghiệp vụ có quan hệ mật thiết với nhau và cùng phối hợp với ban giám đốc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh đưa các quy định nghiệp vụ, đề ra các biện pháp, đối sách kịp thời với tình hình.
4/ Nghiệp vụ của phòng hàng hải.
Được thành lập theo quy định 66 /TCCB-97 ngày 17/04/1997 của giám đốc công ty Bảo Hiểm Hà Nội.
Trước đây từ năm 1989 đến năm 1994 Bảo hiểm Hà Nội có triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Nhưng sau đó được chuyển lên tổng công ty để thực hiện.
Tổng công ty Bảo hiểm Hà Nội đã thành lập lại phòng Bảo hiểm hàng hải tại Bảo Việt Hà Nội theo yêu cầu củng cố và tăng vị thế của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm. Ngoài ra cần phải kể tới mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận của Bảo Việt cùng với nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm nhằm tăng và mở rộng quy mô của công ty.
Vị trí: Là bộ phận của cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Bảo Việt Hà Nội.
Nhiệm vụ:
-Tuyên truyền vận động, thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm hàng hải với Bảo Hiểm Hà Nội.
-Chủ động quan hệ với ban ngành từ trung ương tới địa phương, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức môi giới bảo hiểm, các văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài để thu thập các thông tin có ích cho công ty.
- Có quyền ký, cấp đơn bảo hiểm trong phạm vi phân cấp
- Phòng có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thu phí đối với các hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với khách hàng.
- Triệt để thực hiện các quy định của tổng công ty về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải.
- Khi xuất hiện vấn đề hoàn phí phòng phải báo cáo giám đốc và thực hiện sự chỉ đạo của giám đốc.
- Khi xét trả hoa hồng cho cộng tác viên, đại lý, phải trình lên giám đốc duyệt rồi mới thực chi.
- Hướng dẫn về nghiệp vụ cho các phòng bảo hiểm quận, huyện giúp cho họ ký kết và cấp đơn bảo hiểm trong phạm vi phân cấp theo quy định của tổng công ty.
- Khi xảy ra tổn thất phòng bảo hiểm hàng hải phải thực hiện việc giám định thiệt hại và hướng dẫn khách hàng lập đầy đủ hồ sơ khiếu nại.
- Phòng có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ hợp pháp, hợp lý của hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường trong phạm vi phân cấp. Trường hợp vượt quá phạm vi phân cấp phòng có trách nhiệm nghiên cứu kỳ hoàn tất hồ sơ xét bồi thường trình bộ hồ sơ lên lãnh đạo công ty xét duyệt.
- Phòng tổ chức huớng dẫn tốt công tác đại lý giám định theo phân cấp và theo quy định của tổng công ty.
- Chịu trách nhiệm về các giao dịch với khách hàng thông qua thư tín cả trong và ngoài nước với điều kiện nội dung thư phải được giám đốc phê duyệt.
s¬ ®å c¬ cÊu tæ chøc cña c«ng ty
Gi¸m §èc
Phã gi¸m ®èc
Phã gi¸m ®èc
p.
Gi¸m ®Þnh -båi thêng
P.
Qu¶n lý- ®¹i lý
P.
Tin häc
P.
Tµi chÝnh -kÕ to¸n
P.
Tæng hîp
P.
Hµnh chÝnh tæng hîp
P.
Ch¸y
-RR hh
P.
RR
kü thuËt
P.
Phi hµng h¶i
P.
Hµng h¶i
P.
Mar
12 V¨n phßng nghiÖp vô
PHẦN III
Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty
Giai Đoạn (1999-2003)
I. Kết quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty trong 5 năm vừa qua.
Với qui mô lớn và cơ cấu tổ chức khá vững mạnh đã giúp cho họat động kinh doanh của Bảo Việt đạt được những thành tựu khá tốt.Kết quả đó được thể hiện qua số liệu sau.
Kết quả họat động kinh doanh của Công ty thể hiện qua bảng số liệu sau:
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
P nhân thọ
202,8
481,5
916,7
1510,6
2165
Nhân thọ
1018,8
914,9
927,7
1016,5
1222
Tổng phí thu
1234
1408
1844
2518
3377
ĐTổng kinh doanh
1334
1616
1832
2604
3530
Phí giữ lại
792
1178
1650
2338
3076
lợi nhuận trước thuế
105,2
107,7
110,2
119,5
151
tổng nộp ns
97,22
90,14
91,88
103,93
128,4
Giá trị tài sản
1634
2252
3253
4808
6726
Đơn vị: triệuđ.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tốc độ phát triển hàng năm của bảo việt khá ổn định .Cụ thể như sau: Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của tổng phí phi nhân thọ là 1,0465, của nhân thọ là 1,8075, của hoạt động kinh doanh của toàn công ty là 1,2754, tài sản của toàn tổng công ty 1,424.Qua đây ta thấy rằng doanh thu trong hoạt động kinh doanh của Bảo Việt chủ yếu dựa vào hoạt động kinh doanh phí nhân thọ.
2.Hoạt động đầu tư tài chính.
Năm 2002, hoạt động đầu tư của Bảo Việt tiếp tục ổn đinh và phát triển. Tổng nguồn vốn đầu tư đạt 5959 tỷ đồng, tăng 47,12% so với năm 2001. Thu nhập đầu tư đạt 376tỷ đồng, tăng trưởng 75,7% so với năm 2001. Tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn đạt 52,5% tổng nguồn vốn đầu tư, tăng 10% so với năm 2001. Lãi suất đầu tư bình quân tăng 0,62% so với mức bình quân của năm 2001.Việc đầu tư an toàn và có hiệu quả đã tạo điều kiện để Bảo Việt thực hiện tốt những cam kết tài chính với khách hàng, góp phần nâng cao lợi nhuận, giảm chi phí bảo hiểm cho khách hàng.
3.Công tác tổ chức và đào tạo.
Năm 2003, Bảo Việt tiếp tục tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại trụ sở chính và các công ty thành viên. Cơ chế bổ nhiệm theo thời hạn và bổ nhiệm lại cán bộ được duy trì và thực hiện nghiêm túc.Bảo Việt đã xây dựng và áp dụng bản tiêu chuẩn chức danh viên chức trong toàn hệ thống. Đây là yếu tố quan trọng nhằm tạo động lực để nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp và cán bộ, viên chức chuyên môn nghiệp vụ của Bảo Việt.
Công tác đào tạo trong các năm qua từ năm 1999-2002 đã đáp ứng được nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ và tư vấn viên bảo hiểm.Bảo Việt đã tổ chức những khóa bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp, đầu tư tài chính, marketinh, quản trị chiến lược, tập huấn nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, tài chính-kế toán, quản trị nguồn lực và đặc biệt là năm 2002 đã ISO cho 584 lượt người.
4. Hoạt động xã hội.
Ngay từ khi thành lập, hoạt động xã hội luôn được Bảo Việt coi trọng. Hiện nay Bảo Việt đã nuôi dưỡng hơn 40 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong cả nước, đã xây dựng 50 nhà tình nghĩa( trung bình mỗi gian nhà trị giá 15-20triệu đồng)
Mỗi năm Bảo Việt chi hơn 1tỷ đồng cho cácc hoạt động:
+Hỗ trợ các tỉnh xóa đói giảm nghèo theo chương trình của Nhà Nước.
+Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiên tai.
+Ủng hộ các quỹ nhân đạo như: Hội chữ thập đỏ, quỹ tình thương, trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi cơ nhỡ, quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
+Ủng hộ các quỹ khuyến học.
+Hỗ trợ tài trợ các tổ chức xã hội thực hiện các hoạt động xã hội.
+Xây dựng phòng học và các công trình phúc lợi…
II.Kết quả hoạt động của Bảo Việt Hà Nội trong năm(1999-2003)
1.Tình hình hoạt động kinh doanh.
1.1. Kết qủa hoạt động kinh.
Với sự ổn định về tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng kinh tế quốc dân 7,04% năm 2002), thị trường bảo hiểm Việt Nam năm vừa qua đạt tốc độ tăng trưởng cao khoảng 25%/năm.
Hà Nội là địa bàn trung tâm nên sự canh tranh trên thị trườn bảo hiểm diễn ra rất gay gắt ngay từ đầu. Từ năm 2003, tại địa bàn này có trên 12 công ty BH phi nhân thọ hoạt động.
Mặc dù có sự cạnh tranh quyết liệt song BVHN vẫn luôn đạt kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động của BVHN được thể hiện qua bảng số liệu sau.
Đơn vị:triệuđ
Năm Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
-Doanh thu
14.886
75.771
82.570
95.100
131.214
-Tốc độ tăng trưởng DT(%)
1,10
9,10
15,00
37,97
-Tỷ lệ bồi thường(%)
31,50
37,35
39,35
50,41
32,25
-Hiệu quả quy ước
18.500
18.700
19.200
19.900
-Nghĩa vụ với ngân sách
3.599
3.112
4.224
4.639
6.400
-Tốc độ tăng trưởng nộp ns(%)
-12,50
35,73
9,80
37,96
(Nghĩa vụ với ngân sách về thuế VAT, còn các nghĩa vụ khác: Thu sử dụng vốn, Thuế thu nhập của doanh nghiệp… do Tổng Công Ty làm nghĩa vụ chung.)
Nhận xét:
Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2002 so với năm 2001 đạt 15%. Hiện mức độ chiếm giữ thị phần của Công ty trên thị trường Hà Nội ước khoảng 45%.Nghĩa vụ nộp ngân sách tăng trưởng bình quân 11,01%.Tỷ lệ bồi thường bình quân:39,65%.
1.2. Đánh giá các lĩnh vực cụ thể.
*Về sản phẩm:
+Công ty đã triển khai được 40 loại nghiệp vụ bảo hiểm. Trong đó nhiều sản phẩm có tác động đến đa số các tầng lớp dân cư:Bảo hiểm học sinh,Bảo hiểm kết hợp con người,Bảo hiểm ô tô, xe máy..
+Các sản phẩm cung cấp nhìn chung đáp ứng được nhu cầu trên thị trường.
+Triển khai khá tốt việc bán sản phẩm theo nhóm, tuy nhiên chưa triển khai rộng việc bán tới cá nhân ngoại trừ các nghiệp bảo hiểm bắt buộc.
+Mặc dù vậy sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường như đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức dịch vụ,tư vấn, đối với các tầng lớp dân cư.
*Chất lượng phục vụ.
-Mặt tích cực.
+ Công ty đã chú trọng đề cao chất lượng dịch vụ khách hàng trong kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục bán hàng và bồi thường, chủ động phục vụ khách hàng tận nơi. Tuy nhiên chất lượng của quá trình cung cấp còn phụ thuộc vào lỗ lực của cá nhân khai thác.
+Chất lượng dịch vụ sau bán hàng trong thời gian qua đã được nâng lên và hỗ trợ tốt cho ngày càng ít. Nhiều khách hàng trước đây tham gia bảo hiểm ở công ty khác nay đến tham gia với Bảo Việt.
-Mặt tiêu cực.
+Chưa cung cấp được các dịch vụ hỗ trợ khách hàng một cách toàn diện và hữu hiệu.
+Chất lượng bán hàng cũng như công tác bồi thường chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách.
*Hệ thống phân phối.
-Mặt tích cực.
+Hệ thống phân phối trực tiếp (các phòng khai thác) được tổ chức phủ kín tất cả các Qận Hyện.
+Đã thiết lập và sử dụng có hiệu quả hệ thống đại lý là các tổ chức hành chính, kinh tế, xã hội:Nghành giáo dục các trường học,CSGT, đăng kiểm, giao thông công chính, cơ quan thuế, ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính..
+Phát triển quan hệ với các công ty môi giới bảo hiểm.
-Mặt tiêu cực.
+Chưa phát triển có kết quả hệ thống đại lý phi nhân thọ chuyên nghiệp dể cung cấp các dịch tới các tầng lớp dân cư.
*Quản lý kinh doanh.
+Duy trì và phát triển được thị phần các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống như: Bảo hiểm học sinh, bh xe cơ giới, bh con người..
+Bước đầu áp dụng Quy trình quản lý chất lượng ISO 1999:2000.Tiêu chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ cơ bản: Khai thác, giám định, bồi thường.
+Áp dụng công nghệ tin học vào quản lý kinh doanh.
+Áp dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động hăng say lao động.
+Chú ý đến công tác quản lý rủi ro bảo hiểm, công tác đề phòng hạn chế tổn thất và chống trục lợi bảo hiểm.
-Hạn chế.
+Chưa xây dựng được hệ thống thông tin đánh giá chất lượng phục vụ đã cung cấp để kịp thời điều chỉnh. Chưa triển khai được một cách có hiệu quả và công tác nghiên cứu khách hàng, nhu cầu thị trường.
+Năng lực cán bộ đã có bước phát triển, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
+Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ chưa được chú trọng đúng mức: Ý thức tự trau dồi kiến thức của các cán bộ còn hạn chế.
*Định hướng thị trường, định hướng khách hàng:
-Tích cực.
+Chú trọng khai thác và nắm giữ các đầu mối lớn, khách hàng lớn và truyền thống.
+Đã tiếp cận tốt khu vực thị trường bảo hiểm các cơ quan hành chính, xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.
+Tập trung nguồn lực cạnh tranh để phát triển các nghiệp vụ có hiệu quả và cạnh tranh cao:Vật chất xe cơ giới, cháy..
+Chú trọng phát triển các nghiệp vụ mới chưa có cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
-Hạn chế.
+Chưa chú trọng đánh giá và khai thác hết tiềm năng của thị trường, của từng nghiệp vụ, của từng đối tượng khách hàng đặc biệt thị trường là các nghành dịch vụ, các hộ gia đình, các dịch vụ bán lẻ trong dân cư.
*Cơ chế chính sách.
+Tổng công ty đã có phân cấp phù hợp cho các công ty thành viên trong lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên cần có các chính sáh đầu tư trọng điểm cho các thị trường lớn, đem lại hiệu quả kinh doanh lớn và khả năng cạnh tranh cao.
+Theo phân cấp của Tổng Công Ty, Công ty đã chủ động phân cấp trong nội bộ công ty, áp dụng các chính sách khách hàng theo hướng tập trung nguồn lực, sức mạnh cạnh tranh cho các khách hàng tiềm năng và các đầu mối lớn..Tuy nhiên, trong một số trường hợp các đối thủ có cơ chế linh hoạt hơn.
2.Tình hình kinh doanh nghiệp vụ.
Kết quả kinh doanh theo nhóm nghiệp vụ của một số năm vừa qua được thể hiện qua số liệu sau.
Đơn vị:Triệuđ.
Doanh thu ngiệp vụ
1999
2000
2001
2002
2003
-Xe cơ giới
25.511
25.785
27.154
30.176
42.913
-Con người
23.514
26.962
29.146
30.874
32.070
BH học sinh
8.085
8.371
9.739
10.699
14.140
BH du lịch
763
711
871
1.351
1.792
-Cháy
11.593
7.903
7.589
8.177
11.039
-Hàng hải
4.260
4.950
6.570
9.140
11.915
-Trách nhiệm csb
4.593
2.425
2.668
2.762
1.623
-Kỹ thuật
4.479
4.911
7.608
10.456
10.813
-Khác
992
2.775
1.835
3.282
4.909
Cộng
74.886
75.711
82.570
95.100
131.214
2.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh theo từng nghiệp vụ.
Nghiệp vụ xe cơ giới:
-ng trưởng trung bình hàng năm 5,09%
-ỷ lệ bồi thường trung bình 40%
-oanh thu nghiệp vụ xe cơ giới chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong tổng doanh thu của công ty.
-Đối tượng khách hàng.
+Đã tiếp cận khai thác bảo hiểm tất cả các ban của Đảng.
+Đã khai thác tại hầu hết các công ty trên địa bàn.
+Đã khai thác bảo hiểm tại 16/26 các Bộ và cơ quan ngang bộ.
-Đánh giá trên nhóm khách hàng:Trên cơ sơ thống kê khách hàng, Công ty đánh giá mức độ chiếm giữ thị phần và đáp ứng tiềm năng trong bảo hiểm xe cơ giới như sau.
+Nhóm khách hàng các cơ quan hành chính, doanh nghiệp nhà nước: Chiếm giữ được khoảng 60% thị phần.
+Nhóm khách hàng các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện và các doanh nghiệp có vốn nước ngoài: Chiếm giữ khoảng 40% thị phần.
+Nhóm khách hàng doanh nghiệp nhà nước và tư nhân: Đáp ứng được khoảng 30% tiềm năng.
-Về sản phẩm.
+Hiện tại nói chung đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
+Dịch vụ phụ trợ:Chất lượng dịch vụ sau bán hàng được nâng cao và phối hợp trên toàn quốc,tuy nhiên vẫn cần tiếp tục củng cố.
-Chất lượng dịch vụ.
+Công tác giám định, bồi thường: Chất lượng đã không ngừng được nâng lên, tuy nhiên cũng có những trường hợp chưa phục vụ khách hàng kịp thời.
+Sử dụng dịch vụ cứu trợ tai nạn của Tổng công ty, tiến hành trực tiếp giải quyết tai nạn 24/24h.
+Hoạt động tư vấn thông tínản phẩm, trả lời thắc mắc của khách hàng chưa có chất lượng cao do phụ thuộc vào trình độ và trách nhiệm khai thác của cán bộ trong công ty.
-Thị trường:
+Thị trường cạnh gay gắt chủ yếu giữa các công ty bảo hiểm trong nước.
+Theo đánh giá chung thị phấn của công ty chiếm gần 40,39% thị trường Hà Nội.
+Đang có điều kiện phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe máy.
-Hệ thống phân phối.
+Đã xây dựng mạng lưới phân phối trực tiếp và gián tiếp hiện đạng hoạt động có hiệu quả.
+Chưa có hệ thống phân phối hoàn chỉnh tới khách hàng nhỏlẻ.
Theo đánh giá, đây là nghiệp vụ cộng ty có lợi thế cạnh tranh, thị trường còn nhiều tiềm năng và kinh doanh có hiệu quả.
Nghiệp vụ con người.
-Tăng trưởng trung bình hàng năm 10,05%
-Tỷ lệ bồi thường: 53,3%.
-Doanh thu bảo hiểm của loại hình này chiếm tỷ trọng trung bình 30% trong tổng doanh thu của công ty.
-Về sản phẩm.
+Đáp ứng được nhu cầu cơ bản, trong dịch vụ khách hàng đã đơn giản hóa thủ tục bán hàng và giải quyết sau bán hàng, giảm thời gian giải quyết bồi thường. Phân cấp rộng cho các phòng trực tiếp bồi thường.
-Thị trường.
+Ngoài các công ty bảo hiểm thương mại, thị trường còn có sự tham gia của bảo hiểm y tế là nghành có rất nhiều ưu thế vì thực hiện chính sách của Đảng và Nhà Nước nên được cấp chính quyền ủng hộ và chỉ đạo.Nhiều khả năng bảo hiểm y tế sẽ được mở rộng cả bảo hiểm tai nạn.
+Bảo hiểm học sinh: Đây là nghiệp có khả năng cạnh tranh khá cao, công ty đã khai thác được trên 79% thị trường tiểm năng(đã bảo hiểm được 350.000 học sinh/ tổng số học 500.000 học sinh toàn thành phố). Tỷ lệ bồi thường loại này tương đối cao, vì vậy công ty luôn chú trọng công tác quản lý rủi ro.
+Bảo hiểm tai nạn và kết hợp con người:Công ty đã bảo hiểm được 140.000 người, chủ yếu triển khai trong khu vực hành chính và doanh nghiệp nhà nước. Theo đánh giá, thị phần của công ty chiếm khoảng 60% thị trường nghiệp vụ bảo hiểm con người tại hà nội.
+Bảo hiểm tai nạn hành khách: Đã bảo hiểm được 10triệu lượt hành khách, chiếm 70% thị trường nghiệp vụ này tại hà nội.
Nghiệp vụ hàng hải :
-Đây là nhóm nghiệp vụ công ty mới tái triển khai từ năm 1999 nên cho đến nay doanh thu của nó chưa cao.
-Tăng trưởng trung bình hàng năm 11%.
-Doanh thu bảo hiểm của nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng 8,24% trong tổng doanh thu của công ty.
-Thị trường.
+Các đầu mối lớn: Chủ tàu, các Tổng công ty XNK chủ yếu do Tổng công ty quản lý, trên địa bàn có 145 đầu mối XNK lớn, trong đó chiếm khoảng 60% công ty có tập quán nhậpCIF xuất FOB, Công ty đã triển khai khai thác 34 đầu mối chiếm 23%.
+Tiềm năng thị trường đối với hàng hóa nhập khẩu và hàng vận chuyển nội địa còn lớn. Theo số liệu chung, các doanh nghiệp bảo hiểm mới bảo hiểm được 30-35% kim nghạch hàng nhập khẩu.Công ty cần tập trung khai thác loại hình bảo hiểm này.
-Tỷ lệ bồi thường 40%.
Nhóm nghiệp vụ cháy, kỹ thuật, trách nhiêm.
-Tăng trưởng trung bình hàng năm 5%, nhìn chung tỷ lệ tăng trưởng thấp.
-Chiếm tỷ trọng trung bình 24,66% trong tổng doanh thu của công ty.
-Thị trường.
+Bảo hiểm cháy.
Triển khai nghiệp vụ trên phạm vi cả nước
Khách hàng tham gia bảo hiểm chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước.
Công ty đã triển khai bảo hiểm được tại 400đơn vị/ tổng số 400 doanh nghiệp nhà nước.
Tiềm năng bảo hiểm cháy còn lớn: Trên địa bàn có khoảng 6000 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
+Bảo hiểm xây dựng,lắp đặt.
Đã tiếp cận và khai thác được đầu mối cây dựng công trình, các dự án trên địa bàn Hà Nội, ước tính đạt 50% thị phần nghiệp vụ này.
Tiềm năng thị trường lớn, thị trường cạnh tranh gay gắt do các công ty đều tập trung phát triển loại hình này.
+Bảo hiểm trách nhiệm.
Đây là loại hình bảo hiểm rất mới ở nước ta, cho nên doanh thu của nghiệp vụ này rất thấp, và thị trường tiềm năng còn rất lớn.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh theo khu vực.
Quận hoàn kiếm.
-Doanh thu: 6900triệuđ/năm, hiện chiếm tỷ trọng 7,3% trong tổng doanh thu của Công ty.
-Tăng trưởng trung bình 13,5% hàng năm.
-Tỷ lệ bồi thường trung bình : 35,05%.
-Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn: Vật chất ôtô, cháy,học sinh,.
-Kết hợp con người, TNDS chủ xe ôtô.
-Thị trường:
+Là khu vực thị trường tiểm năng, nơi tập trung nhiều đầu mối các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đầu mối kinh doanh lớn.
+Cạnh tranh cao.
+Các nghiệp vụ chiếm giữ được thị phần cao: học sinh,vật chất ôtô, TNDS chủ xe.
Quận Ba đình.
-Doanh thu: 8.015 triệuđ/năm, hiện chiếm tỷ trọng 8,35% trong tổng doanh thu của Công ty.
-Tăng trưởng trung bình:9,47% hàng năm.
-Tỷ lệ bồi thường trung bình: 28,28%.
-Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn: Vật chất ôtô, học sinh, thiết bị điện tử, kết hợp con người, TNDS chủ xe ôtô.
-Thị trường:
+Là khu vực thị trường tiềm năng, nơi tập trung các Bộ, Ban nghành của Đảng Nhà Nước.
+Cạnh tranh cao.
+Các nghiệp vụ chiếm giữ được thị phần cao: Học sinh, vật chất ôtô, TNDS chủ xe.
Quận Hai Bà Trưng.
-Doanh thu : 6.720 triệuđ/năm, hiện nay chiếm tỷ trọng 7,15% trong tổng doanh thu của Công ty.
-Tăng trưởng trung bình: 6,87% hàng năm.
-Tỷ lệ bồi thường trung bình: 49,96%.
-Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn : Vật chất ôtô, học sinh, kết hợp con người, TNDS chủ xe ôtô.
-Thị trường.
+Là khu vực tập trung nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp.
+Cạnh tranh cao.
+Các nghiệp vụ chiếm giữ được thị phần cao: Học sinh, vật chất ôtô, TNDS chủ xe.
Quận Đống Đa.
-Doanh thu: 7.563triệuđ/năm, hiện nay chiếm tỷ trọng 8,05% trong tổng doanh thu của Công ty.
-Tăng trưởng trung bình 16,56% hàng năm.
-Tỷ lệ bồi thường trung bình: 44.84%.
-Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn: Vật chất ôtô, cháy, học sinh, kết hợp con người,TNDS chủ xe ôtô.
-Thị trương.
+Là khu vực thị trường tiềm năng, nơi tập trung nhiều trường đại học.
+Cạnh tranh cao.
+Các nghiệp vụ chiếm giữ được thị phần cao: Học sinh, vật chất ôtô, TNDS chủ xe.
Huyện Từ Liêm.
-Doanh thu :2.461triệuđ/năm, hiện chiếm tỷ trọng 2,62% trong tổng doanh thu của cả công ty.
-Tăng trưởng trung bình 13,88% hàng năm
- Tỷ lệ bồi thường trung bình: 52,82%
- Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn: Vật chất ô tô, cháy, học sinh, kết hợp con người, TNDS chủ xe ô tô.
- Thị trường:
+ Khu vực tập trung nhiều trường đại học
+ Các nghiệp vụ chiếm giữ được thị phần cao: Học sinh, vật chất ô tô, TNDS chủ xe
Huyện Gia Lâm.
-Doanh thu:4.420triệuđ/năm, hiện chiếm tỷ trọng 2,33% trong tổng doanh thu của Công ty.
-Tăng trưởng trung bình:6,51%.
-Tỷ lệ bồi thường trung bình:49,25%.
-Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn: Vật chất ôtô, cháy, TNDS chủ xe, kết hợp con người.
-Thị trường:
+Địa bàn sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao.
+Có nhiều khu công nghiệp trên địa bàn.
+Các nghiệp vụ chiếm giữ thị phần cao: Học sinh, vật chất ôtô, ..
Huyện thanh trì.
-Doanh thu : 2.200triệuđ/năm, hiện chiếm tỷ trọng 2,33% trong tổng doanh thu Công ty.
- Tăng trưởng trung bình: 9,99% hàng năm
- Tỷ lệ bồi thường trung bình: 49,25%
- Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn: Vật chất ô tô, cháy, học sinh, kết hợp con người, TNDS chủ xe ô tô.
- Thị trường
+ Địa bàn dân cư có thu nhập thấp
+ Các nghiệp vụ chiếm giữ được thị phần cao: Học sinh, vật chất ô tô, TNDS chủ xe.
• Huyện Sóc Sơn
- Doanh thu: 2.580 triệu đ/năm, hiện chiếm tỷ trọng 2,72% trong tổng doanh thu của Công ty.
- Tăng trưởng trung bình: 11,76% hàng năm
- Tỷ lệ bồi thường trung bình:58,63%
- Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn: Vật chất ô tô, học sinh, cháy, kết hợp con người, TNDS chủ xe ô tô.
- Thị trường
+ Khu vực dân cư có mức thu nhập bình quân thấp
+ Khu vực có sân bay quốc tế và nhiều đơn vị dịch vụ hàng không
+ Các nghiệp vụ chiếm giữ được thị phần cao: Học sinh, vật chất ô tô
• Huyện Đông Anh
- Doanh thu: 2.463 triệu đ/năm, hiện chiếm tỷ trọng 2,62% trong tổng doanh thu của Công ty.
- Tăng trưởng trung bình: 13,30% hàng năm
- Tỷ lệ bồi thường trung bình:81,96%
- Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn: Vật chất ô tô, học sinh, cháy, kết hợp con người, TNDS chủ xe ô tô.
- Thị trường:
+ Khu vực dân cư có mức thu nhập bình quân thấp.
+ Các nghiệp vụ chiếm giữ được thị phần cao: Học sinh, vật chất ô tô.
• Quận Tây Hồ
- Doanh thu: 2.560 triệu đ/năm, hiện chiếm tỷ trọng 2,73% trong tổng doanh thu của Công ty.
- Tăng trưởng trung bình: 13,86% hàng năm
- Tỷ lệ bồi thường trung bình:25,38%
- Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn: Vật chất ô tô, học sinh, cháy, kết hợp con người, TNDS chủ xe ô tô.
- Thị trường:
+ Là đơn vị hành chính mới thành lập.
+ Khu vực tập trung dịch vụ du lịch.
+ Các nghiệp vụ chiếm giữ được thị phần cao: Học sinh, vật chất ô tô, TNDS chủ xe.
• Quận Thanh Xuân
- Doanh thu: 3.380 triệu đ/năm, hiện chiếm tỷ trọng 3,36% trong tổng doanh thu của Công ty.
- Tăng trưởng trung bình: 19,50% hàng năm.
- Tỷ lệ bồi thường trung bình:33,58%.
- Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn: Vật chất ô tô, học sinh, cháy, kết hợp con người, TNDS chủ xe ô tô.
- Thị trường:
+ Là đơn vị hành chính mới thành lập.
+ Khu vực tập trung nhiều trường Đại học.
+ Các nghiệp vụ chiếm giữ được thị phần cao: Học sinh, vật chất ô tô, TNDS chủ xe.
• Quận Cầu Giấy.
- Doanh thu: 5.380 triệu đ/năm, hiện chiếm tỷ trọng 5,72% trong tổng doanh thu của Công ty.
- Tăng trưởng trung bình: 11,02% hàng năm.
- Tỷ lệ bồi thường trung bình:41,29%.
- Các nghiệp vụ triển khai có hiệu quả trên địa bàn: Vật chất ô tô, học sinh, cháy, kết hợp con người, TNDS chủ xe ô tô.
- Thị trường:
+ Là đơn vị hành chính mới thành lập
+ Khu vực tập trung nhiều trường Đại học
+ Các nghiệp vụ chiếm giữ được thị phần cao: Học sinh, vật chất ô tô, TNDS chủ xe.
• Khối Quốc phòng
- Doanh thu: 4.460 triệu đ/năm, hiện chiếm tỷ trọng 4,75% trong tổng doanh thu của Công ty.
- Tăng trưởng trung bình: 17,20% hàng năm.
- Tỷ lệ bồi thường trung bình:19,23%.
- Thị trường:
+ Là thị trường tiềm năng, khai thác tập trung.
+ Cạnh tranh cao.
3. Về bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ
3.1. Bộ máy tổ chức
- Đã xây dựng được bộ máy tổ chức trên Văn phòng Công ty và 12 Phòng bảo hiểm ở quận (huyện)
- Bộ phận quản lý kinh doanh được tổ chức gọn, đáp ứng tốt yêu cầu chỉ đạo kinh doanh
3.2. Trình độ, năng lực cán bộ
Tổng số cán bộ CNV hiện nay là 150 người, trong đó:
- Trình độ Đại học: 131 người
- Trình độ Trung học: 15 người
- Lao động chưa qua đào tạo: 7 người
3.2.1. Cơ cấu đào tạo trình độ Đại học
- Chính quy: 74 người, chiếm 56,50%
- Tại chức và mở rộng: 57 người, chiếm 43,50%
3.2.2. Cơ cấu ngành nghề
- Bảo hiểm: 6 người, chiếm 4,78%
- Kinh tế tài chính: 95 người, chiếm 75,38% (Trong đó chính quy chiếm 43%)
- Luật: 5 người, chiếm 3,97% (Trong đó chính quy chiếm 60%)
- Kỹ thuật: 5 người, chiếm 3,97%
- Ngành khác: 15 người, chiếm 11,90% (Trong đó chính quy chiếm 86%)
Đánh giá đội ngũ cán bộ của Công ty
- Cán bộ Công ty phần lớn là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh, tỷ trọng cán bộ qua đào tạo ở mức cao tuy nhiên vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh, đặc biệt trong thời gian tới.
- Tỷ lệ cán bộ được đào tạo không chính quy cao.
- Phong cách làm việc củat cán bộ chưa có tính chuyên nghiệp.
Trong thời gian qua, do Công ty không có định hướng cho cán bộ tự đào tạo nên đã dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo: Tỷ trọng các ngành Kinh tế, Tài chính quá cao trong khi đó tỷ trọng cán bộ được đào tạo các ngành Bảo hiểm, Luật, Kỹ thuật lại quá thấp.
4. Phát triển hệ thống trụ sở, trang thiết bị làm việc
Trong nhiều năm qua, Tổng Công ty và Công ty đã chú ý phát triển cơ sở vật chất và trụ sở làm việc. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống trụ sở, văn phòng làm việc của Công ty còn thiếu và một số chưa đảm bảo yêu cầu khuyếch trương vị thế trong kinh doanh, một số Phòng quận (huyện) đang phải đi thuê Văn phòng, làm tình hình kinh doanh không được chủ đông và ổn định: hiện có 5 phòng phải thuê trụ sở làm việc (Từ Liêm, Thanh Xuân, Thanh Trì, Ba Đình, Tây Hồ). Hai phòng: Gia Lâm và Từ Liêm đang trong quá trình xây dựng và có kế hoạch xây dựng trụ sở trang thiết bị. Nội thất phòng làm việc, bàn ghế nhiều phòng còn chưa được đồng bộ.
5. Áp dụng công nghệ thông tin
Đã thực hiện báo cáo số liệu về Tổng Công ty và báo cáo nội bộ qua mạng truyền dữ liệu.
Hệ thống tin học phục vụ quản lý kinh doanh đã được tăng cường trong những năm gần đây. Tuy nhiên hệ thống trang thiết bị và phần mềm chưa được đồng bộ. Có 37 phần mềm quản lý nghiệp vụ trong tổng số 40 nghiệp vụ được triển khai.
Số lượng máy tính hiện nay là: 0,65 máy/cán bộ.
Đã áp dụng hệ thống quản lý Công văn nội bộ.
PHẦN IV
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CÔNG TY
BẢO HIỂM HÀ NỘI ĐẾN NĂM2005, TẦM NHÌN ĐẾN 2010
I.Mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm.
1. Mục tiêu cụ thể.
-Phát triển Công ty một cách bền vững để đạt được vị trí hàng đầu trên thị trường Hà Nội và trong hệ thống Bảo Việt, tạo được uy tín của các tổ chứcvà nhân dân trên địa bàn.
-Mức độ đáp ứng thị trường và chiếm giữ thị phần.
+Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu bảo hiểm cơ bản của thị trường.
+Duy trì chiếm giữ thị phần như hiện nay bằng cách tăng trưởng doanh thu trong môi trường có thêm nhiều Công ty bảo hiểm trong nước và ngoài nước tham gia thị trường do chính sách mở thị trường bảo hiểm của Nhà Nước.
Dự Kiến Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu.
Đơn vị: triệuđ
Năm Chỉ tiêu
2005
2010
-Doanh thu
150.000
240.000
-Tốc độ tăng trưởng DT(%)
15
12
-Tỷ lệ bồi thường
42
45
-Hiệu quả quy ước
30
40
-Nghĩa vụ với ngân sách
7.000
11.000
2. Các nhiệm vụ trọng tâm:
-Tiếp tục quán triệt và thực hiện phương châm chỉ đạo của Tổng Công ty “Đổi mới, Tăng trưởng vàHiệu quả”.
-Tăng cường củng cố và phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, con người, do đây là hai nghiệp vụ có lợi thế cạnh tranh và thị trường tiềm năng lớn.
-Đẩy mạnh phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm Cháy, Kỹ thuật, Hàng hải. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai các loại hình bảo hiểm Trách nhiêm.
-Chú trọng xâydựng mạng lưới đại lý chuyên nghiệp phi nhân thọ với định hướng trở thành kênh phân phối quan trọng, nâng dần tỷ trọng doanh thu trong hệ thống phân phối của Công ty.
-Định hướng phát triển các sản phẩm trọn gói cho các hộ gia đình để cung cấp các dịch vụ tới các tầng lớp dân cư.
-Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng và có những chính sách phù hợp trong cạnh tranh.
-Thực hiện tốt quy trình quản lý tài chính, quản lý nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
-Tăng cường quản lý rủi ro nâng cao chất lượng công tác giám định, bồi thường.
-Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
II.Các Giải Pháp Thực Hiện.
Để đạt được các mục tiêu trên, Bảo Việt Hà Nội đưa ra những giải pháp sau:
1.Các giải pháp về tổ chức và quản lý khai thác.
1.1.Các giải pháp về tổ chức bộ máy.
-Củng cố, tăng cường tổ chức các phòng Công ty đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của Tổng Công ty giao.
-Tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ Lãnh đạo Công ty, lãnh đạo các phòng.
-Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với tình hình mới, điều chỉnh lại một số phòng còn bất cập. Nâng cao tính chủ động trong kinh doanh của các phòng.
-Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giám định và giải quyết bồi thường theo hường chuyên môn hóa.
-Nghiên cứu việc đổi tên các Phòng kinh doanh theo địa bàn Quận, Huyện như hiện nay khi xét thấy cần thiết.
1.2.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
-Đào tạo và đào tạo lại cán bộ về kiến thức quản lý, bảo hiểm, ngoại ngữ, tin học… để xây dựng đội ngũ cán bộ đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
-Thực hiện thường xuyên công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo cán bộ theo quy hoạch.
-Xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ CBCNV hiện đại, chuyên nghiệp.
-Tuyển bổ sung cán bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty theo từng giai đoạn. Đến năm 2010 ước tổng số CBCNV đạt 200 người. Đồng thời thông qua tuyển dụng mới và đào tạo lại điều chỉnh lại cơ cấu CBCNV hợp lý hơn về nghành nghề và trình độ. Chú trọng thu hút nguôn nhân lực có kinh nghiệm, năng lực và trình độ. Việc tuyển dụng được thực hiện theo quy chế của Tổng Công TY thông qua Hội đồng tuyển dụng của.
-Ngoài việc hỗ trợ đào tạo tập trung theo kế hoạch của Tổng Công ty , Công ty dự kiến kinh phí đào tạo hàng năm từ nguồn Công ty khoảng 150-200triệuđ/năm.
-Công ty khuyến khích CBCNv tích cực chủ động học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.
1.3. Giải pháp về hoạt động thị trường và khai thác.
-Thường xuyên tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm dự đoán, dự báo những nhu cầu bảo hiểm mà thị trường cần. Phân đoạn thị trường, xác định những nhóm khách hàng mục tiêu tròng từng thời kỳ.Trong thời gian tới BVHN tập trung hơn nữa và mảng khách hàng là các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-Đối với đối tượng khách hàng lớn, BVHN cố gắng duy trì được các khách hàng cũ, mở rộng được các khách hàng mới và khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
-Mở rộng mạng lưới khai thác, thiết lập thêm các kênh bán hàng mới(xây dựng lại hệ thống đại lý: thiết lập các đâu mối khai thác tại các đơn vị hành chính cấp phường/xã đối với sản phẩm bán lẻ, tận dụng hơn nữa kênh bán hàng qua môi giới, thiết lập kênh bán hàng qua mạng.).
-Đề xuất với Tổng Công Ty hỗ trợ tuyên truyền quảng cáo trên địa bà Thành Phố.
1.4. Các giải pháp về cơ sở vật chất.
-Tiếp tục báo cáo các cấp Chính quyền địa phương để mua, thuê đất xây dựng mới trụ sở làm việc của các Văn phòng quận, huyện đang thuê, hoặc báo cáo Tổng Công ty cho mua trụ sở.
-Nâng cấp trụ sở Văn phòng Công ty và các văn phòng quận, huyện hiện có để đảm bảo điều kiện cũng như uy tín trong kinh doanh của Công ty đối với khách hàng.
-Dự kiến đầu tư mới và nâng cấp trụ sở đến năm 2005 là :20tỷ.
1.5. Các giải pháp về công nghệ thông tin.
-Trang bị và ứng dụng khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ, áp dụng công nghệ mới trong kinh doanh bảo hiểm: phấn đấu đạt chỉ tiêu mỗi cán bộ có một máy tính và toàn bộ máy tính trong cơ quan được nối mạng nội bộ và mạng internet.
-Xây dựng được hệ thống bán hàng qua mạng khi thị trường có nhu câu.
-Ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý hệ thống nghiệp vụ hoàn chỉnh đảm bảo yêu cầu quản lý.
2. Các giải pháp triển khai nghiệp vụ.
2.1 nghiệp vụ xe cơ giới.
- Sản phẩm.
+Hạn chế những quy định chặt chẽ, phức tạp.
+Xây dựng chế độ ưu đãi với khách hàng làm tốt công tác quản lý rủi ro, có chế độ thưởng, giảm phí , hỗ trợ chi phí đề phòng hạn chế tổn thất.
+Tiếp tục đầu tư triển khai tốt nghiệp vụ vật chất thân xe(đây là nghiệp vụ có hiệu quả và có tiềm năng).
-Hệ thống phân phối.
+Duy trì và phát triển đối tượng khách hàng hiện có và đang triển khai tốt như các cơ quan, các doanh nghiệp Nhà Nước.
+Tiếp tục nâng cao thị phần khai thác đối với nhóm khách hàng là văn phòng đại diện, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+Tăng cường tiếp cận đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, đối tượng xe thương dụng, đưa thị phần của Công ty lên trên 50%.
-Chất lượng dịch vụ.
+Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường.
+Tăng cường công tác phối hợp giải quyết tai nạn giữa các Công ty địa phương.
+Thiết lập hệ thống các nhà thầu sửa chữa có chất lượng, đảm bảo thời gian .
+Duy trì và mở rộng công tác cứu trợ, trực giải quyết tai nạn đồng thời nghiên cứu triển khai các dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho chủ xe tham gia bảo hiểm.
-Quản lý nghiệp vụ.
+Tiếp tục tiêu chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ.
+Hoàn thiện ứng dụng công nghệ tin học và công tác thống kê.
2.2.Nghiệp vụ con người.
-Tăng trưởng bình quân 14%/năm.
-Sản phẩm:
+Thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp dân cư có các mức thu nhập khác nhau.
+Triển khai tốt loại hình bảo hiểm chi phí y tế.
-Hệ thống phân phối:
+Duy trì hệ thống phân phối hiện có.
+Phát triển hệ thống phân phối đến khu vực dân cư thông qua hệ thống đại ly chuyên nghiệp.
-Đối tượng khách hàng:
+Duy trì các mối khách hàng hiện có là CNVC Nhà nước, học sinh, sinh viên.
+Tăng cường tiếp cận đối tượng khách hàng là các tầng lớp khác trong dân cư.
-Chất lượng dịch vụ:
+Giải quyết quền lợi nhanh chóng.
+Thực hiện các dịch vụ phụ trợ: cứu trợ, tư vấn thông tin sản phẩm.
-Quản lý nghiệp vụ.
+Đơn giản hóa các quy trình thủ tục khai thác, giải quyết bồi thường.
+Tăng cường công tác quản lý rủi ro.
+Hoàn thiện ứng dụng tin học vào công tác thống kê.
2.3.Nghiệp vụ Hàng Hải.
-Tốc độ phát triển bình quân 18%/năm.
-Sản phẩm:
+Áp dụng các điều khoản bổ sung làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm.
-Hệ thống phân phối: Chủ yếu sử dụng kênh phân phối trực tiếp.
+Bám sát các đầu mối vận chuyển bằng tàu thủy, tàu sông, các đầu mối XNK nội địa.
+Phối hợp với các Ngân hàng, các Công ty Leasing để khai thác bảo hiểm.
+Bám sát kế hoạch phát triển đội tàu của các đơn vị vận tải biển để có kế hoạch tiếp cận. Theo dõi thông tin khách hàng để có chính sách khách hàng hợp lý.
-Chất lượng dịch vụ:
+Cố gắng giải quyết quyền lợi nhanh chóng.
+Tăng cường các dịch vụ phụ trợ: Tư vấn về thông tin sản phẩm, tư vấn pháp lý.
-Quản lý nghiệp vụ:
+Đơn giản hóa quy trình khai thác và giải quyết bồi thường.
+Tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
+Tăng cường công tác đòi người thứ ba.
+ Hoàn thiện công tác ứng dụng Tin học vào công tác thống kê.
-Tuyên truyền quảng cáo: Tăng cường tuyên truyền để làm thay đổi tập quán nhập CIF, xuất FOB của tỷ lệ rất lớn các công ty XNK hiện nay.
2.4.Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm cháy, kỹ thuật, trách nhiệm.
-Tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm.
-Tăng cường củng cố và phát triển nghiệp vụ cháy, kỹ thuật.
-Sản phẩm:
+Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm:(tư vấn, bác sĩ, kiểm toán),thiết bị điện tử.
+Tăng cường phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm trọn gói.
-Hệ thống phân phối:
+Tăng cường kênh phân phối gián tiếp.
+Cập nhật theo dõi thông tin tình hình đầu tư qua các cơ quan quản lý của chính quyền thành phố: Sở Tài chính, Kho bạc, Sở kế hoạch đầu tư, Sở giao thông, Sở Xây dựng, các ban quản lý dự án… để có kế hoach bám sát khai thác.
+Kết hợp sử dụng môi giới bảo hiểm, khai thác qua hệ thống Ngân hàng.
-Chất lượng dịch vụ:
+Chú trọng công tác giám định bồi thường, phục vụ kịp thời khách hàng.
+Thực hiện chế độ ưu đãi với các khách hàng quản lý rủi ro tốt: Chế độ thưởng, chế độ chi phí đề phòng hạn chế tai nạn…
+Tổ chức dịch vụ phụ trợ: Tư vấn thông tin sản phẩm.
-Quản lý nghiệp vụ:
+Tăng cường công tác đánh giá và quản lý rủi ro.
+Tiếp tục tiêu chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ.
+Hoàn thiện ứng dụng tin học vào công tác thống kê.
Mục lục
PHẦN I.Sơ lược quá trình phát triển Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam.
I.Sơ lược về Tổng Công ty.
II.Công ty Bảo Việt Hà nội.
PHẦN II. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ.
I.Các nghiệp vụ chủ yếu của Công ty.
II. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ.
PHẦN III. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn(1999-2003)
I.Kết quả hoạt động của Tổng Công ty trong giai đoạn(1999-2003).
1.Kết quả kinh doanh.
2.Hoạt động đầu tư tài chính.
3.Công tác tổ chức và đào tạo.
4.Hoạt động xã hội.
II.Kết quả hoạt động kinh doanh tại Bảo Việt Hà nội giai đoạn(1999-2003).
1.Tình hình hoạt động kinh doanh.
2.Kết quả hoạt động kinh doanh theo khu vực.
3.Về bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ.
4.Phát triển hệ thống trụ sở, trang thiết bị.
5. Áp dụng công nghệ thông tin.
PHẤN IV.Chiến lược phát triển kinh doanh Công ty Bảo Việt Hà nội năm 2005, tầm xa 2010.
I.Mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm.
1.Mục tiêu cụ thể.
2.Các nhiệm vụ trọng tâm.
II.Các giải pháp thực hiện.
1.Giải pháp về tổ chức và quản lý khai thác.
2.Các giải pháp về triển khai nghiệp vụ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC320.doc