Độ chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa so
với răng cửa bên
Trong khoảng 0-0,5mm, cả hai nhóm đều cho
rằng độ chênh lệch 0,25mm là đẹp nhất. Theo các
tài liệu hướng dẫn thực hành nha khoa, khi sắp
răng, bờ cắn răng cửa bên thường cao hơn mặt
phẳng nhai 0,5mm và vị trí mắc cài răng cửa bên
thường đặt gần bờ cắn hơn mắc cài răng cửa
giữa 0,5mm. Tuy về mặt lâm sàng, mức độ
0,25mm không khác biệt so với 0,5mm là bao,
nhưng nó gợi ý rằng đa số mọi người có xu
hướng thích các bờ cắn răng trước tương đối đều
đặn. Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy không
ai trong nhóm người ngoài ngành chọn mức
chênh lệch từ 0,75mm hoặc cao hơn là đẹp. Do
đó, có lẽ các BS RHM chỉ nên đặt bờ cắn răng
cửa bên cao hơn mức 0,5mm thông thường khi
có yêu cầu đặc biệt của bệnh nhân.
Các nghiên cứu khác cho kết quả về độ
chênh lệch tối ưu: 0,6mm (King(6)), 1mm
(Chang(4)), 1,2mm (Springer(11)), 1,4mm (Ker(5)), 1-
1,5mm (Bukhary(3)). Mức độ chấp nhận cũng
rộng hơn: 1,95mm (Springer(11)), 2mm (Chang(4)),
2,9mm (Ker(5)).
Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài
Với tỉ lệ về chiều rộng của răng cửa bên và răng
cửa giữa
Tỉ lệ về chiều rộng của răng cửa bên và răng
cửa giữa được nhiều người cho là đẹp nhất trong
nghiên cứu của chúng tôi là 71-76%. Đây có thể
là một gợi ý để tính kích thước khoảng trống tối
ưu cần tạo ra khi điều trị chỉnh hình răng mặt
nhằm phục hồi răng cửa bên ở những bệnh nhân
bị thiếu răng bẩm sinh.
Nếu thân răng cửa bên hẹp hơn bình thường
từ 2mm hay ít hơn (tương ứng với tỉ lệ về chiều
rộng của răng cửa bên và răng cửa giữa lớn hơn
hoặc bằng 47%) và sự bất hài hòa này chỉ ảnh
hưởng đến chiều rộng mà không ảnh hưởng đến
chiều cao thì có thể tốt nhất là chấp nhận sự bất
hài hòa nhẹ này. Khi đó, có thể để cho khớp cắn
răng nanh hơi đối đầu hay giảm chiều rộng của
các răng cửa hàm dưới để tạo một sự lồng múi
tốt hơn(8).
Nếu răng cửa bên hẹp hơn kích thước bình
thường 2mm hay nhiều hơn (tương ứng tỉ lệ về
chiều rộng của răng cửa bên và răng cửa giữa
nhỏ hơn 47%) hoặc răng cửa bên hình chêm hay
hình hạt gạo thì nên phục hồi các răng này. Tuy
nhiên, trong đa số trường hợp, thường là không
đủ khoảng để phục hồi răng cửa bên có kích
thước nhỏ bất thường. Do đó, cần phải điều trị
chỉnh hình để tạo thêm khoảng cho phục hồi
trong tương lai.
Với độ chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa và
răng cửa bên
Giá trị được nhiều người cho là đẹp nhất ở
mức từ 0,25mm đến 0,5mm có thể là một gợi ý
cho vị trí dán mắc cài hay lên răng trong phục
hình.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm thẩm mỹ của người trong và ngoài ngành răng hàm mặt về kích thước và vị trí răng cửa bên hàm trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 70
QUAN ĐIỂM THẨM MỸ CỦA NGƯỜI TRONG VÀ NGOÀI NGÀNH
RĂNG HÀM MẶT VỀ KÍCH THƯỚC VÀ VỊ TRÍ RĂNG CỬA BÊN HÀM
TRÊN
Trần Hải Phụng*, Đống Khắc Thẩm **
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định giá trị tối ưu và khoảng chấp nhận của kích thước và vị trí răng cửa bên hàm trên theo
cảm nhận thẩm mỹ của người trong và ngoài ngành răng hàm mặt.
Đối tượng và phương pháp: Hình ảnh kỹ thuật số nụ cười của một phụ nữ được biến đổi bằng phần mềm
Photoshop. Tỉ lệ về chiều rộng của răng cửa bên so với răng cửa giữa được thay đổi từ 41% đến 82%. Độ chênh
lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa và răng cửa bên thay đổi từ -0,5mm đến +3,5mm. Các hình ảnh được sắp xếp
trong phần mềm đánh giá thẩm mỹ nụ cười, giao diện tương tác cho phép người đánh giá tự thao tác để chọn ra
nụ cười đẹp nhất và khoảng chấp nhận của mỗi biến số. Có 100 BS RHM và 100 người ngoài ngành tham gia
khảo sát.
Kết quả: Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và răng cửa giữa từ 71-76% được nhiều người thích nhất
trong cả hai nhóm. Các nha sĩ chấp nhận tỉ lệ này từ 51-82%, trong khi người ngoài ngành chấp nhận tỉ lệ từ 46-
82%. Cả hai nhóm đồng ý rằng độ chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa và răng cửa bên từ 0-0,5mm là đẹp nhất,
và chấp nhận bờ cắn răng cửa bên cao hơn răng cửa giữa đến 1mm.
Kết luận: Bác sĩ RHM nên lưu tâm đến các giá trị được yêu thích nhất và khoảng chấp nhận về kích thước
và vị trí của răng cửa bên hàm trên khi sắp răng hoặc tạo khoảng cho răng này trong trường hợp thiếu hay có bất
hài hòa kích thước răng cửa bên hàm trên.
Từ khóa: Thẩm mỹ nụ cười, tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và răng cửa giữa, độ chênh lệch bờ cắn
giữa răng cửa giữa và răng cửa bên, kích thước của răng cửa bên hàm trên, vị trí của răng cửa bên hàm trên.
ABSTRACT
ESTHETICS PERCEPTIONS OF DENTISTS AND LAYPERSONS TO MAXILARY LATERAL INCISOR
DIMENSIONS AND POSITIONS
Tran Hai Phung, Đong Khac Tham
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 70 - 76
Objective: The purpose of this study is used to determine the idea value falls within an acceptable range of
the maxillary lateral incisor dimensions and positions on perceived smile esthetics of dentists and laypersons.
Materials and methods: A photograph of a smiling female was digitally altered with Photoshop. The
maxillary lateral to central incise ratio was altered from 41% to 82%. The maxillary central to lateral incise step
was altered from -0.5mm to +3.5mm. The photos were arranged in software, an interactive interface allowed raters
to assess the ideal choice for each smile characteristic presented and identify the range of acceptability for the
variables. 100 dentists and 100 laypersons participated in this survey.
Results: The 71-76% lateral to central incise ratio was the most favorite of the two groups. Dentists at the
same time accepted the 52-82% range while the laypersons accepted from 46% to 82%. Both groups agreed to the
maxillary lateral incise step that was 0-0.5 mm shorter than the central incisor was the most favorite positions,
* Bộ môn PH- Khoa RHM- ĐH Y Dược TP. HCM ** Bộ môn CHRM- Khoa RHM, ĐH Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS Trần Hải Phụng ĐT: 0984 810 034 Email: tranhaiphung@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 71
and accepted the lateral incisor edges up to 1mm shorter than the central incisors.
Conclusion: Dentists should consider the ideal of the aesthetic acceptability of each of value when positioning
lateral incisors or creating space for the lateral incisors in case of missing or teeth size discrepancy.
Key words: Smile esthetics, maxillary lateral to central incise ratio, maxillary central to lateral incise step,
maxillary lateral incisor dimensions, and maxillary lateral incisor positions.
MỞ ĐẦU
Răng cửa bên hàm trên là răng có nhiều thay
đổi nhất trong bộ răng sau răng khôn. Răng cửa
bên có thể bị thiếu hẳn hoặc tiêu giảm hình thể(2).
Điều này gây khó khăn cho các BS phục hình
hoặc BS chỉnh hình răng mặt trong việc tạo lại vẻ
thẩm mỹ lý tưởng ở vùng răng trước cho bệnh
nhân.
Trong trường hợp thiếu răng cửa bên hàm
trên, thường sẽ có một khe hở giữa răng cửa
giữa và răng nanh. Khe hở này thường rất nhỏ
và không đủ chiều rộng gần-xa để phục hình
răng cửa bên một cách thẩm mỹ.
Bên cạnh vấn đề kích thước răng, vị trí bờ
cắn răng cửa bên so với răng cửa giữa thường
cũng góp phần quan trọng trong thẩm mỹ vùng
răng trước. Khi sắp răng trong phục hình, bờ cắn
răng cửa bên thường được xếp cao hơn mặt
phẳng nhai từ 0,5-2mm. Một số bệnh nhân thích
một hàm răng có các bờ cắn đều đặn, tuy nhiên
cũng có một số khác thích kiểu “răng thỏ”, nghĩa
là có một khoảng chênh lệch rõ giữa bờ cắn răng
cửa giữa và bờ cắn răng cửa bên hàm trên.
Vị trí của bờ cắn răng cửa bên và tỉ lệ giữa
răng cửa bên và răng cửa giữa là đề tài thú vị
được nhiều tác giả quan tâm(3,5,7,9). Ở Việt Nam,
Văn Hồng Phượng(12) đã thực hiện nghiên cứu để
xác lập tỉ lệ răng trước của người Việt. Tuy vậy,
chưa có nghiên cứu nào khảo sát cảm nhận thẩm
mỹ của BS RHM và người ngoài ngành khi đánh
giá kích thước và vị trí của răng cửa bên hàm
trên. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
với các mục tiêu như sau: xác định giá trị tối ưu
và khoảng chấp nhận của tỉ lệ về chiều rộng của
răng cửa bên và răng cửa giữa, độ chênh lệch bờ
cắn giữa răng cửa giữa so với răng cửa bên, so
sánh sự khác biệt về cảm nhận thẩm mỹ giữa BS
RHM và người ngoài ngành khi đánh giá hai
yếu tố trên, so sánh sự khác biệt về cảm nhận
thẩm mỹ theo giới của người đánh giá.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 2 nhóm:
100 BS RHM người Việt, sinh sống và hành
nghề nha tại TP. HCM.
100 bệnh nhân và người nhà tuổi từ 18-55, là
người Việt, sinh sống ở Việt Nam đến khám và
điều trị tại các khu điều trị của khoa RHM.
Tiêu chí loại trừ của nhóm ngoài ngành
Đã hoặc đang điều trị chỉnh nha
Đã hoặc đang làm trong ngành RHM (trợ
thủ nha khoa, kỹ thuật viên phục hình răng)
Có người thân trong ngành RHM
Những người không hợp tác
Những người không đủ minh mẫn
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Chọn người mẫu và chụp ảnh
Chúng tôi khám và bước đầu chọn lọc một
số đối tượng nữ độ tuổi từ 18 đến 40, tình
nguyện tham gia nghiên cứu và phù hợp với các
tiêu chí của một nụ cười đẹp theo nghiên cứu
của Nguyễn Thu Thủy(10). Sau đó chúng tôi tiến
hành so sánh và hội ý với một số chuyên gia
trong ngành để chọn lần 2 ra nụ cười phù hợp
nhất cho nghiên cứu:
Đường giữa răng trùng với đường giữa mặt
Mặt phẳng nhai không bị nghiêng trong mặt
phẳng trán.
Tỉ lệ các răng trước hàm trên phù hợp với tỉ
lệ trung bình của người Việt(12).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 72
Đường cười trung bình, không lộ nướu
Cung cười song song
Đường cong môi trên hướng lên hoặc thẳng
Khi cười, răng trước hàm trên chạm nhẹ
hoặc không chạm môi dưới
Cười lộ ít nhất đến mặt gần răng cối thứ nhất
hàm trên
Khớp cắn hài hòa, các răng sắp xếp đều đặn,
không có dị hình hay khiếm khuyết, không bị
mất răng (trừ răng khôn).
Một cây thước đo được đặt thẳng đứng,
sát bên phải của mặt đối tượng để làm căn cứ
điều chỉnh các hình nụ cười về kích thước thật
khi tiến hành khảo sát.
Chụp hai ảnh ở mặt phẳng trán: ảnh thứ
nhất chụp nụ cười tự nhiên ở tầng mặt dưới và
ảnh thứ hai chụp cung răng với dụng cụ banh
miệng với điểm ngắm lấy nét là tiếp điểm của
hai răng cửa giữa hàm trên.
Hình 1: Nụ cười tự nhiên
Phương pháp xử lý hình ảnh
Quy trình xử lý ảnh do Ackerman và cs đề
xuất năm 2002(1).
Dùng phần mềm Adobe Photoshop để cắt
ảnh mặt thẳng với nụ cười tự nhiên chỉ để thấy
từ đỉnh mũi đến rãnh môi-cằm, các răng và mô
nha chu được xóa đi để tạo khung môi.
Xử lý ảnh môi và cung răng cho đối xứng
qua đường giữa.
Chèn cung răng vào khung môi để tạo ảnh
chuẩn.
Dùng Photoshop tạo ra những thay đổi trên
răng và nướu rồi chèn vào khung môi để tạo ra
một bộ ảnh.
Thực hiện các thao tác để tạo ra những thay
đổi trên răng và nướu rồi chèn vào khung môi
để tạo ra một bộ ảnh.
Tỉ lệ về chiều rộng của răng cửa bên và
răng cửa giữa
Chúng tôi thay đổi chiều ngang của hai răng
cửa bên hàm trên nhưng vẫn giữ nguyên chiều
cao của răng, tạo ra hai loạt ảnh với khoảng cách
giữa hai ảnh là 0,5mm (tương ứng 6%):
Loạt ảnh thứ nhất: 3 ảnh, kích thước gần xa
răng cửa bên giảm dần từ 7mm, 6,5mm, 6mm,
tương ứng với tỉ lệ 82%, 76% và 71%.
Loạt ảnh thứ hai: 6 ảnh, kích thước gần xa
của răng cửa bên giảm dần từ 6mm đến 3,5mm
(tương ứng với tỉ lệ 71% đến 41%).
Độ chênh lệch bờ cắn của răng cửa giữa và
răng cửa bên
Chúng tôi di chuyển toàn bộ thân răng cửa
bên hàm trên ở cả hai bên với khoảng cách giữa
hai ảnh là 0,25mm.
Loạt ảnh thứ nhất: 5 ảnh, bờ cắn răng cửa
bên từ mức mức thấp hơn bờ cắn răng cửa giữa
0,5 mm đến cao hơn bờ cắn răng cửa giữa 0,5
mm.
Loạt ảnh thứ hai: 13 ảnh, bờ cắn răng cửa
bên cao hơn bờ cắn răng cửa giữa từ 0,5mm đến
3,5mm.
Quy ước dấu cho bờ cắn răng cửa bên:
Thấp hơn bờ cắn răng cửa giữa: mang dấu
âm (-).
Ngang mức với bờ cắn răng cửa giữa: là
không (0).
Cao hơn bờ cắn răng cửa giữa: mang dấu
dương (+).
Các hình được đưa vào phần mềm đánh giá
nụ cười để giúp thu thập các thông tin cần thiết
cho nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu nghiên cứu bằng phần mềm
đánh giá nụ cười chạy trực tiếp trên máy tính.
Phần mềm này do chúng tôi tạo ra gồm các phần
sau:
Phần 1: Thu thập thông tin của người đánh
giá: Tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 73
Phần 2: Khảo sát ý kiến
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát 2
đặc điểm thẩm mỹ của nụ cười bằng 2 câu hỏi
lớn:
1. Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và
răng cửa giữa
2. Độ chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa
và răng cửa bên
Mỗi câu hỏi lớn gồm 3 câu hỏi nhỏ: a, b, c.
Câu hỏi a dùng để xác định “Giới hạn
trên”:“Từ trái sang phải, vui lòng chọn hình đầu tiên
mà anh chị thấy chấp nhận được".
Câu hỏi b dùng để xác nhận “Giới hạn
dưới”:“Từ trái sang phải, vui lòng chọn hình đầu
tiên mà anh chị bắt đầu cảm thấy xấu".
Tiếp theo, phần mềm sẽ kết nối hai loạt hình
từ “Giới hạn trên” đến “Giới hạn dưới” để cho ra
một loạt hình thứ ba là các hình trong “Khoảng
chấp nhận”.
Câu c dùng để xác nhận “Giá trị tối
ưu”:“Trong các hình sau đây, anh/chị vui lòng chọn
hình đẹp nhất".
KẾT QUẢ
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lấy ý kiến
đánh giá của 200 đối tượng gồm 100 BS RHM và
100 người ngoài ngành tuổi từ 18-55. Các đối
tượng đều là người Việt Nam, dân tộc Kinh với
tỉ lệ nam: nữ trong mẫu nghiên cứu khá cân
bằng.
Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và
răng cửa giữa
Tỉ lệ tối ưu
Hình 3: Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và
răng cửa giữa 71%
Chiều rộng răng cửa bên từ 6mm đến 6,5mm
(tương ứng với tỉ lệ từ 71% đến 76%) được nhiều
người chọn là đẹp nhất, với tỉ lệ chọn là 67%.
Kiểm định chi bình phương cho thấy không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa BS RHM
và người ngoài ngành, với p>0,05.
Khoảng chấp nhận
Trong khảo sát giới hạn trên, chiều rộng răng
cửa bên được làm cho to dần, từ 6mm đến
6,5mm và 7mm, tương ứng với các tỉ lệ là 71%,
76% và 82%. Kết quả cho thấy nhiều người chấp
nhận tỉ lệ 82% nhất (46%). Phép kiểm chi bình
phương cho thấy không có sự khác biệt theo
ngành khi khảo sát yếu tố này, p>0,05.
Trong khảo sát giới hạn dưới, chiều rộng
răng cửa bên được làm cho nhỏ dần, từ 6mm
đến 3,5mm, tương ứng với các tỉ lệ là 71% đến
41%. Nhóm ngoài ngành chấp nhận răng cửa
bên nhỏ đến 4-4,5mm, tương ứng với tỉ lệ về
chiều rộng của răng cửa bên và răng cửa giữa từ
47-53% chiếm tỉ lệ nhiều nhất (60%). Nhóm BS
RHM chấp nhận răng cửa bên nhỏ từ 5-5,5mm
(tương ứng 59-65%) chiếm tỉ lệ nhiều nhất (61%).
Không đối tượng nào trong cả hai nhóm chấp
nhận chiều rộng răng cửa bên là 3,5mm.
So sánh các tỉ lệ chọn lựa của BS RHM và
nhóm ngoài ngành bằng kiểm định chi bình
phương thì kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,001.
Hình 4: Tỉ lệ về chiều
rộng giữa răng cửa bên
và răng cửa giữa 47%
Hình 5: Tỉ lệ về chiều
rộng giữa răng cửa bên
và răng cửa giữa 82%
Độ chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa và
răng cửa bên
Giá trị tối ưu
Các BS RHM và người ngoài ngành đều cho
rằng bờ cắn răng cửa bên từ ngang mức bờ cắn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 74
răng cửa giữa cho đến ngắn hơn bờ cắn răng cửa
giữa 0,5mm là đẹp nhất (chiếm tỉ lệ 82%). Trong
khoảng từ 0 đến 0,5mm, nhiều người chọn độ
chênh lệch 0,25mm nhất. Có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p<0,05).
Khoảng chấp nhận
Khi cho bờ cắn răng cửa bên dài dần ra, tỉ lệ
chọn cao nhất (56,5%) cho giới hạn dưới của hai
nhóm tại hình bờ cắn răng cửa bên dài hơn răng
cửa giữa 0,25-0,5mm. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa giữa nhóm ngoài ngành và các BS RHM,
p>0,05.
Khi bờ cắn răng cửa bên dần dịch chuyển
cao lên so với răng cửa giữa, nhóm BS RHM và
nhóm ngoài ngành có cùng mức chấp nhận độ
chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa và răng
cửa bên trong khoảng 0,75-1mm chiếm đa số.
Tuy nhiên, tỉ lệ chọn lựa của hai nhóm khác
nhau có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
So sánh sự khác biệt theo giới
Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và
răng cửa giữa
Giá trị tối ưu
BS nữ và BS nam khảo sát tỉ lệ về chiều rộng
giữa răng cửa bên và răng cửa giữa không khác
nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhóm ngoài
ngành cũng cho kết quả tương tự (p>0,05).
Hình 6: Độ Bờ cắn răng cửa bên cao hơn bờ cắn răng
cửa giữa 0,5mm
Khoảng chấp nhận
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nam và nữ trong nhóm BS RHM và nhóm
ngoài ngành (p>0,05).
Độ chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa và
răng cửa bên
Giá trị tối ưu
Không có sự khác biệt giữa nam và nữ khi
chọn lựa yếu tố này với p<0,05.
Hình 7: Bờ cắn răng cửa bên cao hơn bờ cắn răng
cửa giữa 1mm
Khoảng chấp nhận
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
theo giới trong nhóm BS RHM khi chọn khoảng
chấp nhận cho giới hạn dưới nhưng có sự khác
biệt khi chọn giới hạn trên.
So sánh khoảng chấp nhận độ chênh lệch bờ
cắn giữa răng cửa giữa và răng cửa bên theo giới
trong nhóm người ngoài ngành: không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ về chiều rộng của răng cửa bên so với
răng cửa giữa
Chiều rộng của răng cửa bên được nhiều
người cho là đẹp trong khoảng từ 6-6,5mm,
tương ứng tỉ lệ về chiều rộng của răng cửa bên
so với răng cửa giữa tối ưu là 71-76%, trong
khoảng này, tỉ lệ 71% được nhiều người ưa thích
hơn. Kết quả này gần giống với nghiên cứu của
Ker (2008)(5) trên nhóm người không chuyên
môn, với tỉ lệ lý tưởng là 72%. Cũng gần với tỉ lệ
trung bình về chiều rộng của răng cửa bên và
răng cửa giữa ở người Việt Nam (73%) trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 75
nghiên cứu của Văn Hồng Phượng và cs. trên
100 sinh viên đại học Y Dược TP. HCM(12).
Khoảng chấp nhận từ chiều rộng răng cửa
bên từ 4-7mm, tương ứng từ 47-82%. So với
nghiên cứu của Ker từ (53-76%)(5), khoảng chấp
nhận trong nghiên cứu của chúng tôi rộng hơn:
mức giới hạn trên và giới hạn dưới đều nhiều
hơn 6%. Giới hạn dưới của tỉ lệ về chiều rộng của
răng cửa bên và răng cửa giữa trong nghiên cứu
của chúng tôi rất gần với nghiên cứu của Kokich
(2006): 45%, tỉ lệ lý tưởng là 78%(8).
Độ chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa so
với răng cửa bên
Trong khoảng 0-0,5mm, cả hai nhóm đều cho
rằng độ chênh lệch 0,25mm là đẹp nhất. Theo các
tài liệu hướng dẫn thực hành nha khoa, khi sắp
răng, bờ cắn răng cửa bên thường cao hơn mặt
phẳng nhai 0,5mm và vị trí mắc cài răng cửa bên
thường đặt gần bờ cắn hơn mắc cài răng cửa
giữa 0,5mm. Tuy về mặt lâm sàng, mức độ
0,25mm không khác biệt so với 0,5mm là bao,
nhưng nó gợi ý rằng đa số mọi người có xu
hướng thích các bờ cắn răng trước tương đối đều
đặn. Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy không
ai trong nhóm người ngoài ngành chọn mức
chênh lệch từ 0,75mm hoặc cao hơn là đẹp. Do
đó, có lẽ các BS RHM chỉ nên đặt bờ cắn răng
cửa bên cao hơn mức 0,5mm thông thường khi
có yêu cầu đặc biệt của bệnh nhân.
Các nghiên cứu khác cho kết quả về độ
chênh lệch tối ưu: 0,6mm (King(6)), 1mm
(Chang(4)), 1,2mm (Springer(11)), 1,4mm (Ker(5)), 1-
1,5mm (Bukhary(3)). Mức độ chấp nhận cũng
rộng hơn: 1,95mm (Springer(11)), 2mm (Chang(4)),
2,9mm (Ker(5)).
Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài
Với tỉ lệ về chiều rộng của răng cửa bên và răng
cửa giữa
Tỉ lệ về chiều rộng của răng cửa bên và răng
cửa giữa được nhiều người cho là đẹp nhất trong
nghiên cứu của chúng tôi là 71-76%. Đây có thể
là một gợi ý để tính kích thước khoảng trống tối
ưu cần tạo ra khi điều trị chỉnh hình răng mặt
nhằm phục hồi răng cửa bên ở những bệnh nhân
bị thiếu răng bẩm sinh.
Nếu thân răng cửa bên hẹp hơn bình thường
từ 2mm hay ít hơn (tương ứng với tỉ lệ về chiều
rộng của răng cửa bên và răng cửa giữa lớn hơn
hoặc bằng 47%) và sự bất hài hòa này chỉ ảnh
hưởng đến chiều rộng mà không ảnh hưởng đến
chiều cao thì có thể tốt nhất là chấp nhận sự bất
hài hòa nhẹ này. Khi đó, có thể để cho khớp cắn
răng nanh hơi đối đầu hay giảm chiều rộng của
các răng cửa hàm dưới để tạo một sự lồng múi
tốt hơn(8).
Nếu răng cửa bên hẹp hơn kích thước bình
thường 2mm hay nhiều hơn (tương ứng tỉ lệ về
chiều rộng của răng cửa bên và răng cửa giữa
nhỏ hơn 47%) hoặc răng cửa bên hình chêm hay
hình hạt gạo thì nên phục hồi các răng này. Tuy
nhiên, trong đa số trường hợp, thường là không
đủ khoảng để phục hồi răng cửa bên có kích
thước nhỏ bất thường. Do đó, cần phải điều trị
chỉnh hình để tạo thêm khoảng cho phục hồi
trong tương lai.
Với độ chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa và
răng cửa bên
Giá trị được nhiều người cho là đẹp nhất ở
mức từ 0,25mm đến 0,5mm có thể là một gợi ý
cho vị trí dán mắc cài hay lên răng trong phục
hình.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ về chiều rộng của răng cửa bên và răng
cửa giữa từ 71-76% được nhiều người chọn là
đẹp nhất. Nhóm ngoài ngành chấp nhận tỉ lệ từ
47-82%. Nhóm BS RHM chấp nhận răng cửa bên
nhỏ tỉ lệ từ 59-82%. Bờ cắn răng cửa bên từ
ngang mức bờ cắn răng cửa giữa cho đến ngắn
hơn bờ cắn răng cửa giữa 0,5mm được nhiều
người cho là đẹp nhất. Nhóm BS RHM và nhóm
ngoài ngành có cùng mức chấp nhận bờ cắn răng
cửa từ dài hơn răng cửa giữa 0,5mm cho đến
ngắn hơn răng cửa giữa 1mm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ackerman MB., Ackerman JL. (2002). “Smile Analysis and
Design in the Digital Era”. JCO, 36(4), pp 221.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 76
2. Bộ môn Nha Khoa Cơ Sở, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí
Minh (2008). Giải phẫu răng. Nhà xuất bản Y học, tr 112.
3. Bukhary SMN., Gill DS., Tredwin CJ. et al. (2007). “The
influence of varying maxillary lateral incisor dimensions on
perceived smile aesthetics”. British Dental Journal, 203, pp
687-693.
4. Chang C. (2011). Smile Esthetics from Patients’ Perspective for
Faces of Varying Attractiveness. Master’s Thesis, Ohio State
University, pp 5-16.
5. Ker AJ., Chan R., et al. (2008). “Esthetics and Smile
Characteristics From the Layperson’s Perspective: A
Computer-Based Survey Study”. J Am Dent Assoc, 139(10), pp
1318-1327.
6. King KL., Evans CA., Viana G. (2008). “Preferences for vertical
position of the maxillary lateral incisors”. World Journal of
Orthodontics, 9(2), pp 147-154.
7. Kokich VO., Kiyak HA., Shapiro PA. (1999). “Comparing the
perception of dentists and lay people to altered dental
esthetics”. J Esthet Dent, 11, pp 311- 324.
8. Kokich VO., Kokich VG., Kiyak HA. (2006). “Perceptions of
dental professionals and laypersons to altered dental esthetics:
Asymmetric and symmetric situations”. Am J Orthod
Dentofacial Orthop, 130, pp 141-151.
9. Mahshid M. (2004), “Evaluation of “Golden proportion” in
individuals with an esthetic smile”, J Esthet Restor Dent, 16,
pp 185-193.
10. Nguyễn Thu Thủy, Hà Thị Bảo Đan, Nguyễn Bích Vân (2005).
Vẻ đẹp nụ cười và một số yếu tố ảnh hưởng. Tiểu luận tốt
nghiệp BS RHM, khoa RHM, Đại Học Y Dược TP. HCM.
11. Springer NC. (2011). “Smile Esthetics from the Patients’
Perspective”. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 139(1), pp 91-
101.
12. Văn Hồng Phượng, Nguyễn Bích Vân (2009). “Xác lập tỉ lệ
thẩm mỹ ở răng trước người Việt”. Y học TP. Hồ Chí Minh
13(1), tr 30-37.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_diem_tham_my_cua_nguoi_trong_va_ngoai_nganh_rang_ham_ma.pdf